Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích k12 những đứa con trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.04 KB, 13 trang )

TÀI LIỆU NGỮ VĂN
NGỮ VĂN KHỐI 12
TÊN BÀI HỌC: NHỮNG NGƯỜI CON TRONG GIA ĐÌNH

MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Vài nét về tác giả
2. Hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chủ đạo và ý nghĩa nhan đề bài thơ
3. Thành công của tác phẩm ở việc xây dựng tình huống truyện độc đáo đặc sắc và nghệ thuật
trần thuật qua dòng hồi tưởng đứt nối miên man của nhân vật Việt.
4. Tìm hiểu nhân vật Chiến
5. Những điểm giống và khác ở hai chị em Chiến- Việt

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học sinh cần đọc thật kĩ phần Tiểu dẫn và từng tác phẩm trong Sách giáo khoa.
2. Tự tóm tắt các tác phẩm và đoạn trích được học.
3. Đọc hướng dẫn tự học và nội dung kiến thức trong tài liệu.

1


I. TÌM HIỂU CHUNG
1. TÁC GIẢ
- Nguyễn Thi là nhà văn sáng tác thành công được ở nhiều thể loai như bút ký, tiểu thuyết,
truyện ngắn. Thế giới nhân vật của Nguyễn Thi thường là những người nông dân Nam Bộ có
tình u q hương đất nước, lịng căm thù giặc sâu sắc và ý chí bất khuất, kiên cường, tất cả
đều mang đậm tính cách Nam Bộ với sự thẳng thắn, bộc trực, lạc quan và nghĩa khí. Nguyễn
Thi cũng là cây bút văn xuôi đặc sắc bởi năng lực phân tích tâm lý sắc sảo với khả năng thâm
nhập, khám phá thế giới nội tâm của con người. Ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Thi
phong phú, giàu tính tạo hình và đậm chất Nam Bộ.
2. TÁC PHẨM
Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi. Tác


phẩm được Nguyễn Thi sáng tác vào tháng 2 năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ, khi chiến
lược chiến tranh Cục Bộ do Mỹ tiến hành đang diễn ra rất ác liệt. Tác phẩm in trong tập
“Truyện và ký” (1978). Đoạn trích là dịng tâm tư, hồi ức của anh chiến sĩ trẻ tên Việt trong lần
thứ tư tỉnh lại khi bị thương ở giữa chiến trường.
3. TÓM TẮT
- Việt là một chiến sĩ giải phóng qn sinh ra trong một gia đình nơng dân Nam Bộ có mối thù
sâu nặng với Mĩ - Ngụy.
- Việt và Chiến hăng hái đi tòng quân giết giặc để trả thù cho ba má
- Trong một trận chiến đấu ở rừng cao su, Việt hạ được một xe bọc thép của địch và bị thương
nặng, lạc đồng đội, ngất đi, tỉnh lại nhiều lần (4 lần). Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức đưa Việt trở
về với kỉ niệm thân thiết về má, chị Chiến, chú Năm...
- Sau ba ngày anh Tánh và đồng đội tìm thấy Việt trong một lùm cây rậm vẫn trong tư thế sẵn
sàng chiến đấu, được đưa về điều trị tại một bệnh viện giã chiến, Việt viết thư cho chị Chiến
nhưng khơng muốn kể về chiến cơng của mình vì thấy chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị
và ước mong của má.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2


1. THÀNH CÔNG CỦA TÁC PHẨM Ở VIỆC XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRUYỆN
ĐỘC ĐÁO ĐẶC SẮC VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT QUA DÒNG HỒI TƯỞNG
ĐỨT NỐI MIÊN MAN CỦA NHÂN VẬT VIỆT.
* Tình huống: Trong một trận đánh, Việt bị thương nặng, nằm lại chiến trường, nhiều lần ngất
đi và tỉnh lại. Mỗi lần tỉnh dậy là những dịng hồi niệm, hồi ức ùa về…
→ Hồi ức thân thương, thiêng liêng, máu thịt
→ Tình huống tạo nên cách trần thuật riêng cho thiên truyện
* Nghệ thuật trần thuật: “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật từ ngơi thứ 3,
người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn giọng điệu là của nhân vật Việt. Toàn bộ tác
phẩm đều là nỗi niềm tâm tư của Việt. Khi bị thương, một mình nằm lại giữa chiến trường, là
hồi ức của Việt về tuổi thơ, về những người thân yêu trong gia đình.

- Tác dụng:
+ Làm cho kết cấu của truyện thêm linh hoạt,
+ Cá tính, phẩm chất, tâm lí nhân vật được khắc họa chân thực, cụ thể, sinh động
+ Tăng màu sắc trữ tình cho các tác phẩm
2. Phân tích nhân vật Việt
a. Những nét khái quát về nhân vật:
- Ngoại hình: Khn mặt bầu bầu, hai chóp mũi hơi hớt lên, Việt có nét đáng yêu của một
chàng trai mới lớn.
- Tâm hồn, tính cách:
+ Việt là một chàng trai có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và trẻ con:
 Hay tranh giành với chị : từ việc soi ếch đến việc ghi tên tòng quân

3


 Thích câu cá bắn chim, đi tịng qn vẫn mang theo súng cao su mang cả tuổi thơ của
mình đi vào chiến đấu.
 Bị thương nặng đến ngày thứ hai, trong bóng đêm vắng và lạnh lẽo, Việt khơng sợ chết
mà sợ bóng đêm và sợ ma.
=> Việt mang những nét đáng yêu của một chàng trai mới lớn và ẩn sâu trong nét ngoại hình
đáng u đó là sức mạnh ý chí nghị lực dũng cảm
+ Việt có tình thương yêu gia đình sâu nặng:
 Việt rất thương chị: lúc khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm, Việt thấy thương chị
lạ. Vào bộ đội, Việt giấu chị như giấu của riêng.
 Rất thương chú Năm: nhớ câu hị của chú…
 Lúc bị thương, hình ảnh ba má hiện về chập chờn trong hồi ức Việt.
+ Tính cách người anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm:
 Dòng máu trong người Việt là dòng máu anh hùng: Dịng máu ấy chảy qua nhiều thế hệ
từ ơng bà, cha mẹ đến thế hệ Việt và Chiến. Chính truyền thống gia đình là động lực tình
cảm, tinh thần thúc đẩy Việt chiến đấu.

 Bị thương ở trận địa, lạc đồng đội, người đầy thương tích, lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư
thế sẵn sàng chiến đấu.
 Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng đồng đội, Việt vẫn cố bị về
hướng đó “Chính trận đánh đang gọi Việt đến”.

*Tiểu kết:
- Việt là nhân vật tiêu biểu mang đủ những phẩm chất của con người Nam Bộ nói chung và
người Việt Nam kiên cường, bất khuất khơng sợ hi sinh. Trong dịng sơng truyền thống của gia
4


đình Việt là người sẽ đi xa hơn cả là hóa thân của sức trẻ tiến cơng của ngày mai chiến thắng,
tình yêu quê hương đất nước xuất phát từ tình yêu gia đình.
- Nguyễn Thi đã miêu tả nhân vật một cách sắc nét từ tính tình, tình cảm đến tinh thần chiến
đấu bằng những hình ảnh chân thực, hồn nhiên đầy cảm động. Ngôn ngữ mang màu sắc Nam
Bộ, phát huy tối đa lời độc thoại nội tâm, những hồi ức khi đứt nối tưởng chừng rời rạc nhưng
thật chặt chẽ, truyện đã khắc hoạ hình tượng của một nhân vật anh hùng, đại diện cho thế hệ trẻ
miền nam thời kì chống Mĩ. Tác phẩm dạt dào cảm hứng sử thi.
2. NHÂN VẬT CHIẾN
a) Vẻ đẹp của một cô gái đời thường:
- Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí cịn trẻ con (Tranh cơng bắt ếch, vết đạn bắn tàu giặc) song có cái
duyên dáng của thiếu nữ mới lớn (Bịt miệng cười khí chú Năm cất giọng hị, chéo khăn hờ
ngang miệng, thích soi gương
- Đi đánh giặc còn cái gương trong túi, ...).
- Thương em, biết nhường nhịn em; biết tính tốn việc nhà.
- Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiêng bàn thờ má gửi trước ngày tòng quân...).
- Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến là hình ảnh sinh
động của cơ gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm chiến tranh chống Mỹ.
b) Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:
- Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi cơng gia đình của chú Năm. Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.

- Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái
ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc cịn thì tao mất, vậy à".

5


- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được nghệ thuật miêu tả trong sự soi rọi với hình
tượng người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một "dịng sơng" thì Chiến là
khúc sơng sau
- Cơ giống mẹ nhưng cũng rất khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm
súng đi trả thù cho gia đình, quê hương.
* Tiểu kết: Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung,
duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc
cứu nước của gia đình và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật thành công
trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng thời chống Mỹ.

3. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC Ở HAI CHỊ EM CHIẾN- VIỆT:
* Điểm giống:
Về ngoại hình, diện mạo, tâm lí, tính cách:
- Trong cái nhìn thầm so sánh giữa mình với chị, Việt nhận thấy “mình đứng thấp hơn Chiến
một chút thật”. Khơng chỉ có tầm vóc ngang nhau, Việt và Chiến cịn có nhiều nét giống nhau
về diện mạo. Qua cái nhìn và cảm nhận của anh cán bộ huyện đội, chị em Việt có “2 bộ mặt
bầu, chóp mũi hơi hớt lên”. Đó đúng là những nét ngoại hình, diện mạo của những đứa con
trong cùng 1 gia đình, cùng chung huyết thống.
- Dưới ngịi bút của Nguyễn Thi và qua hồi tưởng của Việt cả 2 chị em đều còn rất trẻ. Chị
Chiến mới 19, còn Việt chưa tròn 18, nên cả 2 còn mang tâm lí hồn nhiên, mang tính chất ngây
thơ, hiếu thắng của tuổi mới lớn. Các chi tiết 2 chị em tranh nhau từ công bắt ếch đến vết đạn
bắn tàu Mĩ trên sông Lịch Thuỷ cũng như giành nhau đi bộ đội đều diễn tả rất tinh tế và chính
xác nét tính cách vơ tư, hồn nhiên và có phần trẻ con.
6



Về tình yêu gia đình:
- Sự am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật giúp Nguyễn Thi phát hiện ra chị em Việt, Chiến đều là
những con người rất giàu tình cảm, có đời sống nội tâm tinh tế, sâu sắc, ln thiết tha gắn bó
với những người thân u trong gia đình. Cả 2 chị em đều yêu quý, tin tưởng và nghe lời chú
Năm, coi chú như người cha tinh thần, là chỗ dựa vững chắc về tình cảm. Những suy nghĩ của 2
chị em về chị Hai, về thằng Út em đều rất trìu mến, yêu thương. Đặc biệt, tình cảm của chị em
Việt đối với ba, má lúc nào cũng sâu nặng, cảm động, thành kính, thiêng liêng. Trong đêm trước
ngày ra trận, 1 đêm vừa thiêng liêng vừa vui náo nức “Cả chị… má”, “Hình như….vắng mặt”.
Với chị em Việt, Chiến, má mình chỉ “Thác là thể phách, cịn là tinh anh” (N.Du). Trong tình
cảm của chị em Việt, Chiến người mẹ đã khuất như vẫn luôn hiện diện đâu đây, luôn ở bên, dõi
theo và chứng kiến từng bước đi, từng sự trưởng thành của chị em Việt, Chiến. Cả hai chị em
cũng cùng chung ý nghĩ “Mình đi đâu, má đi theo đó” và “Ba mẹ khơng theo con thì theo ai”.
Lời khấn thầm “Nào …. má về” khơng chỉ thành kính thiêng liêng mà cịn bộc lộ sự gắn bó sâu
sắc hài hồ giữa tình cảm gia đình và tình đất nước. Việc 2 chị em thành kính làm cơm cúng má
và dời bàn thờ mà sang gửi bên nhà chú đều cho thấy tình cảm thiết tha đối với cội nguồn, với
bậc sinh thành. Với N.Thi, Việt và Chiến ra trận khơng chỉ bằng lịng nhiệt huyết của tuổi trẻ,
bằng mối thù giặc lớn lao mà còn bằng cả truyền thống tâm linh, bằng những sức mạnh tinh
thần. Không chỉ thiết tha gắn bó với những người thân yêu trong gia đình, Việt và Chiến cịn
ln thương u, gắn bó với nhau. Nếu Chiến luôn yêu thương chăm chút cho em, thì Việt cũng
dành cho người chị của mình một tình cảm vừa trìu mến yêu thương vừa đầy cảm phục “Việt
khiêng trước…. chị lạ”. Trong tình thương ấy có cả sự thấu hiểu, cảm thông của đứa em trước
cái lam lũ, tảo tần, vất vả của người Chị, trước nỗi nhọc nhằn hiện diện của trong tiếng bước
chân. Tình cảm thiết tha gắn bó với gia đình, với những người thân yêu luôn là 1 trong những
vẻ đẹp tâm hồn nổi bật của 2 chị em Việt và Chiến.
Về tình yêu đất nước:
- Nét chung nổi bật của chị em Việt, Chiến còn ở chỗ cả 2 nhân vật đều mang trong lịng 1 mối
thù giặc sâu sắc, của tình cảm thiết tha với đất nước, với cách mạng cũng như niềm khát khao
7



trả thù nhà, đền nợ nước. Qua cảm nhận của 2 chị em khi khiêng bàn thờ má sang nhà chú, lịng
căm thù giặc đã hiện diện một cách vơ cùng cụ thể, rõ nét, như đề trĩu trên đôi vai của mỗi
người. “Còn mối thù… trên vai”. Chi tiết này vừa gợi nhớ hình ảnh “mối thù nặng vai” trong
thơ Tố Hữu, vừa là nguồn động lực to lớn thôi thúc chị em Việt, Chiến xung phong đi bộ đội để
trả thù cho ba má. Lòng căm thù giặc bao giờ cũng là một biểu hiện sâu sắc của lịng u nước,
của ý thức trách nhiệm cơng dân. Trong đêm ghi tên tòng quân, anh cán bộ huyện đội vừa dứt
lời, cả 2 chị em đã “giành nhau chạy lên” để được ghi tên đi bộ đội. Trong hành động này
khơng chỉ có lịng nhiệt tình của tuổi trẻ mà cịn có ý thức trách nhiệm với đất nước, có niềm
khát khao trả thù cho ba má. Nói như chú Năm, chị em Việt, Chiến đều “một lòng theo Đảng.
Trước lời căn dặn của chú Năm “Thù cha mẹ… chặt đầu”, nếu V khẳng định “Chị có bị … mới
bị” thì chị C cũng tuyên bố “Đã làm …. vậy à!”. Hố ra, khơng chỉ có “chí làm trai” mà đứa
con gái Nam Bộ cịn có cả ý chí quyết tâm của người phụ nữ. Dù 1 cách hồn nhiên như V hay
tuyên bố 1 cách quyết liệt như C, những câu nói này đều có ý nghĩa của những lời thề thiêng
liêng trước vong linh ba má, đều biểu hiện quyết tâm sống mái với kẻ thù. Với Nguyễn Thi, Việt
và Chiến chính là hiện thân tiêu biểu cho lòng yêu nước và phẩm chất anh hùng CM của thế hệ
trẻ Nam Bộ trong những năm chiến tranh ác liệt.
Về sự nối tiếp và phát huy truyền thống gia đình:
- Qua sự thể hiện của Nguyễn Thi và dòng hồi tưởng của Việt, cả 2 chị em đều là sự kế tục của
những khúc sông thượng nguồn, là sự nối tiếp của ba má. Không phải ngẫu nhiên, chỉ trong một
đoạn văn ngắn thể hiện cuộc đối thoại giữa 2 chị em trong đêm trước ngày đi bộ đội, đã có tới 5
lần, Việt cảm thấy chị Chiến của mình “giống in hệt má”. Dù Chiến khơng hay “thở dài”,
không “kêu thằng Út dậy đi đái”, không bẻ tay rồi đập vào… mỏi nhưng người con gái này vẫn
giống hệt má mình từ ngoại hình, dáng vóc đến những lời lẽ cử chỉ tâm tính. Giống như má,
Chiến cũng có “đơi bắp tay… nắng”, “thân người to chắc nịch” cũng hay “trở mình, cựa
mình”, nghĩ ngợi lung lắm. Người con gái ấy cũng hay “hứ 1 cái cóc” cũng thường “nằm trên
giường với thằng út em và từ trong buồng nói với ra”, cũng nói với em bằng cái giọng rành rọt,
“tiếng nào ra tiếng nấy”. Qua cảm nhận của Việt, chị Chiến “nói nghe in như má vậy”. Với
8



Nguyễn Thi, cả Việt và Chiến đều là sự nối tiếp của ba, của má. Con đường mà chị em Việt và
Chiến đang đi cũng là “con đường hồi trước… nhưng khác”. Như vậy, trong quan niệm của nhà
văn, con không chỉ là sự nối tiếp của huyết thống mà cịn là sự nối tiếp của truyền thống gia
đình.
- Khác với thế hệ cha ông, Việt và Chiến đều là những đứa con trưởng thành vững chãi hơn, đưa
con sông truyền thống gia đình vươn xa hơn để thực sự hoà nhập vào biển cả của đất nước. Nếu
ba má Việt vừa đánh giặc vừa phải tránh giặc, thì chị em Việt lại chủ động tìm giặc mà đánh.
Chi tiết 2 chị em “ghé vai nâng bổng bàn thờ má” có ý nghĩa của một hình ảnh ẩn dụ thể hiện
sự trưởng thành vững vàng của thế hệ sau. Cũng chỉ đến thế hệ của chị em Việt, Chiến, dịng
sơng truyền thống gia đình mới được ghi thêm nhiều chiến công như vét đạn bắn tàu Mĩ trên
sông Định Thuỷ và nhất là “diệt một xa bọc thép đầy Mĩ với 6 thằng Mĩ lẻ”. Sự trưởng thành ấy
đã khiến chú Năm tin tưởng giao lại cuốn sổ gia đình cho 2 chị em, đồng thời không tiếc lời
khen ngợi: “Khơn… hồi trước”. Có thể nói Việt và Chiến đã thực sự ghi được dấu ấn riêng của
thế hệ mình vào trong dịng sơng gia đình, đồng thời cũng là những khúc sơng vươn xa nhất
trong dịng sơng ấy. Sự thống nhất hài hồ giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc,
giữa tình gia đình với tình đất nước cùng với sự nối tiếp thế hệ đã làm nên sức mạnh của con
người Việt Nam thời chống Mĩ.
* Khác nhau:
- Do sự khác nhau về giới tính và vị thế trong gia đình, nếu chị Chiến đã người lớn bao nhiêu thì
Việt lại trẻ con bấy nhiêu. Bị thương nằm lại giữa chiến trường, Việt không hề sợ hãi khi cận kề
cái chết, nhưng lại rất sợ ma. Mới nghĩ đến “con ma cụt đầu” và “thằng chỏng thụt lưỡi”, Việt
đã “thở dốc”. Chàng tân binh kiên cường ấy cũng ao ước “được má xoa đầu”, ao ước được gặp
lại anh Tánh, “níu lấy chân… chị Chiến”. Tính chất hồn nhiên ngây thơ đã khiến Việt biến cả
quan hệ giữa mình với đồng đội thành quan hệ gia đình. Trong gia đình, nếu cái gì Việt cũng
giành với chị thì Chiến lại ln nhường nhịn cho em, lại đối với em bằng sự độ lượng của một
người chị lớn. Trong đêm trước ngày đi bộ đội, nếu Chiến nghĩ ngợi “lung lắm” thì Việt vẫn rất
hồn nhiên, vơ tư, như không hề lo nghĩ nên khi “lăn kềnh… khì khì”; lúc lại “chụp 1 con đom
9



đóm… tay”, rồi cuối cùng “ngủ qn lúc nào khơng biết”. Cũng trong cái đêm vừa náo nức vừa
thiêng liêng ấy, bao nhiêu việc trong gia đình, Việt đều giao phó lại cho chị, trong khi Chiến lo
lắng, sắp xếp chu đáo việc nhà. Từ việc đưa thằng Út em và bàn thờ má sang gửi bên nhà chú
đến việc cho xã mượn nhà mở trường học, và cả việc giao lại ruộng đất cho cô bác khác làm
đều được Chiến thu xếp đâu ra đấy. Là người chị lớn trong gia đình mà ba má đều đã hy sinh
chị Chiến như trưởng thành hơn trong nhận thức và tình cảm, biết tính tốn thu xếp cơng việc
gia đình và thực sự là 1 người con gái tháo vát, đảm đang. Đi bộ đội, đánh giặc bằng súng tự
động, Việt vẫn mang trong hành trang cái ná thun của tuổi thơ, còn chị Chiến lại mang theo 1
chiếc gương nhỏ bên mình. Đó là nét nữ tính của 1 người con gái mới lớn, biết làm duyên làm
dáng, biết chăm chút cho bản thân. Có thể nói bên cạnh nhiều nét chung Việt và Chiến vẫn là 2
thế giới tâm hồn tình cảm, tính chất riêng biệt.
Nếu Việt là nhân vật tự bộ mình trong tác phẩm, cũng là nhân vật có chiều sâu tâm lí nhất thì
Chiến lại chủ yếu hiện lên qua dòng hồi tưởng của Việt, của một đứa em vô cùng yêu chị, tự
hào về chị.
4. NHÂN VẬT CHÚ NĂM
Những đứa con trong gia đình đã khắc họa cụ thể và sinh động hình tượng những thế hệ khác
nhau trong một gia đình cách mạng. Các thành viên trong gia đình này, từ ba, má, chú Năm, hai
chị em Chiến, Việt đều gan góc, kiên cường, giàu lịng u thương anh em, làng xóm nhưng
cũng sục sơi ý chí căm thù qn giặc. Họ tự hào về truyền thống gia đình, khát khao chiến đấu
và sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc, vì cách mạng. Tuy nhiên, mỗi người một cá
tính.Trước hết là nhân vật mà Việt gọi là chú Năm, người con của đồng đất q hương gắn với
nghề đị giang sơng nước, một nhân vật mang đậm hơi thở nồng nàn và khí chất Nam Bộ.
* Xét về phương diện gia đình, chú là người thân lớn tuổi duy nhất còn lại. Chú là người
đùm bọc, cưu mang các cháu khi cha mẹ Việt hi sinh, chăm lo từng li từng tí cho các cháu như
con đẻ của mình. Trong trích đoạn, chú Năm chỉ xuất hiện trong hai khoảnh khắc, trực tiếp nói
hai câu, nhưng hình bóng của chú in rất đậm nét trong tâm trí bạn đọc. Trong câu chuyện của
chị em Chiến, Việt đêm trước lúc lên đường, không mấy câu không nhắc đến chú Năm. Chỉ qua
10



một câu của chú Năm, qua đó thấy cả nỗi lo lắng, tình yêu thương, sự động viên, lời cảnh báo
nghiêm khắc...
- Chú ln gắn bó với truyền thống gia đình, dịng họ, có ý thức lưu giữ truyền thống để giáo
dục con cháu. “Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sơng, để rồi chú sẻ chia cho
mỗi người một khúc mà ghi vào đó”. Nếu coi truyền thống gia đình là một dịng sơng thì chú
Năm là khúc thượng nguồn, kết tinh những vẻ đẹp truyền thống ấy.
- Dù “chữ viết lòng còng” chú vẫn ghi chép tỉ mỉ truyền thống gia đình trong một cuốn sổ
thiêng liêng- có thể coi đó là cuốn gia phả trứ danh - lịch sử bi hùng của dòng họ. Trước, chú
ghi tên tuổi, công trạng, ngày giỗ kị, nay để ghi tội ác kẻ thù và những chiến cơng của các thành
viên trong gia đình. Cuốn sổ được ghi chép bởi một ngịi bút thực sự bình dân, với tất cả sự mộc
mạc, dông dài, thô tháp nhưng nóng hổi cảm xúc mãnh liệt.“Thím Năm bơi xuồng đi dọc lá
chuối bị ca nơng bắn bể xuồng, chết cịn mặc cái quần mới, trong túi còn hai đồng bạc, giỗ
nhằm ngày...ngày ba mươi tháng sáu âm nhằm trời tối, tía của Việt ơm đệm đi ngủ ngồi bờ bị
lính Tây bót Kinh Ngang bắt chặt đầu, má Việt ơm rổ đi địi đầu... chiến cơng của hai chị em
Việt trên sông Định Thủy”. Cuốn sổ ấy vùa là cuốn nhật kí ghi lại từng sự việc thỏn mỏn hàng
ngày, vùa là bản quyết tâm thư bằng máu, vừa là tấm bảng vàng ghi công, là tấm bia căm thù, là
lịch sử gia đình, là truyền thống và sự tiếp nối và là hình thức giáo dục các thế hệ cháu con:
không bao giờ được quên thù nhà nợ nước, phải làm sao xứng đáng với dòng máu anh hùng của
tổ tiên. Không phải ngẫu nhiên chú giao lại cuốn sổ cho hai chị em trước khi lên đường. Phải
chăng đó là sự bàn giao thế hệ, mong muốn các cháu sẽ viết tiếp những trang sử của gia đình,
dịng họ?
* Xét về phương diện cơng dân, chú Năm cịn là một người dân yêu nước, sẵn sàng đóng
góp sức người sức của cho cách mạng.
Ba má mất sớm, chú Năm trở thành người cha tinh thần, chăm lo cho hai chị em Chiến Việt như
cho những đứa con của mình. Khi hai cháu trưởng thành, tranh giành nhau việc nhập ngũ, bất
phân thắng bại, đến nỗi phải nhờ đến chú phân xử, rồi anh cán bộ tuyển quân can thiệp vẫn
không xong, chú quyết định đồng ý cho cả hai chị em đi bộ đội, cịn mình tự nguyện gánh vác
11



việc nhà: “...hai đứa cháu tơi nó một lịng theo Đảng như vậy, tôi cũng mừng. Vậy xin trên cứ
ghi tên cho cả hai. Việc lớn ta tính theo việc lớn, cịn việc thỏn mỏn trong nhà tơi thu xếp khắc
xong”. Câu nói khơng chỉ thể hiện tính cách mộc mạc, thuần phác của ơng già nơng dân, mà
cịn nói lên thái độ tự nguyện, hết lịng góp sức người, sức của cho cách mạng của người dân
Nam Bộ. Người lão nông Nam Bộ rất chất phác, hồn nhiên thẳng thắn và bộc trực ấy đã căn dặn
các cháu mình trước lúc lên đường “Thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về thì chú chặt đầu”. Phảng
phất ở nhân vật này là tinh thần trượng nghĩa, sự ngoan cường trước kẻ thù của cụ Đồ Chiểu khi
xưa
* Là người lao động chất phác và mộng mơ, chú thường gửi hồn mình qua những câu hị
điệu hát. Ở đó ta thấy có “tấm áo vá qng, hay “con sơng dài cá lội”, có lúc là “người nghĩa
quân Trương Định, ngọn đèn biển Gị Cơng hoặc ngơi sao sáng Tháp Mười”… ẩn chứa bao
trân trọng, u thương. Khơng phải là điệu hị Trương Chi mà chỉ là giọng hò “đục và tức như
tiếng gà gáy” ...chú đặt tay lên vai Việt, “đôi mắt mở to, đọng nước”, lúc đó, dường như mọi
nhọc nhằn, gian nan, cay đắng đều tan biến, chỉ còn lại một tâm hồn bay bổng mộng mơ, dạt
dào cảm xúc. Ngày chị em Chiến lên đường, chú cũng cất tiếng hị “khơng phải giọng hị trong
trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sơng” mà nó cất lên giữa ban ngày và “như một hiệu lệnh
...rồi kéo dài từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ
dội”. Tiếng hò của chú chất chứa sự ấm ức và hi vọng, tức tối và thiết tha, gửi gắm niềm tâm
sự, nhắn gửi một lời nguyền... Tiếng hò ấy vừa dữ dội, vừa trang nghiêm, lại vừa tha thiết.
Dường như đó là lúc hồn thiêng của đất nước, cha ông đang hiện về: "Truyền con cháu phải
ngẩng cao mà bước...", truyền cho con cháu ý chí chiến đấu và khát vọng chiến thắng của gia
đình, dịng tộc. Tiếng hị đã nối liền con sơng gia đình với biển cả, đại dương mênh mơng của
đất nước, dân tộc.
* Nhận xét: Là con người của một gia đình, chú Năm mang cốt cách người nơng dân Nam Bộ :
khẳng khái, bất khuất, kiên trung. Chú Năm có dáng dấp của ơng Tư Đờn, ơng Năm Hạng, ông
Tư Vườn chim, ông Tám Xẻo Đước...những nhân vật tiêu biểu cho người nông dân Nam Bộ
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chú Năm cũng là một hình tượng đậm chất sử thi,
12



gơi liên tưởng đến hình tượng cụ Mết trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, bởi sự gắn
bó với lịch sử oai hùng của cộng đồng, như là kết tinh vẻ đẹp của truyền thống. Nhưng nếu cụ
Mết đại diện cho một buôn làng, gây ấn tượng bằng một câu chuyện trầm hùng, bi tráng bên
bếp lửa xà nu, thì chú Năm đại diện cho một dịng họ, đọng trong trí nhớ bạn đọc cùng với
cuốn gia phả trứ danh và điệu hò khàn đục giữa ban ngày. Chú Năm là một thành công trong
xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi trong tác phẩm.
III. TỔNG KẾT
1. NỘI DUNG
- Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là một truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi,
cũng là một trong những tác phẩm viết hay nhất về người nông dân Nam Bộ. Thành công lớn
nhất của truyện ngắn là xây dựng được những hình tượng nhân vật điển hình trong một gia đình
nơng dân Nam Bộ có truyền thống u nước, căm thù giặc sâu sắc, chiến đấu dũng cảm và một
lòng với Đảng, với cách mạng. Các nhân vật trong truyện ngắn đều có những nét chung thống
nhất ở sự tiếp nối truyền thống gia đình vừa có những nét riêng làm nên cá tính. TRuyện ngắn
mang đậm chất sử thi, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt nam trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Qua hình ảnh một gia đình nơng dân Nam Bộ, nhà văn đã tái hiện sinh động khơng
khí sục sơi của đất nước ta và khắc họa tài tình hình ảnh con người Việt Nam thời đánh Mỹ, lý
giải sức mạnh phi thường của chúng ta trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước.
2. NGHỆ THUẬT
- Truyện ngắn có nhiều thành cơng ở nghệ thuật xây dựng tình huống truyện; nghệ thuật trần
thuật theo điểm nhìn nhân vật. Nguyễn Thi cũng rất thành cơng trong việc khắc họa tính cách,
miêu tả tâm lí nhân vật(Chất Nam Bộ, những nét chung, riêng) Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh,
giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ. Truyện ngắn đã thể hiện những nét đặc sắc nhất trong
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi.

13




×