Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hiệu lực phòng trừ của một số tác nhân đối kháng sinh học và hoạt chất hóa học đối với nấm Alternaria alternata gây bệnh đốm lá nha đam trong điều kiện in vitro và trong nhà màng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.14 KB, 8 trang )

Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 02(135)/2022

HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ CỦA MỘT SỐ TÁC NHÂN ĐỐI KHÁNG SINH HỌC
VÀ HOẠT CHẤT HÓA HỌC ĐỐI VỚI NẤM Alternaria alternata GÂY BỆNH ĐỐM LÁ
NHA ĐAM TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO VÀ TRONG NHÀ MÀNG
Trần

ị Quý1*, Hồ

ị Cẩm Nguyên1, Nguyễn

ị Nhã1

TÓM TẮT
Đốm lá nha đam do nấm Alternaria alternata gây ra, là một bệnh khá phổ biến ở các ruộng nha đam tỉnh
Ninh uận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và năng suất, dẫn đến giảm giá trị kinh tế của loài cây
này. Các tác nhân đối kháng sinh học (Trichoderma viride, Chaetomium cupreum, Bacillus subtilis) và hoạt chất
hóa học (Diniconazole, Metalaxyl M + Mancozeb, Mancozeb + Cymoxanil) đã được sử dụng để thử nghiệm
hiệu lực phòng trừ nấm Alternaria alternata trong điều kiện in vitro và trong nhà màng. Kết quả cho thấy,
Trichoderma viride và Chaetomium cupreum ức chế hoàn toàn sự sinh trưởng sợi nấm Alternaria alternata sau
7 ngày nuôi cấy trong điều kiện in vitro và trong điều kiện nhà màng, hiệu quả phòng trừ lần lượt đạt 60,52%
và 42,17%; Bacillus subtilis cho hiệu quả phòng trừ kém cả trong điều kiện in vitro và trong nhà màng. Hoạt
chất Diniconazole và tổ hợp Metalaxyl M + Mancozeb đều ức chế mạnh sinh trưởng sợi nấm trên môi trường
thạch; tương tự, trong điều kiện nhà màng cũng cho hiệu quả phòng trừ cao, đạt lần lượt 79,51% và 67,05% sau
14 ngày xử lý. Ngược lại, hỗn hợp Mancozeb + Cymoxanil trong điều kiện in vitro và nhà màng đều cho hiệu
quả phòng trừ thấp.
Từ khóa: Nha đam, đốm lá, Alternaria alternata, tác nhân đối kháng sinh học, hoạt chất hóa học trừ nấm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây nha đam (Aloe vera) hay còn gọi là cây lô
hội được nhiều người biết đến với tác dụng làm


đẹp, giải khát cũng như có nhiều cơng dụng trong y
học vì trong nhựa lá (gel trong suốt) có thành phần
các chất như 99% nước, pH = 4,5, polysaccharide,
glucomanna.
ành phần carbohydrate chủ yếu
trong gel của lá là acemannan, brady kininase chống
viêm, magnesium lactate giúp giảm ngứa và acid
salicilic cùng những hợp chất antiprostaglandin
rất cao (Josias, 2008), được dùng để sản xuất chất
kháng sinh (Asma et al., 2011), thuốc chống ung thư
(Naveena et al., 2011), chống loét (Sai et al., 2011),
điều hịa miễn dịch (Atul et al., 2011). Cùng với
những cơng dụng hữu ích và đặc tính chịu hạn tốt,
trong những năm gần đây cây nha đam được cơ cấu
vào các loại cây trồng sản xuất chính của tỉnh Ninh
uận. Sự xuất hiện các xí nghiệp, nhà máy lớn chế
biến nha đam làm thực phẩm nước giải khát, mỹ
phẩm, thuốc chữa bệnh, giá thành thu mua cao kéo
theo diện tích trồng cây nha đam tăng, đồng nghĩa
với việc đầu tư thâm canh cao, lạm dụng phân bón
hóa học, các loại phân hữu cơ truyền thống và hữu
cơ sinh học chưa được quan tâm sử dụng, dẫn đến
canh tác nha đam ở Ninh
uận xuất hiện nhiều
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
* Tác giả liên hệ: E-mail:
90

loại dịch hại nguy hiểm như đốm lá, khô ngọn (teo
đầu lá), thối nhũn ( i Nha Nguyen et al., 2021),

thối rễ và chết cây.

Hình 1. Bệnh đốm lá (Alternaria alternata) nha đam
tại Ninh uận

Đốm lá (do nấm Alternaria alternata gây ra)
là bệnh phổ biến làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng, năng suất và chất lượng nha đam, gây thiệt
hại lớn đến kinh tế của các vùng trồng nha đam tại
Ninh uận. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào
về sử dụng các tác nhân đối kháng sinh học, hóa
học để phịng trừ nấm A. alternata gây bệnh đốm
lá nha đam, kết quả nghiên cứu này là cơ sở để xây
dựng biện pháp tổng hợp quản lý bệnh hữu hiệu.


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 02(135)/2022

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Giống nha đam: Giống ái (mua tại Trung tâm
Giống cây trồng - Vật nuôi tỉnh Ninh uận).
Các tác nhân đối kháng sinh học: Bacillus subtillis
(Bionite WP), Chaetomium cupreum (Ketomium),
Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP); các hoạt
chất hóa học: Diniconazole 125 g/kg (Sumi-Eight
12.5 WP), 40 g/L Metalaxyl M + 640 g/L Mancozeb
(Ridomil Gold 68WG), Mancozeb 64% (w/w) +
Cymoxanil 8% (w/w) (Cuzate M8).
Môi trường PDA dùng để nuôi cấy nấm.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Tiến hành khảo sát hiệu lực phòng trừ của một
số tác nhân sinh học đối kháng với nấm A.alternata
gây bệnh đốm lá trên cây nha đam trong điều kiện
in vitro và trong nhà màng.
Trong điều kiện in vitro, sử dụng các tác
nhân sinh học đối kháng nấm bệnh gồm: Bacillus
subtillis (109 CFU/g), Chaetomium cupreum (1,5 ×
106 CFU/g), Trichoderma viride (16 × 106 CFU/g)
(Bảng 1). Sau khi đã pha chế phẩm theo các nồng
độ khác nhau được cho vào đĩa môi trường cấy
nấm (3 mL trải đều đĩa petri). Cắt chấm điểm ở
phần rìa tản nấm đã được ni cấy trên môi trường
PDA 3 - 5 ngày cấy vào tâm các đĩa mơi trường đã
trải chế phẩm. Sau đó cho vào tủ định ôn ở nhiệt độ
25°C. Quan sát sự phát triển của sợi nấm và đo kích
thước tản nấm sau 3, 5 và 7 ngày nuôi cấy.
Trong điều kiện nhà màng: í nghiệm bố trí
theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên (CRD) 1 yếu tố,
10 cây/nghiệm thức × 3 lần nhắc lại, theo dõi 5 lá
cố định/cây. Chọn các cây nha đam 5 tháng tuổi
có 9 - 10 lá, chiều cao đồng đều nhau. Lây bệnh
nhân tạo bằng cách dùng kim châm vào lá: Mỗi cây
chọn 5 lá nha đam đã thuần thục để gây vết thương,
dùng kim châm vào lá ở 3 vị trí khác nhau ở mặt
trên của lá (phần đầu, phần giữa và phần cuối bẹ
lá, mỗi vị trí dung kim châm nhẹ 10 cái sao cho
Tỷ lệ bệnh (%) =


vừa đủ gây vết thương trên bề mặt lá). Sau đó phun
dịch bào tử (nồng độ 104 bào tử/mL) nấm bệnh lên
lá nha đam đã gây vết thương. Sau khi thấy bệnh
xuất hiện thì tiến hành khảo sát hiệu lực phòng trừ
của các tác nhân đối kháng sinh học. Lựa chọn liều
phun của tác nhân đối kháng ở công thức ức chế sự
phát triển tản nấm hiệu quả nhất trong thí nghiệm
ở điều kiện in vitro, phun kép 2 lần: Lần đầu khi
thấy bệnh xuất hiện, lần thứ 2 cách lần đầu 7 ngày.
Bảng 1. Các tác nhân sinh học và liều dùng
TT

Tác nhân sinh học

Liều lượng

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Bacillus subtillis 109 CFU/g
Bacillus subtillis 109 CFU/g
Bacillus subtillis 109 CFU/g
Chaetomium cupreum 1,5 × 106 CFU/g

Chaetomium cupreum 1,5 × 106 CFU/g
Chaetomium cupreum 1,5 × 106 CFU/g
Trichoderma viride 16 × 106 CFU/g
Trichoderma viride 16 × 106 CFU/g
Trichoderma viride 16 × 106 CFU/g

0,2 g/L
0,3 g/L
0,4 g/L
1,25 mL/L
2,50 mL/L
3,75 mL/L
0,75 g/L
1,50 g/L
2,25 g/L

ử nghiệm hiệu lực phịng trừ nấm A. alternata
của các hoạt chất hóa học kháng nấm (Bảng 2) trong
điều kiện in vitro và trong nhà màng cũng tiến hành
tương tự như sử dụng các tác nhân sinh học.
Bảng 2. Các hoạt chất hóa học và liều dùng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

9

Hoạt chất hóa học

Liều lượng

Mancozeb 64% (w/w) + Cymoxanil 8% (w/w) 0,1 g/L
Mancozeb 64% (w/w) + Cymoxanil 8% (w/w) 0,2 g/L
Mancozeb 64% (w/w) + Cymoxanil 8% (w/w) 0,3 g/L
Diniconazole 125 g/kg
0,25 mL/L
Diniconazole 125 g/kg
0,50 mL/L
Diniconazole 125 g/kg
0,75 mL/L
40 g/L Metalaxyl M + 640 g/L Mancozeb
3 mL/L
40 g/L Metalaxyl M + 640 g/L Mancozeb
6 mL/L
40 g/L Metalaxyl M + 640 g/L Mancozeb
9 mL/L

2.2.2. Chỉ tiêu theo dõi
- Đường kính tản nấm (cm): eo dõi đường
kính tản nấm sau 3, 5 và 7 ngày sau cấy.

Tổng số lá bị bệnh
× 100 (theo QCVN 01-168:2014/BNNPTNT)
Tổng số lá điều tra


(N1 × 1) + (N3 × 3) + (N5 × 5) + ... + (Nn × n)
× 100 (theo QCVN 01-168:2014/BNNPTNT)
N×n
Trong đó: N1 là lá bị bệnh ở cấp 1; N3 là lá bị bệnh ở cấp 3; Nn là lá bị bệnh ở cấp n; N là tổng số lá điều tra; n là
cấp bệnh cao nhất (cấp 9).
Chỉ số bệnh (%) =

91


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 02(135)/2022

Đánh giá bệnh hại trên từng lá theo bảng phân
cấp từ cấp 1 đến 9 như sau:
Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại; Cấp 3: 1 đến 5%
diện tích lá bị hại; Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá
bị hại; Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại; Cấp
9: > 50% diện tích lá bị hại.
- Tính hiệu quả phịng trừ (%):
HQPT (%) = 1 -

Ta × Cb
Ca × Tb

(theo QCVN 01-168:2014/

)× 100 BNNPTNT)

Trong đó: Tb: CSB (%) ở cơng thức thuốc trước xử lý;
Ta: CSB (%) ở công thức thuốc sau xử lý; Ca: CSB (%) ở

công thức đối chứng trước xử lý; Cb: CSB (%) ở công thức
đối chứng sau xử lý.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1,
Excel.
2.3.

ời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời
gian từ 01/2019 đến tháng 12/2019 tại phịng thí
nghiệm Sinh học phân tử - Khoa Công nghệ sinh
học và khu thực nghiệm, Viện Sinh học Nông
nghiệp - Đại học Nguyễn Tất ành.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiệu lực phòng trừ của các tác nhân đối
kháng sinh học đối với nấm Alternaria alternata
gây bệnh đốm lá nha đam trong điều kiện in vitro
và trong nhà màng
Trong điều kiện in vitro, nấm gây bệnh đốm
lá nha đam (Alternaria alternata) bị ức chế sinh
trưởng khi nuôi cấy trong các môi trường có bổ
sung tác nhân đối kháng sinh học.
Sau 3 ngày xử lý, T. viride (16 × 106 CFU/g)
liều 2,25 g/L có khả năng ức chế sinh trưởng nấm
A. alternata mạnh nhất, đường kính tản nấm bé nhất
(1 cm). Sau 5 - 7 ngày xử lý, sợi nấm A. alternata
bị ức chế sinh trưởng hoàn toàn khi xử lý bằng

C. cupreum (1,5 × 106 CFU/g, liều lượng 1,25 - 1,75 mL/L)
và T. viride (16 × 106 CFU/g, liều lượng 0,75 - 2,25 g/L),
đường kính tản nấm khơng phát triển thêm so với
thời điểm sau 3 ngày nuôi cấy. B. subtillis (109 CFU/g)
ở các liều 0,2 - 0,4 g/L ức chế sinh trưởng sợi nấm
A. alternata kém (sợi nấm vẫn tiếp tục sinh trưởng
phát triển gần tương đương với đối chứng sau 5 - 7
ngày xử lý) (Bảng 3). Tiếp tục tiến hành thí nghiệm
trong điều kiện nhà màng cũng thu được kết quả
tương tự trong phịng thí nghiệm, sử dụng các công
thức đối kháng hiệu quả nhất của mỗi loại thuốc để
tiến hành thí nghiệm trong nhà màng.

Bảng 3. Đường kính tản nấm A. alternata trên các đĩa môi trường PDA bổ sung các tác nhân đối kháng sinh học
sau 3, 5 và 7 ni cấy
Nghiệm thức

Đường kính tản nấm (cm)
Sau 3 ngày cấy

Sau 5 ngày cấy

Sau 7 ngày cấy

ĐC (Không xử lý)

3,33a

5,20a


8,10a

Bacillus subtillis (109 CFU/g) liều 0,2 g/L

2,40b

5,00a

7,30b

Bacillus subtillis (109 CFU/g) liều 0,3 g/L

2,10bc

5,00a

7,10b

Bacillus subtillis (109 CFU/g) liều 0,4 g/L

2,20bc

4,00b

4,53c

Chaetomium cupreum (1,5 × 106 CFU/g) liều 1,25 mL/L

2,20bc


3,00c

3,00d

Chaetomium cupreum (1,5 × 106 CFU/g) liều 2,50 mL/L

2,00c

2,00d

2,00e

Chaetomium cupreum (1,5 × 106 CFU/g) liều 3,75 mL/L

2,00c

2,00d

2,00e

Trichoderma viride (16 × 106 CFU/g) liều 0,75 g/L

2,00c

2,00d

2,00e

Trichoderma viride (16 × 106 CFU/g) liều 1,5 g/L


1,50d

1,5e

1,50f

Trichoderma viride (16 × 106 CFU/g) liều 2,25 g/L

1,00e

1,00f

1,00g

CV (%)

6,53

6,60

4,59

LSD0,01

0,31

0,47

0,41


Ghi chú: Các giá trị theo sau bởi chữ cái không cùng kí tự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với p ≤ 0,01.
92


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 02(135)/2022

Hình 2. Đường kính tản nấm Alternaria alternata sau 7 ngày cấy trên các đĩa môi trường PDA
bổ sung các tác nhân đối kháng sinh học

Hình 3.

í nghiệm hiệu lực phòng trừ của các tác nhân đối kháng sinh học đối với nấm Alternaria alternata gây
bệnh đốm lá trên cây nha đam trong điều kiện nhà màng

Sử dụng các tác nhân đối kháng sinh học có
khả năng ức chế hiệu quả sự lây lan của nấm
Alternaria alternata, hiệu quả nhất khi sử dụng
T. viride (16 × 106 CFU/g) liều 2,25 g/L, tiếp
đến là C. cupreum (1,5 × 106 CFU/g) liều 2,50
mL/L, hiệu quả thấp khi sử dụng B. subtillis (109
CFU/g) liều 0,4 g/L. Tương tự, sau 21 ngày xử lý

công thức sử dụng T. viride liều 2,25 g/L cho hiệu
quả phòng trừ Alternaria alternata cao nhất (đạt
60,52%), tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh không tăng
lên so với thời điểm sau 7 ngày xử lý, công thức
phun C. cupreum liều 2,50 mL/L và B. subtillis
liều 0,4 g/L có hiệu quả phịng trừ thấp (lần lượt
đạt 42,17% và 37,65%) (Bảng 4).
93



Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 02(135)/2022

Bảng 4. Tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh và hiệu quả phòng trừ của các tác nhân đối kháng sinh học
đối với nấm Alternaria alternata gây bệnh đốm lá trên cây nha đam trong điều kiện nhà màng
Công thức

Trước xử lý

Sau 7 ngày xử lý HQPT Sau 14 ngày xử lý
TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) (%) TLB (%) CSB (%)

ĐC (Không xử lý)

23,33

2,29

66,67a

9,98a

B. subtillis (109 CFU/g) liều 0,4 g/L

23,33

2,17

53,33a


9,03ab

C. cupreum (1,5 × 10 CFU/g) liều 2,50 mL/L

23,33

2,10

36,67

7,32

T. viride (16 × 10 CFU/g) liều 2,25 g/L

20,00

2,07

30,00

6,07

CV (%)

22,22

10,50

10,71


LSD 0,01

NS

NS

13,70

6

6

b
b

HQPT
(%)

100,00a

17,01a

4,52

63,33b

10,05b

37,65


20,02

c

40,00

9,02

42,17

32,71

d

30,00

6,07

13,50

4,95

11,35

2,99

7,91

3,28


ab
b

bc
c

60,52

Ghi chú: Các giá trị theo sau bởi chữ cái khơng cùng kí tự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với p ≤ 0,01.

3.2. Hiệu lực phịng trừ của các hoạt chất hóa học
đối với nấm Alternaria alternata gây bệnh đốm
lá nha đam trong điều kiện in vitro và trong nhà
màng
Sau 7 ngày xử lý đã thấy rõ được hoạt chất
Diniconazole và hỗn hợp hoạt chất Metalaxyl M+
Mancozeb ở các nồng độ khác nhau ức chế hiệu

quả sinh trưởng của nấm A. alternata, hỗn hợp
Mancozeb + Cymoxanil ức chế sinh trưởng của
nấm này chưa hiệu quả, ức chế rõ nhất là ở công
thức sử dụng Sumi Eight 0,75 mL/L và Ridomil
gold 9 g/L (đường kính tản nấm A. alternata lần
lượt là 1,50 cm và 1,80 cm) (Bảng 5).

Bảng 5. Khả năng ức chế sinh trưởng của các hoạt chất hóa học trừ nấm
đối với nấm gây bệnh đốm lá (Alternaria alternata) trên cây nha đam trong điều kiện in vitro
Nghiệm thức


Đường kính tản nấm (cm)
Sau 3 ngày cấy

Sau 5 ngày cấy

Sau 7 ngày cấy

ĐC (Không xử lý)

3,20

a

4,90

7.23a

Mancozeb + Cymoxanil liều 0,1 g/L

3,00a

4.53b

5.00b

Mancozeb + Cymoxanil liều 0,2 g/L

3,00a

4,00c


4,50c

Mancozeb + Cymoxanil liều 0,3 g/L

2,50b

3,50d

4.00d

Diniconazole liều 0,25 g/L

2,00c

2,20f

2,20f

Diniconazole liều 0,5 g/L

2,00c

2,17f

2,17f

Diniconazole liều 0,75 g/L

1,50d


1,50g

1.50g

Metalaxyl M + Mancozeb liều 3 g/L

3,00a

3,80c

4,00d

Metalaxyl M + Mancozeb liều 6 g/L

2,00c

2,80e

3,00e

Metalaxyl M + Mancozeb liều 9 g/L

1,80dc

2,53e

3,00e

CV (%)


7,28

4,01

4,71

LSD0,01

0,41

0,30

0,40

a

Ghi chú: Các giá trị theo sau bởi chữ cái khơng cùng kí tự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với P ≤0,01; Hỗn hợp
hoạt chất: Mancozeb (64% w/w) + Cymoxanil (8% w/w), Diniconazole (125 g/kg), hỗn hợp hoạt chất: Metalaxyl M (40
g/L )+ Mancozeb (640 g/L).

Sau 5 và 7 ngày cấy, sợi nấm ở công thức sử dụng
Diniconazole với các nồng độ khác nhau ngừng
sinh trưởng, đường kính tản nấm khơng tăng (chỉ
từ 1,5 - 2,2 cm). Metalaxyl M+ Mancozeb ở liều
94

dùng 6 g/L và 9 g/L cũng ức chế sự phát triển của
nấm A. alternata khá hiệu quả. Hỗn hợp hoạt chất
Mancozeb + Cymoxanil có khả năng ức chế nấm

A. alternata thấp, kích thước tản nấm sau 7 ngày


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 02(135)/2022

cấy tương đối lớn, đạt 4 - 5 cm so với đối chứng đạt
7,23 cm (Bảng 5).
Sau 7 hay 14 ngày xử lý, chỉ có cơng thức xử lý
Diniconazole 0,75 g/L cho hiệu quả phòng trừ cao
nhất, tỷ lệ bệnh sau 14 ngày xử lý không thay đổi
so với thời điểm sau 7 ngày, chỉ số bệnh có tăng
lên nhưng khơng đáng kể, hiệu quả phịng trừ

đạt 79,51%. Công thức sử dụng Metalaxyl M +
Mancozeb 6 g/L cũng cho hiệu quả phòng trừ cao,
đạt 67,05%, tuy nhiên tỷ lệ bệnh vẫn tiếp tục tăng
so với thời điểm 7 ngày sau xử lý. Sử dụng hỗn hợp
hoạt chất Mancozeb + Cymoxanil 0,3 g/L cho hiệu
quả phòng trừ chưa cao (chỉ đạt 46,26%) (Bảng 6).

Bảng 6. Tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh và hiệu quả phòng trừ của một số hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật
đối với bệnh đốm lá trên cây nha đam trong điều kiện nhà màng
Trước xử lý
Công thức

Sau phun 7 ngày

TLB
(%)


CSB
(%)

TLB
(%)

CSB
(%)

ĐC (không xử lý)

20,00

1,97

63,33a

9,69a

Mancozeb + Cymoxanil 0,3 g/L

23,33

2,10

46,67b

6,99b

Diniconazole 0,75 g/L


23,33

2,02

33,33b

Metalaxyl M + Mancozeb 6 g/L

20,00

1,85

CV (%)

18,84

LSD0,01

NS

HQPT
(%)

Sau phun 14 ngày

HQPT
(%)

TLB

(%)

CSB
(%)

100,00a

14,28a

25,01

60,00b

8,18b

46,26

2,59c

69,66

33,33c

3,00c

79,51

46,67b

4,03c


55,67

53,33b

4,58c

67,05

17,85

12,15

9,53

10,47

8,66

NS

15,82

1,52

17,68

1,78

Ghi chú: Các giá trị theo sau bởi chữ cái khơng cùng kí tự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với P ≤0,01; Hỗn

hợp hoạt chất: Mancozeb (64% w/w) + Cymoxanil (8% w/w), Diniconazole (125g/kg), hỗn hợp hoạt chất: Metalaxyl M
(40 g/L )+ Mancozeb (640 g/L).

Hình 4. Đường kính tản nấm Alternaria alternata sau 7 ngày cấy trên các đĩa môi trường PDA
bổ sung các hoạt chất hóa học trừ nấm

95


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 02(135)/2022

Hình 5.

í nghiệm hiệu lực phịng trừ của các hoạt chất hóa học trừ nấm đối với nấm Alternaria alternata
gây bệnh đốm lá trên cây nha đam trong điều kiện nhà màng

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Nấm đối kháng Trichoderma viride (16 × 106
CFU/g) liều lượng 2,25 g/L phòng trừ hiệu quả nấm
Alternaria alternata gây bệnh đốm lá nha đam. Sau
14 ngày xử lý, hiệu quả phòng trừ nấm gây bệnh
đốm lá đạt 60,52%, ức chế hoàn toàn sự phát triển
của loại nấm bệnh này.
Hoạt chất Diniconazole (125 g/kg) liều lượng
0,75 g/L phòng trừ hiệu quả nấm Alternaria alternata
gây bệnh đốm lá nha đam. Sau 7 ngày xử lý hiệu
quả phòng trừ đạt 69,66%, sau 14 ngày xử lý đạt
79,51%, ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm
bệnh.

Như vậy, có thể sử dụng Nấm đối kháng
Trichoderma viride phòng trừ hiệu quả nấm Alternaria
alternata gây bệnh đốm lá nha đam, tuy nhiên trong
trường hợp bệnh gây hại nặng trên diện tích lớn có thể
sử dụng các biện pháp hóa học (hoạt chất Diniconazole
(125 g/kg) liều lượng 0,75 g/L) để xử lý kịp thời tránh
bệnh lây lan mạnh sang các khu vực khác.
4.2. Đề nghị
Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào phòng trừ
tổng hợp bệnh hại do nấm Alternaria alternata gây
bệnh đốm lá trên cây nha đam trồng ngồi đồng
ruộng tại Ninh uận.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Ninh
96

uận đã cấp kinh phí cho nghiên cứu này (Đề tài
số: 05/2019/HĐ-SKHCN).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Asma B., Bushra S., Talat Y.M., Nayer J., 2011.
Comparative study of antimicrobial activities of Aloe
vera extracts and antibiotics against isolates from skin
infections. African Journal of Biotechnology, 10(19):
3835-3840.
Atul N.C., Santhosh C., Chiranjib B., Subal D,, Kamala
K., 2011. Sudies on immunomodulatory activity
of Aloe vera (Linn). International Journal of Applied
Biology and Pharmaceutical Technology, 2(1):19-22.
Josias H.H., 2008. Composition and Applications of Aloe

vera Leaf Gel. Molecules, 13: 1599-1616.
Naveena,
Bharath
B.K.,
Selvasubramanian,
2011.  Antitumor activity of  Aloe vera  against
Ehrlich ascitis carcinoma (EAC) in swiss albino
mice. International Journal of Pharma and Biosciences,
2: 400-409.
Rukhsana Bajwa, Irum Mukhtar, Sobia Mushtaq, 2010.
New report of Alternaria alternata causing leaf spot
of Aloe vera in Pakistan. Canadian Journal of Plant
Pathology, 32(4): 490-492.
Sai K.B., Radha K.L., Gowrinath R.M., 2011. Anti-ulcer
e ect of Aloe vera in non-steroidal anti-in ammatory
drug induced peptic ulcers in rats. African Journal of
Pharmacy and Pharmacology, 5: 1867-1871.
i Nha Nguyen, anh Viet Nguyen, i Cam Nguyen
Ho, Huynh Phuong ao Ngo, Hong Minh Nguyen,
Van Phan Le, Maytiya Konkit, Van ai an, 2021.
A new bacterial so rot disease of Aloe vera in Vietnam
infected by Enterobacter cloacae. International Journal
of Agriculture Biology, 26: 561-567.


Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Nơng nghiệp Việt Nam - Số 02(135)/2022

Antifungal e cacy of some biological and chemical antagonists
to Alternaria alternata causing leaf spot disease on aloe vera
under in vitro and nethouse conditions

Tran

i Quy, Ho

i Cam Nguyen, Nguyen

i Nha

Abstract
Leaf spots caused by Alternaria alternata is a common disease on Aloe vera in production areas in Ninh uan
province, seriously a ecting quality and yield, leading to reduce economic value of this crop. Biological antagonists
(Trichoderma viride, Chaetomium cupreum, Bacillus subtilis) and chemical fungicides (Diniconazole, Metalaxyl M
+ Mancozeb, Mancozeb + Cymoxanil) were used to test the antifungal e cacy to Alternaria alternata under in
vitro and nethouse conditions. e results showed that, Trichoderma viride and Chaetomium cupreum completely
inhibited the growth of mycelium Alternaria alternata a er 7 days of culture in vitro and in greenhouse conditions,
the control e ciency was 60.52% and 42.17%, respectively; Bacillus subtilis had poor antifungal activity against
Alternaria alternata both in in vitro and in nethouses. Diniconazole and the mixture of Metalaxyl M + Mancozeb
both strongly inhibited mycelial growth on culture medium; similarly, in nethouse conditions, they also gave high
inhibition e cacy, reaching 79.51% and 67.05% respectively a er 14 days of treatment. In contrast, the mixture of
Mancozeb and Cymoxanil showed low antifungal e cacy both under invitro and under nethouse conditions.
Keywords: Aloe vera, leaf spot, Alternaria alternata, biological antifungal, chemical fungicides

Ngày nhận bài: 12/02/2022
Ngày phản biện: 07/3/2022

Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Viết
Ngày duyệt đăng: 30/3/2022

KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG NẤM Botrytis aclada HTDL
PHÂN LẬP TỪ MẪU BỆNH THỐI XÁM CỦ HÀNH TÂY

CỦA VI KHUẨN Bacillus stercoris PU10100 VÀ Bacillus siamensis PU10103
Võ Hoài Hiếu1, Nguyễn ị Tâm2, Đinh ị Ngọc Mai3, Trần Hồng Ba 4,
Lê Vinh Hoa4, Nguyễn Kim Nữ ảo5, Nguyễn Hồng Minh3*

TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm xác định khả năng đối kháng của hai chủng vi khuẩn Bacillus stercoris PU10100 và
Bacillus siamensis PU10103 (đang lưu giữ tại Trung tâm Nghiên cứu nguồn gen, Trường Đại học Phenikaa)
đối với chủng nấm Botrytis aclada HTDL gây bệnh thối xám củ hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chủng
Bacillus nghiên cứu có khả năng tổng hợp enzyme protease, chitinase, cellulase và dịch tiết ngoại bào. Tỷ lệ ức
chế sinh trưởng nấm B. aclada của chủng PU10100 và PU10103 đạt 71,43 ± 4,07% và 76,81 ± 2,71%, tương ứng.
Nghiên cứu khả năng ức chế sự nảy mầm bào tử và phát triển hệ sợi nấm B. aclada HTDL của chủng vi khuẩn
xác định, tỷ lệ ức chế sự phát triển hệ sợi và nảy mầm bào tử nấm đạt 100% và 50,17 ± 1,53% đối với chủng B.
stercoris PU10100; 47,88 ± 0,88% và 51,33 ± 2,08% đối với chủng B. siamensis PU10103.
Từ khóa: Bệnh thối xám hành tây, Botrytis aclada, Bacillus siamensis, Bacillus stercoris, khả năng đối kháng
Trung tâm Thí Nghiệm-Thực hành, Trường Đại học Yersin Đà Lạt
Khoa Sinh học-Môi trường, Trường Đại học Yersin Đà Lạt
Trung tâm Nghiên cứu Nguồn gen, Trường Đại học Phenikaa
Khoa Vi sinh và Biến đổi gen, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia
5
Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
* Tác giả liên hệ: E-mail:
97



×