Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nghiên cứu bọ nhảy giống phyllotreta (coleoptera chrysomelidae) hại rau họ hoa thập tự và biện pháp phòng chống tại hà nội và phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HUỲNH TẤT ĐẠT

NGHIÊN CỨU BỌ NHẨY GIỐNG PHYLLOTRETA
(COLEOPTERA: CHRYSOMELIDAE) VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG TẠI HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HUỲNH TẤN ĐẠT

NGHIÊN CỨU BỌ NHẨY GIỐNG PHYLLOTRETA
(COLEOPTERA: CHRYSOMELIDAE) VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG TẠI HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 9620112

Tập thể hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Phạm Văn Lầm GS.TS Phạm Văn
Lầm

2. TS. Đào Thị Hằng TS. Đào Thị Hằng

Hà Nội - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tập thể người hướng dẫn khoa học, các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ, hợp tác cho việc thực hiện luận án này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ dẫn rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận án


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, nghiên cứu sinh đã nhận được sự quan tâm

giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo, các tập thể, cá nhân cùng bạn bè
đồng nghiệp và gia đình.
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS Phạm
Văn Lầm và TS. Đào Thị Hằng – Tập thể Người hướng dẫn Khoa học đã vô
cùng tâm huyết, luôn động viên, chỉ bảo để nghiên cứu sinh thực hiện luận án
một cách tốt nhất, chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Viện Bảo vệ thực thực
vật, đơn vị sinh hoạt chuyên môn đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong
q trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật và cán bộ đồng
nghiệp đã ủng hộ và giúp đỡ tơi hồn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo giảng dạy
các học phần tiến sĩ, các Thầy, Cô là thành viên của Hội đồng đánh giá luận
án các cấp, đặc biệt là hai phản biện độc lập đã có những góp ý rất quý báu,
chi tiết, giúp nghiên cứu sinh chỉnh sửa, hoàn thiện luận án tốt hơn; xin cảm
ơn Ban Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, lãnh đạo và cán bộ
Ban Thông tin và Đào tạo giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi vơ cùng biết ơn Gia đình ln bên cạnh động viên
khích lệ, tiếp thêm sức mạnh và nghị lực để tôi hồn thiện cơng trình
nghiên cứu này.
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả

NCS. Huỳnh Tấn Đạt



i

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ......................................................................... 3
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 3
2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4
5. Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
1.2. Nghiên cứu bọ nhảy giống Phyllotreta ở trên thế giới .............................. 5
1.2.1. Nghiên cứu thành phần loài, phân bố, loài gây hại chính và tác hại ..... 5
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học ................... 9
1.2.3. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bọ nhảy giống Phyllotreta .......... 15
1.3. Nghiên cứu bọ nhảy giống Phyllotreta ở Việt Nam ................................ 26
1.3.1. Nghiên cứu thành phần loài, phân bố, lồi gây hại chính và tác hại ... 26

1.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học ............ 28
1.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng chống ..................................................... 30


ii

1.4. Những vấn đề quan tâm ........................................................................... 32
Chƣơng 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Vật liệu và dụng cụ, thiết bị nghiên cứu .................................................. 33
2.1.1. Vật iệu nghi n cứu ............................................................................... 33
2.1.2. D ng c v thiết bị thí nghiệm .............................................................. 33
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 34
2.3.1. Phương pháp điều tra hiện trạng phòng chống bọ nhảy hại rau họ hoa
thập tự ở vùng Hà Nội và ph cận .................................................................. 34
2.3.2. Phương pháp xác định thành phần loài, mức độ hại của bọ nhảy trên
rau họ hoa thập tự ở vùng nghiên cứu ............................................................ 34
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học
của bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata .................................................... 36
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu sử d ng tác nhân sinh học để phòng chống bọ
nhảy sọc cong (P. striolata) hại rau họ hoa thập tự ....................................... 42
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 50
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 52
2.4.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 52
2.4.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 52
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 53
3.1. Hiện trạng phòng chống bọ nhảy giống Phyllotreta hại rau họ hoa thập tự
ở vùng Hà Nội và phụ cận............................................................................... 53
3.1.1. Các loài rau họ hoa thập tự được trồng ở vùng Hà Nội và ph cận .... 53
3.1.2. Hiện trạng phòng chống bọ nhảy Phyllotreta ở Hà Nội, ph cận ........ 54

3.2. Thành phần loài, mức độ tác hại của bọ nhảy giống Phyllotreta ............ 64
3.2.1. Thành phần loài .................................................................................... 64
3.2.2. Mức độ gây hại của bọ nhảy sọc cong .................................................. 67
3.3. Đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của bọ nhảy sọc cong
Phyllotreta striolata ........................................................................................ 73


iii

3.3.1. Đặc điểm hình thái của các pha phát triển ........................................... 73
3.3.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học ở phịng thí nghiệm .................... 78
3.3.3. Diễn biến mật độ và ảnh hưởng của một số yếu tố đến số ượng bọ nhảy
sọc cong (P. striolata) trên rau họ hoa thập tự .............................................. 86
3.4. Khả năng sử dụng tác nhân sinh học để phòng chống bọ nhảy sọc cong
(Phyllotreta striolata) hại rau họ hoa thập tự ............................................... 102
3.4.1. Khả năng sử d ng tuyến trùng côn trùng .......................................... 102
3.4.2. Khả năng sử d ng nấm ký sinh côn trùng........................................... 112
3.4.3. Hiệu lực của các chế phẩm sinh học được nghiên cứu đối với BNSC 118
3.4.4. Ứng d ng chế phẩm sinh học được nghiên cứu từ tuyến trùng ký sinh
côn trùng trong sản xuất rau họ hoa thập tự ................................................ 121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ......... 131
LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ..................................................................... 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 132
CÁC PHỤ LỤC CỦA LUẬN ÁN .............................................................. 147


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐC

Đối chứng

CS

Cộng sự

CT

Công thức

HHTT

Rau họ hoa thập tự

IPM

Integrated Pest Management - Quản lý dịch hại tổng hợp

IJs


Infective juveniles - Ấu trùng cảm nhiễm

KSCT

Ký sinh côn trùng

KOH

Kali hydroxide

NKSCT

Nấm ký sinh côn trùng

NXB

Nhà xuất bản

NST

Ngày sau trồng

NSLN

Ngày sau lây nhiễm

NSXL

Ngày sau xử lý


TTKSCT

Tuyến trùng ký sinh côn trùng

TXL

Trước xử lý

GS

Glucosinolate

IC

Isothiocyanates


v

DANH MỤC BẢNG
TT Bảng

Nội dung bảng

Trang

3.1. Những loài rau họ hoa thập tự được trồng phổ biến ở vùng Hà Nội (năm
2018)............................................................................................................... 53
3.2. Các biện pháp BVTV được áp dụng trừ bọ nhảy trên rau họ hoa thập tự
tại Hà Nội (điều tra năm 2018) ...................................................................... 55

3.3. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để trừ bọ nhảy khu vực Hà
Nội (2018) ...................................................................................................... 56
3.4. Số lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trừ bọ nhảy trên rau HHTT
ở Hà Nội và phụ cận (điều tra năm 2021) ...................................................... 57
3.5. Các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trừ bọ nhảy ở Hà Nội
và phụ cận (2021) ........................................................................................... 59
3.6. Số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trừ bọ nhảy trong một vụ rau HHTT ở
Hà Nội và phụ cận (điều tra năm 2021) ......................................................... 63
3.7. Thành phần loài bọ nhảy giống Phyllotreta trên rau họ hoa thập tự tại Hà
Nội và vùng phụ vận (2019-2020) ................................................................. 65
3.8. Đặc điểm chính về hình thái phân loại pha trưởng thành của ba loài bọ
nhảy giống Phyllotreta đã ghi nhận được trên rau HHTT (tại Viện Bảo vệ thực
vật, 2022) ........................................................................................................ 66
3.9. Mức độ hại do bọ nhảy sọc cong P. striolata gây ra trên các loài rau họ
hoa thập tự tại Hà Nội (năm 2018)................................................................. 71
3.10. Kích thước các pha phát triển của bọ nhảy sọc cong (P. striolata) ở các đợt
nuôi khác nhau (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2018)................................................. 76
3.11. Thời gian phát triển pha sâu non bọ nhảy sọc cong (P. striolata) ở phịng
thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2019-2021) .............................................. 79
3.12. Thời gian vòng đời của bọ nhảy sọc cong P. striolata ở phịng thí
nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2019-2021).............................................. 81


vi

3.13. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái bọ nhảy sọc cong (P. striolata) ở
phịng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2019) ....................................... 83
3.14. Thời gian sống của trưởng thành bọ nhảy sọc cong (P. striolata) ở phịng
thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2019) ........................................................ 85
3.15. Tỷ lệ chết ở các pha phát triển của bọ nhảy sọc cong (P. striolata) khi ni ở

phịng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2019)................................................. 86
3.16. Ảnh hưởng của chân đất đến mật độ bọ nhảy sọc cong trên rau HHTT
(Gia Lâm, Hà Nội, 2019) ............................................................................... 99
3.17. Mật độ trưởng thành bọ nhảy sọc cong trên rau cải ngọt được trồng luân
canh với một số cây trồng khác (tại Yên Mỹ, Hưng Yên, 2018) ................. 100
3.18. Ảnh hưởng của trồng xen rau cải với cây trồng khác tới mật độ trưởng
thành bọ nhảy (tại Yên Phong, Bắc Ninh, 2021) ......................................... 101
3.19. Ảnh hưởng của trồng xen rau cải với cây trồng khác tới mật độ sâu non
bọ nhảy (tại Yên Phong, Bắc Ninh, 2021) ................................................... 102
3.20. Hiệu lực của chủng tuyến trùng H. indica KH33 đối với sâu non BNSC
và sâu non ngài sáp ong lớn ở phòng thí nghiệm......................................... 103
3.21. Hiệu lực đối với sâu non bọ nhảy sọc cong của các chủng TTKSCT
trong nhà lưới (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2019) .......................................... 106
3.22. Hiệu lực của tuyến trùng H. indica KH33 đối với sâu non BNSC ở thí
nghiệm đồng ruộng diện hẹp (Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 2019) ....................... 107
3.23. Hiệu lực của chế phẩm EntoNema-33 đối với sâu non BNSC ở các liều
lượng sử dụng tại Bắc Từ Liêm (Hà Nội, 2020) .......................................... 108
3.24. Hiệu lực của chế phẩm EntoNema-33 đối với sâu non bọ nhảy sọc cong
trên cải đông dư với thời điểm và số lần xử lý khác nhau (tại Bắc Từ Liêm,
Hà Nội, 2020) ............................................................................................... 110
3.25. Hiệu lực của chế phẩm EntoNema-33 đối với sâu non bọ nhảy sọc cong
trên cải củ với các thời điểm và số lần xử lý khác nhau (tại Bắc Từ Liêm, Hà
Nội, 2020)..................................................................................................... 111


vii

3.26. Tỷ lệ bị nhiễm nấm ký sinh côn trùng của trưởng thành bọ nhảy sọc
cong ở phịng thí nghiệm (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2018) ......................... 112
3.27. Hiệu lực đối với trưởng thành bọ nhảy sọc cong của nấm ký sinh côn

trùng ở nhà lưới (tại Viện Bảo vệ thực vật, 2018) ....................................... 114
3.28. Hiệu lực của NKSCT đối với trưởng thành bọ nhảy sọc cong ở đồng
ruộng (tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 2019) ....................................................... 115
3.29. Hiệu lực của chế phẩm nấm B. bassiana Be13 đối với trưởng thành
BNSC trên rau cải thí nghiệm (tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 2020) ................ 116
3.30. Hiệu lực của chế phẩm từ chủng B. bassiana Be13 đối với BNSC trên
cải đông dư với các cách xử lý (Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 2020) .................... 117
3.31. Hiệu lực của chế phẩm B. bassiana Be13 đối với trưởng thành BNSC
trên cải củ với các cách xử lý (Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 2020) ...................... 118
3.32. Hiệu lực của các chế phẩm sinh học được nghiên cứu đối với trưởng
thành bọ nhảy sọc cong (tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 2021) .......................... 119
3.33. Hiệu lực của các chế phẩm sinh học được nghiên cứu đối với sâu non bọ
nhảy sọc cong (tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 2021) ......................................... 120
3.34. Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong trên cải đông dư trong thí nghiệm
dùng chế phẩm EntoNema-33 tại Sa Pa (Lào Cai, 2020) ............................ 122
3.35. Hiệu lực đối với bọ nhảy sọc cong trên cải đơng dư trong thí nghiệm
dùng chế phẩm EntoNema-33 tại Sa Pa (Lào Cai, 2020) ............................ 122
3.36. Chỉ số hại do trưởng thành BNSC gây ra trên cải đơng dư trong thí
nghiệm dùng chế phẩm EntoNema-33 tại Sa Pa (Lào Cai, 2020) ............... 123
3.37. Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong ở ruộng cải đông dư được dùng chế
phẩm EntoNema-33 tại tp. Lào cai (Lào Cai, 2020) .................................... 124
3.38. Hiệu lực đối với bọ nhảy sọc cong trên cải đơng dư ở ruộng thí nghiệm
áp dụng chế phẩm EntoNema-33 tại tp. Lào Cai (Lào Cai, 2020) .............. 125
3.39. Chỉ số hại do BNSC trên cải đông dư ở ruộng thí nghiệm dùng chế
phẩm EntoNema-33 tại tp. Lào Cai (Lào Cai, 2020) ................................... 125


viii

3.40. Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong ở ruộng cải đơng dư thí nghiệm

dùng chế phẩm EntoNema-33 tại Hoài Đức (Hà Nội, 2020)....................... 126
3.41. Hiệu lực đối với bọ nhảy sọc cong trên cải đông dư ở ruộng thí nghiệm
áp dụng chế phẩm EntoNema-33 tại Hồi Đức (Hà Nội, 2020) .................. 127
3.42. Chỉ số hại do bọ nhảy sọc cong gây ra trên cải đông dư ở ruộng thí
nghiệm áp dụng chế phẩm EntoNema-33 tại Hồi Đức (Hà Nội, 2020) ..... 128


ix

DANH MỤC HÌNH
TT Hình

Nội dung hình

Trang

2.1. Thang phân cấp hại do trưởng thành bọ nhảy gây ra [87] ...................... 36
2.2. Dụng cụ lấy mẫu đất ................................................................................ 41
2.3. Phễu Berlese-Tullgren ............................................................................. 41
3.1. Số lần phun thuốc BVTV trừ bọ nhảy trong một vụ rau HHTT tại Hà Nội
(điều tra năm 2018) ........................................................................................ 62
3.2. Thời gian cách ly thuốc BVTV trừ bọ nhảy trên một số loài rau họ hoa
thập tự tại Hà Nội (năm 2018) ....................................................................... 64
3.3. Trưởng thành của các loài bọ nhảy giống Phyllotreta đã phát hiện trên
rau họ hoa thập tự năm 2019-2020 tại Hà Nội và phụ cận ............................ 67
3.4. Triệu chứng gây hại của bọ nhảy sọc cong ............................................. 68
3.5. Chỉ số hại do trưởng thành bọ nhảy sọc cong gây ra trong một lứa rau cải
mơ và cải đông dư (Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 2021) ......................................... 69
3.6. Chỉ số hại do trưởng thành bọ nhảy sọc cong gây ra trong một vụ rau cải
mơ và cải đông dư (Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 2021) ......................................... 70

3.7. Chỉ số hại do trưởng thành bọ nhảy sọc cong gây ra trong các vụ rau
HHTT (Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 2021) ............................................................ 71
3.8. Chỉ số hại do trưởng thành bọ nhảy sọc cong gây ra trên các loài rau
HHTT (Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 2021) ............................................................ 72
3.9. Chỉ số hại do trưởng thành bọ nhảy sọc cong gây ra trên cải đông dư tại
một vài địa điểm trong năm 2020 .................................................................. 73
3.10. Trứng của bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata................................ 74
3.11. Các tuổi sâu non của bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata ............... 74
3.12. Tiền nhộng và nhộng của bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata ............. 75
3.13. Trưởng thành bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata .......................... 75
3.14. Diễn biến mật độ trưởng thành bọ nhảy sọc cong trong một lứa rau họ
hoa thập tự tại vùng Hà Nội ........................................................................... 88


x

3.15. Diễn biến mật độ sâu non bọ nhảy sọc cong trong một lứa rau họ hoa
thập tự tại vùng Hà Nội .................................................................................. 89
3.16. Diễn biến mật độ trưởng thành BNSC trong một vụ rau họ hoa thập tự
tại vùng Hà Nội .............................................................................................. 91
3.17. Diễn biến mật độ sâu non BNSC trong một vụ rau họ hoa thập tự tại
vùng Hà Nội ................................................................................................... 92
3.18. Diễn biến mật độ trưởng thành BNSC trong các vụ rau họ hoa thập tự ở
vùng Hà Nội ................................................................................................... 93
3.19. Diễn biến mật độ sâu non BNSC trong các vụ rau họ hoa thập tự ở vùng
Hà Nội ............................................................................................................ 94
3.20. Diễn biến mật độ trưởng thành BNSC trên các loài rau họ hoa thập tự tại
vùng Hà Nội ................................................................................................... 97
3.21. Diễn biến mật độ sâu non BNSC trên các loài rau họ hoa thập tự tại
vùng Hà Nội ................................................................................................... 98

3.22. Sâu non bọ nhảy sọc cong sau 2 ngày thí nghiệm .............................. 105


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Rau họ hoa thập tự (Brassicaceae) có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể
gieo trồng nhiều vụ trong năm. Hiệu quả kinh tế mang lại trên cùng đơn vị sản
xuất cao hơn so với gieo trồng các loại cây trồng ngắn ngày khác. Rau họ hoa
thập tự (HHTT) được trồng ở nhiều vùng trên khắp cả nước, đặc biệt ở các
vùng trồng rau tập trung như vùng đồng bằng sông Hồng (ngoại thành Hà
Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,…), Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm
Đồng), tp. Hồ Chí Minh,... Đã hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh,
thâm canh rau HHTT nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sự phong phú về
chủng loại, gia tăng về diện tích, đa dạng về thời vụ gieo trồng đã dẫn đến
ngày càng tăng tính trầm trọng của nhiều lồi sâu hại trên rau HHTT. Những
sâu hại chính trên rau HHTT ở các vùng chuyên canh rau ở nước ta bao gồm
sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy, sâu khoang, rệp muội, v.v...
Bọ nhảy giống Phyllotreta (Coleoptera: Chrysomelidae) có nguồn gốc ở
lục địa Á-Âu, hiện nay đã phân bố phổ biến ở cả các vùng phía đơng, vùng
Thái Bình Dương của Mỹ và Nam Phi. Bọ nhảy giống Phyllotreta được coi là
một trong những sâu hại quan trọng hại rau HHTT trên thế giới và các vùng
chuyên canh rau HHTT ở Việt Nam. Bọ nhảy giống Phyllotreta là những côn
trùng gây hại làm ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất các loài rau
HHTT. Các loài bọ nhảy gây hại ở cả hai pha phát triển là pha sâu non (hay
ấu trùng) và pha trưởng thành. Pha trưởng thành gây hại bộ phận trên mặt đất
của cây rau, tạo ra những lỗ thủng trên lá từ giai đoạn cây con cho đến khi thu
hoạch. Trưởng thành bọ nhảy có khả năng di chuyển nhanh, xa và có tuổi thọ
khá dài. Ở giai đoạn cây con, nếu bị trưởng thành bọ nhảy gây hại nặng thì lá
mầm hoặc bộ lá của cây rau sẽ có thể bị ăn trụi dẫn đến cây con bị chết nếu

không được trừ diệt kịp thời. Pha sâu non của bọ nhảy sống trong đất và gây


2
hại rễ (hoặc củ) của các loài rau HHTT. Cây rau bị ấu trùng bọ nhảy hại rễ trở
nên còi cọc, đôi khi bị héo hoặc bị thối rễ, thối củ (đối với rau HHTT có củ).
Hiện nay, biện pháp phòng chống bọ nhảy hại rau HHTT ở Việt Nam chủ
yếu vẫn dựa vào việc sử dụng thuốc hoá học. Do đặc điểm sống và gây hại của
bọ nhảy như nêu trên nên việc dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phịng
chống bọ nhảy gặp nhiều khó khăn và cho hiệu quả không cao. Điều này dẫn đến
người nông dân ở nhiều nơi đã lạm dụng thuốc hóa học BVTV. Do đó, độ an
tồn của sản phẩm thấp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng và tác động
mạnh đến cân bằng sinh thái ở đồng rau HHTT.
Sản xuất rau HHTT đang đòi hỏi giảm việc sử dụng thuốc hóa học
BVTV. Do đó, nghiên cứu phát triển biện pháp sinh học và các biện pháp phi
hóa học khác đang là những giải pháp mang tính cấp thiết trong phịng chống
sinh vật hại rau HHTT nói chung và bọ nhảy nói riêng. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu lợi dụng kẻ thù tự nhiên của bọ nhảy để khống chế sự phát triển
của chúng là việc rất khó và hiện nay chưa được nhiều người quan tâm. Từ
những năm đầu thế kỷ 21, ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã bắt đầu có
những nghiên cứu phát triển chế phẩm sinh học để phòng chống bọ nhảy.
Nhưng cho đến nay, ở Việt Nam chưa có chế phẩm sinh học nào được khuyến
cáo áp dụng để diệt trừ bọ nhảy hại các lồi rau HHTT. Trong khi đó, những
kết quả nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng một số tác nhân
sinh học như tuyến trùng ký sinh côn trùng (TTKSCT), nấm ký sinh côn trùng
(NKSCT) là những ứng viên tiềm năng có hiệu quả và khả thi trong phát triển
biện pháp sinh học để trừ cơn trùng sống trong đất nói chung và bọ nhảy hại
rau HHTT nói riêng.
Từ thực tiễn đã nêu, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu bọ nhảy
giống Phyllotreta (Coleoptera: Chrysomelidae) và biện pháp phòng chống tại

Hà Nội và ph cận”.


3
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Đi sâu nghiên cứu bọ nhảy Phyllotreta (thành phần loài, đặc điểm sinh
vật học, sinh thái học, biện pháp phòng chống lồi hại chính) trên rau
HHTT ở Hà Nội, phụ cận nhằm xác định được tác nhân sinh học (NKSCT,
TTKSCT) có triển vọng để phòng chống bọ nhảy đạt hiệu quả cao, an toàn.
2.2. Yêu cầu
- Cập nhật thành phần loài bọ nhảy Phyllotreta (Col: Chrysomelidae) và
xác định loài bọ nhảy chính hại rau HHTT ở Hà Nội, phụ cận;
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của lồi bọ nhảy chính
gây hại các lồi rau HHTT ở Hà Nội và vùng phụ cận;
- Xác định hiệu lực của NKSCT và TTKSCT đối với bọ nhảy chính hại
rau HHTT;
- Xác định kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học (NKSCT, TTKSCT) để
phòng chống bọ nhảy hại rau HHTT đạt hiệu quả cao và an toàn.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bọ nhảy giống Phyllotreta (Coleoptera: Chrysomelidae) hại rau HHTT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài bọ nhảy giống Phyllotreta, đặc điểm sinh vật
học, sinh thái học của lồi bọ nhảy chính hại rau HHTT. Đánh giá hiệu lực và
kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học từ NKSCT, TTKSCT để trừ bọ nhảy hại
rau HHTT ở vùng Hà Nội, phụ cận.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Cập nhật thành phần loài bọ nhảy Phyllotreta (Col.: Chrysomelidae),

khẳng định BNSC là lồi hại chính trên rau HHTT ở vùng Hà Nội, phụ cận.
- Bổ sung dẫn liệu mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của BNSC.


4
- Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về hiệu lực của NKSCT, TTKSCT đối
với BNSC trên rau HHTT.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án góp tài liệu làm cơ sở đề xuất dùng tuyến trùng ký
sinh côn trùng và nấm ký sinh côn trùng để hạn chế bọ nhảy giống Phyllotreta
hại rau HHTT đạt hiệu quả cao và an tồn.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Đã ghi nhận được ba loài bọ nhảy giống Phyllotreta hại rau HHTT là
P. striolata, P. rectilineata, P. chotanica; khẳng định bọ nhảy sọc cong P.
striolata (BNSC) là loài hại chính trên rau họ hoa thập tự.
- Bổ sung nhiều dẫn liệu mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của
bọ nhảy sọc cong hại rau HHTT ở Hà Nội và phụ cận.
- Cung cấp bổ sung dẫn liệu khoa học mới về hiệu lực của chế phẩm
TTKSCT và NKSCT đối với bọ nhảy sọc cong hại rau họ hoa thập tự.


5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Rau họ hoa thập tự (Brassicaceae) là nhóm rau rất quan trọng, được trồng
phổ biến trên thế giới ở nhiều quốc gia và vùng địa lý khác nhau, với hệ thống
canh tác không giống nhau. Ở các vùng địa lý khác nhau, số lượng lồi cơn
trùng gây hại và những lồi sâu hại chính trên cây rau HHTT hồn tồn khơng
giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng địa lý. Bọ nhảy

giống Phyllotreta là nhóm sâu hại rau HHTT được coi là quan trọng và phổ
biến ở nhiều quốc gia, vùng địa lý [27], [58], [68], [100], [105]. Sự phát sinh,
phát triển, gây hại của những loài bọ nhảy trên rau HHTT ở quốc gia, vùng địa
lý này không giống với quốc gia, vùng địa lý khác,.... Kết quả nghiên cứu về bọ
nhảy giống Phyllotreta gây hại trên cây rau HHTT và biện pháp phòng chống
chúng hiệu quả ở quốc gia, vùng địa lý này nhưng chưa chắc đã phù hợp để áp
dụng cho quốc gia, vùng địa lý khác.
Mặt khác, sự phong phú về chủng loại rau HHTT, tập quán canh tác rau
HHTT và thành phần lồi bọ nhảy, lồi bọ nhảy hại chính cũng như biện
pháp phòng chống sâu hại rau HHTT ở Việt Nam có những đặc trưng riêng,
khơng giống với các quốc gia khác. Những hiểu biết về thành phần loài bọ
nhảy, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài bọ nhảy chính gây hại trên
rau HHTT ở điều kiện cụ thể của ngoại thành Hà Nội sẽ là cơ sở khoa học
chắc chắn để xây dựng biện pháp phòng chống hiệu quả nhóm cơn trùng hại
này phục vụ sản xuất rau HHTT an toàn.
Những điểm nêu trên là cơ sở khoa học của đề tài luận án.
1.2. Nghiên cứu bọ nhảy giống Phyllotreta ở trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu thành phần lồi, phân bố, lồi gây hại chính và tác hại
Thành phần loài bọ nhảy giống Phyllotreta
Bọ nhảy là tên tiếng Việt được gọi cho côn trùng ăn lá thuộc một số
giống của họ Chrysomelidae (bộ Coleoptera), như giống Chaetocnema,


6
Phyllotreta, Psylliodes,... Giống Phyllotreta được Chevrolat mô tả năm 1836.
Đây là một trong các giống có nhiều lồi nhất của phân họ Galerucinae
(Chrysomelidae). Thế giới đã phát hiện và mô tả được từ 200 loài đến hơn
250 loài thuộc giống Phyllotreta [34], [70], [71], [84], [85], [106].
Số loài bọ nhảy Phyllotreta đã phát hiện được ở vùng Bắc Mỹ ghi trong
các tài liệu rất khác nhau. Năm 1923 đã ghi nhận có 11 lồi [46], nhưng các

tài liệu cơng bố sau lại chỉ phát hiện được 5 loài Phyllotreta [36], [68]. Tại
Canada ghi nhận có 4-5 lồi [36], [37], [113].
Phần lãnh thổ của Liên Xô cũ trong các tài liệu đã ghi nhận có từ 21 đến
hơn 30 lồi [97], [106]. Ở nước Nga có hơn 30 lồi đã được phát hiện, trong
đó mỗi vùng/tỉnh của nước Nga được nghiên cứu (Kaliningrad, Leningrad,
Lipetsk, Udmurtia) đều đã ghi nhận có 12-13 loài [34], [47], [86]. Một số
nước khác ở châu Âu như Latvia, Belarus, Estonia, Lithuania đã ghi nhận
(tương ứng) có 13, 14, 10 và 12 loài Phyllotreta [34]. Trên cây trồng ở
Hungary, Slovenia và Bulgaria đã ghi nhận được 11 loài bọ nhảy giống
Phyllotreta [80]. Ở Ukraina phát hiện được 6 loài bọ nhảy giống Phyllotreta
gây hại trên rau HHTT [106].
Ở Israel đã ghi nhận được 11 loài bọ nhảy giống Phyllotreta cùng với
các thông tin về phân bố và vật chủ của các chúng. Tại Jordan có 9 lồi bọ
nhảy được ghi nhận mới, trong đó có ba lồi mới cho khoa học là Phyllotreta
cleomica, P. hermonensis và P. yoffei [55]. Ở Đài Loan ghi nhận được 3 loài
bọ nhảy giống Phyllotreta [74]. Vùng Đông Nam Á đã ghi nhận có 4 lồi bọ
nhảy hại trên rau HHTT. Ở Đơng Dương ghi nhận được 5 lồi Phyllotreta
[65], [114].
Phân bố của bọ nhảy giống Phyllotreta
Giống Phyllotreta hiện nay có phân bố mang tính thế giới. Tuy nhiên,
vùng ơn đới được cho là trung tâm của sự đa dạng loài đối với bọ nhảy giống
Phyllotreta. Đến năm 2010, ở vùng Cổ Bắc đã phát hiện được 144 loài của


7
giống Phyllotreta. Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có ít lồi Phyllotreta đã
được phát hiện [65]. Số lượng lồi Phyllotreta đã được mơ tả và số lồi đặc
hữu ở các vùng địa lý động vật khác nhau thì cũng rất khác nhau: vùng Cổ
Bắc có số lượng lồi nhiều nhất (137 loài với 118 loài đặc hữu), tiếp theo là
các vùng Nhiệt đới châu Phi (49 loài với 39 loài đặc hữu), vùng Tân Cổ Bắc

(49 loài với 40 lồi đặc hữu), vùng Đơng Phương (25 lồi với 18 loài đặc
hữu); các vùng Tân nhiệt đới châu Mỹ (5 lồi với 3 lồi đặc hữu) và vùng
Ơstrâylia (4 lồi với 3 lồi đặc hữu) có số lượng lồi ít nhất [56]. Về độ cao so
với mặt nước biển, đã thu thập được hàng chục triệu cá thể loài BNSC ở độ
cao 2900 mét tại Alberta (Canada) [30].
BNSC là một trong các lồi của giống Phyllotreta gây hại chính trên rau
HHTT và có phân bố mang tính thế giới. Loài này đã phát hiện được ở rất
nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ: tại Bắc Mỹ có ở Canada, Hoa Kỳ; tại châu Âu
có ở Ailen, Anbani, Áo, Ba Lan, Bỉ, Bungari, Cộng hòa Czech, Crete, Đan
Mạch, Đức, Estonia, Hà Lan, Hungari, Hy-lạp, Luxembourg, Na Uy, Nam
Tư, Nga, Pháp, Phần Lan, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ,
Vương quốc Anh, Ý; tại châu Á có ở Andaman Islands, Ấn Độ, Bhutan, Đài
Loan, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, Myanma, Nêpan, Nhật Bản, Thái Lan,
Triều Tiên, Trung Quốc, Xinhgapo, Việt Nam [41].
Loài bọ nhảy xanh đen Phyllotreta chotanica có phân bố địa lý ở Châu
Á: Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia, Miến Điện, Nêpan, Pakistan, Sri Lanka,
Thái Lan, Việt Nam và Xinhgapo [42].
Loài bọ nhảy giống Phyllotreta gây hại chính trên rau họ hoa thập tự
Bọ nhảy giống Phyllotreta là các lồi cơn trùng gây hại quan trọng đối
với rau thuộc họ HHTT. Có nhiều lồi bọ nhảy thuộc giống Phyllotreta tấn
cơng rau HHTT: Phyllotreta cruciferae Goeze., P. vittula Redtb., P. undulata
Kutsch., P. nigripes Fabr., P. nodicornis Marsh., P. balcanica Heikert., P.
atra Fabr., P. procera Redtb., P. ochripes Curt. và P. diademata Foudb [92].


8
Tuy nhiên, lồi bọ nhảy gây hại chính trên rau HHTT không giống nhau ở các
quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau.
Loài Phyllotreta cruciferae và P. striolata là sâu hại quan trọng trên rau
HHTT ở Hoa Kỳ [27], [68], [107], [93], [95]. Ở Canada có 3 lồi bọ nhảy là

sâu hại quan trọng trên cây cải dầu gồm P. cruciferae, P. striolata, Psylliodes
punctulata. Trong đó, lồi P. cruciferae phổ biến và quan trọng nhất [36],
[110], [115].
Ở Hungari, Slovenia và Bungari ghi nhận được 6 loài bọ nhảy phổ biến
gây hại rau HHTT là P. cruciferae, P. vittula, P. undulata, P. nigripes, P.
atra, Psylliodes chrysocephalus. Các loài P. nigripesis và P. atrais còn là sâu
hại nguy hiểm trên rau HHTT ở cả châu Âu [80]. BNSC là một trong số
những sâu hại quan trọng nhất trên rau HHTT vụ hè tại Belarus [122]. Loài
Phyllotreta undulata xuất hiện nhiều nhất và gây hại chính trên rau HHTT ở
Estonia [58]. Ở Thụy Điển ghi nhận 5 loài bọ nhảy gây hại cây cải dầu [76].
Ở Ukraina có 4 lồi gây hại cây HHTT với mức độ phổ biến tùy thuộc vào
từng vùng sinh thái của quốc gia này [106].
Ở vùng Saveh (Iran), bọ nhảy giống Phyllotreta là sâu hại chính trên cây
cải dầu và các loài P. obsgata, P. corrugata gây hại nghiêm trọng cho cây cải
dầu mùa đơng [63]. Lồi P. cruciferae là sâu hại nghiêm trọng trên cây cải
bắp ở giai đoạn cây con tại Sri Lanka [78]. Ở Trung Quốc ghi nhận có 6 lồi
bọ nhảy giống Phyllotreta hại rau HHTT. Đó là BNSC P. striolata, bọ nhảy
sọc trắng P. armoraciae, bọ nhảy sọc đen P. pusila, P. humilis, P. vittuza [P.
vittula] và P. rectilineata. Trong đó, BNSC là lồi gây hại nghiêm trọng, trên
diện rộng đối với rau HHTT, chủ yếu là trên cải bắp và củ cải [57], [116],
[121]. Loài BNSC P striolata và bọ nhảy xanh đen P. chotanica là hai loài
phổ biến trên rau HHTT ở Trawas (Mojokerto, Indonesia) [92]. BNSC là loài
gây hại quan trọng trên rau HHTT chung cho vùng Đông Nam Á [103]. Còn


9
loài Phyllotreta sinuata gây hại nghiêm trọng chỉ đối với sản xuất rau HHTT
ở Thái Lan [81].
Tác hại của bọ nhảy giống Phyllotreta đối với rau họ hoa thập tự
Các loài bọ nhảy giống Phyllotreta gây hại cây trồng ở hai pha phát

triển: sâu non và trưởng thành. Pha sâu non gây hại rễ cây rau HHTT, ảnh
hưởng không lớn đến năng suất. Pha trưởng thành gây thiệt hại đáng kể cho
các bộ phận trên mặt đất của cây rau HHTT. Với miệng nhai, trưởng thành bọ
nhảy giống Phyllotreta ăn biểu bì tạo nên các lỗ nhỏ trịn trên lá mầm, lá thật
của cây con. Điều này dẫn đến làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh
hưởng đến sinh trưởng và năng suất, chất lượng các loài rau HHTT. Ở giai
đoạn cây con, thân cây và cuống lá cũng bị trưởng thành bọ nhảy ăn dẫn đến
lá mầm bị rụng, cây bị cắt ngang và chết, làm giảm mật độ cây,… [54], [68],
[76], [106], [122].
Ở Bắc Mỹ, tổn thất năng suất cải dầu do bọ nhảy Phyllotreta được đánh
giá là 10 triệu đô-la mỹ mỗi năm [68]. Mặc dù đã dùng thuốc trừ sâu để bảo
vệ cải dầu, nhưng vẫn bị mất 8-10% năng suất do bọ nhảy Phyllotreta [73].
Riêng vùng Great Plains ở Bắc Mỹ mỗi năm phải chi 300 triệu đơ-la mỹ cho
phịng chống bọ nhảy Phyllotreta trên cây cải dầu [69].
Ngoài gây hại trực tiếp, bọ nhảy Phyllotreta có thể cịn là mơi giới
truyền một số bệnh vi rút trên rau HHTT [69], [83], [94].
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học
Đặc điểm hình thái giống Phyllotreta
Đặc điểm hình thái của trưởng thành được nghiên cứu để phục vụ phân
loại đến lồi trong giống Phyllotreta. Do đó, có nhiều nghiên cứu đặc điểm
hình thái pha trưởng thành. Những lồi bọ nhảy Phyllotreta gây hại chính
được nghiên cứu mơ tả các pha trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành. Đặc
điểm chung của giống Phyllotreta được mô tả như sau:


10
Trưởng thành. Các lồi Phyllotreta có cơ thể hình thon dài, dẹt, cùng
một màu (đen, xanh, xanh lục có ánh kim) hoặc màu đen với các vệt/sọc vàng
trên cánh cứng. Trán có hoặc khơng có bướu, gờ trán phẳng hoặc nhơ sắc
cạnh. Mơi trên hình vng với vết khía ở mép trước. Râu đầu 11 đốt. Mảnh

lưng ngực trước hình vuông, hẹp hơn gốc cánh cứng. Bướu vai nhô lồi. Hầu
hết các lồi đều có cánh sau phát triển. Chiều dài thân là 1,3-3,5 mm [106].
Trứng. Trứng có màu vàng sáng, trong mờ, hình ơ-van dài với chiều dài
0,3-0,4 mm (có khi tới 0,6-0,9 mm) và chiều rộng 0,1-0,2 mm [106].
Sâu non. Hầu hết cơ thể màu trắng nhạt, vàng, vàng nhạt. Đầu và đốt
cuối thân màu vàng nhạt. Mặt ngồi cơ thể nhẵn, các tấm cứng nhẵn bóng.
Mỗi tấm cứng có một lơng. Một vài tấm cứng kết hợp lại với nhau [106].
Nhộng. Là nhộng trần, màu vàng nhạt, cơ thể nhộng dài 2-3 mm [106].
Trưởng thành của một lồi bọ nhảy Phyllotreta cũng có đặc điểm hình
thái thay đổi và cũng có những nghiên cứu về vấn đề này. Thí dụ, lồi P.
tetrastigma có hai dạng hình màu sắc và có các quần thể dinh dưỡng trên hai
lồi cây chủ khác nhau. Sự biến đổi hình thái của loài bọ nhảy này được phát
hiện giữa các cá thể khác giới tính và giữa các quần thể từ những địa phương
khác nhau, chứ khơng phải giữa các dạng hình màu sắc [112]. Tồn tại một số
loài bọ nhảy Phyllotreta có đặc điểm hình thái trưởng thành rất giống nhau.
Thí dụ như các loài P. dilatata, P. flexuosa, P. ochripes và P. tetrastigma. Để
phân biệt các loài này đã phải nghiên cứu kiểu màu sắc trên cánh cứng, những
khác nhau về hình thái trong lồi và giữa các lồi, đặc điểm cơ quan sinh dục.
Kết quả chỉ ra rằng tất cả các lồi nêu trên khác nhau về hình thái rõ ràng,
khẳng định loài P. tetrastigma và P. flexuosa là hai loài khác nhau [111].
Một số loài bọ nhảy Phyllotreta có ý nghĩa quan trọng (P. obsgata, P.
striolata, P. chotanica,...) đã được mơ tả chi tiết đặc điểm hình thái các pha
phát triển [38], [54], [59], [63], [92],...


11
Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học bọ nhảy giống Phyllotreta
Tập tính hoạt động sống
Trưởng thành tất cả các loài bọ nhảy Phyllotreta đều sống trên tán lá rau
HHTT. Khi bị động, chúng đều bật nhảy để trốn do đốt đùi chân sau phát

triển. Trưởng thành cái đẻ trứng rải rác hoặc thành nhóm nhỏ vào những khe
kẽ nhỏ ở bề mặt đất xung quanh gốc cây thức ăn. Sâu non nở từ trứng đục vào
rễ cây con và gây hại trong rễ cây. Sâu non đẫy sức thường hóa nhộng ở trong
đất [38], [44], [63], [67], [69],[106],...
Trưởng thành (đực và cái) của lồi BNSC (P. striolata) có phản ứng
giống nhau với ánh sáng, ưa tối, nhu cầu ánh sáng có bước sóng 300-600 nm.
Chúng mẫn cảm nhất với ánh sáng 350-430 nm vào buổi sáng và với ảnh sáng
có bước sóng ngắn hơn 430 nm vào buổi chiều. Kết quả này gợi ý rằng trưởng
thành bọ nhảy Phyllotreta có thể ưa thích ánh sáng xanh [120].
Thời gian phát triển các pha và thời gian vòng đời
Đã nghiên cứu thời gian phát triển các giai đoạn của bọ nhảy Phyllotreta
cruciferae ở các nhiệt độ khác nhau trong phịng thí nghiệm và trên đồng
ruộng tại vùng Tây Nam Ontario. Thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành cái
từ 3,8 ngày ở 32oC đến 22 ngày ở 20oC. Thời gian từ pha trứng đến trưởng
thành ở 30°C và 20°C là 24 và 54 ngày (tương ứng) [67]. Trong phịng thí
nghiệm, thời gian phát triển của BNSC (P. striolata) là 18,35 ngày khi được
ni bằng lá cải chíp và là 25,86 ngày khi được ni trên cây cải chíp trồng
trong chậu [88]. Tại Đài loan, với thức ăn là cây cải bao trung quốc BNSC có
thời gian sâu non, nhộng (tương ứng) kéo dài 14 ngày và 5-6 ngày. Vào thời
gian tháng 11 đến tháng 1 năm sau, mỗi thế hệ hoàn thành trong 60-67 ngày.
Vào các tháng 6-8 hàng năm, mỗi thế hệ hoàn thành trong 33-38 ngày [44],
[45]. Ở 23,5°C và 60% ẩm độ, thời gian phát triển trứng, sâu non và nhộng
của bọ nhảy P. obsgata (tương ứng) kéo dài 6-11, 18-28 và 9-15 ngày [63].
Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành của bọ nhảy P. vittula dao


×