Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Xây dựng chiến lược “đại dương xanh” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.44 KB, 3 trang )

Xây dựng chiến lược “đại dương xanh”
Chiến lược “đại dương xanh” thực chất là quá trình đi tìm khoảng trống của
thị trường và vô hiệu hóa đối thủ cạnh tranh. Về lý thuyết, có sáu bước để
xây dựng chiến lược “đại dương xanh”, bao gồm: Vạch lại ranh giới thị
trường qua khảo sát sự cạnh tranh trong ngành, tập trung vào bức tranh lớn -
không đi vào các chi tiết cụ thể, vượt lên mức nhu cầu hiện tại để tìm kiếm
khách hàng tiềm năng, thiết lập trật tự chiến lược ưu tiên với công nghệ phù
hợp và tạo giá trị gia tăng, vượt qua những trở ngại trong nội bộ tổ chức,
điều hành chiến lược qua xây dựng sự đồng thuận nội bộ.
Nếu như “đại dương đỏ” là cạnh tranh trong thị trường hiện tại, là đánh bại
đối thủ, là khám phá nhu cầu hiện tại, là cân đối giữa giá trị và giá cả ,thì
“đại dương xanh” là tạo ra thị trường chưa hề có, là vô hiệu hóa cạnh tranh,
là tạo và nắm bắt nhu cầu mới, là phá bỏ sự cân bằng giữa giá trị và giá cả
Trong chiến lược “đại dương xanh” không có sự cạnh tranh trực tiếp vì luật
chơi còn chưa được thiết lập. “Đại dương xanh” hầu hết được tạo ra bên
trong những “đại dương đỏ” bằng cách mở rộng ranh giới hiện tại của
ngành. Tại VN, dầu gội dành cho nam X-Men hay Trà xanh không độ là hai
ví dụ điển hình về việc thiết lập “đại dương xanh”.
Khi triển khai chiến lược “đại dương xanh”, DN phải vượt qua nhiều trở
ngại, trong đó có bốn vấn đề chính: nhận thức (không chịu thay đổi), nguồn
lực (hạn chế của các nguồn lực trong việc thực hiện chiến lược), động lực
(nhân viên không được khuyến khích làm việc có hiệu quả) và mối quan hệ
giữa các nhóm quyền lợi của DN (sự phản đối từ những thế lực không ủng
hộ). Việc lãnh đạo có trọng điểm sẽ giúp DN vượt qua những khó khăn này
với chi phí thấp và giành được sự hỗ trợ của nhân viên.
Làm những việc đúng đắn có thể rất khó, chúng ta chịu những cám dỗ bởi
những lời dối trá và chính bản thân. Nhưng nếu một lãnh đạo có trách nhiệm
với bản thân và mong đợi điều đó với cả những người khác, hành động với
sự liêm trực, mọi việc sẽ trở nên bớt lặt vặt và tăng cảm hứng.
Điều này không chỉ đơn giản là đạo đức, nó còn liên quan đến sự đối xử với
đồng nghiệp cùng sự tôn trọng họ và quan điểm của họ, đặc biệt là khi


những quan điểm đó xung đột với quan điểm của bạn. Mọi người muốn làm
điều đúng đắn, nhưng thậm chí họ còn mong làm được hơn thế khi những
người khác cũng đang làm những điều tương tự.
Ba điều gợi ý này không nên bàn đến trong công việc ngoại giao, bởi vì có
những lúc phải phát ngôn và có những lúc cần giữ im lặng. Bạn không cần
thách thức cấp trên những lúc bạn không đồng tình. Kiểu chỉ trích thường
xuyên như vậy sẽ cách ly và giảm bớt tầm ảnh hưởng của bạn. Mọi người sẽ
xa lánh bạn vì họ cho rằng bạn là kẻ lập dị. Do đó, khi có một vấn đề thực sự
xảy đến với bạn, bạn sẽ bị mọi nguời phớt lờ như một kẻ chống đối với
nhóm.
Những nhà lãnh đạo cũng là con người chứ không phải là những vị thánh, vì
thế họ cũng không tránh khỏi mắc lỗi. Nhưng những nhà lãnh đạo chân
chính thừa nhận lỗi của họ và tìm cách sửa chữa sai lầm sao cho tốt hơn. Sự
tự nhận thức của họ là sự thực nhức nhối; nhưng họ biết những điểm yếu của
cá nhân mình. Qua thời gian, những gì họ làm sẽ trở thành một tấm gương
cho mọi người noi theo.

×