Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.62 MB, 95 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận vãn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các

kết quả nêu trong Luận vãn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chỉnh xác,

tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán
tất cá các nghĩa vụ tài chỉnh theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.
Vậy tỏi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tỏi có thể

bảo vệ Luận vãn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lại Mai Phương


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU


...................................................................................................... 1

Chương 1.

NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT



NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH vục KINH
DOANH THỰC PHẢM.................................................................................. 6

1.1.

Quyền thương mại và bản chất cùa nhượng quyền thương mại........ 6

1.1.1.

Khái quát về quyền thương mại - Đối tượng của nhượng quyền

thương mại........................................................................................................ 6

1.1.2. Nhượng quyền thương mại và bản chất của nhượng quyền
thương mại........................................................................................................ 7

1.2.

Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm... 13

1.2.1.


Khái quát về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh

doanh thực phẩm.............................................................................................. 13

1.2.2. Đặc thù của ngành kinh doanh thực phẩm......................................... 14
1.3.

Khung pháp lý về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh

doanh thực phẩm............................................................................................. 17

1.3.1.

Khái niệm pháp luật về nhượng quyền thương mại trong lĩnh

vực kinh doanh thực phẩm............................................................................. 17
1.3.2. Phạm vi, nguyên tắc điều chỉnh......................................................... 18
1.3.3. Các chế định cơ bản........................................................................... 20

Chương 2.

THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT VÈ NHƯỢNG QUYỀN

THƯƠNG MẠI
TRONG LĨNH vực
KINH DOANH THựC



PHẨM TẠI

NAM GIAI ĐOẠN
TƯ NĂM 2006 ĐẾN NAY......... 30
• VIỆT




2.1.

Quy định vê phạm vi, giới hạn nhượng quyên thương mại trong

kinh doanh thực phẩm..................................................................................... 30

2.1.1. về nội dung của quyền thương mại................................................... 30

2.1.2. về lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.................................................... 34

2.2.

Quy định về chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền thương

mại trong kinh doanh thực phẩm.................................................................... 36

2.2.1. Các loại chủ thể tham gia ký kết hợp đồng nhượng quyền

thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm......................................... 36
2.2.2. Điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng nhượng quyền thương
mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm..................................................... 37

2.3.


Quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại trong kinh

doanh thực phẩm............................................................................................. 51

2.3.1. Định nghĩa về hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh

vực kinh doanh thực phẩm.............................................................................. 51
2.3.2. về nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh

vực kinh doanh thực phẩm.............................................................................. 52
2.3.3. về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh

vực kinh doanh thực phẩm.............................................................................. 61
2.3.4. về thời hạn và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng
quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.............................. 63
2.4.

Quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến nhượng quyền

thương mại trong kinh doanh thực phẩm........................................................64

2.5.

Một số hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật Việt Nam về

nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm................ 69
Chuông 3.

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP


LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

TRONG LĨNH

Vực KINH DOANH THựC PHẨM TẠI VIỆT NAM........................... 75


3.1.

Định hướng, giải pháp hoàn thiện quy phạm pháp luật về

nhượng quyền thương mại trong kinh doanh thực phẩm............................... 75
3.1.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền
thương mại trong kinh doanh thực phẩm........................................................75

3.1.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về nhượng quyền thương

mại trong kinh doanh thực phẩm.................................................................... 76
3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về nhượng quyền

thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam.................. 79
KÉT LUẬN................................................................................................... 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 86


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TỪ VIẾT
TẮT
AFTA

APEC

ASEAN
ASEM

IFA

FTC

FCA
WTO

THUÂT
• NGỮ TIẾNG VIÊT


Khu vưc Mâu dich Tư do
ASEAN

THUẢT
• NGỮ
TIẾNG ANH

ASEAN Free Trade Area


Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Asia-Pacific Economic

châu Á - Thái Bình Dương

Cooperation

Hiệp hội các Quốc gia

Association of South East

Đông Nam Á

Asian Nations

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

The Asia-Europe Meeting

Hiệp hội nhượng quyền quốc tế

International Franchise

Association

Hội đồng Thương mại Liên

The US Federal Trade


bang Hoa Kỳ

Commission

ủy ban nhượng quyền

Franchise Council of

thương mại Úc

Australia

Tổ chức Thương mại Thế giới

World Trade Organization


MỞ ĐÀU
1. Tính câp thiêt của đê tài
Nhượng quyền thương mại (franchise) du nhập vào Việt Nam từ cuối

những năm 90 của thế kỷ XX và ngày càng phố biển tại Việt Nam hiện nay.
Tại thời điểm đó, khái niệm về nhượng quyền còn khá mới và chưa lường

trước được những hậu quả pháp lý phát sinh từ hoạt động này. Vì vậy, pháp
luật Việt Nam đã tiếp thu những quan điểm từ những nước phát triển, ghi

nhận nhượng quyền thương mại là một trong những nội dung thuộc hoạt động
cấp phép đặc quyền kinh doanh và được điều chinh bằng các quy định về


chuyển giao công nghệ tại Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT của Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Cùng với sự phát triền của hoạt động

franchise tại Việt Nam, pháp luật đã chính thức ghi nhận nội dung về nhượng
quyền thương mại tại Luật thương mại so 36/2005/QH11 ban hành ngày

14/6/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Tại Việt Nam, kinh doanh thực phẩm đang là lĩnh vực áp dụng thành

cơng nhất phương thức kinh doanh này. Tính từ thời điểm Luật thương mại
năm 2005 có hiệu lực đến nay, theo thống kê của Bộ Công Thương đã có gần
300 thương nhân nhượng quyền thương mại từ nước ngồi vào Việt Nam.

Trong đó, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm chiếm tới hơn 41% [3].

Phương thức nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực
phẩm đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà làm luật, các nhà nghiên
cứu khoa học pháp lý. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về nội dung này

nhưng chủ yếu chỉ được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế mà chưa chuyên sâu
về các vấn đề pháp lý, một số nghiên cứu chưa cập nhật quy định pháp luật

hiện hành.

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nhượng quyển thương mại trong lĩnh vực

kinh doanh thực phẩm theo pháp luật Việt Nam hiện nay ” làm đề tài luận

1



văn thạc sĩ của mình. Trong khn khơ Luận văn này, tác giả sẽ tập trung

nghiên cứu làm rõ những vấn đề pháp lý về nhượng quyền thương mại trong
kinh doanh thực phẩm theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Trên

cơ sờ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện pháp
luật về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới, nhượng quyền thương mại bùng nồ xuất hiện khá sớm, vào

những năm đầu của thế kỷ XX nên đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về

nhượng quyền thương mại. Ờ Việt Nam, mặc dù cũng có một sổ cơng trình

nghiên cứu về pháp luật nhượng quyền. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ
yếu được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế xã hội, chưa đi sâu vào những vấn đề

pháp lý và quy định pháp luật cụ thể về nhượng quyền thương mại tại Việt

Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.

Một số công trình nghiên cứu ờ nước ngồi:

- scs Jang, K Park (2019), “Mơ hình quan hệ bên nhượng quyền và bên
nhận quyền bền vững: Hướng tới lý thuyết nhượng quyền đôi bên cùng có
lợi”, Tạp chí quốc tế về Quản lý khách sạn số 1/2019. Nghiên cứu này phác
thảo một hệ thống nhượng quyền lành mạnh, và xác định ba thành phần cốt
lõi của mối quan hệ bên nhượng quyền và bên nhận quyền bền vững (là sự hài


lòng, tin tưởng và cam kết), cũng như các tiền đề và hậu quả của mối quan hệ
này. Từ đó đề xuất một mơ hình cho mối quan hệ bên nhượng quyền và bên
nhận quyền bền vững, hồ trợ 'lý thuyết nhượng quyền cùng có lợi'.

- Robert Hayes (2011), “Cẩm nang hướng dẫn nhượng quyền kinh
doanh”, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phổ Hồ Chí Minh. Cuốn sách này

phân tích và chi ra những ưu và nhược điểm cùa mơ hình nhượng quyền, cách
thức xây dựng mơ hình nhượng quyền và chuyến nhượng thành công một
thương hiệu, cách thức lựa chọn được một thương hiệu nhượng quyền phù

2


hợp với thị trường và mục tiêu tài chính. Đây là cn sách có ý nghĩa ứng

dụng đối với cả thương nhân nhượng quyền và thương nhân nhận quyền trong
quá trình nhượng quyền thương mại
Đồng thời, cuốn cẩm nang này cũng hướng dẫn cách thức quản lý, vận

hành mơ hình nhượng quyền thương mại cùng nhiều vấn đề liên quan khác.

Một số cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam:
- Đỗ Tuyết Nhung (2009), Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương
mại, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cơng

trình nghiên cứu hoạt động nhượng quyền thương mại và pháp luật hợp đồng
nhượng quyền thương mại, phân tích thực trạng của pháp luật điều chỉnh hợp
đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị


góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật hợp đồng
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Đây có thể được coi là cơng trình đầu
tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện về hợp đồng nhượng quyền
thương mại theo pháp luật Việt Nam.

- Cao Nguyên Thắng (2019), Họp đồng nhượng quyền thương mại trong
lĩnh vực dịch vụ ăn uống ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế,

Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Trên cơ sớ tìm hiểu và đánh giá các đề tài đã nghiên cứu, tác giã nhận

thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu theo hướng phân tích, đánh giá
những quy định pháp luật hiện hành về hoạt động nhượng quyền thương mại

trong ngành thực phấm tại Việt Nam. Vì vậy, việc thực hiện đề tài luận văn
này sẽ không bị trùng lặp, đảm báo tính độc lập và có ỷ nghĩa lý luận và thực

tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động nhượng quyền thương mại

và nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.

3


- Rà soát và nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam vê nhượng
quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.


- Đánh giá thực trạng pháp luật nhượng quyền thương mại trong lĩnh

vực kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt

Nam về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật ở Việt Nam trong lĩnh vực này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt
động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm theo

quy định của pháp luật Việt Nam.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động nhượng quyền thương mại bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực

kinh doanh, tuy nhiên đề tài chì nghiên cứu hoạt động nhượng quyền thương
mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam. Luận văn chỉ tập

trung nghiên cứu các vấn đề lý luận chung và các quy định pháp luật về

nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam
giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Từ những đánh giá về thực trạng pháp luật,

tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhượng
quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chù nghĩa duy vật lịch sử Mác

- Lê-nin, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp thống kê, so sánh;

4


- Phương pháp tông hợp;
- Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu;
Các phương pháp này được sử dụng đan xen lần nhau để có thể xem xét,

đánh giá một cách toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về hoạt
động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.

6. Kết cấu cùa luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận pháp luật về nhượng quyền thương mại

trong kinh doanh thực phẩm
Chương 2. Thực trạng pháp luật về nhượng quyền thương mại trong lĩnh


vực kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Chương 3. Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền
9

thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phâm tại Việt Nam

5


Chương 1.

NHỮNG VÁN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT
VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

TRONG LĨNH vực KINH DOANH THựC PHẢM

1.1.

Quyền thương mại và bản chất cùa nhượng quyền thương mại

1.1.1. Khái quát về quyền thương mại - Đối tượng của nhượng quyền
thương mại
“Quyển ” là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chi khả năng của mỗi

cá nhân, tổ chức được tự do lựa chọn và hành động mà không bị bất kỳ ai

ngăn cản, hạn chế, khả năng đó được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện
bằng quyền lực của Nhà nước [43].
“Thương mại” là hoạt động trao đối hàng hóa, dịch vụ giữa hai hay
nhiều cá nhân, tổ chức, để nhận lại một giá trị nào đó tương ứng (bằng tiền


thông qua giá cá hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác) [46], Theo Khoản 1 Điều 3

Luật thương mại năm 2005, bản chất của hoạt động thương mại là việc “thực
hiện các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc

tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhằm mục
đích sinh lợi” [32],

Theo góc độ kinh tế, “quyền thương mại” có thế được coi là một loại tài
sản vơ hình, được hình thành trong q trình thương nhân thực hiện hoạt động
thương mại, bao gồm một hệ thống kinh doanh được tồn tại và phát triển dựa

trên việc sử dụng nhãn hiệu, mơ hình kinh doanh, bí quyết kinh doanh, biểu

tượng kinh doanh, khấu hiệu kinh doanh, quảng cáo, v.v. Xuất phát từ bản
chất quyền thương mại là một loại tài sàn, nên có thể được chuyển giao bởi
chủ sở hữu để thu một khoản lợi nhuận. Hình thức chuyển giao này được gọi
là nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương

mại do thương nhân có quyền sở hữu đối với thương hiệu, thực hiện chuyển

6


giao các quyên thương mại liên quan đên thương hiệu đó cho một chủ thê

kinh doanh khác trong một thời hạn nhất định nhằm thu được khoản phí

nhượng quyền. Quyền thương mại được coi là đối tượng của hoạt động

nhượng quyền thương mại.

Dưới góc độ pháp lý, quyền thương mại có thể hiểu là khả năng của mỗi
cá nhân, tồ chức được tự do thực hiện các hoạt động thương mại nhằm mục
đích tạo ra lợi nhuận. Theo đó, “quyền thương mại được hiểu là quyền tiến

hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền quy
định, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn mác, tên thương mại, bí quyết
kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo, ... của
bên nhượng quyền. Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung cốt

lõi chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng
quyền thương mại của mình trong kinh doanh.” [2]

1.1.2. Nhượng quyền thương mại và băn chất của nhương quyền thương
mại

1.1.2.1. Định nghĩa
Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế (The International

Franchise Association - IFA) đưa ra định nghĩa về nhượng quyền thương mại

như sau:
Nhượng quyền thương mại là một phương thức phân phối sản phẩm
hoặc dịch vụ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Trong đó,

bên nhượng quyền là người sáng lập nhãn hiệu hoặc tên thương mại

của thương hiệu và hệ thống kinh doanh. Bên nhận quyền là người
trả tiền bản quyền và thường là phí ban đầu cho quyền kinh doanh


dưới tên và hệ thống của bên nhượng quyền, về mặt kỹ thuật, hợp
đồng ràng buộc hai bên là “nhượng quyền thương mại”, nhưng

thuật ngữ đó thường đề cập đến hoạt động kinh doanh thực tế mà

7


bên nhận quyên hoạt động. Hoạt động tạo và phân phôi thưong hiệu

và hệ thống nhượng quyền thường được gọi là nhượng quyền
thương mại. [50]

Định nghĩa về nhượng quyền thương mại của IFA quy định vai trò của

hai bên chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, bao gồm chủ thể
tạo ra quyền và chủ thể nhận quyền, đặc biệt nhấn mạnh tới nghĩa vụ của bên

nhận quyền trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp.
ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The US Federal Trade
Commission - FTC) [52] định nghĩa thuật ngừ "nhượng quyền thương mại" là
“một hợp đồng hay thỏa thuận ít nhất là hai bên chủ thể, trong đó bên nhận

quyền được cấp quyền bán hay phân phổi sản phẩm, dịch vụ theo cùng một

chương trình, kế hoạch kinh doanh của chủ thương hiệu. Hoạt động kinh
doanh của bên nhận quyền phải triệt để tuân theo kế hoạch tiếp thị, gấn liền

với mục tiêu của chủ thương hiệu. Bên nhận quyền phải trả cho chủ thương

hiệu một khoản phí nhượng quyền”. [28, trl 1]
Tổ chức Liên đoàn Nhượng quyền Thương mại Châu Âu (European

Franchise Federation - EFF) đã đưa ra Bộ quy tắc ứng xử đối với nhượng
quyền thương mại (Code of Ethics for Franchising) với khái niệm:

“Nhượng quyền thương mại là một hệ thống thương mại hóa các sản

phẩm hàng hóa, dịch vụ hoặc công nghệ được xây dựng trên cơ sở mối
quan hệ hợp tác chặt chẽ và liên tục giữa các doanh nghiệp độc lập với

nhau về mặt tài chính và pháp lý, giữa bên nhượng quyền thương mại và

các bên nhận quyền riêng lẻ của mình, trong đó bên nhượng quyền cấp
quyển và áp đặt nghĩa vụ cho bên nhận quyền riêng lẻ của mình để tiến

hành hoạt động kinh doanh, phù hợp với những điều kiện đặt ra của bên
chuyển nhượng.” [23, tr9]

8


Như vậy, từ một sô quan điêm của các tô chức nhượng quyên thương
mại trên thế giới, nhượng quyền thương mại có thể được định nghĩa như sau:
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại giữa bên nhượng
quyền là chủ sở hữu của thương hiệu, cho phép bên nhận quyền được quyền

kinh doanh theo mơ hình và phương thức kinh doanh gấn liền với các đối

tượng sở hữu trí tuệ của mình, bên nhượng quyền có quyền và nghía vụ kiểm

sốt và hỗ trợ bên nhận quyền trong suốt quá trình hai bên tiến hành nhượng
quyền thương mại.

1.1.2.2. Các hình thức nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí.

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, nhượng quyền thương mại được chia thành
hai loại [24, trl5-16]:
- Nhượng quyền thương mại trong nước là nhượng quyền thương mại
trong phạm vi một quốc gia;

- Nhượng quyền thương mại quốc tế là nhượng quyền thương mại trong
phạm vi từ quốc gia này đến quốc gia khác. Đối với Việt Nam, hình thức
nhượng quyền này có thể được chia nhỏ thêm thành hai loại: nhượng quyền
thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam và nhượng quyền từ Việt Nam ra

nước ngoài.

Căn cứ vào phạm vi nhượng quyền thương mại, nhượng quyền thương
mại được chia thành bốn loại [51]:

- Nhượng quyền riêng lẻ (single-unit franchise): là phương thức nhượng
quyền thương mại mà qua đó, bên nhận quyền được bên nhượng quyền cấp
quyền kinh doanh tại một địa điểm trong một thời hạn nhất định. Bên nhận

quyền theo phương thức này không được quyền nhượng quyền lại cho người

khác cũng như không được tự ý mở thêm một cửa hàng mang cùng thương
hiệu nhượng quyền.


9


- Nhượng quyên đa cơ sở (multi-unit franchise): là phương thức nhượng
quyền thương mại mà qua đó, bên nhận quyền được bên nhượng quyền cấp
quyền mở nhiều hơn một cơ sở nhượng quyền trong một thời hạn nhất định

- Nhượng quyền phát triển khu vực (area development franchise): là
phương thức nhượng quyền thương mại mà bên nhận quyền được cấp quyền
độc quyền kinh doanh trong một phạm vi khu vực địa lý trong một thời gian

nhất định, và không được phép nhượng quyền lại cho bất kỳ ai.

- Nhượng quyền độc quyền (master franchise): là phương thức nhượng
quyền thương mại mà chủ sở hữu của thương hiệu cấp cho bên nhận quyền,

ngoài quyền mở và vận hành nhiều hơn một cơ sở nhượng quyền trong một

phạm vi lãnh thổ nhất định, bên nhận quyền có quyền chuyển giao quyền
thương mại cho bên thứ ba dưới hình thức nhượng quyền riêng lẻ hay nhượng
quyền phát triển khu vực.

Căn cứ vào đối tượng của nhượng quyền thương mại, nhượng quyền
thương mại được chia thành bốn loại [25, trl 7-19]:

- Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise):
bên nhận quyền thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ bên

nhượng quyền, ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu, thương hiệu,


biểu tượng, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của chủ thương
hiệu trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định.

- Nhượng quyền mơ hình kinh doanh mẫu (business format franchise)
hay cịn gọi là Nhượng quyền công thức kinh doanh: là phương thức nhượng
quyền thương mại mà theo đó, bên nhận quyền được bên nhượng quyền

chuyển giao quy trình kinh doanh, bí quyết kinh doanh, bao gồm đào tạo, lập

kế hoạch chiến lược, tiếp thị, quảng cáo, sàn xuất, v.v theo tiêu chuẩn và
hướng dẫn kiểm soát chất lượng của minh. Đây là hình thức nhượng quyền

10


thương mại phô biên nhât hiện nay. Tại Hoa Kỳ, hình thức này chiêm gân %

tổng số cửa hàng được nhượng quyền.
- Nhượng quyền sán xuất (manufacturing or processing arrangement):
bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền thành phần hoặc công thức

để sản xuất một sản phẩm, bên nhận quyền phải tự sàn xuất và phân phối sản

phẩm đó phù hợp với tiêu chuẩn của bên nhượng quyền.

- Nhượng quyền cơ hội kinh doanh (business opportunity venture or joint
venture franchising): bên nhận quyền được quyền mua và bán hàng hóa, dịch
vụ hoặc một số cơng việc kinh doanh khác của bên nhượng quyền. Bên


nhượng quyền sắp xếp địa điểm kinh doanh, tìm cơng việc kinh doanh cho
bên nhận quyền thứ cấp, thậm chí cịn cung cấp nhân viên kỹ thuật hoặc
thương mại cho bên nhận quyền.

1.1.2.3. Bản chất của nhượng quyền thương mại
về bản chất, nhượng quyền thương mại có thể được hiểu là hành vi

chuyển giao quyền khai thác đối với một thương hiệu của chủ sở hữu cho một
chủ thể khác nhằm mục đích sinh lợi. Dựa trên định nghĩa đã rút ra ở trên,

nhượng quyền thương mại là hoạt động tạo ra quyền và nghĩa vụ của các bên
chủ thể nhượng quyền và nhận quyền. Theo quan điểm đó, bản chất của

nhượng quyền thương mại là hợp đồng.
Thuật ngữ Hợp dong “contractus” của La Mã, có nguồn gốc là từ
“contrahere” trong tiếng La-tinh, có nghĩa là “ràng buộc”. Thuật ngữ Hợp

đồng được sử dụng trong các văn bản pháp lý, các quan hệ hợp đồng được

pháp luật công nhận và bảo vệ. Bộ luật dân sự cùa Pháp ghi nhận định nghĩa
về hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các

bên chù thể cam kết với nhau về việc chuyển giao một vật, làm hoặc không
làm một công việc nào đó”. Theo Từ điển Luật học Black’s Law, hợp đồng

được định nghĩa “là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều người tạo lập một

11



nghĩa vụ làm hoặc không làm một công việc cụ thê” [49]. Điêu 385 Bộ Luật
dân sự Việt Nam năm 2015 định nghĩa về hợp đồng “Hợp đồng là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ

dân sự” [37],

Theo Quy tắc thương mại về nhượng quyền thương mại của Uỷ ban
Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The US Federal Trade Commission’s Trade
Regulation Rule on franchising - The FTC Rule):
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận thương mại
giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, được xác lập bằng lời

nói hoặc văn bản, trong đó các điều khoản của hợp đồng nêu rõ:
- Bên nhận quyền sẽ có quyền điều hành một công việc kinh doanh

được xác định hoặc liên kết với nhãn hiệu của bên nhượng quyền
hoặc chào bán hoặc phân phối hàng hóa, dịch vụ hoặc hàng hóa

được xác định hoặc liên kết với nhãn hiệu của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền sẽ kiểm soát hoặc có quyền kiểm sốt mức độ
đáng kể đối với phương thức hoạt động của bên nhận quyền, hoặc
hồ trợ đáng kế trong phương thức hoạt động của bên nhận quyền;

- Như một điều kiện để có được hoặc bẳt đầu hoạt động của nhượng
quyền thương mại, bên nhận quyền thực hiện một khoản thanh toán

bắt buộc hoặc cam kết thực hiện một khoản thanh toán bắt buộc cho
bên nhượng quyền hoặc chi nhánh của nó [52],

Theo định nghĩa này, hợp đồng nhượng quyền thương mại bao hàm

nhiều đặc điểm của các loại hợp đồng khác nhau như hợp đồng li-xăng,
chuyển giao sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kinh doanh. Có thể nói,

Hoa Kỳ coi nhượng quyền thương mại là một nội dung của hoạt động chuyển
giao công nghệ. Hơn nữa, còn mang dáng dấp của hợp đồng cung ứng dịch

vụ, hàng hóa, đại lý [29, trlO].

12


Hoạt động nhượng quyên thương mại xuât phát từ nhu câu mở rộng mơ

hình kinh doanh của bên nhượng quyền mà không cần bõ thêm vốn để đầu tư.
Đối với bên nhận quyền, nhượng quyền là một phương thức kinh doanh

không cần đầu tư nguồn vốn lớn, nhưng vẫn được hưởng lợi từ uy tín của
thương hiệu nhượng quyền. Đặc trưng của nhượng quyền thương mại nằm ở

tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền. Nhượng quyền thương mại là sự
phát triển đồng bộ các cửa hàng nhượng quyền của một thương hiệu. Tính

đồng bộ trong nhượng quyền thương mại được thể hiện ở việc thống nhất và
định hình hình ảnh các cơ sở nhượng quyền trong tâm trí người tiêu dùng,

bởi, mơ hình và phương thức kinh doanh, nhãn hiệu, khẩu hiệu, cách phục vụ

cũng như không gian của các cơ sớ nhượng quyền phải đồng nhất với nhau và
đồng nhất với cơ sở của bên nhượng quyền thương mại. Sự thay đổi một trong


các yếu tố trên của cửa hàng nhận nhượng quyền sẽ tạo ra sự đứt gãy, phá vỡ
sự đồng nhất cùa cả hệ thống nhượng quyền và ảnh hưởng tới cả thương hiệu

của bên nhượng quyền. Có thể nói, Franchise là một hình thức nhân bản vơ
tính các cửa hàng của bên nhượng quyền. Bởi, các cơ sở nhận quyền phải là

một bản sao của cửa hàng nhượng quyền [27], Tính đồng bộ được coi là điếm

nhạy cảm của hệ thống nhượng quyền thương mại, chỉ cần vi phạm nhỏ gây
mất tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền cũng có thể gây ảnh hưởng
lớn tới uy tín, danh tiếng và sự phát triển của thương hiệu nhượng quyền. Hệ
quả xấu nhất là hệ thống nhượng quyền sẽ sụp đổ.

1.2.

Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

1.2.1. Khái quát về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kỉnh doanh
thực phẩm

13


“Thực phâm” hiêu đơn giản là thức ăn, được con người sừ dụng nhăm

mục đích nạp chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể, hoặc nhằm thoa mãn
vị giác.

Trên cơ sở khái niệm và đặc điểm của nhượng quyền thương mại đã


phân tích ở mục 1.1, nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh
thực phẩm có thể được định nghĩa như sau: Nhượng quyền thương mại trong
lĩnh vực kinh doanh thực phẩm là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền độc lập tiến hành việc mua bán

hàng hóa và cung ứng dịch vụ thực phẩm theo cách thức tổ chức kinh doanh
do bên nhượng quyền quy định và được gắn với các đối tượng sở hữu trí tuệ

(bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu
kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và quảng cáo) do bên nhượng quyền sở

hữu, theo đó, bên nhượng quyền có quyền kiểm sốt và hỗ trợ bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh xuyên suốt thời gian hai bên tiến

hành nhượng quyền thương mại.
1.2.2. Đặc thù của ngành kinh doanh thực phấtn

Kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam đang là lĩnh vực áp dụng thành
công nhất phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. Theo thống kê

của Bộ Cơng Thương, tính đến hết năm 2020, chỉ riêng trong lĩnh vực kinh
doanh thực phẩm đã chiếm tới hơn 41% tổng số thương nhân nhượng quyền

thương mại tại thị trường Việt Nam trong số hơn 60 lĩnh vực khác nhau áp

dụng phương thức kinh doanh này. Vì vậy, nhượng quyền thương mại trong
lĩnh vực kinh doanh thực phẩm mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động

nhượng quyền thương mại nói chung. Tuy nhiên, do những đặc thù riêng của
ngành, hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực


phẩm có những đặc điểm riêng biệt so với các ngành khác.

14


Thứ nhât, tiêm năng phát trỉên của nhượng quyên thương mại trong lình
vực kinh doanh thực phẩm.
Lĩnh vực kinh doanh thực phâm có nhiêu diêm phù hợp với phương thức
kinh doanh này. Một là, kinh doanh thực phẩm khơng địi hởi số vốn đầu tư

lớn, tốc độ quay vòng vốn nhanh nên dễ dàng thu hút các các thương nhân
đầu tư vào mơ hình này. Hai là, ăn và uống là nhu cầu cơ bản và cần thiết của

con người, nên thị trường và lượng khách hàng dễ tìm kiếm, cửa hàng kinh
doanh thực phẩm có thể được mở gần nhau trong một phạm vi nhất định, nhờ
đó hệ thống kinh doanh nhượng quyền có thể được nhân rộng tối đa, tùy theo

tiềm năng thị trường trong phạm vi lãnh thổ đó. Ba là, ẩm thực là nét văn hóa

đặc trưng, không chỉ giữa các quốc gia mà giữa các vùng, miền của một quốc

gia cũng có những nét độc đáo khơng dễ nhầm lẫn. Vì vậy, bên cạnh việc
phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, việc kinh doanh thực phẩm mang

đặc trưng của vùng, miền khác, còn thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, nhu cầu
thưởng thức văn hóa cùa con người. Cả ba yếu tố này là đặc trưng của ngành

kinh doanh thực phẩm, nó thực sự mang ý nghĩa quan trọng và quyết định,
bởi muc đích của viêc kinh doanh là tao ra lơi nhuân. viêc có thề thu lời

nhanh với sơ vơn nhở và có thị trường tiêu thụ tiêm năng là một “lời mời gọi”

hấp dẫn với các thương nhân. Bon là, nhượng quyền thương mại trong kinh

doanh thực phẩm thuận lợi hơn nhượng quyền thương mại các ngành khác.
Nhượng quyền thương mại trong kinh doanh thực phẩm dễ dàng được thực

hiện chỉ bởi việc chia sẻ cơng thức và bí quyết kinh doanh của bên nhượng
quyền.

Thứ hai, vê các tiêu chuăn trong kinh doanh thực phẩm.
Đây là ngành kinh doanh mà các sản phâm của nó ảnh hưởng trực tiêp
đến sức khỏe người tiêu dùng, nên hoạt động kinh doanh thực phẩm có những

15


đặc thù riêng so với hoạt động kinh doanh thương mại ở các lĩnh vực khác. Vì
vậy, nhượng quyền thương mại trong kinh doanh thực phẩm trước hết cần đáp
ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng về vệ sinh an tồn thực phẩm, khơng

thế vì lợi nhuận mà đánh đối bằng sức khỏe của người tiêu dùng.
Một trong các yếu tố khiến Subway - một thương hiệu bánh mỳ, bùng nổ
tại thị trường Mỹ vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, là do một người tiêu

dùng béo phì tại Mỹ xuất hiện trên trang nhất tạp chí Men’s health về việc
giảm tới 81 cân và duy trì sức khỏe khi tập luyện thường xuyên và chì ăn

bánh mỳ của Subway trong 11 tháng [47]. Subway đã trở thành thương hiệu
đồ ăn nhanh nhưng lành mạnh, không gây béo phì với câu khẩu hiệu “Eat


Fresh”. Thương hiệu pizza Papa John có câu khấu hiệu là “Better Ingredients,
Better Pizza” - mang ý nghĩa “nguyên liệu tốt hơn, pizza ngon hơn”. Các khẩu
hiệu này là sự cam kết của Subway và Papa John đối với sức khỏe người tiêu

dùng. Ngoài ra, trên thực đơn của nhiều thương hiệu chuồi nhà hàng, bên

cạnh tên và hình ảnh, sự chú thích ngun liệu của món ăn trên thực đơn được

đánh giá là một yếu tố quan trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu được biết thành
phần dinh dưỡng của khách hàng, khách hàng cũng có thể tránh việc khơng
đáng có như dị ứng thực phẩm.

Thứ ba, về mặt chủ thể.

Vì kinh doanh thực phẩm là ngành kinh doanh có điều kiện theo pháp
luật Việt Nam, nên thương nhân nhượng quyền và thương nhân nhận quyền
phải đáp ứng các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực
kinh doanh thực phẩm. So với các ngành khác, kinh doanh thực phẩm đòi hói

bên nhượng quyền phải theo dõi và kiểm sốt bên nhận quyền sát sao hơn để
chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ luôn tối ưu và đảm bảo sức

khỏe cho người tiêu dùng.

16


1.3.


Khung pháp lý vê nhượng quyên thương mại trong lĩnh vực kinh
doanh thực phẩm

1.3.1. Khải niệm pháp luật về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực

kinh doanh thực phẩm
Với ưu điểm và vai trò thúc đẩy nền kinh tế, khuyến khích hoạt động

kinh doanh của các thương nhân nhỏ lẻ, nhượng quyền thương mại được quan

tâm phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhượng quyền thương mại
chứa đựng nhiều quan hệ phức tạp, tiềm ẩn nhiều khả năng gây ra tranh chấp
thương mại không chỉ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền mà còn

tranh chấp giữa các bên nhận quyền của cùng một thương hiệu. Thêm nữa,

khi một quan hệ xã hội mới xuất hiện, luôn cần các quy phạm pháp luật do
Nhà nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ đó nhàm đảm bảo được chức năng

quản lý xã hội của Nhà nước, đặc biệt là để tránh tạo ra các án lệ khi xảy ra
các tranh chấp trong khi pháp luật còn nhiều lỗ hống trong điều chinh các

quan hệ xã hội đó.
Xuất phát từ các u cầu đó, địi hỏi các nhà lập pháp phải đặt hoạt động
này vào khuôn khố pháp lý. Pháp luật về nhượng quyền thương mại ra đời
dựa trên sự tồn tại và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại.

Pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực
kinh doanh thực phẩm là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội phát sinh


trong quá trình các thương nhân tiến hành hoạt động nhượng quyền thương

mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.
Pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vục

kinh doanh thực phẩm khá phức tạp, chịu sự điều tiết bởi nhiều hệ thống pháp

luật khác nhau, điển hình phải kể đến: pháp luật thương mại, pháp luật dân sự,

17


pháp luật qc tê, pháp luật cạnh tranh,... và có mơi quan hệ mật thiêt với
pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật vệ sinh an toàn thực phấm.

Các bên chủ thể của nhượng quyền thương mại ràng buộc với nhau về
quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng. Bên cạnh đó, việc chuyển giao đối

tượng là quyền thương mại bao gồm mơ hình và bí quyết kinh doanh của một
thương hiệu gặp thách thức lớn về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trên thị

trường, khi mà thương nhân nhượng quyền có thể bị lộ các mơ hình kinh
doanh, bí quyết kinh doanh, trong q trình nhượng quyền thương mại.

Việc xác định được chính xác các hệ thống pháp luật đóng vai trị rất

quan trọng, tạo hành lang pháp lý điều tiết hoạt động nhượng quyền thương
mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và thuận lợi hơn trong việc Nhà


nước quản lý hoạt động thương mại.

1.3.2. Phạm vi, nguyên tắc điều chỉnh
1.3.2.1. Phạm vỉ, giới hạn:
Pháp luật điều chinh hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực

kinh doanh thực phẩm là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội phát sinh

trong quá trình các thương nhân tiến hành hoạt động nhượng quyền thương

mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm. Đây là quan hệ xã hội khá phức
tạp, chịu sự điều tiết bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như: pháp luật
thương mại, pháp luật dân sự, pháp luật quốc tế, pháp luật cạnh tranh, pháp
luật sở hữu trí tuệ, v.v và pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.3.2.2. Nguyên tắc điều chình:

Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tử tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn
bộ hoặc một giai đoạn nhất định, đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân

theo. Đây là cơ sở để điều chỉnh, tạo tiền đề cho hoạt động nhượng quyền

18


thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm diễn ra thuận lợi, trong

khuôn khổ pháp luật.
Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động nhượng quyền thương mại
trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm bao gồm:


Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật cùa thương nhân trong
hoạt động nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền và bên nhận quyền
bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

Thứ hai, nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương

mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do thỏa thuận của các bên chủ
thể trong việc xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động
nhượng quyền thương mại, miễn là không trái với các quy định của pháp luật
và đạo đức xã hội. Trong quá trình nhượng quyền thương mại, các bên hồn
tồn tự nguyện, khơng bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe

doạ, ngăn cản bên nào.
Thứ ba, nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được
thiết lập giữa các bên. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là

mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập

giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với

quy định cua pháp luật.
Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực phẩm là sản phẩm
tác động trực tiếp và gây ánh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Thương

nhân là chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an

toàn đối với thực phẩm do mình sán xuất, kinh doanh.

Thứ năm, nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

Thương nhân nhượng quyền có nghĩa vụ thơng tin đầy đủ, trung thực cho

người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu
trách nhiệm về tính chính xác của các thơng tin đó. Các chú thể tham gia vào

19


hoạt động nhượng quyên thương mại trong kinh doanh thực phâm phải chịu
trách nhiệm tính hợp pháp của hàng hố, dịch vụ mà mình kinh doanh, đặc

biệt là chất lượng và quy trình sản xuất thực phẩm.
1.3.3. Các chế định cơ bản
1.3.3. ỉ.

Chế định về phạm vi, giới hạn:

Lĩnh vực kinh doanh thực phẩm là một lĩnh vực phổ biến và thành công
bậc nhất của hoạt động nhượng quyền thương mại. Tùy thuộc vào từng loại
hình nhượng quyền thương mại mà đối tượng của hợp đồng rộng hay hẹp.
“Quyền thương mại” trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm là một khái niệm

trừu tượng, có mối liên hệ đặc biệt đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ và

đặc trưng của ngành kinh doanh thực phẩm. Quyền thương mại là một loại tài
sản, quyền năng của thương nhân. Vì vậy, việc chuyến nhượng đối tượng này
tiềm ẩn nhiều tranh chấp.

1.3.3.2. Chế đinh về chù thể:
Tương tự hoạt động nhượng quyên thương mại nói chung, hoạt động


nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm cũng bao
gồm hai bên chú thể là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Trong đó,

Bên nhượng quyền là thương nhân tạo ra thương hiệu, có hệ thống và cơ
sở kinh doanh đảm bảo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, đang có lợi

thế cạnh tranh trên thị trường và có nhu cầu chia sẻ thương hiệu và hệ thống
kinh doanh của mình để mở rộng quy mơ và nhận một khoản phí nhượng
quyền.

Bên nhận quyền là bên trả phí cho bên đã có thương hiệu để được quyền
kinh doanh dưới tên thương hiệu đó theo mơ hình, phương thức kinh doanh

của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền phải độc lập về mặt tài chính và pháp

lý khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại của bên nhượng
quyền.

20


×