Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.46 KB, 20 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ BÀI:
Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù:
“bản chất và hiện tượng”, hãy vận dụng để nhận thức và giải
quyết một vấn đề của thực tiễn.

Thực hiện: Nhóm 5 – lớp 4626
Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG ........................................................................................................
2
I - Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng ............................................................
2
1. Khái niệm bản chất và hiện tượng ..................................................................
2
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng ...................................
2
2.1. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng .................................................
3
2.2. Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng .................
3
3. Ý nghĩa phương pháp luận .............................................................................
4
II - Quá trình học tập rèn luyện gặp nhiều khó khăn của những sinh viên năm


nhất có kết quả học tập chưa tốt .........................................................................
6
III - Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù bản
chất và hiện tượng để giải quyết vấn đề học tập và rèn luyện của sinh viên
năm nhất .............................................................................................................
8
KẾT
LUẬN
.............................................................................................................................
14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................
15.........................................................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của
con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát
triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Trong triết học, có nhiều quan điểm khác nhau về q trình chuyển hóa,
vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng, với hai hình thức chủ yếu là
phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật. Trong đó, phép biện
chứng duy vật do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập đã có các quan điểm tương
đối hoàn thiện, được kế thừa cho đến ngày nay và đóng vai trị là một nội
dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học
của chủ nghĩa Mác-Lênin đồng thời là thế giới quan và phương pháp luận
chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Nhắc tới phép biện chứng này, chúng ta không thể không nhắc đến các cặp
phạm trù cơ bản, trong đó điển hình là cặp phạm trù bản chất và hiện tượng.

Để tìm hiểu sâu hơn và có thể áp dụng thực tế từ cặp phạm trù ấy, nhóm 5
chúng em đã chọn đề bài: “Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp
phạm trù: “bản chất và hiện tượng”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết
một vấn đề của thực tiễn”.

1


NỘI DUNG
I - CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG.
1. Khái niệm về bản chất và hiện tượng.
Bản chất là phạm trù dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những
mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự tồn tại, vận
động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương
ứng của đối tượng. Ví dụ như bản chất của con người là sự tổng hòa của các
mối quan hệ xã hội. Do đó, một con người thực sự phải có các mối quan hệ
xã hội. Các mối quan hệ đó rất đa dạng và phong phú chẳng hạn như quan hệ
huyết thống, quan hệ bạn bè, quan hệ đồng nghiệp.
Còn hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, các mối liên
hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình
thức thể hiện của bản chất đối tượng. Ta có thể thấy, các hiện tượng xã hội,
như hiện tượng kinh tế, chính trị, tư tưởng, hoặc quan hệ và hoạt động kinh tế
của con người hay xã hội, vv... đều là sự thể hiện bên ngoài của bản chất con
người hoặc xã hội.
Hay trong một ngun tố hố học thì Bản chất là mối liên hệ giữa nguyên
tử và hạt nhân còn hiện tượng là những tính chất hố học của ngun tố đó
khi tương tác với các nguyên tố khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.
Cả bản chất và hiện tượng đều có thực, tồn tại khách quan dù cho con
người có nhận thực được hay khơng bởi bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên

từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua
lại, đan xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định. Bản thân mỗi sự vật đều ln tồn tại khách quan. Mà
những mối liên hệ đó lại ở bên trong sự vật, tạo nên bản chất của sự vật. Vậy
nên, bản chất tồn tại khách quan. Còn hiện tượng lại là phản ánh của bản chất
biểu hiện ra bên ngồi để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại
khách quan.

2


Bên cạnh đó, quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng còn được
thể hiện rõ nét hơn qua sự mâu thuẫn: tồn tại hai mặt vừa thống nhất, vừa đối
lập.
2.1. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
Nhấn mạnh mối liên hệ không tách rời giữa bản chất và hiện tượng, Lenin
viết: “Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất”. Sự thống nhất đó
được thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, bản chất bao giờ cũng biểu hiện qua hiện tượng, còn hiện tượng
bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Khơng có bản chất nào tồn tại một
cách thuần túy, khơng cần có hiện tượng. Ngược lại cũng khơng có hiện tượng
nào lại không phải là biểu hiện của bản chất nhất định.
Thứ hai, bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng
tương ứng, bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ
nào đó nhiều hoặc ít. Nói cách khác, bản chất và hiện tượng về căn bản phù
hợp với nhau. Ví dụ, bản chất của chủ nghĩa đế quốc là xâm lược, bóc lột
nhân dân các nước, gây mất trật tự an ninh về mặt chính trị. Bản chất đó biểu
hiện ở chỗ: viện trợ kinh tế, viện trợ có tính chất nhân đạo, hợp tác văn hóa,
du lịch.
Thứ ba, bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra thành những loại hiện tượng khác

nhau. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo.
Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng sẽ biến mất.
Qua đó ta có thể nhận thấy: nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiện
tượng, giữa cái quy định sự vận động và phát triển của sự vật với những biểu
hiện đa dạng của nó mà ta có thể tìm ra cái chung trong nhiều biểu tượng cá
biệt, tìm ra quy luật phát triển của những hiện tượng ấy.
2.2. Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
Điều tuyệt đối trong hoàn vũ chính là tất cả đều tương đối, nên sự thống
nhất giữa bản chất và hiện tượng chỉ có mối quan hệ biện chứng, tức là sự
tương đối hay nói khác hơn trong cái thống nhất ấy đã bao gồm sự khác biệt.
3


Nói cách khác, tuy bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau về căn bản
phù hợp với nhau, nhưng chúng khơng bao giờ phù hợp với nhau hồn tồn.
Bởi vì bản chất của sự vật bao giờ cũng được thể hiện ra thông qua tương tác
của sự vật ấy với các sự vật xung quanh; các sự vật xung quanh này trong quá
trình tương tác đã ảnh hưởng đến hiện tượng, khiến hiện tượng có những thay
đổi nhất định. Kết quả là hiện tượng tuy biểu hiện bản chất nhưng khơng cịn
là sự biểu hiện y ngun bản chất nữa. Sự khơng hồn tồn trùng khớp đó
khiến cho sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là một sự thống nhất
mang tính mâu thuẫn. Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và
hiện tượng thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, bản chất phản ánh cái tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và
phát triển của sự vật, cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngồi bằng vơ số
hiện tượng khác nhau tùy theo sự biến đổi của điều kiện và hoàn cảnh. Nội
dung cụ thể của mỗi hiện tượng phụ thuộc không những vào bản chất, mà cịn
vào hồn cảnh cụ thể, trong đó bản chất được biểu hiện cho nên bao giờ cũng
thể hiện sâu sắc hơn hiện tượng. Ngược lại hiện tượng phản ánh cái riêng, cái
cá biệt cho nên luôn phong phú và đa dạng hơn bản chất.

Thứ hai, bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách
quan. Cịn hiện tượng là mặt bên ngồi của hiện thực khách quan ấy. Các hiện
tượng là sự biểu hiện của bản chất, về cơ bản phù hợp với bản chất nhưng
khơng bao giờ phù hợp hồn tồn, chúng biểu hiện bản chất không phải dưới
dạng y nguyên như bản chất vốn có mà dưới hình thức đã được cải biến,
nhiều khi xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất. Vì vậy, khi xem xét sự vật,
ta khơng thể dừng lại ở biểu hiện bề ngồi mà phải đi sâu vào tìm hiểu bản
chất của nó.
Thứ ba, bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm. Còn hiện tượng khơng
ổn định, nó ln ln trơi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất. Đó là do
nội dung của hiện tượng không chỉ được quyết định bởi bản chất của sự vật,
mà còn bởi những điều kiện tồn tại bên ngồi của nó, bởi tác động quay lại
của nó với các sự vật. Các điều kiện tồn tại bên ngoài cũng như sự tác động
quay lại của sự vật này với các sự vật khác xung quanh lại thường xuyên biến
đổi. Vì vậy, hiện tượng cũng thường xuyên biến đổi, trong khi đó bản chất
4


vẫn giữ ngun. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là bản chất luôn giữ
nguyên như cũ từ lúc ra đời cho đến lúc mất đi. Bản chất cũng biến đổi,
nhưng là biến đổi rất chậm so với hiện tượng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận.
Như V.I.Lênin đã viết: "Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ
hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản
chất cấp hai, vv... cứ như thế mãi", nên qua tìm hiểu cặp phạm trù bản chất và
hiện tượng ta rút ra được các kết luận sau: Trong hoạt động nhận thức, để hiểu
đầy đủ và đúng đắn về sự vật, phải đi sâu tìm hiểu bản chất, khơng chỉ dừng
ở hiện tượng, bởi bản chất là cái ở bên trong hiện tượng. Còn trong hoạt động
thực tiễn cần dựa vào bản chất chứ khơng phải dựa vào hiện tượng.
Bên cạnh đó, khi kết luận về bản chất của sự vật, cần tránh những nhận

định chủ quan, tùy tiện. Vì bản chất tồn tại một cách khách quan ngay ở trong
bản thân sự vật nên chỉ có thể tìm ra bản chất sự vật ở bên trong chính sự vật
ấy chứ khơng thể ở bên ngồi nó.
Ngồi ra, bản chất khơng tồn tại thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra ngồi
thơng qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm ra cái bản
chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng. Cần lưu ý, trong quá trình nhận
thức bản chất của sự vật phải xem xét nhiều hiện tượng khác nhau từ nhiều
góc độ khác nhau. Và đặc biệt, để cải tạo sự vật phải thay đổi bản chất của nó
chứ khơng chỉ thay đổi hiện tượng. Bởi thay đổi được bản chất thì hiện tượng
sẽ thay đổi theo. Có thể thấy, đây là một q trình vơ cùng phức tạp, do đó
cần kiên nhẫn, khơng chủ quan, nóng vội và hết sức thận trọng khi kết luận về
bản chất của sự vật.
Như vậy, ta thấy cặp phạm trù bản chất và hiện tượng là một cặp phạm trù
quan trọng, thể hiện tính khoa học và đúng đắn. Xuất phát từ các đặc điểm
của chúng, mỗi chúng ta cần nhìn nhận các vấn đề một cách khách quan, khoa
học thơng qua tìm hiểu đầy đủ, tồn diện các hiện tượng bên ngồi. Từ đó đưa
ra các kết luận, nhận thức đúng đắn về bản chất bên trong của sự vật, hiện
tượng.

5


II – ĐẶT VẤN ĐỀ: QUÁ TRÌNH HỌC TẬP RÈN LUYỆN GẶP NHIỀU
KHÓ KHĂN CỦA NHỮNG SINH VIÊN NĂM NHẤT CÓ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CHƯA TỐT.
Bước vào cánh cổng Đại học, có những bạn sinh viên có thể làm quen
ngay với môi trường và đạt kết quả tốt. Nhưng bên cạnh đó, cũng có khơng ít
bạn sinh viên chưa thể hịa nhập được với mơi trường mới hay chưa tiếp cận
được với phương pháp giảng dạy và học tập mới nên kết quả học tập trong
những kỳ học đầu chưa cao. Khó khăn trong việc thích nghi với mơi trường

và phương pháp học tập mới ở đại học là vấn đề mà bất cứ tân sinh viên nào
cũng gặp phải, bởi lẽ học tập ở đại học và trung học là khơng giống nhau.
Trong mỗi cấp học, đều sẽ có lượng kiến thức, phương thức giảng dạy của
thầy cô, phương pháp học của sinh viên và học sinh, tiêu chuẩn đánh giá việc
tiếp thu học tập cũng khác nhau. Bởi vậy rất khó để sinh viên năm nhất có thể
thích nghi một cách nhanh chóng và dễ dàng với một mơi trường học tập hồn
tồn mới. Sinh viên năm nhất phải đối mặt với rất nhiều khó khăn hay thử
thách mới như: Kiến thức các môn học quá rộng, không tìm kiếm được những
nguồn tham khảo uy tín. Việc cùng lúc phải tiếp nhận nhiều kiến thức mới,
khối lượng môn học, bài tập lớn và tân sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm
trong việc phân bổ thời gian một cách hợp lí cũng làm cho tân sinh viên gặp
nhiều trở ngại. Sự thay đổi lớn được diễn ra trong nhiều mặt khiến cho các
bạn tân sinh viên cảm thấy áp lực trước việc thích nghi với mơi trường mới ở
đại học.
Thực tế cho thấy, tồn tại một bộ phận lớn các bạn tân sinh viên vẫn chưa
có được thái độ học tập đúng đắn, chưa thích nghi được với mơi trường mới.
Sau khi bước vào ngưỡng cửa đại học, các bạn chưa chuẩn bị tâm lí sẵn sàng
cho một hành trình mới, để bản thân nghỉ ngơi quá lâu sau kì thi THPT quốc
gia. Từ đó dẫn đến tinh thần học tập, ý chí cầu tiến, chủ động tiếp thu kiến
thức mới bị giảm sút, mất đi. Không xác định rõ ràng mục tiêu, động cơ học
tập của bản thân từ đó mà phương pháp học tập cũng như những hoạt động
khác cũng không đạt được hiệu quả.

6


Bên cạnh đó, các bạn tân sinh viên vẫn cịn thiếu tính tự giác và chưa biết
cách sắp xếp, quản lý thời gian sao cho hợp lý. Khi còn học phổ thông, các
thầy cô giáo rất sát sao, tỉ mỉ với từng học sinh nhưng khi trở thành sinh viên,
bạn phải học cách tự chịu trách nhiệm cho mọi hành động của mình, bao gồm

cả việc tự học tập và tìm hiểu. Cùng với đó, việc học online cũng phần nào
khiến cho việc làm quen với việc học đại học trở nên khó khăn hơn do các
bạn khơng được tiếp xúc trực tiếp với mơi trường này. Đó chính là 1 trong
những yếu tố khiến sinh viên năm nhất choáng ngợp và chưa thể thích nghi
với mơi trường đại học một cách nhanh chóng, từ đó dẫn đến việc chưa biết
cách quản lý thời gian. Với suy nghĩ “ Nước đến chân mới nhảy” hay mình
cịn 3 - 4 năm để học đã khiến rất nhiều bạn bỏ lỡ khoảng thời gian thanh
xuân quý giá một cách lãng phí thay vì học tập, trải nghiệm, thiết lập các mối
quan hệ và hoàn thiện những kỹ năng mềm trong cuộc sống. Các bạn quên đi
rằng mục đích chính của việc học là để nâng cao tri thức của bản thân. Giá trị
cốt lõi của việc học tập cũng chính là để nâng cao năng lực chuyên môn của
bản thân. Để sau này, chúng ta có thể áp dụng những kiến thức chuyên môn
đã học vào những công việc thực tế, làm việc một cách hiệu quả, năng suất.
Vậy cặp phạm trù "bản chất - hiện tượng" của vấn đề trên là gì, được thể hiện
ra sao? Từ việc vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp
phạm trù này ta có thể đưa ra giải pháp như thế nào đối với việc sinh viên
năm nhất cịn gặp khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân?

III - VÂN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
CỦA CẶP PHẠM TRÙ BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN NĂM
NHẤT
7


Từ việc nghiên cứu nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm
trù “bản chất và hiện tượng”, ta có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa
phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của những sinh viên năm nhất
cịn đang gặp khó khăn, chưa thích nghi được với mơi trường mới.
So với chương trình học ở phổ thơng, thời gian giảng dạy và học từng môn

ở Đại học giảm xuống một cách đáng kể. Trong mỗi một năm học, hầu hết các
môn học phổ thơng sẽ kéo dài trong tồn bộ năm học đó, khoảng 35 tuần, vì
thế khối lượng kiến thức được chia dàn trải hơn khiến học sinh dễ dàng tiếp
nhận hơn. Ở Đại học một môn học chỉ kéo dài từ 5 đến 15 tuần. Khối lượng
kiến thức lớn được giảng dạy trong khoảng thời gian ngắn khiến sinh viên gặp
khơng ít những khó khăn trong năm đầu tiên, khi chưa thể thích nghi hồn
tồn với mơi trường đại học, chưa thể theo kịp bài giảng trên trường cũng như
phương thức học tập vô cùng khác so với trước đây. Bởi vậy nhiều sinh viên
năm nhất dần trở nên sao nhãng trong việc học, điểm số bị ảnh hưởng trực
tiếp dẫn đến thái độ tiêu cực được thể hiện rõ ràng qua các hiện tượng sau:
Khơng tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong các giờ học; ngại hỏi, ngại
trao đổi với giảng viên cũng như các sinh viên khác; khơng hồn thành tốt các
bài tập được giao;… Để rồi dần dần mất đi niềm yêu thích, sự hứng thú với
việc học; băn khoăn về sự lựa chọn của bản thân khi bước vào cánh cửa đại
học mà có thể đưa ra những quyết định sai lầm như bỏ học giữa chừng,...
Sự vận động và phát triển của từng sự vật, hiện tượng được quy định bởi
bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Bản chất của việc sinh viên năm nhất gặp
phải những khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập và rèn luyện của mình
nằm ở việc chưa tiếp thu được kiến thức một cách đúng và đủ cũng như
phương pháp học tập chưa hiệu quả hay ý thức, thái độ học tập còn kém.
Những kiến thức ấy được tiếp nhận không chỉ qua sách vở, qua thầy cơ mà
cịn qua những hoạt động ngoại khóa, qua việc tham gia các câu lạc bộ trong
và ngồi trường để giao lưu học hỏi; tự mình tìm hiểu, chủ động tích luỹ
những tri thức mới;... Những kiến thức và kinh nghiệm ấy được tiếp thu ra
sao, ở mức độ như thế nào sẽ được thể hiện qua kết quả học tập (hiện tượng)
sau mỗi kỳ thi, cụ thể qua điểm số, số hạng, thành tích: Kết quả tốt đồng
nghĩa với việc sinh viên tiếp thu kiến thức tốt, giao tiếp tốt, tự tin khi phát
8



biểu ý kiến và ngược lại, kết quả chưa tốt nghĩa là phần nhiều lượng kiến thức
ấy chưa được tiếp thu và sinh viên vẫn còn thụ động trong việc học tập của
bản thân. Nếu sinh viên dành quá ít thời gian cho việc học, kết quả sẽ bị ảnh
hưởng xấu, và nếu sinh viên dành toàn bộ thời gian của mình cho học tập
(nghĩa là học tập thiếu khoa học), không những gây tác động xấu tới sức khỏe
mà còn mất đi cơ hội giao lưu, học hỏi những kiến thức khơng thể tìm thấy
trên sách vở, dần khép mình với mơi trường bên ngồi từ đó đem lại những
kết quả không như mong muốn. Qua đây ta thấy được, bản chất bao giờ cũng
biểu hiện qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là biểu hiện của bản
chất.
Giữa bản chất và hiện tượng luôn tồn tại sự thống nhất cũng như tính mâu
thuẫn của sự thống nhất. Giữa bản chất và hiện tượng của quá trình học tập và
rèn luyện của sinh viên năm nhất cũng tương tự như vậy.
Sự thống nhất trong quá trình học tập và rèn luyện được thể hiện qua việc
sinh viên phải có kiến thức đúng mới có thể đạt kết quả tốt, phải có kinh
nghiệm đủ mới có thể vận dụng hiệu quả. Khơng yếu tố nào có thể tồn tại một
cách thuần tuý khi thiếu bản chất, chỉ có hiện tượng và ngược lại, chỉ có bản
chất mà khơng có hiện tượng. Muốn đạt điểm giỏi, thứ hạng cao thì phải trang
bị, tích luỹ được vốn kiến thức nhất định, dành được lượng thời gian cân đối
với phương pháp học hợp lý, khoa học chứ không thể ngẫu nhiên đạt được
thành tích tốt mà khơng nhờ tới một q trình dài trau dồi, học hỏi. Qua đây,
ta có thể thấy sự thống nhất giữa việc sinh viên có kết quả không tốt với việc
sinh viên chưa tiếp thu đúng, đủ kiến thức của từng mơn học trong q trình
học tập và rèn luyện của một số sinh viên năm nhất. Bởi không hiểu hết được
bản chất của kiến thức, không nắm rõ được nội dung của bài học nên không
thể theo kịp bài giảng trên trường, không thể áp dụng vào các bài tập thực
hành từ đó dẫn đến kết quả học tập kém. Không chỉ kết quả học tập ảnh
hưởng mà niềm yêu thích, hứng thú với học tập hay thái độ, ý thức học tập
cũng chịu ảnh hưởng lớn. Từ đó, ta càng có thể khẳng định bất kỳ bản chất
nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng ở mức độ dù ít hay

nhiều. Đã khơng nắm chắc nội dung bài học lại khơng có phương pháp học
tập phù hợp, thái độ học tập kém nên kết quả học tập ngày một tụt dốc (hiện
9


tượng). Hơn thế nữa, bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua những hiện
tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức
độ nào đó nhiều hoặc ít.
Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất cịn tồn tại tính mâu thuẫn của sự thống
nhất mà như Các Mác từng nói “Nếu hiện tượng và bản chất của sự vật là
nhất trí với nhau thì tất thảy khoa học sẽ trở nên thừa” bởi cùng một bản chất
có thể biểu hiện ra ngồi bằng vơ số hiện tượng khác nhau. Sinh viên có vốn
kiến thức đúng, đủ nhưng lại có những trường hợp hi hữu khơng đạt được kết
quả cao, thành tích tốt như mong muốn. Ngược lại, có những sinh viên khơng
có vốn kiến thức đúng, đủ nhưng vẫn có khả năng, dù là rất nhỏ, đạt điểm tốt
nhờ những hành vi gian lận trong thi cử, hay là may mắn nhờ học tủ, may
mắn khi “khoanh bừa” trong bài làm trắc nghiệm. Bởi vậy cho nên không
phải lúc nào hiện tượng cũng thể hiện bản chất một cách y nguyên như bản
chất vốn có. Những kiến thức, kinh nghiệm ấy như đã nói khơng phải lúc nào
cũng được thể hiện trọn vẹn, tồn diện bởi điểm số đơi khi chỉ có thể phản
ánh được phần nào chất lượng học tập của từng sinh viên.
Trong khi một số sinh viên năm nhất gặp trở ngại, khó khăn trong việc
theo kịp tiến độ bài giảng, tiếp thu trọn vẹn lượng kiến thức mới một cách
đúng, đủ nhưng lại có thái độ học tập vơ cùng kém: khơng tự mình cố gắng,
nỗ lực trong học tập; không đặt ra mục tiêu, động lực để khắc phục hạn chế
của bản thân; không chịu học hỏi, thay đổi phương pháp học tập phù hợp;...
Tuy nhiên, ngược lại với những bạn sinh viên trên, có những sinh viên năm
nhất dù cũng gặp trở ngại, khó khăn tương tự nhưng luôn cố gắng, nỗ lực thay
đổi: xác định những vấn đề của bản thân để tìm cho mình cách học hiệu quả
nhất, để đặt ra mục tiêu phấn đấu cũng như giải pháp cho từng vấn đề… Dù

thế nào cũng vẫn luôn nỗ lực không ngừng trong việc học tập và rèn luyện
của bản thân. Việc ngại tìm hiểu những điều mới là một sự cản trở rất lớn đối
với việc học tập. Đối với những sinh viên năm nhất, việc thay đổi môi trường
học tập là điều khó khăn nhất nên sinh viên cần phải tìm cách học mới phù
hợp và hiệu quả với bản thân thì mới có thể học tốt được.

10


Có những sinh viên dù chưa hiểu bài hay chỉ mới hiểu bề mặt bản chất
nhưng lại ngại hỏi thầy cô, ngại hỏi bạn bè để hiểu sâu rộng vấn đề hơn.
Ngược lại, có những sinh viên lại rất hăng hái phát biểu, hỏi bài thầy cô hoặc
trao đổi với bạn bè để có thể biết rõ hơn về kiến thức mới, về bài học chưa
hiểu.
Có những sinh viên học chưa tốt nhưng lại đưa ra những lời bao biện như:
nhà có nhiều việc, bận đi làm thêm, bận những công việc ở câu lạc bộ,... mà
không chịu cố gắng cũng như cân đối giữa việc học và những vấn đề khác.
Ngược lại, những sinh viên học khá, giỏi lại có thể cân đối giữa việc học với
những vấn đề riêng; có thể sắp xếp thời gian hợp lý để hồn thành mọi việc
mà khơng hề than phiền.
Bản chất là cái bên trong còn hiện tượng là những thứ được thể hiện ra
bên ngoài. Việc sinh viên học tốt hay không tốt (bản chất) là cái ở bên trong
họ, được thể hiện thơng qua kết quả học tập, q trình học tập và rèn luyện
của sinh viên đó (hiện tượng).
Bản chất là cái ln ổn định, ít biến đổi cịn hiện tượng thường xuyên biến
đổi. Từ việc chưa tốt đến học tốt là cả một q trình, có thể thấy sự biến đổi
của nó khá chậm nhưng việc sinh viên đó chăm học hay là lười, ln tìm tịi
học tập hay chỉ ăn chơi,.. luôn biến đổi không ngừng trong quá trình học của
sinh viên.
Trong quá trình phát triển của một đối tượng, bản chất sẽ biến đổi tạo ra sự

chuyển hóa của đối tượng từ dạng này sang dạng khác, khiến cho các phương
pháp được áp dụng vào dạng bản chất cũ hơn cũng phải thay đổi bằng các
phương pháp mới, phù hợp với bản chất đã thay đổi. Áp dụng vào quá trình
học tập và rèn luyện của sinh viên năm nhất nói riêng và sinh viên nói chung,
có thể thấy rằng:
Đầu tiên, khi sinh viên có kết quả học tập chưa tốt thì phải xem lại ngay
bản thân đang gặp những vướng mắc, hạn chế nào để có thể thay đổi phương
pháp học tập phù hợp hơn, chấn chỉnh ý thức học tập nghiêm túc hơn. Nếu
trong suốt quá trình học sinh viên ngại hỏi, ngại bày tỏ ý kiến, ngại trao đổi
11


trực tiếp với giáo viên khiến kết quả học tập bị ảnh hưởng thì thái độ học tập
phải tích cực hơn, hăng hái hơn trong việc hỏi và trả lời các câu hỏi. Nếu sinh
viên lười học, dành quá nhiều thời gian cho những vấn đề cá nhân thì phải căn
chỉnh thời gian cho hợp lý hơn để không ảnh hưởng tới kết quả học tập mà
vẫn có thể cân đối thời gian cho các cơng việc khác. Hay có những bạn sinh
viên dành phần lớn thời gian để học nhưng lại áp dụng sai phương pháp học
tập, thiếu logic khiến q trình tiếp thu bài cịn chưa tới, hiểu sai hoặc thậm
chí khơng biết cách áp dụng kiến thức lý thuyết để thực hành thì phải thay đổi
phương pháp học sao cho phù hợp với bản thân cũng như các vấn đề bản thân
còn đang mắc phải để dần khắc phục, hồn thiện hơn như: đọc hiểu giáo
trình,tài liệu trước và sau mỗi buổi học, chú ý lắng nghe bài giảng trên lớp
hay tìm tới sự giúp đỡ của giảng viên hay các sinh viên khác về những vấn đề
còn chưa tường tận…
Thứ hai, một số sinh viên, đặc biệt với sinh viên năm nhất có tâm lý “nghỉ
ngơi, thư giãn” sau một q trình dài ơn tập, chuẩn bị cho Kì thi Trung học
phổ thơng Quốc gia để rồi trượt dài trong sự thụ động, lười biếng mà dần dần
bỏ qn chính mình với những phấn đấu, nỗ lực của trước đây. Bởi vậy cho
nên phải luôn nghiêm khắc với bản thân, đặt ra mục tiêu cũng như phương

pháp học tập hiệu quả cùng ý thức, thái độ nghiêm túc.
Cũng có những sinh viên sau một thời gian học tập dù đạt được kết quả
cao như mong muốn nhưng bắt đầu có biểu hiện sức khỏe kém như: sụt cân,
hay buồn ngủ, mệt mỏi, mỏi mắt, đau lưng, nhức vai,... do học quá nhiều mà
không chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe của mình. Những sinh viên có hiện
tượng như vậy thì cần phải cân đối giữa việc học với vấn đề sức khỏe của bản
thân Cuối cùng, những sinh viên còn ngại giao lưu, làm quen với mơi trường
mới cũng phải có những thay đổi trong quá trình rèn luyện bản thân: rèn sự tự
tin, năng động với tâm thế sẵn sàng học hỏi, sẵn sàng tham gia các hoạt động
ngoại khóa,…
Cuối cùng, sinh viên cần tránh những nhận định chủ quan, tuỳ tiện bởi quá
trình nhận thức về bản chất và hiện tượng của vấn đề là vơ cùng phức tạp.
Khơng nên chỉ vì điểm số, kết quả thấp (một phần của hiện tượng) mà đưa ra

12


kết luận cho rằng bản thân khơng có khả năng cải thiện, khơng cịn phù hợp
với việc họp tập. Việc đưa ra nhận định tuỳ tiện như vậy có thể khiến sinh
viên dần buông bỏ, thờ ơ rồi mất niềm tin vào chính mình, ảnh hưởng trực
tiếp tới tương lai sau này. Bởi vậy, sinh viên năm nhất dù đối mặt với khó
khăn nào cũng cần phải giữ cho mình sự kiên nhẫn, khơng chủ quan, nóng vội
và hết sức thận trọng khi đưa ra kết luận về bản chất của vấn đề. Ln để bản
thân có cái nhìn tồn diện ở mọi hiện tượng khách quan rằng: không chỉ qua
điểm số có thể đánh giá khả năng mà cịn qua ý thức, thái độ học tập để từ đó
phát huy những điểm còn chưa tốt.

13



KẾT LUẬN
Tổng kết lại, chúng ta đã tìm hiểu về quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
về cặp phạm trù: “bản chất và hiện tượng” thông qua khái niệm, mối quan hệ
biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận. Qua đó ứng dụng cặp phạm trù ấy
để đưa ra cách giải quyết một vấn đề của thực tiễn là việc học tập và rèn luyện
của sinh viên năm nhất hiện nay.
Ta có thể thấy, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cặp phạm trù “bản
chất và hiện tượng” được đề cập đến ở nhiều góc cạnh và mức độ khác nhau,
rất thực tế và linh hoạt. Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng, ví dụ:
“Khơn ngoan hiện ra nét mặt, què quặt hiện ra chân tay”. Nét mặt là hiện
tượng biểu hiện cho bản chất khôn ngoan. Không chỉ có vậy, bản chất với
hiện tượng thường thống nhất nhau, chẳng hạn: “Chim khơn hót tiếng rảnh
rang/Người khơn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Tuy nhiên, cũng có khi hiện
tượng mâu thuẫn, giả tạo với bản chất, ví như: “Miệng nam mơ, bụng bồ dao
găm”. Trong nhận thức, có thể căn cứ vào hiện tượng để suy luận về bản chất
sự vật: “Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác, đàn ông không biết buộc
lạt là đàn ông hư”. Thế nhưng, cũng đừng vội vàng trông mặt mà bắt hình
dong một cách chắc chắn, tất yếu vì nhiều khi hiện tượng phản ánh sai lệch
bản chất. Do vậy, đừng thấy đỏ đã nhanh kết luận là chín, khơng phải tất cả
những gì lấp lánh đều là vàng mà nên có nhiều thời gian trải nghiệm xem xét
cẩn thận, phải: “Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết lòng người dở
hay”. Từ những kiến thức ấy, chúng em đã vận dụng cặp phạm trù “bản chất
và hiện tượng” vào việc nhận thức và đưa ra giải pháp phù hợp để giải quyết
vấn đề khó khăn trong học tập, rèn luyện của sinh viên năm nhất hiện nay
đồng thời rút ra những bài học quý giá cho chính mình.
Do trình độ kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế nên trong q trình tìm
hiểu và hồn thành vẫn cịn thiếu sót. Bởi vậy, chúng em mong nhận được
những lời nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của cô để rút ra những điểm
không phù hợp từ đó thay đổi để hồn thiện hơn.


14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2021, Giáo trình Triết học Mác – Lênin: Dành cho hệ đại học không chuyên
Lý luận chính trị, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

15


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Ngày: 15/01/2022

Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm: 5

Lớp: 4626

Tổng số sinh viên của nhóm: 11
+ Có mặt: 11
+ Vắng mặt: 0

Có lý do:...............Khơng lý do:..................

Tên bài tập: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù: “bản
chất và hiện tượng”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của
thực tiễn.


Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc
thực hiện bài tập nhóm.
Kết quả như sau:

STT

MSSV

Họ và tên

Đánh
giá của
SV
A B C

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

462644
462645

462646
462647
462648
462649
462650
462651
462652
462653
462654

Đánh giá của giáo viên
Kí tên
Điểm số

Điểm
chữ

GV ký
tên

Đỗ Thị Phương Thảo
X
Thảo
Nguyễn Thị PhươngThảo X
Thảo
Lê Thị Minh Thu
X
Thu
Phạm Thu Thủy
X

Thủy
Đỗ Anh Thư
X
Thư
Nguyễn Ngọc Thứ
X
Thứ
Hà Trang
X
Trang
Trịnh Hoàng Hương Trang X
Trang
Tống Duy Tùng
X
Tùng
Nguyễn Bảo Vi
X
Vi
Trần Khang Vinh
X
Vinh
- Kếết qu ảđi m
ể bài viếết:
Hà Nộ i, ngày 15 tháng 01 năm 2022
+ Giáo viến chấếm th ứnhấết:...............................
Trưởng nhóm
+ Giáo viến chấếm thứ hai:.................................
Tùng
15



- Kếết qu ảđi ểm thuyếết trình:..............................
- Giáo viến cho thuyếết trình:.............................
- Đi mểkếết lu n
ậ cuốếi cùng
Giáo viến đánh giá cuốếi cùng:..........................

15

Tốếng Duy Tùng



×