Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm y dược vhn năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.32 KB, 87 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỦY HÀ MY

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CƠNG
TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÂN
PHỐI SẢN PHẨM Y DƯỢC VHN
NĂM 2020

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỦY HÀ MY

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Y DƯỢC VHN
NĂM 2020

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà
Nơi thực hiện : Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và phân phối


sản phẩm Y dược VHN
Thời gian thực hiện : Từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2022

HÀ NỘI 2022


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hồn thành luận văn này tơi xin bày
tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà là người thầy đáng
kính đã hết lịng quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tơi trong suốt q
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội đặc biệt là các thầy cô bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã giảng dạy,
trang bị cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học và các phòng
ban khác trong trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm y dược
VHN đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt trong học tập, nghiên cứu hồn thành
luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp những
ý kiến chân thành cho tơi để hồn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 05 năm 2022
Học viên

Nguyễn Thủy Hà My



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT ...........................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................7
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3

1.1. Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh .................................. 3
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh .................................... 3
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh.................................. 3
1.1.3. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh ................................. 3
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh .............................. 4
1.1.5. Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động của doanh nghiệp ................... 5
1.2. Thực trạng về hoạt động kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam và thực
trạng kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam ......... 11
1.2.1. Hoạt động kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam .......................... 11
1.2.2. Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm Việt
Nam…… ................................................................................................. 16
1.3. Khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm
y dược VHN ............................................................................................ 20
1.3.1. Q trình hình thành và phát triển cơng ty……………………..20
1.3.2 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................. 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................24

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................... 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 24
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................ 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 24
2.2.1. Xác định các biến số nghiên cứu .................................................. 24

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 28


2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 29
2.2.4. Mẫu nghiên cứu............................................................................. 31
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................ 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................34

3.1. Mô tả cơ cấu danh mục sản phẩm kinh doanh của công ty cổ phần xuất
nhập khẩu và phân phối sản phẩm Y dược VHN trong năm 2020 ......... 34
3.1.1. Cơ cấu hàng hóa kinh doanh theo chủng loại ............................... 34
3.1.2. Cơ cấu thuốc kinh doanh theo tác dụng dược lý ............................. 35
3.1.3. Cơ cấu thuốc kinh doanh theo thuốc kê đơn và không kê đơn........ 37
3.1.4. Cơ cấu hàng hóa kinh doanh theo dạng bào chế........................... 37
3.1.5. Cơ cấu hàng hóa kinh doanh theo nguồn gốc ................................. 38
3.1.6. Cơ cấu hàng hóa kinh doanh theo hình thức bán hàng ................. 39
3.1.7. Cơ cấu doanh thu theo đối tượng khách hàng............................... 40
3.2. Phân tích một số kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập
khẩu y dược VHN năm 2020 theo một số chỉ tiêu kinh tế ...................... 41
3.2.1. Chỉ tiêu về doanh thu .................................................................... 41
3.2.2. Chỉ tiêu về chi phí ......................................................................... 43
3.2.3. Các chỉ tiêu về nguồn vốn và tài sản............................................. 43
3.2.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ............................................. 49
3.2.5. Chỉ tiêu về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận .................................... 50
3.2.6. Chỉ tiêu về năng suất lao động và thu nhập bình quân của CBNV
………………………………………………………………...52
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................54

4.1. Về cơ cấu hàng hóa của công ty năm 2020 ...................................... 54
4.1.1. Về cơ cấu hàng hóa theo chủng loại ............................................. 54

4.1.2. Về cơ cấu thuốc theo tác dụng dược lý ......................................... 54
4.1.3. Cơ cấu thuốc kinh doanh theo thuốc kê đơn và không kê đơn ..... 55
4.1.4. Cơ cấu hàng hóa theo dạng bào chế.............................................. 56


4.1.5. Cơ cấu hàng hóa theo nguồn gốc .................................................. 56
4.1.6. Cơ cấu hàng hóa theo kênh phân phối .......................................... 57
4.1.7. Cơ cấu doanh thu theo đối tượng khách hàng............................... 57
4.2. Một số kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và
phân phối sản phẩm y dược VHN năm 2020 .......................................... 58
4.2.1. Doanh thu ...................................................................................... 58
4.2.2. Chi phí ........................................................................................... 59
4.2.3. Nguồn vốn và tài sản ..................................................................... 59
4.2.4. Khả năng thanh toán ..................................................................... 62
4.2.5. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ...................................................... 63
4.2.6. NSLĐ bình quân và thu nhập bình quân của CBNV .................... 64
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CBNV

Cán bộ nhân viên

CT

Công ty


CPDP

Cổ phần dược phẩm

DTT

Doanh thu thuần

ETC

Thuốc bán theo đơn (Ethical Drugs)

EU

Liên minh châu Âu (European Union)

GT

Giá trị

HĐKD

Hoạt động tài chính

HTK

Hàng tồn kho

LN


Lợi nhuận

NSLĐ

Năng suất lao động

MH

Mặt hàng

OTC

Thuốc bán không cần kê đơn (Over the counter)

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

ROS

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TPCN

Thực phẩm chức năng

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VLĐ

Vốn lưu động

TBYT

Thiết bị y tế

TPCN

Thực phẩm chức năng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh số bán hàng của các cơng ty theo cơ cấu nhóm hàng ........... 16
Bảng 1.2. Doanh số bán hàng theo nhóm khách hàng .................................... 17
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của một số công ty ........................ 18
Bảng 1.4. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn ................................ 19

Bảng 1.5. Trình độ của cán bộ nhân viên trong công ty ................................. 21
Bảng 2.6. Các biến số nghiên cứu

……………………………………...24

Bảng 3.7. Cơ cấu hàng hóa theo chủng loại ……………………………….34
Bảng 3.8. Cơ cấu nhóm thuốc theo tác dụng dược lý…………………………35
Bảng 3.9. Cơ cấu nhóm thuốc theo thuốc kê đơn và không kê đơn…………..
376
Bảng 3.10. Cơ cấu hàng hóa kinh doanh theo dạng bào chế
………………..376
Bảng 3.11. Cơ cấu hàng hóa theo nguồn gốc……………………………….
398
Bảng 3.12. Cơ hàng hóa theo hình thức bán hàng…………………………..
399
Bảng 3.13. Số lượng khách hàng và doanh thu theo nhóm khách hàng……..
4040
Bảng 3.14. Số lượng khách hàng và doanh thu theo đối tượng……………...
4140
Bảng 3.15. Cơ cấu doanh thu của công ty…………………………………... 42
Bảng 3.16. So sánh tổng doanh thu năm 2020 với tổng doanh thu năm 2019 và
doanh thu kế hoạch 2020…………………………………………………….
422
Bảng 3.17. Cơ cấu chi phí của cơng ty………………………………………
432
Bảng 3.18. Biến động cơ cấu nguồn vốn của công ty………………………. 44


Bảng 3.19. Biến động cơ cấu tài sản của công ty năm 2020……………… 45
Bảng 3.20. Chỉ số luân chuyển hàng tồn kho……………………………….. 47

Bảng 3.21. Chỉ số luân chuyển vốn lưu động………………………………..47
Bảng 3.22. Chỉ số luân chuyển khoản phải thu……………………………... 48
Bảng 3.23. Hệ số khả năng thanh toán………………………………………
498
Bảng 3.24. Biến động cơ cấu lợi nhuận của công ty………………………..
509
Bảng 3.25. Biến động tỷ suất lợi nhuận của công ty………………………... 51
Bảng 3.26. Năng suất lao động và thu nhập bình quân của CBNV………… 53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Giá trị ngành Dược Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019..................... 12
Hình 1.2. Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm 2 tháng đầu năm 2019
và 2020 ............................................................................................................ 13
Hình 1.3. Cơ cấu giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu năm 2019 ......... 13
Hình 1.4. Doanh nghiệp sản xuất và phân phối có >1% thị phần nhóm sản phẩm
vitamin ở Việt Nam 2018 ................................................................................ 16
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty .................................................. 22
Hình 2.6. Nội dung nghiên cứu của đề tài

……………………………….29


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Trong đó phát triền ngành Dược Việt Nam trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, bên cạnh sự phát triển nội lực, ngành Dược Việt Nam đã chủ
động hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc thường
xuyên và có chất lượng, phục vụ sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp Dược hoạt

động sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay
gắt, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà phải cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Các
doanh nghiệp Dược trong nước cịn phải tìm hướng xuất khẩu ra các nước.
Chính vì thế, để một doanh nghiệp Dược có thể đứng vững trên thị trường,
trước nhiều cạnh tranh và thách thức lớn, đặc biệt trong thời đại 4.0, thì cần
phải tự đặt ra cho mình câu hỏi về quản trị cũng như thay đổi, có những bước
chuyển mình phù hợp với thời thế, hướng tới mục tiêu lợi nhuận và phát triển
bền vững.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để tìm ra các quyết
định kinh doanh, thông qua các tài liệu phân tích cho phép các nhà quản lý nhận
thức đúng đắn về khả năng, những hạn chế cũng như thế mạnh của doanh
nghiệp mình. Trên cơ sở này, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể ra các quyết
định đúng đắn để đạt được những mục tiêu, chiến lược trong kinh doanh.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm Y dược VHN là
một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối thuốc, thực
phẩm chức năng. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm Y dược VHN, đánh giá hoạt
động kinh doanh của cơng ty trong năm 2020, nhìn nhận lại những gì đã làm
được và chưa làm được, cũng như thuận lợi và khó khăn trong q trình hoạt
1


động của năm 2020, từ đó đề xuất một số giải pháp với hy vọng góp phần đổi
mới hoạt động của công ty, giúp công ty ngày càng đứng vững, lớn mạnh trong
tương lai, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh
Cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm Y dược VHN năm
2020” với 2 mục tiêu chính:
1. Mơ tả cơ cấu danh mục sản phẩm kinh doanh của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu và phân phối sản phẩm Y dược VHN trong năm 2020.

2. Phân tích một số kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu và phân phối sản phẩm Y dược VHN năm 2020.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đề xuất một số ý kiến nhằm thúc đẩy hoạt động
kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 . Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là q trình nghiên cứu để đánh giá tồn
bộ q trình kết quả hoạt động ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt
động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề
ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh
nghiệp [10].
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơng cụ để phát triển những khả năng
tiềm tàng và công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh [10].
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết
định kinh doanh. Thông qua các tài liệu phân tích, cho phép các doanh nghiệp
nhìn nhận đúng đắn về các khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong
doanh nghiệp của mình [18], [19].
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
rủi ro. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro có thể
xảy ra, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
của mình, đồng thời dự đốn các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để
vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tác bên ngồi khi họ

có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thơng qua phân tích, họ mới
có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay với doanh nghiệp.
1.1.3. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
Tính đầy đủ: Nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào sự đầy
đủ nguồn tài liệu phục vụ cho công tác phân tích. Đảm bảo tính tốn tất cả các
3


chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng được đối tượng phân tích.
Tính chính xác: Chất lượng của cơng tác phân tích phụ thuộc nhiều vào
tính chính xác về nguồn số liệu, sự chính xác trong lựa chọn phương pháp phân
tích, chỉ tiêu dùng để phân tích [18], [19].
Tính kịp thời: Sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời tổ chức
phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả đạt được, để nắm
bắt được những mặt mạnh, những tồn tại trong hoạt động kinh doanh [18], [19].
Thơng qua đó đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động kinh doanh
tiếp theo có kết quả và hiệu quả cao hơn. Mặt khác, q trình kiểm tra, đánh
giá có được cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn ở các bước sau nhằm làm
rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm [18], [19].
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động qua các chỉ tiêu kinh tế.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tìm nguyên
nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.
Biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên,
do đó phải xác định trị số của các nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên các mức
độ ảnh hưởng đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn
tại yếu kém của q trình hoạt động kinh doanh.
Phân tích kết quả kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung,
mà phải từ cơ sở nhận thức do phát hiện các tiềm năng cần phải được khai thác

và những tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc
phục những tồn tại ở doanh nghiệp của mình.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào kết quả đạt được.
Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả kinh doanh là để nhận biết tiến độ
thực hiện và phát hiện những thay đổi có thể xảy ra. Định kỳ doanh nghiệp phải
4


tiến hành kiểm tra và đánh giá mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào
các tác động ở bên ngồi để xác định vị trí và hướng đi của doanh nghiệp, các
phương án kinh doanh có cịn thích hợp nữa hay không? Nếu không phù hợp
cần phải điều chỉnh kịp thời.
1.1.5 Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động của doanh nghiệp
1.1.5.1. Cơ cấu sản phẩm kinh doanh
Do sự phân công lao động xã hội, cũng như nhu cầu của thị trường, mỗi
doanh nghiệp thường đưa ra thị trường một số hàng hóa nhất định. Các loại
hàng hóa đó tạo nên cơ cấu sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ cấu sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp được xác định bởi 2 yếu
tố:
- Kích thước tập hợp sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường
- Cấu trúc bên trong của tập hợp sản phẩm đó
Kích thước của tập hợp sản phẩm bao gồm 3 chiều: chiều dài, chiều rộng
và chiều sâu sản phẩm. Cấu trúc bên trong của tập hợp sản phẩm phản ánh mối
quan hệ tương tác của từng loại, từng chủng loại trong tập hợp sản phẩm đó.
Về mặt lượng, nó được đo bằng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của từng
loại sản phẩm trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn bộ tập hợp sản
phẩm [12].
Danh mục sản phẩm mới chỉ xác định được kích thước của tập hợp, tức
là mới chỉ liệt kê được các loại, các chủng loại sản phẩm, số mẫu mã sản phẩm
mà doanh nghiệp đưa ra thị trường, chứ chưa phản ánh được vị trí, cấu trúc bên

trong của tập hợp sản phẩm ấy như cơ cấu sản phẩm [18], [19].
1.1.5.2. Doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu của doanh nghiệp
5


bao gồm doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài
chính và doanh thu từ hoạt động khác [18], [19].
Doanh thu của doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau
như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần, doanh thu hoạt
động tài chính,…trong đó doanh thu thuần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh
thu của doanh nghiệp [12]. Do vậy khi tiến hành phân tích doanh thu, doanh
thu thuần được người sử dụng thông tin đặc biệt quan tâm. Doanh thu thuần
của doanh nghiệp là tổng của hai nhân tố: doanh thu thuần về bán hàng, cung
cấp dịch vụ và doanh thu thuần hoạt động tài chính. Trong đó, doanh thu thuần
về bán hàng và cung cấp dịch vụ là kết quả thu được khi lấy doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu hoạt động
tài chính là những khoản doanh thu phát sinh từ tiền lãi gửi, lãi cho vay, lãi đầu
tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn, chiết khấu thanh toán, tiền lãi bản quyền,
lãi đầu tư khác,…khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu hoạt động tài chính
(các khoản chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng
bán,…thuộc hoạt động tài chính) sẽ tạo nên chỉ tiêu doanh thu thuần hoạt động
tài chính [18], [19].
Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với tồn bộ hoạt động
của doanh nghiệp, là nguồn kinh phí để doanh nghiệp trang trải các chi phí,
thực hiện tái sản xuất cũng như thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
1.1.5.3. Chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động phát sinh trong

q trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tính trong một thời kỳ nhất định.
Các loại chi phí trong kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền tồn bộ chi phí của doanh
nghiệp để hoàn thành việc tạo ra sản phẩm.

6


- Chi phí bán hàng: là chi phí phát sinh trong q trình tiêu thụ sản phẩm
từ kho của cơng ty đến tay người tiêu dùng: gồm chi phí nhân viên, chi phí
quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí cơng cụ, vật liệu…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí liên quan đến việc tổ chức
quản lý, điều hành các hoạt động của cơng ty: chi phí thuê đất, thuế đất, chi phí
lương nhân viên, chi phí khấu hao tài sản cố định,… [13]
1.1.5.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
- Lợi nhuận
Mọi hoạt động trong doanh nghiệp suy cho cùng đều hướng tới mục tiêu
nâng cao giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó hoạt động của các
doanh nghiệp luôn hướng tới việc kinh doanh có lợi, bảo tồn và phát triển vốn
đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận, phát triển hoạt động kinh doanh, đem lại lợi ích tối
ưu cho các cổ đơng, nhà đầu tư, đem lại việc làm cho người lao động…Lợi
nhuận thu được càng cao, khả năng phát sinh lợi càng lớn, càng tạo điều kiện
để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có cơ hội được mở rộng và phát
triển. Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của
doanh nghiệp [13].
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập thu được và các khoản
chi phí đã bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong một
thời kỳ nhất định. Lợi nhuận bao gồm lợi nhuận gộp là lợi nhuận thu được của
doanh nghiệp sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) và trừ giá vốn hàng bán; lợi

nhuận thuần được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phân
bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo [18], [19].
Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu được sau
khi thanh tốn tồn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí thuế thu nhập doanh
7


nghiệp. Phần lợi nhuận này được sử dụng để trích lập các quỹ, tạo điều kiện
cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, chia lợi nhuận, chi trả cổ tức,…
do đó lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ảnh rõ nét nhất kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp vì điều kiện hạch tốn kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp
có tồn tại được hay khơng đều do doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay khơng.
Khi phân tích hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này giúp đánh giá tổng hợp hiệu
quả và chất lượng kinh doanh giúp các nhà đầu tư đánh giá mục đích đầu tư của
mình có đạt hay khơng [18], [19].
- Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA đo lường khả năng sinh lợi của tài sản mà khơng quan tâm tới cấu
trúc tài chính, cho biết đồng tài sản tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số
ROA càng lớn khả năng sinh lợi của tài sản càng cao, thể hiện cơ cấu đầu tư,
trang bị, quản lý sử dụng và sử dụng tài sản hợp lý, hiệu quả và ngược lại [18],
[19].
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
ROS là chỉ tiêu phản ảnh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với doanh
thu thuần, cho biết một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận sau
thuế. Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh
hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chiến lược tiêu thụ của sản phẩm

[18].
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE là chỉ tiêu quan trọng và hữu ích được sử dụng để đánh giá khả
năng sinh lợi vốn của nó. Nó đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tích lũy
được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ doanh
8


nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả, nghĩa là doanh nghiệp đã cân
đối một cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn đi vay để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô [18].
1.1.5.5. Vốn
Qua phân tích sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng sẵn
có, biết mình đang ở giai đoạn nào trong q trình phát triển, đang có vị trí nào
trong quá trình cạnh tranh với các đơn vị khác, nhằm có biện pháp tăng cường
quản lý hợp lý. Phân tích tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá
khả năng tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ trong sản xuất kinh
doanh hay vướng mắc phát sinh mà doanh nghiệp gặp phải.
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vừa phản ánh kết quả hoạt động tài
chính, vừa phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Biến động của tổng
nguồn vốn cho biết quy mô kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm, phàn
nào phản ánh mức độ phát triển của công ty [18].
Kết cấu của nguồn vốn:
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
- Nguồn nợ phải trả: bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
- Nguồn vốn chủ sở hữu:
+ Vốn cố đinh
+ Vốn lưu động
+ Vốn từ các quỹ khác
So sánh với tổng số vốn năm với năm, xác định tỷ trọng từng nguồn vốn

cụ thể trong tổng số nguồn vốn. Từ đó có thể biết được khả năng tự tài trợ về
mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn
mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn.
Tình hình phân bổ vốn:
VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn
9


= Nguồn vốn dài hạn – Tài sàn dài hạn
Vốn lưu động thường xuyên <0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn không đủ
đầu tư cho tài sản cố định. Doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản cố định một
phần nguồn vốn ngắn hạn. Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh
toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân đối.
Vốn lưu động thường xuyên >0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn dư thừa sau
khi đầu tư vào tài sản cố định, phần thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động, đồng
thời tài sản lưu động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán
của doanh nghiệp tốt.
Vốn lưu động thường xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ
cho tài sản cố định và tài sản lưu động đủ cho doanh nghiệp trả các khoản ngắn
hạn, chi phí tài chính như vậy là lành mạnh.
Nguồn vốn ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + nợ khác
Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = HTK các khoản nợ phải thu – Nợ
ngắn hạn
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên >0 tức là hàng tồn kho (HTK) và
các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của
doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ
bên ngồi, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh
lệch.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 tức là nguồn vốn ngắn hạn bên

ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp, doanh
nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn:
- Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho
- Chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động
10


- Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định
- Chỉ tiêu luân chuyển tổng tài sản
Khả năng thanh toán:
- Hệ số về khả năng thanh tốn ngắn hạn: nói lên mối liên hệ tài sản ngắn
hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản
lưu động với nợ ngắn hạn.
- Hệ số về khả năng thanh toán nhanh: là thước đo về khả năng trả nợ
ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa.
1.2. Thực trạng về hoạt động kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam và thực
trạng kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam
1.2.1. Hoạt động kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam
Ngành dược Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh
tế theo định hướng thị trường, các thành phần kinh tế mới có điều kiện phát
triển, trong đó các thành phần kinh tế tư nhân, trên mọi lĩnh vực, mọi ngành
kinh tế. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm, Việt Nam là nước có
tăng trưởng mạnh nhất khu vực châu Á. Năm 2015 thị trường dược phẩm Việt
Nam có giá trị 4,2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2010-2015 là 1720% và dự báo tốc độ này sẽ được duy trì cho đến năm 2020.

11


7000


6500
5900

6000
5291

5000

4720
4219

4000
3000
2000
1000
0
2015

2016

2017

2018

2019

Giá trị ngành dược (triệu USD)

Hình 1.1. Giá trị ngành Dược Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019

Theo IMS Health, Việt Nam thuộc 17 nước có ngành cơng nghiệp Dược
đang phát triển có mức tăng trưởng cao nhất. Phân loại này dựa trên tiêu chí
chủ yếu là tổng giá trị thuốc tiêu thụ hàng năm, ngồi ra cịn các chỉ tiêu khác
như mức độ năng động, tiềm năng phát triển thị trường và khả năng thay đổi để
thích nghi với các biến đổi về chính sách quản lý ngành Dược tại Việt Nam.
Thị trường dược phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đông
Nam Á, khoảng 16% hàng năm. Với sự dịch chuyển lớn về số lượng cũng như
chất lượng và sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới.
Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất, ngành Dược phẩm vẫn
phải nhập khẩu tới 90% nhu cầu nguyên liệu. Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ
là nhà cung cấp nguyên liệu lớn nhất cho các nhà sản xuất thuốc Việt Nam,
chiếm 60-70% tổng lượng nhập khẩu. Tuy nhiên, việc giá thành hoạt chất dược
phẩm tăng cao đột ngột là yếu tố ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế doanh nghiệp
trong năm 2021.

12


45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
Trung Quốc


Ấn độ
2T 2019

Khác

2T 2020 (triệu USD)

Hình 1.2. Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm 2 tháng đầu
năm 2019 và 2020

16,7%
63,7%

Trung Quốc

Ấn độ

Tây Ban Nha

Đức

Ý

Khác

Hình 1.3. Cơ cấu giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu năm
2019
Về mặt sản xuất, các nhà máy Dược phẩm trong nước hiện nay có đủ khả năng
sản xuất tất cả các dạng bào chế, từ dạng truyền thống như viên nén, viên nang,
13



thuốc dạng lỏng,… đến hình thức mới như thuốc tiêm đơng khơ, thuốc giải
phóng chậm,… Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất vẫn chủ yếu là thuốc generic và
có sự trùng lặp nhau. Mặc dù vậy các doanh nghiệp trong nước có xu hướng
nâng cấp nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế như PIC/s-GMP, EU-GMP
để sản xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng thâm nhập của
kênh phân phối ETC và xuất khẩu, đồng thời gia công và sản xuất thuốc nhượng
quyền nhằm mục đích theo kịp ngành dược thế giới.
Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) là cầu nối
giúp ngành dược trong thời gian tới có thể xóa bỏ rào cản. Cộng với đó là làn
sóng M&A (sáp nhập và mua lại) sẽ khiến thị trường xuất khẩu nhộn nhịp hơn
rất nhiều.
Việt Nam là một thị trường tiềm năng đối với các nhà kinh doanh trong
và ngoài nước. Riêng thị trường thuốc trong những năm gần đây đã liên tục
phát triển và tăng trưởng rõ rệt. Số lượng các công ty, doanh nghiệp trong và
ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm ngày càng gia tăng. Chủng
loại, chất lượng thuốc sản xuất trong và ngoài nước tăng mạnh, đồng thời với
sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
1.2.1.1. Kênh ETC (kênh bệnh viện)
Chiếm khoảng 70% thị trường thuốc, đây là thị trường mà các nhà sản
xuất thuốc hướng đến vì nếu thành công, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được
các chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Kênh phân phối ETC chủ yếu tập trung
ở các thành phố như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là những khu vực có nhiều
bệnh viện với nhu cầu thuốc men cao. Tuy nhiên thị phần ở kênh này chủ yếu
vẫn đến từ thuốc nhập khẩu, để được đấu thầu vào kênh ETC, các doanh nghiệp
dược Việt Nam phải có các nhà máy sản xuất tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/sGMP. Đây là thị trường tiềm năng, giá cả các sản phẩm thuốc sản xuất trong

14



nước có chất lượng tương đương thuốc nhập khẩu nhưng giá thấp hơn sẽ góp
phần gia tăng thị phần của các doanh nghiệp nội ở kênh ETC [12].
Sự kết hợp của chính sách bảo hiểm y tế thành cơng, phủ 87% dân số
Việt Nam, số lượng bệnh viện tư nhân tăng mạnh và nhận thức sức khỏe ngày
càng cao của người dân, doanh số bán thuốc không kê đơn qua kênh nhà thuốc
(OTC) đang có xu hướng thu hẹp dần, nhường chỗ cho kênh điều trị (ETC)
tăng tốc. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 39 bệnh viện, 55 bệnh viện
điều dưỡng và phục hồi chức năng và 577 trạm y tế, xã phường, cơ quan, xí
nghiệp được cập nhật lần cuối ngày 31/12/2017. Số lượt khám chữa bệnh nội
trú và ngoại trú cũng cao nhất cả nước [21].
1.2.1.2. Kênh OTC
Đây là kênh phân phối phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay do tính thuận
tiện trong mua bán và do thói quen sử dụng các loại thuốc phổ thông của đại
bộ phận người dân Việt Nam. Tại các vùng nông thôn hoặc vùng xa xôi hẻo
lánh thì đây gần như là sự lựa chọn duy nhất của họ. Theo báo cáo tổng kết của
Bộ Y tế về số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2017, cả nước có
40.000 cửa hàng bán lẻ và hơn 2000 đơn vị bán sỉ lẻ thuốc [12].
Chiếm 30% thị trường thuốc, tương đương khoảng 1,6 tỷ USD chia cho
số cửa hiệu bán thuốc là 57.000, mật độ số nhà thuốc ở Việt Nam thuộc vào
một trong những nước có mật độ nhà thuốc cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên tỷ
trọng doanh thu từ kênh OTC chỉ mới 30% đến từ nhiều yếu tố: số lượng sử
dụng bảo hiểm y tế gia tăng – khám chữa bệnh các cơ sở bệnh viện công lập
nhiều hơn, số dược sĩ/ dân số thấp do đó hiệu quả kinh doanh chưa cao mặc dù
số lượng cửa hàng rất lớn.
Nhu cầu tăng cho các sản phẩm vitamin và tăng cường miễn dịch, tuy
nhiên thị phần thuộc về các sản phẩm nước ngoài. Sức cạnh tranh của các sản
phẩm bảo vệ sức khỏe/ thực phẩm chức năng nội địa thấp bởi số lượng doanh
15



×