Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi
có kỹ năng tự bảo vệ bản thân”
Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học : Mầm non

NĂM HỌC 2015 - 2016

MỤC LỤC


I. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................................3
1. Cơ sở lý luận...............................................................................................3
2.Cơ sở thực tiễn.............................................................................................5
3. Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân..........6
3.1. Dạy trẻ kỹ năng nhận biết và phịng tránh nguồn gây nguy hiểm thơng
qua việc sử dụng hình ảnh trực quan...........................................................6
3.2. Dạy trẻ ghi nhớ những số điện thoại cần thiết và cách sử dụng.........10
3.3.Thông qua việc tạo tình huống cụ thể:................................................13
3.4.Thơng qua nội dung các câu chuyện...................................................18
3.5. Sử dụng đóng kịch để giúp trẻ hiểu được những tình huống và cách
giải quyết tình huống.................................................................................19
3.6. Dạy trẻ tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục.........................................20
3.6.1. Dạy trẻ hiểu về các bộ phận nhạy cảm..........................................20
3.6.2. Không cho người khác động vào vùng nhạy cảm..........................22
3.6.3. Dạy trẻ cách thốt thân khi bị kẻ xấu tóm chặt..............................22
3.7. Phối hợp với phụ huynh.....................................................................22


4. Hiệu quả của sáng kiến..............................................................................23
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................24
1. Kết luận.....................................................................................................24
2. Khuyến nghị..............................................................................................24
PHỤ LỤC TRUYỆN MINH HỌA....................................................................26

1


MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3 – 4 TUỔI CÓ KỸ NĂNG TỰ
BẢO VỆ BẢN THÂN
I. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành cho các cháu thiếu niên, nhi
đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non,
những người chủ tương lai của đất nước mà Người hết lịng u q và tin
tưởng. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới
tươi quả mới tốt, con trẻ có được ni dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự
cường tự lập”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt niềm tin và xác định rõ vai trò,
trách nhiệm của trẻ em là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và
dân tộc: “Bác mong các cháu chăm ngoan. Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng.
Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng. Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”. Thấm nhuần
lời dạy của Bác, chúng ta có thể nhận thấy Ngành Giáo dục có vai trị quan trọng
trong việc đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm
mỹ cho trẻ em. Đối với giáo dục mầm non người giáo viên không chỉ cung cấp
cho trẻ những kiến thức sơ đẳng nhất về thế giới xung quanh mà giáo viên còn
cần cung cấp cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết để trẻ học cách làm người,
trẻđược trải nghiệm, nhằm giúp trẻ phát triển hài hịa, tồn diện về nhân cách
Hiện nay xã hội đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều

vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, cịn có
những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu
mỗi người trong đó có trẻ em khơng có những kiến thức cần thiết để biết lựa
chọn những giá trị sống tích cực, khơng có những năng lực để ứng phó, để vượt
qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro
trong cuộc sống.
Việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ em đang trở thành nhiệm vụ quan
trọng. Ở các nước trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống đã
được đưa vào chương trình giảng dạy và là một môn học. Ở Việt Nam, năm học
2009- 2010, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non và tiểu học. Đặc
biệt ở các trường mầm non, kỹ năng sống không chỉ là một môn học riêng biệt
mà nó cịn được lồng ghép tích tợp vào tất cả các hoạt động. Có thể nói việc
trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ
bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội.
2


Kỹ năng sống cho trẻ mầm non bao gồm các kỹ năng như giao tiếp, thích
nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, tự bảo vệ
mình, tự quyết định một số tình huống phù hợp với lứa tuổi. Việc giáo dục tổng
hợp các kỹ năng trên là rất quan trọng, trong đó theo tơi “giáo dục trẻ kỹ năng tự
bảo vệ bản thân” là quan trọng và cấp thiết nhất bởi xuất phát từ thực tế, trong
xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà
không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc , nuông chiều, làm
hộ trẻ khiến trẻ thụ động khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy
ra nhất là đối với trẻ Mẫu giáo bé. Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài: Một số biện
pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi có khả năng tự bảo vệ bản thân.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận

Vào đầu thập kỷ 90, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế
giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học, các nhà giáo
dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội,
nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là
kỹ năng sống- kỹ năng thích nghi với mơi trường hay kỹ năng tự bảo vệ bản
thân. Nói cách khác kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những kỹ năng cần có cho
hành vi lành mạnh cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc
sống hàng ngày.
Theo UNESSCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt
là kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình
phần lớn các giá trị, trừ phi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu
khơng thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt
đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trị
chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ, tất cả đều tác động đến sự phát triển
của trẻ.
Hơn nữa, trong xã hội đầy rẫy rủi ro, khó khăn như ngày nay nếu không
giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân mà chỉ để trẻ trông chờ vào sự bao bọc,
hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, thầy cơ giáo, bạn bè là rất nguy hại đến trẻ. Bởi
trong mắt trẻ người lớn luôn đúng. Bức tranh minh họa dưới đây đã đưa ra
những lời giải thích tại sao trẻ dễ bị người lớn lừa(nhất là nhứng kẻ xấu)

3


H1: Tại sao trẻ dễ bị người lớn lừa
Chính vì thế việc hình thành và phát triển kỹ năng sống – kỹ năng tự bảo
vệ bản thân cần được tiến hành từ bậc học mầm non.
Qua tìm hiểu từ phía phụ huynh và trẻ em, chúng tơi nhận thấy cịn nhiều
trẻ thiếu kỹ năng nhận biết và tránh xa những nguy cơ rủi ro, chết người như
lửa, nước sôi, điện,…Nguyên nhân lại hết sức đơn giản đó là do các bậc phụ

huynh thường lo lắng và cấm đoán con trước những nguy hiểm tiềm ẩn, nhưng
lại khơng giải thích được một cách rõ ràng. Trong khi đó, trẻ vốn hiếu kỳ, tị mị
tự khám phá. Vì thế trẻ khơng thể tự mình tránh khỏi rủi ro. Có một nghịch lý
nữa là trong q trình ni dạy và giáo dục con cái, các bậc phụ huynh thường
cho rằng chỉ cần cha mẹ suốt ngày che chở, đón đưa con, thậm chí thuê them
người giúp việc để chăm lo cho con là đảm bảo an toàn được cho trẻ. Trẻ con
yếu đuối, non nớt thì làm sao có thể tự bảo vệ mình được. Vì suy nghĩ của cha
mẹ như thế, nên nhiều trẻ chỉ biết chấp nhận, người lớn bao giờ cũng đúng, kể
cả khi phải chịu những trận đòn roi mà khơng biết cách phản ứng để bảo vệ
mình. Với thói quen hành xử chỉ biết thu phận, trẻ con phải chịu những trận bạo
hành, ăn hiếp ở trường, ở cộng đồng. Khơng ít các bậc cha mẹ cho rằng, trẻ biết
cam chịu thì dễ quản lý, dạy trẻ biết cách phản ứng, biết cách cãi lý đâm ra
chúng trở nên bướng bỉnh, khó bảo nên nhiều người chưa tạo điều kiện cho con
4


phát huy tinh thần chủ động ứng phó.
2.Cơ sở thực tiễn
Trường mầm non Hoa Hồng của chúng tôi với chiều dài gần 30 năm lịch
sử. Với bề dày thành tích, đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình, luôn
quan tâm sát sao đến giáo viên, quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên
môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm
non mới.
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường là những người có tâm
huyết u nghề mến trẻ, chúng tơi ln mong được cống hiến tâm huyết của
mình cho sự nghiệp trồng người. Việc giáo dục cho trẻ những kiến thức, kỹ năng
sơ đẳng về thế giới xung quanh là nội dung quan trọng trong chương trình giáo
dục của nhà trường. Đặc biệt, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ luôn được nhà
trường, các thầy cô giáo quan tâm, sát sao và ln mong muốn giúp trẻ có được

những kỹ năng tốt nhất tự bảo vệ được mình trước những khó khăn, rủi ro của
mơi trường xã hội.
Giáo viên trong lớp đồn kết biết cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dục
trẻ các kỹ năng sống cần thiết, đặc biệt là các kỹ năng tự bảo vệ bản thân sao
cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của
trẻ ở nhà và ln quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cơ
giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Bên cạnh những thuận lợi đó khi thực hiện đề tài này tơi cũng gặp phải
khơng ít những khó khăn như: Sĩ số lớp khá đông nên việc triển khai các hoạt
động khá phức tạp. Thứ hai là hệ thống sách vở tài liệu liên quan đến đề tài còn
hạn chế, giáo viên chưa được trang bị nhiều về kiến thức dạy trẻ kỹ năng tự bảo
vệ bản thân. Thứ 3- khó khăn chủ yếu là kỹ năng của trẻ còn kém, trẻ gần như
chưa có kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp còn thiếu tự tin, kỹ năng ứng xử
hạn chế chưa nói gì đến kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những tình huống
trong cuộc sống.
Là giáo viên mầm non nhiều năm liền phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận
thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ
bản thân tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để tìm ra được các biện pháp
hữu hiệu giúp trẻ 3 – 4 tuổi có khả năng tự bảo vệ bản thân. Tơi thường xun
tìm tịi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thơng tin trên mạng có liên quan đến
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, nhất là việc giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ bản thân cho trẻ trong giai đoạn 3 – 4 tuổi. Qua đó giúp trẻ phát triển
5


nhân cách tồn diện, hài hịa để giai đoạn mầm non của các con thực sự trở
thành “ Giai đoạn vàng” trong sự phát triển mai này của trẻ.
3. Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
3.1. Dạy trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguồn gây nguy hiểm thơng

qua việc sử dụng hình ảnh trực quan.
Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự
thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ.
Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ
chính bản thân mình.
Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là thích khám
phá, thích tìm tịi. Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút
đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng
có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ
năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an tồn hơn và tự tin hơn để khám phá
cuộc sống muôn màu.
Hiện nay do tính chất của cơng việc cũng như điều kiện của mỗi gia đình,
việc tự chơi của các con rất phổ biến. Trong q trình chơi, các con có thể gặp
phải những mối nguy hiểm từ những đồ vật trong gia đình như phích nước, ổ
điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang và những đồ vật nhỏ. Hầu hết các bậc
phụ huynh thường cấm đốn khơng cho con lại gần những đồ, vật dụng đó và
khơng giải thích cho con hiểu một cách rõ ràng.
Nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ được thể hiện qua các chủ
đề, ở mỗi chủ đề nhà giáo dục đều lồng ghép, tích hợp dạy trẻ những nội dung
liên quan đến nhận biết, phòng tránh những vật gây nguy hiểm. Tuy nhiên vì trẻ
giai đoạn này nhanh nhớ, nhanh quên, nên để đạt hiệu quả cao nhất và giúp trẻ
khắc sâu những kỹ năng cần thiết, tôi thường sử dụng biện pháp “ Sử dụng hình
ảnh trực quan” để dạy trẻ. Chẳng hạn, ở chủ đề “ Gia đình”, khi cho các con
nhận biết những đồ vật gây hại như dao, kéo, bếp ga, ổ điện,…Tôi thường đưa
câu hỏi và cho trẻ tự suy nghĩ trả lời: Tại sao không lại gần bếp khi đang đun?
Sau khi trẻ trả lời tôi khái qt giải thích bằng hình ảnh.

6



H2: Trẻ bị bỏng do nghịch nồi đang nấu

Chúng mình có nên tự tay cắm dây bàn là, dây quạt,… vào ổ điện không?

H3: Trẻ bị điện giật khi nghịch ổ cắm
Hoặc ở chủ đề “ Nước và các hiện tượng tự nhiên”, tơi cho trẻ tìm hiểu “
Nước có ở những đâu”, tơi hỏi trẻ có nên chơi ở gần sông, ao không? Khi đi du
lịch biển cùng bố mẹ chúng mình có chạy ra tắm mà khơng cần bố mẹ không?
Sau khi trẻ thảo luận, trả lời xong tơi giải đáp bằng hình ảnh trực quan kèm lời
giải thích.

7


H4: Trẻ bị chết đuối ở biển
Ở chủ đề “Giao thơng” tơi cũng đưa ra những hình ảnh và cho trẻ phát
hiện ra đâu là hành động đúng, đâu là hành động sai? Nếu hành động sai thì hậu
quả như thế nào?

H5: Trẻ đá bóng dưới lịng đường
8


H6: Trẻ ngồi không ngay ngắn khi đi xe máy
Hoặc ở chủ đề “Trường mầm non” tôi dạy trẻ một số nội quy an tồn
trong trường học, qua đây tơi cũng đưa ra một số hình ảnh khơng được làm để
giáo dục trẻ, và những hậu quả khôn lường nếu trẻ không tuân thủ.

H7: Trẻ bắc ghế trèo lên cửa sổ, và hậu quả bị ngã.
9



Trường Hoa Hồng của chúng tôi là một ngôi trường vừa được xây mới,
trường rộng rãi và có nhiều cầu thang lên xuống. Hàng ngày các con đi lên,
xuống cầu thang rất nhiều lần trong những giờ thể dục sáng, hoạt động ngoài
trời dưới sân trường, hay những giờ hoạt động ngoại khóa. Chính vì vậy, tơi ln
nhắc trẻ phải giữ an tồn cho mình và cho bạn khi đi lên, xuống cầu thang. Tôi
nhắc trẻ đi theo hàng, đi theo hướng bên phải và không chạy nhảy, đẩy bạn, nếu
khơng tn thủ theo những qui định đó trẻ sẽ bị ngã và nguy hiểm đến tính mạng
trẻ.

H8: Trẻ đi, lên xuống cầu thang.
Việc sử dụng những hình ảnh trực quan giúp trẻ có ấn tượng mạnh dễ
dàng nhận ra những việc không nên làm và hậu quả của việc khơng tn thủ
những qui tắc đó. Các con cần hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong
gia đình; đâu là đồ vật an tồn và đồ vật khơng an tồn,…
3.2. Dạy trẻ ghi nhớ những số điện thoại cần thiết và cách sử dụng.
Ngày nay với tốc độ phát triển chóng mặt của cơng nghệ thơng tin đã
phần nào giúp cho con người có thêm những cơng cụ hỗ trợ để làm việc, giải
quyết vấn đề. Và điện thoại là một trong những công cụ công nghệ thơng minh
hữu ích với mỗi con người. Vậy với trẻ nhỏ thì sao? Theo tơi, dạy cho trẻ cách
sử dụng điện thoại và ghi nhớ những số điện thoại quan trọng là hết sức cần
thiết.
10


Đầu năm học, tôi quan sát thấy các bậc phụ huynh thường có thói quen
ghi số điện thoại của bố, mẹ trên ba lô hay thẻ đeo của con, việc làm này thoạt
nhìn thấy rất có ích vì nếu trẻ chẳng may bị lạc, người đi đường sẽ điện thoại
cho bố, mẹ để giúp trẻ tìm được người thân,…Tuy nhiên, nếu chúng ta quan sát

xa hơn một chút sẽ thấy tác dụng hoàn toàn ngược lại. Trong xã hội bây giờ,
người tốt rất nhiều và kẻ xấu cũng khơng ít, nếu chẳng may đứa trẻ bị lạc gặp
được người tốt không sao nhưng nếu gặp kẻ xấu chúng sẽ điện thoại cho bố( mẹ)
đứa trẻ , sau đó chúng uy hiếp và địi tiền chuộc. Chính vì thế bố mẹ nên dạy con
ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ thay vì ghi rõ trên thẻ đeo, ba lơ của trẻ. Để
giúp phụ huynh làm được điều này, ở trên lớp trong mỗi giờ trị chuyện với trẻ
tơi đều cho trẻ thi đua , chơi trị chơi nhỏ “ Trí nhớ tài ba”, bạn nào đọc đúng số
điện thoại của bố mẹ của mình sẽ được khen. Việc làm này giáo viên nên làm
thường xuyên vì trẻ giai đoạn trẻ 3 – 4 tuổi trẻ nhanh nhớ nhưng cũng nhanh
quên.
Ngoài dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, tơi cịn dạy trẻ ghi nhớ
những số điện thoại quan trọng: số điện thoại của Công an 113, số điện thoại xe
cứu thương 115, số điện thoại cứu hỏa 114 để gọi trong những trường hợp khẩn
cấp.
Công nghệ smartphone phát triển, chúng ta có thói quen sử dụng những
chiếc điện thoại thông minh, và gần như chiếc điện thoại bàn đã dần bị thay thế.
Tuy nhiên, theo cá nhân tôi những chiếc điện thoại bàn vẫn cịn rất hữu ích bởi
số trên điện thoại to, dễ nhìn và dễ sử dụng khi trẻ ở nhà. Chẳng hạn khi bố mẹ
đi vắng, trẻ ở nhà với ông (bà) hay người giúp việc, nếu có xảy ra những tình
huống nguy hiểm như: cháy, lúc đó bác giúp việc có thể lo lắng, hoảng sợ, việc
bấm điện thoại di động có thể khó khăn và khơng chính xác, nếu ta dạy trẻ ghi
nhớ số điện thoại của xe cứu hỏa, trẻ có thể bấm máy hoặc nhắc bác giúp việc
gọi số 114,.. .Hoặc chẳng hạn nếu trong lúc bố mẹ trẻ đi vắng, trẻ ở nhà có kẻ
xấu đến uy hiếp xảy ra xơ xát trẻ có thể bấm máy bàn gọi cho cảnh sát 113,…
Nếu bố (mẹ), ông (bà), bác giúp việc ở nhà chẳng may bị ốm nặng, gặp nguy
hiểm đến tính mạng trẻ có thể bấm máy bàn gọi đến số xe cấp cứu 115,…Và
như vậy bố mẹ sẽ yên tâm hơn khi con mình có kỹ năng tự bảo vệ bản thân.

11



H9: Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng điện thoại bàn.
Tôi cho trẻ tập sử dụng điện thoại, trẻ gọi đến những số điện thoại theo
tình huống cơ đưa ra. Ví dụ “ có cháy”, trẻ gọi đến số 114

H10: Trẻ thực hành gọi điện tới số 114
12


Khi có người nhà bị ốm ngất tại chỗ, trẻ sẽ phải bấm số 115 để gọi xe cấp cứu

H11: Trẻ bấm số 115
3.3.Thơng qua việc tạo tình huống cụ thể:
Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ khơng an
tồn và cách phịng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ với những lời dặn dị
nhắc nhở đơn giản thơng qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội
dung giáo dục dạy trẻ. Song trên thực tế, trong chương trình có rất ít bài hát, bài
thơ, câu chuyện có nội dung đó và nếu có thì cũng rất hạn hẹp. Vì vậy, trong
năm học này, tôi nghiên cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra
đưa ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình
huống khó khăn, biết cách suy nghĩ và giải quyết.
Ví dụ, với chủ đề “Bản thân”. Trước đây, thông qua câu chuyện “Chú vịt
xám” hoặc nội dung bài hát “Đàn Vịt con” chúng tôi chỉ dùng lời giáo dục
trẻ: “Khi đi công viên hoặc đến những nơi cơng cộng thì phải đi với bố mẹ,
khơng được chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may xảy
ra sẽ phải xử lý như thế nào.
Với cách giáo dục như vậy tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa cao. Trẻ ghi
nhớ một cách thụ động, và thường chóng quên. Và điều cốt yếu trẻ không hiểu
cốt lõi của vấn đề là tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thì phải làm
thế nào. Do đó bây giờ ngồi việc giáo dục như vậy vào giờ hoạt động chiều,

tôi đã đưa ra tình huống “Khi bé bị lạc mẹ trong siêu thị - bé sẽ làm gì ?
13


Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ.
Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi
mở cho trẻ bằng các câu hỏi:
Theo con làm như vậy có được khơng? Tại sao? Sau đó, cơ giúp trẻ rút ra
phương án tối ưu nhất:
Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, khơng khóc, không chạy lung tung mà
hãy đứng yên tại chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có
thể đến chỗ chú bảo vệ, cơ bán hàng trong siêu thị ở gần chỗ đó để nhờ gọi
điện thoại, hoặc thơng báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người
lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ
hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé.
Với tình hình phức tạp trong xã hội hiện nay, nhiều tình huống bất trắc có
thể xảy ra đối với trẻ như bị bắt cóc, xâm hại … Tơi đã đưa ra những tình huống
để dạy trẻ như:
Tình huống“ Nếu có người khơng quen biết cho bé quà bé nên làm như
thế nào ?Và món q đó là con búp bê, bim bim, ơ tô đồ chơi chẳng hạn?
Trên thực tế khi tôi đưa ra tình huống này, trẻ lớp tơi và hầu như các trẻ
cùng độ tuổi Mẫu giáo bé có đến 50 % trẻ trả lời có nhận vì đó đều là những
món q trẻ rất thích và thực tế trẻ ở lứa tuổi này cịn rất ngây thơ, chưa biết
phân tích tình hình bởi vốn sống, vốn kỹ năng của trẻ q ít. Và khi thảo luận đã
có những trẻ thơng minh trả lời là con khơng lấy. Lúc đó tơi hỏi trẻ “ Vì sao quà
ngon, đẹp như thế mà con không nhận?” Và câu trẻ lời thường gặp của tơi là trẻ
sẽ nói “ Bố mẹ con bảo là không được nhận quà của người lạ”, khi tôi hỏi tại sao
thì trẻ khơng nói được. Cuộc thảo luận diễn ra rất sơi nổi, có nhiều câu trả lời và
nhiều cách giải thích khác nhau, sau đó tơi sẽ đưa ra những giả thiết, những tình
huống xấu “ Nếu đó là kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé, họ có thể bắt cóc bé

đi xa và khơng được về với bố mẹ nữa”. Tơi phân tích , giải thích cho trẻ và
giúp trẻ có phương án giải quyết đó là:
Tuyệt đối khơng nhận q, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người
xấu tẩm thuốc mê và trúng mưu của kẻ xấu.
Khi gặp trường hợp này các con nên nói “Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ
cháu không cho nhận quà của người lạ”.

14


H11: Trẻ khơng nhận q từ người lạ
Tơi đưa tình huống trẻ biết tránh những mối nguy hiểm khác như:
+ Ở chủ đề “Gia đình” khi cho trẻ nghe truyện “ Dê con nhanh trí”,
thơng thường chúng ta chỉ giáo dục trẻ khi ở nhà một mình khơng nên cho người
lạ vào nhà mà chưa giải thích rõ ràng tại sao và cách giải quyết tình huống. Và
trong giờ hoạt động chiều hơm đó tơi đã đưa ra tình huống để cả lớp cùng thảo
luận và tìm ra cách giải quyết. Tình huống “Nếu con đang ở nhà một mình , có
người đến gọi mở cửa con sẽ làm gì ?
Tôi cho trẻ suy nghĩ, đưa ra cách giải quyết của mình. Trong khi thảo luận
với trẻ tơi gợi mở: cũng có trường hợp kẻ xấu có thể gây hại cho bé hoặc lấy
trộm đồ của gia đình đó có thể cũng chính là người thu tiền điện, nước hoặc
chính là người quen biết với bố mẹ bé, để giúp trẻ suy đốn tìm cách giải quyết.
Sau đó cơ giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này:
Tuyệt đối khơng mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, người
thu tiền điện, nước. Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống, cịn
nếu khơng có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại gì hoặc tối đến gặp bố mẹ.

15



H12: Tuyệt đối không mở cửa cho người lạ vào nhà
Tình huống 2: “ Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm
thế nào?”
- Khi tơi đưa ra tình huống này và hỏi trẻ phải làm thế nào thì 35% trẻ nói
lấy nước đổ vào ạ (do trẻ có kinh nghiệm từ người lớn), 30 % trẻ nói con sẽ chạy
đi thật xa, 20 % trẻ nói con sẽ gọi bố mẹ, 15 % cịn lại khơng có câu trả lời. Sau
khi trẻ đưa ra các cách giải quyết vấn đề theo ý hiểu của trẻ tôi sẽ là người đặt ra
các thắc “Con làm thế nào để lấy được nước? Lửa cháy to con đổ nước ít thì làm
sao dập được lửa? Và chẳng may con bị bỏng thì làm thế nào?...Tất cả trẻ đều
khơng trả lời được thắc mắc của tơi, khi đó tơi đưa ra cách xử lý cho trẻ khi thấy
có khói, hoặc cháy.
Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy.
Hãy hét to “cháy, cháy, cháy” để báo với người nhà và những người xung
quanh có thể nghe thấy. Nếu khơng có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm.
Nếu có q nhiều khói, trẻ phải lấy khăn mặt ướt gập vào bịt mũi và đi theo tư
thế ngồi xổm thoát ra khỏi đám cháy để trẻ khơng bị ngạt khói.Và khi đi bé phải
dung 1 tay đưa ra phía trước để mị đường, chẳng may có chỗ nguy hiểm như:
cầu thang, cánh cửa,…

16


H13: Trẻ bịt khăn ướt để thoát khỏi đám cháy

H14: Trẻ đi đầu có nhiệm vụ lấy tay mị đường đi.
3.4.Thông qua nội dung các câu chuyện
17


Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể

chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ.
Tuy nhiên trong chương trình số lượng truyện để giáo dục một cách rõ ràng cho
trẻ các kỹ năng bảo vệ bản thân còn rất hạn chế, và trẻ nghe nhiều nên cũng
nhanh chán. Chính vì vậy tơi đã sáng tác một số câu chuyện lồng vào đó các
tình huống để giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện.
- Ở chủ đề “Nước và mùa hè”. Với đặc thù trẻ đang sống ở thành phố,
vì vậy ngoài việc giáo dục trẻ tránh xa ao, hồ, hố nước nguy hiểm mà mơi
trường sống của trẻ ít gặp. Tuy nhiên nhà vệ sinh cũng nhiều tình huống có thể
gây nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, tơi đưa ra những tình huống để dạy trẻ
cách sử dụng an tồn trong phịng tắm bằng cách đưa vào câu chuyện để trẻ rút
ra bài học kinh nghiệm cho mình. Truyện “ Trong phịng tắm”.
Qua câu chuyện tơi giúp trẻ rút ra bài học: Sàn nhà tắm rất trơn, tuyệt đối
không chạy nhảy, leo trèo sẽ dễ bị ngã .
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có những tình huống bất trắc xảy ra
không chỉ với trẻ mà đôi khi cịn xảy ra với cả người lớn đó chính là nội dung
câu chuyện “Chiếc ổ khóa” mà tơi đã tự viết ra để giáo dục trẻ.
Với câu chuyện này tôi giáo dục trẻ:
- Khơng vào nhà vệ sinh một mình và chốt , khố cửa
Bên cạnh đó tơi cịn đưa ra những tình huống khác đối với trẻ như:
- Khơng tự ý xả nước ở vịi vì dễ xảy ra bỏng khi sử dụng bình nóng lạnh.
- Khi tắm bồn: Chờ người lớn xả nước và giúp vào bồn. Không tự ý xả
nước và trèo vào đề phòng nước quá nhiều sẽ nguy hiểm, khơng nằm bồn tắm
q lâu.
Ngồi ra cịn rất nhiều tình huống bất trắc trẻ rất dễ gặp trong cuộc sống
tuy nhiên chúng ta ít khi đưa vào dạy trẻ. Với công việc bộn bề của các bậc cha
mẹ hàng ngày dường như làm cho cha mẹ khơng cịn nhiều thời gian dành cho
con cái, nhất là dạy con cách an tồn khi tham gia giao thơng, bởi đơi khi chính
bố mẹ lại là người khơng nghiêm túc trong việc chấp hành luật lệ giao thông.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của trẻ, vì trẻ nghĩ bố mẹ bao giờ
cũng đúng. Chính vì thế tơi thiết nghĩ mình nên làm gì có lợi nhất cho trẻ, không

chỉ dạy trẻ những lý thuyết suông mà cố gắng tìm tịi, lồng ghép nội dung giáo
dục vào các hoạt động, các câu chuyện để trẻ khắc sâu, nhớ lâu. Hình thành ý
thức khi tham gia giao thơng cho trẻ.
Với “Chủ đề giao thơng” chúng tơi đưa tình huống cho trẻ qua câu
chuyện “Sang đường”,truyện “Đi xe máy”.
Sau khi cho trẻ nghe chuyện và đàm thoại với trẻ về nội dung câu
18


chuyện, tơi thấy có nhiều cháu cũng nhận là thường xuyên không đội mũ bảo
hiểm khi đi xe máy đi học. Sau đó, nhiều bậc phụ huynh đã chia sẻ với cơ giáo:
Bản thân phụ huynh cũng ít khi nhớ cho con đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đến
trường, bởi một phần vì vội, vướng, một phần cơng an thường không phạt
trường hợp này nên các phụ huynh cũng hay bỏ qua. Nhưng bây giờ, các con đòi
đội mũ bảo hiểm khi đi học. Qua trên tôi thấy rằng, qua câu chuyện trẻ đã nhận
thức được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe. Biết được nếu khơng
thực hiện tốt thì có thể xảy ra rủi ro như thế nào. Từ đó tạo cho trẻ ý thức chấp
hành Luật lệ an tồn giao thơng từ bé.
3.5. Sử dụng đóng kịch để giúp trẻ hiểu được những tình huống và cách giải
quyết tình huống
Theo các nhà khoa học: Trẻ hiểu được 10% những gì trẻ nghe; 40%
những gì nhìn thấy; 60% những gì trẻ nhắc lại (nói) và khoảng 90% những gì trẻ
nói và làm. Do vậy, đây có thể coi là cách tốt nhất để trẻ có thể hiểu được những
tình huống có thể xảy ra trong thế giới muôn màu cũng như cách xử lý thơng
minh nhất.
Thơng qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻ
đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những
kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họat
động vui chơi. Chính vì vậy, tơi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ
đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện

được những kiến thức mà trẻ đã có.
Ví dụ : Ở góc “Gia đình”, khi tơi đóng giả một người lạ đến gõ cửa khi
trẻ ở nhà một mình, thì trẻ biết nhắc nhau “Đừng mở cửa, phải đợi bố mẹ về
đã”.
Hoặc tơi cho trẻ ở nhóm gia đình cùng đi siêu thị và đưa ra tình huống
“Con bị lạc bố mẹ ở siêu thị” thì trẻ biết ra nhờ cô bán hàng gọi điện thoại cho
bố mẹ, cháu đóng vai người bán hàng cũng nhắc trẻ: Cháu chờ ở đây với cơ đợi
bố mẹ đón.
Tơi đóng một vai làm người đi đường và rủ bé : Đi cùng cơ để cơ dắt về
với mẹ.
Các trẻ trong nhóm đã nhắc nhau: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc
đấy”.
Hoặc với trị chơi “Đi ơ tơ” tơi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có
những gợi mở kịp thời như : Các bác đã thắt dây an tồn chưa, đừng thị đầu, thị
tay ra ngồi khi xe đang chạy nhé.
Với nhóm “ Nấu ăn” , tơi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện
19


vai của mình :
- Ví dụ: bắc nồi lên bếp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa nếu không sẽ dễ đổ
và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để
khơng bị bỏng.
Với cách dạy trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau, lúc thông qua nội dung
các bài thơ, bài hát, câu chuyện để lồng vào giáo dục trẻ kỹ năng sống giúp trẻ
ghi nhớ một cách thoải mái, nhớ lâu và khơng gị bó áp đặt trẻ. Đặc biệt với hình
thức đặt ra các tình huống cho trẻ được toạ đàm, nói lên cách sử lý của mình sau
đó cơ sẽ giúp trẻ tổng hợp lại và tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Chính hình
thức này giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ. Với
cách thảo luận , mỗi cá nhân đưa ra cách giải quyết cho phù hợp giúp trẻ biết

vận dụng vốn hiểu biết, kiến thức của mình đã có để giải quyết vấn đề. Và sau
cùng là cho trẻ tái hiện lại toàn bộ những kiến thức, kỹ năng đã học đó thơng
qua các tình huống đóng kịch, trẻ lúc này được nhập vai, trẻ phải xử lý tình
huống như thật để an tồn cho trẻ. Đó cũng chính là một kỹ năng sống rất cần
thiết cho trẻ trong cuộc sống hiện tại cũng như sau này của trẻ.
3.6. Dạy trẻ tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục
Nếu như trước kia, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu xảy ra ở
vùng sâu vùng xa, vùng có trình độ dân trí thấp… thì hiện nay ngày càng nhiều
vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện ở các khu đô thị, thành phố lớn.
Theo Tổng cục Cảnh sát, trung bình hàng năm ở Việt Nam xảy ra khoảng
800 vụ xâm hại tình dục trẻ em dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối tượng bị
xâm hại khơng chỉ là bé gái mà có cả bé trai. Điều này đã trở thành nỗi lo lắng
của các bậc phụ huynh và tồn xã hội.
Việc xâm hại tình dục trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và
lâu dài cả về thể chất và tâm lý của trẻ. Do vậy, là người lớn, đặc biệt là cô giáo
mầm non – người tiếp xúc với trẻ nhiều nhất, người gần gũi và nắm bắt được các
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ rõ nhấtcần có trách nhiệm bảo vệ trẻ bằng cách dạy
trẻ những kỹ năng cần thiết để trẻ có thể tự bảo vệ cơ thể mình.
3.6.1. Dạy trẻ hiểu về các bộ phận nhạy cảm
Là một giáo viên mầm non, thời gian tiếp xúc với trẻ nhiều, nên theo tơi
chúng ta khơng nên né tránh nói về các bộ phận riêng tư của trẻ mà hãy dạy cho
trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể là của riêng trẻ. Chỉ khi cần
thiết như khám bệnh và vệ sinh mới cho phép người có trách nhiệm chạm vào.
Hãy nói khơng và chạy ra xa nếu có ai đó chạm đến bộ phận nhạy cảm của trẻ.
Khi nói về chuyện này, điều quan trọng nhất là giáo viên không nên tạo
ra cảm xúc kỳ thị, xấu hổ. Cơ giáo có thể dạy theo nhóm trẻ, nhóm trai và nhóm
20


gái riêng. Có thể sử dụng cả sách báo, trắc nghiệm, phim ảnh đủ để minh họa và

khắc sâu lời mình. Điều này giúp trẻ giúp từng bước phát triển suy nghĩ khỏe
mạnh về giới tính.

H15: Cơ dạy riêng nhóm trẻ gái về các bộ phận nhạy cảm

H16: Cô dạy riêng nhóm trẻ trai về các bộ phận trên cơ thể.
3.6.2. Không cho người khác động vào vùng nhạy cảm
21


Giáo viên cần dạy trẻ tuyệt đối không cho bất kỳ ai chạm vào vùng
nhạy cảm. Khu vực bên trong đồ lót là vùng nhạy cảm của riêng trẻ, tuyệt đối
không cho phép ai động khu vực này, kể cả bố mẹ nếu không được sự đồng ý
của trẻ. Hãy dạy trẻ biết các từ chối (nói khơng) và phản ứng trước các tình
huống người lạ có những hành động ơm ấp, vuốt vẻ cơ thể khiến trẻ khó chịu.
Ngồi ra, nên dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm hay tò mò về cở
thể người khác nhất là người khác giới để tránh bị lợi dụng dụ dỗ.
3.6.3. Dạy trẻ cách thoát thân khi bị kẻ xấu tóm chặt
Trường hợp khơng may trẻ bị kẻ xấu tấn công, cô giáo nên đưa ra các giả
thiết để dạy trẻ cách trốn thoát. Lợi dụng lúc kẻ xấu sơ hở, trẻ hãy chạy thật
nhanh và hét lớn là “cháy nhà”, sẽ khiến mọi người xung quanh chú ý hơn.
Lưu ý rằng, sức khỏe của trẻ không thể kháng cự lại kẻ xấu, vì vậy cần
dùng đến sự thơng tin để giúp trẻ thốt thân. Trẻ nhỏ có thể đạp mạnh vào vùng
kín hay vùng chính giữa bụng kẻ xấu. Đây là khu vực có nhiều dây thần kinh, kẻ
xấu sẽ bị đau đến choáng váng. Lúc này, việc thoát ra sẽ dễ dàng hơn nhiều.
3.7. Phối hợp với phụ huynh
Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với
phụ huynh để cùng phối hợp dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Tuyên
truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dậy trẻ tính tự lập từ bé.
Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiểm từ

xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi
tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thức tế. Chính vì vậy, cách bảo
vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân.
Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một q trình. Nhiều phụ huynh cho
rằng con mình cịn q bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu
giáo vẫn được sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ. Những trên thực
tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu.
Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại mà thủ phạm lại
chính là người thân quen như bạn của bố mẹ, hàng xóm quen biết… Chính vì
vậy, người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có
thể gây hại cho bé và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Cô giáo phối hợp
cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan, bộ phận
trên cơ thể. Giúp trẻ chủ động, cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm
thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản thân.
Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất
trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trị chuyện, tạo tình huống, gợi mở
giúp trẻ tìm ra cách giải quyết. Khơng áp đặt, cấm đốn trẻ .
Thay vì “ Con khơng được làm thế này, thế kia “ thì ta nên đưa ra các tình
huống cụ thể thơng qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế,
22


nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào ?
Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp
trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã
có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác
trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm,
những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.
Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục kỹ năng sống là
giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau.

Quyết định phải xuất phát từ trẻ. Nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính nhu
cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau,
trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng.
Bên cạnh đó, u cầu phụ huynh phối hợp cùng cơ giáo trong việc thống
nhất phương pháp giáo dục trẻ:
- Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.
- Tôn trọng ý kiến của trẻ, khơng áp đặt ý kiến của mình .
- Khơng nói dài và nói nhiều, khơng đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa
câu hỏi để trẻ tự tìm tịi.
- Khơng vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận
và có thể đưa ra kết luận của mình.
4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua một năm học thực hiện đề tài tôi thấy đã đạt được hiệu quả rõ rệt.
Đặc biệt,với những hình thức cơ đưa ra, trẻ nhận thức rất nhanh và biết ứng
dụng trong cuộc sống thông qua việc trẻ được trải nghiệm trong hoạt động vui
chơi. Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin. Thông qua việc trẻ được thảo luận,
suy nghĩ tìm ra cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển ở nhiều mặt: Trẻ phát triển
được các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra quyết định của mình. Bên
cạnh đó, ở các lĩnh vực trẻ cũng có những tiến bộ rõ rệt
Qua trao đổi với phụ huynh, nhiều phụ huynh cũng nhận thấy rằng trẻ có
rất nhiều điều con mình có thể làm được nhưng trước đó phụ huynh nghĩ con
mình cịn bé và ln làm hộ trẻ cũng như nghĩ có những điều chưa thể đưa.
Với hình thức này có thể áp dụng trên các lứa tuổi từ Mẫu giáo bé đến
lớp mẫu giáo lớn. Đặc biệt với những tình huống đưa ra khơng chỉ giúp trẻ có kỹ
năng ứng biến khi gặp tình huống tương tự mà cịn giúp trẻ có kỹ năng biết cách
suy luận, suy đốn tìm ra cách giải quyết ở các tình huống khác và hình thành
cho trẻ kỹ năng sau này .
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
23



Trước đây, tôi cũng như nhiều giáo viên mầm non vẫn thường sử dụng
những biện pháp thông thường như: cho trẻ nhận biết các đồ vật, việc làm có
mối nguy hại và phải tránh xa nó và khơng giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu nên
thực sự trẻ cũng chưa có nhiều kỹ năng trong việc tự bảo vệ bản thân. Đặc biệt,
vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ mầm non thì chúng tơi dường như chưa bao giờ đề
cập đến. Phần vì ngại phụ huynh, phần cịn ít kiến thức và kỹ năng về vấn đề
này. Tuy nhiên, do có nhiều băn khoăn trăn trở và cuối cùng tơi đi đến quyết tâm
tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để khi khơng có người lớn xung quanh,
khi phải một mình đối mặt với những mối nguy hiểm trẻ có thể tự mình bảo vệ
được mình.Để trẻ được trải nghiệm, tích lũy thêm nhiều vốn kỹ năng sống cần
thiết cho bản thân trẻ. Sau một năm thực hiện và có được thành cơng tơi đã rút
ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như đồng nghiệp của tơi:
1.1. Giáo viên cần có tình u nghề, u trẻ. Lắng nghe ý kiến của trẻ
khơng gị bó áp đặt trẻ. Cơ ln là người chỉ dẫn,là mẹ, là chị, là bạn thân để
chia sẻ, trò chuyện với trẻ.
1.2. Cần tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích
cực ở trẻ. Khai thác tiểm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Giáo dục trẻ như thế nào để
trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Luôn tạo cho trẻ cơ
hội để trẻ được thể hiện mình, được bộc lộ bản thân mình trước mọi người.
1.3. Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích
cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tịi, biết vận dụng vốn kiến
thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau .
1.4.Để giáo dục trẻ kỹ năng, cơ giáo cần đưa ra các tình huống cụ thể để
trẻ trải nghiệm chứ không nên lý thuyết dập khn hoặc chỉ “cấm đốn” như :
“Con khơng được làm như thế này” sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tự phán đoán
và tự đưa ra quyết định giải quyết .
2. KHUYẾN NGHỊ
Với thực tế hiệu quả của đề tài đã đạt được trên thực tế, tôi mong muốn sẽ

có nhiều giáo viên, đồng nghiệp có thể tham khảo và thử nghiệm đề tài này. Để
đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi có khả năng tự bảo vệ bản thân”
thực sự hữu ích với trẻ, góp phần trang bị những kỹ năng sống cần thiết, trên hết
là bảo vệ chính bản thân trẻ tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau :
2.1Tôi cùng như các đồng nghiệp có cơ hội để tham gia vào các lớp học
bồi dưỡng dạy kỹ năng sống- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
2.2. Nhà trường mở một số cuộc tọađàm với cha mẹ học sinh về việc
dạy kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là vấn đề giới tính và xâm hại tình dục trẻ
mầm non.
24


×