Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Công tác phát triển đảng viên ở đảng bộ xã đà vị, huyện na hang, tỉnh tuyên quang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.32 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng Cộng sản là một tổ chức chặt chẽ nhất, thống nhất nhất, tập
trung nhất, lấy chủ nghãi Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, lấy tập trung
dân chủ làm nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt
động của Đảng. Đảng bao gôm những ngừi ưu tú, tiên tiến nhất của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. Đảng ra đời là do đòi hỏi tất yếu cảu cuộc
đấu tranh giai cấp cần có sự lãnh đạo thống nhất mọi hoạt động của giai cấp,
nhằm mục đích lật đổ nhà nước thống trị của giai cấp đối lập để xây dựng chế
độ xã hội xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Để hồn thiện sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng phải ln chăm lo xây
dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, không ngừng nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cho ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách
mạng tong từng thời kỳ. Đó là một yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ
thường xuyên của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn
luyện đã trải qua hơn 85 năm hình thành và phát triển, thực tiễn đó đã khẳng
định Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Đảng đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lãnh đạo thành
công hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, ác liệt, giải phóng dân tộc
khỏi ách thống trị và thống nhất đất nước, tiến hành cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.
Đạt được những thành tựu như thế là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình
của Đảng ta, trong đó đội ngũ đảng viên giữ vai trị hết sức quan trọng. Vì
vậy, trong suốt q trình tồn tại, phát triển, Đảng đã coi cơng tác phát triển
đảng viên là một việc rất quan trọng trong tồn bộ cơng tác xây dựng Đảng,
ln quan tâm xây dựng đội ngũ đảng viên phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
trong từng giai đoạn cách mạng, nên từ đó Đảng ta đã có đội ngũ đảng viên
trung kiên, bản lĩnh, sẵn sàng nhận và hoàn thiện tốt mọi nhiệm vụ mà lịch sử
giao phó.
1




Hiện nay, Đảng ta đã và đang tiếp tục thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn
diện đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đát nước. Trước tình hình như thế, địi hỏi phải xây dựng đội
ngũ đảng viên, trong đó cơng tác phát triển đảng viên đóng vai trị hết sức
quan trọng, bởi nó bảo đảm sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng. Từ đó,
cho thấy cơng tác phát triển đảng viên trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu
khách quan, nhiệm vụ quan trọng, nhằm tăng thêm sinh lực, bổ sung cho
Đảng ta đội ngũ đảng viên đông về số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng u
cầu nhiệm vụ chính trị rất khó khăn phức tạp và nặng nề hiện nay.
Trong những năm qua, Đảng bộ xã Đà Vị rất quan tâm đến công tác
phát triển đảng viên, số lượng đảng viên được kết nạp hàng năm khá lớn, chất
lượng đảng viên ngày càng được nâng cao đúng theo yêu cầu đảng bộ cơ sở,
từ đó đã tạo đà cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng
bộ Xã Đà Vị. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều vấn đề khó khăn, tồn đọng cần phải
tập trung giải quyết, làm rõ và có những giải pháp tích cực, mang tính cụ thể
để khắc phục trong thời gian tới đó là một số tổ chức cơ sở đảng phát triển
đảng viên còn chạy theo số lượng, thành tích, nên sau khi vào Đảng có đảng
viên trong thời gian dự bị khơng đủ điều kiện chuyển đảng chính thức hoặc bị
kỉ luật do giảm sút ý chí chiến đấu. Một số ít chi bộ trực thuộc chưa nhận thức
đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên, nhiều
đảng viên còn thụ động, lúng túng trong việc giới thiệu quần chúng ưu tú vào
Đảng…. cho nên để góp phần nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng
viên của Đảng bộ, tác giả chọn đề tài “Công tác phát triển đảng viên ở
Đảng bộ xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay” làm tiểu
luận môn học Xây dựng Đảng về tổ chức.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều cơng trình, bài báo nghiên
cứu về cơng tác phát triển đảng viên như:

* Các đề tài khoa học:

2


- Đề tài khoa học cấp nhà nước KX 03.04 chương trình khoa học xã hội
cấp nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 “Xây dựng Đảng trong điều kiện mới”
được công bố và xuất bản thành sách: “Vấn đề đảng viên và PTĐV trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN” do GS. TS Mạch Quang Thắng làm chủ
biên, xuất bản năm 2006.
- TS. Đỗ Ngọc Thịnh: Đề tài khoa học cấp ban đảng, mã số KHBĐ
(2007)- 08 về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên”.
- TS. Nguyễn Xuân Phương: Đề tài khoa học cấp bộ năm 2008, mã số
B08 - 23 về “Công tác PTĐV ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Thực
trạng và giải pháp”.
* Những cơng trình là luận án, luận văn :
- Nguyễn Thị Mỹ Trang (2001): Xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh
niên sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời kỳ mới, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
- Lê Văn Bình (2000): Nâng cao chất lượng cơng tác PTĐV trong học
viện ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Hà
Nội.
- Nguyễn Thế Vịnh (1995): Tăng cường kết nạp đảng viên là cơng
nhân trong các xí nghiệp cơng nghiệp ở Đảng bộ thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh
Bình, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
- Lê Quốc Sen (1998): Đẩy mạnh công tác PTĐV trong giáo viên
phổ thông ở tỉnh Tiền Giang hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
- Lê Minh Loan (1999): Công tác PTĐV trong thanh niên ở Đảng bộ
thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng, Hà Nội.

- Lê Văn Cường (2003): Công tác PTĐV trong nữ thanh niên dân
tộc thiểu số của đảng bộ các xã miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay,
Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.

3


- Võ Châu Thảo (2005): Công tác PTĐV trong công nhân các
doanh nghiệp ngồi quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn
hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.
- Nguyễn Hồng Huyến (2007): Cơng tác PTĐV trong đội ngũ trí
thức thuộc đảng bộ giao thơng vận tải giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ,
Hà Nội.
- Trần Văn Thạnh (2001): Tăng cường công tác PTĐV trong giáo
viên ngành Giáo dục Đào tạo tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Cử nhân, Hà Nội.
* Những bài viết đăng trên các báo, tạp chí liên quan đến cơng
tác PTĐV:
- Trần Nhật Độ (1994): "Đổi mới hơn nữa công tác phát triển Đảng".
Báo Quân đội nhân dân.
- Đỗ Xuân (1995), "Hội nghị chun đề về cơng tác PTĐV trẻ", Tạp
chí Xây dựng Đảng, (số 3).
- Hồ Đức (1995), "Việc đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong thanh
niên", Tạp chí Cộng sản, (số 5).
- Lê Mậu Lân (1995), "PTĐV trẻ, nguồn sinh lực tiềm tàng của Đảng",
Tạp chí Cộng sản.
- Vũ Thanh Minh (1995), "Vấn đề đào tạo nguồn phát triển Đảng trong
thanh niên", Tạp chí Cộng sản.
- Hồng Bình Qn (1999), "Vấn đề phát triển Đảng trong thanh niên
sinh viên hiện nay", Báo Thông tin khoa học tự nhiên, (số 5)
- Mạch Quang Thắng (2004), "Một số vấn đề đặt ra đối với cơng tác

PTĐV", Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 5).
- Nguyễn Văn Sáu (2004): "Một số giải pháp nâng cao cơng tác phát
triển Đảng", Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 6).
- Hồng Bình Qn (2007): “Tun Quang đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, (số 782).

4


- Nguyễn Duy Ngân (21/3/2015): Đẩy mạnh công tác phát triển đảng
viên trong thanh niên ở Hà Tĩnh, Tạp chí Cộng sản điện tử.
Những cơng trình, bài viết nói trên đã nghiên cứu, đề cập đến công tác
phát triển đảng viên trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Tun Quang
nói riêng. Một số cơng trình đã đi sâu nghiên cứu những khía cạnh cụ thể
trong cơng tác phát triển đảng viên như việc tạo nguồn phát triển đảng viên,
phát triển đảng viên trong thanh niên, trong doanh nghiệp, trên một số địa bàn
cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề
công tác phát triển đảng viên ở Đảng bộ xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu để góp phần thực hiện tốt
việc phát triển đảng viên ở Đảng bộ xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang là việc làm cần thiết và cấp bách.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ mơt số vẫn đề lý luận và thực tiễn về công tác phát triển đảng
viên, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường cơng tác phát triển đảng viên
ở Đảng bộ xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác phát triển đảng viên
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển đảng viên ở Đảng bộ
xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay.

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác phát triển đảng viên ở
Đảng bộ xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tương: Công tác phát triển đảng viên ở Đảng bộ xã Đà Vị, huyện
Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi:
+ Nội dung: Công tác phát triển đảng viên ở Đảng bộ.

5


+ Không gian khảo sát: Thôn Phai Khằn, thôn Nà Pục, thôn Bắc Lè và
thôn Xá Thị của xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
+ Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2015 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử
- Cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, những quan điểm của Đảng và
nhà nước ta kế thừa các kết quả nghiên cứu của trong và ngoài nước về vấn đề
nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp logic – lịch sử, phương pháp diễn dịch – quy
nạp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp
thống kê số liệu và đặc biệt là phương pháp điều tra xã hội học.
6. Ý nghĩa luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu
và những ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu.
- Về thực tiễn: Góp thêm kinh nghiệm cho các nhà quản lý, lãnh đạo
các cấp, người làm chuyên môn ở các địa phương, đơn vị, nhất là các cán bộ,
đảng viên trên địa bàn xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
7. Kết cấu của đề tài

Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tham khảo đề tài gồm 3
chương, 9 tiết.

CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
ĐẢNG VIÊN Ở ĐẢNG BỘ HUYỆN
1.1 Khái niệm, ví trí, vai trị của người đảng viên
1.1.1 Khái niệm đảng viên
“Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội
tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam,
suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc,
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp
hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của
6


Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hồn thành tốt nhiệm vụ được
giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục
tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng”.
(Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam)
1.1.2 Vị trí, vai trị của người đảng viên
Vị trí, vai trị của người đảng viên thể hiện rất rõ trong các mối quan hệ
giữa đảng viên với chủ trương, đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng; với
xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng; với phong trào cách mạng của quàn
chúng nhân dân. Cụ thể của mối qua hệ ấy:
1.1.2.1 Về mối quan hệ giữa đảng viên với đường lối, nhiệm vụ chính trị
Đường lối và nhiệm vụ chính trị đúng đắn là điều kiện tiên quyết để
xây dựng đội ngũ đảng viên vững mạnh. Có đường lối chính trị đúng đắn thì
mới xây dựng được lập trường, quan điểm và hành động đúng cho đội ngũ
đảng viên. Nếu đường lối sai, đảng viên mất phương hướng hành động, dẫn

đến vi phạm kỷ luật Đảng. Có đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng thì mới có
căn cứ để phân cơng nhiệm vụ cho đảng viên, có căn cứ để xem xét, đánh giá,
phân loại đảng viên, có phương hướng và nội dung để bồi dưỡng nâng cao
trình độ cho từng đảng viên. Đảng viên góp phần quan trọng vào việc hoạch
định đường lối, chủ trương của Đảng, họ là người trực tiếp cùng tổ chức cơ sở
đảng nơi họ sinh hoạt, dân chủ thảo luận đề ra nhiệm vụ chính trị, đồng thời
họ là người lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị ở cơ sở và từng
địa bàn dân cư.
1.1.2.2 Về mối quan hệ giữ đảng viên với tổ chức cơ sở đảng
Đảng viên có chất lượng cao ở cơ sở để xây dựng tổ chức đảng vững
mạnh. Ngược lại, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh là điều kiện quan trọng
quyết định chất lượng đội ngũ đảng viên. Tổ chức đảng quyết định con người,
tổ chức mạnh mới có đảng viên tốt. Tổ chức đảng quy định vị trí, chức năng,
phương hướng hành động và phân cơng nhiệm vụ cho từng đảng viên hoạt
động trong bộ máy chung. Tổ chức đảng trong sạch vững mạnh là điều kiện
quan trọng quyết định chất lượng đội ngũ đảng viên. Tổ chức đảng trong sạch
7


vững mạnh, đồn kết, đội ngũ cấp ủy viên có phẩm chất, năng lực biết tơng
trọng và quy tụ trí tuệ tập thể thì đảng viên trong tổ chức đó được rèn luyện và
trưởng thành, phẩm chất và năng lực của từng ngừi được phát huy. Tổ chức
đảng mạnh mẽ tạo ra sức mạnh tập thể, được nhân lên nhiều lâng từ mỗi sức
mạnh của cá nhân. Ngược lại, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm không rõ, kỷ
luật lỏng lẻo, chế độ công tác và chế độ sinh hoạt không chặt chẽ thì cá nhân,
cán bộ, đảng viên tốt khó phát huy được tác dụng, đồng thời số yếu kém sẽ
tăng lên và tình trạng hư hỏng, thối hóa cũng nảy sinh
1.1.2.3 Về mối quan hệ của đảng viên với phong trào cách mạng của
quần chúng

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng viên sống gắn bó và
trưởng thành trong lịng quần chúng, được thử thách, rèn luyện thơng qua hoạt
động thực tiễn. Đảng viên là người tuyên truyền, giáo dục, tổ chức, hướng
dẫn cho quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ sở, chấp hành
nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua
phong trào quần chúng, một mặt, người đảng viên học hỏi được kinh nghiệm
từ quần chúng; mặt khác, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu trước quần
chúng, làm sao cho dân tin, dân phục, dân yêu. Mối quan hệ giữ đảng viên với
nhiệm vụ chính trị, với tổ chức và vói quần chúng là mối quan hệ mật thiết,
biện chứng. Không ngừng củng cố các mối quan hệ này sẽ góp phần củng cố,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng đội ngũ
đảng viên ngày càng vững mạnh.
1.2 Khái niệm, ví trí, vai trị của cơng tác phát triển đảng viên
1.2.1 Khái niệm công tác phát triển đảng viên
Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác
xây dựng tổ chức đảng nói riêng, xây dựng Đảng nói chung, nhằm củng cố,
xây dựng, nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng, trẻ hóa đội
ngũ cán bộ, tạo nguồn thừa kế cho các tổ chức cơ sở đảng tại địa phương, đơn
vị.
1.2.2

Vị trí, vai trị của công tác phát triển đảng viên

8


Cơng tác phát triển đảng viên góp phâng tăng về số lượng, không
ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là nhân tố quan trọng, trực tiếp
góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấy của Đảng. Vị trí, vai
trị của cơng tác phát triển đảng viên được thể hiện:

1.2.2.1 Công tác phát triển đảng viên bảo đảm sự tồn tại và phát triển
của Đảng
Trong quá trình xây dựng đảng, bất cứ tổ chức đảng nào, cá nhân người
lãnh đạo nào có biểu hiện xem nhẹ, hoặc có thái độ thiếu ngiêm túc đối với
cơng tác xây dựng đội ngũ đảng viên, đều là nguyên nhân làm cho tổ chức
đảng nơi đó lỏng lẻo về tổ cức, suy yếu và giảm sút về năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu. Nếu trong trường hợp mắc sai lầm nghiêm trọng kéo dài, có thể
làm biến chất hoặc tan rã đảng. Vì vậy, trong quá trình tồn tại và phát treirn
của mình, chính đảng của giai cấ cơng nhân, một mặt phải thường xuyên xây
dựng, nâng cao chất lượng đảng viên hiện có, mặt khác phải thường xuyên
xây dựng, nâng cao chất lượng đảng viên hiện có, mặt khác phải không ngừng
chăm lo phát triển về số lượng, thu hút ngày càng nhiều quần chúng ưu tú vào
tổ chức đảng. Có như vậy mới xây dựng tổ chức đảng ngày càng trong sạch
vững mạnh, đảm bảo tính kế thừa và phát triển bền vững, đây là vẫn đề mang
tính tất yếu khách quan. Trong quan điểm của mình, C.Mác – Ph.Ăngghen rất
quan tâm đến việc cái thiện thành phần trong đảng, đặc biệt là công tác phát
triển đảng viên, hai ông cho rằng: “Phải dựa vào những công dân tiên tiến,
những tầng lớp lao động gần gũi và biết tiếp thu quan điểm của giai cấp cơng
nhân, cịn những tầng lớp khác thì phải hết sức thận trọng khi kết nạp vào
đảng”.
1.2.2.2 Cơng tác phát triển đảng viên góp phần thực hiện tốt công tác
cán bộ của Đảng
Công tác kết nạp đảng viên đòi hỏi phải tiến hành một cách chặt chẽ,
thận trọng nhằm chọn đúng những người đủ đức, đủ tài, thật sự ưu tú để cung
cấp cho Đảng những cán bộ lãnh đạo tốt sau này. Điều này không những đáp
ứng được nhu cầu trước mắt, mà cịn có ý nghĩa lâu dài trong cơng tác xây

9



dựng Đảng và công tác tổ chức cán bộ. Nhất là khi những đảng viên này sau
khi đứng vào hàng ngũ của Đảng, được đề bạt vào những chức vụ cấp cao,
trọng yếu của đất nước sẽ góp phần rất quan trọng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Như vậy, nếu nâng cao được chất lượng công tác kết nạp đảng viên, sẽ tạo
được tiền đề, nền tảng để xây dựng đội ngũ cán bộ tốt, xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh, đảm bảo được sự đoàn kết, thống nhất, giữ vững được
đường lối, không bị chệch hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
1.3 Nội dung của công tác phát triển đảng viên
Nội dung kết nạp đảng viên được hiểu là toàn bộ những hoạt động của
Đảng và các tổ chức đảng lãnh đạo việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục
quần chúng ưu tú tự nguyện phấn đầu vào Đảng; tiến hành các bước công tác
thuộc về nguyên tắc thủ tục kết nạp Đảng trong các tổ chức đảng; giáo dục,
rèn luyện quần chúng có đầy đủ những tiêu chuẩn của người đảng viên để họ
trở thành đảng viên chính thức của Đảng. Trong quan niệm về nội dung công
tác kết nạp đảng viên cần chú ý mấy điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể của công tác kết nạp đảng viên là Đảng, trực tiếp là
chi bộ, đảng bộ cơ sở và đảng bộ cấp trên cơ sở, là các đảng viên của Đảng.
Cùng với các tổ chức đảng và dảng viên, Đảng còn lãnh đạo và chỉ đạo một
số tổ chức quần chúng của Đảng tham gia vào công tác này, trước hết là Đồn
Thnah niên cộng sản Hồ Chí Minh và Cơng đoàn Việt Nam. Theo quy định
của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ XI của Đảng, thì: “Nơi có tổ chức Đồn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên,
được ban chấp hành đồn và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đồn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, ngừi vào Đảng phải là đồn viên cơng đồn, được
ban chấp hành cơng đồn cơ sở và một số đảng viên chính thức giới thiệu”
Tuy nhiên, để đảm bảo lựa chọn đúng những quần chúng ưu tú, được
nhân dân tín nhiệm, kết nạp họ vào Đảng, tổ chức đảng sẽ tham khảo và tôn
trọng ý kiến của những tổ chức quần chúng nới người vào Đảng sinh sống và


10


hoạt động. Như vậy, ngoài tổ chức đảng và đảng viên là chủ thể trwucj tiếp
của công tác kết nạp đảng viên, các tổ chức quần chúng của Đảng cũng có
trách nhiệm tham gia vào hoạt động này, nhất là Đồn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh và Cơng đồn.
Thứ hai, Công tác kết nạp đảng viên là một quá trình bao gồm các bước
cơng tác khác nhau, diễn ra trong thời gian và không gian xác định. Các bước
công tác đó gồm:
+ Quán triệt nghị quyết của các cấp ủy và chi bộ đảng về công tác
phát triển đảng viên quần chúng. Lãnh đạo và chỉ đạo các tổ chức quần chúng
giới thiệu những người ưu tú cho Đảng.
+ Tổ chức đảng lựa chọn những quần chúng ưu tú để bồi dưỡng,
nâng cao nhận thức, phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng phấn đấu;
hướng dẫn quần chúng việc đơn xin vào Đảng và tự khai lý lịch gia đình, bản
thân.
+ Tổ chức đảng thẩm tra xác minh làm rõ lý lịch của người xin vào
Đảng; Chỉ đạo cho quần chúng góp ý kiến, xem xét, đánh giá quá trình rèn
luyện phấn đấu của những đại biểu do mình giới thiệu; chi bộ đảng và đảng
viên được phân công giúp đỡ đánh giá qua trình phấn đấu của quần chúng,
đồng thời hoàn thiện những thủ tục cần thiết đề nghị cấp ủy có thẩm quyền
xem xét và ra quyết định kết nạp đảng viên. Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp
đảng viên xem xét và ra quyết định kết nạp đảng viên, chi bộ làm lễ kết nạp.
Thứ ba, Công tác kếp nạp đảng viên thực hiện ở các tổ chức cơ sở
và cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng. Tổ chức cơ sở cảu đảng được
thành lập ở các đơn vị cơ sở. Đơn vị cơ sở là nơi đảng viên và quần chúng
cùng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và
quốc phịng. Thơng qua những hoạt động này tổ chức cơ sở Đảng tiến hành

giáo dục, rèn luyện quần chúng, đánh giá lựa chọn những quần chúng ưu tú đề
nghị kết nạp vào Đảng. Căn cứ theo đề nghị của tổ chức cwos wor đảng, đảng
bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng xem xét và ra quyết định kết nạp

11


đảng viên. Nếu tổ chức cơ sở đảng được đảng bộ cấp trên ủy quyền thì cũng
có quyền ra quyết định kết nạp đảng viên.

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN Ở
ĐẢNG BỘ XÃ ĐÀ VỊ, HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG
HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội của xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Xã Đà Vị là xã vùng cao cửa ngõ khu vực các xã phía Bắc của huyện
Na Hang, cách trung tâm huyện 40km, có 7,981 ha diện tích đất tự nhiên nằm
dọc lân cận các ven hồ thủy điện Tuyên Quang tiếp giáp với 3 huyện Pác
Nặm, Ba Bể, và huyện Chợ Đồn của Tỉnh Bắc Kạn.

12


Xã Đà Vị gồm 13 thơn bản, có 1.133 hộ với 5.290 khẩu, gồm 4 dân
tộc: Kinh, Tày, Hmông, Dao cùng chung sống trong cộng đồn, dân cư phân
bố rải rác không tập trung.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sản xuất chăm sóc vụ lúa

xuân, cây lúa phát triển bình thường, chỉ đạo cán bộ chun mơn thường xun
xuống thơn bản hướng dẫn cách phịng trù sâu bệnh; chuẩn bị sản xuất vụ mùa.
Toàn xã gieo cấy được 162,9 ha lúa, trồng 795 ha ngô, cây lạc 12 ha…
Công tác chăn nuôi được quan tâm chỉ đạo, tổng đàn gia súc, gia cầm
được duy trì và phát triển ổn định. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh được
quan tâm thực hiện, tiêm phòng gia súc, gia cầm cơ bản dạt chỉ tiêu giao (đàn
trâu đạt 91%, đàn bò đạt 84%, đàn lợn đạt 72,78%).
Thực hiện quy chế quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản, chăn nuôi cá lồng; tuyên truyền không đánh bắt cá bằng xung điện, nổ
mìn… diện tích ni thủy sản trên 462ha, sản lượng khai thác đạt trên 44 tấn.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp
luật và chính sách về lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống
cháy rừng được 22 cuộc vói 1430 lượt người tham gia; Củng cố, kiện toàn
Ban, Tổ, Đội thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và
xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng năm 2017; phối hợp vớ lực
lượng công an, quân sự, kiểm lâm và các thôn bản năm bắt thông tin, đấu
tranh ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển
rừng; tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng theo quy định.
Tổ chức tuần tra, truy quét, ngăn chặn các đối tượng mua bán, khai tác
lâm sản, phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép.
Công tác phát triển rừng: Triển khai công tác trồng rừng năm 2017 đạt
kết quả cao 125ha đạt 96,2%; tiếp tục khai thác gỗ rừng 327 và 661 sản lượng
khai thác là 2986m3 đạt 46,4%.

13


Chủ động thực hiện tốt phương án phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ
thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; Chỉ đạo tổ chức thẩm định kế hoạch di chuyển
dân cư ra khỏi khu vực thiên tai, nguy hiểm.

Xây dựng nông thôn mới: Tính đến nay đạt 10/19 tiêu chí, gồm: Tiêu
chí 1 - quy hoạch; tiêu chí 3 - thủy lợi; tiêu chí 7 - chợ nơng thơn; tiêu chí 12 tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; tiêu chí 13 - hình thức tổ chức sản
xuất; tiêu chí 14 - giáo dục; tiêu chí 15 - ý tế; tiêu chí 16 - văn hóa; tiêu chí
18 - hệ thống chính trị; tiêu chí 19 - an ninh, Trật tự.
Tập trung tuyên truyền vận động nhân dân phát huy nội lực, tích cực
xây dựng nơng thơn mới, thực hiện các tiêu chí tại gia đình như chỉnh trang
nhà ở, đường làng ngõ xóm, lắp đặt bể bioga để đảm bảo mơi trường.
Rà sốt, tập trung xây dựng tiêu chí giao thông nông thôn đạt vào năm 2018.
2.2 Những kết quả đạt được của công tác phát triển đảng viên ở Đảng
bộ xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 - 2017.
2.2.1 Những kết quả đạt được
2.2.1.1 Chủ trương, kế hoạch về phát triển đảng viên
Để thực hiện nhiệm vụ thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
xã lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 – 2020 về công tác phát triển đảng viên. Ban
thường vụ Đảng ủy xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên nhiệm kỳ 2015 –
2020 như sau:
Đảng ủy xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu phát triển đảng viên cho
các chi bộ (có biểu chi tiết kèm theo)
Các chi bộ trực thuộc Đảng ủy quán triệt học tập Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ xã lần thứu XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đến cán bộ, đảng
viên trong toàn Đảng bộ, đồng thời triển khai kế hoạch này đến các đồng chí
trong ban chi ủy bí thư, phó bí thư các chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã
Các chi bộ chỉ đạo các tổ chức đàon thể tích cực phát động phong trào
thi đua lao động, sản xuất, học tập để giớ thiệu những quần chúng ưu tú đi
học nhận thức về Đảng.
14


Kết quả từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn Đảng bộ đã kết nạp được 39
đồng chí, vượt quá chỉ tiểu đặt ra là 3 đồng chí chiếm 7,7%. Trong đó: năm

2015 kết nạp 13 đảng viên, năm 2016 kết nạp 12 đảng viên, năm 2017 kết nạp
14 đảng viên.
2.2.1.2 Tạo nguồn, bồi dưỡng đối tượng phát triển đảng
Công tác tạo nguồn phát triển đảng viên là công việc đầu tiên phải thực
hiện. Hàng năm, Ban chấp hành Đảng bộ, các tổ chức đồn thể có kế hoạch
chăm lo đào tạo, bồi dưỡng quần chúng ưu tú, tham gia tích cực các phong
trào thi đua yêu nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, để giới thiệu cho
Đảng xem xét cơng nhận cảm tình Đảng, chú ý đội ngũ trẻ có bản lĩnh, có trí
thức và năng lực cơng tác, đáp ứng u cầu mới, khơng chạy theo hình thức,
khơng chạy theo số lượng, chú trọng chất lượng và từ khâu tạo nguồn đến
công tác đào tạo bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới.
Cơng Đồn, Đồn Thanh niên là những tổ chức tham gia tích cực trong
việc giới thiệu cán bộ đoàn viên ưu tú. Các chi bộ đã thực hiện tốt trách nhiệm
của mình trong việc chăm lo, bồi dưỡng giúp đỡ tạo điều kiện cán bộ, công
chức, viên chức phấn đấu;
Đồng thời các chi bộ làm tốt công tác phân công đảng viên theo dõi,
phát hiện, giúp đỡ quần chúng, đề xuất ý kiến nhận xét, định kỳ báo cáo trước
chi bộ về sự phấn đấu rèn luyện của quần chúng để chi bộ lựa chọn xem xét,
chuẩn bị những điều kiện cần thiết để phát triển Đảng, kể cả việc tiếp tục
phân công giúp đỡ đảng viên dự bị để họ tiếp tục phấn đấu trở thành đảng
viên chính thức.
Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với việc “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức lý
luận chính trị cho đảng viên mới và các quần chúng cảm tình Đảng được làm
thường xuyên, kịp thời.
Huy động sự vào cuộc của tất cả các tổ chức đoàn thể trên địa bàn trong
việc tuyên truyền, bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và những truyền thống vẻ
15



vang của Đảng bộ xã Đà Vị, từ đó khơi dậy niềm tin, lòng tự hào của mọi
tầng lớp nhân dân, mỗi tổ chức cơ sở Đảng, tạo môi trường hoạt động thuận
lợi nhất để Đảng ủy cơ sở phấn đấu.
Kết quả từ đầu nhiệm kỳ đến nay, trong toàn Đảng bộ đã cử 100 quần
chúng ưu tú đi học lớp nhận thức về Đảng; Trong đó năm 2015 cử được 42
quần chúng, năm 2016 cử được 46 quần chúng, năm 2017 cử được 12 quần
chúng.
2.2.1.3 Quy trình, thủ tục kết nạp quần chúng vào Đảng
Việc xem xét kết nạp đảng viên mới phải đảm bảo về tiêu chuẩn và chất
lượng, đặc biệt quan tâm đến lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của quần
chúng xin vào Đảng. Các cấp ủy cần tổ chức quán triệt sâu rộng đến đảng bộ
và toàn thể đảng viên về nội dung Quy định 57-QĐ/TW ngày 3-5-2007 của
Bộ Chính trị về “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” nhằm bảo
đảm nguyên tắc của Đảng và quyền lợi cho quần chúng có nguyện vọng xin
vào Đảng.
Quy trình, thủ tục kết nạpvào Đảng của Đảng bộ xã đều thực hiện theo
quy trình, căn cứ Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25-7-2016 của Ban Chấp
hành Trung ương khóa XII, Quy định thi hành Điều lệ Đảng. Hướng dẫn số
01-HD/TW ngày 20/09/2016 về “Một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ
Đảng”.
Đảng viên mới kết nạp được đảng bộ giới thiệu về sinh hoạt với cấp uỷ
nơi cư trú và công tác quản lý, giám sát, kiểm tra đối với đảng viên ở nơi cư
trú được tiến hành thường xuyên, từ đó làm cho mỗi đảng viên ln nêu cao
tính gương mẫu, đầu tàu trong thực hiện nhiệm vụ được giao, làm gương cho
quần chúng noi theo. Việc theo dõi xét chuyển đảng viên dự bị lên chính thức
được thực hiện kịp thời đúng qui định Điều lệ Đảng, khơng có trường hợp nào
để trể quá thời gian quy định.

16



Công tác thẩm tra, xác minh lý lịch luôn được làm chặt chẽ đầy đủ;
người viết lý lịch được hướng dẫn cụ thể rõ ràng, giúp cho quá trình đi thẩm
tra, xét kết nạp nhanh.
2.2.1.4 Giáo dục, rèn luyện đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính
thức
Cơng tác phát triển đảng một quy trình bao gồm nhiều khâu, trong đó
nội dung bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị là một trong những khâu quan
trọng. Là nhiệm vụ của tổ chức đảng mà trực tiếp là các chi bộ. Là điều kiện
bảo đảm cho đảng viên dự bị có đủ phẩm chất và năng lực để trở thành đảng
viên chính thức, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Đảng viên mới thì cần phải thương yêu đảng viên cũ, học tập kinh
nghiệm công tác và tinh thần phấn đấu của đảng viên cũ, để ngày càng tiến bộ
thành người đảng viên tốt.
2.2.2 Nguyên nhân cơ bản của kết quả
Đảng bộ xã đã tổ chức tốt việc quán triệt và triển khai thực hiện các chủ
trương, nghị quyết của Đảng cấp trên về nâng cao năng lực, sức chiến đấu của
tổ chức đảng. Thực hiện tốt việc phân công nhiệm vụ đối với cán bộ, đảng
viên, trong vi ệc giúp đỡ những quần chúng ưu tú vào Đảng.
Chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu,
đẩy mạnh công tác kết nạp đảng viên theo đúng phương châm, phương
hướng, điều kiện, tiêu chuẩn quy định, khắc phục tình trạng chạy theo số
lượng, không chú trọng chất lượng hoặc quá khắt khe trong đánh giá, xem xét
kết nạp người vào Đảng.
Gắn công tác phát triển đảng viên với việc quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ kế cận, cán bộ dự nguồn. Tăng cường công tác tạo nguồn và phát
triển đảng trong thanh niên nơng thơn, vùng giáo, cồn bãi, dân tộc ít người.
Chỉ đạo chặt chẽ, giao trách nhiệm cho từng chi bộ và các đoàn thể xây
dựng kế hoạch phát triển đảng viên trong từng quý, 6 tháng, 1 năm.

17


Đảng bộ ln ln phát huy tốt vai trị lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các
hoạt động của ngành Tài chính, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của
nhiệm vụ chính trị và chun mơn mà Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và
Bộ Tài chính giao.
2.2.3 Bài học kinh nghiệm
Một là: Các cấp ủy chi bộ tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho
cán bộ, đảng viên là quần chúng nhân dân. Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt,
nâng cao vai trị cơng tác kiểm tra, giám sát ở từng chi bộ và Đảng bộ.
Hai là: Cấp ủy, chính quyền phải năng động, sáng tạo, biết tập hợp, tổ
chức thực hiện kịp thời các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, vận
dụng sangs tạo vào điều kiện cụ thể ở địa phương. Đồng thời có giải pháp
thiết thực đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của nhân dân. Đội ngũ cán bộ đảng
viên có năng lực, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhất là vai trò
của người đứng đầu. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra.
Ba là: Coi trọng công tác bồi dưỡng phát triển đảng viên là nhiệm vụ
trọng tâm của mỗi chi bộ. Phân công, nhiệm vụ cụ thể, chỉ đạo dứt điểm, kịp
thời rút kinh nghiệm.
Bốn là: Phát huy quyền làm chủ, sức mạnh của nhân dân. Thực hiện tốt
quy chế dân chủ ở cơ sở. Tôn trọng tính tự chủ và sự sáng tạo của các tổ
chưcs đoàn thể tạo nên một khối thống nhất, thường xuyên quan tâm đẩy
mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, chú trọng đẩy mạnh phong
trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
Năm là: Phải tạo được sự nhất trí cao trong tồn Đảng bộ, theo cơ chế
Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành,nhân dân làm chủ.
2.3 Một số hạn chế của công tác phát triển đảng viên ở Đảng bộ xã
Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tinh Quang.
2.3.1 Một số hạn chế

2.3.1.1 Chủ trương, kế hoạch về phát triển đảng viên

18


Công tác tạo nguồn phát triển đảng trong Đảng bộ vẫn cịn nhiều khó
khăn, hạn chế.
Trình độ dân trí cịn thấp, trình độ lý luận và thực tiễn của đội ngũ
Đảng viên ở Đảng bộ vẫn còn bất cập dẫn đến năng lực lãnh đạo, quản lý còn
nhiều hạn chế, hoạt động Đảng bộ chưa đạt hiệu quả cao.
Số lượng đảng viên được kết nạp chưa nhiều và chất lượng chưa cao;
một số tổ chức đoàn chưa chú trọng đến công tác tạo nguồn phát triển đảng,
nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng, truyền thống cách mạng quê hương đất nước cho đoàn viên, thanh niên
thiếu đồng bộ. Một số đồn viên chưa tích cực tham gia các hoạt động do
Đoàn phát động, chưa xác định rõ động cơ phấn đấu vào Đảng. Công tác tham
mưu với cấp ủy trong chỉ đạo công tác kết nạp đảng viên trong thanh niên
cũng như tham mưu triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách đối với
thanh niên ở một số đơn vị còn hạn chế.
2.3.1.2 Tạo nguồn, bồi dưỡng đối tượng phát triển đảng
Nguồn phát triển đảng viên tại các chi bộ chủ yếu là lực lượng đoàn
viên thanh niên, nhưng việc tạo điều kiện để kết nạp đảng thì lại rất ít. Chủ
yếu do kinh tế khó khăn phải đi làm ăn xa hoặc đi học tại các trường cao
đẳng, đại học ít khi ở địa phương.
Quần chúng thì đơng nhưng đưa vào nguồn để phát triển đảng cịn ít,
cơng tác giáo dục, tạo nguồn phát triển đảng viên gặp khó khăn.
Cơng tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên ở các tổ chức đảng ở
một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo được môi trường để đảng
viên tu dưỡng, rèn luyện, học tập, nghiên cứu, phát triển, trưởng thành.
Công tác bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên ở vùng sâu, vùng xa,

vùng dân tộc thiểu số và nơng thơn gặp nhiều khó khăn. Việc phát triển đảng
viên là quần chúng có đạo ở một số cơ sở chưa tích cực, chưa chủ động...
2.3.1.3 Quy trình, thủ tục kết nạp quần chúng vào Đảng

19


Công tác kết nạp đảng viên mới của Đảng bộ xã vẫn bộc lộ một số hạn
chế, khuyết điểm cần khắc phục. Đó là, một số tổ chức đảng chưa nhận thức
đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kết nạp đảng viên, chưa quan
tâm đúng mức công tác tạo nguồn, bồi dưỡng quần chúng ưu tú để giới thiệu,
kết nạp vào Đảng.
Một số cấp ủy chưa thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định, có
biểu hiện làm chưa đúng trong khi tiến hành các thủ tục phát triển đảng.
Một số chi bộ đảng còn chạy theo số lượng, chỉ tiêu nên thực hiện chưa
đúng quy trình, dẫn đến có trường hợp đảng viên mới kết nạp chưa bảo đảm
về tiêu chuẩn, thiếu sự phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, vi
phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng phải xóa tên trong thời gian dự bị (năm 2015
có 2 trường hợp, 2016 có 1 trường hợp). Một số chi bộ đảng có quần chúng
nhưng khơng kết nạp được đảng viên trong năm, có nhiều chi bộ 2 năm liền
không kết nạp được đảng viên.
2.3.1.4 Giáo dục, rèn luyện đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính
thức
Vẫn có một bộ phận đảng viên phai nhạt lý tưởng cộng sản, cơ hội về
chính trị, thối hóa về đạo đức, lối sống (tỷ lệ đảng viên bị kỷ luật chiếm
khoảng 0,56%). Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên là
do ý thức phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện của một số đảng viên mới được kết
nạp kém.
Họ coi việc được kết nạp Đảng là đã hồn thành “mục tiêu”, bằng lịng
với kết quả đã có, ý thức tiếp tục tự rèn luyện, phấn đấu giảm, do vậy đã vi

phạm các nguyên tắc của Điều lệ Đảng, khơng được chuyển Đảng chính thức,
bị xóa tên.
2.3.2 Nguyên nhân cơ bản của hạn chế
Cấp ủy và chi bộ chưa nắm chắc tình hình tư tưởng và phẩm chất của
cán bộ, đảng viên; chưa chủ động dự báo và chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên trước những diễn biến phức tạp và những vấn đề mới; chưa có biện
20


pháp hữu hiệu ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý kịp thời những đảng
viên vi phạm. Công tác kết nạp đảng viên còn chú ý nhiều đến số lượng, chưa
chú trọng đúng mức đến chất lượng.
Ở Đảng bộ xã số lượng cán bộ không chuyên trách hầu hết chưa đạt
chuẩn về trình độ học vấn, lại quá tuổi kết nạp; việc hướng dẫn làm thủ tục
kết nạp đảng vẫn còn sơ sài, yếu kém; năng lực lãnh đạo của nhiều chi bộ cịn
hạn chế; bên cạnh đó, một số tổ chức đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên ở các
thôn, bản cũng chưa tạo được nhiều phong trào để thu hút, tập hợp đoàn viên
vào hoạt động để rèn luyện, phấn đấu vào đảng; thêm vào đó vẫn cịn những
định kiến, phong tục tập qn, gia đình, dịng họ cịn tồn tại.
Một số ít cán bộ làm cơng tác đảng vụ của tổ chức đảng chưa qua đào
tạo nghiệp vụ về công tác đảng dẫn đến lúng túng trong quá trình tổ chức thực
hiện.
Đảng viên được kết nạp mặc dù đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định,
nhưng nhìn chung cịn hạn chế so với mặt bằng chung, vai trị tiên phong,
gương mẫu có lúc có nơi chưa được thể hiện rõ.
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách, trình độ học vấn,
năng lực, vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn của một số đảng viên mới kết nạp
chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.
Công tác tạo “Nguồn” phát triển Đảng đang gặp nhiều trở ngại và khó
khăn.

2.4 Vai trị, ý nghĩa của công tác phát triển đảng viên của Đảng bộ
xa Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Vai trò của cơng tác phát triển Đảng có vị trí rất đặc biệt quan trọng đối
với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc. Đối tượng phát triển Đàn
chủ yếu tập trung vào lực lượng đoàn viên thanh niên – những ngừơi có sức
tre, kiến thức, lịng nhiệt thành cách mạng và là cánh tay phải đắc lực của
Đảng, được Đảng rèn rũa trưởng thành.

21


Dựa trên tình hình nhiệm vụ, Đảng bộ xã chỉ đạo các chi bộ thôn, bản
trực thuộc, trực tiếp đưa đường lối của Đảng đến vói quần chúng và lãnh đạo,
tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối ấy. Để đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ mới Đảng bộ xã cần phải tanwgh thêm số lượng đảng viên trẻ,
thông qua đó Đảng hoạt động “ăn sâu”, “bán chắc” rộng rãi trong các khu dân
cư, năm sbatws thông tin, dư luận, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng
của quần chúng để phản ánh và tham gia cùng cấp ủy Đảng, chính quyền cấp
trên kịp thời điều chính, bổ sung, hồn thiện, thúc đẩy các phong trào của
thơn, xã, của huyện, của tỉnh và của cả nước. Đồng thời, trực tiếp tiến hành
công tác tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục, tổ chức quần chúng
quán triệt, thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước, các chương trình, kế hoạch cơng tác của cấp trên và của cấp
mình nhằm mục tiêu ổn định chính trị - xã hội, giữ vững an ninh chính trị,
nâng cao đới sông các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã.
Làm tốt công tác phát triển đảng viên, xã Đà Vị sẽ góp phần trẻ hóa
Đảng, khắc phục sự bất hợp lý trong kết cấu độ tuổi và năng lực lãnh đạo của
đội ngũ Đảng viên đang sinh hoạt và làm việc tại quận. Mặt khác việc chú
trọng công tác phát triển đảng viên sẽ tạo ra được những hạt nhân cho phong
trào quần chúng ở cơ sở. Sự tiếp cận và chà xát của đời sống thị trường sẽ tạo

cho Đảng bộ những cán bộ có đủ năng lực và tính nhạy bén để hiểu được tâm
tư nguyện vọng của quaanfc húng, cũng như giúp Đảng bộ tìm được phương
sách tốt nhất để hiện thực hóa chủ trương, đường lối. Làm đươck như vậy thì
sẽ khắc phục được tình trạng xa dân, xa thực tế mà nhiều chi bộ đang mắc
phải.
Tăng cường công tác phát triển đảng viên sẽ làm nâng cao trình độ trí
tuệ cho Đảng bộ quận và góp phần củng cố khối liên minh công – nông – tri
thức đang công tác, sinh hoạt, nghỉ hưa tại địa bàn.
Làm tốt công tác phát triển đảng viên trên địa bàn dân cư sẽ có sơ sở
tạo nguồn cán bộ cho Đảng, chính quyền và các đồn thể ở xã. Làm tốt cơng
22


tác phát triển đảng viên là quá trình xây dựng một lực lượng kế tục sự nghiệp
vẻ vang của Đảng và bảo đảm chắc chắn cho sự thành công của cách mạng
nước ta. Q trình đó sẽ làm cho Đảng ta trưởng thành về mọi mặt, nâng cao
sức chiến đấu, làm cho Đảng luôn phát triển, tăng cường ảnh hưởng của Đảng
đến các đối tượng dân cư ở vố đa dạng, phức tạp hiện nay.

23


CHƯƠNG III:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁT
TRIỂN ĐẢNG VIÊN Ở ĐẢNG BỘ XÃ ĐÀ VỊ, HUYỆN
NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG THỜI GIAN TỚI.
3.1 Phương hướng
Một là: Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương,
của Tỉnh ủy về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; các nghị quyết của

Ban Thường vụ Tỉnh ủy về củng cố, phát triển tổ chức đảng, đảng viên; tăng
cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong việc củng cố, phát triển tổ chức
cơng đồn, đồn thanh niên trên địa bàn.
Hai là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội; xây dựng Đảng vững mạnh toàn diện, ngăn chặn và đẩy
lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán
bộ, đảng viên; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân
dân, tạo việc làm ổn định tại chỗ cho đối tượng lao động trẻ.
Ba là: Làm tốt công tác tạo nguồn; thực hiện nghiêm túc quy trình, thủ
tục, nguyên tắc kết nạp đảng theo quy định.Khắc phục tình trạng chi bộ Đảng
có “nguồn” nhưng không kết nạp được đảng viên.
Bốn là: Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên; chú trọng
cơ cấu đảng viên kết nạp mới thông qua việc giao chỉ tiêu định hướng về số
lượng kết nạp đảng viên gắn với địa bàn và cơ cấu cần ưu tiên; định kỳ sơ,
tổng kết, nhân rộng các điển hình về cơng tác tạo nguồn, kết nạp đảng viên.
Lấy kết quả thực hiện công tác kết nạp đảng viên làm một trong những tiêu
chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hằng năm.
3.2 Giải pháp
3.2.1 Nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp về vị trí, vai trị của
cơng tác phát triển Đảng.
Các cấp ủy đảng cần xác định thực hiện công tác phát triển đảng là
nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên, quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ
đạo, quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác phát triển đảng viên,
đảng viên trong đơn vị phải thực sự là tấm gương tốt để đoàn viên thanh niên
học tập, noi theo.
24


Củng cố, kiện toàn, xây dựng các cấp ủy đảng trong sạch, vững mạnh
thực sự là chủ thể phát triển đảng viên: Chất lượng lãnh đạo của các cấp ủy

đảng là một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa quyết định
tới năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ phường, xã. Để củng cố,
kiện toàn, xây dựng các cấp ủy trong sạch, vững mạnh thực sự là chủ thể phát
triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ xã phải tập trung vào những
biện pháp như:
Lựa chọn người vào cấp ủy phải có đủ tiêu chuẩn, phải thật sự tiêu biểu
cho trí tuệ, năng lực và phẩm chất của Đảng bộ. Phải coi trọng tiêu chuẩn, lấy
tiêu chuẩn là chính, nhưng khi nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêu chuẩn
không xem nhẹ cơ cấu để bảo đảm cho cấp ủy đủ khả năng lãnh đạo các mặt
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn phường, xã.
Trên cơ sở nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Điều lệ Đảng và căn cứ
vào đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ xã cần xây dựng và
thực hiện quy chế làm việc của mình.
Phát huy dân chủ trong Đảng, bảo đảm cho mọi đảng viên và cấp ủy
viên trong Đảng bộ xã thực hiện quyền dân chủ.
Thực hành thường xuyên, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, tăng
cường đồn kết thống nhất trong các cấp ủy đảng.
Muốn nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở xã cần phải đổi
mới phong cách và lề lối làm việc của từng cấp ủy viên. Thiết thực nhất là xây
dựng chương trình hoạt động (tồn khóa, hằng năm, hằng q, hằng tháng) của
cấp ủy để xác định nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách cho từng thời gian.
3.2.2 Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm
công tác phát triển đảng viên.
Đảng bộ đề chương trình cụ thể việc mở lớp bồi dưỡng nhận thức Đảng
cho quần chúng ưu tú. Việc kết nạp đảng viên phải coi trọng chất lượng, lấy
tiêu chuẩn đảng viên làm cơ sở, đặc biệt tiêu chuẩn giác ngộ lý tưởng Đảng,
đạo đức lối sống. Thực hiện vai trò lãnh đạo của đảng bộ, đồng thời đấu tranh
với xu hướng hạ thấp yêu cầu chất lượng, chạy theo số lượngđơn thuần, khắc
phục thái độ hẹp hịi, khơng tích cực tạo điều kiện kết nạp đảng viên.


25


×