Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận quản lý giáo dục THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG dạy học ở bậc đại học HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.99 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC ………………………
KHOA………….

BÀI THU HOẠCH

TÊN BÀI THU HOẠCH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG DẠY HỌC Ở BẬC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số
Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CÔNG

1
2
2


2

NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở BẬC ĐẠI

1.1
1.2


Chương 2

2.1

2.2

HỌC HIỆN NAY
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là gì và vai trị
của nó đối với dạy học ở bậc đại học
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bậc đại học –
Một số vấn đề lưu ý
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

2
4

LƯỢNG, HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở BẬC ĐẠI HỌC
HIỆN NAY
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bậc

6

đại học hiện nay

6

Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học ở bậc đại học hiện nay


2.3
Liên hệ trách nhiệm bản thân
PHẦN III. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

8
11
12
14


3

Phần I: MỞ ĐẦU
Thế giới hiện nay, đang bước vào kỷ nguyên của khoa học và công nghệ gắn liền
với cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Điều đó, thêm một lần nữa, minh chứng cho tầm
ảnh hưởng cả bề rộng lẫn chiều sâu của khoa học, công nghệ đối với con người và xã
hội. Những tác động toàn diện và sâu sắc đó đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các
lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của mọi quốc gia - dân tộc. Bản chất của cách
mạng cơng nghiệp 4.0 chính là sự ứng dụng khoa học và cơng nghệ, và sử dụng trí tuệ
nhân tạo một cách sâu rộng có hiệu quả, phục vụ sản xuất và đời sống xã hội. Không
thể phủ nhận, cách mạng công nghiệp 4.0 bên cạnh những thách thức buộc con người
phải giải quyết để thích nghi thì cũng đã đem lại những điều kiện vô cùng thuận lợi,
giúp con người khám phá nhiều tri thức mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với thế giới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang diễn ra mạnh mẽ ở
Việt Nam, sức ảnh hưởng của nó khơng chỉ dừng lại ở lĩnh vực sản xuất mà là toàn bộ
đời sống xã hội với tốc độ nhanh chóng và đa dạng. Rõ ràng, với cách mạng công
nghiệp 4.0, Việt Nam đã không bỏ lỡ chuyến tàu lịch sử của thời đại. Cơng nghệ về
bản chất khơng có vấn đề tốt, xấu, mà tất cả đều do mục đích sử dụng và vận dụng
công nghệ của xã hội và con người. Lịch sử cho thấy, mỗi cuộc cách mạng công

nghiệp mới thường sẽ tạo cơ hội chỉ cho một số ít nước bứt phá vươn lên để trở thành
nước phát triển. Việt Nam muốn tận dụng cơ hội này thì phải vươn lên đi đầu, phải có
tư duy mới, khơng nhất thiết tuần tự mà có tính đột phá trong tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó có giáo dục, nhất là giáo dục đại học.
Có thể thấy, sự tác động mạnh mẽ của cách mạng cơng nghiệp 4.0 đến giáo dục
là rất lớn, nó đặt ra vấn đề cần phải thay đổi phương pháp dạy học nhằm thích ứng yêu
cầu của thực tiễn đang biến đổi nhanh chóng. Nhất là trong bối cảnh giáo dục cả thế
giới đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid 19 thì việc ứng dụng cơng nghệ
thơng tin (đặc biệt là trong giảng dạy trực tuyến) trong dạy học ở bậc đại học càng có
ý nghĩa hơn cả.


4

Phần II. NỘI DUNG
Chương 1: – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở BẬC ĐẠI HỌC
1.1 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là gì và vai trị của nó đối với dạy học
ở bậc đại học ở nước ta hiện nay
Ngày nay, khi chúng ta thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy học
nói chung và ở bậc đại học nói riêng, thì việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q
trình dạy học là việc phổ biến và mang lại hiệu quả nhất định. Vậy ứng dụng cơng
nghệ thơng tin trong dạy học nghĩa là gì? Và vai trị của nó đối với dạy học ở bậc đại
học như thế nào?
Trước hết, đề cập đến ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dạy học tức
là việc áp dụng, sử dụng, kết hợp những thành tựu của khoa học và công nghệ thông
tin vào hoạt động giảng dạy, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học mang lại hiệu
quả cao.
Như vậy, ở đây chủ yếu là sử dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình dạy học
với mục đích nâng cao chất lượng nội dung và đổi mới phương pháp giảng dạy. Như

vậy có thể thấy ứng dụng cơng nghệ thơng tin có vai trị nhất định vào quá trình dạy
học, nhất là ở bậc đại học. Vai trị đó biểu hiện như sau:
Thứ nhất, đối với giảng viên (tức người dạy), thì ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy buộc họ phải đổi mới tồn diện cách thức làm việc của mình, mà
trước hết là ở khâu chuẩn bị bài giảng. Một bài giảng có ứng dụng cơng nghệ thơng tin
nhằm phục vụ cho truyền tải nội dung bài học, phải cụ thể, chi tiết, chu đáo và có sự
sắp xếp phù hợp giữa kiến thức muốn truyền đạt với hiệu ứng của công nghệ thông tin.
Nghĩa là khi thiết kế bài giảng thầy, cơ giáo có thể tối ưu hóa tất cả các phương tiện và
công nghệ để biểu đạt nội dung bài giảng của mình họ có thể lồng ghép hình ảnh,
video để phục vụ cho minh họa nội dung của bài giảng. Cịn trong q trình thực hành
giảng dạy, nếu ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả, sẽ giúp cho giảng
viên tiết kiệm được thời gian viết bảng (bởi đã có máy chiếu hỗ trợ), mà dành được


5

nhiều thời gian hơn cho việc phân tích, luận giải nội dung bài học (đặc biệt khi sử
dụng công nghệ thơng tin thì q trình phân tích, luận giải nội dung sẽ được hấp dẫn
hơn, có sức hút hơn nhờ lồng ghép hình ảnh, âm thanh hay video có liên quan đến nội
dung bài học để minh họa) mà không như cách giảng bải truyền thống với bảng đen
phấn trắng và dùng ngơn ngữ để thuyết trình. Đồng thời với đó là giúp giảng viên tăng
khả năng trình bày vấn đề logic, chặt chẽ, hệ thống hơn, trên cơ sở đó giúp cho sinh
viên nắm vấn đề tốt hơn. Ngồi ra, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng là
một trong những điều kiện cần thiết để giúp giáo viên thực hiện được các công việc
liên quan đến giáo dục, bồi dưỡng và phát triển trí tuệ, khơi dậy những tố chất thơng
minh vốn có của sinh viên (ví dụ như kết hợp tổ chức cho sinh viên học tập theo nhóm
ví dụ như giao cho mỗi nhóm làm video hoặc trình chiếu powerpoint theo chủ đề).
Hoặc đó là cách thức mà họ có thể giảm sự mệt mỏi trong quá trình học của người học
bằng cách thiết kế những trị chơi thú vị thơng qua bài giảng (tất nhiên những trị chơi
này chỉ có thể thực hiện tốt khi sử dụng các hiệu ứng của công nghệ thông tin)

Thứ hai, đối với sinh viên (tức người học), ưu điểm nổi bật của việc ứng dụng
công nghệ thông tin chính là việc nâng cao tính trực quan, sinh động, và sự hứng thú
trong từng buổi học. Đồng thời với đó, sinh viên có cơ hội tiếp cận với công nghệ
thông tin với tư cách là công cụ hữu hiệu trong học tập và nghiên cứu, từ đó hình
thành phương pháp học tập chủ động, tích cực và sáng tạo (ví dụ như phương pháp
học tập theo nhóm để chuẩn bị nội dung thuyết trình thơng qua trình chiếu hoặc làm
video clip). Nghĩa là, thay vì phải trải qua một bước học trừu tượng, thì khi ứng dụng
cơng nghệ thơng tin này sẽ giúp cho người học hình dung ra ngay các hoạt động, kiến
thức của bài học thông qua các hình ảnh, video clip về nội dung học tập được trình
chiếu, được sử dụng trong mỗi bài giảng của giảng viên cũng như qua hệ thống bài
giảng điện tử. Những tác động trực quan thông qua công nghệ thông tin này sẽ giúp họ
ấn tượng sâu sắc hơn, ghi nhớ tốt hơn nội dung bài học so với cách dạy học thơng
thường. Nhờ có sự thay đổi thường xuyên các hình ảnh, nội dung học, người học sẽ


6

được dẫn dắt một cách hứng thú vào nội dung của bài, giảm bớt cảm giác nhàm chán
trong học tập.
Như vậy, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy
học, sinh viên phát huy khả năng tự chủ, năng động, sáng tạo trong học tập, cịn giảng
viên có thể giảng một cách năng động, sáng tạo và hấp dẫn hơn phương pháp truyền
thụ, thuyết trình như dạy học truyền thống. Trên cơ sở đó góp phần đổi mới phương
pháp dạy học, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.
1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bậc đại học – Một số vấn
đề lưu ý
Về cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học trong môi trường bậc đại học là thuận lợi và dex dàng thực hiện hơn so với
các bậc học khác trong cả nước. Bởi lẽ, đối tượng dạy và học ở bậc học này là những
người dễ tiếp cận được công nghệ thông tin. Cụ thể: giảng viên đại học là những

người có trình độ, có kiến thức cao do đó việc tiếp cận với cơng nghệ thơng tin cũng
nhanh hơn, vì thế họ có thể vận dụng nó vào quá trình dạy học một cách dễ dàng và
linh hoạt. về phía sinh viên, các em cơ bản là những người trẻ, thơng mình, nhanh
nhẹn và năng động lại ham học hỏi và ưa sáng tạo do vậy các em là đối tượng nhanh
nhất khi tiếp cận và dễ dàng sử dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo. đây có
thể nói là điểm ưu việt và nổi bật nhất cho tính khả thi của việc ứng dựng cơng nghệ
thông tin vào dạy học.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, chúng ta cũng cần lưu ý một số
vấn đề trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đó là:
Thứ nhất, khơng được tuyệt đối hóa vai trị của cơng nghệ thơng tin trong dạy
học. Bởi lẽ, công nghệ thông tin cũng chỉ là máy móc và các ứng dụng của máy móc,
mà bản thân máy móc dù tiến bộ đến đâu cũng khơng thể thay thế được con người. đặc
biệt là trong hoạt động giáo dục, nó khơng chỉ là hoạt động đơn thuần truyền thụ kiến


7

thức mà trên hết nữa nó cịn ni dưỡng niềm say mê khoa học, trau dồi nhân cách, và
rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp cho các em trong tương lai. Những điều đó, bản thân
máy móc và cơng nghệ khơng thể thay thế được bằng tình cảm, cảm xúc, trí tuệ, nhân
cách và sự tâm huyết của giảng viên thông qua mỗi bài giảng của mình, thơng qua
cách ứng xử với sinh viên của mình. Do đó, bản thân sự tương tác trực tiếp giữa người
dạy và người học vẫn là vấn đề cốt lõi của quá trình dạy học.
Thứ hai, khơng nên tuyệt đối hóa hoạt động dạy học thuyết giảng truyền thống
mà phản đối việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào q trình dạy học. Bởi lẽ, đây là
xu hướng dạy học hiện đại của thế giới, bản thân chúng ta bắt đầu cũng đã là đi sau
một bước so với các nước phát triển, trong khi đó rõ ràng cơng nghệ thơng tin cũng đã
mình chứng cho vai trị to lớn của nó đối với các lĩnh vực nói chung và dạy học nói
riêng. Hiện nay, việc phủ nhận, phản đối ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
tuy không nhiều nhưng không phải là khơng có (thường rơi vào một số người có tư

tưởng bảo thủ, giữ phương pháp thuyết giảng truyền thống, hoặc một số giảng viên
ngại tiếp cận với công nghệ thông tin). Nếu như chúng ta không đổi mới, không ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy chúng ta sẽ bị lạc hậu, bị bỏ lại phía sau sự
tiến bộ của nhân loại, đó cũng chính là đi ngược lại bản chất của giáo dục, vì giáo dục
là để hiểu biết, để tiến bộ, văn minh và nhân văn hơn.
Thứ ba, trong tình hình hiện nay, dưới sự ảnh hưởng của đại dịch covid 19, giáo
dục thế giới đều bị ảnh hưởng, Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Do đó, tối ưu
nhất là để đảm bảo việc dạy và học được diễn ra không thể không ứng dụng công nghệ
thông tin, nhưng ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả địi hỏi trách
nhiệm của cả người dạy lẫn người học và cả công tác quản lý giáo dục (điều này sẽ
được nói rõ thêm ở chương II).
Tóm lại, có thể ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học nói chung và bậc
đại học nói riêng là tất yếu khách quan đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện đại. Việc


8

chúng ta áp dụng giảng dạy bằng hình thức trực tuyến chính trong đại dịch Covid 19
cho tất cả các đối tượng trong đó có bậc đại học chính là minh chứng rõ nét nhất cho
việc ứng dụng khoa học và cơng nghệ thơng tin một cách có hiệu quả vào hoạt động
dạy và học ở nước ta.

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở
BẬC ĐẠI HỌC HIỆN NAY
2.1 Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở bậc đại
học hiện nay
Trong những năm qua, các bậc học trong cả nước đã ứng dụng cơng nghệ thơng
tin một cách tích cực, nó trở thành một trong những đột phá của đổi mới phương pháp
dạy học tích cực ở nước ta. Riêng đối với bậc đại học, thực trạng của việc ứng dụng

công nghệ thông tin trong dạy học như sau:
Về kết quả đạt được:
Một là, đa số giảng viên ở các trường đại học trong cả nước đã rất tích cực và
nỗ lực không ngừng trong đưa các ứng dụng công nghệ thơng tin vào q trình giảng
dạy, khơng chỉ đển thời điểm dịch bệnh covid 19 bùng nổ, mà từ các năm trước đây ở
hầu hết giảng viên đã ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy, có thể nói những
phương tiện như, máy tính xách tay, máy trình chiếu và các phần mềm, các chương
trình tin học phù hợp với giảng dạy đã được khai thác có hiệu quả. Điều đó cho thấy tư
duy của đội ngũ giảng viên đã đáp ứng yêu cầu thay đồi ngày càng cao của thực tiễn
giáo dục trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, cơ bản giảng viên đều nhận thức đây là
là xu thế giáo dục của thời đại cho nên đã khơng ngừng nghiên cứu, tìm tịi, và tham
gia các khóa học, lớp học đào tạo sử dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy, thậm chí


9

có những giảng viên sẵn sàng dành thời gian và trí lực, sức lực để sáng tạo ra những
cơng nghệ phù hợp riêng với đối tượng, nhiệm vụ mình giảng dạy.
Hai là, về phía người học tức sinh viên phần đơng đều thích ứng được với việc
đưa ứng dụng cơng nghệ vào việc học, nhiều bạn sinh viên đã tận dụng và khai thác
tối đa khía cạnh này làm chủ được công nghệ thông tin, tra cứu, và chủ động trong
việc nắm bắt kiến thức đồng thời hình thành tư duy sáng tạo.
Ba là, với việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập về cơ bản đã
đưa lại những tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại,
trong đó giải phóng kỹ năng và phương pháp cho giảng viên, họ được tự do thiết kế
bài giảng trên cơ sở hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin để có những bài giảng tốt nhất, còn
học viên học được cơ cơ hội học tập thoải mái nhất, sáng tạo nhất và tiếp thu, thực
hành kiến thức cũng hiệu quả nhất.
Về hạn chế, tồn tại:
Một là, vẫn còn tồn tại một số giảng viên ngại ứng dụng công nghệ thông tin

vào giảng dạy mà vẫn theo lối giảng truyền thống cho nên chưa phát huy, khai thác
được tính ưu việt của cơng nghệ thơng tin nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, góp
phần vào dạy và học học theo hướng tích cực, hiện đại. Số giáo viên này không nhiều,
chủ yếu rơi vào một số ít người lớn tuổi ngại tiếp cận với cơng nghệ thơng tin hoặc
người có tư tưởng bảo thủ khi cho rằng giảng thuyết trình truyền thống là phù hợp mà
không cần tới sự bổ trợ của các loại phương tiện khác.
Hai là, mặc dù đã có giảng viên tích cực đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ vào
giảng dạy song chỉ dừng lại ở trình chiếu minh họa, hay chiếu chép nội dung giảng mà
không tạo được hấp dẫn đối với người học, chưa sử dụng công nghệ thơng tin để kích
thích tư duy sáng tạo, tư duy độc lập của người học (thông qua việc giao cho sinh viên
hoặc nhóm sinh sinh chuẩn bị chủ đề hay nội dung thuyết trình bằng cách sử dụng


10

cơng nghệ thơng tin như làm video clip, trình chiếu nội dung thuyết trình…). Ngược
lại, có những giảng viên lại quá lạm dụng việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy
làm cho các bài giảng mất đi tính chuyên sâu hoặc làm cho sinh viên phân tán sự tập
trung bằng cách lồng ghéo quá nhiều hình ảnh, vide, hay hiệu ứng cơng nghệ.
Ba là, q trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy và học tập có một
số sinh viên sẽ lạm dụng hoặc ỉ lại vào các phương tiện đặc biệt là máy tính và mạng
internet để học mà khơng hình thành thói quen, tu duy nghiên cứu độc lập bởi tri thức
không chỉ dừng lại ở các thanh cơng cụ tìm kiếm mà cịn ở sách, báo, tài liệu khoa
học, kiến thức của người dạy, và thực tiễn, lĩnh vực hoạt động nghiên cứu của bản thân
và thực tế của cuộc sống.
Bốn là, đầu tư cơ sở vật chất cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học ở bậc học đại học một số nơi cịn thiếu. Có thể nói, để việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy đạt hiệu quả thì vấn đề đầu tiên, quan trọng hay nói cách khác
“điều kiện cần” là phải có cơ sở vật chất đảm bảo. việc lắp đặt các máy móc (như máy
tính, máy trình chiếu, hệ thống âm thanh và hình ảnh, mạng internet, ….) và phòng

học đạt yêu cầu phải được đảm bảo. Tuy nhiên một số trường chưa đảm bảo được cơ
sở vật chất còn thiếu về số lượng và chưa đạt chất lượng như: hệ thống phòng học còn
kém, máy tính hoặc máy chiếu chưa đầy đủ, hoặc xuống cấp, hệ thống mạng nội bộ
hoặc mạng internet còn chậm… Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa hiệu quả.
Thực trạng nói trên cho thấy, mặc dù có những kết quả tích cực song những tồn
tại cũng rất đáng quan tâm, bởi lẽ chỉ khi nào khắc phục được những tồn tại đó mới có
thể tối ưu hóa được việc sử dụng thiết bị kỹ thuật và công nghệ vào giảng dạy và mang
lại hiệu quả thiết thực.


11

2.2 Một số giải pháp để nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy ở bậc đại học hiện nay
Trong xu thế số hoá giáo dục, đào tạo đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy ở bậc đại học là một tất yếu khách quan. Muốn
hoạt động thực hiện có hiệu quả cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, giảng viên khi ứng dụng công nghệ thông tin phải phù hợp với yêu
cầu giảng dạy.
Theo đó, ứng dụng cơng nghệ phải bảo đảm cho người học tiếp thu được kiến
thức, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học,
chuyên đề học, bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý thuyết và thực hành cũng như
các nguyên lý sư phạm cơ bản. Giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các
kiến thức cho học viên, phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy,
thúc đẩy khả năng tiếp thu năng động của người học. Người giảng viên phải xác định
được vai trò của phương tiện kỹ thuật và công nghệ với tư cách là cơng cụ hỗ trợ q
trình giảng dạy.
Hai là, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng trình độ chun mơn và kỹ năng
công nghệ thông tin cho giảng viên.

Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay. Địi
hỏi người giảng viên phải tự hồn thiện chính mình về mọi mặt, trong đó cần tập trung
nâng cao trình độ chun mơn cùng với đó là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học; thường xuyên cập nhật những thông tin mới
trong dạy học, định hướng những thông tin khoa học, tài liệu tin cậy trên mạng Intenet
để người học khai thác, sử dụng. Sử dụng các phần mềm công nghệ phù hợp với bài
học, môn học đặc thù của mình.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang tác động rất lớn đến lĩnh vực giáo dục,
đào tạo người học sẽ học tập thuận lợi hơn với tính trực quan và tương tác cao hơn,
được tiếp cận một kho tri thức vơ tận mà ít bị hạn chế về rào cản ngôn ngữ. Tuy nhiên,


12

việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có hiệu quả phụ thuộc vào năng lực
sử dụng và kết nối với máy móc, phương tiện kỹ thuật. Do vậy, địi hỏi người dạy phải
tích cực, chủ động trong đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ truyền thụ kiến thức
theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối, họ phải chuyển sang chức
năng hướng dẫn người học. Nếu như trước đây, nhà giáo chuyển “chữ” sang đồ dùng
trực quan cần thời gian, vật liệu, thì hiện nay, các phần mềm và Internet với công nghệ
điện tốn đám mây, cơng nghệ số kết nối tồn cầu và giao tiếp trong không gian rộng
và thời gian đa chiều, bởi trong thế giới “ảo” lại hóa thật và sâu, tưởng rộng và xa
nhưng rất gần và hữu ích với việc học, hỗ trợ hình ảnh, âm thanh, biểu tượng dù phức
tạp đến mấy cũng trở nên dễ dàng và tiết kiệm, cho nên quá trình giảng dạy giảng viên
phải giúp học viên điều chỉnh định hướng về chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông
tin, phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp có đầu óc sáng tạo, biết phê phán, tư duy độc
lập, năng lực hợp tác tích cực và hỗ trợ có hiệu quả giữa người học với những gì họ
muốn biết, là người cung cấp cách hiểu mới cho người học. Từ đó, đặt ra yêu cầu rất
cao đối với người giảng viên ở sự hòa quyện giữa trình độ trí tuệ của nhà khoa học với
nhà giáo.

Ba là, làm tốt công tác đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ thông tin đảm bảo
việc dạy và học có hiệu quả.
Hiện nay, các nhà trường đại học đang hướng đến xây dựng nhà trường thông
minh. Mọi thông tin về đào tạo phải được thiết lập, cập nhật vừa đáp ứng tính hiện đại,
vừa đảm bảo tính chun mơn của nhà trường, cùng với đó là đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học là một trong những cách thức tiếp cận xu hướng giáo
dục, đào tạo tiến bộ trên thế giới. Muốn vậy, các nhà trường, cơ quan quản lý đào tạo
cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để đảm bảo việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy - học. Đồng thời nâng cao chất lượng thư viện điện tử, thư viện số
phục vụ học tập, nghiên cứu của sinh viên. Khi đẩy mạnh khoa học công nghệ vào


13

giảng dạy điều đó tạo dựng nên “người học số” và “người dạy số” vì vậy địi hỏi phải
có mơi trường số và học liệu số đáp ứng là điều tất nhiên để giáo dục và đào tạo có
hiệu quả.
Bốn là, khắc phục biểu hiện lạm dụng, lệ thuộc, tuyệt đối hóa vai trị của
cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy.
Phương tiện kỹ thuật dạy học có nhiều ưu điểm trong giảng dạy đặc biệt ở
những ngành thực hành cao, tuy nhiên đối với một số ngành như khoa học xã hội nhân
văn thì nó chỉ là phương tiện hỗ trợ không thể thay thế được những giá trị truyền cảm
mà người giảng dạy trực tiếp đem lại cho người học. Do vậy, trong thực hiện nội dung
này, người giảng viên không được quá chú ý đến sự sinh động của bài trình chiếu mà
qn đi nội dung. Có một thực tế, hiện nay, một số giảng viên lạm dụng những hiệu
ứng của phương tiện trình chiếu, chỉ quan trọng hóa việc làm nên sự lạ mắt, vui nhộn
cho bài học mà không tập trung vào nội dung bài học. Điều đó chỉ đem lại cho học
viên những hứng thú “chung chung” mà không ghi nhớ được nội dung. Thực tiễn cho
thấy, chỉ khi nào người dạy nắm chắc được nội dung, “thấu cảm” được nội dung thì
mới có thể truyền đạt đến người học một cách sinh động nhất. Người giảng viên khoa

học xã hội và nhân văn không phải là phụ họa cho bài trình chiếu, mà ngược lại, phải
sử dụng bài trình chiếu như một cơng cụ hỗ trợ, minh họa cho bài giảng của họ.
Như vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy bậc đại học, đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát
triển nhanh và mạnh như hiện nay, đòi hỏi phải đổi mới, cập nhật, ứng dụng các thành
tựu khoa học công nghệ vào công tác giảng dạy. Để hoạt động này hiệu quả, cần tiến
hành các giải pháp đồng bộ, trong đó, nâng cao trình độ chun mơn cho giảng viên,
bồi dưỡng, trang bị kiến thức về vai trò, kỹ năng sử dụng một số phương tiện dạy học
hiện đại trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng những yêu
cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình hiện nay là những cần thiết hiện nay.
2.3. Liên hệ trách nhiệm bản thân


14

Trên cương vị là giảng viên bản thân tôi nhận tháy việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học là hoàn toàn phù hợp với xu thế dạy học hiện đại ngày nay,
trong những năm vừa qua tôi cũng đã tiến thành ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy từ những năm 2010 và cho đến nay, mặc dù đã cố gắng nhiều song do năng
lực của bản thân nên không tránh khỏi hạn chế nhất định trong quá trình sử dụng thiết
bị kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, tuy nhiên bản thân đã nỗ lực để trau
dồi thêm để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy trong xu thế mới.
Những nằm gần đây dạy học trực tuyến đã, đang được triển khai, được tăng
cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu. trong quá trình giảng dạy trực
tuyến thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trở thành tiêu chí cứng để hoạt động
giảng dạy có thể diễn ra. Hiện tại nhà trường và bản thân đang dùng hình thức ELearning trong giảng dạy nói chung và đặc biệt trong tình hình phức tạp của dịch bệnh
covid 19. Mặc dù trong thời gian đầu, việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến bản
thân tơi nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung cịn có sự lúng túng. Cán bộ quản lý,
giáo viên chưa được tập huấn hình thức dạy học mới; học sinh, sinh viên chưa được
chuẩn bị tâm thế; điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn tự phát, chưa đồng bộ… nhưng sau

đó chúng tơi đã bắt nhịp, cố gằng khắc phục mọi khó khăn để thích ứng với việc dạy
và học trực tuyền với quyết tâm “dừng đến trường không ngừng học” đạt được kết quả
giảng dạy và học tập tốt nhất.
Có thể nói phương pháp dạy học trực tuyến E-Learning là minh chứng rõ nét
nhất cho hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Trong giai
đoạn dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp thì việc sử dụng E-Learning
(với khả năng hạn chế tập trung đông người để phòng dịch) là một trong những xu
hướng chủ đạo của giáo dục trong thời kỳ mới. Và trong tương lai, với sự phát triển
như vũ bão của khoa học và cơng nghệ thì trong giảng dạy việc ứng dụng công nghệ là
phổ biến, thiết thực và mang lại hiệu quả.
Phần III. KẾT LUẬN


15

Hiện nay, trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để thực hiện
thành công mục tiêu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục đại học, thì đổi mới phương
pháp dạy học là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, quyết định, trong đó nó địi hỏi sự phát
triển về trình độ chun mơn, khả năng thích ứng các phương tiện khoa học kỹ thuật
và công nghệ thông tin, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp của mỗi giảng viên.
Cho nên để đáp ứng được yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học thoe hướng
tích cực, hiện đại giảng viên phải là người có kiến thức chuyên môn, linh hoạt, sáng
tạo, gắn lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
giáo dục và đào tạo.Cùng với đó phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và
thành thạo cơng nghệ thơng tin, có như thế mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
giáo dục , đào tạo mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó, để nghề giáo luôn xứng
đáng là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.
Đại hội XIII của Đảng trong nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã
hội đã xác định “tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất
lượng cao, trọng tâm là hiện đại hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp

ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội
nhập quốc tế sâu rộng”[1, tr.127], quán triệt quan điểm Đảng, các cơ quan ban ngành
thuộc hệ thống giáo dục Quốc gia đã không ngừng nỗ lực đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học (trong đó có đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học)
nhằm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để khơi dậy và phát
huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


16

16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập

2, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.
2. Lã Trọng Đại, Quan niệm chưa đúng về việc sử dụng phương tiện trình chiếu
powerpoit để nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan - chiến sĩ ở
các đơn vị cơ sở hiện nay, Thông tin Khoa học xã hội và Nhân văn Quân sự, số
tháng 5-6/2014.
3.



×