Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

3 bài học cần biết trước khi mở công ty riêng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.16 KB, 5 trang )

3 bài học cần biết trước khi mở công ty riêng
Hãy để những kinh nghiệm thất bại của họ giúp bạn quyết định liệu đây đã phải là
lúc thích hợp để bạn tự ghánh vác cơ nghiệp hay bạn nên tiếp tục gắn bó với công
việc hiện nay thêm một thời gian để tích lũy thêm các kỹ năng kinh doanh quan
trọng
Bạn đã bao giờ mơ ước phá bỏ công việc làm công ăn lương ổn định cho công ty
để theo đuổi niềm đam mê của mình? Bạn hình dung cảnh mình đang nằm dài tận
hưởng những ích lợi mà sự tự do về tài chính đem lại và điều đó đồng nghĩa với
việc bạn làm ông chủ của chính mình.
Đó là một giấc mơ đẹp, và ngày càng có nhiều người mơ ước như vậy. Nhưng
trước khi quyết định chuyển hẳn sang làm doanh nhân, bạn cần biết rằng để có
được thành công thì niềm đam mê của bạn phải lớn hơn sự nhiệt tình rất nhiều.
Đặc biệt là nếu bạn thực sự muốn kiếm tiền và tự trang trải mọi thứ cho bản thân
(và thậm chí cả gia đình bạn nữa).
Trong suốt một thập kỷ làm việc tại cơ quan nhân sự, tôi (tác giả bài viết) đã có cơ
hội tìm hiểu lý do tại sao các nhân viên đến rồi đi khỏi các công ty. Và tuýp người
tôi hay gặp nhất là ai? Những người muốn quay trở lại chỗ làm việc trước đây sau
khi không thành công trong việc kiếm sống bằng cách theo đuổi niềm đam mê
kinh doanh của mình.
Lý do họ không thể kinh doanh thành công không liên quan gì đến niềm đam mê,
mọi thứ đều do họ thiếu kiến thức kinh doanh cần thiết.
Dưới đây là những gì tôi rút ra được từ việc nghiên cứu những người này- hãy gọi
họ là “những doanh nhân bị trì hoãn”. Hãy để những kinh nghiệm thất bại của họ
giúp bạn quyết định liệu đây đã phải là lúc thích hợp để bạn tự ghánh vác cơ
nghiệp hay bạn nên tiếp tục gắn bó với công việc hiện nay thêm một thời gian để
tích lũy thêm các kỹ năng kinh doanh quan trọng.
1. Làm việc cho người khác sẽ dạy bạn cách trở thành sếp
Là nhân viên làm việc trong công ty của người khác, do người khác quản lý sẽ
giúp bạn hiểu được những bức xúc của nhân viên và dạy bạn cách quản lý quy
trình làm việc và cân bằng các yêu cầu cạnh tranh. Điều này cũng cho bạn cơ hội
thử nghiệm mức độ năng lực làm việc, sự mong đợi của bản thân mà không sợ rủi


ro.
Khi bạn có sếp, bạn cũng sẽ học cách để trở thành sếp. Điều đó có nghĩa bạn học
cách định hướng, các hành động của một vị lãnh đạo mà bạn muốn noi theo hay
muốn quên, cách phân quyền hiệu quả và cách im lặng khi đang nói chuyện với
người thuộc cấp cao hơn.
Các doanh nhân bị trì hoãn mà tôi có dịp tương tác thường nói rằng họ hoàn toàn ý
thức được khối lượng công việc khổng lồ mà họ phải làm khi xây dựng doanh
nghiệp riêng của mình, họ chỉ không biết rõ khả năng của chính mình.
Đến khi công việc chồng chất và cần thêm người trợ giúp, họ lại không có khả
năng quản lý hiệu quả những việc phát sinh khi có thêm nhân sự. Nhiều người cố
gắng tuyển một trợ lý rồi mới phát hiện ra rằng họ còn khốn khổ hơn là làm sếp
bởi họ không có kinh nghiệm quản lý con người.
Bài học: nếu bạn không dành đủ thời gian làm nhân viên, bạn sẽ khó thành công
với vai trò là người quản lý.
2. Hiểu về nguyên tắc làm việc trong công sở sẽ biến bạn trở thành một người
giao tiếp tốt hơn.
Các nguyên tắc làm việc trong công sở luôn tồn tại ở mọi môi trường làm việc.
Đúng vậy, hãy hít thật sâu. Những nguyên tắc đó sẽ cho bạn vô số cơ hội củng cố
sự sắc bén trong kinh doanh như cách gây ảnh hưởng cho người khác. Hãy chắc
chắn là bạn biết cách đạt được mục đích của mình mà không dẫm lên chân đồng
nghiệp- một thành phần quan trọng trong thành công của doanh nghiệp.
Khi đang còn làm việc ở chỗ cũ, hãy tìm cách làm việc với người khó chịu nhất
công ty. Có thể việc này chẳng vui vẻ gì, nhưng nó sẽ giúp bạn có được hình dung
về những tính cách khác nhau mà bạn sẽ gặp phải khi điều hành công ty riêng của
mình.
Khi các khách hàng khó chiều đến với bạn, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đối đãi họ
một cách chuyên nghiệp và duyên dáng mà không gặp sức ép tâm lý nào.
3. Quan sát cách một doanh nghiệp hoạt động (thay vì cắm cúi làm cho xong
phần việc của mình) sẽ có ích cho bạn và công ty của bạn sau này
Bạn có thể hiểu nhiều về cách một doanh nghiệp hoạt động bằng cách đặt câu hỏi,

quan sát xung quanh và tìm kiếm những trải nghiệm mới.
Thay vì chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ chờ tới hết giờ làm việc, hãy tìm hiểu: Lợi
nhuận của công ty bạn đang làm thế nào?
- Họ sử dụng tiền vào việc gì?
- Họ tạo ra thu nhập định kỳ như thế nào?
- Họ tìm kiếm khách hàng như thế nào?
Hãy sử dụng tài do thám của bạn khi bạn vẫn còn đang trong một môi trường an
toàn và tìm những người ra quyết định, người tạo ý tưởng và người nắm giữ ngân
sách để có được phạm vi đầy đủ về mô hình kinh doanh. Sau đó hãy sao chép
những gì bạn có thể bằng cách áp dụng các bài học những bài học bạn thu được
vào công ty riêng của mình.
Tạo ra một công việc kinh doanh có lợi nhuận là một trong những thách thức lớn
nhất đã khiến các doanh nhân bị trì hoãn phải quay trở lại công việc làm thuê trước
đây. Hiểu cách tạo ra doanh số bán hàng và duy trì lợi nhuận là cản trở lớn nhất-
và cũng là điều bạn có thể tránh được nếu chịu khó học hỏi trong công việc.
Tốt nhất nên sử dụng sữa chua trong vòng 1-2 tuần lễ sau khi mua. Hộp ăn
thừa đậy kín nắp cho vào tủ lạnh.
Sữa chua không chỉ tốt mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có
lợi, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn bảo quản và chọn lựa sữa chua ngon.

- Khi mua sữa chua, bạn nhớ xem kỹ thời hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì
để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.

- Sữa chua giống như kem, có khuynh hướng bị đục khi gần hết hạn sử dụng. Điều
này có nghĩa là sữa chua vẫn còn dùng được. Tuy nhiên, bạn cần phải khuấy hoặc
lắc đều trước khi sử dụng.

Mỗi ngày ăn một cốc sữa chua rất có lợi cho sức khỏe.


- Tùy thuộc vào thành phần mà sữa chua có độ lỏng nhiều hoặc ít. Vì thế, bạn cần
lưu ý nhãn hiệu sản phẩm, mùi vị và thành phần để có thể chọn mua loại sữa
chua phù hợp với nhiệt độ nơi mình sống.

- Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần
lễ. Tốt nhất là nên sử dụng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua.

Sữa chua giúp ích cho việc tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.

- Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh. Sữa chua mua ngoài
hoặc chế biến tại nhà có thể để đông lạnh trong hộp kín khoảng 6 tuần lễ.

×