Tải bản đầy đủ (.pdf) (595 trang)

Tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ huyện Phú Thiện (1945-2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.76 MB, 595 trang )

LỊCH SỬ
ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ THIỆN
(1945 - 2020)


Chỉ đạo biên soạn
BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY PHÚ THIỆN KHÓA XIX
Ban biên soạn
TS. Nguyễn Thị Kim Vân (Chủ biên)
TS. Ngô Minh Hiệp
ThS. Phạm Văn Phương
CN. Tống Thới Mốc
CN. Vũ Thị Việt Hà
CN. Phạm Thị Thuận
CN. Trần Mạnh Hùng


ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ THIỆN

LỊCH SỬ
ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ THIỆN
(1945 - 2020)

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Hà Nội - 2022



CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(1890 - 1969)



1


2


3


4


LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Ngày 28/8/2002, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW về
tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ thị nêu rõ: “Nghiên cứu sâu sắc lịch
sử Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm làm rõ các chặng đường
lịch sử và hoạt động đấu tranh của Đảng, tổng kết thực tiễn lịch
sử dân tộc, nêu bật những thắng lợi, những thành tựu của cách
mạng và cả những sai lầm, khuyết điểm, làm sáng tỏ những bài
học, những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam, giáo dục truyền
thống cách mạng của Đảng, bồi dưỡng tình cảm yêu nước, góp phần
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời
kỳ đổi mới”. Sau đó, ngày 18/01/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng
đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về tiếp tục tăng cường, nâng cao
chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử
Đảng. Có thể thấy, trong bối cảnh các thế lực thù địch, phản động
ln tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta trên mọi lĩnh
vực, nhất là lĩnh vực tư tưởng, chính trị, việc nghiên cứu, tìm hiểu,

biên soạn và phổ biến lịch sử Đảng ta nói chung, lịch sử Đảng bộ các
địa phương nói riêng có ý nghĩa to lớn về lý luận cũng như thực tiễn,
góp phần đáng kể thúc đẩy mọi mặt cơng tác và tính chiến đấu của
tồn Đảng nói chung, từng Đảng bộ nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện Phú Thiện đã phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Sự thật xuất bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Thiện
(1945 - 2020). Đây là cuốn sách được biên soạn khá công phu, ghi
lại những nét cơ bản về truyền thống cách mạng kiên cường,
anh dũng và sáng tạo của Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Thiện,

5


tỉnh Gia Lai trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê
hương. 75 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua nhiều lần sáp
nhập, chia tách, Phú Thiện hôm nay đã đạt được nhiều thành tựu
đáng ghi nhận. Dù có lúc thăng trầm, nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh
nào, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn Phú Thiện vẫn
ln đồn kết, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, quyết tâm thực
hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tất cả
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong quá trình sưu tầm, biên soạn và xuất bản, mặc dù có
nhiều cố gắng, nhưng do các sự kiện xảy ra đã lâu, nhiều tư liệu bị
thất lạc,... nên cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được
hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc!

Tháng 3 năm 2022
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

6


THƯ GỬI ĐẠI HỘI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NAM TẠI PLÂYCU1
Cùng các đồng bào dân tộc thiểu số,
Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui vẻ.
Tiếc vì đường sá xa xơi, tơi khơng đến dự được. Tơi tuy xa,
nhưng lịng tơi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào.
Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê
Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là
con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống
chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu dây liên
lạc, hai là vì có kẻ xui giục để chia rẽ chúng ta.
Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong
Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA
DÂN TỘC THIỂU SỐ” để săn sóc cho tất cả các đồng bào.
Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung
của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đồn kết
chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta.
Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau,
phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và
con cháu chúng ta.
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4,
tr.249-250.


7


Sơng có thể cạn, núi có thể mịn nhưng lịng đồn kết của
chúng ta khơng bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung
lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta.
Xin chúc Đại hội thành công.
Lời chào thân ái.
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 1946
HỒ CHÍ MINH

8


LỜI GIỚI THIỆU
Phú Thiện là một trong bốn huyện, thị nằm ở vùng trũng
phía đơng nam của tỉnh Gia Lai, nơi có dịng sơng Ayun chảy
qua và được biết đến khá sớm với các tên gọi Cheo Reo, Phú
Bổn. Trung tâm huyện nằm trên trục quốc lộ 25 (nối tỉnh Gia
Lai với tỉnh Phú Yên), cách thành phố Pleiku khoảng 70km
về phía tây bắc; cách thị xã Ayun Pa khoảng 20km về phía
đơng nam.
Nếu khơng tính đến những di tích từ thời đại đồ đá cũ,
nơi các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của con người
cách ngày nay hàng chục vạn năm, thì Phú Thiện cũng là địa
bàn đã được người Jrai cư trú từ lâu đời và để lại nhiều giá trị
lịch sử - văn hóa đặc sắc. Từ nửa cuối thế kỷ XV, khi tiến qn
vào phía Nam, vua Lê Thánh Tơng đã gọi Yang Pơtao Apui
của người Jrai ở Phú Thiện là Vua Lửa và gọi đất này là nước
Nam Bàn.

Những năm đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp vừa đặt
chân đến Cheo Reo, không chịu khuất phục trước thế lực ngoại
xâm, Siu Át (Ơi Át) - vị Pơtao Apui thứ 11 đã lãnh đạo người
Jrai nổi dậy chống Pháp. Tháng 4/1904, sự kiện Pơtao Apui
giết viên quan Pháp, rồi lùi vào rừng sâu xây dựng lực lượng
kháng chiến đã gây chấn động cho bọn thực dân. Cuộc khởi
nghĩa do Pơtao Apui lãnh đạo, tuy nổ ra ở vùng Phú Thiện Cheo Reo, nhưng đã gây được ảnh hưởng rộng khắp Gia Lai,
Kon Tum và vùng đất đông bắc Đăk Lăk, tạo thành phong trào
9


rộng lớn, khiến thực dân Pháp vấp phải nhiều khó khăn trong
quá trình chinh phục Tây Nguyên.
Trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù địa bàn huyện Phú Thiện ngày nay
chủ yếu nằm dọc đường 7A (nay là quốc lộ 25), ngay giữa vùng
địch kiểm sốt, khơng có những yếu tố thuận lợi để trở thành
căn cứ địa vững vàng, nhưng chính lịng dân Phú Thiện đã
thay thành lũy tự nhiên để làm nên những điều kỳ diệu. Lịch
sử 30 năm kháng chiến ở Phú Thiện không ghi lại nhiều hầm
chơng, bẫy đá..., ít rộ lên những trận chống càn, nhưng hiếm
có ở đâu như Phú Thiện, nơi mà phía trong hàng rào kẽm gai
của những ấp chiến lược do dịch dựng nên có biết bao gia đình
là cơ sở cách mạng; nơi có người mẹ Jrai kiên cường dù 7 lần sa
vào tay địch, chịu bao đòn roi, nhưng khi ra khỏi chốn lao tù,
mẹ vẫn tiếp tục là chỗ dựa tin cậy cho cán bộ của các đội cơng
tác đi về; nơi có những trưởng ấp thường xuyên lợi dụng việc
đi chăn voi để che mắt địch, đưa hàng vào căn cứ cách mạng;
nơi có những làng nhỏ, chỉ có vài chục gia đình, nhưng chiến

tranh đi qua, lại có tới 25 liệt sĩ... Ở trong lịng địch, nhưng khi
chiến dịch Plei Me mở ra, cách mạng vẫn rút được hàng chục
người từ các ấp đi tải đạn, gùi hàng. Căn cứ địa lịng dân chính
là chỗ dựa vững chắc, là cơ sở bền lâu để đồng bào các dân tộc ở
Phú Thiện nguyện một lòng theo Đảng, góp phần cùng cả nước
làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử.
Sau ngày giải phóng (ngày 30/4/1975), Phú Thiện đã đón
nhận nhiều cộng đồng dân cư mới đến lập nghiệp. Được sự
quan tâm đầu tư của Trung ương và của tỉnh, cùng những
nỗ lực để vượt qua chính mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng
bộ huyện, người Jrai, người Bahnar cùng người Kinh, người
Thái, người Tày... đã đoàn kết chung tay đưa Phú Thiện vượt
qua thời kỳ gian khó, từng bước vươn lên trở thành huyện
10


phát triển về kinh tế, ổn định về xã hội, vững vàng về an ninh quốc phòng. Ngày nay, khi 19 tiêu chí của một huyện nơng
thơn mới dần được hoàn thành trên địa bàn Phú Thiện, cuộc
sống của đồng bào các dân tộc trong huyện đang bước sang
trang mới. Nhắc đến Phú Thiện hôm nay, người ta sẽ nhớ
tới vựa lúa của Gia Lai, nơi hạt gạo Phú Thiện đã trở thành
thương hiệu, nơi có di tích Plei Ơi dưới vùng hồ Ayun Hạ, có
lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui đã được cơng nhận là Di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia... Với những giá trị lịch sử - văn
hóa đặc sắc, Phú Thiện hơm nay hứa hẹn là một điểm đến thú
vị cho du khách gần xa.
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập huyện (2007-2022)
và hướng tới các ngày lễ lớn trong năm, để ghi lại những
chặng đường lịch sử mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
Phú Thiện đã trải qua; biểu dương những tấm gương tiêu biểu

trong chiến đấu, lao động, sản xuất qua các thời kỳ; đồng
thời giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và động viên nhân
dân các dân tộc trong huyện phát huy truyền thống cách
mạng, đoàn kết, quyết tâm xây dựng Phú Thiện đạt các tiêu
chí của huyện nông thôn mới vào năm 2025, Đảng bộ huyện
Phú Thiện khóa XVIII và XIX đã chỉ đạo tổ chức, biên soạn
và xuất bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Thiện
(1945 - 2020).
Dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, cùng sự
giúp đỡ nhiệt tình của các nhân chứng lịch sử, các đồng chí
lãnh đạo huyện qua các thời kỳ, Ban biên soạn đã nỗ lực tập
hợp, sưu tầm, xử lý tư liệu, hình ảnh... để cuốn sách bảo đảm
tính khách quan, tồn diện. Tuy nhiên, do thời gian có hạn,
phần lớn các nhân chứng quan trọng nay đã qua đời,... nên
cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của đồng bào, đồng chí để cuốn
sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
11


Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Thiện xin chân thành cảm
ơn Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các sở,
ban, ngành của tỉnh và các đồng chí lão thành cách mạng,
các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện qua các thời kỳ, các
nhân chứng lịch sử... đã nhiệt tình cung cấp tư liệu và tạo mọi
điều kiện để cuốn sách được hoàn thành.
Xin giới thiệu với đồng bào, đồng chí trong huyện, tỉnh và
bạn đọc cả nước cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Thiện
(1945 - 2020).
T/M BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY

Nguyễn Hoàng Phong
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phú Thiện

12


Chương 1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ
VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ - VĂN HĨA
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, NHỮNG THAY ĐỔI ĐỊA DANH,
ĐỊA GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ
1. Vị trí địa lý và hạ tầng cơ sở
Huyện Phú Thiện có diện tích tự nhiên là 505,168km2
(50.516,8ha)1, nằm trong tọa độ địa lý từ 13044’18’’ đến 14o23’88’’
vĩ độ bắc; 108o00’10” đến 108o28’02’’ kinh độ đơng2. Phía bắc
giáp huyện Chư Sê, phía nam giáp thị xã Ayun Pa và huyện
Ea H’leo (tỉnh Đăk Lăk), phía đơng giáp huyện Ia Pa, tây giáp
huyện Chư Pưh3. Cùng với thị xã Ayun Pa, các huyện Phú
Thiện, Ia Pa, Krơng Pa nằm ở phía đông nam của tỉnh Gia Lai
thường được nhắc đến với các tên gọi chung là Cheo Reo hoặc
Phú Bổn.
Từ ngã ba Mỹ Thạch (trung tâm huyện Chư Sê) trên cao
nguyên Pleiku, rẽ theo quốc lộ 254, bắt đầu từ đỉnh đèo Chư
Sê là địa bàn huyện Phú Thiện. Vừa hết cung đèo quanh
co là vùng đồng bằng Phú Thiện. Huyện lỵ Phú Thiện cách
3

1, 3. Chi cục Thống kê Phú Thiện: Niên giám thống kê năm 2020 huyện
Phú Thiện.

2. Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện: “Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đến năm 2020”, năm 2012.
4. Trước năm 1975, tuyến đường này có tên là tỉnh lộ 7 (đường 7/7A).

13


thành phố Pleiku 70km về phía đơng nam; cách thị xã Ayun
Pa 20km về phía tây bắc. Tuyến giao thơng quan trọng nhất của
Phú Thiện là đoạn quốc lộ 25 đi qua địa bàn huyện với chiều
dài 30km1. Hầu hết trung tâm các xã thuộc huyện Phú Thiện
đều nằm dọc quốc lộ 25 nên giao thơng khá thuận lợi.
Ngồi quốc lộ 25, Phú Thiện cịn có hai tuyến đường huyện
với tổng chiều dài 29,5km, trong đó có 8km đường nhựa, 5km
đường cấp phối, còn lại là đường đất. 100% xã trong huyện
đã có đường ơtơ đến trung tâm với tổng chiều dài 83km,
trong đó có 17km đường cấp phối, 66km đường đất. Đường
nội thị (thị trấn Phú Thiện) có tổng chiều dài 47,62km, trong
đó có 5,46km đường bêtơng ximăng, 2,98km đường láng nhựa,
10km đường cấp phối và 27,6km đường đất. Đường tại các xã,
thơn, bn của Phú Thiện có tổng chiều dài 255,9km, trong
đó có 43,3km đường bêtơng ximăng, cịn lại là đường đất2.
2. Địa danh, địa giới qua các thời kỳ
a. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Vùng đất Phú Thiện ngày nay là địa bàn cư trú từ lâu đời
của người Jrai Chor, Jrai Mthur với các Yang Pơtao Apui (thần
Vua Lửa) đã được các thư tịch Việt Nam nhắc đến khá sớm.
Trong quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp,
ngày 16/10/1898, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloche đưa yêu
sách buộc triều đình Huế phải để người Pháp phụ trách vấn

đề kinh tế và an ninh toàn vùng Tây Nguyên. Triều đình
nhà Nguyễn buộc phải nhượng bộ. Từ đó, Tây Nguyên là
1. Quốc lộ 25 chạy theo hướng đông - tây, bắt đầu từ Km69 (tiếp giáp
tỉnh Phú Yên trên quốc lộ 1) đến Km181 (thuộc địa phận huyện Chư Sê,
tỉnh Gia Lai - tại Mỹ Thạch). Theo Nguyễn Thị Kim Vân: Lịch sử Gia Lai
từ nguồn gốc đến năm 1975, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2019, tr.24.
2. Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện: “Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đến năm 2020”, Tlđd.

14


vùng đất thuộc quyền bảo hộ trực tiếp của thực dân Pháp.
Cũng trong năm 1898, Tịa đại lý hành chính Kon Tum được
thành lập. Ngoài địa bàn Kon Tum hiện nay, tịa đại lý hành
chính này cai quản ln cả địa phận tỉnh Gia Lai, trong đó
có vùng đất Cheo Reo, bao gồm cả địa bàn huyện Phú Thiện
ngày nay.
Theo Nghị định của Tồn quyền Đơng Dương ngày 04/7/1905,
vùng núi phía tây tỉnh Bình Định, Phú n ngày nay được lập
thành một tỉnh tự trị, lấy tên là Plei-Kou-Der. Tỉnh lỵ của
Plei-Kou-Der được đặt tại Pleiku. Vùng đất Phú Thiện nằm
trong tỉnh Plei-Kou-Der.
Sau gần hai năm tồn tại, Nghị định của Tồn quyền Đơng
Dương ngày 25/4/1907 đã xóa tỉnh Plei-Kou-Der. Đất đai
của tỉnh này được chia làm hai phần, một phần lập thành
đại lý hành chính Kon Tum nhập vào tỉnh Bình Định; một
phần lập thành đại lý hành chính Cheo Reo nhập vào tỉnh
Phú Yên. Vùng đất Phú Thiện ngày nay thuộc đại lý hành
chính Cheo Reo.

Theo Nghị định của Tồn quyền Đơng Dương ngày 09/02/1913
(số 214 và 215), thực dân Pháp lập tỉnh Công Tum (từ đây viết
là Kon Tum) trên cơ sở đất đai của tỉnh Plei-Kou-Der cũ gồm
toàn bộ đại lý Kon Tum (tách ra từ tỉnh Bình Định), đại lý
Cheo Reo (tách ra từ tỉnh Phú Yên) và đại lý Đăk Lăk (nguyên
là một tỉnh hạ xuống thành đại lý).
Ngày 24/5/1932, Nghị định của Toàn quyền Đơng Dương
tách một phần đất phía nam tỉnh Kon Tum (gồm đại lý Pleiku
và đại lý Cheo Reo) để thành lập tỉnh Pleiku. Tịa đại lý
hành chính Pleiku cũng được đổi thành Tịa Cơng sứ1. Theo
Nghị định này, vùng đất phía nam sơng Ayun của Phú Thiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai: Địa chí Gia Lai, Nxb. Văn hóa Dân tộc,
Hà Nội, 1999, tr.45.

15


thuộc đại lý Cheo Reo, tỉnh Pleiku. Tuy nhiên, vùng đất phía
bắc sơng Ayun vẫn thuộc đại lý An Khê, tỉnh Kon Tum. Đến
Nghị định của Tồn quyền Đơng Dương ngày 09/8/1943, đại lý
An Khê mới tách khỏi tỉnh Kon Tum, nhập vào tỉnh Pleiku1.
Như vậy là, đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
vùng đất Phú Thiện ngày nay gồm hai phần: Phần đất đai
và dân cư ở phía nam sơng Ayun (chiếm phần lớn diện tích)
thuộc huyện Cheo Reo; phần đất đai phía bắc sơng Ayun thuộc
huyện An Khê. Cả hai huyện này đều thuộc tỉnh Pleiku cùng
với thị xã Pleiku, huyện Plei Kli và huyện Chư Ti.
Khi Cách mạng Tháng Tám thành cơng, tỉnh Pleiku được
chính quyền cách mạng gọi là Gia Lai.
b. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)

Tháng 6/1946, thực dân Pháp chiếm lại vùng đất Gia Lai
và gọi tên của tỉnh là Pleiku. Từ năm 1946 đến năm 1954,
tỉnh Pleiku nói riêng, Tây Nguyên nói chung trải qua nhiều
lần thay đổi chủ thể cai quản theo các văn bản của chính
quyền thực dân và chính phủ bù nhìn. Ngày 27/5/1946, thực
dân Pháp thành lập Ủy phủ Liên bang phụ trách các dân tộc
sơn cước miền Nam Đông Dương do một Ủy viên Cộng hòa
Pháp đứng đầu, trực thuộc Cao ủy Pháp ở Đông Dương, đặt
trụ sở tại Buôn Ma Thuột. Các tỉnh nằm trong liên bang này
gồm Đăk Lăk, Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Pleiku và Kon
Tum. Ngày 04/6/1947, Tòa Ủy phủ Liên bang được thực dân
Pháp đổi thành Tòa phụ trách các dân tộc sơn cước miền Nam
Đông Dương.
Năm 1949, thực dân Pháp trao trả độc lập giả hiệu cho
Bảo Đại. Ngày 15/4/1950, Bảo Đại ký Đạo dụ số 6, đặt các tỉnh
1. Dương Trung Quốc: Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919 - 1945),
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005, tr.214.

16


và các miền Thượng Nam và Bắc trực tiếp thuộc quyền Quốc
trưởng Bảo Đại.
Ngày 25/7/1950, Bảo Đại ký Sắc lệnh số 3 đặt các tỉnh Đăk
Lăk, Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Pleiku và Kon Tum thành
một địa phận hành chính riêng biệt gọi là Cao nguyên miền
Nam thuộc Hoàng triều cương thổ. Ngày 21/5/1951, với tư cách
là Quốc trưởng, Bảo Đại đã ban hành Đạo dụ số 10 ấn định quy
chế riêng biệt cho đồng bào các dân tộc ít người Tây Nguyên1.
Về phía cách mạng, tháng 3/1946, để chỉ đạo Ủy ban Hành

chính các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời để động viên nguồn lực
dồi dào của Tây Nguyên, giữ vùng đất này trước sự tái chiếm
của thực dân Pháp, Ban Vận động quốc dân thiểu số Tây Nam
Trung Bộ được thành lập dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Hành
chính Nam Trung Bộ. Sau đó, Ban Vận động quốc dân thiểu số
Tây Nam Trung Bộ thành lập Phòng Quốc dân thiểu số ở hai
tỉnh Gia Lai và Kon Tum2. Ở tỉnh Đăk Lăk, do chưa thành lập
Phòng Quốc dân thiểu số nên việc lãnh đạo kháng chiến tại
Buôn Hồ - Cheo Reo do Ban Vận động quốc dân thiểu số Tây
Nam Trung Bộ đảm nhiệm3.
Sau khi thực dân Pháp chiếm lại toàn bộ Tây Nguyên
(tháng 6/1946), để thống nhất một cơ quan quản lý và lãnh đạo
công tác Thượng du Nam Trung Bộ, Phân ban Quốc dân thiểu
số Nam Trung Bộ được thành lập thay cho Ban Vận động quốc
dân thiểu số của Ủy ban Hành chính Nam Trung Bộ. Phân
ban Quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ chịu trách nhiệm chỉ
đạo chung mọi mặt phong trào của các tỉnh miền núi. Sau hơn
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai: Địa chí Gia Lai, Sđd, tr.45-46.
2. Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam: Ủy ban Kháng
chiến hành chính miền Nam Trung Bộ (1945 - 1954), Nxb. Đại học Sư phạm,
Hà Nội, 2006, tr.349-358.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ayun Pa: Lịch sử Đảng bộ huyện
Ayun Pa (1945 - 2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.12.

17


1 năm, theo Ủy nhiệm đặc biệt số 100 BT của đại diện Chính
phủ Trung ương và đại diện Ủy ban Hành chính Nam Trung
Bộ, ngày 28/8/1947, Ủy ban Chỉ huy Tây Nguyên được thành

lập thay cho Phân ban Quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ.
Ngày 01/01/1948, Phân ban Kháng chiến hành chính Tây
Nguyên được thành lập thay cho Ủy ban Chỉ huy Tây Nguyên,
phụ trách ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đăk Lăk. Từ ngày
01/3/1949, để thống nhất việc chỉ đạo chung cho vùng Nam
Trung Bộ, Ủy ban Kháng chiến Nam Trung Bộ và Ủy ban
Hành chính Nam Trung Bộ hợp nhất thành Ủy ban Kháng
chiến hành chính Nam Trung Bộ. Cũng trong thời gian này,
Liên khu V ra đời, các đơn vị bộ đội trực tiếp đặt dưới sự chỉ
huy của Bộ Tư lệnh Liên khu1.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, địa bàn
huyện Phú Thiện ngày nay gồm hai khu vực hành chính khác
nhau. Cụ thể:
- Phía nam sơng Ayun (chiếm phần lớn địa bàn huyện
Phú Thiện ngày nay): Từ năm 1945 đến tháng 11/1947 thuộc
huyện Cheo Reo, tỉnh Gia Lai.
Theo Quyết nghị số 511/TB/ND ngày 06/11/1947 của Ủy
ban Hành chính Nam Trung Bộ2, huyện Cheo Reo của tỉnh
Gia Lai được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phân ban liên
lạc hành chính Tây Nguyên, đóng tại xã Xuân Phước, huyện
Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Từ tháng 8/1948, theo Quyết định số 203-ĐD/CP của đại diện
Chính phủ tại miền Nam Trung Bộ, Cheo Reo được đặt dưới sự
chỉ đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Đăk Lăk.
1. Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam: Ủy ban Kháng
chiến hành chính miền Nam Trung Bộ (1945 - 1954), Sđd, tr.349-358.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa: Lịch sử Đảng bộ huyện
Krơng Pa (1945 - 2007), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.105.

18



Theo Nghị định số 477-MN/TOC ngày 30/5/1953 của Ủy
ban Kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ, huyện Cheo Reo
được chia tách thành hai huyện thuộc tỉnh Đăk Lăk là: Đông
Cheo Reo gồm các xã phía đơng và phía bắc sơng Ba, Tây Cheo
Reo gồm các xã phía tây sơng Ba. Theo đó, vùng đất Phú Thiện
ngày nay nằm ở phía nam sông Ayun thuộc huyện Tây Cheo
Reo, tỉnh Đăk Lăk.
- Phía bắc sơng Ayun (gồm hai xã Chư A Thai và Ia Yeng
ngày nay): Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vùng đất
này được gọi chung là vùng đồng bào dân tộc Nam An Khê,
tỉnh Gia Lai. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
phía Nam An Khê được chia thành các khu Ya Hội, Kơchang
Bơng và Mang Yang; các làng Bahnar, Jrai ở bắc sông Ayun
(nay thuộc hai huyện Phú Thiện và Ia Pa) thuộc Mang Yang1.
Từ tháng 7/1947, các khu này trực thuộc sự chỉ đạo của Tỉnh
ủy, nhưng về mặt chính quyền trên danh nghĩa vẫn thuộc Ủy
ban Hành chính huyện An Khê. Tháng 3/1948, Ủy ban Kháng
chiến hành chính xã Mang Yang được thành lập cùng với hai
xã Ya Hội, Kơchang Bơng2.
Sau khi hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum sáp nhập thành tỉnh
Gia Kon (năm 1950), toàn tỉnh được chia thành 7 khu (tương
đương huyện). Theo đó, địa bàn xã Mang Yang thuộc khu 5.
Để tiện việc chỉ đạo xây dựng, khu 5 chia xã Mang Yang thành
ba xã Yang Bắc, Yang Trung và Yang Nam; các làng Bahnar,
Jrai ở phía bắc sơng Ayun thuộc xã Yang Nam3.
1, 3. Tư liệu do đồng chí Trịnh Văn Xử (Cư) cư trú tại 21 Kpă Klơng,
thị xã Ayun Pa, cung cấp ngày 11/9/2009.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kông Chro: Lịch sử Đảng bộ
huyện Kơng Chro (1945 - 2000), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001,
tr.77-80.

19


Đầu năm 1951, tỉnh Gia Lai chủ trương sáp nhập các khu
nhỏ thành huyện, khu 5 và khu 6 được sáp nhập thành huyện
Đak Bớt, xã Yang Nam (còn gọi là vùng Đê King) thuộc huyện
Đak Bớt1.
c. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Đối với chính quyền Sài Gịn, ngay sau khi lên cầm
quyền, Ngơ Đình Diệm đã yêu cầu Quốc trưởng Bảo Đại hủy
bỏ Hoàng triều cương thổ. Ngày 11/3/1955, Quốc trưởng Bảo
Đại phê chuẩn Đạo dụ số 21, sáp nhập các vùng cao nguyên
vào lãnh thổ Việt Nam. Vùng đất Phú Thiện thuộc quận
Cheo Reo, tỉnh Pleiku. Theo Nghị định số 549-BNV/HC/NĐ
ngày 03/10/1958 của Tổng thống Việt Nam Cộng hịa, quận
Cheo Reo có 10 tổng2 với 34 xã, quận lỵ đặt tại xã Bon Rưng
Ma Đoan3.
Ngày 17/3/1959, theo Sắc lệnh số 650/NV, một phần đất
phía đông nam huyện Cheo Reo, tỉnh Pleiku (gồm các tổng Bắc,
Bon Ma Rôk, Sông Ba Mlah, Sông Klúi của huyện Cheo Reo)
được giao về cho tỉnh Phú Yên.
Đến Nghị định số 1746-BNV/NC-8 ngày 22/12/1959 của
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa4, quận Cheo Reo còn lại 6
tổng5: Ia Rơbol, Ia Hiao, Ia Piao, Ia Sol, Chư Sê (Chutse) và
4


1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kông Chro: Lịch sử Đảng bộ huyện
Kông Chro (1945 - 2000), Sđd, tr.101.
2. Ia Rơbol, Ia Hiao, Ia Piao, Ia Sol, Chư Sê (Chutse), Trung, Bắc, Bon
Ma Rôk, Sông Ba Mlah, Sông Klúi.
3, 4. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, ký hiệu SC01.HS2180.
5. Sau khi chia cắt một phần đất phía đông nam Cheo Reo của tỉnh
Pleiku để nhập cùng một phần đất của tỉnh Đăk Lăk và Phú Yên để lập
thành 1 quận của tỉnh Phú Yên theo Sắc lệnh số 650-BNV ngày 17/3/1959
của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tài liệu lưu Trung tâm Lưu trữ quốc
gia II, ký hiệu SC01.HS2180.

20


tổng Trung. Trong đó có 4 tổng có một phần hoặc tồn bộ diện
tích thuộc địa bàn huyện Phú Thiện ngày nay là:
- Tổng Ia Hiao gồm 4 xã, trong đó có hai xã Bon Ơi Hli,
Bon Chơrơh Pơnan thuộc địa bàn huyện Phú Thiện ngày nay1.
- Tổng Ia Sol gồm 4 xã: Bon So, Bon Ơi Hie, Plei Ksing,
Plei Glung thuộc địa bàn huyện Phú Thiện ngày nay.
- Tổng Chư Sê gồm 2 xã, trong đó có xã Plei Atăng thuộc
địa bàn huyện Phú Thiện ngày nay2.
- Tổng Ia Piao gồm 2 xã, trong đó có xã Plei Wong Bông
thuộc địa bàn huyện Phú Thiện ngày nay3.
Ngày 01/9/1962, theo Sắc lệnh số 186-NV4, chính quyền
Sài Gịn tách vùng đất Cheo Reo, gồm phía nam tỉnh Pleiku và
một phần phía bắc tỉnh Đăk Lăk (huyện Thuần Mẫn) thành
lập tỉnh Phú Bổn. Tỉnh Phú Bổn gồm thị xã Hậu Bổn (thị trấn
Cheo Reo cũ), quận Phú Túc (nay là huyện Krông Pa); quận
Thuần Mẫn (nay phần lớn thuộc tỉnh Đăk Lăk, còn lại thuộc

địa bàn thị xã Ayun Pa và huyện Chư Pưh); quận Phú Thiện
(nay là địa bàn thuộc các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Chư Sê và
thị xã Ayun Pa). Tỉnh này tồn tại độc lập cho đến ngày giải
phóng (30/4/1975).
Khi thành lập, quận Phú Thiện gồm 5 tổng là Chư Sê, Ia
Sol, Ia Hiao, Ia Piao (trước thuộc tỉnh Pleiku) và Tolo - Tonia5
(trước thuộc tỉnh Bình Định), với 16 xã. Có 4 tổng có tồn bộ
1. Các xã còn lại của tổng này là Bon Tong Sê và Bon Broăi nay thuộc
địa bàn huyện Ia Pa.
2. Xã Plei Kueng nay thuộc huyện Chư Sê.
3. Xã Plei Rơngol Ma Rin nay thuộc huyện Ia Pa.
4. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II.
5. Tổng này gồm các xã: Brang Lao, Tania, Djama, nay thuộc địa bàn
huyện Kông Chro.

21


×