Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

ĐỒ ÁN ĐỀ TÀI NHÀ LIÊN KẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 32 trang )

ĐỜ ÁN NHÀ Ở 1

Đề Tài :NHÀ LIÊN KẾ
Thực hiện : Ths.Kts LÊ HỒNG QUANG

MỤC LỤC BÀI ĐỌC
1. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC NHÀ Ở :
1.1 Môi trường tự nhiên:
_ Khí hậu
_ Địa hình , cảnh quan
1.2 Môi trường xã hội :
_ Phong tục tập quán.
_ Nghề nghiệp, trình độ văn hóa, ý thức thẩm mỹ
_ Đời sống văn hóa tinh thần
_ Mức sống, thu nhập
_ Mỹ quan kiến trúc
1.3 Khoa học kỹ thuật :
_ Kỹ thuật xây dựng công trình
_ Trang thiết bị kỹ thuật
2. KHÁI NIỆM NHÀ LIÊN KẾ :
2.1 Định nghóa
2.2 Đặc điểm
2.3 Phân loại
3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ LIÊN KẾ :
3.1 Nhà liên kế ở Châu u thế kỷ XIX – XX
3.2 Sự ra đời của nhà liên kế ở Việt Nam

1


4 . NỘI DUNG KIẾN TRÚC NHÀ LIÊN KẾ :


4.1 Nhà liên kế trong quá trình hình thành đô thị:
_ Hiệu quả kinh tế xã hội
_ Hiệu quả cảnh quan đô thị
_ Xu hướng và triển vọng
_ Một số hạn chế
4.2 Các chức năng cơ bản trong kiến trúc nhà liên kế:
_ Không gian sinh hoạt, giao tiếp
_ Không gian giải trí, nghỉ ngơi
_ Không gian tưởng niệm
_ Không gian làm kinh tế phụ
5. YÊU CẦU THIẾT KẾ
5.1 Các yêu cầu chung:
_ Hướng nhà
_ Tổ hợp không gian
_ Không gian công cộng & cây xanh
5.2 Giải pháp kiến trúc :
_ Cơ cấu căn hộ
_ Giải pháp mặt bằng
_ Giải pháp mặt đứng
_ Tổ chức nội thất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


1.CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC NHÀ Ở :
1.1 Môi trường tự nhiên:
 Khí hậu :
Các yếu tố khí hậu trực tiếp ảnh hưởng đến thiết kế kiến trúc nhà ở là nhiệt

độ không khí, độ ẩm, chế độ gió, lượng mưa, cường độ ánh sáng. Hiểu rõ tác động
của các yếu tố đó mới có thể nghiên cứu tìm ra giải pháp bố cục hợp lý về mặt
bằng, mặt cắt ngang, hình khối và các chi tiết cấu tạo …theo hướng khai thác các
yếu tố có lợi và hạn chế các yếu tố bất lợi, tạo nên môi trường tiện nghi cho người
sử dụng bên trong ngôi nhà.
Ví dụ: + Vùng nóng ẩm mưa nhiều : nhà có hiên , mái dốc lớn
+ Vùng đồng bằng, khô nóng : nhà mái bằng có sân trong, hồ nước
_ Nhiệt độ không khí : nhiệt độ không khí cao thường đi đôi với bức xạ cao, vì
thế phải cân nhắc ảnh hưởng của chúng khi chọn giải pháp quy hoạch tổng mặt
bằng, gỉai pháp kiến trúc cũng như các giải pháp thông gió. Cần lưu ý đến phản xạ
nhiệt của các bề mặt bên ngoài sẽ làm tăng nhiệt độ không khí như đường nhựa,
sân bê tông, tường ngoài, bế mặt kết cấu che mưa nắng, mái nhà.
_ Chế độ gió: ảnh hưởng có lợi và có hại của gió phải được tính đến đầy đủ
trong quá trình chọn hướng nhà, xác định khoảng cách công trình, tổ chức mặt
bằng và mặt đứng của nhà, các biện pháp chống nóng mùa hè, chống lạnh mùa
đông và tính toán độ bền của tổng thể công trình cũng như các bộ phận kết cấu (
đối với nhà trên 3 tầng )
_ Chế độ mưa: ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết thoát nước mưa trên mái,
chống thấm tường ngoài, chống mưa hắt vào nhà, chống ẩm mốc làm hư hỏng vật
liệu…
_ Cường độ ánh sáng: ảnh hưởng đến giải pháp che nắng chống chói, một yêu
cầu không thể thiếu của kiến trúc nhiệt đới, và phải kết hợp chẽ với giải pháp
thông gió, cách nhiệt, che mưa, chiếu sáng tự nhiên và tất nhiên cả với giải pháp
thẩm mỹ.
Vi khí hậu là khí hậu ở phạm vi nhỏ, hạn hẹp như khí hậu trong cụm dân cư,
khí hậu trong nhà, khí hậu trong phòng.Trong thiết kế kiến trúc nhà ở, có thể dùng
các biện pháp như hàng hiên, cây xanh , hồ nước, sân trước -sau, sân trong, giếng
trời…để tạo vi khí hậu tốt hơn.

3



 Địa hình – cảnh quan :
Địa hình cảnh quan có tác động lớn đến giải pháp kiến trúc nhà ở:
 Điạ hình: tùy thuộc hình dạng và cao độ khu đất mà ta thiết kế mặt cắt nhà
cho thính hợp, đồng thời khai thác điạ thế của địa hình tạo nên yếu tố thẩm mỹ
cho ngôi nhà.
Ví dụ: + Vùng cao nguyên, đồi núi : nhà sàn, nhà có tầng hầm
+ Vùng ven sông hồ, hoặc biển : tận dụng tầm nhìn đẹp, đón gió
 Cây xanh, mặt nước: sử dụng cây xanh – mặt nước để vừa cải tạo vi khí
hậu vừa làm nền cảnh trang trí cho ngôi nhà
 Cảnh quan khu nhà ở : tận dụng hình khối, màu sắc toàn cụm nhà để tạo
cảnh quan.
Người thiết kế giỏi là người biết đánh giá tình hình khí hậu và cảnh quan của
địa điểm xây dựng, giải quyết có cân nhắc và phối hợp các yêu cầu trên một cách
tối ưu.

THIẾT KẾ CÓ KHAI THÁC ĐỊA HÌNH VÀ CẢNH QUAN

1.2 Môi trường xã hội :
Quá trình hình thành và phát triển nhà ở luôn luôn chịu tác động từ các tác
nhân xã hội như: phong tục tập quán, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, lối sống, mức thu
nhập :
 Phong tục tập quán:
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất, sinh hoạt tinh thần
khác nhau ở từng vùng mà con người tại địa phương có những phong tục tập quán và
truyền thống riêng biệt. Chúng tác động đến nhà ở về nhiều mặt.
Thay đổi lối sống cũ, hướng tới tiện nghi, giảm nhẹ lao động gia đình, nâng cao
sức khoẻ, thõa mãn các nhu cầu: ăn mặc, ở, đi lại, học hành, vui chơi giải trí… là
những mục tiêu cần hướng tới trong tổ chức nhà ở.

 Nghề nghiệp, trình độ văn hoá:
Tùy theo mức thu nhập của người chủ gia đình, nghề nghiệp của họ dẫn đến
nhu cầu về tiện nghi ở khác nhau. Trình độ văn hoá, ý thức thẩm mỹ là các yếu tố
khác ảnh hưởng đến ngôi nhà ở.
4


Hoạt động của con người ngoài ăn uống, nghỉ ngơi làm việc, giải trí, còn có
nhu cầu về tiện nghi tinh thần và nhận thức văn hoá, thẩm mỹ. Chúng rất khác nhau
tùy theo đối tượng sử dụng như : nghệ só, nhà thơ, họa só, giáo sư, bác só .…. tổ chức
không gian làm việc yêu cầu cao hơn, có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp nghề
nghiệp của họ.
 Đời sống văn hoá tinh thần:
Trong hộ gia đình thường có những yêu cầu tinh thần khác nhau, tùy theo giới
tính tuổi tác. Sinh hoạt phụ nữ khác vơí phái nam, cũng như với người già và trẻ, đặc
biệt đối với loại nhà ở ba thế hệ. Cần chú ý không gian biệt lập cho vợ chồng, con cái
lớn. Người già cần yên tónh, khác với trẻ em ưa náo động.Mỗi thành viên cũng có yêu
cầu sinh hoạt chung, nhưng muốn có một góc hoặc phòng sinh hoạt cá nhân riêng
biệt.
Thành phần nhân khẩu, cơ cấu hộ gia đình…là những vấn đề có tác động đến
việc thiết kế, xây dựng nhà ở. Chẳng hạn, ngoài việc nghiên cứu mặt bằng linh hoạt
với một diện tích nhất định còn phải chú ý không gian khi lứa tuổi trong gia đình thay
đổi
 Mức sống, thu nhập:
Trong bối cảnh kinh tế thị trường , sự phân hóa giữa các thành phần xã hội
ngày càng rõ rệt, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Có người thu nhập cao, rất cao, có
người thu nhập vừa, thu nhập thấp và rất thấp. Tính chất làm ăn sinh sống, chi tiêu
của các thành phần xã hội có sự khác biệt đáng kể.
Từ khả năng thu nhập và tích lũy, các thành phần xã hội đã tạo ra nhu cầu về
nhà ở khác nhau, hình thành nhiều đối tượng ở, dẫn đến phải có các loại nhà ở phù

hợp với từng đối tượng.
Trên mặt bằng thu nhập xã hội, việc phân định giàu-nghèo-trung lưu đã bộc lộ
3 mức sống khác nhau và tất yếu dẫn đến 3 nhu cầu nhà ở cũng khác nhau. Có thể
khái quát nhu cầu ở của các đối tượng như sau:
+Nhóm thu nhập thấp : chỉ cần chổ ở với tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt
gia đình và mưu sinh ( nhà tạm, nhà thuê, kiến trúc chắp vá )
+Nhóm thu nhập trung bình: cần chổ ở với tiện nghi vừa phải và có thể tự
nâng cấp dần ngôi nhà hoặc căn hộ của mình ( chung cư thấp tầng dành
cho tái định cư, nhà phố thấp tầng, nhà liên kế…v.v)
+Nhóm thu nhập cao : có yêu cầu khá cao về chổ ở, không chỉ là diện
tích, tiện nghi, chất lượng căn hộ mà còn là vị trí, địa điểm vốn được họ
coi là tiêu chí rất quan trọng đối với nhà ở. (biệt thự, nhà mặt phố, nhà
liên kế trong khu quy hoạch mới, chung cư cao cấp…)
Một điều dễ nhận thấy là ở đâu mức sống càng thấp thì ở đó môi trường ở càn g
phức tạp, nhà ở được sang nhượng, cho thuê hoặc khai thác sử dụng với rất nhiều mục
đích khác nhau. Chính mức sống xã hội cùng sự chuyển nhượng sở hữu tự do đã phá
vỡ ý tưởng quy hoạch đô thị.
Hiện nay và cả trong tương lai gần, sự lựa chọn xã hội đối với nhà ở sẽ rộng
mở hơn, đa dạng hơn và mức sống xã hội sẽ là yếu tố quyết định hàng đầu.
5


 Mỹ quan kiến trúc :
Mỹ quan là một trong những yêu cầu quan trọng của nhà ở vì nó thoả mãn
được yêu cầu nhiều mặt của sinh hoạt, bao gồm cả mức độ tiện nghi và giá trị thẩm
mỹ. Thẩm mỹ nhà ở gắn liền với thẩm mỹ từng căn nhà và cả khu nhà. Nói khác đi,
vẻ mỹ quan đó gắn liền với mỹ quan của cả nhóm nhà , tiểu khu hay cụm nhà ở.
Hàng rào, cổng, sân, vườn của ngôi nhà cùng góp phần tạo nên diện mạo và mỹ quan
toàn khu. Vì vậy nhà liên kế nên có hình khối đơn giản, tổ hợp mặt đứng hài hoà với
nhóm của sổ, ban công, lôgia và mái nhà.


MẶT ĐỨNG NHÀ LIÊN KẾ CÓ NHỊP ĐIỆU, VẦN LUẬT HOÀN CHỈNH,
TẠO THÀNH MỘT DÃY THỐNG NHẤT

6


1.3 Khoa học kỹ thuật :
_ Sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến nội
dung và cách tổ chức nhà ở. Ở một số nước phát triển, số phòng trong căn hộ bằn g
với số nhân khẩu, có nghóa là căn hộ 3 phòng ngủ dành cho 3 người, 4 phòng ngủ
cho 4 người, còn phòng chung có diện tích lớn hơn sẽ là nơi nghỉ ngơi, quần tụ của
gia đình, tiếp khách, sinh hoạt lễ tết...
_ Các chỉ tiêu kỹ thuật quyết định hiệu quả ki nh tế trong thiết kế và xây dựng
nhà ở có thể quy nạp thành các vấn đề sau: vị trí khu đất, mật độ xây dựng, số
tầng, diện tích căn hộ và khả năng tận dụng không gian kiến trúc, kiểu nhà và giải
pháp kết cấu, phương thức thi công.
_ Ngoài ra, hình dáng mặt bằng ngôi nhà, cách ghép phân đoạn của nha,ø mức
độ hoàn thiện mặt ngoài và không gian bên trong, chất lượng trang trí nội thất, các
trang thiết bị kỹ thuật cao cấp…cũng ảnh hưởng lớn đến giá thành nhà ở. Giải pháp
kết cấu hợp lý, cấu kiện làm việc sát với điều kiện thực tế và được taọ bởi các vật
liệu có tính năng làm việc cao, rẻ tiền, dễ kiếm, dễ thi công, dễ cấu tạo. Thi cô ng
xây lắp tiến hành tốt cũng góp phần tích cực hạ giá thành xây dựng nhà ở.

TỔ CHỨC MB KHU NHÀ
LIÊN KẾ VỪA TIẾP CẬN
ĐƯỜNG PHỐ, VỪA TẠO RA
KHÔNG GIAN CÔNG
CỘNG Ở GIỮA


7


2. KHÁI NIỆM NHÀ LIÊN KẾ :
2.1 Định nghóa:
Nhà liên kế là một trong các thể loại kiến trúc nhà ở thấp tầng. Đây là loại nhà
mà các căn hộ được đặt cạnh nhau, vách liền vách với hộ bên cạnh, tạo thành dãy
nhà liên tục và được xây dựng hàng loạt , có chung hình thức kiến trúc mặt đứng
cho từng dãy nhà hoặc cụm nhà, có mặt tiền tiếp xúc trực tiếp với lối đi công cộng.

MẪU NHÀ LIÊN KẾ 5m x 25m - DÃY 8 CĂN

2.2 Đặc điểm:
Nhà liên kế được xây dựng trên các lô đất có cùng kích thước, diện tích khoảng
80 m² – 120 m², có vườn trước và sân sau, mặt tiền hẹp ( phổ biến nhất là từ 4m đến
6m) để tiết kiệm đường ống kỹ thuật hạ tầng đô thị, tạo khả năng tiếp cận với khôn g
gian đường phố và các tiện nghi đô thị.
Kích thước chiều ngang lô đất có xu hướng giảm dần khi nhà liên kế được xây
dựng tiến dần vào trung tâm thành phố, nhưng không được nhỏ hơn 3,5m.
Mật độ xây dựng loại nhà này cho phép từ 60 –80 %
Mỗi gia đình được khai thác sử dụng toàn bộ không gian trong phạm vi lô đất của
mình và nhà ở chính tiếp xúc với thiên nhiên ở một hoặc hai hướng vì các ngôi nhà
ghép liền sát nhau, vai kề vai , lưng kề lưng.
Tùy theo hướng gió, địa hình, kết cấu … mà có những cá ch hợp khối khác nhau:
xếp thẳng hàng, xếp chéo, xếp so le, xếp giật cấp hoặc chồng lên nhau…
Cứ 6-10 căn hộ tạo thành một dãy nhà có chung mái và một số tường. Số tầng
của các dãy nhà thường từ 2 – 4 tầng. Tùy theo điều kiện cảnh quan, quy hoạch và địa
hình mà một dãy nhà có số căn hộ nhiều hay ít (dao động từ 4 - 16 căn hộ / dãy). Nếu
số lượng căn hộ trong dãy nhà liên kế quá nhiều sẽ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu
cho cảnh quan khu ở.


8


Loại nhà này thích hợp cho các gia đình thị dân trung lưu hoặc khá giả ở các thị
trấn, thành phố nhỏ và đô thị lớn. Chức năng chính của nhà liên kế là để ở hoặc có
thể vừa ở vừa kết hợp kinh doanh, buôn bán, làm kinh tế …

MẶT BẰNG TỔ CHỨC KHU NHÀ LIÊN KẾ

2.3 Phân loại:
_ Nhà liên kế chỉ
có chức năng ở (
mặt nhà rộng
3.5m – 5m)

_ Nhà liên kế ở
kết
hợp
kinh
doanh, dịch vụ(
mặt mhà rộng 4 m
– 6m)

SƠ ĐỒ
KHÔNG GIAN

9



PHỐ LIÊN KẾ THƯƠNG MẠI – KHU PHÚ MỸ HƯNG

_ Nhà liên kế có sân vườn ( mặt nhà rộng 6m - 8m)

3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ LIÊN KẾ :
3.1 Nhà liên kế ở Châu u thế kỷ XIX – XX :
Sự phát triển nhà ở Hiện đại diễn ra đầu tiên ở Châu u, khoảng cuối thế kỷ
XIX đến đầu thế kỷ XX, sớm hơn các nơi khác vì ở Châu Âu kiến trúc nhà ở phát
triển trong thời kỳ công nghiệp hóa cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

10


NHÀ PHỐ LIÊN KẾ THỜI KỲ
TRUNG CỔ CHÂU ÂU

NHÀ PHỐ VÀ LÂU ĐÀI PHONG KIẾN
THỜI TRUNG CỔ CHÂU ÂU
[Hình:nguồn 5]

Kiểu nhà ở phát triển đầu tiên trong giai đoạn lịch sử XIX – XX này là nhà
liên kế (tiếng Anh là Row house), kéo dài cho đến đầu thế kỷ XX ở vùng ven thành
phố (lý do đất ở trung tâm giá đắt). Để tránh tốn kém khi làm móng thì họ xây liền
vách, thường là một trệt, một lầu, thường tận dụng tầng mái, tầng lửng, khu vệ sinh
chung, có tiền phòng. Nói chung kiểu nhà ở này mang lại hiệu quả tốt trong đô thị giá
đất cao.

NHÀ LIÊN KẾ CHO CÔNG NHÂN CHÂU ÂU - THẾ KỶ XIX [Hình:nguồn 5]

Các căn nhà liên kế này về sau phát triển bằng cách mỡ rộng về phía sau (vì lộ

giới đã ngăn chặn phía trước) và thường có vườn ở phía sau. Phía sau có bố trí bếp,
hoặc phòng ngủ.
Đặc điểm: chiều ngang nhà phụ thuộc vật liệu làm xà gồ, vì vậy thường rộng 4m,
sau này được phát triển thành dãy (gồm nhiều căn liền kề nhau), không gian phòng
ngủ thường được bố trí ở đoạn giữa hoặc phía sau.
Kiểu nhà liên kế ở giai đoạn này được ưa chuộng vì :
- Có lối ra khu vực công cộng riêng biệt ở mặt tiền
- Cho khả năng thông gió xuyên phòng,
- Vẫn cho phép có sân vườn.
- Không gian mỗi ngôi nhà nằm trọn trong phạm vi lô đất.
11


- Bảo đảm tính riêng tư .
- Cho khả năng phân khu hoạt động: khu trước với phòng khách hoặc cửa
hàng( khu động) và khu sau bố trí phòng ngủ, sân vườn(khu tónh).
3.2 Sự ra đời của nhà liên kế ở Việt Nam :
Hình thức nhà ở liên kế đã xuất hiện ở nước ta từ rất sớm, khoảng cuối thế kỷ
XVIII- đầu XIX , và tập trung chủ yếu ở hai đô thị lớn nhất lúc bấy giờ là Hà Nội và
Sàigòn.
Kinh thành Thăng Long thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), phần “thị” phát triển
độc lập, không còn lệ thuộc vào phần “đô”, thu hút cư dân các vùng lân cận. Tầng lớp
thị dân phát triển mạnh về lượng và chất, bao gồm thợ thủ công tự do, tiểu thương
dịch vụ, nhà buôn chủ hiệu, thương nhân buôn chuyến….thúc đẩy các hoạt động phong
phú trong buôn bán trao đổi và xản xuất các nghành nghề thủ công, tạo cơ sở cho sự
hình thành các phường nghề : Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Đồng, Hàng Da Hàng
Hòm..v…v
Từ đó hình thành nên khu “36 phố phường” nổi tiếng. Đó là một khu cư dân
sản xuất thủ công ,buôn bán và sinh sống trong các ngôi nhà được cấu trúc theo “kiểu
nhà ống” rất đặc trưng với chiều rộng theo mặt phố khá hẹp ( 2-3m) nhưng có chiều

sâu tới vài chục mét được phân đoạn bởi nhiều sân trong lấy ánh sáng. Nhà cao một
hoặc hai tầng, khối nhà chính và nhà phụ cách nhau bời sân trong và cầu thang ngoài
trời, giao thông nội bộ dựa trên nguyên tắc liên hệ xuyên phòng .Tầng một gồm cửa
hàng (hoặc phòng khách), kho hàng, sân trong, phòng ở, khu phụ.Tầng hai gồm các
phòng ở, hàng lang nội bộ, sân trong.
Nhà cửa trong khu “36 phố phường” xếp theo kiểu nhà liền nhà, mái ngói lô
nhô trãi dọc theo mạng lưới đường phố nhỏ hẹp, quanh co đã hình thành nên một
dạng cấu trúc đô thị khá đặc biệt và gây nhiều ấn tượng

36 PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI – ĐẦU THẾ KỶ XX

12


Làn sóng di dân tăng mạnh suốt thế kỷ XVIII về phía Đàng Trong, cùng việc
mỡ rộng khai thác vùng đồng bằng sông Cửu Long đã biến Sàigò n thành một thủ phủ
quan trọng và có sức lôi cuốn di dân tứ xứ, đặc biệt là người Hoa. Ngoài các điểm
định cư đã có ở Mỹ Tho- Biên Hòa, còn xuất hiện một xã người Hoa nhỏ (xã Minh
Hương) sát cạnh Sàigòn, sau đó phát triển mạnh với các nhóm người Hoa khác lánh
nạn chiến tranh đổ về và trở thành chợ Sàigòn xưa kia (tức Chợ Lớn ngày nay).
Thành phần thị dân Sàigòn cũng rất đa dạng. Đa số tất nhiên là người Việt,
thêm vào đó là cộng đồng người Hoa rất năng động trong kinh doanh sản xuất và một
số nhỏ các sắc tộc khác như Chetty (n Độ), Chàm, Khmer, khách vãng lai ngoại
13


quốc, trong đó có các nhà truyền giáo châu u. Đây chính là nhân tố tạo thành nét đa
văn hóa của Sàigòn trong sinh hoạt cũng như trong kiểu cách nhà cửa.

DÃY NHÀ LIÊN KẾ VEN KÊNH TÀU HŨ - XD

VÀO THẬP NIÊN 10-20 (TK XX)
(Hình: Nguồn 3 )
CH BÌNH TÂY 1930 – QUÁCH ĐÀM CHO XD HAI DÃY NHÀ LIÊN KẾ BAO QUANH CH
CÓ PHONG CÁCH TƯƠNG TỰ NHÀ Ở QUẢNG CHÂU-TRUNG QUỐC( Hình : Nguồn 5 )

Kiến trúc nhà ở tại Sàigòn , giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến trước chiến tranh
thế giới thứ 2, không chỉ đơn thuần là nơi ở mà còn kết hợp buôn bán hay sản xuất.
Dù là loại nhà ở kiểu nào, người Hoa thường dành gian mặt tiền tầng trệt làm nơi
buôn bán hay sản xuất và phần còn lại của ngôi nhà mới dành cho những sinh hoạt
khác của gia đình. Các dãy phố kiểu này hiện còn tồn tại trên một số đường phố của
khu phố Tàu (Chợ Lớn) như đường Triệu Quang Phục, đường Hải Thượng Lãn Ông,
đường Nguyễn Trãi, đường Lương Nhữ Học….

14


CỤM NHÀ “NHÂN TỒN TÂM” Ở GÓC

4 CĂN PHỐ LIÊN KẾ TRÊN ĐƯỜNG

ĐƯỜNG TRIỆU QUANG PHỤC – HẢI
THƯNG LÃN ÔNG, XD NĂM 1927
( Hình : Nguồn 7 )

TRIỆU QUANG PHỤC – TRẦN HƯNG ĐẠO
,XD THẬP NIÊN 20
( Hình : Nguồn 3 )

Một khu vực khác còn tồn tại khá nhiều dãy nhà liên kế cổ xưa là khu vực Chợ
Cũ và xung quanh chợ Bến Thành. Các ngôi nhà ở hai khu vực này xây dựng theo

phong cách Tân cổ điển kiểu thuộc địa Pháp, kiểu kiến trúc người Chetty n Độ hoặc
Tân cổ điển kiểu Trung Hoa. Các dãy nhà này đã trên 100 năm tuổi hoặc gần nhất là
thập niên 20-30 của thế kỷ XX, chúng mang giá trị bảo tồn cao vì kiến trúc còn khá
nguyên vẹn và trãi dài liên tục trên các trục đường .

DÃY PHỐ TRÊN ĐẠI LỘ NGUYỄN HUỆ
DO NGƯỜI ẤN XD KHOẢNG ĐẦU TK XX

( Hình : Nguồn 4-5 )

DÃY PHỐ BÊN HÔNG
CH BẾN THÀNH

15


4. NỘI DUNG KIẾN TRÚC NHÀ LIÊN KẾ :
4.1 Nhà liên kế trong quá trình hình thành đô thị :
 Hiệu quả kinh tế xã hội :
_ Đóng góp cho đô thị một quỹ nhà ở lớn với tiêu chuẩn nhà từ trung bình,
khá đến cao cấp.
_ Nhà liên kế có tính xã hội hóa cao, kết hợp giữa ở với làm ăn sinh sống và
có thể tự phát triển ở mức độ cho phép. Thu nhập của phần lớn cư dân ở các đô thị
chưa cao lắm trong khi nhu cầu cuộc sống và giá cả thị trường ngày càng tăng Vì
thế giải pháp nhà mặt phố, nhà liên kế vẫn còn phù hợp với hiện trạng kinh tế
quốc dân.
_ So với chung cư cao cấp, biệt thự thì nhà liên kế có chi phí dịch vụ thấp
hơn, phù hợp với với thu nhập của người lao động. Do đó trong quy hoạch các khu
đô thị mới, người ta thường bố trí nhà liên kế bám theo trục đường chính để có thể
buôn bán hay làm dịch vụ tăng thu nhập, nâng cao mức sống.

_ Trong quá trình đô thị hóa, cấu trúc và quy mô gia đình rất đa dạng. Theo
điều tra xã hội học thì hiện nay ở các thành phố lớn có trên 6 kiểu gia đình khác
nhau và quy mô gia đình có sự chênh lệch rất lớn. Do đó nhu cầu về diện tích,
không gian chức năng trong nhà ở cũng khác nhau và không ngừng thay đổi. Chỉ
có nhà mặt phố trong đó bao gồm nhà phố riêng lẻ và nhà liên kế là có thể phát
triển theo “chiều thứ ba”, tức là phát triển theo chiều cao nhằm tăng diện tích ở,
tạo ra các không gian sinh hoạt cho từng cá nhân và phần nào đáp ứng được chu
kỳ phát triển của gia đình.
Chính các yếu tố trên là ưu điểm rất lớn về mặt kinh tế -xã hội và mang tính
quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà mặt phố.

TRONG QUY HOẠCH KHU NHÀ Ở, CÁC
CTY KINH DOANH NHÀ ĐÃ TẬN DỤNG TỐI ĐA MẶT TIỀN, KHAI THÁC HIỆU QUẢ KINH
DOANH. ( Hình : Nguồn 5 )

 Hiệu quả cảnh quan đô thị;
_ Các nguyên tắc tổ chức kiến trúc nhà liên kế trong đô thị làm nền tảng cho
việc phát triển môi trường đô thị tốt, mang lại lợi ích công cộng tối đa, trong đó
16


công ăn việc làm, sức khỏe, sự tiện nghi, môi trường sống trong lành cần phải
được xem xét như một vấn đề tiên quyết.
_ Nhà liên kế với phong cách kiến trúc đồng bộ sẽ góp phần làm phong phú
hơn cho không gian đô thị về chủng loại kiến trúc, sinh động trong nhịp điệu mặt
đứng và tạo hình thể đa dạng của các ô phố trong khu nhà ở.
_ Do được xây dựng đồng loạt, thống nhất về kiểu dáng và cao độ cho từng
cụm nhà, nên sẽ tạo ra các dãy phố mới trật tự đẹp mắt và hài hòa trong không
gian tổng thể của khu đô thị mới.


KIẾN TRÚC ĐỒNG BỘ, NHẤT QUÁN TẠO RA NÉT HÀI
HÒA TRẬT TỰ CHO CẢNH QUAN ĐÔ THỊ

 Xu hướng và triển vọng:
_ Nhờ có khả năng tổ chức không gian linh hoạt nên nhà liên kế dễ đáp ứng
các nhu cầu phát sinh của gia đình cũng như xã hội. Độc lập và cơ động lại có khả
năng sinh lợi làm cho nội dung của nhà liên kế luôn ứng phó kịp thời sự phát triển
kinh tế xã hội, nhất là xã hội Á Đông- lấy gia đình làm tế bào cơ bản như nước tathì về lâu dài khó có loại hình nhà ở khác thay thế hoàn toàn cho nó.
_ Xu hướng kết hợp từ 2 đến 3 căn liên kế hoặc tăng chiều rộng lên 5m - 8m
/căn sẽ đáp ứng nhu cầu mỡ rộng không gian mua bán. Đối với nhà liên kế trên
trục giao thông phụ hoặc đường nội bộ khu ở, tuy quy mô căn hộâ nhỏ nhưng sẽ
được hiện đại hóa về trang thiết bị kỹ thuật và tổ chức tiện nghi nội thất tùy theo
mức thu nhập của chủ nhà.
_ Về mặt công năng, vẫn kết hợp không gian ở (tầng lầu) với không gian kinh
doanh mua bán dịch vu ï(tầng trệt ), phát triển xu hướng tăng thêm diện tích cho
không gian kinh doanh dịch vụ ( trệt và tầng lửng).
_ Nhà liên kế có thể được xem là loại “nhà ở sinh lợi”, phát triển bám theo
các trục giao thông trong đô thị, là một hiện thực khách quan và cũng là lối sống
thực dụng tại đô thị các nước đang phát triển như Việt Nam.
17


 Một số hạn chế:
_ Mật độ xây dựng khá cao từ 70% - 80%, trong khi đó mật độ cư trú lại
thấp (250 – 300 người/ha so với 350 – 400 người/ha của chung cư thấp tầng) gây
lãng phí cho quỹ đất đô thị.
_ Do gia đình nào cũng muốn có mặt tiền, và dó nhiên nhà nào cũng có lối đi
ra vào riêng nên tỉ lệ đường xá thường lớn hơn 40% - 50% so với khu chung cư.
_ Nhà liên kế kết hợp kinh doanh với những cửa hàng liên tiếp tạo nên dãy
phố buôn bán, tạo ra nhiều chỗ ra vào trên đường phố cản trở giao thông, nghiêm

trọng nhất là đối với các khu vực có lưu lượng giao thông lớn.
_ Nhà liên kếá khó có thể tạo ra một môi trường sống riêng biệt yên tónh, xa
tiếng ồn và tránh bụi bặm. Thiếu cây xanh, tổ chức thông thoáng chiếu sáng cho
căn hộ còn hạn chế (do bố trí lưng kề lưng), thiếu không khí trong lành… dẫn đến
chất lượng môi trường ở kém. Diện tích sàn xây dựng vượt quá nhu cầu ở cũng gây
lãng phí.
_ Sự pha trộn, lai tạp trong phong cách kiến trúc sẽ làm giảm giá trị căn nhà,
sự đơn điệu của mặt tiền dãy phố làm giảm tính đa dạng của cảnh quan đô thị, ảnh
hưởng không tốt đến thị hiếu thẩm mỹ trong xây dựng nhà ở.

SỰ ĐƠN ĐIỆU CỦA DÃY PHỐ

4.2 Các chức năng cơ bản trong nhà liên kế :
 Không gian giao tiếp, sinh hoạt :
_ Phòng khách được đa năng hóa và có nhu cầu diện tích rộng hơn để đáp
ứng các sinh hoạt thường xuyên như tiếp khách, giải trí, nghỉ ngơi, giao tiếp giữa
các thành viên hoặc có thể kết hợp làm phòng ăn. Có thể gọi phòng này là phòng
đa năng vì có khi còn là chổ ngủ cho một số thành viên gia đình hoặc chổ ngủ cho
khách đến chơi phải ở lại qua đêm. Vì lý do sử dụng đa năng nên phòng khách
thường rộng gấp 2-3 lần phòng ngủ
_ Phòng ăn và bếp : có 2 vị trí phổ biến của không gian ăn trong căn hộ hiện
nay là ăn trong phòng khách hoặc ăn ngay trong bếp, cá biệt cũng đã xuất hiện
góc bếp và ăn luôn ngay trong phòng sinh hoạt chung. Việc bố trí phòng ăn và
bếp phải đáp ứng yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ, làm cho không gian nhà ở thêm
phong phú sinh động.

18


NỘI THẤT PHÒNG KHÁCH


 Không gian nghỉ ngơi, giải trí :
_ Phòng ngủ cũng không còn đơn thuần là chổ để ngủ mà còn đi kèm với học
tập, nghỉ ngơi và giải trí. Ngoài giường tủ, kệ sách còn có cả các phương tiện nghe
nhìn, máy vi tính. Trong phòng ngủ còn có thêm không gian nhỏ dành cho trang
điểm, trang phục (ví dụ phòng quần áo liền kề phòng tắm). Phòng ngủ thường
phân theo giới tính và tuổi tác. Từ lứa tuổi mẫu giáo (trên 36 tháng tuổi) trẻ con
nên có phòng riêng, và từ tuổi học phổ thông (trên 6 tuổi) phải được phân khác
giới. Phòng bố mẹ, phòng con cái, phòng ông bà là những tiến bộ đáng kể về mặt
xã hội học trong nhà ở kiểu căn hộ.
_ Phòng vệ sinh : số lượng và chất lượng ngày càng tăng thể hiện sự quan tâm
đến sức khỏe và văn minh cuộc sống trong nhà ở căn hộ. Kết hợp khu vệ sinh và
tủ quần áo, trang điểm.. trong cùng một phòng là giải pháp khá phổ biến. Cá biệt
có phòng vệ sinh được trang bị tiện nghi cao cấp để phục hồi sức khỏe(bồn
massage), thư giãn (xem tivi, nghe nhạc) và liên lạc viễn thông…

KẾT HP GÓC LÀM VIỆC & GIẢI TRÍ
TRONG PHÒNG NGỦ

19


 Không gian tưởng niệm :
_ Ngoài các hoạt động vui chơi giải trí còn có việc thờ cúng tổ tiên, tình cảm
bạn bè bằng hữu láng giềng, quan hệ trong cộng đồng gia tộc, trong cộng đồng cư
dân và một số vấn đề tín ngưỡng tôn giáo trong nội dung nhà ơ.û
_ Thờ cúng tổ tiên là một tập quán tốt trong đời sống cư dân đô thị. Góc thờ
trong nhà ở là một nhu cầu thực tế. Điều thiện,điều lành trong tâm linh con người
chắc chắn sẽ được khuyến khích trong không gian ở và có như vậy thì con người sẽ
đạt cân bằng vật chất – tinh thần ngay tại nơi ăn chốn ở của mình.

 Không gian làm kinh tế :
_ Sự tách biến công năng đã làm thay đổi nội dung nhà ở theo hai xu hướng
khác nhau: tạo sinh lợi với mọi khả năng hoặc tách không gian theo yêu cầu nâng
cao chất lượng ở. Chính mức sống xã hội sẽ định đoạt hai xu hướng này trong nội
dung nhà liên kế.
_ Cụ thể là nhóm thu nhập thấp và trung bình có xu hướng tận dụng khai thác
không gian nhà ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, cho thuê mặt bằng hoặc sản xuất
kinh tế phụ gia đình. Các hoạt động này thường chiếm từ 50% đến 100% diện tích
tầng trệt. Phòng khách, sinh hoạt, bếp ăn, phòng ngủ được đưa lên các tầng trên.
Sân thượng được tận dụng làm nơi gia công sản xuất hoặc hoặc cơi thêm phòng ở
nên không còn không gian dành cho cây xanh.
_ Nhà ở của nhóm thu nhập cao có xu hướng tách biệt các không gian sử
dụng như tách phòng ăn ra khỏi bếp ( trong bếp vẫn có chỗ ăn nhanh, điểm tâm),
tách không gian học tập, làm việc ra khỏi phòng chung và phòng ngủ bằng một
20


phòng riêng. Tầng trên cùng thường là phòng thờ ở giữa, phòng giặt và sân phơi
phía sau, sân thượng cùng cây kiểng, bồn hoa, hồ nước phía trước.

5. YÊU CẦU THIẾT KẾ NHÀ LIÊN KẾ :
5.1 Yêu cầu chung:
 Hướng nhà :
_ Hướng nhà là một tiêu chí quan trọng trong thiết kế vì có ảnh hưởng lớn
đến chế độ nhiệt và không khí trong nhà. Việc chọn hướng nhà phải được nghiên
cứu kỹ trên mặt bằng quy hoạch khu nhà ở, dựa vào bức xạ mặt trời và chế độ gió
tại địa phương.
_ Hướng nhà sẽ là tối ưu khi nó đem lại một lượng bức xạ mặt trời tối thiểu
vào mùa hè, cải thiện vi khí hậu trong nhà. Muốn vậy, khi chọn hướng nhà cần
đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản sau:

21


+ Hạn chế tối đa bức xạ mặt trời lên các bề mặt nhà và chiếu nắng vào
các phòng trong mùa nóng
+ Đảm bảo thông gió tự nhiên cho phần lớn các phòng, đặc biệt là
phòng ngủ vào mùa nóng.
_ Xác định hướng nhà không chỉ theo yêu cầu chống nhiệt mà còn phải tính
đến hướng gió chủ đạo tại địa phương, đảm bảo thông gió tốt về mùa nóng. Nhà
có mặt đứng vuông góc với hướng gió sẽ tiếp nhận một cách đầy đủ vận tốc và áp
lực gió, còn khi tạo với hướng gió một góc 45 thì chỉ tiếp nhận 50% áp lực. Do
đó, góc giữa hướng gió chủ đạo và hướng nhà chỉ nên thay đổi trong giới hạn  30
.

PHẦN LỚN NHÀ
BỐ TRÍ THEO
HƯỚNG BẮC –NAM
( Hình : Nguồn 5 )

_ Qua phân tích, có thể tạm kết luận là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa
nhiều tại miền Nam ( mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 ứng với gió Tây Nam,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ứng với gió Đông Nam ) thì hướng nhà
Nam – Bắc và Bắc - Nam là hướng lợi nhất về bức xạ mặt trời, giảm bớt chi phí
cho kết cấu chống nắng, chống chói và chiếu sáng tự nhiên. Còn hướng nhà Tây
Nam – Đông Bắc và Đông Nam – Tây Bắc là hướng lợi nhất về thông gió tự
nhiên, nhưng sẽ chịu những phí tổn cao hơn cho kết cấu che nắng, chống mưa hắt.
_ Trong các nhà liên kế chỉ có một hoặc hai mặt tường tiếp giáp với không
gian bên ngoài( mặt tiền và mặt hậu), thực hiện giải pháp che nắng và cách nhiệt
chủ yếu tập trung vào mái nhà và hai mặt tường trước và sau nhà.
. Đối với mặt trước và sau nhà : yêu cầu che nắng và che mưa tạt là chủ

yếu. Điều này phụ thuộc vào định vị hướng nhà so với hướng nắng tới và hướng
gió chủ đạo. Kết cấu che nắng kết hợp che mưa nếu được nghiên cứu phối hợp tốt
cũng góp phần tạo thẩm mỹ cho mặt đứng công trình, tạo các đường nét thống
nhất hài hòa cho cả khu nhà liên kế.
. Đối với mái nhà : Nhà mái dốc đóng trần nên mỡ cửa mái nhằm đưa
gió vào, giảm mạnh lượng nhiệt truyền vào nhà. Nhà mái bằng tạo tầng thông gió
bằng lớp đan cách nhiệt phía trên lớp chống thấm ( sàn gạch bộng )
22


 Tổ hợp không gian :
Qua thực tế kiến trúc nhà ở tại các đô thị Việt Nam, một ngôi nhà tốt cần có
những yêu cầu về không gian như sau:
_ Kết hợp 3 loại không gian kín, hở và nửa kín nửa hở. Lối vào nhà cần tạo
một không gian chuyển tiếp có mái che vì khí hậu nắng gắt mưa nhiều.
_ Giữa không gian bên trong và bên ngoài nhà cần có mối liên hệ hữu cơ
thông qua các không gian nửa kín nửa hở như ban công, lôgia, sân trời hàng hiên,
giàn hoa, lối vào…
_ Có sự phân chia không gian giữa khu động (không gian sinh hoạt) với khu
tónh (không gian nghỉ ngơi). Trong khu phụ như bếp, vệ sinh cũng cần phân ra khu
vực khô và khu vực ướt.
_ Ngoài yêu cầu thông gió xuyên phòng, cần chú ý tổ chức thông gió thẳng
đứng hay thông gió xuyên mái qua các không gian giao thông ngang, giao thông
đứng trong mỗi căn hộ.
.
_ Trong nhà có thể áp dụng một số biện pháp tạo khoảng trống như hiên đón,
lôgia sâu, tường hoa, vách ngăn nhẹ, vườn trên mái bằng và bố trí cây xanh, bồn
hoa, bể nước ngoài nhà….. đều là những biện pháp cải tạo vi khí hậu hiệu quả. Sự
thông thoáng trong căn hộ sẽ gia tăng khi các khoảng trống này được mỡ rộng nhờ
liên kết các sân trước, sân trong (patio) của các nhà kế cận nhau, hoặc tổ chức sân

sau liên hoàn thành một hành lang kỹ thuật (cấp thoát nước).
_ Tổ chức, bố cục phòng ốc trong căn hộ sao cho các tuyến liên hệ đi lại ngắn
gọn hợp lý và không chồng chéo nhau.

23


_ Phân chia không gian căn hộ mang tính linh hoạt cao, dùng vách ngăn cơ
động, tủ kệ hoặc thay đổi cao độ giữa các khu chức năng khác nhau để phân chia
không gian một cách ước lệ, một không gian sử dụng không nhất thiết phải được
xác định bởi các bức tường ( trừ phòng ngủ và vệ sinh).

Một trong những xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay là thiết kế nhà ở
với các phòng đa năng. Điều này rất thích hợp với điều kiện kinh tế nước ta. Thiết
kế căn hộ không chỉ được đánh giá bằng chỉ tiêu số lượng phòng mà còn phụ
thuộc vào chất lượng không gian và mức độ
tiện nghi trong nhà ở.
Một yêu cầu quan trọng không thể bỏ qua là thẩm mỹ của kiến trúc nhà ở, vì
thõa mãn nhu cầu sinh hoạt không chỉ phụ thuộc mức độ tiện nghi mà còn phụ
thuộc vào giá trị thẩm mỹ.
 Không gian công cộng & cây xanh:
_ Tổ chức khu dân cư mới không chỉ là vấn đề nhà ở và hạ tầng kỹ thuật, mà
đồng thời phải tổ chức các không gian công cộng phục vụ cho nhu cầu vận động
hít thở, phơi nắng, hóng mát, trò chuyện, giao tiếp….Con người sẽ có cảm giác bình
yên, hứng khởi và thân thiện trong các không gian đó.
_ Khi mà đời sống xã hội đổi thay theo chiều hướng ngày càng đi lên thì tiện
ích công cộng tại khu ở cũng đòi hỏi cao hơn. Đi bộ thư giãn, tập luyện thể thao,
mấy chậu cây cảnh, đôi chiếc lồng chim, chỗ cho trẻ con nô đùa..v..v ..tất cả
những nhu cầu đó dù ít hay nhiều cũng cần có diện tích tối thiểu, một không gian
lộ thiên hoặc bán lộ thiên để thõa mãn cho nó. Tính đa dạng phong phú của khu ở

chính là ở không gian công cộng này.
_ Trong môi trường đô thị, con người ít được tiếp xúc với thiên nhiên trong
lành nên trong mặt bằng khu ở nên có một phần diện tích dành cho cây xanh.
Ngoài tác dụng tạo bóng mát, cải thiện vi khí hậu, cây xanh còn có tác dụng giảm
tiếng ồn từ phía đường giao thông ngoại vi, tạo sự yên tónh cần thiết cho khu nhà
ơ.û

24


_ Những không gian trống xung quanh hoặc liền kề nhà ở, nếu khai thác tốt
bằng dãi cây xanh, bồn hoa, hồ nước….sẽ đóng góp rất nhiều cho việc làm “ xanhsạch-đẹp” khu ở.

KHU NHÀ Ở TRONG MỘT MÔI TRƯỜNG
TRONG LÀNH

5.2 Giải pháp kiến trúc :
 Cơ cấu căn hộ :
Phân tích công năng theo không gian tầng là cách hợp lý nhất để nắm bắt cơ
cấu căn hộ liên kế.
+ Tầng trệt (tầng 1): có sân nhỏ để xe phía trước, lối vào, phòng khách hoặc
phòng đa năng(dịch vụ sinh lợi, phòng khách, sinh hoạt chung…) bếp ăn, vệ sinh,
cầu thang.Có thể có giếng trời hoặc sân sau
+Tầng lửng: là không gian chuyển hóa của nhà phố với phòng sinh hoạt
chung hoặc phòng ở, cũng có thể là văn phòng hay kho chứa hàng nếu có kết hợp
kinh doanh. Sự xuất hiện tầng lửng buộc phải nâng cao trần tầng trệt lên 4,5 – 5m,
nhằm tạo ra khoảng thông tầng.
+Lầu 1 (tầng 2): tập trung cho nhu cầu ở với các phòng ngủ và phòng vệ sinh
đi kèm. Ngoài ra có thể có không gian chungï dành cho học tập, nghiên cứu hoặc
giải trí.

+ Lầu 2 ( tầng 3) : có thể bố trí thêm một phòng ngủ nếu nhà đông người, còn
thường là phòng thờ ở cạnh buồng thang, sân phơi phía sau và sân thượng phía
25


×