Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.12 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân
dân ta giành thắng lợi. Đó là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Một
trong những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh là tư tưởng về văn hóa. Tư tưởng
của Người về xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã,
đang và sẽ là cuốn cẩm nang quý giá cho Đảng, Nhà nước và toàn thể dân tộc ta
tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Sau đây em xin trình bày
về đề tài: “ Phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong
việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện
nay”. Lần đầu thực hiện bài tập về vấn đề này, em có thể cịn mắc phải thiếu sót,
kính mong thầy cơ thơng cảm và giúp đỡ em hoàn thiện bài làm. Em xin chân
thành cảm ơn!
NỘI DUNG
1.Quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa
1.1.Khái niệm văn hóa
Tháng 8 năm 1943, khi cịn ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ
Chí Minh nêu ra một định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức

1


sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn”.
Cái nhìn của Hồ Chí Minh mang tính khái quát, bao trùm cao, nó rất gần với


những định nghĩa hiện đại về văn hóa: Văn hóa bao gồm tồn bộ những giá trị
vật chất và giá trị tinh thần mà loài người tạo ra nhằm đáp ứng những nhu cầu,
mục đích của họ.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị, vị trí của văn hóa
- Trước hết, văn hóa là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là đời sống tinh thần
của xã hội
Trước hết, văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng. Văn hóa là kiến trúc
thượng tầng của xã hội, vì vậy việc lật đổ chế độ xã hội cũ, xã hội thực dân
phong kiến và xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp là mục tiêu
của văn hóa. Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn
hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”. Khi chỉ rõ “văn hóa phải soi đường
cho quốc dân đi”1, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trị động lực của văn hóa.
Theo Người: tiến lên CNXH phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là
quyết định; để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế,
nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo trình độ
con người lại chính là văn hóa.
- Thứ hai, văn hóa là một mặt hợp thành tồn bộ đời sống xã hội. Người nhấn
mạnh: “trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến; cùng phải
coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”2. Vì thế, văn hóa khơng
thể đứng ngồi “mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính
trị cũng nằm “trong văn hóa”. Tăng trưởng kinh tế phải đi đơi với phát triển văn
1

Hồ Chí Minh: Về cơng tác văn hóa văn nghệ, Nxb Sự thật, H.1997, tr64

2

Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn học. 1981, tr34, 517, 516

2



hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục
tiêu duy nhất thì chẳng những mơi trường văn hóa – xã hội bị hủy hoại mà mục
tiêu kinh tế cũng không đạt được.
- Thứ ba, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa
khơng thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một
dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc của
văn hóa.
1.3.Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất của văn hóa
- Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ:
Nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủ mới, đồng thời là nền văn hóa kháng
chiến. Nền văn hóa đó có ba tính chất: dân tộc - khoa học - đại chúng.
Trong đó, tính chất dân tộc là cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền văn
hóa dân tộc. Nó phân biệt, khơng nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác.
Tính chất khoa học của nền văn hóa phải thuận với trào lưu tiến hóa của tư
tưởng hiện đại: hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cịn tính
chất đại chúng của nền văn hóa là phục vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọng
nhân dân, đậm đà tính nhân văn.
- Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, thời kỳ đầu Hồ Chí Minh nói tính
chất nền văn hóa mới phải “ xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình
thức”: Nội dung xã hội chủ nghĩa là thể hiện tính tiên tiến, tiến bộ, khoa học,
hiện đại, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với trào lưu tiến hóa
trong thời đại mới. Tính chất dân tộc của nền văn hóa là biết giữ gìn, kế thừa,
phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phát triển những
truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất
nước.
3



1.4.Quan điểm của Hồ Chí Minh về chứa năng của văn hóa
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp .
- Nâng cao dân trí.
- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh,
luôn hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, khơng ngừng hồn thiện
bản thân mình.
1.5.Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa dân tộc
“Năm điểm lớn xây dựng nền văn hóa dân tộc”, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là:
(1) Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; (2)Xây dựng luân lý: biết hy
sinh mình, làm lợi cho quần chúng; (3) Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên
quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; (4) Xây dựng chính trị: dân quyền;
(5)Xây dựng kinh tế”3
Giáo dục, khoa học và văn hóa nói chung, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể trở
thành nhân tố động lực thơng qua các phương diện sau:
- Trước tiên phải phát động phong trào “diệt giặc dốt”; tức là thực hiện mọi
người đều đi học - học trong nhà trường, trong sản xuất, trong cuộc sống để tiến
lên làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại.
- Xây dựng tâm lý, luân lý như xây dựng phúc lợi cho nhân dân, xây dựng dân
quyền (xây dựng chính trị) và xây dựng kinh tế 4. Người nói rõ rằng, xây dựng
tâm lý là xây dựng tinh thần độc lập tự cường; xây dựng luân lý là xây dựng
năng lực biết hy sinh, làm lợi cho quần chúng.

3

Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.3, tr.431

4

Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, T. 3, tr. 431


4


- Tâm lý, luân lý nói riêng, văn hóa nói chung thể hiện sâu sắc và tập trung
truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Do văn hóa tác động vào “mọi phương thức sinh hoạt” nên cần phải kết hợp
khoa học với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; phải thực hiện lồng ghép giá
trị văn hóa vào các hoạt động chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt
của mỗi người.
2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc hiện nay.
2.1. Định nghĩa nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ cho hiện tại mà còn cho cả tương lai của tổ
quốc ta. Nhưng thế nào là nền văn hóa “tiên tiến”, thế nào là “đậm đà bản sắc
dân tộc”.
* Thông qua các văn bản nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII năm 1998, ta có thể khái quát nền văn hóa tiên tiến có 5 đặc trưng sau:
yêu nước; tiến bộ; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng; nhân văn; trong hình thức biểu hiện.
* Tính chất tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam không thể tách rời bản sắc dân
tộc. Lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam đã hun đúc cho dân
tộc biết bao truyền thống tốt đẹp. Đó là: lịng u nước, thương người như thể
thương thân, sống có tình có lý…Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
một là phát huy văn hóa đa dân tộc tạo nên sự phong phú đa dạng trong tính
thống nhất của nền văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, khơi phục vốn cũ thì chỉ nên
khơi phục cái tốt, là quá trình gạn đục khơi trong, là sự tiếp nối dòng chảy liên
tục của lịch sử dân tộc trong thế giới hiện đại.
5



2.2.Thực trạng văn hóa Việt Nam hiện nay
2.2.1.Thành tựu
Những giá trị và đặc sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em được kế thừa và phát
triển, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa
dạng. Nhiều di sản văn hóa được giữ gìn và tôn tạo, được các tổ chức về di sản
thế giới cơng nhận. Các tài năng văn hóa nghệ thuật được khuyến khích. Đặc
biệt thế hệ trẻ Việt Nam đang được đào tạo rất tốt về các bộ môn nghệ thuật văn
hóa.
Đồng thời, giao lưu hợp tác văn hóa với nước ngồi được mở rộng, từ đó dần
hình thành một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam.
Hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa thật sự khởi sắc, góp phần làm
cho vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Cụ thể:
* Truyền thống văn hóa được giữ gìn và phát huy: truyền thống u nước, đồn
kết; lịng thương yêu con người bao dung; truyền thống tôn sư trọng đạo, uống
nước nhớ nguồn...
* Phong tục tập quán tốt đẹp được kế thừa: Phong tục lễ tết(tết nguyên đán, tết
trung thu…); tục ăn trầu; phong tục thờ cúng tổ tiên…
* Những lễ hội có ý nghĩa vẫn được kế thừa: lễ hội đền Hùng, hội Gióng, hội
Đống Đa, Hội Lim,...
* Tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo, Thiên chúa giáo, Nho giáo...
* Văn học: văn học dân gian và văn học viết
* Sân khấu: dân gian Việt Nam: múa rối, hát chèo, hát tuồng, hát xẩm; hiện đại:
kịch, hài kịch, xiếc, ảo thuật…
2.2.2. Hạn chế
6


Hiện nay, khi đất nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với
xu thế mở cửa hợp tác giao lưu, nước ta đã tiếp thu và học hỏi được những tinh
hoa văn hóa nhân loại. Nhưng bên cạnh đó, nhiều vấn đề văn hóa cũng được đặt

ra:
* Về phong tục, tập quán:
- Nhiều phong tục tập quán của dân tộc bị mai một, một số truyền thống văn hóa
tốt đẹp khơng được duy trì và phát huy. Một số lễ hội tốt đẹp cũng bị qn lãng,
khơng được duy trì.
- Ở một số bộ phận người dân với lối sống coi trọng đồng tiền, họ đã quên đi
những đức tính tốt đẹp của dân tộc, sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, sử
dụng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, đạo đức kém.
- Bên cạnh những phong tục tập quán tốt đẹp, nước ta vẫn còn những phong tục
tập quán lạc hậu như: tục ma chay, cưới xin còn rườm rà, nhiều hủ tục lạc hậu,
mê tín dị đoan vẫn chưa được xóa bỏ, bài trừ
* Về tôn giáo:
Vấn đề tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm. Hiện nay nước ta còn gặp phải một số
vấn đề về tôn giáo như vụ giáo sư Thái Hà ở Hà Nội.
* Về ngôn ngữ:
Ngôn ngữ Việt Nam vẫn chưa được phát triển lành mạnh với sự hịa hợp quốc tế.
Giới trẻ sử dụng ngơn ngữ lai căng làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt. Ví
dụ: nhiều biển quảng cáo với dịng chữ nước ngoài rất to nhưng chữ Việt Nam
lại rất nhỏ, khó có thể nhìn thấy
2.3. Biện pháp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc
7


2.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp xây
dựng một nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại, định hướng xã hội chủ
nghĩa
Trong bối cảnh hiện nay cần có sự thống nhất cao về nhận thức trong toàn bộ xã
hội về tầm quan trọng của văn hóa, cả về lĩnh vực lý luận và hoạt động thực tiễn,
nhất là việc thực hành các giá trị văn hóa trong nhân dân, trước tiên trong đội

ngũ cán bộ, đảng viên. Do đó:
- Cùng với việc tiếp tục nghiên cứu lý luận theo hướng tăng cường gắn với thực
tiễn, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các giá trị văn hóa, mà
cụ thể là các chuẩn mực văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong toàn xã hội,
trước tiên trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là các cấp lãnh đạo, quản lý.
- Cần đặc biệt chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ, bởi, thanh niên,
còn là những nhân cách đang định hình. Và cũng cần phải đặc biệt chú trọng
tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ lao động khu vực ngồi quốc doanh, khu vực
có vốn đầu tư nước ngồi, vùng sâu, vùng xa. Vì ở những khu vực này trình độ
học vấn, trong đó có nhận thức về tư tưởng, chính trị, cịn hạn chế.
2.3.2 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý của Nhà
nước, vai trị của của các đồn thể nhân dân
- Tập trung xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh để
Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, qua đó hình thành, phát triển “văn hóa
Đảng” và mỗi cán bộ, đảng viên “vừa hồng, vừa chuyên”, “đảng viên đi trước,
làng nước đi sau”. Đồng thời, đưa văn hóa vào q trình xây dựng, triển khai tổ
chức, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, làm sao để mỗi chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, từ khâu xây dựng đến khâu triển khai tổ
chức, thực hiện đều được thẩm thấu và thấm sâu các giá trị văn hóa, có sức lay
động lòng người.
8


- Xây dựng, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, đưa văn hóa vào q trình
xây dựng, triển khai tổ chức, thực hiện pháp luật của Nhà nước để pháp luật thực
sự nghiêm minh và công minh theo nguyên tắc “khơng trừ một ai” (Hồ Chí
Minh); trên cơ sở đó, lối sống của nhân dân tuân theo “trăm điều phải có thần
linh pháp quyền” (Hồ Chí Minh).
- Phát huy vai trị của của các đồn thể nhân dân trong sự nghiệp xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh,

là “cải cách hành chính” đối với các đồn thể nhân dân, trước tiên là các tổ chức
chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, để các tổ chức này thực sự là tổ chức
nhân dân hay tổ chức có tính tự quản. Xã hội hóa các hoạt động văn hóa theo
phương châm Hồ Chí Minh: thực hành dân chủ, quản lý dân chủ, tôn trọng
quyền làm chủ của nhân dân; trong cơng tác khơng gị ép, mệnh lệnh, quan liêu;
quét sạch nạn quan liêu, tham ô, hối lộ; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, gắn
liền với thực hành tiết kiệm
2.3.3 Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “... chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với
sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người” 5. Nhưng để
có “con người xã hội chủ nghĩa” trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay, theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
cần phải “trồng người” và phải biết phát huy nhân tố con người như sau:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Đồn kết với
nhân dân tồn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc và
tiến bộ xã hội.
5

Hồ Chí Minh, Tồn tập, sđd, T. 8, tr. 494-495

9


- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực .
- Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chun mơn, trình độ hiểu
biết, trình độ thẩm mỹ và thể lực. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của
nhân loại trong q trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Phải nhận thức giao lưu hội

nhập là một xu thế tất yếu khách quan hiện nay nhưng chứa đựng trong đó cả
mặt tích cực và tiêu cực. Mở rộng giao lưu văn hóa, hội nhập trên cơ sở lấy bản
sắc dân tộc làm nền tảng. Cần nhìn nhận văn hóa trong mối quan hệ với phát
triển.
- Phải đấu tranh chống sự xâm nhập của các yếu tố phản văn hóa, chống khuynh
hướng hịa tan giá trị, áp đặt văn hóa ngoại lai, từng bước hủy hoại nhân cách
con người, đầu độc nhân dân, nhất là giới trẻ.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và những quan điểm, bài học người để lại
chính là tài sản vô cùng quý giá của dân tộc ta. Thanh niên Việt Năm cần học tập
tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, vận dụng vào thực tiễn thơng qua những việc
làm cụ thể mà hơn hết xuất phát từ tình u văn hóa dân tộc.

DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO
A. GIÁO TRÌNH
1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc
gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà
Nội, 2003, tr. 374-408; 333 - 373; 409 - 460.

10


2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ giáo dục & đào tạo, Nxb. CTQG, Hà
Nội, 2009, tr. 237 - 291.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh - nhận thức và vận dụng, Nguyễn Mạnh tường (chủ
biên), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2013, tr. 266 - 302.
B. SÁCH
1. Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong, Hồ Chí Minh văn hố và đổi mới, Nxb.
Lao động, Hà Nội, 2001.
2. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 2000

3. WEBSITE
/>
11



×