Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

Đề tài: Côn trùng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 35 trang )


MỞ ĐẦU
Trong tự nhiên không một lớp động vật nào có thể sánh với lớp côn trùng về mức
độ phong phú đến kì lạ về thành phần loài. Các nhà khoa học ước tính lớp côn
trùng có tới 8-10 triệu loài với khoảng một triệu loài đã biết. Chúng có mặt khắp
nơi và can dự vào mọi quá trình sống trên hành tinh của chúng ta, trong đó có đời
sống con người.
Vừa là bạn, vừa là thù , côn trùng là một phần không thể thiếu và không thể tách
rời với đời sống con người và sự sống trên trái đất.

NỘI DUNG
I-GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔN TRÙNG
II-BỘ MÁY SINH DỤC CỦA CÔN TRÙNG
III-QUÁ TRÌNH TẠO GIAO TỬ
IV-QUÁ TRÌNH THỤ TINH
V-QUÁ TRÌNH PHÂN CẮT TRỨNG
VI-QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI
VII-QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HẬU PHÔI.
VIII-KẾT LUẬN

I-GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔN TRÙNG
1.Vị trí lớp côn trùng trong ngành Chân đốt
-Vị trí: Lớp Côn trùng thuộc Lớp Chân đốt, phân ngành có khí quản

-Đa dạng về thành phần loài, ước tính 8-10 triệu trong đó đã
biết 1 triệu loài, chiếm tơi 78% số loài của toàn bộ giưới
động vật đã biết trên trái đất. Số lượng cá thể lớn có đến tỷ
tỷ cá thể(Theo C.B Willam, 1997)
-Vai trò: to lớn đối với con người và sự sống trên hành tinh.
Theo thống kê, nhóm sâu bọ có chiếm chưa đến 10% tổng số
loài côn trùng, còn hơn 90% số loài còn lại có lợi trực tiếp


hoặc gián tiếp.

+Cơ thể phân đốt dị hình và chia làm 3 phần rõ rệt là: đầu, ngực,
bụng.
+Đầu mang một đôi râu đầu, 1 đôi mắt kép, 2 -3 mắt đơn và bộ
phận miệng.
2.Đặc điểm sinh học nổi bật để phân biệt với các lớp chân đốt khác là:
+Ngực gồm 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân. Ở phần lớn côn
trùng trưởng thành trên đốt ngực giữa và đốt ngực sau mang 2 đôi
cánh.
+Bụng gồm nhiều đốt không mang cơ quan vận động ở phía cuối có lỗ
hậu môn, cơ quan sinh dục ngoài và lông đuôi.
+Hô hấp bằng hệ thống khí quản.
+Cơ thể được bao bọc bởi một lớp da cứng với thành phần đặc trưng
là chất kitin

II. BỘ MÁY SINH DỤC CỦA CÔN TRÙNG
A. Cấu tạo chung; B.Mặt cắt tinh hoàn
1.Tinh hoàn; 2.Ống dẫn tinh; 3.Túi chứa tinh; 4. Tuyến phụ; 5.
Ống phóng tinh; 6. Thân dương cụ; 7.Ống tinh.
1.Bộ máy sinh của con đực

2.Bộ máy sinh sản của con cái
A.Cấu tạo chung; B.Cấu tạo một ống trứng
1.Dây treo buồng trứng; 2.Buồng trứng; 3. Đài buồng trứng; 4.Ống dẫn
trứng; 5. Ống dẫn trứng chung; 6.Xoang sinh dục cái; 7. Túi cất tinh;
8.Tuyến túi cất tinh; 9.Tuyến phụ; 10. Màng bao ống trứng; 11. Tế bào
hình thành trứng; 12. Quả trứng đã hình thành.

III. QUÁ TRÌNH TẠO GIAO TỬ

1. Sự sinh trứng ở côn trùng
- Ở côn trùng có nhiều kiểu sinh trứng nhưng phần lớn các
nghiên cứu tập trung trên sự sinh trứng dinh dưỡng đoạn
(meroistic oogenesis).
- Ở ruồi giấm mỗi noãn nguyên bào nguyên phân bốn lần tạo
ra một dòng (clone) gồm 16 tế bào nối với nhau bởi các kênh
vòng (ring canal). Các tế bào này được gọi là tế bào túi
(cystocytes). Chỉ một trong hai tế bào có 4 kênh nối với các tế
bào khác mới có khả năng phát triển thành tế bào trứng, tất cả các
tế bào khác trở thành tế bào nuôi dưỡng (nurse cell). Khi duỗi
ra, tế bào trở thành trứng sẽ nằm ở phần ngọn sau cùng của
buồng trứng. Tuy nhiên, do các tế bào nuôi dưỡng vẫn nối với tế
bào trứng qua cầu tế bào chất nên toàn bộ phức hệ vẫn được xem
là một trứng

Sự sinh trứng dinh dưỡng đoạn ở ruồi giấm Drosophila
(A) Hình vẽ một buồng trứng trưởng thành.
(B) Sự phân chia của các nguyên bào (cystoblast) tạo thành các tế
bào túi. Cầu liên bào (fusome) được duy trì sẽ tăng trưởng qua các
kênh vòng về các tế bào con. Tế bào 1 trở thành tế bào trứng.

2.Sự sinh tinh trùng
Phần lớn côn trùng đực có một đôi tinh hoàn tách rời nhau, chỉ có
một số ít loài đôi tuyến sinh dục này nhập làm một. Mỗi tinh hoàn
có nhiều ống tinh, ở đây các tế bào sinh dục đực nguyên thủy phát
triển thành tinh trùng.

IV. SỰ THỤ TINH
- Con cái thụ tinh và dự trữ tinh trùng trong một thời gian dài
trong túi nhận tinh nằm gần tử cung.

- Miệng túi nhận tinh có một cơ thắt, khi cơ thắt co tinh trùng
không ra được, khi cơ thắt giãn tinh trùng đi xuống tử cung.
-
Khi con cái đẻ trứng, nếu trứng đi qua tử cung gặp tinh trùng
thì quá trình thụ tinh xảy ra.

micro
pyle
-
Trứng của côn trùng được bao bọc bởi
lớp protein bảo vệ gọi là màng đệm
chorion. Trên màng chorion có các vi lỗ
gọi là aeropyle cho phép sự trao đổi CO2
và O2. Phía trước phần cuối của màng
chorion có cấu trúc gọi là micropyle cho
phép tinh trùng đi vào trứng.
-
Tinh trùng bơi hướng đến micropyle.
Tinh trùng nào đến vị trí đó đầu tiên sẽ
tiêm nhân của chúng vào trứng. Nhân của
trứng và nhân tinh trùng sẽ kết hợp tạo
thành hợp tử lưỡng bội. Quá trình thụ tinh
kết thúc.

V. SỰ PHÂN CẮT TRỨNG
Hầu hết trứng côn trùng trải qua sự phân cắt bề mặt, khối noãn
hoàn lớn ở trung tâm giới hạn sự phân cắt đến mép tế bào chất
trứng. Một trong những đặc điểm thú vị nhất của kiểu phân cắt
này là các tế bào không được hình thành mãi đến sau khi nhân
phân chia.


-
Các nhân này se di chuyển ra phía ngoài của trứng(Tại đây sự nguyên
phân tiếp tục với tốc độ chậm hơn).
-
Trong lần phân bào thứ 9, khoảng 5 nhân đi đến bề mặt cực sau của
phôi, thành lập màng tế bào và trở thành tế bào cực.
- Nhân hợp tử trải qua nhiều lần nguyên phân trong phần
trung tâm của trứng.
- Sau 8 lần nguyên phân đầu tiên, mỗi lần trung bình 8 phút,
đã tạo ra 256 nhân.
- Phần lớn các nhân khác đi đến phía ngoài của phôi ở lần phân chia
thứ 10 và trải qua 4 lần phân chia nữa với tốc độ chậm hơn.
- Trong suốt giai đoạn nhân phân chia, phôi được gọi là phôi bì hợp
bào (syncytial blastoderm)
- Mặc dù nhân phân chia trong một tế bào chất chung nhưng mỗi
nhân đều có một ít protein trong bộ xương tế bào của riêng chúng.
Khi các nhân đi đến vùng ngoại biên của trứng, mỗi nhân được bao
quanh bởi các vi ống và các vi sợi. Nhân và tế bào chất của riêng
chúng được gọi là thể hoạt chất (energid).
Sau chu kỳ thứ 13, màng nguyên sinh của trứng cuộn về phía
trong giữa các nhân, ngăn chia mỗi nhân thành một tế bào riêng.
Quá trình này tạo ra phôi bì gồm một lớp tế bào bao quanh lõi
noãn hoàng của trứng.

Sự hình thành tế bào phôi bì
-
Sự hình thành phôi bì tế bào bao
gồm sự tác động qua lại giữa vi ống
và vi sợi

-
Giai đoạn đầu tiên của tạo tế bào
phôi bì được đặc trưng bởi sự lõm
vào của màng tế bào và mạng lưới vi
sợi actin cơ sở của chúng vào trong
vùng giữa nhân để hình thành nên
các rãnh.
-
Sau khi các rãnh đã vượt qua pha
nhân, pha thứ hai của tế bào diễn ra.
Ở đây, tốc độ của sự lõm vào tăng
lên, và phức hệ màng - actin bắt đầu
thắt lại ở nơi sẽ là phần cuối của tế
bào cơ sở
Ở Drospphila, phôi bì tế bào gồm
có khoảng 6000 tế bào và được
hình thành trong 4 giờ của sự thụ
tinh

III. QUÁ TRÌNH PHÔI Vị HÓA
1.Sự phát sinh hình thái phôi ruồi giấm
Sự phát sinh hình thái
phôi là quá trình từ một tế
bào trứng đơn độc thụ
tinh trở thành phôi đa bào
với mô cấu trúc và những
tế bào/cơ quan chuyên
hóa. Quá trình này xảy ra
thông qua sự thay đổi
hình dạng và sự chuyển

động phức tạp của tế
bào.
Đầu tiên trứng thụ tinh
phân chia nhiều lần và
tạo thành quả cầu tế bào
rỗng (phôi nang). Phần
cuối phía sau của phôi di
cư lên và ngang qua
phần đỉnh (bề mặt lưng)
của phôi trong một quá
trình gọi là sự mở rộng
dải mầm, mà chịu trách
nhiệm chính phân phát
những loại tế bào đặc
trưng đến vùng trước của
phôi.
Sau khi quá trình này
hoàn thành, quá trình
đảo ngược (gọi là sự
co rút giải mầm) xảy ra
để lại một lỗ mở rộng
trên mặt lưng của phôi.
Sự đóng kín lưng sau đó
diễn ra để khép lỗ bởi
sự lan phủ của những tế
bào biểu mô xung
quanh ngang qua các tế
bào màng ối
(amnioserosa), mà che
phủ lỗ lưng. Ở điểm

này, phôi đã hoàn thành
sự phát sinh phôi và sẵn
sàng để tạo kén

A Sơ đồ của toàn bộ phôi cho thấy vị trí
của mầm trung bì, nội bì và ngoại bì.
Ở giai đoạn phôi bì (khoảng 3 giờ của sự
phát triển ở 25
0
C) những mầm nằm ở bề
mặt phôi .
15 phút sau trung bì tương lai đã hình
thành nên một rãnh cắt trên mặt bụng
của phôi.
Một vài phút sau, phần phía sau của nội
bị đã lõm vào và dãi mầm đã bắt đầu
kéo dài trên mặt lưng của phôi.
Khoảng chừng 15 phút sau, sự bắt đầu
của phôi vị hóa đã được che phủ hoàn
toàn và bắt đầu lan ra để hình thành lớp
tế bào đơn độc

Khi mà bên trong phôi, mầm trung bì mất cấu trúc biểu mô của nó và
phân tán thành những tế bào đơn độc phân chia, gắn liền với ngoại bì
và di cư ra trên ngoại bì để hình thành nên một lớp tế bào đơn độc. Nội
bì trước lõm vào cùng với trung bì, như hầu hết phần trước của rãnh
bụng. Một vài phút sau đó, rãnh bụng bắt đầu lõm vào. Những thay đổi
của một loạt tế bào có hình dáng tương tự bắt đầu diễn ra trong mầm
nội bì sau. Những tế bào này cũng thắt lại ở phần đỉnh của chúng và
trở thành hình dạng cái nêm, và cuối cùng là lõm vào. Trong khi cùng

lúc đó, phần cuối phía sau của phôi bị đẩy bởi những sự chuyển động
tế bào ngoại bì độc lập. Nội bì sau vẫn còn biểu mô trong một giai đoạn
dài và chỉ phân tán thành những tế bào độc lập muộn hơn nhiều.
Những tế bào này sau đó sử dụng lớp tế bào trung bì như là nền để
hướng đến phần giữa của phôi, nơi mà chúng sẽ gặp những tế bào của
nội bì trước để hình thành lớp tế bào nội bì liên tiếp mà sau đó sẽ trở
thành biểu mô ruột.


V. Phát triển hậu phôi côn trùng
Có 3 kiểu phát triển hậu phôi của côn trùng. Bao gồm:
phát triển không qua biến thái, phát triển biến thái hoàn
toàn và biến thái không hoàn toàn
1.Các kiểu phát triển hậu phôi

Các kiểu phát triển của côn trùng.Sự lột xác được biểu diễn bằng mũi tên.A. Sựu phát triển
trực tiếp từ bọ bạc; B. Biến thái không hoàn ở gián; Biến thái hoàn toàn ở bướm.

- Phát triển không biến thái: một số ít côn trùng như bọ đuôi bật
(springtail) hay thiêu thân (mayfly) phát triển trực tiếp không qua biến
thái. Những côn trùng này có một giai đoạn trước nhộng (pronymph)
mang những cấu trúc cho phép chúng chui ra khỏi trứng. Sau giai đoạn
chuyển tiếp rất ngắn này, côn trùng trông giống như cơ thể trưởng
thành, sau mỗi lần lột xác chúng chỉ tăng lên về kích thước

- Biến thái không hoàn toàn (châu chấu, rệp, chuồn
chuồn ): sau một thời gian rất ngắn ở giai đoạn trước
nhộng, con non đã hao hao con trưởng thành tuy chưa có
mầm cánh và cơ quan sinh dục sơ cấp. cứ sau mỗi lần lột
xác, sai khác này giảm dần cho đến khi giống con trưởng

thành. Số lần lột xác thường là 4 -5 lần tùy loài.

- Biến thái hoàn toàn (bướm, ruồi, bọ cánh cứng ): ở các loài này
không có giai đoạn trước nhộng. ấu trùng nở từ trứng trải qua nhiều
lần lột xác và lớn dần lên. Thời gian giữa 2 lần lột xác gọi là “tuổi”
(khác nhau tùy loài). Sau tuổi cuối cùng, ấu trùng lột xác thành
nhộng. Trong suốt giai đoạn nhộng, các cấu trúc trưởng thành được
thiết lập thay thế cấu trúc của nhộng. cuối cùng, dạng trưởng thành
chui ra khỏi nhộng

2. Đặc điểm thời kì phát triển hậu phôi
a. Pha sâu non:
Khi phôi thai đã phát triển đầy đủ, sâu non mới được hình thành
sẽ tự thoát khỏi vỏ trứng để ra ngoài, hiện tượng này được gọi
là trứng nở. Để mở lối ra, những sâu non có miệng nhai như ở
bộ Cánh vẩy dùng hàm trên khoét thủng màng bọc phôi và vỏ
trứng, còn bọn có kiểu miệng chích hút như bọ xít lại dùng một
cấu tạo đặc biệt ở phần đầu, có sự hỗ trợ của áp lực máu để
làm bật nắp vỏ trứng theo một đường ngấn có trước.
Sau khi nở, sâu non thường tụ tập quanh ổ trứng một thời gian
ngắn, có khi còn ăn cả vỏ trứng để lấy thêm dinh dưỡng như
phần lớn sâu non bộ Cánh vẩy, trước lúc bò đi hoạt động theo
cách của từng loài.
Khi nở ra từ trứng, hình thái của sâu non rất khác nhau tuỳ theo
loài. Căn cứ vào đặc điểm phát triển của chân, sâu non côn
trùng có thể chia thành các loại hình sau đây.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×