Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

BẢI GIẢNG điện tử cscgkl chương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 12 trang )

ISO 9001 : 2015

“Nơi khởi đầu sự nghiệp”

BÀI GIẢNG MÔN: CƠ SỞ CẮT GỌT KIM LOẠI
GIÁO VIÊN: UNG THANH VŨ
KHOA: CƠ KHÍ
Tháng 07/2021


MỤC TIÊU MƠN HỌC
*Về kiến thức:
+ Trình bày được các yêu cầu cơ bản đối với dụng cụ cắt như: Vật liệu, kết cấu và thơng số hình học của dụng cụ cắt;
+ Trình bày được các chuyển động trong máy cơng cụ;
+ Trình bày được đặc trưng cơ bản, khả năng công nghệ của các loại máy công cụ: Tiện, Phay, Mài;
*Về kỹ năng:
+ Tính tốn và chọn được chế độ cắt gia cơng cơ khí;
+ Đọc được sơ đồ động các loại máy công cụ: Tiện, Phay, Mài;
+ Tính tốn và chọn được bánh răng thay thế để gia cơng ren chính xác trên máy tiện;
*Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm.
+ Đánh giá kết quả hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.

20/07/2021

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

2


Chương 1: VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT



1.1 Các yêu cầu cơ bản đối với vât liệu làm phần cắt của dụng cụ cắt:
1.1.1. Độ cứng:
Muốn cắt được kim loại, vật liệu làm dao phải có độ cứng cao hơn vật liệu cần gia công. Thông thường kim loại được gia
công có độ cứng vào khoảng (200-240)HB, do đó độ cứng của vật liệu phần cắt của dụng cụ trung bình phải lớn hơn 60
HRC

1.1.2. Độ bền cơ học:
Trong khi cắt dụng cụ thường chịu những lực và sung lực rất lớn vì vậy dụng cụ cắt bị hỏng, bị gãy vỡ, do đó vật liệu làm
dao nào có độ bền cơ học càng cao thì tính năng sử dụng càng tốt

20/07/2021

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

3


Chương 1: VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT

1.1.3. Tính chịu nóng:
Vật liệu nếu bị nung nóng thì độ cứng của nó giảm đi. Tuy nhiên nếu trong q trình nung nóng đó vật liệu
khơng bị biến đổi về tổ chức, độ cứng của vật liệu sẽ lại được phục hồi. Tính chịu nóng là khả năng giữ được độ
0
cứng cao và các tính cắt khác ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài (có khi đạt đến hơn 1000 C)

1.1.4. Tính Chịu Mài Mịn:
Khi vật liệu làm dao đã có đủ độ bền cơ học thì dạng hỏng chủ yếu của dụng cụ là bị mài mòn. Độ cứng càng cao
thì tính chịu mài mịn của vật liệu càng cao. Nghĩa là tính chịu mài mịn của vật liệu tỉ lệ thuận với độ cứng


20/07/2021

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

4


Chương 1: VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT

1.1.5. Tính Cơng Nghệ:
- Là con dao phải gia công được, cắt gọt được (mài được), tạo dáng được, độ dẫn nhiệt cao, sức chống va chạm...
.và giá thành phải thấp
- Để làm phần cắt của dụng cụ, người ta thường dùng những nhóm vật liệu sau: thép cácbon dụng cụ, thép hợp
kim dụng cụ, thép gió, hợp kim cứng, vật liệu sứ, kim cương

20/07/2021

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

5


Chương 1: VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT

1.2. Các loại vật liệu làm phần cắt của dụng cụ cắt
1.2.1. Thép cácbon dụng cụ:
Thép cácbon dụng cụ là loại thép có lượng cácbon 0.7 đến 1.5%.thép Cácbon dụng cụ sau khi tôi và ram được độ
cứng từ 60-62HRC độ thấm tôi thấp nên sau khi tôi trong nước, dụng cụ thường bị nứt vỡ, hư hỏng nên khơng
dùng làm dụng cụ có kích thước lớn. Song do độ thấm tơi thấp mà các dụng cụ sau khi tơi, lõi có độ dẻo nhất
định, thích hợp cho việc chế tạo một số dụng cụ cắt như đục, dũa...


20/07/2021

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

6


Chương 1: VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT

Một số ký hiệu của thép cácbon dụng cụ:
- Y7: dùng làm các loại dao chịu va đập, cần có độ dẻo cao, độ cứng vừa phải như đục, dụng cụ nguội và rèn...
- Y8: dùng làm dao chịu lực va đập có độ dẻo, độ cứng cao ( dao, kéo, dụng cụ mộc, khn dập...)
- Y9,Y10: dùng làm dao ít chịu va đập, có độ cứng cao( mũi khoan, tarơ, bàn ren, dao tiện, dao phay...)
- Y12,Y13: dùng làm các loại dao có độ cứng, độ chịu mài mòn cao (dao tiện, dụng cụ đo, dụng cụ khắc dấu,
khuôn kéo dây, giũa...)

20/07/2021

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

7


Chương 1: VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT

1.2.2. Thép hợp kim dụng cụ:
- Thép hợp kim dụng cụ thực chất là thép Cácbon dụng cụ. Nhưng đưa vào hàm lượng khoảng (3-4)% hợp kim:
Crôm (Cr), Vônfram(W), Vanađi nhằm tăng độ thấm tơi và độ cứng, độ mài mịn, ma sát, chịu nhiệt
- Thép cácbon dụng cụ có thể tơi ở 820-850


0

C trong dầu hoặc nước. Sau khi tôi và ram đạt độ cứng 62-66

HRC.
0
- Thép hợp kim dụng cụ có thể chịu nhiệt độ 350-400 C và tốc độ cắt tăng 20% so với thép cácbon dụng cụ.

20/07/2021

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

8


Chương 1: VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT

1.2.3. Thép gió:
- Thép gió cũng là một loại thép hợp kim dụng cụ nhưng lượng hợp kim Vonfram nhiều, nên tính năng của nó
đặc biệt, tính chịu mịn và tính chịu nhiệt tăng rất cao. Thép gió được sử dụng rộng rãi vì tốc độ cắt có thể nâng
cao gấp 2-4 lần, tuổi bền nâng từ 8-15 lần so với thép cácbon và thép hợp kim dụng cụ.

1.2.4. Hợp kim cứng:
- Là loại vật liệu làm dao được dùng rộng rãi nhất và có hiệu quả kinh tế cao
0
- Hợp kim cứng có thể làm việc ở nhiệt độ 800-1000 C, với tốc độ cắt hàng trăm thậm chí đến 1000 m/phút

20/07/2021


Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

9


Chương 1: VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT

Có thể chia hợp kim cứng ra làm ba nhóm như:
a) Hợp kim cứng có một Các bit: ký hiệu là BK
Tổ chức của nó gồm có: WC+Co(chất dính kết)
Vd: BK8(8%Co,92%WC)
b) Hợp kim cứng có hai Các bit: ký hiệu là TK
Tổ chức của nó gồm có: WC+TiC+Co
Vd:T5K10 (10% Co; 5% TiC; cịn lại 85% WC)
c)Hợp kim cứng có ba Các bit: ký hiệu là TT...K...
Tổ chức của nó gồm có: WC+TiC+TaC+Co
Vd:TT7K15 (15% Co;7% (TaC+ TiC); còn lại 75% WC)
Nhận xét: hợp kim cứng tổ chức của nó phần lớn WC

20/07/2021

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

10


Chương 1: VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT

1.2.5. Vật liệu sứ:
- Nhờ có tính cắt tốt, tính chịu nóng và tính chịu mòn cao loại vật liệu làm dao mới: sứ (oxít alumin Al 2O3) ngày càng được

chú ý nhiều.
- Tuy nhiên do giới hạn bền uốn còn quá thấp nên vật liệu sứ mới chỉ sử dụng có kết quả để gia công bán tinh và gia công
tinh kim loại khi khơng có va chạm và rung động

1.2.6. Kim Cương:
Ngồi kim cương tự nhiên đã biết từ lâu, trong thời gian gần đây do việc tổng hợp được kim cương nhân tạo nên kim cương
càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Việc sử dụng kim cương nhân tạo đặc biệt có hiệu quả khi gia cơng hợp kim
cứng và các loại vật liệu khó gia cơng khác (làm dụng cụ sữa đá mài)

20/07/2021

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh

11


TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT NGUYỄN HỮU CẢNH
ĐỊA CHỈ: 500-502 HUỲNH TẤN PHÁT - P.BÌNH THUẬN - Q.7 – TP.HCM
ĐIỆN THOẠI: (028) 3.8730.194 - (028) 3.8732.088 - FAX: (028) 3.8733.624
ISO 9001 : 2015

ISO 9001 : 2015

“Nơi khởi đầu sự nghiệp”

CHÂN THÀNH CẢM ƠN
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!




×