Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thi học kì I NH: 2012-2013 Môn : Đọc hiểu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.66 KB, 4 trang )

Trường Tiểu học :……………….
Lớp :……………
Họ và tên : ………………………
Thi học kì I NH: 2012-2013
Môn : Đọc hiểu
Thời gian: 30 phút ( không kể phát đề )
Học sinh đọc thầm bài khoảng 10 phút sau đó làm bài tập theo yêu cầu.
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì
thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ,
chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến
thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính
bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ.
Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
Lần nào về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thanh thản như thế. Căn nhà, thửa
vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để
mến yêu Thanh.
Theo Thạch Lam
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho câu hỏi 1, 2, 4, 5 các câu còn lại thì
viết phần trả lời vào chỗ trống.
Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy bà của Thanh đã già?
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.


D. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào.
Câu 2: Thanh có cảm giác như thế nào mỗi lần về với bà?
A. Có cảm giác bình yên, thanh thản.
B. Có cảm giác được bà che chở.
C. Có cảm giác thong thả, bình yên.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 3: Những chi tiết nào nói lên tình cảm của bà đối với Thanh?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 4: Câu “ Cháu đã về đấy ư?” được dùng để làm gì?
A. Dùng để hỏi. B. Dùng để thay lời chào.
C. Dùng để thay lời cảm ơn. D. Dùng để yêu cầu, đề nghị.
Câu 5: Dấu hai chấm dùng trong bài văn trên có tác dụng gì?
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích.
B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời trích dẫn.
C. Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của nhân vật.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong câu: “Lần nào về với bà, Thanh cũng thấy
bình yên và thanh thản như thế.”
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 7: Tìm từ đơn và từ phức có trong hai câu thơ sau:
“Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng.”
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Câu 8: Đặt một câu kể và tìm vị ngữ của câu kể đó.


MÔN: Chính tả - Lớp 4
Thời gian: 15 phút
Giáo viên đọc đề bài và đoạn văn sau cho học sinh viết.
Sau trận mưa rào
Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những bông râm bụt thêm đỏ chói.
Bầu trời trong đến nỗi mỗi sợi tơ nhện mới giăng lất phất trong gió mát cũng ánh lên như
sợi bạc nhỏ nhẹ và dẻo quánh. Mẹ gà mừng rỡ "tục tục" dắt bầy con xinh xẻo quây quanh
vũng nước đọng trong vườn. Những tấm lá mùng xanh nõn nà, trên lá còn đọng vài giọt
mưa trong vắt lung linh như hạt ngọc; trông thật đẹp.
MÔN: Tập làm văn - Lớp 4
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian chép đề)
Đề bài: Em được người thân hoặc bạn bè tặng cho một món đồ chơi mà em rất
thích. Em hãy tả lại món đồ chơi ấy và nói lên cảm nghĩ của em.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT
LỚP Bốn – NH: 2012-2013
I/ Phân môn : đọc hiểu + Luyện từ và câu: (5 điểm )

Câu 1 ( C) , câu 2:( D), câu 4 (B) câu 5 (C) - 0,5 điểm/câu
Câu 3. Học sinh nêu được những chi tiết: Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương,
giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu rửa mặt rồi đi nghỉ. (Tùy theo mức độ trả lời
ghi 0,25-0,5 điểm)
Câu 6. (1 điểm)
Danh từ: bà, Thanh (0,25đ)
Động từ: về, thấy (0,25đ)
Tính từ: bình yên, thanh thản (0,5đ)
Câu 7: (1 điểm) Từ đơn: cháu, nghe, của, bà, hai, hàng, cứ, nhòa (0,5đ)
Từ phức: câu chuyện, nước mắt, rưng rưng. (0,5đ)

Câu 8. Viết câu đúng yêu cầu và xác định được vị ngữ : 0,5 điểm.
II/ Phân môn: Chính tả : (5 điểm )
Yêu cầu : Bài viết không sai lỗi chính tả, chữ viết đúng mẫu, trình bày bài cân đối,
sạch sẽ .
Sai 1 lỗi bất kì (âm đầu, vần, thanh, viết hoa……… trừ 0,5 điểm/lỗi )
Nếu trình bày bài bẩn, chữ viết xấu… phải trừ đến 1 điểm toàn bài
III/ Phân môn: Tập làm văn (5 điểm)
Yêu cầu : - Viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả đồ vật)
- Nội dung bài viết cần thể hiện được :
+ Những nét tiêu biểu về hình dáng cũng như công dụng của đồ vật được tả.
+ Tình cảm của mình với đồ vật, với người đã tặng.
- Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, trình bày
sạch sẽ.
Tuỳ vào mức độ đạt được của bài viết mà giáo viên có thể đánh giá theo các mức
điểm : 5 > 4,5 > 4,0 > 3,5 > 3,0 > 2,5 > 2,0 > 1,5 > 1,0 > 0,5
Chỉ đánh giá 0 điểm với những bài viết bỏ giấy trắng (không làm bài )

×