Tải bản đầy đủ (.doc) (459 trang)

LỤC LƯU KHÍ ĐẠO Tập I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 459 trang )

KHÍ ĐẠO - Tập I

LỤC LƯU
KHÍ ĐẠO
Dịch giả: HỒNG MỘNG KHÁNH
Với sự cộng tác của HOÀNG THÁI
VÀI LỜI VỚI BẠN ĐỌC
Khí tồn tại ra sao?
Thế nào gọi là Đạo?
Luyện cơng phải thế nào?
Từ xưa đến nay trên đất Thần Châu, biết bao nhà, biết bao người đã khổ công,
dụng tâm đưa ra nhiều nhận định. Thật đúng là trăm nhà đua tiếng, trăm hoa đua nở.
Tuy vậy quan điểm của mỗi nhà mỗi khác ai cũng chỉ nói về cái mình cho là đúng. Cái
đúng - cái chưa đúng, sự linh hoạt dung hợp - sự gán ghép khiêm cưỡng, cái thật - cái
giả, sự cởi mở - sự cố chấp.. đan xen vào nhau, khiến người đọc ngày nay thật bối rối
khi nghiên cứu nền văn hoá cổ Trung Hoa. Trong bối cảnh đó, tiên sinh Lục Cẩm
Xuyên đã dồn hết tâm huyết, ngụp lặn trong biển sách để đãi cát tìm vàng, tìm cái chân
cái trọng, phân loại các học thuyết đồ sộ, để mở mang, làm rõ đại ý của các bậc tiền bối.
Có thể nói cuốn sách này đã được ông “trực lọc huyết tinh viết văn chương”, nên giá trị
của nó vơ cùng độc đáo. Trong bối cảnh hiện nay, phong trào khí cơng của Việt Nam
đang phát triển và muốn khẳng định bản sắc của mình thì sự ra mắt của cuốn sách lại
càng cần thiết, bởi về lý, ai cũng biết luyện khí mà khơng rõ Đại Đạo (Mục Tiêu Lớn)
thì lợi sẽ bất cập hại.
Khí Đạo là một rong những tác phẩm nổi tiếng, có thể nói là một viên ngọc trong
“Tủ sách văn hoá cổ truyền Trung Hoa”, do NXB Thượng Hải xuất bản năm 1994. Chỉ
sau 6 tháng, sách đã được giới khí cơng Trung Quốc rất hâm mộ. Chẳng những thế,
ngay sau đó, loạt sách đầu tiên mang sang Nhật đã bán hết ngay và được các nhà khí
cơng tên tuổi của Nhật Bản đánh giá rất cao.
Nhìn vào kho từ vựng Hán - Việt, những từ khí chất, khí khái, hào khí, dũng khí,
khí thế, phong khí, khẩu khí, linh khí, khí hậu, khí tiết, văn khí, kiếm khí… cho chúng
ta thấy, từ xa xưa người Đơng Phương đã biết, khí là một cái gì đó tồn tại và phát huy


tác dụng cụ thể trên tất cả các mặt hoạt động của con người. Có người nói thật chí lí, ai
đã biết khí thì thấy đâu đâu cũng là khí. Vì vậy tác giả đã đưa ra một nhận định rất sâu
sắc: “Khí vừa là cầu nối giữa hư không và thực thể, giữa vật chất và tinh thần, giữa
1
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

sinh ra và mất đi, vừa là cầu nối giữa thời gian và không gian, giữa vĩnh hằng và biến
hố, giữa vạn hữu và nhất vơ; tức là tất cả mọi hiện tượng hữu hình, vơ hình của thế
giới bao la, mà ngày nay chúng ta có thể nhận biết được, đều có liên quan đến khí. Vì
thế khí học có thể được xem là Đại Đạo”.
Đọc “Khí Đạo”, ta thấy như được đọc tất cả các văn bản cổ xưa của nhiều triều
đại nói về khí học trên nhiều lĩnh vực khác nhau; lời và ý của tác giả tuôn trào, đan lồng
vào lời và ý của cổ nhân, khiến người đọc tưởng như đang ngồi nghe một cuộc đàm đạo
sơi nổi vơ tiền khống hậu. Những lời bàn, những lời phê thật tự nhiên, hàm súc uyên
ảo, nhiều ý tưởng kỳ lạ, sáng tỏ đến mức người đọc không hiểu tại sao lại đơn giản như
vậy. Những cái lạ cái hay đều thuộc về tác giả, còn cát sạn trong sách này đều do trình
độ thấp kém của người dịch gây ra, xin bạn đọc lượng thứ và chỉ bảo.
“Khí Đạo” gồm hai phần lớn: Luận thuyết về khí học và Đại triết khí đạo của
Thái cực môn.
Đọc phần đầu đã rất lý thú, vì phạm vi tác giả bàn thật rộng rãi, sâu sắc, những ai
đã bước chân vào con đường tu dưỡng đều có thể thấy những ấu trĩ của mình và vận
dụng để nhận thức lại về khí học. Trong những trường hợp như thế, thật thích đáng khi
dùng thành ngữ “Vén mây mù mà thấy trời xanh”. Đặc biệt phần thứ hai lại càng quí giá
gồm những quy tắc, nguyên lý về nhận thức, về tập luyện tu dưỡng của Thái cực mơn
(một trong 5 mơn phái bí truyền khơng dạy ra ngồi của Đạo gia), được viết rất cơ đọng
mỗi lời nói mỗi chữ đều là tâm huyết của tác giả. Ba trăm bài mục hàm súc có giá trị
chỉ đạo thực hành rất to lớn đối với bất cứ ai đã nhập mơn khí cơng nhưng lại muốn đi

đúng, đi xa trên con đường Khí Đạo.
Chúng tơi chỉ mong rằng bản dịch sẽ đưa lại một ngọn gió mát lành góp sức vào
phong trào khí cơng rộng lớn sau này của Việt Nam, góp phần kiện tồn thân tâm cho
dân tộc mình. Có cơng pháp phong phú chân truyền biết đường lối chân chính trong
luyện cơng, chúng ta sẽ có con người hồ khí, dung thơng với thiên nhiên rộng lớn, đất
nước sẽ có những điều chúng ta vẫn mong chờ…
Xuân Mậu Dần
HOÀNG THÁI

2
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Lục tiên sinh, tên là Lưu, tự là Cẩm Xuyên, hiệu là Bất tức. Khi đặt tên cho con.,
đã ngụ ý trong các tên ấy là “Dịng sơng chảy mãi khơng ngừng”. Sau khi học đạo. Lục
tiên sinh đổi hiệu là Phỏng Phật. Theo chữ Hán cổ thì nghĩa hai chữ Phỏng Phật và
Phảng Phất là một, có nghĩa như trong câu “Phảng hề phất hề” của Lão Tử. Lục Cẩm
Xuyên là mơn đệ của thế gia tam vị nhất thể đó là hàn lâm, đạo công và võ thuật. từ nhỏ
Cẩm Xuyên đã tiếp nhận nền giáo dục của gia đình, học kinh văn, luyện võ nghệ. Văn
thì học cả sử, thư, hoạ, thi, phú. Võ thì học quyền, cước, đao, thương, kiếm, côn, công
thủ phong toả. Trải qua huấn luyện nghiêm ngặt, 9 tuổi đã thuộc lòng đạo thư, 12 tuổi tu
luyện Đạo công, 13 tuổi đã nhập Đạo môn chính thức tu luyện Tam chân cơng pháp (là
một phần trong 9 nội dung bí truyền của Thái cực mơn) và Thất đạo môn công quyết
trong thất bộ trần kỹ. Năm 16 tuối học được kiếm pháp căn bản của Đạo gia, sau 17
tuổi ra ngồi tìm thày học đạo, lại học được phép Đan đỉnh mơn bí truyền của Đạo gia
và mon men đến công quyết của Huyền chân môn. Thời niên thiếu đã từng theo Thiền
môn để học chữ và học võ. Đến tuổi trưởng thành lại chuyên tâm học Phật, đã vài lần

vấp váp nhưng cuối cùng học tập và kế thừa được Thiền tông và Mật tông tâm pháp.
Lục Cẩm Xuyên đọc nhiều Đạo thư, kinh Phật, do dày công học hành nên học lực và
công lực đều tấn tới.
Lục Cẩm Xun là khí cơng sư bậc thầy, là bác sĩ Trung y có danh tiếng trong
giới khí cơng và y học. Suốt 27 năm liền làm công tác nghiên cứu lâm sàng, ông là uỷ
viên trong ban trị sự của nhiều tổ chức, như Hội y học, Hội triết học, Hội khí cơng và
Hội khoa học nhân thể của tỉnh Tứ Xuyên và các tỉnh khác. Từ năm 24 tuổi đến nay đã
phát biểu hàng trăm bài nghiên cứu khoa học trên các báo chí và trong các hội nghị học
thuật trong và ngoài tỉnh Tứ Xuyên. Nhiều luận văn khoa học của ông được giới học
thuật đánh giá cao. Những năm gần đây, ông bắt tay vào viết sách, được mời làm giáo
sư trường Đại Học Trung y Thành Đô, ông vừa biên soạn giáo trình y học cổ (cổ văn)
và các bài nghiên cứu, vừa duyệt soạn cho xuất bản cuốn “từ điển thuật ngữ khí cơng
truyền thống”. “vén bức màn thần bí của y thuật khí cơng”. “Trung y khám bệnh bằng
phương pháp xem tướng”…
Trích trong “Thiên phủ cầu y chi bộ”
NXB KHKT Tứ Xuyên

3
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

LỜI TÁC GIẢ
Nhớ khi xưa đọc “Ngẫu nhiên tác” của Trịnh Bảng Kiều, tôi rất ngưỡng mộ
những câu thơ:
Anh hùng hà tất đọc thư sử
Trực lọc huyết tính viết văn chương
Khơng tiên, khơng Phật, khơng hiền thánh
Ngồi bút ngồi nghiên có chủ trương!

Tung hồnh nghị luận bàn thời sự
Trị bệnh, kê đơn chẳng khác phương.
A ha!
Văn chương từ xưa thơng tạo hố
Ngưng tâm quyết ý chớ vội vàng.
Đó là lời bình về văn phong thời nhà Thanh. Nó có thể sánh với các tác phẩm
hay của nhiều thời đại. Hào khí của nó tung hồnh giữa trời đất; răn bảo người, giúp ích
cho đời, tấm lịng của tác giả gửi gắm trong từng lời, từng chữ.
Chỉ “Trực lọc huyết tinh” mà cháy thành văn chương mới có thể “ngồi bút
ngồi nghiên có chủ trương”; khơng cần Tam giáo mà xưng danh, vẫn tung hoành nghị
luận. Cho đó là “trị bệnh kê đơn”, kiên nhẫn đến khơ miệng rát họng; như thế thật xứng
là trai kỳ tài một thời!
Kỳ văn trong thiên hạ nhiều biết bao, nhưng trong đó có bao nhiêu áng là “Tâm
tác”. Có được bao nhiêu lời tuyệt diệu đến mức “Thơng tạo hố”?
Tạo hố chính là cái gốc của Đạo lớn. Tiểu luận mà đạt đến tạo hoá, bàn luận
việc đời mà trở về với gốc Đạo. Nói vậy mà gọi là lời thì kể cũng tuyệt!
Học thuật cổ đại Trung Hoa đã trải suốt 5000 năm văn hiến, mà những thành tựu
đã đạt, đến những kẻ hiền thức thời ngày nay vẫn bình rằng: mộc mạc!
Trong khi đó nhắc đến Tây học thì lại nói rằng: tân tiến. Ơi, chẳng nhẽ Trung
Hoa lại khơng bằng người ta ư?
Tơi đã từng nghe có lời bàn, học thuật Trung Hoa tuy mình mẩy khơng hề hấn
chi nhưng vẫn đang được ấp ủ nuôi nấng trong nơi, đến nay nó vẫn là trẻ thơ. Cịn học
thuật Tây phương, tuy có què quặt nhưng nó lớn nhanh kinh khủng, đến nay đã là người
trưởng thành! Con thơ đâu phải là đối thủ của người lớn tàn phế? Hiện nay Tây học
đang cố gắng thu lượm cái hay, cái mạnh của học thuật Trung Hoa để bổ xung, hoàn

4
Ấn bản điện tử: .



KHÍ ĐẠO - Tập I

thiện; một khi họ đã hồn thiện, trở thành người khổng lồ thì học thuật Trung Hoa
cũng…
Ôi, con rồng cháu giống, học thuật văn minh cổ kinh cứ mãi y như cũ khơng
giúp ích được gì cho ai hay sao? Đã đến lúc văn hoá truyền thống Trung Hoa phải tự
vươn mình, tự sửa mình để lớn bổng lên, việc này bức bách như nước đã đến chân rồi
đó! Xin nhắc những ai sùng Tây học mà tụt hậu rằng: đừng bao giờ quên bài học “Hàm
Đan học bước”, hãy từ đó rút ra cho bản thân một kế sách tự cường.
Khí cơng Trung Hoa đã trải qua ngàn đời kế thừa, phát triển. Kho sách kinh điển
của nó rất đồ sộ, được các đời khơng ngừng phát huy, phát triển. Những lời đã lập là
nhân, là trí, thuận mà làm sáng tỏ trăng sao ắt sẽ thấy rõ cái tuyệt vời trong đó.
Tuy là viên ngọc sáng nhưng lại được dấu trong đá tảng, thật đáng để chúng ta
dày cơng trau chuốt, hẳn nó phải sánh ngang với viên ngọc họ Hòa để người đời mãi
mãi hồi tưởng, trân trọng.
Từ nhỏ tơi đã tiếp thu Nho giáo, thiếu thời lại được đọc ngôn luận của bách gia
chư tử nên thường nghiêng mình trước nền văn hố cổ kim của nước nhà. Có thâm nhập
mới thấu hiểu nghĩa rộng mênh mơng như biển cả, có cúi mình làm theo mới có thể đạt
đến chân nghĩa, có tìm tịi mới hay biết tri thức đọng trên những trang sách đồ sộ tựa
núi non. Dày công miệt mài đèn sách, tích được chút ít kiến thức trình bày ở cuốn sách
này, tôi những mong nội dung chứa trong đó có cơ sinh sơi chuyển hố, tuần tự tiến đến
cái vĩ đại, cái uyên bác, cái tinh tuý, cái thâm thuý hoặc được giác ngộ về nó, để làm
đẹp tâm đạo của những người đi trước, vượt cái khó ban đầu để đến với cái chân học,
đãi vàng luyện khí, tiếp tục viết về văn hố cổ. Tuy lịng không lo sợ nhưng gian nan
lắm thay! Một khi đã hợp với chân đạo liền như được đổi đời, tôi cố gắng hoàn thành
bài luận về Đại Đạo này. Ngẩng đầu mà khẳng định với thiên nhân, “Đạo” xuất bằng
“Khí”, nên sách này gọi là “Khí Đạo”, để khơng phụ chí lớn của các bậc tiên đạo mà
chỉ đó cũng là ánh hào quang của nền văn hoá Hoa Hạ vậy! Tơi, trên thì thừa hưởng ân
huệ của các bậc hiền triết tổ tiên, dưới thì nhận sự chỉ giáo của Đạo sư, nên cố gắng tập
hợp những điều đã học, viết thành cuốn sách này như một việc khởi động. Đạo môn cao

lồng lộng, học thức vô tận vô cùng, tìm cái hay, sửa cái dở, nếu khơng bị người đời
ruồng bỏ thì đã là may mắn lắm rồi! Xin lấy đây làm lời tựa cho sách.
Phỏng Phật cư sĩ, Cẩm Xuyên, Lục Lưu,
viết tại Bất tức trai, Cổ Thục.
Tháng giêng 1992

5
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

1. DẪN LUẬN VỀ “KHÍ” VÀ “ĐẠO”
“Khí” quen thuộc với mỗi chúng ta. “khí” đồi dào vơ kể.
“Khí” vào ra lên xuống trong từng nhịp hơ hấp, điều ấy ai cũng rõ cả.
“Khí” sánh cùng trời đất, sánh cùng mây mưa sương gió, đâu đâu cũng có khí.
“Khí” có mặt trong hệ thống Hán ngữ cổ đại với tư cách là một đơn vị từ vựng.
“Khí”, mọi người đều thấy nó, cảm nhận nó, biết về nó, làm ra nó, khí phổ biến
tồn tại. Trong ánh mắt và con tim của mỗi người bình thường, khí là như vậy và cũng
chỉ là như vậy mà thơi!
“Khí học” chưa thu hút được sự chú ý đặc biệt của mọi người. Phải chăng
ngun nhân chính là “chỉ có như vậy mà thơi”, phải chăng vì ta thường thấy nó,
thường dùng nó và quá quen với nó!
Hoặc có thể khí ẩn tàng trong nó một nội hàm đặc biệt q thâm ảo khiến người
bình thường chẳng hiểu nổi nó.
Hoặc vì thời đại đổi thay, vì văn hố rạn nứt mà lịch sử đã đẩy “Khí học” vào
lãng qn…
Hoặc vì ta đã tự trói buộc, tự đóng cửa, tự o ép bởi những quan niệm cũ về
“Đạo”, về âm dương.
Tựu chung, mọi người dường như đều không mấy chú ý đến “Khí học”.

“Khí cơng” đang khởi sắc trong vài năm gần đây. Khí vốn đã thần bí, con người
lại thần bí thêm, do đó ““khí học” bị che phủ bởi một bức màn thần bí và hư huyền.
Chưa có ai cơng khai đánh giá chính xác, chưa có ai cơng khai phát biểu nhận thức
đúng mức đối với khí học, chưa có ai có thái độ cơng chính và khách quan đối với địa
vị của khí học trong lĩnh vực học thuật. Do vậy trong mắt của nhiều người, chân dung
q phái của “Khí” dường như, nếu khơng phải là hư huyền trong thần bí thì cũng là cái
dị thường trong hiện thực…
“Khí” phải chịu đựng nỗi niềm ấy, thực là bất công. Nhưng thực trạng bất công
ấy dường như liên quan đến phương thức tồn tại của “khí học”, ấy là “khí học” ln
ln hiện bản hình cùng với tôn nhan của các nhà Đạo học ẩn hiện phảng phất trong
mây mù bí ẩn.
Thần bí là thể hỗn độn giữa cái chân thật với cái hư huyền. Chỉ cần làm một
cuộc “khai thiên dịch địa” là “lưỡng nghi tách bạch, thanh đục riêng rẽ”, thanh tà rành
mạch ngay. Đối với cái thần bí của khí, chúng ta cũng cần có thái độ mổ xẻ như vậy để
tìm hiểu kỹ về nó.

6
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

Thần bí vốn bắt nguồn từ cái bình thường, mà cái bình thường lại ln ln tiềm
ẩn cái phi thường. Ví như chữ “khí”, bản thân nó là một từ có ý nghĩa rất đơn giản và
trực quan. Nhưng sau này trong suốt quá trình diễn dịch và cải cách chữ Hán, nghĩa của
chữ “khí” được mở rộng một cách thần kỳ, từ đó khiến tên gọi của một sự vật cụ thể
nào đó đều được gọi theo các ý nghĩa của nó. Từ một cái tên gọi mà sinh sôi nảy nở ra
biết bao ý nghĩa rộng lớn, tinh tế, trừu tượng và thần bí. Cái thần bí ứng với mn vàn
cái huyền ảo mở đầu từ nơi đó…
Hơn 30 năm trước đây, trực giác đã mách bảo tôi rằng: chỉ cần nắm chắc được sự

tồn tại của khí (vật mơi giới giữa cái trong hư có thực và cái trong thực có hư, nằm ở
giữa tồn tại thực thể và tồn tại hư thể) là nhân loại sẽ hiểu và nắm vững tất cả những gì
tồn tại ở thế giới này. Đến nay nhận thức như vậy hình như có cơ sở, có hy vọng, Bởi vì
sự tồn tại của “Khí” rất có thể chính là kết cục của mn vàn biến hố trong thế giới đại
ngàn, là mấu chốt ảo hoá của quá trình biến hố thành thể rắn, biến hố thành thể lỏng,
biến hố thành hư khơng, và hư khơng biến hố thành thực thể! Dường như thế giới đại
ngàn đang dựa vào hình thái tồn tại của “khí” để đạt tới mục đích của cơ chế chuyển
hố là có mn hình vạn trạng, có mn vàn biến hố!
“Khí” khơng những là cầu nối giữa hư không và thực thể, vật chất và tinh thần,
và cái sinh ra và cái chết đi mà cịn là cầu nối giữa thời gian và khơng gian, vĩnh hằng
và biến hố, vạn hữu và nhất vơ. Tức là tất cả những hiện tượng hữu tượng vô tượng
trong đại ngàn mà ta đã biết như chuyển biến, xê dịch, ảo hoá, luân chuyển, sinh ra,
chết đi cho đến những biểu hiện sống như sáng suốt, mê muội, già nua, sản hậu, bệnh
tật v.v… đều có liên quan đến vơ vàn dạng biến hố của “Khí” hoặc có liên quan đến
một thứ gì đó dường như tồn tại ở giữa hai khái niệm “Khí” của cái hữu, và khí của cái
vơ, giữa hư tính và thực tại!
Nếu những suy luận phán đoán này của tác giả, những luận chứng thăm dị trình
bày trong cuốn sách này được thế giới đại ngàn chứng thực là đúng thì đạo của “Khí
học” Trung Hoa lại sẽ là nhịp cầu giúp nhân loại tiến tới nắm vững hoặc hiểu thấu
những bí ẩn của đại ngàn!
Như vậy cái học của “Khí” cũng sẽ thành “Đạo”. Đây chính là nguyện ước ban
đầu của người viết cuốn sách này. Tác giả chưa dám chắc có đạt được nguyện ước đó
hay khơng, nhưng đã nguyện thì phải hết sức cố gắng vươn tới…
“Khí” với “Đạo”, vỗn dĩ hợp với nhau, “Khí” mở đường dẫn lối cho “Đạo”,
“Đạo” thống lĩnh “Khí”. Chúng là nhân quả của nhau, chúng đã bén duyên bén rễ với
nhau từ ngàn xưa.
Ta gọi “khí” với tư cách, khí là tên của vật mơi giới, vốn dĩ chẳng có gì thần bí
đáng nói cả. Nhưng một khi đã trao cho khí nội hàm dẫn mở đặc biệt, nhất là trao cho
nó nội hàm Đại Đạo của triết học cổ Trung Hoa, thì khi ấy “khí” học bắt đầu mở mang,
bắt đầu có sức sống dồi dào và trở thành “Khí Đạo”.

7
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

Ngược lại khi “khí” mang trong nó tính chất trung gian mơi giới thì nó chính là
điều thần bí để nắm chắc cái thực cái hư ở hai phía mà hợp với qui tắc của Trung Đạo.
Đến khi Đạo hợp vào cái chân thật thì hình sẽ nhập vào với thần, hình thần giúp ích cho
nhau. Đến khi ấy Đạo mới có được sự chỉ dẫn của thiên nhiên, mới phát huy được đầy
đủ vai trò của mình để trở thành Chi Đạo. Đó chính là căn cứ nội tại của “Khí học”,
được gọi là “Khí đạo”; tức là “Khí” có thể luận là “Đạo”, “Đạo” có thể gọi là “Khí”.
Như thế việc ra đời của cuốn sách này đâu phải sự ngẫu nhiên!
Cần gợi mở hơn nữa về năng lực tư duy suy đoán của con người khi bàn luận về
vấn đề “Khí” tức là “Đạo”. Bởi vì nếu thấu hiểu được những điều bàn luận trong “Khí
đạo” và nhân đó mà nghiên cứu để hiểu biết tận ngọn nguồn, gốc tích của các sự vật
trong tồn tại khách quan, thì con người sẽ tự nhiên trở nên sáng suốt trí tuệ, thống lĩnh
hữu vơ, hiểu biết hết thảy và diệu nhập minh tuệ.
Mọi người đều rõ: nhận biết hậu thiên của con người bắt nguồn từ muôn ngàn
cảm quan của sáu giác quan trong cơ thể. Các tri thức nhất định phải xây dựng trên cơ
sở những giả thiết của nhận thức. Trong lịch trình nhận thức của nhân loại, cái mà con
người nhận thức được sớm hơn cả là nhận thức về vật chất tồn tại dưới dạng thể rắn.
Nhờ vào thị giác sáng rõ và xúc giác nhạy bén mà con người có được nhận thức khởi
đầu đó, chẳng phải sự tồn tại của con người được bắt đầu bằng chính hình thức tồn tại
hữu hình đó hay sao. Vậy ngồi tồn tại hữu hình, tồn tại hư tính đầu tiên mà con người
có thể nhận thức được phải là “Khí”. Bởi vì giác quan của nhân loại muốn tiếp cận
được những tri thức chưa biết thì chỉ có thể bắt đầu từ tồn tại hư tính đó (hư tính đối lập
với hữu hình ở ngồi hữu hình) và từ đó vươn lên phía trước! Đó chính là q trình
dùng tri thức để khám phá tri thức
Nếu nhân loại muốn tiếp tục vươn lên nữa tìm kiếm tồn tại hư tính ở ngồi

“Khí”, thì con người phải bắt đầu từ cơng việc tìm kiếm ở “Khí”, rồi tìm lần đến tồn tại
khác ngồi “Khí” - tồn tại hư tính mà “lục căn” (tai, mũi, mắt, lưỡi, thân, ý) của con
người khơng có khả năng để cảm nhận. Đối với hầu hết mọi người, việc đó hiển nhiên
là rất khó, chỉ có một số rất ít bậc Đạo gia khi nhập vào trạng thái hư tĩnh mới có thể
hiểu thấu tận ngọn nguồn.
Đương nhiên để truy tìm tồn tại hư tính ngồi “Khí” cần phải tìm hiểu về thạng
thái q độ ảo hố từ tồn tại hữu hình đến tồn tại hư tính và dường như chỉ có thể bắt
đầu cơng việc này từ chỗ mầy mị tìm hiểu về sự tồn tại của khí - vừa hư vừa thực và
vừa hàm chứa những vật thể trung gian giữa hai cái đó. Nhận thức của nhân loại
phương hướng tư duy và chỗ đứng của nhân loại đều phải bắt đầu từ chỗ này. Có như
vậy năng lực trí tuệ của nhân loại, năng lực nhận thức, năng lực hiểu biết và năng lực tư
duy của nhân loại mới không đến nỗi thiên lệch hẳn về một mặt nào đó, hoặc cố chấp
thực thể theo quan niệm đời thường hoặc cố chấp hư thể theo quan niệm của tôn giáo,
hay thiên lệch về một phía nào đó của hai mặt đối lập giữa tinh thần và hư khơng, do đó
mà khơng sinh ra những hạn chế, những thiên lệch, những cố chấp, những cảm giác sai
8
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

lệch (mà lẽ ra khơng nên xuất hiện ở vương quốc nhận thức của nhân loại) để dẫn đến
sự mê muội. Nếu được như vậy thì đây sẽ là bước chuyển mình lớn của lịch sử nhận
thức của nhân loại, và cũng chính là ý nghĩa đích thực của tư tưởng nhận thức “Khí” để
thành “Đạo”, thể nghiệm ứng dụng của văn hố “Khí” của Trung Hoa.
Theo đà kế thừa phát triển văn hố “Khí học” Trung Hoa, theo đà phát huy
không ngừng truyền thống Đạo mơn và văn hiến “Khí học”, theo đà thăng hoa khơng
ngừng của “Đạo” học; tiếp nối những phân tích, tổng hợp, suy luận, phát triển rút ra từ
những quá trình kể trên, tiếp nói những ấn chứng, thể nghiệm, nhận thức, kiểm chứng,
gợi mở, luận bàn trực quan, phản chiếu, hội thơng đã nảy sinh trong q trình nghiên

cứu phân tích hậu thiên và ngộ chứng tiên thiên; “Khí đạo” học của Trung Hoa cổ đại sẽ
có ngày vượt lên trên sự thơng thái, tiến gần sát tới cái chí lý gọi là “Đạo” để rồi trở
thành đại triết của một Trung Hoa Mới trỗi dậy! Giúp nhân loại xây dựng những tư
tưởng triết học; những quan niệm mới của một thời đại mới. Đây cũng là nguyện ước
ban đầu của tác giả khi phân tích, nghiên cứu, luận chứng về “Khí đạo” và muốn cơng
khai những điều thần bí này.
Chỉ cần còn đủ sáu giác quan để nhận thức là chắc chắn khơng bao giờ nhân loại
dừng tìm tịi, khám phá những gì đang tồn tại trong thế giới này! Việc tìm hiểu thế giới
chưa biết chẳng bao giờ gián đoạn! Mà cơng cuộc tìm kiếm chân lý của vũ trụ lại càng
khơng bao giờ có dấu hiệu chấm hết! Trong tương lai, nhân loại sẽ minh chứng điều
này.
“Khí” với “Đạo” vốn có chỗ giống nhau mà cũng có chỗ khác nhau. Gọi là
“Khí” là mượn cái trừu tượng để dẫn ý chỉ về cái thực, chung qui cũng cùng một cái lý
hợp nhất. Nhưng “Khí” và “Đạo” khác nhau về duyên khởi, khác nhau về hành lộ, khác
nhau về hư thực. Khi luận thuyết đến ngọn nguồn thì “Khí” và “Đạo” phải soi sáng cho
nhau. Tuy nhiên trong sách này, tác giả lấy “Khí” để luận về “Đạo”, với xu thế tất yếu
trình bày về các thứ “đạo” để hợp với “khí”. Những ý nhỏ này xin độc giả lưu ý.
Việc khảo cứu “Khí học” đã có từ thời thượng cổ, được khởi thuỷ từ những khái
niệm biểu tượng cụ thể tương ứng với hơ hấp, với khí trời v.v… Về sau thiên nhân tác
động lẫn nhau cùng phát triển; cái hư cái thực cùng soi tỏ cho nhau, mỗi cái lại biểu
hiện tính trội riêng trên mn vàn phương diện. Vì thế, khơng một từ ngữ nào vẫn
thường dùng để diễn đạt tính chất của cách sự vật lại có thể diễn đạt đầy đủ ý nghĩa suốt
từ đầu đến cuối của q trình đó.
“Khí” có trên đặc tính của mình, khơng những nó hàm chứa khái niệm cô lập của
các sự vật riêng biệt, đơn thuần (đấy chính là bộ phận nghĩa mà mọi người vẫn thường
hiểu) mà cịn hàm chứa cả khái niệm mang tính chỉnh thể của vô vàn sự thể, của cái lý
vẫn nằm trong đó (đây chính là nội dung của các học thuyết về “Khí” của Đạo mơn).
Nên khơng những có thể dùng chữ khí để làm tên gọi cho các sự vật hiện tượng cụ thể,
mà cịn có thể dùng làm tên gọi cho vô số diễn biến trừu tượng. Khơng những nó mang
9

Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

tính tiêu biểu của một khái niệm triết học, mà cịn là tư tưởng văn hố có tính phổ biến.
Khơng một ngơn ngữ văn tự nào có thể diễn đạt nổi nội hàm đạo lý mà nó hàm ẩn, nội
hàm mang tính chất cổ kính, thâm ảo, huyền diệu thần bí, vừa hiện thực vừa hư vơ. Về
phương diện này, nó gây nhiều khó khăn cho những ai muốn mầy mị nghiên cứu nó.
Mặt khác nó lại là động lực mở rộng lĩnh vực tri thức của nhân loại. Bao nhiêu nghìn
năm rồi, chỉ có mỗi một chữ “Khí” này mà tốn biết bao tâm huyết của các bậc thông
Nho thục học, cũng khiến không biết bao nhiêu triết sĩ, tài nhân đã hiến dâng trọn đời
cho việc tìm tịi, nghiên cứu. Hiện nay chính nước Trung Hoa đang mang trên mình sứ
mạng lịch sử: kế thừa truyền thống của một nền văn hiến kỳ quan thiên cổ trong đó nổi
bật lên cái nhìn viên dung của các bậc trí nhân, tất cả đều hiện ra với những hào quang
rực rỡ, với những sắc màu muôn hồng ngàn tía, với các tầng lớp trùng trùng điệp điệp,
Những gì cần có đều có đủ! Những gì tổ tiên chúng ta đã gạn lọc, tích góp được trong
suốt lịch sử văn hố đang chờ đón con cháu Viêm Hoàng kế thừa và phát huy.
“Đạo” là thước đo chuẩn mực cao nhất của quan niệm tri hành hợp nhất của dân
tộc Trung Hoa. Thầy tôi là Huyền nhất tiên sinh có lời bàn về Đạo như sau:
“Tuyệt, lời hay tuyệt! Đạo - là cái tiêu biểu cho trí tuệ của dân tộc Trung Hoa,
cho nền văn hoá Tam giáo cửu lưu của Trung Hoa cổ kính, xưa nay Bách gia chư tử
đều ngưỡng mộ, đều tôn sùng Đạo. Đến nay Đạo vẫn chung sống với cái hiện đại, vẫn
hỗ trợ bổ sung cho nhau cùng phát triển, cùng hoàn thiện. Cả hai đều cùng hoàn thiện
lý luận học thuyết cho nhau, cùng hỗ trợ nhau thể hiện ý nghĩa lớn lao, cùng tơn nhau
ở vị trí đứng đầu của các học phái triết học. Trong lịch sử văn hoá lồi người, đây quả
là điều tuyệt với có một khơng hai”.
Đạo phải là tài sản triết học chung của cả lồi người?
Ý của “Đạo” thời cổ chính là tơn chỉ của các triết gia. Ngày nay ta có thể nhận
định, “Đạo” thuộc phạm trù triết học văn hoá. Đối chiều kỹ nội hàm của “Đạo” sẽ thấy,

bên trong “Đạo” ngụ chứa logic, bên ngoài “Đạo” hiện tồn biện chứng. Ứng tình thấu lý
của Đạo thì đâu đâu cũng thấy đúng, căn cứ vào lý có thể giải quyết về mọi vật. Đạo
bao trùm tất cả! “Đạo” bao hàm cái đối lập trong sự đồng nhất, tàng chứa cái đã thành
trong biến hoá, khiến cái cổ xưa ăn khớp với cái hơm nay thật khăng khít. Phần lớn
người thời nay dường như đều thoả mãn với các đề tài bàn luận về âm dương. Mỗi khi
người ta đội cho một vấn đề cụ thể hai chữ “mộc mạc” thì đều chính là vì họ chưa lĩnh
hội được cái thần ở trong đó.
Thành cơng của “Đạo” thời cổ thể hiện ở chỗ nó rất phù hợp với nhân gian, thần
sắc của nó hướng vào cả tinh thần lẫn vật chất. Nó vừa là vũ trụ quan, nhân thức luận
làm chỗ dựa cho các bậc triết gia tiền bối nhận thức thế giới, vừa là phương pháp luận,
quan điểm thực tiễn để các bậc hiền nhân tiều bối dựa vào đó cải tạo thế giới! ở bình
diện vũ trụ thì đó là thần sắc đạo lý trong “hình nhi thượng”, ở bình diện các sự vật giản
đơn thì đó là cái dụng qn xuyến trong “hình nhi hạ”, Nó giúp tri thức và thực hành có
10
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

quan hệ biện chứng với nhau, giúp việc giải nghĩa mọi sự vật đều đảm bảo tính logic.
Chỉ những thứ hiện nay đã xếp xó là diện mạo của nền văn hố cũ mà thơi! Sách của
các bậc hiền nhân thời xưa nói “Đạo” thời đó không chứa đựng “Đạo” thời thượng cổ,
kỳ thực là họ giải nghĩa khác đi mà thơi, vì nội dung u thích của người, mỗi thời mỗi
khác. Đương nhiên nói như vậy khơng có nghĩa là “Đạo” của triết học cổ đại đã sung
mãn, khơng cần nghiên cứu thêm nữa. Vì có những thứ của thời cổ đại lại tiến vào thế
giới hơm nay, mà cũng có những thứ của thời đại ngày nay lại lui về quá khứ. Chẳng
phải những thành quả hôm nay đều được xây trên những nền móng tích luỹ của những
cái cổ xưa đó hay sao? Xem xét kỹ những dự đoán của “Đạo” thời cổ đại Trung Hoa sẽ
được chứng thực triết “Đạo” cổ đại Trung Hoa phát triển sớm hơn, mạnh hơn triết học
phương tây. Con cháu Viêm Hoàng cần phải tự giác kế thừa “Đạo” cổ đại Trung Hoa,

để làm cơ năng của “Đạo” sống động, để gạt bỏ những keo bẩn bám trên “Đạo”, để
hoàn thiện hệ thống lý thuyết về “Đạo” và cống hiến thật nhiều cho văn hoá triết học
của nhân loại!
Xưa nay việc nhận thức và làm theo Đạo luôn là quy phạm của người Trung
Hoa. Họ luôn luôn tơn sùng “Đạo”. Ta có thể làm theo “Đạo” mà khơng hề hay biết,
nhưng một khi trí tuệ đủ chín chắn, chỉ đạo được hành xử thì “Đạo” đã thấm nhuần
trong đó, khi đó ta đã làm theo “Đạo”. Đạo qn xuyến trong cả trí tuệ lẫn thực hành.
Khơng một dịng chảy nào mà lại khơng có nguồn cội. Nhìn nhận “Đạo” với một thái
độ khách quan, ta sẽ hiểu không phải ngẫu nhiên mà “Đạo” trở thành trung tâm vững
chắc của triết học văn hoá truyền thống Trung Hoa, trở thành quan niệm hướng tới của
mọi người dân Thần Châu (Trung Hoa) thời xa xưa.
Suy ngẫm kỹ sẽ thấy mặc dù “Khí” và “Đạo” cùng xuất hiện thời thượng cổ,
song con đường hình thành nghĩa lỹ lại ngược chiều nhau; dường như chúng có chí
hướng riêng nhưng cơ dun giữa chúng lại vô cùng bền chặt. Cho nên khi hiền nhân
thời cổ bàn luận về “Đạo” thường mở đầu bằng triết lý về “Khí”, rồi sau mới chuyển
dịch lắng đọng giữa “Khí” và “Đạo”. Dường như mỗi khi luận về “Đạo” là họ lại đề cập
đến “Khí”, mà đã bàn đến “Khí” là lại đề cập đến “Đạo”, Thường “Đạo” và “Khí”
chứng giám cho nhau, quán xuyến trong quan hệ nhân quả, như hai tàu lá mọc trên
cùng một cuống, là thể và dụng liên quan chặt chẽ với nhau. Nghĩa lý tinh vi của “Đạo”
dọc ngang khắp trời đất, sừng sững, lớn mạnh, uyên bác, sâu xa; chỉ cần nghiên cứu tỉ
mỉ, suy ngẫm kỹ càng cái nghĩa của “Đạo” là sẽ cảm thấy dung mạo của “Khí” ẩn hiện
lúc kín đáo lúc rõ ràng ở mọi nơi mọi chốn, ở từng câu từng chữ; sẽ cảm nhận thấy các
thành tố của vương quốc “khí học” đang khơng ngừng xen ngang, thẩm thấu lẫn nhau;
từ đó cảm nhận được sự dung hồ nội hàm vừa thần bí vừa huyền vi giữa “Khí” và
“Đạo”! Đó là: “Khí” dựa vào “Đạo” mà khai triển, “Đạo” dựa vào “Khí” mà thực tồn.
“Khí” dựa vào “Đạo” mà hiển hiện, “Đạo” dựa và khí mà qui tụ, “Khí” lấy “Đạo” làm
luận chứng mang tính lý luận, “Đạo” lấy khí làm cái thực để hướng tới. Đó chính là
quan hệ nội ngoại giữa thể và dụng, đó cũng là ngun do vì sao hễ ai muốn nghiên cứu
11
Ấn bản điện tử: .



KHÍ ĐẠO - Tập I

Đại “Đạo” của triết học cổ Trung Hoa đều phải trang bị cho mình những hiểu biết về
“Khí” học. Đây chính là chân giá trị của văn hố “Khí” học Trung Hoa, thể hiện địa vị
siêu việt trên trường triết học của học thuyết “Khí” Trung Hoa.
Xem như vậy thì nơi tận cùng của “khí” là “Đạo”, nhưng “Đạo” lại nổi rõ hơn
bao giờ hết. Thiết tưởng nếu lấy nghĩa xun suốt q trình hữu vơ, thì “Khí” ở sát
ngay ranh giới này, khi đó dù có là “Đạo” cũng khơng được giới hạn nó! Nếu được tơi
luyện phát triển, hồn thiện cả thể lẫn dụng một cách sống động thì kể từ đó trở đi “khí”
sẽ mang giá trị tự thân của nền văn hố Trung Hoa - tức là “khí” sẽ có phẩm vị đại diện
đầy quyền uy trong triết học, hoặc chỉ xếp sau “Đạo”, hoặc gần như sánh ngang với
“Đạo” đến mức có thể ví chúng là hai điểm đầu và cuối của cùng một đoạn thẳng, cả
hai cùng sánh vai trong một chỉnh thể triết học hoàn chỉnh, là hai cực đối ứng nhau của
một quan niệm triết học (triết học mang tính lưỡng nghi, trong đó thực và hư soi chiếu
lẫn nhau) thống nhất. Hoặc có thể “khí” mượn cái uy “vật chất” đội lên “Đạo” để trở
thành đại biểu triết học “nhất nguyên luận” theo quan điểm triết học duy vật. Ở
thời
đại văn minh vật chất, khoa học có những bước tiến nhảy vọt như ngày nay, thì khả
năng để các học giả đương thời xây dựng thành công một dịng phái triết học như vậy là
hồn tồn hiện thực. Vì dùng “khí” có thể luận “Đạo”, thành “Đạo”, nên việc thừa kế
cái cổ, hấp thụ cái hiện tại, sẽ khơng phải là điều có băn khoăn nghi ngại gì cả. Ở thời
này muốn luận về “khí” thì nên đi thẳng ngay vào trong mà luận về Đại “Đạo”, để từ
“Khí” Đạo xây dựng “Khí Đạo học”, tiến tới xây dựng “khoa học Khí Đạo” tức là xây
dựng văn hố của “khí” học. Rồi sau đó các hoạt động tương tự sẽ diễn ra ở nhiều nước
khác trên thế giới. Nếu được như vậy, “khí” học cổ Trung Hoa sẽ có điểm tựa và hy
vọng sẽ đạt được những thành tựu rực rỡ.
Với cuốn sách này, tơi mong có những đóng góp cho đời. Khi khởi thảo “Tam
hợp lập chân”, tôi nhằm: Một, thu lượm những luận thuyết về đạo tình, lý học trong học

thuyết “khí” của văn hiến Trung Hoa một cách có hệ thống và tồn diện; để những học
thuyết rải rác tản mạn từ thời xa xưa về “khí” được ra mắt cơng chúng với một bộ mặt
tươm tất, tinh t, mới mẻ, có tính triết học, đồng thời tỏ rõ thái độ khen, chê, làm rõ
nguồn gốc. Nếu quả nhiên luận rõ được “khí” gần “Đạo”, lại có những thu hoạch thì
thật đáng mừng, cơng sức nhọc nhằn của tổ tiên khơng bị uổng phí, chúng ta được thừa
hưởng củi đuốc của bao thế hệ tiền bối. Ánh sáng của ngọn đuốc đó, chúng ta nguyện
truyền cho muôn đời mai sau. Hai, chú trọng giới thiệu về luận thuyết truyền thống sâu
xa của Đạo môn và hồn chỉnh những lý luận học thuyết đó, hồn thiện những thể
nghiệm vận dụng của nó, bổ chỗ khuyết, thêm chỗ thiếu, nhằm đưa học thuyết “Khí
Đạo” cổ kim ra mắt cơng chúng với một gương mặt có hệ thống, logic và chu toàn, Ba,
phát biểu tâm đắc của tác giả một cách thích hợp đối với những học thuyết đang tồn tại
mong góp sức làm thế chân vạc của “Khí Đạo” học thêm phần vững chãi, để hình thành
lý luận về Đại “Đạo” và đưa “khí” học Trung Hoa ra mắt công chúng với một gương

12
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

mặt trịn trặn, dung hồ, hoạt bát, thực dụng, tinh tế. Nếu quả thật “khí” thành “Đạo”
luận thì những nỗi băn khuăn trẻ thơ của hơn 40 năm trước có thể gỡ ra được phần nào.
Nội dung trong sách này, nhằm đề tài luận “khí” thành “Đạo”, nên khơng chỉ
lấy “khí” mà ràng buộc ăn khớp “Đạo”, mà nhằm từ “khí” hiểu ra Đạo, để có thể từ
“khí” mà lập “Đạo”, rồi tự khắc thành “Khí Đạo”.
“Khí Đạo”, “Khí Đạo”, luận “khí” thành “Đạo”, q trình ấy đâu dễ gì trình bày
rõ trong một cuốn sách mỏng như thế này? Nhớ có câu trong triết học cổ đại: “Hành
trình ngàn dặm, mở đầu bằng bước chân đầu tiên”, vì thế hành trình leo lên một đỉnh
núi cao vời vợi, phải bắt đầu từ chân núi, nếu muốn học hỏi về “Đạo” thì cứ bắt đầu
ngay từ việc học, tự khắc sẽ mở mang dần. Nghĩ như vậy là tôi lao ngay vào cuộc, thức

tới nửa đêm gà gáy, dùi mài đèn sách…
Khó thật, khó q!
Lúc tơi đang mơng lung suy nghĩ thì bỗng đâu trong lịng một cảnh hơn 40 năm
trước cuồn cuộn dâng lên mà xuống ngịi bút…
Đó là 40 năm về trước, tuổi ấu thơ của tơi…
Pốp, pốp, pốp…
Quả bóng cao su nảy mãi trên sàn. Tại sao bóng cao su lại nảy được? Trong bóng
đựng những gì? Tơi nêu câu hỏi và hỏi mẹ.
Mẹ tơi cười rằng - Bên trong quả bóng chứa đầy “khí”- Đựng khí? Tơi hiếu kỳ,
bèn lấy dao bổ đơi quả bóng thấy bên trong chẳng có gì cả - Khí đâu rổi? tơi chạy đi hỏi
mẹ. Me tơi cười rằng Con trai ngốc của mẹ ơi, khí chạy biến cả rồi, bóng khơng nảy
nữa đâu. Tơi ngạc nhiên căng trịn mắt hỏi mẹ - Khí chạy đi đâu?. Mẹ nói - Chạy biến
và khơng trung rồi. Tơi lại hỏi - Khí chạy như thế nào? Sao con khơng nhìn thấy, hình
dáng của khí ra sao? Có tìm lại được khơng? Mẹ tơi cười - Khí khơng có hình dáng, đâu
đâu cũng có, khơng cần đi tìm. Tơi trịn xoe đơi mắt tìm kiếm khắp xung quanh…
“Khí” khơng có hình dáng, nhưng lại có ở khắp nơi…? Tơi mang câu hỏi đó đi
vào tư duy, đi vào cuộc sống, đi vào thần bí đi vào tuổi thành niên. Sau này thỉnh
thoảng mẹ tối nhắc lại câu chuyện dĩ vãng ấy, tất nhiên là để cười cái thơ ngây, hồn
nhiên, nghịch ngợm của tôi lúc ấu thơ. Nhưng hôm nay, sau hơn 40 năm “khí” vẫn là
một dấu chấm hỏi trong lĩnh vực nhận thức, hiểu biết của tôi, một câu hỏi có một cái gì
đó dường như rất thần bí, mãi mãi vơ bờ vơ bến.
Phải, cái thần bí của “khí” khơng nằm trong bản thân sự nghi vấn, mà ở trong
việc nhân loại vẫn đang tìm kiếm nguồn tri thức vơ cùng vơ tận, muốn tìm đến một cái
gì khác, khác nữa… nhưng ở những cái bình thường nhất vẫn ẩn tàng những điều bí ẩn
và có lẽ chính bản thân chúng ta lại là điều thần bí đó!

13
Ấn bản điện tử: .



KHÍ ĐẠO - Tập I

Q trình nhân thức về khái niệm “khí” thần bí của nhân loại cần phải bắt đầu từ
chính những sự tồn tại bình thường “đâu đâu cũng có”, tức là bắt đầu từ khí trong
khơng trung, khí ở mây trời, khí mà chúng ta vẫn hít thở hàng ngày. Xem ra đó là
những điều thường thức mà mọi người đều thể nghiệm được, đều nhận thức được.
Dường như tất cả những gì thần bí đều có cội nguồn hoặc ẩn thân sau những cái bình
thường, những cái đơn giản mà chân thật.
Sự thần bí của cái chưa biết và tồn tại của cái bình thường trong học thuyết
“Khí” học Trung Hoa cũng được xây dựng trên chính cuộc tìm kiếm tri thức vơ cùng vơ
tận của nhân loại, được xây dựng trên ranh giới giữa tri thức đã nhận biết và chưa biết
của nhân loại, giữa cung độ ngộ chứng tiên thiên với hiểu biết hậu thiên. Trên phạm vi
tri thức, hiểu biết đang diễn sự cố chấp và hiểu lầm, thậm chí cịn xây dựng trên cả mê
tín, vơ tri của nhân loại nữa!
Nhìn lại sự nhận thức của nhân loại sẽ thấy: đã hiểu biết cái gì thì thấy cái đó là
bình thường, khơng hiểu biết cái gì thì thấy là dị thường; thấy nhiều thì khơng cho là lạ,
cịn thấy ít ắt phải coi đó là điều lạ; hiểu biết sẽ nói là đúng, khơng hiểu ắt phải nghi
nghi hoặc hoặc. Đấy chính là cách nhìn nhận đúng sai theo chủ quan của mọi người khi
đối mặt với tồn tại và thần bí.
Lập luận của cuốn sách này nhằm luận chứng cái tồn tại và khám phá cái thần bí,
giương cao, triển khai rộng “Khí đạo” truyền thống của văn hố Trung Hoa, vì vậy rất
có thể cuốn sách sẽ dẫn độc giả đi từ tồn tại vào thần bí, vào khám phái những điều thần
bí ở các lĩnh vực chưa biết, đi vào vương quốc thần bí của tơn giáo truyền thống, đi vào
thế giới hoang đường của những điều khó tưởng tượng đối với thường thức con
người… Nhưng nó lại khơng phải là tơn giáo, khơng phải là mê tín, khơng phải là nhảm
nhí. Tất nhiên cũng khơng phải là chủ nghĩa duy vật mà mọi người vẫn quen thuộc,
cũng không phải là tri thức khoa học hiện hành.
Khoa học là sự phản ánh cái chân thật, nhưng sự tồn tại khơng có nghĩa là khoa
học. Nhân loại cần khám phá sự tồn tại của những thứ nằm ngoài phạm vi chứng thực
của khoa học và lẽ đương nhiên sẽ không thể gị ép chúng vào khn khổ của khoa học

thường thức hiện có!
Cái đã biết cũng là sự phản ánh của cái chân thật, nhưng tồn tại khơng có nghĩa
là cái đã biết. Nhân loại cần khám phá cái chưa biết của những thứ nằm ngoài lĩnh vực
đã biết và lẽ đương nhiên càng không nên lấy cái đã biết để đo đạc cái chưa biết! Ở đây
nếu sùng tín một cách mù quáng đối với những sự lý chưa biết cũng là một loại mê tín,
hơn thế nữa kiểu mê tín này rất dai dẳng kiên cố, nó cản trở chúng ta trong quá trình
khám phá, tìm kiếm chứng cứ cho thế giới chưa biết. Nếu nói, nhẹ dạ cả tin là một hình
thức biểu hiện sự dốt nát của con người thì phủ định một cách dễ dãi cũng là một hình
thức biểu hiện đặc biệt của sự ngu muội, là một hình thức bảo thủ, khơng cầu tiến, vi
phạm quy luật tri thức - không hiểu biết đến tận ngọn nguồn của sự vật.
14
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

Tri thức là nhịp cầu để nhân loại tiến lên tìm hiểu thế giới chưa biết. Khi tìm
hiểu những sự vật chưa biết, nhân loại thường bước lên nhịp cầu đó theo thói quen,
thậm chí khơng thể khơng bước lên nhịp cầu đó; lấy tri thức đã biết và phạm vi tri thức
hiểu biết để đo lường những cái chưa biết, để tìm chứng cứ cho những sự lý chưa biết.
Vậy là kết quả đo lường sẽ khác nhau do kẻ đo lường khác nhau về phương diện tri
thức, hiểu biết. Tức là:
Với kẻ tương đồng - dễ lý giải.
Với kẻ tương hợp - có thể lý giải.
Với kẻ giống nhau - cịn có thể lý giải.
Với kẻ khác nhau - khó bề lý giải.
Với kẻ tương ly - không thể lý giải.
Với kẻ tương bội - rất khó lý giải.
Với kẻ tương vi - lẽ nào lại như vậy.
Trước mặt nhân loại, tất cả những sự lý chưa biết, tất cả những bí ẩn của thế giới

đại ngàn đều phải chịu những số phận khác nhau như vậy, đều phải đón nhận mọi hình
thức khẳng định và phủ định của cái biết và chưa biết của nhân loại, đều phải chịu sự
thử thách của quá trình tìm cầu tri thức và hiểu biết.
Nội dung bàn luận trong cuốn sách này tất nhiên nằm trong cái chung đó.
“Khí” học Trung Hoa mang tính truyền thống, hơn nữa nó cịn giàu ý vị tơn giáo.
Nó là quan niệm đặc biệt của tư duy Trung Hoa, là đại diện tư tưởng của Đạo thời cổ
đại Trung Hoa. Với tư cách là lý thuyết biện chứng của tư duy biện thức của nhân loại,
“Khí” học Trung Hoa sẽ được xếp vào làng văn hoá thế giới. Đương nhiên, bây giờ để
học giả nước ngoài thật sự hiểu nội hàm của “Khí” học Trung Hoa, là một điều rất khó.
Nhưng gần trăm năm nay, văn hoá Trung Hoa đã xảy ra những sai lạc lớn. Hình
thức và nội dung của nó đều có những sự thay đổi tương ứng, đến mức cả những học
giả Trung Hoa hăng say học tập cổ văn cũng thấy khó tiếp thu. Ngày nay nhiều hiện
tượng lai căng, pha tạp kiểu nhảy nhót phương Tây, khiến sự kế thừa văn hố Trung
Hoa xuất hiện tình trạng đoản mạch chưa từng thấy trong lịch sử phát triển của nó. Như
vậy văn hố Trung Hoa đã thêm những luồng lạch mới một cách đặc biệt, hình thành sự
khác biệt giữa cổ và kim. Sự khác biệt đó thể hiện ở tố chất khác nhau, phạm trù khác
nhau, góc độ khác nhau và cả biện pháp cũng khác nhau. Đó là do những đặc điểm văn
hố cổ kim tạo nên. Thực tế đó khiến hầu hết các học sinh khoa văn và các học giả Hán
văn, rất khó đón nhận từ xa hoặc rất khó vượt qua những khe nứt lớn của dịng lịch sử
văn hố Trung Hoa để trực tiếp kế thừa, phát triển, lĩnh ngộ và phát huy mơn “Khí”
học, một bí ẩn của nền văn hóa. Rất nhiều người thậm chí cịn khơng muốn nhìn nhận,

15
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

khơng muốn nhắc đến việc nghiên cứu, khai thác hồn thiện và phát triển nó. Đáng tiếc
cho di sản văn hố nói chung, đáng tiếc cho văn hố Trung Hoa nói riêng!

Văn hố, dù trên từng mặt riêng biệt hay toàn diện, dù vụn vặt hay có hệ thống,
đều là sự tập trung phản ánh của tư duy trí tuệ của dân tộc đã xây dựng nên nó; đều là
kết tinh tư tưởng của nhân loại trong việc tổng kết khách quan. Dẫu chỉ là tí chút của
hiện tượng văn hố, miễn là nó có lợi cho sự phát sinh, phát triển của xã hội, của nhân
loại, thì chẳng ai ruồng bỏ. Bởi vì nó là tâm huyết của lớp lớp người đi trước… Với ý
nghĩa đó, tồn tại dường như chính là cái hợp lý.
Văn hố “Khí” học là tri luận đạo thuyết của dân tộc Trung Hoa đã thừa kế từ
bao đời. Diện đề cập của nó rất rộng, nó thẩm thấu ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực xã hội
của con người. Chúng ta là con con cháu cháu của Viêm Hồng, khơng có lý do gì để
chúng ta khơng coi trọng đầy đủ học lý này!
Tuy nhiên, hiện nay những tác phẩm chuyên trình bày về “Khí” học mà chúng ta
có thể tìm thấy, chỉ lác đác như sao buổi sớm, lại càng khó khi nói chuyện tìm những
cây đại thụ! Nhận thức về “Khí” học của chúng ta cịn nơng cạn, vụn vặt, tản mạn, xơ
bồ, cũ kỹ. Vì vậy, hiện nay nhiệm vụ hàng đầu vẫn là phải thừa kế, khai thác, chỉnh lý
và phát huy truyền thống “Khí” học. Những năm gần đây giới học thuật đã xuất bản
cuốn “Tư tưởng “Khí” - Sự phát triển nhân sinh quan và thế giới quan tự nhiên của
Trung Quốc”, dịch từ tiếng Nhật của tác giải Tiểu Dã Trạch Tinh Nhất. Cuốn sách đã
gây ảnh hưởng phản hồi đối với giới học thuật! Ảnh hưởng phản hồi này khơng phải vì
học giả Nhật Bản đã nghiên cứu được nhiều vấn đề trong “Khí” học Trung Hoa, đã nắm
vững được nhiều tri thức văn hố khí học Trung Hoa, mà bởi vì câu hỏi: vì sao “Khí”
học của Trung Hoa lại do người Nhật khám phá, rồi ngược trở lại mở mang cho người
Trung Quốc! Chẳng nhẽ, “đường đường” Trung Quốc lại không có ai hay sao? Vì sao
lại cứ để người nước ngồi đên “nhận mặt bảo vật” rồi sau đó người Trung Quốc mới
có sự chú ý tương ứng. Thực trạng này khiến ta phải vơ cùng hổ thẹn.
Nhưng điều đó dường như ẩn chứa một duyên do trớ trêu nào đó:
Tài sản quý báu cần thừa kế, lại thường phải có người ngồi cuộc phát hiện và
tán thưởng mới tác động trở lại, khiến kẻ trong cuộc buộc phải trọng hơn tài sản q sẵn
có trong tay.
Thường ánh mắt của con người, dường như chỉ săn tìm cái kỳ lạ ở tận đâu đó,
cịn đối với những cái mình sẵn có trong tay lại thường lơ đãng. Chỉ khi có nguy cơ bị

mất mới cảm thấy nó q giá. Ngày nay khi “Khí” học Trung Hoa lên ngơi một lần nữa,
lại khơng cần phải có tiếng tăm từ ngồi đến nhắc nhở đó hay sao!
Những năm gần đây, nhiều sách Trung Hoa phổ biến về “Khí” học đã ra đời,
những cuốn như “Học thuyết nguyên khí cổ đại Trung Quốc” của Trình Nghi Sơn,
“Khí” của Trương Lập Văn, “Phát vi và thám nguồn khí luận Trung Quốc” của Lý Tơn
16
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

Sơn v.v… đều là những tác phẩm học thuật chuyên đề viết rất kỹ. Dẫn luận của họ vừa
hệ thống vừa mạch lạc, bổ xung cho nhau khá tồn diện, học giả có thể thoả sức tìm
đọc. Từ những pho sách đó có thể hình dung mà suy đoán được tất cả vẻ đẹp khoẻ
mạnh của văn hiến “Khí” học Trung Hoa. Xét một phương diện nào đó nó cịn gợi mở
cho việc học tập trong tương lại.
Do lịch sử văn hố “Khí” có có những lúc gián đoạn, chắp nối, có những luồng
lạch khác nhau của các văn nhân xưa và nay, thế chỗ cho nhau, có những trì trệ cách trở
giữa bầu khơng khí văn hố cổ kim, ngày nay khi luận bàn, trình bày về văn hố “Khí”,
dường như tốt nhất ta cũng chỉ có thể bê ngun tất cả những gì ghi chép có tính văn
hố từ thời chưa xảy ra “vết rạn”, chỉ có thể trau chuốt những tri thức của các bậc triết
gia tiền bối để lại cho hậu thế mà thơi. Ăn vóc học hay mà! Muốn vượt các bậc hiền
nhân thời cổ, quả là việc khó của các việc khó!
Nhìn vào “Khí học” ngày nay, thật khó gọi đó là “học”. Xem xét một cách tổng
quát lý luận văn kiện cổ kim đang tồn tại, trên tất cả các phương diện sẽ thấy, còn nhiều
chỗ đáng chê như linh tinh, lộn xộn, phù phiếm, phụ hoạ, nói chính xác hơn là, các học
phái đều chỉ nói về cái đúng của mình. Đối với vốn di sản văn hố này, khơng những
địi hỏi phải thật logic, rành mạch, hệ thống, tinh luyện, mà còn đòi hỏi phải dung hội,
thống nhất, phát triển, nâng cao. Có như vậy mới có thể làm cho vốn di sản văn hố đó
trở thành một học thuyết thật sự hoàn chỉnh. Nhưng nội dung lý thuyết của “Khí” học

truyền thống vốn đã rất phong phú; lĩnh vực mà “Khí” học bao quát cũng rất rộng. Có
thể nói nghĩa lý của nó tung hồnh, trên trời, dưới người, quán xuyến hết thảy, thật
xứng danh là một tư tưởng học thuật vĩ đại, đáng để cho hậu thế nghiên cứu, khám phá.
Theo sát nhịp tiến của lịch sử Trung Hoa, lịch sử sàng lọc của văn hố Trung Hoa,
chúng ta tin rằng, “Khí học” Trung Hoa sẽ khơng ngừng thể hiện giá trị học thuật của
mình, thể hiện giá trị văn hoá và giá trị tư tưởng của mình. Cuốn sách này xin đóng góp
một phần cơng sức cho tiến trình phát triển văn hố đó.
Nhưng ở vào một thời kỳ lịch sử đặc biệt, ở hồn cảnh văn hố đặc biệt như nêu
ở trên, tác giả chỉ muốn kế thừa “Khí” học để diễn dịch “Khí Đạo”. Tác giả khơng thể
lại làm cái việc lần giở những chồng sách cũ để tầm chương trích cú, để dẫn những di
huấn cổ, lẽo đẽo bám theo gót người xưa, lại càng không thể bê nguyên lời giáo huấn
của người xưa, nhai lại chiếc bánh ăn thừa, nhặt lại quả bầu cũ. Giữ được như vậy kể
cũng khó! Trước mặt tác giả, dường như chỉ có một con đường, đó là tự mở cho mình
lối đi riêng
Thầy Huyền nhất có viết câu đối như sau:
Tá tiên nhân chi quang.
Viên cầu cổ mộc* vi trường sách**.
*

Cổ mộc: mộc bản cũ in sách
Sách : kế sách

**

17
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I


Tẩu tự kỷ đích lộ,
Thả chước kim kịch bộ u thâm.
Tạm dịch nghĩa:
Mượn lấy ánh sáng của người xưa,
Liền cầu cổ bản làm kế sách dài lâu.
Đi trên con đường của chính mình.
Khoan dùng guốc mới tới cõi thâm u.
Lời chỉ giáo ấy của bậc thầy sáng rõ như ban ngày, nó ln văng vẳng bên tai và
khích lệ tơi vươn tới. Trằn trọc suy tư, quyết chí khám phá cái mới, phàm những lập
luận trùng lặp với cái đã có, tơi chỉ nêu qua một số mà khơng phơ diễn tồn bộ. Nay tơi
mới nói những điều tôi đã biết mới kể những điều tôi đã nhìn nhận thấy mà cố khơng sa
vào lối mịn cũ kỹ. Đương nhiên đây là ý nguyện ban đầu khi tôi chấp bút viết cuốn
sách này. Chưa chắc đã đạt ý nguyện, nhưng tôi vẫn hết sức mong muốn đạt được ước
nguyện đó.
Các bậc hiền nhân thời cổ nói: “Đường mới khai phá nhất định phải gian nan
khúc khuỷu! hãy thoả sức mà tư duy, mà bàn luận, dù chưa hợp thời thì cũng xem sự
khơn dại, được mất đều như nhau, để dệt nên sự thành công. Cái được cái mất, cái đúng
cái sai, hãy để muôn họ trong nước cùng minh triết”.
2. NHỮNG KHẢO CỨU LÝ THÚ VỀ CHỮ “KHÍ” GỐC GÁC KHƠNG
PHẢI LÀ “氣” MÀ LÀ “氣”.
Chữ “khí 氣” này trong Hán tự, đến học sinh tiểu học cũng quen thuộc, có gì để
“khảo cứu cơ chứ? Chẳng nhẽ chữ viết sai? Không phải, viết chữ “khí 氣 ” như vậy
khơng có gì sai cả, nhưng đã hai nghìn năm nay, nó vẫn kêu oan suốt, cứ hy vọng sẽ
được giải oan, hy vọng sớm được pháp quan văn hoá được minh oan cho! Hoá ra, giữa
chữ “Khí 氣”và chữ “Khí 氣” có chứa đựng uẩn khúc khiến người ta phải bất bình.
Ở thập kỷ 50 của thế kỷ này, chúng ta đã tiến hành cải cách Hán tự, đề xướng
“giản hoá Hán tự”. Gốc của chữ “Khí 氣” là chữ “Khí 氣”, vì là chữ phồn thể, nên chữ
“khí - 氣” bị ép bật ra ngồi nhường chỗ cho chữ “Khí 氣”, Dù chữ “Khí 氣”, với thân
phận là “giản hoá chữ Hán” đang thế chỗ chữ “Khí 氣” phồn thể, đóng vai trị “nhiếp
chính” hành quyền trong sách vở viết theo Hán tự giản hố, thì những chữ “khí” phồn

thể vẫn chiếm giữ ngơi chính điển, giữ quyền tổng nhiếp chính, ở địa vị “thái thượng
hồng”. Nhưng từ đó lâu dần thành quen, mọi người đều dẫn dùng riêng biệt, khơng
cịn băn khoăn cân nhắc gì cả.
Thực ra trong mơn giải nghĩa Hán tự cổ, chỉ cần lưu ý khảo sát một chút là ta dễ
dàng phát hiện ra nội hàm của hai chữ khí: “氣” và “氣” có sự khác biệt. Trong lịch sử sẽ
có đã có lúc hiểu nhầm, nên đã diễn ra một vở kịch vui nhưng lấy “氣” thay cho “ 氣”, rồi
18
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

lại lấy “khí 氣” đẩy lui “khí 氣”! sự lặp đi lặp lại như thế trong suốt 2000 năm ẩn tàng
những cái đáng để ta phải tơn trọng phân tích, khám phá.
Cũng trong sự coi trọng đó, chữ Hán khơng ngừng sinh sơi, giúp nhau phát huy,
nên người ta lại càng dồn tâm lo tạo ra nhiều chữ Hán đồng âm đồng nghĩa với chữ
“Khí 氣” và chữ “Khí 氣”; chúng liên quan với nhau và cũng trở ngại lẫn nhau. Từ đó
mơn giải nghĩa chữ Hán cổ càng có nhiều cuộc tranh cãi về chữ nghĩa. Những cuộc
tranh cãi đó cứ miên man như mây mù sương khói. Tuy vậy các cuộc tranh cãi ấy cũng
làm tăng thêm những lời khảo cứu hay và lý thú cho lịch sử phát triển chữ Hán! Phải
chăng, đấy là cái đẹp thâm u, khúc chiết của lịch sử chữ Hán!
Do việc nghiên cứu có liên quan đến nghĩa chính của chữ “Khí 氣”, đồng thời
cũng do muốn thêm thắt vài mẩu chuyện lý thú cho cuốn sách, nên tơi khơng ngại trình
bày kỹ nội dung khảo cứu, tìm những chứng cứ và phân loại sắp xếp có trình tự để tiện
cho các bạn đồng đạo tham khảo khi làm công tác nghiên cứu về Hán tự học.
1. Tranh cãi xung quanh chữ “Khí”: “氣” hay là “氣”
Khơng ai lạ gì chữ “Khí 氣” và chữ “Khí 氣” cả.
Chỉ việc mở các tự điển đang lưu hành là tìm thấy ngay những dịng giải nghĩa
về chúng:
Chữ “Khí 氣” hiện đang thơng dụng chính là giản hố của chữ “Khí 氣”; mà chữ

“Khí 氣” là chữ “Khí 氣” chưa giản hố. Hiện này chữ vẫn dùng là “Khí 氣”.
Hiện nay vấn đề này đã quen thộc với mọi người và đa phần chúng ta đều công
nhận, dường như không vướng mắc gì cả. Kỳ thực cách nói này, chỉ sau thập kỷ 50, mới
được thừa nhận là đúng. Xét trên phương diện lịch sử phát triển văn tự, cách nói trên
khơng những khơng đúng, mà cịn là sự hiểu lầm do cái cải cách chữ viết ở thời cận đại
gây nên. Đó là sự hiểu lầm lịch sử, làm đảo lộn phải trái, lẫn lộn gốc ngọn!
Hai chữ “Khí 氣” và “Khí 氣”, xưa nay một số sách đều chú giải đó là một cặp
chữ giả thơng, là một cặp chữ vừa cổ vừa kim.
Thực ra vì hai chữ này ở tình trạng “gỗ đã đóng bè” nên chúng buộc phải thông
dung với nhau!
Nếu xét về nghĩa gốc sinh tạo ra hai chữ “Khí 氣” và “Khí 氣” thì chúng là hai
chữ khơng có can hệ gì với nhau cả. Nhưng vì văn tự ln diễn biến, có khi lại sử dụng
với nghĩa bóng, ý tứ chuyển dịch, nên mới tạo ra tinh thể “giả thơng” “Khí 氣” đã cơng
khai thế chỗ chữ “Khí 氣”. Chữ “Khí 氣” bỗng dưng bị lịch sử lãng quên như lão tăng về
vườn vậy. Mãi đến hơn hai nghìn năm sau, cuộc “cải cách chữ Hán” lại một lần nữa làm
đảo lộn kịch tính giữa chữ “Khí 氣” và chữ “Khí 氣”. Cuộc đảo lộn lịch sử này diễn ra
như một cuộc trả đũa, chữ “Khí 氣” lại bị giản hố, buộc phải thối vị, chỉ được phép

19
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

chắp tay tuân chỉ, vinh cư ở địa vị “thái thượng”. Rốt cuộc chữ “Khí 氣” lại được thời
chuyển vần giữa trời đất. Một lần nữa, chữ “Khí 氣” lại cất bước xuống núi.
Đến đây cuộc tranh giành giữa “Khí 氣” và “Khí 氣” dường như đã có thể ngã
ngũ. Nhưng vì cần làm rõ nghĩa gốc của chữ “Khí 氣”, cần làm rõ thân phận chân thật
của “Khí 氣” và “Khí 氣” và làm rõ thêm quan hệ chồng chéo nhau giữa những chữ sinh
sôi nảy nở từ hai chữ này, tác giả lại không thể không can dự vào “việc không quan

trọng” này để tìm lời giải về nguyên do tiếm vị của chữ “Khí 氣”. Quyết khơng thể để
chữ “Khí 氣” về vườn vẻ vang như vậy. Nếu không làm như vậy sách này sẽ khơng xứng
đáng là cuốn sách nói về cội nguồn và lịch sử phát triển của văn tự Trung Hoa.
Đi sâu vào khảo cứu chữ “Khí 氣” và chữ “Khí 氣” thì thấy, từ cổ xưa chúng vẫn
khác nhau. Đến thời hậu Hán, khi viết cuốn “Thuyết văn giải tự” tiên sinh Hứa Thuận
đã tách xa hai chữ “Khí” ấy theo ý chỉ cổ xưa. Sau đó tiên sinh Lê Vĩnh Xuân khi biên
tập cuốn “Thuyết văn thông kiểm” cũng tách bạch hai chữ khí “氣” xếp vào bộ “Khí 氣”,
cịn chữ khí “氣” lại đem xếp vào bộ “mễ 氣”, nhằm chứng tỏ chữ “Khí 氣” với chữ “Khí
氣” khơng có liên quan với nhau về nghĩa gốc. Cuốn “Lục thư giải nghĩa” lại nói khác
với cách trên. “Thuyết văn giả tự đoạn chú” viết: chữ 氣, là “vân khí 氣 氣”, tượng hình.
Tất cả các chữ viết vầ những thứ có thuộc tính của khí đều được xếp vào bộ “khí 氣”.
Đoạn Ngọc Tài chú thích là:
“Khí 氣” và “Khí 氣” là chữ vừa cổ vừa kim “Khí 氣”, gốc của nó và “vân khí 氣
氣”, nghĩa mở rộng của nó là gọi tên chung của tất cả những gì thuộc dạng khí.
Mượn chữ ấy để gọi là khí, giả dụ cho khí trong cơ thể người và viết gọn là
“khất 氣”.
Cũng trong “Thuyết văn giải tự” viết:
“Khí 氣” là gạo ăn (sơ mễ 氣氣 ) biếu khách, nó thuộc bộ “mễ 氣” , phát âm là
“Khí”.
“ Xuân thu truyện” viết:
“Người Tề đến chọc tức chư hầu (Tề nhân lai khí mắng chư hầu)”.
Đoạn tiên sinh chú thích là:
“Sính lễ, sát thì gọi là “ung”, sinh thì gọi là “Khí 氣”. “Khí 氣” bao gồm cả trâu
bị, dê, cừu, lợn, ngơ, cao lương, thóc, gạo, lúa mạ, củi đuốc v.v… Trừ trường hợp chỉ
trâu bò, dê cừu, lợn, còn những thứ còn lại đều thuộc bộ “mễ 氣”. Nói đến “sơ mễ 氣氣”
mà khơng nhắc đến lúa má là có ý bao gồm cả lúa má”. “Kinh điển” viết: “Vật sống
gọi là “Khí 氣 ” . “Luận ngữ” viết: “nói về lồi dê phương bắc (cáo sóc chí khí
dương)””.
Chữ “khí 氣” này được coi là chữ khí 氣 với nghĩa “vân khí 氣氣”, cịn chữ ung khí
thì vẫn khơng được coi là chữ “khí 氣”.

20
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

Căn cứ vào lời chú thích trên đầy của Hứa tiên sinh, ta có thể biết gốc của chữ
“khí 氣” thời cổ: nghĩa ban đầu vốn là vân (mây) khí “氣氣”, cịn chữ “khí 氣” lại có nghĩa
là gạo ăn đem biếu khách. Nghĩa của hai chữ “khí”, một nói về thiên văn, một nói về
việc của con người. Hai nghĩa khác nhau một trời một vực như “trâu chậm không sánh
nổi với tuấn mã”, làm sao lại có thể dùng lẫn nhau cho được?
Về vấn đề này, tiên sinh Vương Lục Hữu, một trong bốn nhà huấn hỗ có tiếng
đời nhà Thanh cùng thời với tiên sinh Đoạn Ngọc tài lại đề xuất một kết luận vừa có
tính chất bổ xung cho nhau với chú thích của Đoạn tiên sinh, vừa chứa đựng hiểu biết
sâu rộng của riêng mình. Chỉ cần chúng ta tổng hợp cả hai, sẽ suy ra được bối cảnh diễn
biến văn tự của hai chữ “khí” ấy.
Như trên đã dẫn, Đoạn tiên sinh cho rằng: “Chữ 氣” và “Khí 氣” là chữ vừa cổ
kim, nên nói “Chữ 氣” là “vân khí 氣氣”. HIển nhiền vì chữ “Khí 氣” và “Khí 氣” đã mở
mang ý nghĩa lẫn cho nhau, mà chữ “氣” cũng có bộ “氣”, nên Đoạn tiên sinh vì xem hai
chữa “氣” và “氣” cùng có bộ “氣”, mà rút ra kết luận hai chữ ấy đã trực tiếp thông dụng
mở rộng nghĩa với nhau.
Vương tiên sinh lại cho rằng:
“Chữ 氣” vốn chính là vân khí 氣氣, nhưng cuốn “kinh điển” lại giả mượn coi đó
là chữ “khất 氣” để nghiên cứu. Mượn dùng lâu ngày, cuối cùng lấy chữ “氣” thay chữ
“氣”*.
Về điểm này, quan điểm của Vương tiên sinh khác với Đoạn tiên sinh. Hiển
nhiên cách nói của Vương tiên sinh đáng được nhìn nhận. Ơng cho rằng sở dĩ “Khí 氣”
có thể thay cho “Khí 氣”, khơng phải vì nghĩa của hai chữ “khí” đó thơng nhau, mà vì
bản thân chữ “Khí 氣” mở rộng nghĩa, như “Kinh điển” đã viết: “coi nó là chữ” khất 氣
“để nghiên cứu”. Vậy là “Khí 氣” đã được coi là chữ “khí 氣”. Nếu tìm nghĩa của chữ

“Khí 氣” ở chữ “khí 氣” mà nghĩa gốc của chữ “Khí 氣” lại là “vân khí 氣氣” thì quan niệm
này khơng có chỗ đứng nữa. Hơn nữa, cùng một chữ “Khí 氣” mà lại cả hai nghĩa “khất
氣” và “vân khí” thì khơng tránh khỏi lẫn lộn giữa hai nghĩa, rất khó cho việc sử dụng.
Nên người xưa phải tìm chữ khác để mang nghĩa “vân khí”. Trong khi việc ứng dung
nghĩa của văn tự không ngừng phát triển, đồng thời mẫu văn tự lại đòi hỏi nghĩa của
mỗi chữ cần phải diễn đạt nghĩa đơn nhất và chính xác. Nhân đây xin nói thêm chữ
“Khí 氣” được hình dung là cái huyệt rỗng đón gió, đơi lúc lại có ai đó lại giả mượn chữ
“Khí 氣”, và chữ “sơ mễ 氣氣” là những chữ đồng âm, có cùng bộ “氣” để dùng thay cho
chữ “Khí 氣” với nghĩa “vân khí”.
Truy cứu lý do “giả mượn” để dùng hoặc dùng thay thế chữ khác, có lúc đã có
người nêu lý do vì chữ “Khí 氣” xếp theo bộ “氣”; có liên quan đến “cốc khí”, “dinh khí”
là loại khí trong người sống, nên được mượn dùng. Nhưng trong cách giải nghĩa này
nếu coi chữ “Khí 氣” có nghĩa là “vân khí” rồi sau đó bổ xung thêm nghĩa thì cịn có thể
*

Vương Dược: “Vân tự mong cầu”, chữ “Khí 氣” phần hạ

21
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

chấp nhận, nếu khơng hai nghĩa “cốc khí” “vân khí” rất khó cùng tồn tại. Nếu nói khác
sẽ khơng ổn.
Chữ “Khí 氣” dùng thay thế chữ “Khí 氣” đã lâu, dẫn đến đẩy chữ “Khí 氣” lui dần
vào chốn ẩn dật. Vì thế dấu vết của hiện tượng “giả mượn” cũng mờ nhạt dần, nghĩa
“vân khí” cũng vì thế mà dần dần trở nên dễ thơng dụng hơn. Chữ “Khí 氣” bị chuyển
hố, nối liền vào nghĩa sau của chữ “Khí 氣” (khi ấy nghĩa của chữ “Khí 氣” khơng được
đề cập nữa) để diễn rộng nghĩa chữ “Khí 氣” thành “văn khí”. Thời ấy trong văn ngơn

(cổ văn), khi dùng chữ “khí” cũng lấy chữ “Khí 氣” để thay cho “Khí 氣”; mọi người
theo nhau dùng như vậy, mãi rồi cũng thành quen. Về sau những sách viết về Hán tự
chính thức hốn vị ngơi chủ khách, theo nhau lập “Khí 氣” lên thay “Khí 氣”, cịn chữ
“Khí 氣” chỉ được coi là một bộ chữ mà thơi. Thế là địa vị của chữ “Khí 氣” đã được
định ghi rành rành trong sử sách. Tất nhiên, khó ai có thể thay đổi được.
Trên đây là diễn biến của cuộc tranh chấp giữa chữ “Khí 氣” và chữ “Khí 氣”.
Ngồi ra trong một đoạn chú thích. Đoạn tiên sinh viết:
Nay tuy coi “Khí 氣” nghĩa là “vân khí” nhưng hơi nóng của đồ ăn lại khơng
được gọi là “Khí 氣”.
Ơng cho rằng vì chữ “Khí 氣” dùng thay cho chữ “Khí 氣” đã lâu nên nghĩa gốc
của chữ “Khí 氣” bị đẩy lui vào ẩn dật, do vậy người ta khơng nghĩ và nói “hơi nóng của
đồ ăn” là “Khí 氣” nữa.
Hứa tiên sinh trích dẫn câu “Người Tề đến chọc tức (Tề nhân lai khí 氣)” trong
“Xuân Thu truyện” của Tả tiên sinh để thuyết minh rằng, chữ khí trong câu nói này đã
mất nghĩa gốc cổ xưa. Điều này chứng minh sự phi lý khi dùng chữ “Khí 氣” thay cho
chữ “Khí 氣”!
Vậy thì tại sao người xưa cứ chọn chữ “Khí 氣” thay cho chữ “Khí 氣” mà lại
khơng chọn chữ khác na ná như chữ “Khí 氣”, hoặc một chữ nào đó liên quan với chữ
“Khí 氣”? Dường như có một dun cơ nào khác thì phải. Muốn tìm thấy câu trả lời,
trước tiên phải bắt đầu từ diễn biến nghĩa của chữ “Khí 氣” có nghĩa gốc là “khất 氣” và
bắt đầu từ bàn về chữ “Khí 氣” và chữ “khất 氣”.
2. Chữ “Khí 氣” với chữ “khất 氣”.
Thoạt nhìn hai chữ “Khí 氣” và “khất 氣” rất giống nhau, chúng chỉ hơn kém nhau
một nét ngang. Nhưng nghĩa thông dụng của hai chữ khác hẳn nhau, khơng có liên quan
với nhau. Khi nghiên cứu kỹ chữ cổ sẽ thấy, trong thực tế hai chữ này từ cùng một gốc
mà diễn hoá ra, cách ứng dụng của chúng rất giống nhau. Kết quả khảo cứu cho thấy,
nghĩa diễn rộng của chữ “Khí 氣” bắt đầu từ chữ “khất 氣”.
Đoạn tiên sinh nói:

22

Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

- Chữ “Khí 氣”, viết tắt là “khất 氣”, lập ý là “Khí 氣” nhưng lại mang nghĩa của
chữ “khất 氣”. Nên được giảm nét viết thành chữ “khất”. Do đó chữ “khất” là từ chữ
“khí” khai triển ra, hai chữ đó khác nhau.
Vương tiên sinh viết:
“Kinh điển” coi nó là chữ “khất” để nghiên cứu, nhưng vốn dĩ đó là hiện tượng
giả mượn.
Câu nhận định này về “Kinh điển” chứng tỏ “Kinh điển” đã coi chữ “Khí 氣” là
chữ “氣”. Do hình và nghĩa của nó đều xuất phát từ chỗ giả mượn nên coi chữ “Khí 氣”
cũng chính là chữ “khất 氣” . Theo Đoạn tiên sinh, chữ “Khí 氣” khai triển thành chữ
“khất 氣”. Vậy đây là quá trình khai triển hay giả mượn? Hai cách lập luận đó, cách nào
đúng? Tơi cho rằng, mỗi cách lập luận đều có cái đúng riêng về mặt lý và thực, mỗi
cách thiên về một khía cạnh riêng nhưng đều khập khiễng. Vương tiên sinh thì xét ngay
từ lúc chưa phân chia chữ “Khí 氣” với chữ “khất”, nên vẫn gọi là giả mượn. Còn Đoạn
tiên sinh xét khi “Khí 氣” với “khất” đã chia ra, nên vẫn nói “khất 氣” là giảm nét của
“Khí 氣”, “khất” là nghĩa mở rộng. Hai lập luận đó bổ trợ cho nhau, góp cơng vào việc
tìm hiểu lịch sử diễn biến, mở mang của chữ “Khí 氣” và “khất”.
Trước đây tơi có khảo cứu văn bản trên giáp cốt “giáp cốt văn” thấy thời cổ dùng
chữ “Khí 氣” có kiêm nghĩa chữ “khất”. Đến nay cách dùng này vẫn lưu tồn trong các
sách Bốc từ, Ân khư (dấu ấn nhà Ân), có thể dẫn ra làm chứng cứ như:
“Canh thân, bốc, kim nhật khí vũ” *.
Lại có câu chép nữa.
Từ khí 氣 vũ, chi nhật dỗn vũ **
Nghĩa của chữ “Khí 氣” dùng ở trường hợp này là “tác khất” *. Câu bốc từ chữ
thứ nhất nghĩa là: ngày canh thân, xem bói, hơm nay khất cầu trời mưa. Câu bốc từ thứ
hai nghĩa là: Nay, cố tình khất cầu trời mưa, đến hôm ấy, quả nhiên trời mưa. Ở đây rất

rõ ràng, nghĩa của chữ “Khí 氣” thay cho chữ “khất”.
Cịn trường hợp chữ “Khí 氣” cũng có nghĩa như chữ “khất” thì chưa tìm thấy
sách cổ nào viết rõ ý như vậy cả. Dường như tiến hành khảo cứu khơng có kết quả. Nếu
xem xét ở bề ngồi, nghĩa của hai chữ khơng liên quan qua lại với nhau, rất khó hiểu.
Nhưng khi tác giả bắt đầu vươn xa ra ngồi nghĩa gốc của chữ “Khí 氣”, dùng ý để ngẫm
mà hiểu thì dường như lại vỡ vạc ra chút ít.
“Thuyết văn giải tự đoạn chú” viết:
“Khí 氣, nghĩa là vân khí, tượng hình”.
*

“Ân khư t thiên”.
“Ân khư thư khế tiền biên”.
*
Khất được dịch ở đây là Hán Việt trong chữ hành khất.
**

23
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

Đoạn tiên sinh chú giải như sau:
“Hình nó như đám mây nổi lên vậy. Chữ khí dù liệt ra bao nhiêu ý cũng khơng
vượt ra ngồi ý chữ “tam 氣”. Cho nên… mượn danh gọi là khí, để nói về khí của con
người, lại giảm nét làm chữ “khất”. (tượng vân khởi chi mạo. Tam chi giả, liệt đa bất
quá tam chi ý dã, thị loại hồ tùng tam giả dã. Cố… tá vi khí, giả ư nhân chi khí. hựu
tỉnh tác khất)”.
Vì Hứa tiên sinh xem xét chữ “Khí 氣” theo hình của “vân khí 氣氣”, nên Đoạn
tiên sinh giãi nghĩa theo cách liệt kê nhiều nghĩa, như “tượng vân khởi”, “tùng tam”.

Cách nói đó rất đúng. Từ sau thời giáp cốt văn, hình của chữ “Khí 氣” phát triển tiến hố
đều chưa rời khỏi chữ “tam 氣”. Chữ “Khí 氣” cổ thời Giáp cốt văn viết là “氣”, đến thời
Kim văn sửa thành..., mà thời Triện văn, Lệ thư viết là...
Sự biến hoá của cả bốn thể chữ đều có cùng một nguồn mạch, cịn chữ viết ngày
nay vẫn giữ đúng ngun dạng hình của mẫu chữ chân Khải. Chữ “khí” từ sau thời Kim
văn, nét dưới mới kéo dài xuống, và khác xa với chữ “ 氣” thời cổ lúc mới hình thành.
Do đó khó mà nhận biết được mối quan hệ hình và nghĩa của chữ khí ở thời cổ xưa và
thời nay.
Q trình diễn biến của chữ “Khí 氣”, chữ “氣”, dường như có liên quan đến cơng
cụ làm ra sách. Khi viết văn tự lên mảnh giáp mảnh xương, bút chính là con dao, nên
các nét chữ phần lớn là nét thẳng và đơn giản, vì rất khó đi các nét uốn lượn và nét gấp
trở lại. Đó là vì vật khắc và dao khắc đều cứng rắn, khắc chữ nét thẳng sẽ dễ dàng hơn
nhiều so với khắc nét uốn lượn. Lấy chữ “Tam 氣” biểu tượng “khí” là vì chữ “Tam 氣”
thời cổ chỉ về số nhiều: “Nhất nhi tái, tái nhi tam” dáng hình chữ “Tam 氣” có thể biểu
thị cho việc khí dồn nhiều thì thành mây “vân”. Mà bản thân chữ “vân 氣” cũng có các
nét chồng lên nhau trùng trùng điệp điệp. Dường như hiện tượng chồng nét tầng tầng
lớp lớp có liên quan đến nhân tố tạo nên “khí”. Ngày nay ta hiểu khi trơng “hình dáng
đám mây nổi lên” sắp xếp theo tầng theo lớp, các triết gia thời cổ đã dùng chữ “tam” để
mô tả mây. Khi xem chữ “mây” và chữ “Khí 氣” cũng có hình dáng từa tựa với chữ tam
“氣” thì thấy việc lấy tượng hình để chỉ về ý quả không phải là ngẫu nhiên. Biết hai chữ
mây “vân” và “Khí 氣” là ngun nhân hình thành của nhau, thì có thể coi hàm ý của
chữ “khất” đã tìm được nguồn gốc.
Suốt thời kỳ Kim văn, là thời đúc chng đỉnh, đúc chữ. Vì chữ đúc có thể tạo
được các đường nét cong lượn, gấp khúc, nên để giải quyết vấn đề “khí” viết là “ 氣” dễ
lẫn với con số 3 dùng trong tính tốn (mặt khác mây “vân” và khi đã có dáng uốn luợn
gấp khúc) người thời đó đã sửa nét đơi chút cho chữ “氣” để phân biệt với chữ “tam 氣”
trong tính toán. Thoạt tiên, phần cuối của nét chữ chỉ hơi vểnh lên, hơi ngoặt xuống,
như vậy hình tượng chữ “khí” đã có dáng vng vắn, rõ ràng. Chữ thời Kim văn hơi
uốn lượn, đã tạo bước chuẩn bị cho sự diễn biến hình thái chữ “khí 氣” ở thời sau đó là
Triện thư và Lệ thư. Chữ “khí” thời Triện thư và Lệ thư có đi chữ kéo dài ra; đến thời

24
Ấn bản điện tử: .


KHÍ ĐẠO - Tập I

Khải thư thì chữ “khí” có định hình như ngày nay. Chữ “khí” kiểu ba nét ngang “氣”,đến
nay khơng cịn mấy ai nhận biết được nữa.
Như đã trình bày khảo cứu chữ “khí” vốn viết các nét chồng lên nhau như đám
mây. Mà “vân khí” là chữ “云” thêm chữ “vũ 氣” để cấu tạo nên chữ “vân 氣”, tức là cổ
triết đã biết là “云”, “氣” đều có liên quan với chữ “vũ 氣”. Dân thời cổ khi khấn “vũ” tất
nhiên bao giờ cũng khấn “vân” trước, vì họ đã biết “vân - mây”, “khí” cùng đến thì mới
có được “vũ - mưa). Cái lý này đơn giản quá chừng, rõ ràng quá chừng, xưa nay đều
vậy. Muốn cầu mưa thì khấn mây. Có thể lấy dẫn chứng ở bốc từ lời bói của người Ân.
“Quý mão, bốc cát trinh, tư vân, kỳ vũ”1
Ý của câu bốc từ này là: ngày quý mão, xem bói, linh nghiệm đại cát, khí mây
quả nhiên tụ về, mây sẽ mưa, mưa rồi!
Dân từ thời xa xưa cầu mưa thì phải xin mây (tư vân), như vậy hiển nhiên là họ
đã nhận ra mối liên hệ tất yếu giữ mưa và mây, mà mây (vân) với “khí” có cùng một
bản chất như hai nhánh của cùng một cây nghĩa gốc nhất quán với nhau, cho nên
“khất” “vân” cũng tức là “khất khí”.
Khất khí, chữ khí là danh từ nhưng trong Hán ngữ cổ có ẩn nghĩa động từ. Do đó
chỉ đọc chữ khí là trong đó đã hàm cả nghĩa danh từ và động từ.
Ví dụ, có ai đó muốn mượn sách của người khác, nếu cả bên mượn lẫn bên cho
mượn đều đã biết mượn quyển sách nào, thì họ khơng cần phải nói hai tiếng mượn sách
mà chỉ cần nói “sách” là đối phương hiểu ý ngay. Người thời nay cũng hay dùng cách
nói như vậy. Người thời cổ khi nói và viết văn đều rất cơ đọng nên thường hay dẫn
dụng những từ loại có ẩn nghĩa động từ. Vấn đề chữ “khí ” ẩn chứa vay mượn là “khất
氣”, xin tạm dừng ở đây.
Vậy tại sao người xưa lại chỉ lấy chữ “khí 氣” vốn ẩn nghĩa động từ “Khất” để

dẫn đến chữ “khí 氣” biến ra chữ “khất 氣” rồi dùng làm chữ “khất”? Hiển nhiên điều
này có liên quan đến nhu cầu cơ bản của người dân thời xưa.
Ở thời thượng cổ, dân tiêu dùng rất đơn sơ, họ coi ăn là trời, coi ngũ cốc là
nguồn gốc của cái ăn. Do việc cấy trồng đều thô sơ, phụ thuộc rất nhiều vào thiên
nhiên, rất cần trời mưa để tưới tắm, nhuần dưỡng cây trồng, nên họ thần bí thiên nhiên,
bái tụng ơng trời tặng một trận mưa xuân để tưới nhuần cho ruộng mạ. “khất 氣” “khí 氣”
vân vũ (xin trời cho mây cho mưa) thường là nhu cầu thần bí bậc nhất của người dân
thời xưa. Do đó chữ “khất” trong sự cầu khấn, được sinh ra từ chữ “khí”, nguyên do là
như vậy.
Hứa Thận có viết một câu trong “thuyết văn”: “Hung 氣, khí 氣 dã”.

1

“Ân khư văn tự ất biên”

25
Ấn bản điện tử: .


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×