Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Giáo trình Môi trường và sức khỏe vật nuôi (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 60 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: MƠI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE VẬT NI
NGÀNH, NGHỀ: CHĂN NI
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUN BỐ BẢN QUYỀN
Giáo trình “MƠI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE VẬT NI” do chúng tơi biên
soạn là tài liệu thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình MƠI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE VẬT NUÔI được biên soạn dựa
trên cơ sở tập hợp các tài liệu được xuất bản trong những năm gần đây, nhằm
phục vụ cho sinh viên ngành Chăn nuôi; nhằm trang bị thêm kiến thức về dịch
bệnh, công tác quản lý dịch bệnh trong chăn ni. Giáo trình gồm 4 chương; nội
dung các chương giới thiệu tổng quát môn học cũng như đề cập đến quá trình
truyền nhiễm và các hiện tượng bệnh lý lâm sáng mà còn được ứng dụng trong
cơng tác chẩn đốn, phịng và điều trị bệnh. Qua đó, giúp sinh viên hệ thống hóa


những hiểu biết về truyền nhiễm nhằm nâng cao kiến thức thú y cũng như công
tác quản lý dịch bệnh của Nhà nước. Giáo trình là tài liệu có giá trị cho sinh viên
thuộc chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y và bạn đọc muốn tham khảo để nghiên
cứu thực tập.
Trong quá trình biên soạn giáo trình tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng
góp của các đồng nghiệp và các chuyên gia trong ngồi trường. Xin chân thành
cám ơn sự đóng góp chân thành và vô cùng quý báu của quý vị.
Mặc dù đã rất cố gắng, song việc biên soạn giáo trình này khó tránh khỏi
sai sót. Chúng tơi rất mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc
để cuốn giáo trình được bổ sung, chỉnh sửa ngày một hồn thiện hơn.
Chúng tơi chân thành cảm ơn Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, UBND tỉnh
Đồng Tháp, Sở Tài chính đã tạo điều kiện cho giảng viên Trường Cao đẳng Cộng
đồng Đồng Tháp trong việc nâng cao năng lực, kinh nghiệm về biên soạn cải tiến
giáo trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017
Chủ biên
ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh.

ii


MỤC LỤC
trang
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii
CHƯƠNG 1........................................................................................................... 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DỊCH BỆNH ................................ 1
1. Các khái niệm về bệnh dịch .......................................................................... 1
2. Những vấn đề cơ bản cần nắm vững để quản lý dịch bệnh thành cơng........ 4
2.1. Quy định về tiêm phịng bắt buộc vaccine cho gia súc, gia cầm ........... 4

2.2. Danh mục các bệnh phải công bố dịch; các bệnh nguy hiểm của động
vật; các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc .................. 6
2.3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và người chăn nuôi trong
việc phòng chống dịch bệnh .......................................................................... 1
2.4. Hướng dẫn phương pháp tiêu độc, khử trùng, tiêu huỷ xác động vật và
xử lý sự cố chơn trong vùng có dịch ............................................................. 4
2.5. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật ................................................ 7
3. Thực hành .................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2......................................................................................................... 14
CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN HEO ............................ 14
1. Giới thiệu ..................................................................................................... 14
2. Các bệnh dịch trên đàn heo ......................................................................... 15
3. Chiến lược quản lý dịch bệnh ..................................................................... 21
3.1. Dinh dưỡng và thức ăn ......................................................................... 21
3.2. Nguyên tắc cơ bản của các biện pháp kiểm soát bệnh ......................... 21
3.3. Quản lý đàn heo để chăn nuôi đạt hiệu quả ......................................... 23
3.4. Sách lược quản lý dịch bệnh trên heo .................................................. 25
4. Thực hành .................................................................................................... 26
CHƯƠNG 3......................................................................................................... 28
CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN BÒ ............................... 28
1. Giới thiệu ..................................................................................................... 28
2. Các bệnh dịch trên bò .................................................................................. 28
3. Chiến lược quản lý dịch bệnh ..................................................................... 30
3.1. Hệ thống sản xuất và quản lý sức khỏe vật nuôi .................................. 30
3.2. Quản lý sức khỏe đàn bị từ cơng tác giống ......................................... 31
3.3. Sách lược quản lý dịch bệnh ................................................................ 32
4. Thực hành .................................................................................................... 34
iii



CHƯƠNG 4......................................................................................................... 36
CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN GIA CẦM ................... 36
1. Giới thiệu ..................................................................................................... 36
2. Các bệnh dịch trên gia cầm ......................................................................... 36
3. Chiến lược quản lý dịch bệnh ..................................................................... 39
3.1. Dinh dưỡng và thức ăn ......................................................................... 39
3.2. Nguyên tắc cơ bản của các biện pháp kiểm soát bệnh ......................... 39
3.3. Quản lý đàn gia cầm để chăn nuôi đạt hiệu quả .................................. 40
3.4. Sách lược quản lý dịch bệnh trên gia cầm ........................................... 43
4. Thảo luận ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47

iv


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: MƠI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE VẬT NI.
Mã mơn học: CNN549.
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: mơn học này bố trí dạy sau các mơn học / mô đun: Anh văn chuyên
ngành, Thức ăn chăn nuôi; bố trí giảng dạy trước các mơn học / mơ đun: Bệnh truyền
nhiễm, Cơ khí chăn ni.
- Tính chất: Là học phần chuyên môn, thuộc các môn học, mô đun tự chọn
cung cấp khối kiến thức cơ bản về MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE VẬT NI.
- Ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
+ Ý nghĩa: MƠI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE VẬT NUÔI là khoa học quản
lý sức khỏe đàn gia súc trên cơ sở kết hợp những hiểu biết sâu sắc về bệnh dịch
và các nguyên tắc cơ bản kiểm soát bệnh để xây dựng chiến lược quản lý dịch
bệnh.
+ Vai trị: là mơn học cung cấp khối kiến thức cơ bản về dịch bệnh của gia

súc, gia cầm,… định hướng cho sinh viên xây dựng các nguyên tắc, kế hoạch
phịng, chống dịch hiệu quả.
Mục tiêu của mơ đun:
- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức về các nguyên lý, cách xây
dựng các chiến lược, quản lý dịch bệnh trên vật ni khi có dịch bệnh xảy ra.
- Kỹ năng: Xây dựng được kế hoạch quản lý, phòng chống dịch bệnh trên
heo, bò, gia cầm hiệu quả.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm việc độc lập và chịu trách nhiệm
trong việc xây dựng vùng chăn ni an tồn sinh học.
Nội dung của mơ đun:

v


Thời gian (giờ)
Số
TT

1
2

Kiểm tra
Thực hành,
Lý thí nghiệm, (định kỳ)/
Tổng số
thuyết thảo luận, Ơn thi, thi
kết thúc
bài tập
mơ đun


Tên chương, mục

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về
quản lý dịch bệnh.
Chương 2: Chiến lược quản lý dịch
bệnh đàn heo.
Kiểm tra

3
4

8

4

4

12

4

8

1

Chương 3: Chiến lược quản lý dịch
bệnh trên đàn bò.
Chương 4: Chiến lược quản lý dịch
bệnh trên đàn gia cầm.


8

2

4

16

4

12

Ôn thi

1

Thi kết thúc môn học

1

Cộng

45

vi

1

1
1

14

28

3


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DỊCH BỆNH
MH40-01
Giới thiệu
Nội dung chương 1 nhằm giới thiệu những khái niệm về dịch bệnh; ca bệnh,
ổ dịch, vùng có dịch,… Các kiến thức về quản lý dịch bệnh; các bệnh phải tiêm
phịng bắt buộc, các bệnh phải cơng bố dịch,… trên gia súc, gia cầm cũng như các
nguyên tắc trong phòng chống dịch bệnh được đề cập đến trong chương này.
Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu và trình bày được những khái niệm về dịch bệnh cũng như
chiến lược quản lý dịch bệnh trên vật nuôi.
- Kỹ năng: Xây dựng được kế hoạch cơ bản trong quản lý dịch bệnh.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công
tác quản lý dịch bệnh.
1. Các khái niệm về bệnh dịch
Vậy chiến lược quản lý dịch bệnh là một kế hoạch bao gồm nhiều biện pháp
và cách thức để kiểm sốt được dịch bệnh (phịng và chống dịch).
- Ca bệnh: là những cá thể riêng biệt với những bất thường về sức khoẻ xảy
ra.
- Bệnh dịch: là những bệnh lây lan nhanh và có thể tạo thành dịch.
- Ổ dịch: là vị trí xác định có dịch, là nơi đang có bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm của động vật thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch hoặc danh mục các
bệnh nguy hiểm của động vật.

- Vùng có dịch: là vùng có nhiều ổ dịch đã được cơ quan thú y có thẩm quyền
xác định.
- Vùng bị dịch uy hiếp: là vùng ngoại vi bao quanh vùng có dịch hoặc vùng
tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng đã được cơ quan thú y
có thẩm quyền xác định
- Vùng đệm: là vùng tiếp giáp với vùng an toàn, phạm vi của vùng đệm có
bán kính tính từ chu vi vùng an toàn dịch bệnh là 10km đối với bệnh Lở mồm long
móng, 5km đối với bệnh Dịch tả heo, 3km đối với bệnh Cúm gia cầm và Newcastle,
1km đối với các bệnh khác. Phạm vi vùng đệm của cơ sở an tồn dịch bệnh có bán
kính tính từ chu vi cơ sở an toàn dịch bệnh là 5km đối với bệnh Lở mồm long
1


móng, 3km đối với bệnh Dịch tả heo, 2km đối với bệnh Cúm gia cầm và Newcastle,
0,5km đối với các bệnh khác.
- Vùng an toàn dịch bệnh: là vùng lãnh thổ (một huyện hay nhiều huyện; một
tỉnh hay nhiều tỉnh) được xác định, ở đó khơng xảy ra ca bệnh nào trong thời gian
quy định cho từng bệnh hoặc nhiều bệnh và các hoạt động về thú y phải đảm bảo
kiểm soát được dịch bệnh, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật,
kiểm tra vệ sinh thú y giết mổ. Kiểm soát được nguồn gốc động vật và sản phẩm
động vật trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Các loại dịch:
- Dịch rời rạc (sporadic): là những dịch khơng thường xun xảy ra, khơng
có quy luật về thời gian và khơng gian. Bệnh có thể tồn tại trong đàn gia súc và khi
có trường hợp thuận lợi nào đó thì mới bùng nổ thành dịch.
- Dịch nội vùng (enzootic): là những dịch xảy ra thường xuyên ở một khu vực
nào đó. Mầm bệnh dường như ln có mặt và sự cân bằng giữa vật chủ, môi trường
và mầm bệnh ở trạng thái cân bằng động, nghĩa là bệnh rất dễ xảy ra khi cân bằng
này bị phá vỡ.

- Dịch điển hình, hay ổ dịch lưu hành (epizootic, epidemic): là bệnh dịch xảy
ra trên quy mô rộng, nhiều đàn thú mắc bệnh và tỷ lệ bệnh cao hơn bình thường
rất nhiều. Bệnh lây lan nhanh và rộng, nếu khơng được kiểm sốt kịp thời sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng.
- Đại dịch hay toàn dịch (panzootic, pandemic): là thuật ngữ dùng để chỉ dịch
có tầm lây lan rất rộng với qui mơ tồn cầu.

2


- Gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm phòng: là gia súc, gia cầm trong vùng quy
định phải tiêm phòng và có đủ điều kiện để tiêm phịng (khơng tính gia súc đang
mắc bệnh, có chửa kỳ cuối, gia súc mới sinh).
- Tiêm phòng định kỳ: là tiêm phòng vào thời gian nhất định được quy định
trong năm tuỳ theo từng bệnh.
- Tiêm phịng bổ sung: là tiêm phịng ngồi thời gian tiêm định kỳ đối với gia
súc mới sinh đến độ tuổi tiêm phòng, gia súc mới nhập đàn, gia súc chưa được tiêm
trong lần tiêm định kỳ.
- Tiêm phòng khẩn cấp: là tiêm phòng khi xảy ra dịch bệnh.
- Cơ sở an toàn dịch bệnh: là cơ sở chăn ni gia súc, gia cầm (trại, nơng
trường, xí nghiệp) hoặc một xã, một phường mà ở đó khơng xảy ra ca bệnh nào
trong thời gian quy định cho từng bệnh và các hoạt động chăn nuôi, thú y đảm bảo
kiểm soát được dịch bệnh, kiểm soát được việc xuất, nhập động vật, sản phẩm
động vật.
- Giám sát dịch bệnh: là việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá tính chất, nguyên
nhân xuất hiện, phương thức lây lan bệnh trong suốt q trình chăn ni, vận
chuyển, giết mổ động vật, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật.
- Điều kiện vệ sinh thú y: là những yêu cầu, tiêu chuẩn về địa điểm, vị trí
trang trại; chuồng ni, kho bảo quản, khơng khí, nước, mơi trường; con giống,
thức ăn chăn ni; dụng cụ chăn nuôi, chất thải theo quy định của Nhà nước.


3


2. Những vấn đề cơ bản cần nắm vững để quản lý dịch bệnh thành công
2.1. Quy định về tiêm phòng bắt buộc vaccine cho gia súc, gia cầm
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 63/2005/QĐ-BNN ngày 13 tháng 10 năm
2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn)
* Các bệnh phải tiêm phịng bắt buộc
- Bệnh Lở mồm long móng
Đối tượng tiêm phịng: bao gồm trâu, bò, dê, cừu, heo nái, heo đực giống.
Phạm vi tiêm phòng:
Tiêm phòng định kỳ đối với các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là cấp huyện) có biên giới với các nước khác; các xã, phường, thị
trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đã xảy ra dịch trong vịng 2 năm trước đó.
Tiêm 2 lần trong năm, lần sau cách lần trước 6 tháng; thời gian tiêm vào tháng
3 - 4 và tháng 9 - 10 hàng năm.
Tiêm phịng khẩn cấp khi có dịch xảy ra: tiêm gia súc mẫn cảm với bệnh tại
các thôn, ấp, xã, huyện xung quanh nơi xảy ra dịch, tiêm từ ngoài vào trong. Chi
cục Thú y quyết định vùng tiêm tuỳ theo tính chất lây lan của bệnh.
Chế độ tiêm phòng:
Đối với vùng biên giới tiêm liên tục 5 năm. Thời gian tiêm có thể kéo dài,
vùng tiêm có thể thu hẹp tuỳ theo tình hình dịch bệnh tại nơi đó và tình hình dịch
bệnh ở nước láng giềng.
Đối với vùng ổ dịch cũ (bao gồm vùng có dịch và vùng bị dịch uy hiếp) không
thuộc vùng biên giới; tiêm liên tục trong 2 năm, sau đó khơng tiêm nữa nếu trong
thời gian 2 năm đó khơng xảy ra dịch.
Những tỉnh nằm trong vùng dự kiến thanh toán bệnh khơng phải tiêm phịng.
Liều lượng, đường tiêm, gia súc trong diện tiêm theo hướng dẫn của nhà sản
xuất vaccine và Cục Thú y.

- Bệnh Dịch tả heo
Đối tượng tiêm phòng: tất cả các loại heo trong diện tiêm phòng
Phạm vi tiêm phịng: Các cơ sở chăn ni tập trung, chăn ni hộ gia đình
trong phạm vi cả nước.
Tiêm phịng định kỳ mỗi năm 2 lần vào tháng 3 - 4 và 9 - 10 hàng năm.
Tiêm phòng bổ sung đối với heo mới sinh, mới nhập về chưa được tiêm
4


trong thời gian tiêm định kỳ.
Tiêm phòng khẩn cấp: khi có dịch xảy ra, tiêm thẳng vào ổ dịch trong phạm
vi xã có dịch.
Liều lượng, đường tiêm, heo trong diện tiêm theo sự hướng dẫn của nhà sản
xuất vaccine.
- Bệnh Nhiệt thán
Đối tượng tiêm phòng: trâu, bò, ngựa.
Phạm vi tiêm phịng: các tỉnh có dịch trong thời gian 10 năm tính từ ổ dịch
cuối cùng.
Tiêm phịng định kỳ mỗi năm 2 lần vào tháng 3 - 4 và 9 - 10 hàng năm.
Tiêm phòng bổ sung gia súc mới sinh, gia súc thuộc diện tiêm phòng mới
nhập về.
Liều lượng, đường tiêm, gia súc trong diện tiêm theo sự hướng dẫn của nhà
sản xuất vaccine.
- Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò, heo
Đối tượng tiêm phòng: trâu, bò, heo.
Phạm vi tiêm phòng: các cơ sở chăn nuôi tập trung, chăn nuôi hộ gia đình
trong phạm vi cả nước.
Tiêm phịng định kỳ mỗi năm 2 lần vào tháng 3 - 4 và 9 - 10 hàng năm.
Tiêm phòng bổ sung gia súc mới sinh, gia súc thuộc diện tiêm phòng mới
nhập về.

Liều lượng, đường tiêm, gia súc trong diện tiêm theo sự hướng dẫn của nhà
sản xuất vaccine.
- Bệnh Dại
Đối tượng tiêm phòng: chó, mèo ni.
Phạm vi tiêm phịng: cá nhân, tổ chức trong phạm vi cả nước.
Tiêm phòng định kỳ mỗi năm 1 lần bằng vaccine tế bào.
Tiêm phòng bổ sung cho chó, mèo mới sinh.
Liều lượng, đường tiêm, gia súc trong diện tiêm theo sự hướng dẫn của nhà
sản xuất vaccine.
- Bệnh Newcastle
5


Đối tượng tiêm phòng: gà các lứa tuổi.
Phạm vi tiêm phịng: các cơ sở chăn ni tập trung, chăn ni hộ gia đình
trong phạm vi cả nước.
Tiêm phịng định kỳ mỗi năm 2 lần. Tuỳ theo lứa tuổi gà, loại vaccine có thể
nhỏ vaccine vào mắt, mũi hoặc tiêm đối với chăn ni hộ gia đình, cá nhân. Đối
với các cơ sở chăn ni tập trung tiêm phịng theo lịch.
Liều lượng, đường tiêm, gia cầm trong diện tiêm theo sự hướng dẫn của nhà
sản xuất vaccine.
- Bệnh Dịch tả vịt
Đối tượng tiêm phòng: vịt, ngan các lứa tuổi.
Phạm vi tiêm phịng: các cơ sở chăn ni tập trung, chăn ni hộ gia đình
trong phạm vi cả nước.
Tiêm phịng định kỳ mỗi năm 2 lần, tuỳ theo lứa tuổi.
Liều lượng, đường tiêm, gia cầm trong diện tiêm theo sự hướng dẫn của nhà
sản xuất vaccine.
- Những bệnh khác: tiêm phòng để khống chế, thanh toán dịch bệnh theo đề
nghị của Cục Thú y.

Đối với các bệnh này tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100% gia súc, gia cầm trong
diện tiêm.
2.2. Danh mục các bệnh phải công bố dịch; các bệnh nguy hiểm của động
vật; các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 64/2005/QĐ-BNN ngày 13 tháng 10 năm
2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
a. Danh mục các bệnh phải công bố dịch
Bệnh thuộc danh mục bảng A của Luật Thú y thế giới
Bệnh Lở mồm long móng; bệnh Cúm gia cầm chủng độc lực cao (HPAI);
bệnh Dịch tả heo; bệnh Dịch tả trâu bò; bệnh Lưỡi xanh; bệnh Newcastle; bệnh
Đậu cừu, Đậu dê; Và những bệnh khác thuộc bảng A của Luật Thú y thế giới khi
xuất hiện ở Việt Nam.

6


Bệnh thuộc danh mục bảng B của Luật Thú y thế giới
Bệnh Nhiệt thán; bệnh Dại; bệnh Tụ huyết trùng trâu bò; bệnh Bò điên.
b. Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật
Bệnh Lở mồm long móng; bệnh Cúm gia cầm chủng độc lực cao (HPAI);
bệnh Dịch tả heo; bệnh Dịch tả trâu bò; bệnh Lưỡi xanh; bệnh Newcastle; bệnh
Gumboro; bệnh Đậu cừu, Đậu dê; bệnh Nhiệt Thán; bệnh Dại; bệnh Tụ huyết
trùng trâu, bò, heo; bệnh Leptospira (xoắn khuẩn); bệnh Tiên mao trùng; bệnh
Biên trùng; bệnh Lê dạng trùng; bệnh giả dại; bệnh Ung khí thán; bệnh Giun bao;
bệnh Suyễn heo; bệnh Rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo; bệnh Bò điên; bệnh
Dịch tả vịt; bệnh Viêm gan vịt; bệnh Xuất huyết ở thỏ; và các bệnh nguy hiểm
khác mới xuất hiện.
c. Danh mục các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc
Bệnh Cúm gia cầm; bệnh Lở mồm long móng; bệnh Dịch tả heo; bệnh Nhiệt
thán; bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò, heo; bệnh Dại; bệnh Newcastle; bệnh Dịch tả

vịt.
2.3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và người chăn ni
trong việc phịng chống dịch bệnh
* Ở Trung ương
a. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế và
thanh toán bệnh qua các giai đoạn và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện
Chương trình trong phạm vi cả nước;
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ
ban hành các chính sách liên quan đến cơng tác phịng chống bệnh;
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh của Bộ.
b. Các Bộ, Ngành có liên quan
Thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phân cơng và phối hợp
với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm tập trung nguồn lực phục vụ
phòng chống bệnh.
c. Cục Thú y
- Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây
dựngchương trình quốc gia khống chế và thanh tốn bệnh và các chính sách liên
quan;

1


- Xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh hàng năm và triển khai tổ chức thực
hiện, thanh tra, kiểm tra trên phạm vi toàn quốc;
- Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Ở địa phương
a. Cấp tỉnh: Uỷ ban nhân dân tỉnh
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh do Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban, lãnh đạo Sở Nơng nghiệp và Phát

triển nơng thơn làm Phó Trưởng ban.
- Phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình khống chế và thanh
tốn bệnh của tỉnh, kế hoạch hàng năm và kiểm tra việc thực hiện của các cấp,
ngành thuộc tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch, công bố hết dịch trên địa bàn
của tỉnh;
- Cấp kinh phí cho cơng tác phịng chống dịch từ quỹ phòng chống thiên tai
và ngân sách địa phương.
b. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng chương trình
khống chế và thanh tốn bệnh của tỉnh và kế hoạch hàng năm trên cơ sở Chương
trình quốc gia;
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra cơng tác phịng chống bệnh của tỉnh.
c. Chi cục Thú y
- Trực tiếp chỉ đạo tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phòng chống bệnh
trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn chuyên mơn về các biện pháp phịng chống bệnh.
d. Cấp huyện: Uỷ ban nhân dân huyện
- Thành lập Ban chỉ đạo phịng chống bệnh huyện do Chủ tịch hoặc Phó chủ
tịch Uỷ ban nhân dân làm trưởng ban, Lãnh đạo Phòng Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn, Phịng Kinh tế (hoặc Trạm Thú y huyện) làm Phó Trưởng ban;
- Phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh chỉ đạo Trạm Thú y huyện, các Ban, ngành,
tổ chức, cá nhân có liên quan ở địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống
bệnh trên địa bàn huyện.
- Huy động lực lượng phục vụ cơng tác phịng chống bệnh đặc biệt cơng tác
tiêm phòng, tiêu hủy gia súc mắc bệnh và vận chuyển gia súc ra vào địa bàn.
2


- Cấp ngân sách địa phương cho cơng tác phịng chống dịch của huyện.

e. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Phịng Kinh tế, Trạm Thú y.
- Trực tiếp tổ chức thực hiện cơng tác phịng chống dịch tại huyện;
- Hướng dẫn kỹ thuật các biện pháp phòng chống đến tận xã, thôn;
- Báo cáo kịp thời nhu cầu về kinh phí, vật tư hóa chất, vaccine, lao động,…
cho Ủy ban nhân dân huyện và Chi cục Thú y tỉnh.
f. Cấp xã: Ủy ban nhân dân xã
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
làm Trưởng ban với sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể và cán
bộ thú y, nơng nghiệp;
- Bố trí tổ chun mơn để hướng dẫn kỹ thuật, thường trực và tổng hợp tình
hình dịch dịch bệnh;
- Chỉ đạo trưởng thôn trực tiếp kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh; phối
hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức đoàn thể khác) vận động nhân dân
giám sát và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Mỗi thôn tổ chức ký cam
kết thực hiện “5 không”;
- Thành lập đội xung kích chống dịch, gồm dân quân tự vệ, thanh niên, cán
bộ thú y, công an, để tiêu hủy gia súc bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng, giám
sát người ra vào ổ dịch, trực gác tại các chốt kiểm dịch động vật.
g. Nhân viên thú y xã
- Giám sát phát hiện bệnh đến tận hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn
xã và báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân xã và Trạm Thú y huyện;
- Trực tiếp tham gia công tác phòng chống bệnh, trực tiếp tiêm phòng
vaccine;
- Trực tiếp tham gia trong giám sát kinh phí hỗ trợ phịng chống bệnh đến
chủ chăn nuôi.
Ở chủ hộ chăn nuôi
- Đảm bảo điều kiện chăn nuôi hợp vệ sinh; thực hiện các biện pháp phòng,
chống bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y, chính quyền địa phương.
- Báo ngay cho cán bộ thú y xã hoặc Trưởng thôn, ấp, Tổ trưởng dân phố khi

nghi ngờ có bệnh.

3


- Chủ hộ chăn nuôi chịu mọi trách nhiệm khi để vật nuôi thả rông, làm lây
lan dịch bệnh sang các hộ chăn nuôi gia cầm khác.
2.4. Hướng dẫn phương pháp tiêu độc, khử trùng, tiêu huỷ xác động vật
và xử lý sự cố chơn trong vùng có dịch
(Theo cơng văn số 561/TY-KH hướng dẫn chi cục các tỉnh thành phố về công
tác tiêu độc khử trùng, tiêu huỷ xác heo và xử lý sự cố hố chôn)
a. Yêu cầu của việc tiêu huỷ
- Phải làm chết động vật trước khi tiêu huỷ (không được chôn sống);
- Hạn chế tối đa việc vận chuyển heo bệnh ra khỏi ổ dịch;
- Tiêu huỷ càng sớm càng tốt khi phát hiện dịch;
- Người trực tiếp tiêu huỷ heo phải được tiêu độc khử trùng sau khi làm việc.
Cấm người khơng có phận sự vào khu vực tiêu huỷ;
- Chơn lấp có thể gây ô nhiễm môi trường nhưng là lựa chọn ưu tiên trong
tình hình hiện nay vì vậy cần lựa chọn địa điểm chơn lấp thích hợp.
Chơn lấp tại nơi xẩy ra dịch
- Đây là lựa chọn được ưu tiên vì hạn chế sự lây lan mầm bệnh, phù hợp với
các quy định trong phòng chống dịch bệnh, dập dịch đồng thời dễ dàng áp dụng
các biện pháp tiêu độc khử trùng. Tuy nhiên chỉ thích hợp với khối lượng tiêu huỷ
không quá lớn; trại chăn nuôi xa khu dân cư, có đất rộng.
Khoảng cách từ hố chơn đến giếng nước, chuồng trại, nhà ở của công nhân:
Khối lượng chất chôn lấp < 5 tấn/ hố cần khoảng cách tối thiểu > 50m; Khối lượng
chất chôn lấp 5- 10 tấn/ hố cần khoảng cách tối thiểu> 100m
- Số lượng heo/ hố không vượt quá 5 tấn/ hố;
- Không chôn ở vùng ngập nước, có mực nước ngầm thấp
Chơn lấp heo trong khu vực được quy hoạch

- Trong trường hợp xẩy ra đại dịch, số lượng heo lớn, không thể thực hiện
việc chôn lấp tại nơi xẩy ra dịch.
- Việc vận chuyển xác heo đến nơi tiêu huỷ được trong xe có đáy kín, được
bọc bằng các tấm polyethylen ở trên nóc. Không được chất quá đầy trong thùng.
Xe tải phải đi chậm để tránh rơi vãi các chất ô nhiễm.
- Nhân viên hộ tống phải có bảo hộ và mang theo thuốc khử trùng tiêu độc,
dụng cụ cần thiết để tiêu độc các chất rơi vãi trên dọc đường đi. Tất cả xe tải phải

4


được làm vệ sinh và tiêu độc trước khi rời khỏi nơi nhiễm bệnh và sau khi dỡ
hàng;
- Lựa chọn khu vực xa dân cư, dưới chân đồi, núi, vùng trồng cây lấy gỗ, cây
lâu năm.
b. Quy trình chơn lấp heo mắc bệnh
Đào hố chơn
- Phải dự đốn khối lượng heo cần chơn lấp để đào hố thích hợp: thể tích hố
chơn gấp 3 - 4 lần khối lượng cần chơn lấp;
- Kích thước của hố chơn phụ thuộc vào thiết bị sử dụng, cần dự đốn về vị
trí và khối lượng các chất cần chơn. Kích thước các hố chôn phải phù hợp, càng
sâu càng tốt theo chiều thẳng đứng (khả năng của máy, loại đất, mực nước là các
giới hạn thơng thường). Thể tích hố chơn gấp 3-4 lần khối lượng xác cần chôn
lấp;
- Hố chôn không được rộng q 3m vì gây khó khăn trong khi thao tác; chiều
dài hố sẽ được quyết định bằng khối lượng các chất cần phải chơn;
Bảng 1.1. Thể tích hố chơn lấp (m3)

TT


Khối
lượng

Mực nước ngầm

Mực nước ngầm

> 3m

< 3m

(kg)

Sâu

1

1.000

1,5-2,0

2

5.000

3
4

Rộng


Sâu

Dài

Rộng

1,5-2,0 1,5-2,0

1,0-1,5

2,5-3,0

1,5-2,0

1,5-2,0

5,0-6,0 2,0-3,0

1,0-1,5

7,0-8,0

2,0-3,0

10.000

2,0-2,5

6,0-7,0 2,5-3,0


1,0-1,5

6,0-7,0

2,5-3,0

20.000

2,0-2,5

12-14

1,0-1,5

15-16

2,5-3,0

Dài

2,5-3,0

Trình tự chơn lấp và kiểm tra mơi trường sau khi chơn
- Khi việc đào hố hồn tất, sử dụng vơi bột rải lót đều đáy hố, với lượng 0,8
– 1kg/ m2 diện tích đáy hố.
- Số lượng chất chơn lấp lớn (> 10 tấn /hố), gần khu vực khai thác nước
ngầm, sơng hồ) cần lót vật liệu chống thấm ở đáy và xung quanh thành hố, để
giảm thiểu ảnh hưởng từ hố chôn tới môi trường xung quanh.

5



- Số lượng heo nhỏ, hố chôn xa khu dân cư, xa nguồn nước, mực nước ngầm
thấp và khơng có vật liệu chống thấm đạt tiêu chuẩn thì chơn xác heo và phân rác
trực tiếp sau khi đào hố.
- Không dùng vật liệu chơng thấm khơng đạt tiêu chuẩn vì gây tốn kém vơ
ích mà khơng có tác dụng giảm ô nhiễm.
- Đối tượng tiêu huỷ được cho xuống hố, sau đó phun dung dịch (EMC-100,
Umikai,…) lên trên bề mặt rồi đắp đất, nén chặt, có thể dùng nước để làm ẩm lớp
đất phía trên. Độ cao lớp đất từ đối tượng tiêu huỷ đến mặt đất từ 1,2-2m và cao
hơn miệng hố khoảng 0,6m-1m. Trọng lượng của đất có tác dụng ngăn chặn thú
ăn thịt đào xác và giúp cho việc khử mùi, hấp thụ nước bẩn tạo ra do phân huỷ;
- Trên bề mặt hố chôn rải vôi bột, chlorine để diệt mầm bệnh phát tán trong
quá trình thao tác.
- Sau khi chơn lấp cần có biển cảnh báo nơi chôn xác heo, cử người quản lý
hố chôn trong 1-2 ngày đầu tránh việc đào bới lấy xác gây hậu quả nguy hiểm;
Hạn chế việc di chuyển người hay vật ni qua khu vực xử lý;
- Trong vịng 3 - 4 tuần đầu sau khi chôn, thường xuyên kiểm tra tình hình
hố chơn, kịp thời phát hiện sự cố để có biện pháp xử lý; Các trang trại chôn lấp
gia cầm trong khuôn viên, cần kiểm tra nguồn nước ngầm, đề có biện pháp xử lý.
c. Tiêu độc khử trùng khu vực có dịch
- Các loại thuốc sát trùng: tất cả các loại thuốc sát trùng đều tiêu diệt được
mầm bệnh PRRS như: vôi bột, chlorine, formon, iodine…
- Liều sử dụng: nồng độ thuốc pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất; lượng
dùng 80 – 100ml/ m2 diện tích cần khử trùng.
- Đối tượng cần khử trùng tiêu độc: chuồng trại khu vực chăn nuôi, nơi xử
lý chôn lấp heo, hố chôn bị rỉ nước bẩn.
d. Sự cố hố chôn và biện pháp xử lý
Sự cố hố chôn
- Hố chôn lún, sụp, rỉ nước bẩn, bốc mùi hôi thối, ô nhiễm nước ngầm

- Xác chết sau khi chôn lấp, bị phân huỷ, tan rã, thể tích khối chất chứa giảm
thấp, gây hiện tượng lún, sụp lớp đất trên miệng hố. Hiện tượng lún sụp thường
xẩy ra ở vùng đất cao, chôn lấp sơ sài, không nén chặt, lớp đất phủ trên xác không
đủ dầy, số lượng gia heo chôn lớn. Khả năng thấm của đất tốt (đất cát, đất mùn,
hay cát pha) thường bị lún sụp nhiều. Hiện tượng lún sụp không đồng đều thường
tạo ra nhiều vết nứt trên miệng hố, bốc mùi hôi;
6


- Hiện tượng bốc mùi hôi thối thường xẩy ra sau 1 tuần – 20 ngày. Các chất
khí bốc ra từ hố chôn bao gồm các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ
như Indol, Scatol, Captan, sulfuahydro…các chất khí này khuếch tán vào khơng
khí. Hiện tượng lún sụp và bốc mùi thường xuất hiện cùng nhau;
- Hiện tượng nước bẩn tràn ra xung quanh hố chôn sau khi chôn lấp thường
xẩy ra ở vùng đất ngập nước, đất có mạch nước ngầm thấp, đất sét khơng thấm
nước. Việc lấp đất sơ sài, không nén chặt đất trên miệng hố hoặc lớp đất quá mỏng
cũng gây hiện tượng rỉ nước xung quanh hố chôn, gây ô nhiễm.
Biện pháp xử lý khu vực xa dân cư
- Đắp thêm đất trên mặt hố và nén chặt. Đất đắp cao và rộng ra xung quanh
miệng hố chôn khoảng 0.3 – 0,5m;
- Nước chảy ra xung quanh được phun thuốc sát trùng hoặc rắc vơi bột;
- Có thể sử dụng một trong các chế phẩm sau để xử lý: EMC, Umikai,
Enchoice solution và vôi bột để xử lý múi hôi hố chôn.
Khu vực gần dân cư:
- Umikai pha thành dung dịch 0,5% ( 1kg/200lít nước), tưới trên bề mặt hố
chơn sau khi đã đào lớp đất bề mặt hố chôn 0,5m để dung dịch thấm vào trung
tâm hố/ làm 3 lần liên tiếp cách nhau 12 giờ / sau 48 giờ có thể khử hết 90 – 100%
mùi hôi khu vực ô nhiễm;
- Enchoice solution: Pha dung dịch nồng độ 7-10ml/10 lít nước sạch; phun
trên mặt hố chơn và vùng có nước bẩn chảy ra ngày 2lần (sáng và chiều) trong 23 ngày đầu sau đó giảm xuống ngày/ lần và 2 ngày/ lần. Thời gian kéo dài 7-10

ngày;
- Kết hợp việc dùng hóa chất khử mùi và đắp thêm đất để tăng hiệu quả xử
lý.
2.5. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều kiện thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh: Điều kiện về dịch
bệnh đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc được quy
định như sau:
- An tồn đối với bệnh Lở mồm long móng: khơng có dịch bệnh ít nhất 12
tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy hoặc sau 02 năm
kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng đã khỏi bệnh;
7


- An tồn đối với bệnh Dịch tả heo: khơng có dịch bệnh ít nhất 40 ngày kể
từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị tiêu hủy, bị giết mổ bắt buộc hoặc sau 6
tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng khỏi bệnh hoặc bị chết;
- An tồn đối với bệnh Cúm gia cầm: khơng có dịch bệnh ít nhất 01 năm kể
từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết hoặc bị tiêu huỷ;
- An tồn đối với bệnh Dại: khơng có dịch bệnh ít nhất 24 tháng kể từ khi
con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết hoặc bị tiêu hủy, thực hiện nghiêm chỉnh điều
6, 7, 8 Chương II phòng chống bệnh dại của Nghị định 05/2007/NĐ-CP ngày
09/01/2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật như: 100% số
gia đình đăng ký ni chó với Ủy ban nhân cấp xã, 100% số chó được tiêm phịng
vaccine. Khi kiểm tra kháng thể sau tiêm phịng có miễn dịch bảo hộ trên 80%,
chủ vật ni phải thực hiện xích, nhốt hoặc giữ chó, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ
sinh mơi trường không ảnh hưởng tới người xung quanh, kiểm tra huyết thanh
khơng có virus Dại lưu hành trên đàn chó.
- An tồn đối với bệnh Newcastle, Dịch tả vịt: khơng có dịch bệnh Newcastle,

dịch bệnh Dịch tả vịt ít nhất 1 năm kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết
hoặc bị xử lý;
- An toàn đối với bệnh Rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) thể độc lực cao:
khơng có dịch bệnh ít nhất 6 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết,
bị tiêu huỷ; sau 1 năm đối với con vật mắc bệnh cuối cùng đã khỏi bệnh.
- An toàn đối với các dịch bệnh khác (Leptospirosis, Brucellosis, Aujeszky,
Gumboro, Marek…): không có dịch bệnh ít nhất 6 tháng kể từ khi con vật mắc
bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu huỷ; sau 1 năm đối với con vật mắc bệnh cuối cùng
đã khỏi bệnh.
- Có thể xảy ra bệnh khác thuộc Danh mục phải công bố dịch của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng dịch chỉ xảy ra lẻ tẻ, số lượng ít, khơng phát
thành dịch và động vật mắc bệnh được xử lý kịp thời theo quy định.
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thú y trong bản Quy định này đối với việc
tiêm phòng, xét nghiệm bệnh, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y giết mổ, sơ chế,
kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, khai báo dịch bệnh.
Quy định về việc khai báo dịch bệnh:
* Đối với vùng an toàn dịch bệnh là tỉnh, thành phố, huyện, quận, thị xã và
cơ sở an toàn dịch bệnh là xã, phường:
a) Tổ chức, cá nhân trong thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn, thị tứ có chăn
ni, giết mổ động vật phải có sổ theo dõi tình hình chăn ni, dịch bệnh, giết
mổ.
8


Khi thấy động vật mắc bệnh hoặc chết do nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải
báo ngay cho Thú y xã, phường hoặc cơ quan Thú y và chính quyền sở tại, không
được vận chuyển, bán, giết mổ, lưu thông trên thị trường.
Khi xẩy ra dịch bệnh đăng ký an toàn hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
như Lở mồm long móng, Dịch tả heo, Cúm gia cầm phải báo cáo ngay Thú y xã
hoặc Trạm Thú y huyện theo chế độ báo cáo đột xuất 02 ngày/1 lần. Khi khơng

có dịch xảy ra thì thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 7 ngày/1 lần đối với các bệnh
nguy hiểm như Lở mồm long móng, Dịch tả heo, Cúm gia cầm;
b) Ngồi báo cáo khi có dịch bệnh đột xuất, định kỳ hàng tháng Ban Thú y
xã phải báo cáo Trạm thú y huyện, Trạm thú y huyện báo cáo Chi Cục Thú y tỉnh,
Chi cục Thú y tỉnh báo cáo cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y.
* Đối với cơ sở an toàn dịch bệnh là cơ sở chăn ni:
a) Trại chăn ni có quy mơ nhỏ thuộc địa bàn xã, phải báo cáo dịch bệnh
trực tiếp cho Thú y xã;
b) Trại chăn nuôi tư nhân hoặc doanh nghiệp chăn ni có quy mơ trung bình
trở lên báo cáo dịch bệnh trực tiếp cho Trạm Thú y huyện;
c) Trại chăn nuôi thuộc tỉnh quản lý báo cáo dịch bệnh trực tiếp cho Chi cục
Thú y tỉnh;
d) Nông trường, trại chăn nuôi giống thuộc trung ương quản lý, báo cáo dịch
bệnh trực tiếp cho cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y.
* Thú y xã, cơ quan Thú y nhận được khai báo dịch bệnh, phải kiểm tra xác
minh ngay, trường hợp cần thiết phải lấy mẫu xét nghiệm hoặc gửi xét nghiệm
bệnh.
Trong trường hợp nghi mắc bệnh Lở mồm long móng, Dịch tả heo, Cúm gia
cầm, Newcastle hoặc bệnh được đăng ký an tồn dịch bệnh thì phải báo cáo ngay
cơ quan Thú y cấp trên.
Quy định về việc tiêm phòng
- Chế độ tiêm phòng đối với từng bệnh, từng loài động vật trong vùng an
toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh thực hiện theo Quyết định số 63/2005/QĐBNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Riêng đối
với bệnh Cúm gia cầm phải áp dụng chế độ tiêm phòng trong chiến lược tiêm
vaccine Cúm gia cầm hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đối với bệnh đăng ký an tồn, tỷ lệ tiêm phịng phải đạt trên 90% so với
tổng đàn và 100% so với diện phải tiêm.

9



- Đối với các bệnh khác như: Tụ huyết trùng trâu bị, Tụ huyết trùng heo,
Đóng dấu heo, Nhiệt thán, Ung thán khí, Phó thương hàn, Lép tơ (nơi có ổ dịch
cũ) phải tiêm phòng theo quy định 6 tháng một lần, đạt tỷ lệ ≥ 80% so với diện
tiêm. Kết quả tiêm phòng phải được ghi chép và báo cáo định kỳ.
- Đối với một số bệnh nguy hiểm như Lở mồm long móng, Dịch tả heo, Cúm
gia cầm, Newcastle phải thực hiện việc giám sát sau mỗi đợt tiêm phịng để đánh
giá hiệu quả của cơng tác tiêm phịng.
Quy định về việc kiểm dịch động vật
- Kiểm sốt chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt
đối với động vật, sản phẩm động vật nhập vào vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, cụ
thể:
+ Động vật, sản phẩm động vật được đưa vào vùng, cơ sở an tồn dịch bệnh
phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở đã được cơng nhận an tồn dịch bệnh và phải
có giấy chứng nhận kiểm dịch tại gốc của cơ quan Thú y có thẩm quyền;
+ Động vật phải được nuôi cách ly trong thời gian từ 15-30 ngày tuỳ theo
từng bệnh, từng loài động vật tại khu cách ly trước khi cho nhập đàn.
- Trong trường hợp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào vùng an tồn dịch
bệnh, cơ sở an tồn dịch bệnh, Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn trình Ủy
ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập các chốt kiểm dịch động vật trên các đường
giao thơng chính trong vùng đệm.
- Chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho động vật, sản phẩm động vật được
lấy từ vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc từ cơ sở khơng có
dịch bệnh và có xác nhận của cơ quan thú y sở tại.
Quy định về kiểm tra vệ sinh thú y và giết mổ động vật
- Cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật, con giống, thức ăn, nước uống
phải được kiểm tra 2 lần/1 năm và phải đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn
quốc gia về vệ sinh thú y.
- Việc giết mổ gia súc, gia cầm để kinh doanh phải được thực hiện tại các cơ
sở giết mổ tập trung, đủ điều kiện vệ sinh thú y và được cơ quan thú y kiểm sốt

giết mổ.
- Việc bn bán động vật, sản phẩm động vật trong vùng an tồn dịch bệnh
phải được kiểm sốt chặt chẽ, đảm bảo chỉ lưu thông, buôn bán động vật, sản
phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Quy định về chẩn đoán, xét nghiệm bệnh

10


- Định kỳ tiến hành khảo sát, đánh giá về huyết thanh học, sự lưu hành của
virus đối với bệnh đăng ký an toàn và các bệnh truyền lây sang người.
- Khi có động vật mắc bệnh, chết mà nghi là bệnh dịch nguy hiểm, cơ quan
thú y phải tiến hành chẩn đốn, xét nghiệm ngay và có phiếu kết quả chẩn đoán
kèm theo báo cáo dịch bệnh.
- Kiểm tra, đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh đã tiêm
phòng, kiểm tra huyết thanh học đối với một số bệnh mang trùng như: bệnh Lở
mồm long móng, Dịch tả heo, Leptospirosis, Sẩy thai truyền nhiễm, Lao, Bạch lỵ,
CRD trước khi công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và kiểm tra định kỳ được
thực hiện theo phân cơng, phân cấp về chẩn đốn của Cục Thú y.
- Bảo vệ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
+ Khi đã được công nhận là vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, phải áp dụng các
biện pháp ngăn chặn để mầm bệnh không xâm nhập vào do các yếu tố lây lan như
gió, nguồn nước, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, sự đi lại của con
người, phương tiện giao thông;
+ Kiểm tra huyết thanh học định kỳ.
Quy định về xử lý động vật mắc bệnh truyền nhiễm
- Thực hiện việc giết huỷ động vật mắc bệnh Lở mồm long móng ngay khi
phát hiện được bệnh.
- Xử lý động vật mắc bệnh Dịch tả heo như sau:
+ Heo có trọng lượng < 20 kg phải tiêu hủy bằng cách chơn hoặc đốt;

+ Heo có trọng lượng > 20 kg phải giết mổ bắt buộc và thịt có thể sử dụng
làm thực phẩm sau khi luộc chín. Phủ tạng và các sản phẩm khác phải tiêu huỷ.
- Xử lý gia cầm mắc bệnh cúm gia cầm như sau: Tiêu hủy cả đàn ngay khi
phát hiện được bệnh, phải có trang thiết bị bảo hộ tránh để dịch lây lan và lây
nhiễm sang người.
- Thực hiện việc tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc các bệnh
khác theo hướng dẫn, giám sát của cơ quan Thú y phù hợp cho từng bệnh theo
quy định của pháp luật Thú y.
- Gia súc, gia cầm chết do các bệnh truyền nhiễm khác đều phải tiêu hủy.
3. Thực hành
* Thực hiện các nguyên tắc trong phòng chống dịch bệnh bao gồm:
a. Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine
11


Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ
các loại vắc xin theo đúng yêu cầu có khả năng miễn dịch chống lại các dịch bệnh,
giảm thiệt hại kinh tế góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng; cụ
thể”
- Đối với đàn heo: vaccine phòng bệnh dịch tả heo; bệnh tụ huyết trùng, bệnh
đóng dấu và bệnh phó thương hàn; đồng thời tiêm vaccine Lở mồm long móng tiêm
phịng cho đàn lợn nái, lợn đực giống và đàn trâu bò;
- Đối với gia cầm: Vịt, ngan cần tiêm phòng Dịch tả vịt, Viêm gan do vi rút,
Cúm gia cầm, Tụ huyết trùng…; Gà cần tiêm phòng vắc xin Newcastle, Gumboro,
Cúm gia cầm, Tụ huyết trùng,…
b. Vệ sinh chuồng trại
Đây là biện pháp đơn giản nên người chăn ni chưa quan tâm chú trọng nhưng
có tác dụng nhằm loại trừ và hạn chế mầm bệnh sinh trưởng và phát triển rất hiệu
quả. Hai công đoạn cần làm trong vệ sinh chuồng trại là vệ sinh cơ giới và phun
thuốc sát trùng. Vệ sinh cơ giới là quét dọn rửa chuồng, khơi thông cống rãnh không

để ứ nước đọng, lưu ý khâu này cần được làm hàng ngày. Sau khi vệ sinh cơ giới
xong phun thuốc sát trùng, một số loại thuốc sát trùng có hiệu quả cao, an tồn như
Biocid, Benkocid, HanIodin.... Việc phun phịng tốt nhất là phun định kỳ 01 lần/01
tuần, diện tích phun rộng cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đối với
các trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc vôi bột xung quanh
khu vực chuồng ni. Đối với các hộ cịn ni ở trong gia đình cần lưu ý hệ thống
thốt nước thải ra ngồi khu dân cư, tốt nhất có hệ thống bioga để bảo vệ môi trường
chăn nuôi cũng như môi trường cơng cộng.
Khi thời tiết có thay đổi cần chú ý che chắn chuồng trại, tránh gió lùa, nhất
là những ngày có gió mùa đơng bắc. Những ngày mưa phùn, ẩm độ cao cần giữ
ấm cho vật nuôi, nhất là đối với gia súc, gia cầm non. Đối với bê, nghé non khi
chăn thả cần đi muộn, về sớm.
c. Chăm sóc và quản lý gia súc, gia cầm
* Chăm sóc:
Tăng cường cơng tác chăm sóc, ni dưỡng cho đàn gia súc, gia cầm nhằm
nâng cao sức đề kháng phòng, chống lại các tác động bất lợi của thời tiết, hạn chế
phát sinh dịch bệnh. Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng, phù hợp với giống,
lứa tuổi và mục đích sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm.
Bổ sung các loại vitamin, khống chất, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng
cường sức đề kháng và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.

12


×