Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kinh doanh thương mại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 71 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC/MƠ ĐUN: KINH TẾ VI MƠ
NGÀNH, NGHỀ: KINH DOANH THƢƠNG MẠI
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 161/QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 15 tháng 6 năm
2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Kinh tế Vi mơ đƣợc biên soạn nhằm cung cấp nhằm cung cấp các kiến
Giáo trình này là tài liệu dùng trong giảng dạy và học tập dành cho sinh viên
năm thứ nhất khối ngành kinh tế ở trình độ trung cấp.
Khác với Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế nhƣ một tổng thể, Kinh
tế vi mơ tập trung vào việc phân tích các hành vi của các chủ thể kinh tế nhƣ
ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng, thậm chí là chính phủ trên từng thị trƣờng riêng


biệt. Là tài liệu có tính chất nhập mơn, giáo trình nàytrình bày những ngun lý
cơ bản của mơn Kinh tế vi mơ. Nó đƣợc biên soạn thành 5 chƣơng. Chƣơng 1
đƣợc dành để giới thiệu chung về kinh tế học nhƣ một môn khoa học xã hội đặc
thù, làm rõ sự phân nhánh trong cách tiếp cận kinh tế học thành Kinh tế (học) vi
mô và Kinh tế (học) vĩ mô cũng nhƣ giúp sinh viên làm quen với một số công cụ
chung thƣờng đƣợc dung trong phân tích kinh tế. Chƣơng 2 tập trung trình bày
về mơ hình cung – cầu nhƣ là một mơ hình cơ bản để tƣ duy về sự vận hành của
một thị trƣờng. Chƣơng 3 đề cập đến mơ hình về sự lựa chọn của ngƣời tiêu
dùng. Chƣơng 4 đƣợc dành để trình bày những nguyên tắc chung trƣớc khi việc
áp dụng chúng trong các cấu trúc thị trƣờng cụ thể đƣợc phát triển ở các chƣơng
5
Đồng Tháp, ngày

tháng năm 2018

Tham gia biên soạn
Chủ biên
Lê Vi Sa

3


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC ................................................. 8
1. KINH TẾ HỌC ................................................................................................ 8
1.1

Khái niệm .................................................................................................. 8

1.2


Phân biệt kinh tế vi mô và vĩ mô ............................................................... 9

1.3

Ba vấn đề kinh tế cơ bản ........................................................................... 9

2. CÁC MƠ HÌNH KINH TẾ ............................................................................ 10
2.1

Mơ hình kinh tế tập trung ........................................................................ 10

2.2

Mơ hình kinh tế thị trƣờng ...................................................................... 11

2.3

Mơ hình kinh tế hỗn hợp ......................................................................... 11

3. ĐƢỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT .......................................... 11
CHƢƠNG 2 CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƢỜNG .................................. 16
1. CẦU ............................................................................................................... 16
1.1

Khái niệm ................................................................................................ 16

1.2

Cầu cá nhân và cầu thị trƣờng ................................................................. 17


1.3

Luật cầu ................................................................................................... 18

1.4

Các yếu tố hình thành cầu ....................................................................... 20

1.5

Sự thay đổi của lƣợng cầu và của cầu ..................................................... 22

2. CUNG ............................................................................................................ 23
2.1

Khái niệm ................................................................................................ 23

2.2

Cung cá nhân và cung thị trƣờng ............................................................ 24

2.3

Luật cung ................................................................................................. 24

2.4

Các yếu tố hình thành cung ..................................................................... 25


2.5

Sự thay đổi của lƣợng cung và của cung ................................................. 27

3. MỐI QUAN HỆ CUNG CẦU ....................................................................... 28
3.1

Trạng thái cân bằng ................................................................................. 28
4


3.2

Dƣ thừa và thiếu hụt ................................................................................ 29

3.3

Sự thay đổi trạng thái cân bằng và kiểm soát giá .................................... 30

4. SỰ CO GIÃN CUNG- CẦU ......................................................................... 33
4.1

Sự co giãn của cầu ................................................................................... 33

4.2 Sự co giãn của cung theo giá ...................................................................... 35
CHƢƠNG 3 LÝ THUYẾT HÀNH VI TIÊU DÙNG ......................................... 36
1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI ÍCH ........................................................................... 38
1.1

Một số khái niệm ..................................................................................... 38


1.2

Qui luật của lợi ích biên giảm dần........................................................... 39

2. LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƢU ............................................................. 40
2.1

Sở thích của ngƣời tiêu dùng ................................................................... 40

2.2

Sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng ............................................................. 40

CHƢƠNG 4 LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP ...................... 47
1. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT...................................................................... 47
1.1

Hàm sản xuất ........................................................................................... 47

1.2

Sản xuất trong ngắn hạn .......................................................................... 48

1.3

Sản xuất trong dài hạn ............................................................................. 48

2. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ ........................................................................... 50
2.1


Chi phí sản xuất ....................................................................................... 50

2.2

Chi phí ngắn hạn ...................................................................................... 51

2.3

Chi phí dài hạn......................................................................................... 54

3. LÝ THUYẾT VỀ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN .................................... 55
3.1

Doanh thu ................................................................................................ 55

3.2

Lợi nhuận ................................................................................................. 56

4. PHƢƠNG ÁN SẢN XUẤT TỐI ƢU ............................................................ 56
CHƢƠNG 5 CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG .......................................................... 60
1. CẠNH TRANH HOÀN HẢO ....................................................................... 60
5


1.1 Khái niệm, đặc điểm của thị trƣờng và doanh nghiệp trong thị trƣờng
cạnh tranh hoàn hảo .......................................................................................... 60
1.2


Ngƣỡng sinh lời- ngƣỡng đóng cửa ........................................................ 61

1.3

Đƣờng cung trong ngắn hạn .................................................................... 62

1.4

Thặng dƣ sản xuất ................................................................................... 63

1.5

Cân bằng thị trƣờng trong dài hạn ........................................................... 64

2. ĐỘC QUYỀN ................................................................................................ 65
2.1

Đặc điểm thị trƣờng, lí do tồn tại độc quyền........................................... 65

2.2

Cân bằng thị trƣờng- tối đa hố lợi nhuận............................................... 66

2.3

Chính sách phân biệt giá ......................................................................... 67

2.4 Chính sách quản lý của chính phủ: Giá tối đa, thuế theo sản lƣợng, thuế
không theo sản lƣợng ........................................................................................ 68


6


CHƢƠNG TRÌNH MƠN HỌC

Tên mơn học: KINH TẾ VI MƠ
Mã môn học: MH09
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành, thí
nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra thƣờng uyên, định kỳ: 2 giờ;
Thi/kiểm tra kết thúc mơn học: 1 giờ LT, hình thức: Tự luận).
I. VỊ TR , T NH CHẤT MÔN HỌC:
- Vị trí: Kinh tế học vi mơ là một môn khoa học
hội thuộc khối kiến thức cơ
sở của học sinh, sinh viên khối ngành kinh tế. Đ y là mơn cơ sở bắt buộc đƣợc
bố trí học sau các mơn chung.
- Tính chất: Kinh tế học vi mơ là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định
của các chủ thể kinh tế cũng nhƣ sự tƣơng tác của họ trên các thị trƣờng cụ thể,
là cơ sở để học các môn chuyên môn của ngành.
II. MỤC TI U MÔN HỌC:
- Kiến thức: Nh n định đƣợc các vấn đề kinh tế cơ bản của các chủ thể trong nền
kinh tế; cung cầu và sự hình thành giá cả hàng hóa trên thị trƣờng; các yếu tố
sản xuất; cạnh tranh và độc quyền.
- Kỹ năng:
+ Ph n tích đƣợc các vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp;
+ Xác định đƣợc cung cầu, giá cả hàng hóa; Chính sách của chính phủ qua giá
tối thiểu, giá tối đa nhằm ổn định thị trƣờng.
+ Giải thích đƣợc hành vi của ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp; sinh viên hiểu
dƣợc phƣơng thức lựa chọn tối ƣu của ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp
+ So sánh đƣợc thị truờng cạnh tranh và độc quyền;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Chủ động, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu môn học; tiếp cận và giải
quyết các vấn đề kinh tế hiện đại phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

7


CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
Mục tiêu:
- Kiến thức: Nhằm giới thiệu cho ngƣời học cái nhìn tổng quát về kinh tế học,
mà kinh tế vi mô là một phân nhánh quan trọng của nó, thơng qua các khái niệm
nhƣ: sự khan hiếm, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mơ, các mơ hình nền kinh tế
- Kỹ năng: Ph n biệt chính xác kinh tế vi mơ và vĩ mơ, ph n loại đƣợc các mơ
hình kinh tế đang tồn tại trên thế giới.
- Thái độ: Nghiêm túc, chủ động, tích cực trong q trình nghiên cứu, học tập
Nội dung:
1. KINH TẾ HỌC
1.1Khái niệm
Hoạt động kinh tế là hoạt động thƣờng xuyên của con ngƣời. Hoạt động
kinh tế bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa, hoạt động mua bán tài sản tài
chính, hoạt động tín dụng (đi vay, cho vay), v.v. Do các hoạt động kinh tế
thƣờng nhằm mục đích tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của
con ngƣời nên chúng đóng một vai trị hết sức quan trọng. Vì vậy, việc hình
thành một mơn khoa học nghiên cứu hoạt động kinh tế của con ngƣời là rất cần
thiết. Điều này giải thích lý do ra đời của mơn kinh tế học.
Ngày nay, các nhà kinh tế học đƣa ra định nghĩa chung về kinh tế học nhƣ
sau: Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu cách thức con người sử dụng
nguồn tài nguyên có hạn để thỏa mãn nhu cầu vơ hạn của mình. Định nghĩa nói
trên nhấn mạnh hai khía cạnh quan trọng của kinh tế học.
+ Một là, nguồn tài nguyên đƣợc dùng để sản xuất ra của cải vật chất thì
có giới hạn. Điều này có nghĩa là nguồn tài ngun khơng thể đủ để đáp ứng tất

cả các nhu cầu của con ngƣời. Sự khan hiếm này giới hạn sự chọn lựa của xã hội
và giới hạn cả cơ hội dành cho con ngƣời sống trong xã hội. Thí dụ, khơng một
cá nhân nào có thể tiêu dùng nhiều hơn số thu nhập của mình; khơng một ai có
thể có nhiều hơn 24 giờ trong một ngày. Sự chọn lựa của con ngƣời thực chất là
việc tính tốn xem nguồn tài ngun phải đƣợc sử dụng nhƣ thế nào.
+ Hai là, mối quan tâm về việc nguồn tài nguyên đƣợc phân phối nhƣ thế
nào. Bằng cách xem xét các hoạt động của ngƣời tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà

8


cung ứng, chính phủ, v.v., các nhà kinh tế học cố gắng tìm hiểu xem nguồn tài
nguyên đƣợc phân bổ nhƣ thế nào.
1.2Phân biệt kinh tế vi mô và vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô: nghiên cứu nền kinh tế quốc dân và kinh tế toàn cầu,
em ét u hƣớng phát triến và phân tích biến động một cách tổng thể, toàn diện
về cấu trúc của nền kinh tế và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của nền
kinh tế. Mục tiêu phân tích của kinh tế học vĩ mơ nhằm giải thích giá cả bình
qn, tổng việc làm, tổng thu nhập, tổng sản lƣợng sản xuất. Kinh tế học vĩ mơ
cịn nghiên cứu các tác động của chính phủ nhƣ thuế, chi tiêu, thâm hụt ngân
sách lên tổng việc làm và thu nhập. Chẳng hạn, kinh tế học vĩ mơ nghiên cứu chi
phí cuộc sống bình qn của d n cƣ, tổng giá trị sản xuất, chi tiêu ngân sách của
một quốc gia.
Kinh tế học vi mô:
Kinh tế học vi mô nghiên cứu hoạt động của các đơn vị kinh tế riêng lẻ,
chẳng hạn hoạt động sản của một doanh nghiệp hay hoạt động tiêu dùng của một
cá nhân. Thí dụ, một cơng ty cần tuyển bao nhiêu cơng nhân, sản xuất ra cái gì,
và bán sản phẩm với giá bao nhiêu, v.v. thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi
mơ. Nói cách khác, kinh tế vi mô là ngành kinh tế học nghiên cứu cách thức sử
dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi cá nh n ngƣời tiêu dùng, từng xí nghiệp, từng

cơng ty, v.v.
1.3Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Do nguồn tài nguyên có hạn và nhu cầu của con ngƣời là vô hạn nên nguồn
tài nguyên - những yếu tố đƣợc dùng để tạo ra hàng hóa và dịch vụ - đƣợc xem
là khan hiếm. Do sự khan hiếm của nguồn tài nguyên nên kinh tế học phải giải
quyết ba vấn đề chính của xã hội là:
(1) Sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ gì và sản xuất bao nhiêu? Sự khan hiếm
của nguồn tài nguyên buộc con ngƣời phải chọn ra từ vơ số hàng hóa, dịch vụ
những hàng hóa, dịch vụ có lợi nhất cho mình để sản xuất trong một khoảng thời
gian nhất định nào đó. Chúng ta nên sản xuất vũ khí phục vụ quốc phịng hay
sản xuất lƣơng thực phục vụ nhu cầu hàng ngày của ngƣời dân? Chúng ta nên
xây dựng nhiều cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe nhân dân hay nên xây dựng
thêm nhà ở? Đ y là những câu hỏi mà ta thƣờng xuyên gặp phải. Ngoài ra, một
câu hỏi khác nữa đƣợc đặt ra là chúng ta nên sản xuất bao nhiêu? Nếu chúng ta
sản xuất thêm một loại hàng hóa này, nghĩa là chúng ta phải giảm đi hàng hóa
9


khác. Vì thế, trên nguyên tắc số lƣợng các loại hàng hóa đƣợc sản xuất ra trong
một nền kinh tế nào đó phải phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
(2) Sản xuất nhƣ thế nào? Vấn đề này liên quan đến việc ác định những
nguồn lực nào đƣợc sử dụng và phƣơng pháp để sản xuất ra những sản phẩm và
dịch vụ. Có rất nhiều cách thức sản xuất khác nhau. Thí dụ, để tạo ra một bể bơi
ta có thể dùng một máy ủi trong vịng một ngày hay 30 ngƣời công nhân với
dụng cụ thô sơ trong vịng một tuần. Việc thu hoạch trong nơng nghiệp có thể
đƣợc thực hiện bằng tay hay bằng máy tùy theo sự lựa chọn của ngƣời nơng dân.
Áo quần có thể đƣợc may tại nhà hay cũng có thể đƣợc may ở các nhà máy với
dây chuyền công nghiệp. Lựa chọn cách thức sản xuất từng loại sản phẩm một
cách hiệu quả nhất cũng là c u hỏi đặt ra cho các quốc gia trên thế giới. Trong
nền kinh tế thị trƣờng, các nhà sản xuất vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải

tìm kiếm các nguồn lực có chi phí thấp nhất có thể (giả định với số lƣợng và
chất lƣợng sản phẩm không thay đổi). Các phƣơng pháp và kỹ thuật sản xuất
mới chỉ có thể đƣợc chấp nhận khi chúng làm giảm chi phí sản xuất. Trong khi
đó, các nhà cung cấp nguồn lực sản xuất sẽ cung cấp nguồn lực đem lại cho họ
các giá trị cao nhất
(3) Sản xuất cho ai hay phân phối nhƣ thế nào? Ngay cả khi ta có thể sản
xuất cái mà ngƣời tiêu dùng cần nhất, ta cũng phải tính tốn đến việc phân phối
cho ai vì việc phân phối có liên quan hết sức mật thiết đến thu nhập, sở thích,
v.v. Trong hầu hết các nền kinh tế, vấn đề phân phối cũng hết sức phức tạp. Một
câu hỏi tổng quát là liệu chúng ta có nên phân phối hàng hóa nhiều cho ngƣời
giàu hơn cho ngƣời nghèo hay ngƣợc lại?
2. CÁC MƠ HÌNH KINH TẾ
Dựa vào cách thức giải quyết ba vấn đề cơ bản nói trên của kinh tế học, các
quốc gia trên thế giới đang áp dụng ba mơ hình kinh tế chủ yếu, đó là mơ hình
kinh tế thị trƣờng tự do, mơ hình kinh tế mệnh lệnh (hay kế hoạch hóa tập
trung), và mơ hình kinh tế hỗn hợp.
2.1Mơ hình kinh tế tập trung
Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là nền kinh tế mà trong đó chính phủ đƣa ra mọi
quyết định về sản xuất và phân phối. Cơ quan kế hoạch của chính phủ quyết
định sẽ sản xuất ra cái gì, sản xuất nhƣ thế nào, và phân phối cho ai. Sau đó, các
hƣớng dẫn cụ thể sẽ đƣợc phổ biến tới các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Thí
10


dụ, ở Liên Xô cũ, cơ quan kế hoạch nhà nƣớc hoạch định kế hoạch cho tất cả các
vấn đề kinh tế của đất nƣớc
2.2Mơ hình kinh tế thị trƣờng
Kinh tế thị trƣờng là nền kinh tế mà trong đó các quyết định của các cá nhân về
tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất cái
gì, sản xuất nhƣ thế nào và các quyết định của ngƣời công nhân về việc làm cho

ai đều đƣợc thực hiện dƣới sự tác động của giá cả thị trƣờng. Thị trƣờng mà nhà
nƣớc không can thiệp vào gọi là thị trƣờng tự do hồn tồn.
2.3Mơ hình kinh tế hỗn hợp
Kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế mà trong đó chính phủ vận hành nền kinh
tế theo tín hiệu thị trƣờng. Trong nền kinh tế hỗn hợp, chính phủ có thể hạn chế
đƣợc những khiếm khuyết cũng nhƣ phát huy những ƣu điểm của nền kinh tế kế
họach hóa tập trung và nền kinh tế thị trƣờng. Do những tính ƣu việt đó mà hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp. Tùy theo
mức độ chính phủ can thiệp vào nền kinh tế mà một nền kinh tế có thể lệch về
hƣớng thị trƣờng hay kế hoạch tập trung.
3. ĐƢỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất: Một trong những công cụ kinh tế đơn
giản nhất có thể minh họa rõ ràng tính khan hiếm nguồn lực và sự lựa chọn kinh
tế là đƣờng giới hạn khả năng sản xuất.
Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế là đƣờng mơ tả các
tổ hợp sản lƣợng hàng hóa tối đa mà nó có thể sản xuất ra đƣợc khi sử dụng tồn
bộ các nguồn lực sẵn có. Để đơn giản hóa, chúng ta h y tƣởng tƣợng nền kinh tế
chỉ sản xuất hai loại hàng hóa X và Y. Hai ngành sản xuất này sử dụng toàn bộ
các yếu tố sản xuất sẵn có (bao gồm cả một trình độ công nghệ nhất định) của
nền kinh tế. Nếu các yếu tố sản xuất đƣợc tập trung toàn bộ ở ngành X, nền kinh
tế sẽ sản xuất ra đƣợc 100 đơn vị hàng hóa X mà khơng sản xuất đƣợc một đơn
vị hàng hóa Y nào.

11


Nếu các yếu tố sản xuất đƣợc tập trung hết ở ngành Y, giả sử 300 hàng
hóa Y sẽ đƣợc tạo ra khơng một đơn vị hàng hóa X nào đƣợc sản xuất (điểm D
trên hình 1.1). Ở những phƣơng án trung gian hơn, nếu nguồn lực đƣợc phân bổ
cho cả hai ngành, nền kinh tế có thể sản xuất ra 70 đơn vị hàng hóa X và 200

đơn vị hàng hóa Y (điểm B), hoặc 60 đơn vị hàng hóa X và 220 đơn vị hàng hóa
Y (điểm C) Những điểm A, B, C, D (và những điểm khác, tƣơng tự mà chúng
ta không thể hiện) là những điểm khác nhau của đƣờng giới hạn khả năng sản
xuất. Mỗi điểm đều cho chúng ta biết mức sản lƣợng tối đa của một loại hàng
hóa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra đƣợc trong điều kiện nó đ sản xuất ra một
sản lƣợng nhất định hàng hóa kia. Ví dụ, nếu nền kinh tế sản xuất ra 70 đơn vị
hàng hóa X, trong điều kiện nguồn lực sẵn có, nó chỉ có thể sản xuất tối đa 200
đơn vị hàng hóa Y. Nếu muốn sản xuất nhiều Y hơn (chẳng hạn, 220 đơn vị
hàng hóa Y), nó phải sản xuất ít hàng hóa X đi (chỉ sản xuất 60 đơn vị hàng hóa
X).
Nền kinh tế khơng thể sản xuất ra đƣợc một tổ hợp hàng hóa nào đó biểu
thị bằng một điểm nằm bên ngoài đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (chẳng hạn
điểm E). Điểm E nằm ngoài năng lực sản xuất của nền kinh tế ở thời điểm mà
chúng ta đang em ét, do đó nó đƣợc gọi là điểm không khả thi. Nền kinh tế
chỉ có thể sản xuất ở những điểm nằm trên hoặc nằm trong đƣờng giới hạn khả
năng sản xuất (đƣợc gọi là những điểm khả thi). Những điểm nằm trên đƣờng
giới hạn khả năng sản xuất (các điểm A, B, C, D) đƣợc coi là các điểm hiệu quả.
Chúng biểu thị các mức sản lƣợng tối đa mà nền kinh tế tạo ra đƣợc từ các
12


nguồn lực khan hiếm hiện có. Tại những điểm này, ngƣời ta không thể tăng sản
lƣợng của một loại hàng hóa nếu khơng cắt giảm sản lƣợng hàng hóa cịn lại. Sở
dĩ nhƣ vậy vì ở đ y tồn bộ các nguồn lực khan hiếm đều đ đƣợc sử dụng, do
đó, khơng có sự lãng phí. Trái lại, một điểm nằm trong đƣờng giới hạn khả năng
sản xuất, nhƣ điểm F trên hình 1.1 chẳng hạn, lại biểu thị một trạng thái khơng
hiệu quả của nền kinh tế. Đó có thể là do nền kinh tế đang trong thời kỳ suy
thối, lao động cũng nhƣ các nguồn lực của nó khơng đƣợc sử dụng đầy đủ, sản
lƣợng các hàng hóa mà nó tạo ra thấp hơn so với năng lực sản xuất hiện có. Tại
trạng thái khơng hiệu quả, (ví dụ, điểm F), xét về khả năng, ngƣời ta có thể tận

dụng các nguồn lực hiện có để tăng sản lƣợng một loại hàng hóa mà khơng buộc
phải cắt giảm sản lƣợng hàng hóa cịn lại cũng nhƣ có thể đồng thời tăng sản
lƣợng của cả hai loại hàng hóa.
Giới hạn khả năng sản xuất của xã hội bị quy định bởi tính khan hiếm của
các nguồn lực. Trong trƣờng hợp này, xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi và lựa
chọn. Khi đ đạt đến trạng thái hiệu quả nhƣ các điểm nằm trên đƣờng giới hạn
khả năng sản xuất chỉ ra, nếu muốn có nhiều hàng hóa X hơn, ngƣời ta buộc
phải chấp nhận sẽ có ít hàng hóa Y hơn và ngƣợc lại. Cái giá mà ta phải trả để
có thể đƣợc sử dụng nhiều hàng hóa X hơn chính là phải hy sinh một số lƣợng
hàng hóa Y nhất định. Trong các trƣờng hợp này, sự lựa chọn mà chúng ta thực
hiện luôn luôn bao hàm một sự đánh đổi: để đƣợc thêm cái này, ngƣời ta buộc
phải từ bỏ hay hy sinh một cái gì khác. Sự đánh đổi nhƣ thế là bản chất của các
quyết định kinh tế. Rốt cuộc, điểm nào trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất
đƣợc xã hội lựa chọn? Điều này cịn tùy thuộc vào sở thích của xã hội và trong
các nền kinh tế hiện đại, sự lựa chọn này đƣợc thực hiện thông qua hoạt động
của hệ thống thị trƣờng.

13


CÂU HỎI CHƢƠNG 1
1. Những nhận định nào dƣới đ y thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế
học vi mô và những nhận định nào thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vĩ
mô?
a. Đánh thuế cao vào mặt hàng rƣợu bia sẽ hạn chế số lƣợng bia đƣợc sản
xuất.
b. Thất nghiệp trong lực lƣợng lao động đ tăng nhanh vào thập niên
2000.
c. Thu nhập của ngƣời tiêu dùng tăng sẽ làm cho ngƣời tiêu dùng chi tiêu
nhiều hơn.

d. Ngƣời công nhân nhận đƣợc lƣơng cao hơn sẽ mua nhiều hàng xa xỉ
hơn.
e. Tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế năm nay cao hơn năm qua.
f. Các doanh nghiệp sẽ đầu tƣ vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.
2. Bạn có giải quyết ba vấn đề cơ bản của kinh tế trong cuộc sống hàng
ngày khơng? Cho ví dụ minh họa.
3. Những nhận định sau đ y mang tính thực chứng hay chuẩn tắc?
a. Giá dầu lửa những năm 2000 đ tăng gấp đôi so với những năm 90.
b. Những ngƣời có thu nhập cao hơn sẽ đƣợc phân phối nhiều hàng hoá
hơn.
c. Vào đầu những năm 90, tỷ lệ thất nghiệp ở nƣớc ta tăng đột biến.
d. Hút thuốc khơng có ích đối với xã hội và khơng nên khuyến khích.
e. Chính phủ cần áp dụng những chính sách kinh tế để giảm tình trạng thất
nghiệp.
f. Để cải thiện mức sống của ngƣời nghèo, chính phủ cần tăng trợ cấp đối
với họ.
4. Những nhận định nào dƣới đ y không đúng đối với nền kinh tế kế
hoạch tập trung?
a. Các doanh nghiệp tự do lựa chọn th mƣớn nhân cơng.
b. Chính phủ kiểm sốt phân phối thu nhập.
14


c. Chính phủ quyết định cái gì nên sản xuất.
d. Giá cả hàng hoá do cung - cầu trên thị trƣờng quyết định.
6. Tại sao đƣờng giới hạn khả năng sản xuất có thể minh họa cho sự khan
hiếm tài nguyên?
7. Kinh tế học đề cập đến ba vấn đề cơ bản của xã hội: sản xuất ra cái gì,
nhƣ thế nào và cho ai. Những sự kiện sau đ y liên quan đến vấn đề nào trong ba
vấn đề trên?

a. Các nhà khai khoáng mới phát hiện ra mỏ dầu có trữ lƣợng lớn.
b. Chính phủ điều chỉnh thuế thu nhập sao cho ngƣời nghèo đƣợc phân
phối nhiều hơn từ ngƣời giàu.
c. Chính phủ cho phép tƣ nh n hóa một số ngành chủ yếu.
d. Phát minh ra máy vi tính

15


CHƢƠNG 2 CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƢỜNG
Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu đƣợc khái niệm cung cầu, các nhân tố ảnh hƣởng đến cung
cầu, cơ chế hình thành giá cả, các chính sách can thiệp vào thị trƣờng của chính
phủ
- Kỹ năng: Thực hiện đƣợc các bài tập tình huống và tính tốn, ác định cân
bằng cung cầu; Xác định ảnh hƣởng của các yếu tố đến cung cầu, co giãn cung
cầu.
- Thái độ: Tích cực, chủ động trong quá trình học tập, nghiên cứu
Nội dung:
1. CẦU
1.1Khái niệm
Cầu về một loại hàng hoá biểu thị những khối lượng hàng hoá mà người
tiêu dùng mong muốn và sẵn sàng mua tương ứng với các mức giá xác định.
Trong định nghĩa này, có mấy điểm cần lƣu ý:
Thứ nhất, nói đến cầu về một loại hàng hoá cụ thể, trƣớc hết ta quan tâm
đến khối lƣợng hàng hoá mà ngƣời tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua
trong giới hạn một khoảng thời gian nào đó. Khối lƣợng này lại tuỳ thuộc vào
từng mức giá của hàng hoá ở thời điểm mà ngƣời tiêu dùng ra quyết định. Khi
giá hàng hoá thay đổi, lƣợng hàng mà ngƣời tiêu dùng muốn mua cũng sẽ thay
đổi. Vì thế, cầu về một loại hàng hoá, thực chất, biểu thị mối quan hệ giữa hai

biến số: một bên là lƣợng hàng hoá mà ngƣời tiêu dùng muốn và có khả năng
mua, một bên là các mức giá tƣơng ứng. Lƣợng hàng hoá mà ngƣời tiêu dùng
sẵn lòng mua đƣợc gọi là lƣợng cầu hay mức cầu về hàng hố. Lƣợng cầu ln
gắn với một mức giá cụ thể.
Thứ hai, khi thể hiện quan hệ giữa lƣợng cầu và giá cả hàng hoá, chúng ta
giả định rằng các yếu tố khác có liên quan đến nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nhƣ
thu nhập, sở thích v.v là ác định. Nói cách khác, một quan hệ cầu cụ thể về
một loại hàng hoá đƣợc em ét trong điều kiện các yếu tố khác đƣợc coi là đ
biết và đƣợc giữ nguyên, không thay đổi. Ở đ y, điều ngƣời ta quan tâm là
lƣợng cầu thay đổi nhƣ thế nào khi các mức giá của hàng hoá thay đổi.
16


Thứ ba, khái niệm mức giá đƣợc đề cập ở đ y là mức giá hiện hành của
chính hàng hố mà chúng ta đang em ét. Mức giá của chính hàng hố này
nhƣng đƣợc hình thành ở thời điểm khác (chẳng hạn mức giá dự kiến trong
tƣơng lai) hay mức giá của các hàng hoá khác đƣợc coi là các yếu tố khác.
Thứ tƣ, ta có thể đề cập tới cầu cá nhân của một ngƣời tiêu dùng, song
cũng có thể nói đến cầu của cả thị trƣờng nhƣ là cầu tổng hợp của các cá nhân.
Cách biểu thị cầu: Có thể biểu thị cầu về một loại hàng hố theo nhiều
cách khác nhau: thông qua một biểu cầu, một phƣơng trình đại số hay một đồ
thị.
1.2 Cầu cá nhân và cầu thị trƣờng
Cầu thị trƣờng bao gồm tổng cầu cá nhân trên thị trƣờng. Về mặt khái
niệm, đƣờng cầu thị trƣờng đƣợc xác lập bằng cách cộng tổng lƣợng cầu của tất
cả cá nh n tiêu dùng hàng hóa tƣơng ứng với từng mức giá. Biểu đồ dƣới đ y
minh họa cho quá trình này, một thị trƣờng đơn giản chỉ gồm có 2 cá nhân tiêu
dùng gồm: cá nhân A và cá nhân B.

Hình 2.1 Sự hình thành cầu và thị trƣờng

Lƣu ý rằng tổng lƣợng cầu trên thị trƣờng là bằng tổng lƣợng cầu của các
cá nhân tại mỗi mức giá. Trong biểu đồ này, tại mức giá 10, cá nhân A mong
muốn mua 5 đơn vị hàng hóa và cá nhân B mong muốn mua 10 đơn vị hàng hóa.
Vì vậy, tại mức giá bằng 10, tổng lƣợng cầu thị trƣờng là 15 (=5+10) đơn vị
hàng hóa. Một cách tƣơng tự, lƣợng cầu thị trƣờng có thể ác định tại mỗi mức
giá khác nhau và từ đó ác định cầu thị trƣờng của hàng hóa.
17


Dĩ nhiên, đ y là ví dụ khá đơn giản vì trong thị trƣờng thực tế sẽ có rất
nhiều ngƣời mua đối với một hàng hóa cụ thể. Một nguyên lý tƣơng tự phải
nắm, đó là: đƣờng cầu thị trƣờng đƣợc ác định bằng cách cộng tổng lƣợng cầu
của các cá nhân tiêu dùng tại mỗi mức giá.
1.3 Luật cầu

Mức
giá
đồng/bộ)

(nghìn Lƣợng
bộ/tuần)

cầu

40

160

80


120

120

80

160

40

200

0

(1000

Bảng 2.1 Cầu về quần áo
Cầu đối với áo quần đƣợc trình bày trong bảng 2.1 Chúng ta nhận thấy một
đặc điểm của hành vi của ngƣời tiêu dùng là: khi giá càng cao, lƣợng cầu của
ngƣời tiêu dùng giảm đi. Chẳng hạn, ở mức giá là 40.000 đồng/bộ, lƣợng cầu là
160.000 bộ/tuần. Tƣơng tự, khi giá tăng lên 80.000đ/bộ, một số ngƣời tiêu dung
khơng có khả năng chi trả nên lƣợng cầu giảm xuống là 120.000 bộ/tuần. Khi
giá càng cao, số lƣợng hàng hóa mà ngƣời mua muốn mua tiếp tục giảm. Nếu
giá là 200.000 đồng/bộ, ngƣời mua có lẽ không chấp nhận mức giá này nên
không mua một hàng hóa nào hay lƣợng cầu lúc này bằng khơng.

18


Hình 2.2 Đƣờng cầu

Các đặc tính của một đƣờng cầu điển hình (quy luật cầu)
Khi mức giá của hàng hố thay đổi, lƣợng cầu về hàng hoá của ngƣời tiêu
dùng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, những sự thay đổi này sẽ tuân thủ theo một quy tắc
nhất định đƣợc thể hiện trong quy luật cầu. Quy luật cầu: Nếu các điều kiện
khác được giữ nguyên, không thay đổi, lượng cầu về một loại hàng hố điển
hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hố này hạ xuống và ngược lại.
Từ ví dụ trên ta thấy rằng cầu của ngƣời tiêu dùng đối với một loại hàng
hóa nào đó phụ thuộc vào giá của mặt hàng đó, nếu nhƣ các yếu tố khác là
khơng đổi. Khi giá tăng thì số cầu giảm đi và ngƣợc lại. Vì vậy, với giả định là
các yếu tố khác là không đổi, ta có thể biểu diễn số cầu đối với một hàng hóa
nào đó nhƣ là một hàm số của giá của chính hàng hóa đó nhƣ sau: QD = f(P)
(2.1)
Hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa số cầu của một mặt hàng và giá của
nó, nhƣ hàm số (2.1), đƣợc gọi là hàm số cầu. Để tiện lợi cho việc lý giải các
vấn đề cơ bản của kinh tế học vi mô, ngƣời ta thƣờng dùng hàm số bậc nhất (hay
cịn gọi là hàm số tuyến tính) để biểu diễn hàm số cầu. Vì vậy, hàm số cầu
thƣờng có dạng: QD = a+ bP hay P = α + βQD (2.2) Trong đó: QD là số lƣợng
cầu (hay cịn gọi là số cầu); P là giá cả và a, b, α và β là các hằng số. Vì lƣợng
cầu và giá có mối quan hệ nghịch biến với nhau nên hệ số b có giá trị khơng
dƣơng (b ≤ 0); tƣơng tự, β ≤ 0.

19


1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng cầu
1.4.1 Thu nhập
Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các hàng hóa đều gia tăng vì với
thu nhập cao hơn ngƣời tiêu dùng thƣờng có u hƣớng mua hàng hóa nhiều hơn.
Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa, nhƣ
đƣợc trình bày dƣới đ y.

+ Cầu đối với loại hàng hóa thơng thƣờng sẽ tăng khi thu nhập của ngƣời
tiêu dùng tăng. Thí dụ, ngƣời tiêu dùng sẽ mua quần áo, sẽ mua ti-vi màu, sử
dụng các dịch vụ giải trí, v.v. nhiều hơn khi thu nhập của họ tăng lên. Những
hàng hóa này là những hàng hóa thơng thƣờng.
+ Cầu đối với hàng hóa thứ cấp (hay còn gọi là cấp thấp) sẽ giảm khi thu
nhập của ngƣời tiêu dùng tăng. Hàng cấp thấp thƣờng là những mặt hàng rẻ tiền,
chất lƣợng kém nhƣ ti-vi trắng đen, e đạp, v.v. mà mọi ngƣời sẽ khơng thích
mua khi thu nhập của họ cao hơn.
Nói chung, khi thu nhập thay đổi, ngƣời tiêu dùng sẽ thay đổi nhu cầu đối
với các loại hàng hóa. Điều này sẽ tạo nên sự dịch chuyển của đƣờng cầu.
Đƣờng cầu đối với hàng hóa thơng thƣờng sẽ dịch chuyển về phía phải khi thu
nhập của ngƣời tiêu dùng tăng lên; ngƣợc lại, đƣờng cầu đối với hàng hóa cấp
thấp sẽ dịch chuyển về phía trái khi khi thu nhập của ngƣời tiêu dùng tăng lên.
1.4.2 Giá cả của hàng hoá có liên quan
Hàng hóa liên quan, có thể là:
- Hàng hóa thay thế, hoặc
- Hàng hóa bổ sung.
Hai hàng hóa đƣợc gọi là hàng hóa thay thế nếu giá của hàng hóa này
tăng lên làm tăng cầu của hàng hóa khác. Hàng hóa thay thế là những hàng hóa
thƣờng đƣợc sử dụng thay thế lẫn nhau. Chẳng hạn, thịt gà và thịt bị có thể là
hàng hóa thay thế lẫn nhau. Cà phê và trà cũng có thể là hàng hóa thay thế nhau.
Biểu đồ dƣới đ y minh họa ảnh hƣởng của giá cà phê tăng lên. Khi giá cà phê
tăng lên sẽ làm giảm lƣợng cầu cà phê, nhƣng làm tăng cầu của trà.
Hàng hóa bổ sung khi giá của một hàng hóa này tăng sẽ làm giảm cầu của
hàng hóa khác. Trong hầu hết các trƣờng hợp, hàng hóa bổ sung là hàng hóa tiêu
dùng cùng nhau. Các ví dụ về các cặp hàng hóa bổ sung bao gồm:
20


- Xe máy và mũ bảo hiểm,

- Máy ảnh và phim,
- Đĩa CD và máy CD,
- Mực in và máy in.
1.4.3 Giá cả của chính hàng hố đó trong tƣơng lai
Cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ cịn có thể phụ thuộc vào sự dự đoán
của ngƣời tiêu dùng về giá của hàng hóa, dịch vụ đó trong tƣơng lai. Việc ngƣời
d n đổ ô mua đất đai trong thời gian gần đ y là do họ dự đoán giá đất đai sẽ gia
tăng trong thời gian tới khi nhu cầu về đất để sinh sống và đô thị hóa gia tăng.
Thơng thƣờng, ngƣời tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn khi họ dự
đốn giá trong tƣơng lai của hàng hóa, dịch vụ đó tăng và ngƣợc lại.
1.4.4 Thị hiếu ngƣời tiêu dùng
Sở thích của ngƣời tiêu dùng có thể chịu ảnh hƣởng của phong tục, tập
qn, mơi trƣờng văn hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng, v.v. của ngƣời tiêu dùng.
Khi những yếu tố này thay đổi, nhu cầu đối với một số loại hàng hóa cũng đổi
theo
1.4.5 Quy mơ thị trƣờng
Số ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng đối với một hàng hóa, dịch vụ cụ thể
nào đó có ảnh hƣởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó. Có
những mặt hàng đƣợc tiêu dùng bởi hầu hết ngƣời d n nhƣ nƣớc giải khát, bột
giặt, lúa gạo, v.v. Vì vậy, số lƣợng ngƣời mua trên thị trƣờng những mặt hàng
này rất lớn nên cầu đối với những mặt hàng này rất lớn. Ngƣợc lại, có những
mặt hàng chỉ phục vụ cho một số ít khách hàng nhƣ rƣợu ngoại, nữ trang cao
cấp, kính cận thị, v.v. Do số lƣợng ngƣời tiêu dùng đối với những mặt hàng này
tƣơng đối ít nên cầu đối với những mặt hàng này cũng thấp. Dân số nơi tồn tại
của thị trƣờng là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trƣờng. Cùng với sự
gia tăng d n số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng.
1.4.6 Các yếu tố khác
Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ cịn phụ thuộc vào một số
yếu tố khác. Đó có thể là các yếu tố thuộc về tự nhiên nhƣ thời tiết, khí hậu hay
những yếu tố mà chúng ta khơng thể dự đốn trƣớc đƣợc. Nói chung, đƣờng

cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịch chuyển khi các yếu tố
21


khác với giá ảnh hƣởng đến cầu đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó thay đổi. Số
cầu của ngƣời tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khi các yếu tố này thay đổi.
1.5 Sự thay đổi của lƣợng cầu và của cầu
Nhƣ đ đề cập ở trên, cầu là mối quan hệ toàn bộ giữa giá và lƣợng, nhƣ
có thể thấy trong biểu cầu và đƣờng cầu. Một sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ
làm thay đổi lƣợng cầu, nhƣng khơng có sự thay đổi cầu của hàng hóa. Khi đó,
sự dịch chuyển từ A đến B đƣợc gọi là sự dịch chuyển trên đƣờng cầu. Nhƣ biểu
đồ trên minh họa, khi giá tăng từ 10 lên 15 sẽ làm giảm lƣợng cầu từ 15 xuống
10, nhƣng khơng làm giảm cầu.

Hình 2.3 Sự dịch chuyển trên đƣờng cầu
Sự thay đổi cầu chỉ diễn ra khi mối quan hệ giữa giá và lƣợng cầu thay
đổi. Vị trí của đƣờng thay đổi khi cầu thay đổi. Nếu đƣờng cầu trở nên dốc hơn
hoặc nông hơn, dịch chuyển sang phải hoặc trái, khi đó chúng ta có thể nói cầu
đ thay đổi. Biểu đồ dƣới đ y minh họa sự dịch chuyển cầu (từ D sang D’). Lƣu
ý rằng sự dịch chuyển cầu sang phía phải đƣợc gọi là tăng cầu, lƣợng cầu lớn
hơn tại mỗi mức giá.

22


Hình 2.4 Sự dịch chuyển đƣờng cầu
2. CUNG
2.1 Khái niệm
Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lƣợng hàng hoá mà ngƣời sản
xuất sẵn sàng cung ứng và bán ra tƣơng ứng với các mức giá khác nhau. Ở mỗi

mức giá nhất định của hàng hoá mà ta đang em ét, ngƣời sản xuất sẵn lòng
cung cấp một khối lƣợng hàng hoá nhất định. Khối lƣợng này gọi tắt là lƣợng
cung (QS). Vì vậy, cung về một loại hàng hoá thực chất thể hiện mối quan hệ
giữa hai biến số: lƣợng cung và mức giá của chính hàng hố đó, trong một
khoảng thời gian ác định.
Thứ nhất, trƣớc tiên ngƣời ta tập trung vào việc xem xét xem sự thay đổi
của biến số giá cả (P) có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến biến số sản lƣợng (QS)
trong khi giả định các yếu tố khác có liên quan là đƣợc giữ nguyên. Chẳng hạn,
khi lựa chọn các quyết định sản xuất, ngƣời ta khơng thể khơng tính đến sự biến
động của giá cả các đầu vào hay sự thay đổi về trình độ cơng nghệ v.v
Thứ hai, có thể nói đến cung riêng biệt của một ngƣời sản xuất (một
doanh nghiệp) hoặc cung nói chung của cả thị trƣờng. Sự khác biệt giữa hai khái
niệm này chẳng qua chỉ là sự phân biệt “ngƣời sản xuất” (trong định nghĩa về
cung nói trên) với tƣ cách là một nhà sản xuất riêng lẻ hay ngƣời sản xuất với tƣ
cách tổng hợp tất cả các nhà sản xuất về một loại hàng hố nói chung trên thị
trƣờng.

23


2.2 Cung cá nhân và cung thị trƣờng
Cung cá nh n là lƣợng hàng hoá dịch vụ mà một cá nhân có khả năng và
sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả
định các nhân tố khác không đổi.
Cung thị trƣờng bằng tổng cung cá nhân tại các mức giá, nó cho biết
lƣợng hàng hoá dịch vụ mà tất cả những ngƣời bán trên thị trƣờng có khả năng
bán và sẵn sàng bán ở tất cả các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian
nhất định, giả định các nhân tố khác khơng đổi
2.3 Luật cung


Giá
đồng/hộp)

(nghìn Lƣợng
cung
hộp/tuần)

5

5

10

15

15

25

20

35

(1000

Bảng 2.2 Cung đối với bánh quy
Từ bảng này ta có thể thấy rằng, ngƣời bán càng muốn bán nhiều hơn ở
những mức giá cao hơn. Tại mức giá bằng 5000 đồng/hộp, lƣợng cung trên thị
trƣờng chỉ có 5000 hộp/tuần. Khi giá là 10.000 đồng/hộp, có thể một số nhà sản
xuất đ bắt đầu thu đƣợc lợi nhuận nên sẵn sàng bán ra thị trƣờng một lƣợng là

15.000 hộp/tuần. Tại những mức giá cao hơn, khả năng thu đƣợc lợi nhuận từ
việc bán bánh quy sẽ cao hơn nên các nhà sản xuất sẽ muốn bán ra nhiều hơn.
Bên cạnh đó, giá cao cũng có thể là động lực để các nhà sản xuất khác gia nhập
vào ngành làm số lƣợng doanh nghiệp trong ngành tăng lên, dẫn đến lƣợng cung
cũng tăng lên. Vậy, giá càng cao lƣợng cung sẽ càng lớn và ngƣợc lại giá càng
thấp lƣợng cung sẽ càng giảm
Luật cung cũng chỉ ra rằng đƣờng cung là đƣờng dốc lên (nhƣ hình dƣới đ y
24


Hình 2.6 Đƣờng cung
Rõ ràng, số lƣợng cung của một hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào
giá của hàng hóa dịch vụ đó. Số cung của một hàng hóa, dịch vụ nào đó cũng
phụ thuộc vào một số các nhân tố khác. Giả sử ta xem các nhân tố này là khơng
đổi thì số cung cũng là một hàm số của giá, nhƣng khác với cầu số cung đồng
biến với giá. Ta có thể thiết lập đƣợc hàm số cung nhƣ sau: QS= f(P)
QS đƣợc gọi là hàm số cung. Giống nhƣ đối với trƣờng hợp cầu, các nhà
kinh tế học thƣờng dùng hàm số tuyến tính để biểu diễn hàm số cung nên hàm
số cung thƣờng có dạng: QS = a + bP hay P = α + βQS . Trong đó: QS = lƣợng
cung; P = giá; a, b, α và β là các hằng số dƣơng.
2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến cung
2.3.1 Trình độ công nghệ
Khi công nghệ sản xuất đƣợc cải tiến, khả năng của nhà sản xuất đƣợc mở
rộng hơn. Nhà sản xuất sử dụng ít đầu vào hơn nhƣng có thể sản xuất ra sản
lƣợng nhiều hơn trƣớc. Do vậy, nhà sản xuất sẽ cung ứng nhiều hàng hóa, dịch
vụ hơn tại mỗi mức giá. Khi đó, đƣờng cung dịch chuyển sang phía phải. Sự
dịch chuyển của đƣờng cung sang phải cho thấy rằng tại mỗi mức giá cho trƣớc,
lƣợng cung cao hơn so với ban đầu. Thí dụ, sự cải tiến trong công nghệ dệt vải,
giúp các nhà sản xuất chuyển từ công nghệ khung cửi sang dệt kim, đ sản xuất
ra một khối lƣợng vải khổng lồ trong xã hội hiện nay. Mỗi một sự cải tiến công

25


×