Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Trà đạo từ lòng hiếu khách trở thành 1 hình thức nghệ thuật tiểu luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 18 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN CƠNG NGHỆ VIỆT NHẬT

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
CƠ SỞ VĂN HOÁ NHẬT BẢN
CHỦ ĐỀ:

TRÀ ĐẠO TỪ ĐỀ CAO LÒNG HIẾU KHÁCH
THÀNH MỘT HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2022

MỤC LỤCY
MỤC LỤC.............................................................................................................................2


TÓM TẮT...........................................................................................................................4
I. GIỚI THỆU CHUNG......................................................................................................5
II. GIỚI THIỆU VỀ TRÀ ĐẠO...........................................................................................6
1.Lịch sử hình thành.....................................................................................................................7
2. Những dụng cụ cơ bản nhất để có một ấm trà theo đúng tiêu chuẩn.......................................9

III. NGHI THỨC VÀ BIỂU TƯỢNG CỦA TRÀ ĐẠO......................................................10
1. Phòng trà (chashitsu), cách bài trí, cảnh quan.......................................................................10
2. Tiệc trà chính, cách thức uống trà và các hoạt động đi kèm..................................................11

IV. TRÀ ĐẠO VÀ CUỘC SỐNG NGƯỜI NHẬT...............................................................13
V. CÁCH NGƯỜI NHẬT NÂNG TẦM TRÀ ĐẠO THÀNH NGHỆ THUẬT.....................14
1.Lòng hiếu khách “omotenashi” của người Nhật:....................................................................14
2. Bảy quy tắc của Rikyu là gì ?..................................................................................................15


VI. Ý NGHĨA CỦA TRÀ ĐẠO...........................................................................................16
KẾT LUẬN.......................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................18

2


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................


3


TÓM TẮT
Trà đạo là một trong nét truyền thống văn hóa đặc
sắc của đất nước Nhật Bản. Với cơng dụng giúp thư giãn
tinh thần và sự hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút
rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà này.Họ đã kết
hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng
cao nghệ thuật thưởng thức trà, bên cạnh đó cịn thể hiện
lịng hiếu khách. Từ đó phát triển trà đạo trở thành một hình

Hình 1 :Trà đạo Nhật Bản

thức nghệ thuật đặc sắc. Một buổi trà đạo là nơi bạn có thể tĩnh tâm và thưởng thức
hương vị, hương thơm của matcha và không gian của nơi đây.
Sức hấp dẫn sâu sắc của nó đang thu hút sự chú ý khơng chỉ từ người Nhật mà
cịn từ nước ngồi. Bí mật của sự nổi tiếng của nó là trà đạo khơng chỉ là uống trà, mà
cịn bao hàm nhiều yếu tố Nhật Bản như lòng hiếu khách, vẻ đẹp của dụng cụ uống trà
và các phương pháp truyền thống. Vậy người Nhật làm sao để nâng tầm việc pha trà,
mang theo hàm ý thể hiện lòng hiếu khách phát triển thành một nghệ thuật mang tên
“Trà đạo” thành một hình thức nghệ thuật độc đáo như thế.
Nhằm nâng cao sự giao lưu văn hóa cũng như q trình tìm hiểu văn hóa được
sâu rộng hơn từ đất nước Nhật Bản, đặc biệt là những yếu tố văn hóa truyền thống thì
khơng ít các chun gia, những nhà nghiên cứu, nhiều dịch giả đã bàn luận về vấn đề
này.
Với sự quan tâm tìm hiểu nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau trên Thế giới đặc
biệt là nền văn hóa Nhật Bản với đặc biệt là “Trà đạo- từ đề cao lịng hiếu khách thành
một hình thức nghệ thuật” và các nhu cầu thực tiễn trên đề tài này đã được chọn làm
bài tiểu luận kết thúc môn học cơ sở văn hóa Nhật Bản của người viết. Tuy nhiên, với

sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên đề bài tiểu luận này chắc chắn cịn nhiều thiếu sót.
Kính mong sự nhận xét, giúp đỡ của quý thầy cô.

4


I. GIỚI THỆU CHUNG
Nhằm nâng cao sự giao lưu văn hóa cũng như q trình tìm hiểu văn hóa được
sâu rộng hơn từ đất nước Nhật Bản, đặc biệt là những yếu tố văn hóa truyền thống thì
khơng ít các chuyên gia, những nhà nghiên cứu, nhiều dịch giả đã bàn luận về vấn đề
này. Những cơng trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách như:
Cuốn “Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản – Kiến thức văn hóa” của Nguyễn Trường Tân
(Nxb Thanh niên)
Cuốn “Trà Đạo” của Kakuzo Okakura (Nxb Văn nghệ)
Bên cạnh
những cuốn sách
trên cịn có những
hội thảo khoa học,
những bài phát biểu,
những chính sách
bảo tồn phát triển

Hình 2: Cuốn sách viết sơ
lược về Văn Hóa Nhật Bản

hóa truyền thống hay thơng qua các

Hình 3: Trà đạo của Kakuzo
của các cơ quan liên
Okakura

Oyakura

quan đến vấn đề văn
phương tiện truyền

thông đại chúng khác như: truyền hình, báo chí, internet...
Cho đến nay có rất nhiều nhà nghiên cứu ở Nhật Bản cũng như các nước khác
nghiên cứu về Trà đạo Nhật Bản, nhưng hầu hết đều dừng ở mức độ mô tả về trình tự,
về chất liệu, hình dạng của dụng cụ pha và uống, về kiến trúc và nội thất của phịng trà.
Cũng có những nhà nghiên cứu đưa ra các kết luận về bản chất tâm thức của Trà đạo
Nhật Bản, nhưng các nhà nghiên cứu này chỉ sử dụng phương pháp thực nghiệm, tổng
hợp và phân tích, chưa sử dụng đến phương pháp so sánh thông qua các thành tố. Để
5


biết thêm làm thế nào để người Nhật phát triển được “Trà đạo” đến như vậy thì hãy
cùng tìm hiểu sau đây.

II. GIỚI THIỆU VỀ TRÀ ĐẠO
Nhật Bản là một nước có lịch sử lâu đời, đa
dạng và phong phú. Ngày nay nói đến Nhật Bản,
ngồi tên tuổi nổi tiếng của các công ty, sản phẩm
của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như Sony,
Toyota, Honda, Toshiba... người ta còn phải kể đến
bonsai (nghệ thuật cây cảnh), sadou (trà đạo),
ikebana (nghệ thuật cắm hoa). Trong đó trà đạo Hình 4 :Cánh đồng trà ở Nhật
được xem như là một điển hình văn hóa cổ xưa của Nhật mà vẫn được duy trì và phát
triển đến ngày nay.
Với người Nhật, trà đạo (chadou, sadou, chanoyu) là một hình thức uống trà để
giải trí trong một bầu khơng gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đều hướng đến

sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Trà đạo bao gồm tất cả các yếu tố
mang tính triết học Nhật Bản, nét thẩm mỹ, và sự đan xen giữa bốn ngun tắc cơ bản:
“Hịa, kính, thanh, tịch”
Hịa có nghĩa là sự hài hịa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà
nhân với trà thất. Trong đó: trà nhân là người pha trà, người uống trà; Trà thất là phịng
trà, các dụng cụ pha trà.
Kính là lịng kính trọng, sự tơn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc
sống.
Thanh: Khi lịng tơn kính với vạn vật đạt tới sự khơng phân biệt thì tấm lịng trở
nên thanh thản, n tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh.
Tịch: là "cảnh giới" cao nhất của tâm hồn thanh thản, n bình. Đó là sự vắng
lặng, tĩnh lặng mang đến cảm giác vắng vẻ, yên tĩnh.

6


Thường những buổi tiệc trà được tổ chức để nghênh tiếp những vị khách quý, hoặc
trong những dịp đặc biệt như: hanami (ngắm hoa), thưởng ngoạn những đêm trăng rằm
song đôi khi chỉ đơn giản chỉ là dịp để họp mặt bạn bè người thân.
1.Lịch sử hình thành
Trà đạo được xem là một trong ba nghệ thuật cổ điển thuộc tinh hoa người Nhật
bên cạnh thưởng hương kodo và cắm hoa kado. Trà đạo có nguồn gốc từ Thiền tơng
Phật giáo vào năm 815. Lúc bấy giờ, nhà sư Eichu trở về từ Trung Quốc đã đặc biệt
chuẩn bị sencha cho Thiên hoàng Saga. Tại Trung Quốc, trà là một loại thức uống có
lịch sử hơn một nghìn năm. Thiên hồng cảm thấy thích thú và ra lệnh trồng các đồn
điền trà tại vùng Kinki ở phía tây Nhật Bản. Vì thế, giới q tộc dần hình thành thói

Hình 5 :Truyền thống này có nguồn gốc từ Thiền tơng Phật giáo

quen uống trà. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ thứ 12 thì trà mới bắt đầu trở nên phổ biến

hơn.
Xét về lịch sử, trà đạo bắt nguồn từ việc uống matcha, một loại bột trà xanh
được một số tu sĩ Nhật Bản đi du học và mang về từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ
thứ IIX.
Lúc đầu matcha chỉ được dùng như một loại thuốc nhưng sau đó trở thành một
loại thức uống xa hoa mà chỉ giới thượng lưu đương thời mới được thưởng thức. Nhà
sư nổi tiếng nhất thời đó là Zen Eisai (1141-1215), đã coi việc uống matcha như là một
thú tiêu khiển để làm tinh khiết tâm hồn, hịa nhập với thiên nhiên. Sau đó vào khoảng
vào đầu thế kỷ XIV, matcha dần được sử dụng trong các buổi họp mặt của giới thượng
lưu.
7


Vào thời gian này, một số quy tắc của một buổi tiệc trà đã được quy định bởi
giới võ sĩ (samurai), giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Nhà sư Sen no
Rikyu (1522 - 1591), một trong những thương gia giàu có nhất thời đó đã kế thừa, sáng
lập và hoàn thiện lễ nghi của một buổi tiệc trà. Sau đó ơng trở thành người truyền bá
trà đạo nổi tiếng nhất của Nhật vào giữa thế kỷ XVI. Đến cuối thời Edo (1603 - 1868)
thưởng thức trà đạo là đặc quyền của nam giới. Cho đến đầu thời Meiji (1868 - 1912)

Hình 6 :Kyoto được xem là nơi trồng trà xanh thơm ngon nhất trên cả nước

thì phụ nữ mới chính thức được tham dự tiệc trà. Trải qua bao thời đại nhưng trà đạo
vẫn luôn ln giữ được những nét đặc trưng của nó.
Hiện nay ở Nhật có nhiều trường dạy trà đạo, tuy nhiên nổi tiếng nhất vẫn là
các trường thuộc ba nhánh của dòng họ Sen là Ura, Omote và Mushanokoji. Kankyuan,
nơi tác giả thực tập là một trung tâm trà đạo thuộc nhánh Mushanokoji.

Hình 7 : Phịng trà


Hình 8 : Matcha thường dùng uống trà

8


2. Những dụng cụ cơ bản nhất để có một ấm trà theo đúng tiêu chuẩn.
Kama (nồi đun nước): quai xách rời sẽ
tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ
được lấy ra bằng Shaku để rót vào bát.
Tetsubin (ấm đun nước): thích hợp với
kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào
bát.
Chawan (bát trà): Có thể nói là thứ đặc
trưng và giành được sự yêu quý và quan trọng
nhất của Trà đạo. Bát trà được các trà nhân

Hình 9 : Dụng cụ uống trà của Nhật

yêu quý như chính bản thân họ vậy. Bởi vậy việc một bát trà có giá trị bằng một căn
nhà đối với người hiểu về bát, cũng khơng có gì là lạ.
Khi đưa một bát trà cho khách, nếu bát có khắc hoa văn thì hoa văn ln được
hướng về phía khách chính để tỏ lịng hiếu khách. Đây cũng là một trong những nét lễ
nghi đặc trưng của Trà đạo: “Hồ-kính- thanh- tịnh”.
Natsume (hộp đựng trà):Làm từ gỗ sơn mài, cũng mang những nét đặc trưng
riêng của từng trà nhân , được trang trí hoa văn bên ngồi và trong buổi trà đạo hoa văn
này được quay về phía những nơi trang trọng nhất. Trà trước khi cho vào Natsume phải
được lọc cẩn thận để khơng vón cục ảnh hưởng đến hương vị. Trà trong Natsume được
trình bày theo hình núi Phú Sỹ, vốn là biểu tượng của Nhật bản.
Chasen (dụng cụ pha trà): Được làm bằng tre một cách công phu và cũng là một
dụng cụ đặc trưng cho cách pha trà bát, hay trà bột. Chasen mới và các tua tre phải đều,

thì bát trà pha ra mới ngon, đều và đẹp mắt.
Chasaku (thìa xúc trà): Làm bằng tre, dùng để múc trà ra bát. Giữa cán Chasaku
là khấc tre, và người cầm Chasaku không được cầm quá khấc này, để đảm bảo tính vệ
sinh của trà. Cũng là một nét đặc trưng trong tính lễ nghi của Trà đạo.
Chakin (khăn lau): Làm từ vải trắng, để lau bát trước khi pha trà. Chakin luôn
phải sạch và ẩm, nhưng không được ướt, và phải là màu trắng.
Shaku (gáo múc nước):Dùng để múc nước nóng từ kama vào bát, hoặc châm
thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi. Các quy tắc sử dụng Shaku đã tạo ra những nét hấp
dẫn rất đặc trưng cho kiểu pha trà này, từ cách cầm dụng cụ, cách di chuyển đến tiếng
nước róc rách chảy từ Shaku xuống bát trà.
9


Futaoki: Đi kèm shaku là futaoki, là dụng cụ kê nắp kama khi mở.
Kensui: Là dụng cụ để nước bẩn, có thể làm bằng các chất liệu như tre, gốm…
nhưng trong phịng trà ln nằm ở vị trí sau để đảm bảo sạch sẽ.

III. NGHI THỨC VÀ BIỂU TƯỢNG CỦA TRÀ ĐẠO
1. Phịng trà (chashitsu), cách bài trí, cảnh quan
Phịng trà được bày biện rất đơn giản nhưng khách có thể cảm nhận được nét
đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể 65 hiện sự mến khách của chủ nhà.
Thường khi khách đến, họ không được đến trực tiếp ngay phòng trà mà được đưa qua
một dãy phòng dẫn để đến phòng đợi (machiai). Ở đây, sau khi được phục vụ một tách

Hình 10 : Trà Thất với những vật dụng dầy đủ và
đơn giản

Hình 11 : Vườn trong khn viên của trà thất

nước nóng, khách được đưa ra khu vườn (roji) dẫn đến phịng trà.

Vườn trong khn viên của phòng trà mang nét độc đáo riêng biệt của trà đạo.
Những lối mòn yên tĩnh tạo cho khách cảm giác thanh bình yên ả. Mỗi một thứ trong
vườn đều mang một biểu tượng riêng. Một vài cây thông tượng trưng cho sự trường
thọ. Những cây tre thẳng đứng thể hiện cho sức mạnh và sự phục hồi. Một vài tảng đá
xếp thẳng hàng làm cho người xem liên tưởng đến hình ảnh của một thác nước. Tại
đây, khách dừng lại dùng nước từ trong bồn đá để rửa tay và miệng. Chủ nhà trong bộ
kimono truyền thống cúi mình tiếp đón khách một cách hết sức nhẹ nhàng và lịch sự
ngay ngưỡng cửa của phòng trà. Lối vào phòng trà thường bao giờ cũng thấp khiến mọi
người phải cúi mình để đi, một cử chỉ tượng trưng cho sự khiêm tốn.
10


Khi bước vào phòng, khách dừng lại một vài phút để ngắm tồn cảnh của
phịng trà với các bình hoa, bình nước nóng, dụng cụ pha trà cùng các vật trang trí. Hoa
ở đây thường khơng được cắm cầu kỳ, màu sắc rực rỡ mà chỉ là những cành hoa nhánh
cỏ được lấy ngay trong vườn, cắm vào những lọ hoa bằng gỗ hoặc bằng tre treo lơ lửng
trên tường. Thoạt nhìn vào tưởng rất đơn sơ nhưng càng ngắm kỹ mới cảm nhận hết
những nét tinh tế về thẩm mỹ của chủ nhà.
Trong phòng trà, trên tường người ta thường treo những bức thư pháp, những
chiếc quạt giấy kiểu Nhật, những bức tranh thủy mặc và có cả những bình hoa được
cắm vào những lọ hoa bằng gỗ hoặc bằng tre biểu hiện sự chào đón của chủ nhà với
khách. Phịng trà khơng có ghế ngồi mà chỉ có chiếc bàn thấp, cao khoảng 30cm.
Người uống trà phải xếp bằng trên “Tọa cụ”, đây là loại nệm ngồi mà những người tọa
thiền thường sử dụng. Trên bàn đặt một cái đèn giấy kiểu Nhật chỉ đủ tỏa ánh sáng vừa
đủ cho bàn trà. “Trà cụ” được bày ra trên bàn gồm có: Ấm, chén, bình đựng trà, bình
chun, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà.
2. Tiệc trà chính, cách thức uống trà và các hoạt động đi kèm
Khi bước vào phòng trà, khách ngồi tựa người trên hai gót chân, quỳ gối trên
chiếu cói (tatami), chăm chú theo dõi tiến trình của buổi tiệc trà. Trong các buổi tiệc trà
lớn (chaji) khách được phục vụ một bữa ăn nhẹ như soup hoặc một ít cơm và cá kho.

Bữa ăn này thường kéo dài hơn một tiềng đồng hồ mặc dầu đây chỉ là phần khởi đầu
của buổi tiệc trà. Những buổi tiệc trà kiểu này thường kéo dài hơn bốn tiếng đồng hồ.
Trong các buổi tiệc trà nhỏ, khách thường chỉ đến để ngắm cảnh khu vườn, nói chuyện
và thưởng thức một bát trà xanh trong khoảng thời gian một tiếng đồng hồ.

11


Hình 12: Khách nhân thưởng trà

Hình 13 : Bánh ngọt ăn trước khi uống
trà, tùy theo từng mùa mà bánh có
hình dạng khác nhau

Trước mỗi tiệc trà, khách được phục vụ một chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình
dạng và màu sắc tùy theo từng dịp lễ hay theo mùa, chẳng hạn như hình lá momiji (một
loại lá đỏ vào mùa thu), hay hình hoa sakura (hoa anh đào vào mùa xuân). Khách
thường dùng bánh ngọt bằng một cây tăm gỗ trước khi uống trà.
Trong thời gian này, ngọn lửa than được chỉnh nhỏ lại và trong khi chờ nước sôi,
chủ nhà hướng tất cả những người khách vào những câu chuỵện nhỏ mang tính chất
nâng cao giá trị của cuộc sống tinh thần. Với một bộ dụng cụ pha trà rất đặc biệt, tinh
xảo, chủ nhà biễu diễn các bước pha trà với những cử chỉ tỉ mỉ, khéo léo và nhanh nhẹn
(các dụng cụ cần thiết cho việc pha trà rất đa dạng, phong phú và có thay đổi theo từng
thời đại). Trước hết bột trà được cho vào bát sứ với một lượng chuẩn nhất định (khoảng
nửa muỗng cà phê). Sau đó chủ nhà rót nước sơi vào từng bát một rồi dùng một dụng
cụ nhỏ bằng tre (chasen) có hình dạng như cái đánh trứng, đánh nhẹ rồi mạnh dần lên
cho đến khi nào trà sủi bọt. Các tiếp viên trong trang phục kimono nhẹ nhàng, cẩn thận,
và cung kính mang trà đến cho từng người khách. Cách thức uống trà của khách cũng
được quy định nghiêm ngặt.
Trước khi uống, khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi

cung kính nâng bát trà lên, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống.
Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt
bát xuống. Khi tất cả đã uống xong, mọi người lại cúi mình chào nhau một cách kính
cẩn rồi mới lần lượt ra về. Điều đáng chú ý ở đây là những thao tác, ngôn từ không
12


những của chủ nhà mà kể cả của khách đều được hướng dẫn, luyện tập nhiều qua một
trường lớp dạy trà đạo chính quy. Lần đầu tham dự buổi trà đạo, chắc chắn bạn sẽ có
một cảm giác như chính bản thân mình đang tham gia đóng một vở kịch với nhiều thao
tác phức tạp và những tình tiết nhỏ song vô cùng tinh tế.

IV. TRÀ ĐẠO VÀ CUỘC SỐNG NGƯỜI NHẬT
Bạn có thể hỏi rằng: Người Nhật có thường xuyên tham dự những buổi tiệc trà
nghi thức không? Quả thật, ở Nhật hiện nay ít người có điều kiện tham dự các buổi tiệc
trà với đầy đủ nghi thức theo đúng nghĩa của nó. Thơng thường thú tiêu khiển bằng trà
đạo vẫn là đặc quyền của tầng lớp thượng lưu, ngoại trừ giới tu sĩ. Tuy nhiên, nếu hỏi
rằng hiện nay có nhiều người Nhật học trà đạo khơng, câu trả lời sẽ là: Có.
Hàng triệu người, cả nam lẫn nữ, giàu và nghèo, đang theo học các lớp trà đạo
của hơn 100 giáo phái khác nhau trên khắp nước Nhật. Cứ mỗi tuần, một số người
dành khoảng hai tiếng đồng hồ để đến các lớp dạy trà đạo gồm ba hoặc bốn học viên. Ở
đó, họ thay phiên nhau pha trà, phục vụ trà, rồi lại đóng vai như một người khách uống
trà. Việc học trà đạo đòi hỏi học viên phải có sự hiểu biết sâu sắc và khả năng cảm thụ
được sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố trực giác và tinh thần. Chính vì vậy, học tập
để trở thành một thầy giáo dạy trà rất khó, địi hỏi thời gian và sự say mê. Một học viên
có thể học thuộc các bước cơ bản để thực hiện một buổi tiệc trà hoàn chỉnh sau ba năm,
nhưng để trở thành một giáo viên dạy trà chun nghiệp thì việc học hỏi, tìm hiểu sẽ
khơng bao giờ kết thúc.

Hình 14 : Khách nhân từ già, trẻ, lớn, bé, tham gia lớp học Trà Đạo

13


Cho dù quy trình của một buổi tiệc trà rất phức tạp đòi hỏi nhiều yếu tố, nhưng
người Nhật vẫn học và họ cảm thấy rất thú vị và xứng đáng. Mỗi buổi tiệc trà, theo
hình thức nào đi nữa cũng ln ln góp phần làm cho con người qn đi những nhọc
nhằn thường nhật, tâm hồn trở nên thanh thoát hơn và muốn hướng đến điều thiện hơn.

V. CÁCH NGƯỜI NHẬT NÂNG TẦM TRÀ ĐẠO THÀNH NGHỆ
THUẬT
1.Lòng hiếu khách “omotenashi” của người Nhật:
Từ một công việc đơn giản là chuẩn bị đồ uống cho khách, hoạt động này đã
được nâng tầm thành một hình thức nghệ thuật được gọi là trà đạo. Trà đạo bao gồm
một loạt các thao tác phức tạp được thực hiện theo thứ tự nghiêm ngặt. Theo đó, người
nhận trà sẽ thưởng thức và bày tỏ lịng tơn trọng đối với trà đạo.
Trà đạo, hay còn được dịch trực tiếp là “lối uống trà”, là một bộ phận rất nhỏ
trong đức hạnh omotenashi truyền thống của Nhật Bản. Trong tiếng Nhật,
"omotenashi" có nghĩa là chăm sóc khách hết lịng.
Trà đạo trong tiếng Nhật được gọi là chanoyu
hoặc sado. Nghệ thuật biểu diễn phương thức
chuẩn bị và pha bột trà xanh matcha được gọi là
otemae. Chakai là những buổi tụ họp thơng
thường để bày tỏ lịng trân trọng đối với nghi
Hình 15 :Hoạt động phục vụ trà được
thức pha trà, còn chaji là từ dùng để chỉ những
nâng tầm thành hình thức nghệ thuật tại
Nhật Bản
dịp trang trọng hơn. Một phiên bản khác ít phổ

biến hơn của trà đạo chính là nghi thức sử dụng lá trà được gọi là senchado.

"Omotenashi" có thể nói là một ngôn ngữ phổ biến hiện nay, nhưng trong trà đạo,
những lời dạy của Senrikyu, người đặt nền móng cho nó, được phản ánh mạnh mẽ.
2. Bảy quy tắc của Rikyu là gì ?
Tinh thần hiếu khách trong trà đạo "Rikyu bảy quy tắc"
14


Dưới đây là bảy giáo lý trong trà đạo mà Chirikyu đã giảng, có thể nói là kiến thức của
lịng hiếu khách.
"7 quy tắc của Rikyu"
1. Trà ngon như cơm áo (nghĩ đến hồn cảnh và tình cảm của khách)
2. Đặt than vào nước sơi (cần chuẩn bị chính xác bằng cách nhấn giữ các điểm)
3. Mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đơng (lịng hiếu khách sử dụng các công cụ
và đồ ngọt để người đối diện cảm thấy thoải mái)
4. Sống như thể bông hoa trên cánh đồng (thể hiện bản chất bằng cách tận dụng vẻ đẹp
và sức sống ban đầu của bông hoa)
5. Đặt thời hạn sớm (làm mọi thứ trong lòng mà không bỏ qua việc chuẩn bị)
6. Chuẩn bị cho dù trời khơng mưa (chuẩn bị cho bên kia để có thể linh hoạt ứng phó
bất cứ lúc nào)
7. Hãy quan tâm đến khách của bạn (chủ, khách và khách cũng nên tơn trọng nhau và
quan tâm đến nhau)
Có thể nói, đó là lời dạy giải thích bản chất của tinh thần hiếu khách, đó là quan
tâm đến đối phương, lo lắng chi tiết và làm mọi thứ có thể.

VI. Ý NGHĨA CỦA TRÀ ĐẠO
Vì được hình thành dựa trên triết lý Thiền, nên thật ra nghi thức Trà đạo Nhật
Bản nhằm thể hiện các triết lý Phật giáo Thiền tông. Theo triết lý Thiền, thì con người
là một tiểu vũ trụ nằm trong đại vũ trụ là thế giới tự nhiên. Cuộc sống của con người có
rất nhiều điều chưa lý giải được nguyên nhân và bản chất. Để lý giải được những thắc
mắc, con người phải hồ tâm trí mình vào tự nhiên – nói cách khác là để tiểu vũ trụ hoà

vào đại vũ trụ – bằng cách tĩnh lặng tâm trí, khơng bị chi phối bới bên ngồi. Các nhà
sư thì dùng cách Tọa thiền nơi sơn dã, tĩnh lặng để thực hiện triết lý trên. Hoặc là xây
dựng những phong cảnh hoang dã giả tạo nơi khn viên chùa để thực hiện việc toạ
thiền. Cịn người dân Nhật Bản đã thực hiện triết lý trên thông qua nhiều phương cách
khác nhau, trong đó có việc thực hiện nghi thức Trà đạo Nhật Bản.

15


Vậy thì ý nghĩa đích thực của “Trà đạo” trong văn hố Nhật Bản phải được hiểu
là “Hồ hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà” qua đó phần nào
cũng thể hiện lịng hiếu khách của người Nhật.

KẾT LUẬN
Tại sao người Nhật coi việc pha trà và thưởng trà là trà đạo?
Người Nhật Bản coi trọng tu dưỡng tinh thần và đề cao tâm tính của con người.
Có lẽ vì vậy mà ngay từ những ngày đầu khi thói quen uống trà du nhập vào Nhật Bản,
tinh thần trong đạo Phật được coi là cội nguồn gốc rễ. Cảnh giới tư tưởng của con
người liên tục được dung bồi qua loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Từ việc uống trà tới cách pha trà, rồi nghi thức thưởng thức trà, cho đến khi đúc
kết thành trà đạo là một nét văn hóa được người Nhật coi là tôn giáo. Hiển nhiên ở đây
trà đạo không đơn thuần là phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện làm trong
sạch tâm hồn: trước tiên cần hịa mình với thiên nhiên để tu sửa nội tâm, ni dưỡng
tính và đạt tới giác ngộ.
Thơng qua việc từ pha trà, uống trà đến thưởng thức trà cùng với các hoạt động
xung quanh nó đã cho ta thấy sự khéo léo, tỉ mỉ của họ, cách họ đưa nó thành một hình
thức nghệ thuật, một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của họ. Nếu có cơ hội đến Nhật,
bạn nên tham gia một buổi thưởng trà như vậy để cảm nhận sâu sắc loại hình nghệ
thuật nay, chắc chắn sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ dành cho bạn.
Nói đến Văn hóa Nhật Bản, ta khơng thể không nhắc đến trà đạo, một thú tiêu

khiển mang đậm chất nghệ thuật tiêu biểu của Nhật Bản bắt đầu bằng việc uống bột trà
xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc (960 - 1279). Đến nay, trải qua bao thời đại nhưng
Trà đạo vẫn luôn giữ được những nguyên tắc khắt khe điển hình của một buổi tiệc trà.
Ý nghĩa tinh thần của trà đạo được thể hiện qua sự yên tĩnh, nét mộc mạc tinh tế, vẻ
duyên dáng, và sự cảm nhận nghệ thuật. Ngày nay, trà đạo đóng một vai trị quan trọng
trong đời sống tinh thần của người Nhật. Có khơng ít người Nhật thường xun tham
gia những buổi tiệc trà định kỳ, và cứ mỗi dịp như vậy họ lại đóng góp một phần nhỏ
vào lịch sử 885 năm giữ gìn và phát triển khơng ngừng của trà đạo.
16


Cách pha trà đạo Nhật Bản chứa đựng rất nhiều yếu tố văn hóa của họ. Thưởng
thức trà đạo khơng chỉ đơn giản là nhâm nhi tách trà mà nó còn ẩn chứa cả một nghệ
thuật. Khi uống trà, ta sẽ cảm nhận được cả tâm trạng của người pha trà, nó tạo cho
chúng ta cảm giác thư giãn và thoải mái đến lạ thường; bởi vậy văn hoá trà đạo đã thu
hút được rất nhiều người dân Nhật Bản tìm hiểu và thưởng thức. Đồng thời cách pha
trà đạo Nhật Bản cũng là một nghệ thuật rất đáng để cảm nhận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
AHIMSA, Kiên Định -tổng hợp, Trà đạo – uống trà chính là một loại tu dưỡng tinh
thần, xem 26/06/2022
( />HAATO,Ý nghĩa đích thực của văn hóa Nhật Bản,xem 23/06/2022
( />Hàn Mai, 07/02/2019, Những nét tinh tế trong nghệ thuật trà đạo của người Nhật, xem
25/06/2022
( />Japan.Endless Discovery, Trà đạo Nhật Bản-Trà đạo đề cao lòng hiếu khách thành một
hình thức nghệ thuật, xem 26/06/2022,
(vel/vi/guide/tea-ceremony/)
17



KARUTA, Văn hóa trà đạo Nhật Bản có gì hấp dẫn? Học cách cư xử đúng mực và
tinh thần hiếu khách, xem 23/06/2022
( />Lan Anh- Tổng hợp, Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, xem 23/06/2022
( />TẠP CHÍ TRỰC TUYẾN, Tìm Hiểu Cách Pha Trà Đạo Nhật Bản – Nghệ Thuật Pha
Trà Đỉnh Cao, xem 27/06/2022
( />
18



×