Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khuynh hướng siêu thực và ảnh hưởng của nó trong sáng tạo văn học nghệ thuật pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.54 KB, 7 trang )

Khuynh hướng siêu thực và ảnh hưởng của nó trong sáng tạo văn
học nghệ thuật

Nhà thơ, họa sĩ Nguyễn Tất Hanh

Lâu nay chúng ta hay bàn luận về tính siêu thực và sự ảnh hưởng của
nó trong sáng tác, một số người dùng quan niệm đó như chiếc “đũa
thần” biến hoá và coi nó như cứu cánh cho hoạt động sáng tạo của
mình. Không có siêu thực thì nghệ thuật và văn chương sẽ chết ?
Sẽ là như vậy chăng ?
Lục lọi trong trí nhớ những gì mình đã đọc, đã nghe, đã thấy và quay
trở về tìm tòi ở những định nghĩa về siêu thực (Chủ nghĩa Siêu thực) do
nhà thơ Pháp Andr Bretton khởi xướng và viết tuyên ngôn cho nó vào
năm 1924 thì thấy Chủ nghĩa Siêu thực cố gắng diễn tả tiềm thức bằng
cách trình bày các vật thể và sự việc như được thấy trong giấc mơ. Nó
bắt đầu được khởi xướng từ thơ, sau đó lan sang hội họa, tiểu thuyết rồi
điện ảnh … nhưng thực ra thuật ngữ “siêu thực” (Surrélisme) được nhà
thơ GuilloumeApollinaire dùng trong tác phẩm của mình vào năm
1917, sau tuyên ngôn 1924 về Chủ nghĩa Siêu thực thì thuật ngữ này
được phổ biến rộng rãi.
Vậy siêu thực là gì? Cũng có tài liệu giải thích siêu thực là sự định
hướng đến một hiện thực cao hơn hiện thực tầm thường “siêu thực
phản kháng lại sự trì trệ của xã hội” hoặc “Siêu thực – nỗi sợ hãi của
con người xuất phát từ tiềm thức”. Nó “là khuynh hướng bắt nguồn từ
Chủ nghĩa tượng trưng và Phân tâm học (Prơt) đặt phi lý tính lên trên lý
tính. Theo chủ trương, khuynh hướng này nhằm giải phóng con người
khỏi mọi xiềng xích xã hội. Thể hiện nội tâm và tư duy tự nhiên không
bị gò bó bởi lý trí, lôgic, luân lý, mỹ học, kinh tế, tôn giáo… Sáng tác
của những nghệ sĩ siêu thực ghi chép lại tất cả những trạng thái, tâm lý
luôn chuyển biến trong tiềm thức (dạng ký ức), không phân biệt thực
hay mộng, tỉnh hay điên, đúng hay sai.


Với trường phái nghệ thuật này những chủ thể rất bình dị được đặt
trong một phông màu hoặc bí ẩn, hoặc hùng vĩ, khiến cho tác phẩm
mang một sức sống mới, ý nghĩa mới như tồn tại trong mơ, cùng những
sự vật, hiện thực được mô tả bằng trạng thái không thực” (theo Bách
khoa tri thức).
Vậy là đã rõ, thực ra siêu thực không phải là cái không thể hiểu được
mà nó luôn tồn tại trong trí tưởng tượng của mỗi người nhưng từ xa
xưa đã không ai nắm bắt và đặt tên cho nó, do đó nó không có cơ hội
để trở thành một trào lưu hay xu hướng trong nghệ thuật…
Những tác phẩm nghệ thuật xuất hiện từ đời sống của người dân Việt,
người châu Á xưa thể hiện rõ điều này, những sản phẩm của trí tưởng
tượng được biểu hiện trong hình tượng nghệ thuật và được nâng lên
thành biểu tượng như hình ảnh con Rồng . Dù chúng ta có tranh luận
thế nào thì con Rồng vẫn là sản phẩm của tư duy siêu thực, nó được kết
hợp hài hoà giữa rắn, cá và chim ưng (?) có thể trườn, bò, bay trên trời
và lặn dưới nước. Trong văn học sử của người Việt còn lưu dấu ấn tư
duy siêu thực trong những truyện dã sử như Lạc Long Quân và Âu Cơ,
Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, trong thơ văn cổ cũng phảng phất đây đó
cách nhìn siêu thực:
Mai bạc lạnh quen nhiều tháng trước
Cúc vàng thơm đổi mấy phen hoa
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
hoặc:
Gió đập tường cao lưng gió phẳng
Trăm dòm cửa sổ mặt trăng vuông
(Không rõ tác giả)
hoặc nữa:
Vàng rụng giếng ngô sa lá gió
Bạc suy dậu cúc nảy chồi sương
(Tương an Quận vương - thời Tự Đức)

Và đôi khi nó tồn tại trong một số bài đồng dao của trẻ con ở dạng vô
thức:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ma vương Ngũ đế…
Thực ra siêu thực là sản phẩm của trí tưởng tượng được tái tạo thông
qua cái nhìn vào tấm gương biến dạng lấy ra từ ký ức, nó là hoài vọng
sáng tạo của con người khi đã quá nhàm chán với cái cũ mòn, nó đã và
có thể sẽ là cuộc cách mạng lớn trong sáng tạo nghệ thuật.
Ngày nay Chủ nghĩa Siêu thực với tuyên ngôn vang động một thời
đang đi vào dĩ vãng nhưng âm hưởng của nó đã làm nên hàng loạt sự
cách tân táo bạo trong các sáng tạo văn học nghệ thuật ở thế giới cũng
như ở Việt Nam, đặc biệt là ở một số nước có nền nghệ thuật phát
triển, thể hiện rõ nhất trong tranh siêu thực của SanvadoDali và một số
những hoạ sĩ Châu Âu , trong tiểu thuyết và thơ của một số tác giả hiện
đại trên thế giới , đặc biệt là điện ảnh với những phim kinh dị, viễn
tưởng ở một số nước có nền điện ảnh phát triển .
Vậy ở Việt Nam sự ảnh hưởng ấy như thế nào? Ai là người đưa Chủ
nghĩa Siêu thực vào Việt Nam? Đây là một khái niệm dễ gây nhầm lẫn
bởi tính siêu thực và Chủ nghĩa Siêu thực là hai phạm trù khác nhau,
mặc dù đặc điểm của chúng giống nhau. Chủ nghĩa Siêu thực có tuyên
ngôn hẳn hoi, còn tính siêu thực trong những tác phẩm trước nó không
có tuyên ngôn. Bà Nữ Oa, thần Atlat, Ngọc hoàng Thượng đế, những
nhân vật của Kinh thánh , của thần thoại Hy Lạp, tranh tượng trong các
lăng mộ vua chúa , trong truyện Liêu Trai chí dị của Trung Hoa , hình
ảnh bà Triệu Ẩu vú vắt sau vai trong Việt điện u linh ít nhiều là sản
phẩm của tư duy siêu thực chăng? Vậy nó cũng phảng phất trong thơ
Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên (Điêu tàn). Trong thơ Đinh Hùng ,Trần
Dần,Lê Đạt, Hoàng Cầm …và gần đây nữa, trong thơ Thanh Thảo,

Nguyễn Hữu Hồng Minh, Thận Nhiên, Mai Văn Phấn, Trần Tiến Dũng,
Vương Huy, Phan Huyền Thư, Phan Nhiên Hạo… Hoặc trong tranh
nghệ thuật của họa sĩ trẻ Mai Duy Minh và một số hoạ sĩ thời kỳ đổi
mới v.v
Những quan niệm khi thưởng thức những sản phẩm nghệ thuật như
tranh phải dễ hiểu, thơ phải là thơ có tứ hay trong thơ phải có một câu
chuyện xem ra đã lỗi thời . Không hiểu được thì phải cảm , đó là một
quan niệm mới mẻ ở Việt Nam nhưng không xa lạ gì với thế giới , tốc
độ phát triển của xã hội không cho phép chúng ta níu giữ những quan
niệm đã cũ vì những cái mới vẫn nảy sinh và trưởng thành buộc người
đọc phải nâng tầm hiểu biết để nắm bắt những cái mới lạ và nhanh
chóng tiếp cận để thích nghi với nó, đọc nó bằng óc phê phán để khỏi
rơi vào tình trạng hoang mang lúng túng hoặc khen bừa theo những
người khác. Tôi nhớ một câu nói nổi tiếng của danh họa Sanvado Dali,
đại ý: "Tại sao người ta cứ bắt tôi phải giải thích tranh của tôi trong
khi tôi cũng không hiểu, nói vậy nghĩa là ông đã cảnh báo chúng ta về
cách nhìn khi ra tay sáng tạo hay khi thưởng thức một tác phẩm nghệ
thuật".
Vậy là đã rõ, Chủ nghĩa Siêu thực đã và đang tham gia cùng những trào
lưu nghệ thuật khác để tạo một định hướng mới cho các tác giả hiện
đại, nó mang một ý nghĩa tích cực trong xu thế hội nhập toàn cầu ở kỷ
nguyên mới với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, để rồi cú hích của
Chủ nghĩa siêu thực với những dư chấn không nhỏ đã len vào tất cả các
ngành nghệ thuật ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nó tạo ra một hiệu
ứng mở với những quan niệm mới mẻ về một trong những hướng đi
của các sáng tạo văn học nghệ thuật, nó nâng niu cái cảm và bỏ qua cái
hiểu, chối bỏ sự kể tả (cái nhìn thấy) mà đi vào những vùng thẳm sâu
của trực giác để mang về cho người thưởng thức “cách nhìn hiệu ứng”
mới mẻ được chế biến từ cái nguyên gốc - cái cảm từ hiện thực. Vậy là
có lý do khi những người cách tân nghệ thuật coi siêu thực là một trong

những cứu cánh, bởi nghệ thuật luôn luôn chối bỏ sự sáo mòn, cái tuyệt
vời của ngày hôm qua có thể chưa hẳn đã tồn tại cho đến mai sau, may
chăng nó chỉ tồn tại ở trong văn học sử ở dạng nghiên cứu …
Nghệ thuật là vậy, nó luôn luôn đòi hỏi những thay đổi. Sự tươi mới
trong tư duy sáng tạo là cực kỳ cần thiết, những giá trị lớn bao giờ cũng
vẫy gọi ta, chờ đợi ta ở cuối mỗi chặng đường…/.


×