Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TIỂU LUẬN môn học CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học đề tài PHÂN TÍCH đối TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP và ý NGHĨA của VIỆC NGHIÊN cứu CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.05 KB, 11 trang )

lOMoARcPSD|9234052

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ Ý NGHĨA CỦA
VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

GVHD: Nguyễn Minh Tuấn
Nhóm thực hiện: Nhóm 9
LHP: 21C1POL51002518

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


lOMoARcPSD|9234052

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

1

I. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học

2

II. Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học



3

1. Phương pháp kết hợp lịch sử và lôgic

4

2. Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên các điều kiện kinh tế - xã
hội cụ thể
5
3. Phương pháp so sánh

6

4. Các phương pháp có tính liên ngành

6

III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học

7

1. Về mặt lý luận

7

2. Về mặt thực tiễn

8


LỜI KẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học”

9


lOMoARcPSD|9234052

LỜI NĨI ĐẦU
Khi các nhà nghiên cứu nhìn nhận chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa hẹp, họ
cho rằng đây là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin và nghiên
cứu sự vận động của xã hội nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội chủ
nghĩa và tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội khoa học
hình thành từ những lý luận cơ bản của kinh tế chính trị Mác-Lênin dựa trên
phương pháp luận triết học của chủ nghĩa duy vật lịch sử biện chứng, đồng thời
dựa trên các lý luận khoa học và lý thuyết của các mối quan hệ kinh tế và các quy
luật kinh tế để nhằm giải thích q trình ra đời của sự hình thành và phát triển của
cách mạng xã hội chủ nghĩa và các hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa gắn liền với
sứ mệnh lịch sử mang tầm vóc thế giới là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.
Khi nói đến chủ nghĩa xã hội khoa học, Lênin khẳng định đây là một trong những
người thừa kế chính đáng của những cái tốt đẹp nhất mà nhân loại đã tạo ra hồi thế
kỉ XIX. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một bộ môn lý luận và thực tiễn rất cơ bản,
quan trọng, có nội dung vơ cùng phong phú, phức tạp, do đó cũng có nhiều cách
tiếp cận khác nhau, địi hỏi sự cơng phu, nghiêm túc đồng thời nó cũng hướng đến
những đối tượng nghiên cứu riêng và có ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với tiến trình
phát triển của đất nước và con người. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ đi sâu vào
nghiên cứu đề tài: “Phân tích đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên
cứu CNXH khoa học”.


1


lOMoARcPSD|9234052

I. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa Mác-Lênin do ba bộ phận cấu thành, gồm có: Triết học Mác-Lênin;
Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Mỗi một bộ phận cấu
thành này đều có đối tượng nghiên cứu riêng. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa
xã hội khoa học không lặp lại với triết học và kinh tế chính trị Mác – Lênin. Thay
vì nghiên cứu về những quy luật chung nhất chi phối sự vận động – phát triển của
tự nhiên và xã hội hay nghiên cứu những quy luật, điều kiện kinh tế để thay thế
chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội, thì chủ nghĩa xã hội khoa học là sự tiếp
tục một cách có logic giữa triết học và kinh tế chính trị Mác – Lênin, nêu lên
những lý luận để chỉ ra con đường chuyển hướng từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ
nghĩa xã hội bằng cuộc đấu tranh mang tính cách mạng với vai trị lịch sử của giai
cấp cơng nhân mà bộ phận lãnh đạo là Đảng Cộng Sản. Trực tiếp nghiên cứu, luận
chứng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, con đường để giai cấp công nhân
thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Chủ nghĩa xã hội khoa học lấy những lý luận chung và phương pháp luận của
triết học và kinh tế chính trị học Mác – Lênin làm nền tảng để chỉ ra những luận cứ
chính trị - xã hội rõ ràng trực tiếp nhất và từ đó, chứng minh cũng như khẳng định
sự thay thế tất yếu của chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Chỉ ra con đường
thực hiện cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của
đội tiền phong là Đảng Cộng Sản để có bước chuyển biến thay thế chủ nghĩa tư
bản bằng chủ nghĩa xã hội. Đây là lý tưởng và là mục tiêu trọng đại của Đảng
Cộng Sản và nhân dân ta lúc bấy giờ.
Chủ nghĩa xã hội khoa học có chức năng giác ngộ và hướng dẫn giai cấp công
nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình qua ba thời kỳ: giành chính quyền; thời

kỳ quá độ và phát triển chủ nghĩa xã hội, chuyển dần lên chủ nghĩa cộng sản. Để
giành thắng lợi trong các cuộc cách mạng này, giai cấp cơng nhân cần có những
đường lối và chính sách hợp lý, đúng đắn. Theo C. Mác, sở dĩ giai cấp cơng nhân
có sứ mệnh lịch sử vì họ là giai cấp đại diện cho định hướng xã hội hóa của lực
lượng sản xuất hiện đại. Trong q trình sản xuất công nghiệp, họ vừa là “sản
phẩm của nền đại cơng nghiệp”, vừa là chủ thể mang vai trị chính của q trình
này. Sự chuyển hóa lên chế độ chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa tư bản là quy luật tất
yếu của lịch sử lồi người. Nhưng vì đây là vấn đề xã hội, quy luật xã hội do đó nó
khơng thể tự xảy ra như một quy luật tự nhiên mà phải thông qua các hành vi của
con người. Chủ nghĩa khoa học xã hội có nhiệm vụ cơ bản là luận chứng một cách
khoa học tính tất yếu về mặt lịch sử, sự thay thế của chủ nghĩa tư bản bằng chủ
nghĩa xã hội gắn liền với sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân trong
2


lOMoARcPSD|9234052

cuộc đấu tranh cách mạng thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa khoa học xã hội luận giải một cách khoa học về những
nguyên tắc và phương hướng, hình thức cho con đường đấu tranh giai cấp công
nhân, những tiền đề, điều kiện của công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa,
về mối quan gắn bó giữa phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ và
phong trào xã hội chủ nghĩa trong quá trình cách mạng thế giới. Cơng cuộc cách
mạng giải phóng giai cấp vơ sản phải do do chính lực lượng vơ sản thực hiện, họ là
những người hiểu rõ được bản chất sự nghiệp và sứ mệnh của họ. Song, trên vai họ
còn mang một nhiệm vụ vô cùng cao cả và đáng tự hào nữa là sự nghiệp giải
phóng tồn thể nhân loại thốt khỏi ách áp bức, bóc lột, đưa tồn thể người dân đi
lên một chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, từ những luận điểm trên, ta có thể khái quát đối tượng nghiên cứu của
chủ nghĩa xã hội khoa học là các quy luật chính trị - xã hội và các quy luật ra đời,

hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội. Về bản chất, quy luật chính trị - xã
hội là quy luật phản ánh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, chính đảng,
quốc gia, tơn giáo, nhà nước trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội, trong đó chủ yếu là quy luật đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân với
xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Đồng
thời, chủ nghĩa xã hội còn nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản, điều kiện, đường
lối, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động nhằm hiện thức hóa sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản (và các chế
độ tư hữu) lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Các quy luật và tính quy
luật của chủ nghĩa xã hội khoa học do chủ nghĩa Mác-Lênin đề ra phải được phát
triển cụ thể, đúng đắn và sáng tạo ở mỗi nước, trong những thời kì và hồn cảnh
lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội khoa học cịn có một nhiệm vụ quan trọng đó là
phê phán, phản bác các quan điểm sai trái mang tư tưởng chống đối chủ nghĩa xã
hội, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác –
Lênin và những thành quả của công cuộc xây dựng cách mạng xã hội chủ nghĩa.

II. Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa xã hội khoa học sử dụng phương pháp luận chung nhất là phương pháp
luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử của triết học Mác Lênin. Dựa trên những phương pháp luận này, chủ nghĩa xã hội khoa học mới giải
thích chính xác sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân và q trình xuất hiện, phát
triển của các hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và các khái niệm, phạm
3


lOMoARcPSD|9234052

trù, các khía cạnh khác của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trên nền tảng phương pháp
luận chung này, chủ nghĩa xã hội khoa học đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng
những phương pháp nghiên cứu xuyên suốt, cụ thể.
1. Phương pháp kết hợp lịch sử và lôgic

“Phương pháp kết hợp lịch sử và logic” là phương pháp đặc trưng và đặc biệt
quan trọng đối với chủ nghĩa xã hội khoa học.
Phương pháp lịch sử là phương pháp dựa trên những tư liệu thực tiễn của các sự
kiện có thật trong lịch sử, xem xét quá trình phát triển liên tục của các phong trào
trong từng giai đoạn đồng thời làm rõ sự tác động lẫn nhau, mối liên hệ đa chiều
giữa chúng, từ đó đi đến kết luận đúng về bản chất hiện tượng, đem đến những
nhận thức có giá trị khoa học. Khi áp dụng phương pháp này, ta phải làm rõ hoàn
cảnh, đặc điểm của lịch sử cách mạng, phải chọn những sự kiện mang tính tiêu
biểu, gắn liền và có ý nghĩa lớn với từng thời kỳ cách mạng. Một q trình lịch sử
phân tích các sự vật và hiện tượng trong một bối cảnh hoàn thành một câu chuyện
cụ thể, tránh tư duy hệ thống. Tái hiện lịch sử phải trung thực, không được tùy tiện
lược bỏ những khuyết điểm, thụt lùi cũng như khơng được tái hiện sơ sài, chỉ có
như vậy thì việc nghiên cứu lịch sử mới có ý nghĩa.
Tuy nhiên, trong việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học không thể chỉ sử
dụng riêng lẻ phương pháp lịch sử, bởi nếu như thế, các tài liệu nghiên cứu sẽ rơi
vào tình trạng khơng được đúc kết, khái qt, khơng thể rút ra được những hạn chế
và bài học kinh nghiệm, vì vậy cần kết hợp nó với phương pháp logic. Quy trình
logic bao gồm việc loại bỏ cái khơng tồn tại, loại bỏ những cái xảy ra ngẫu nhiên
để nắm lấy những cái tất yếu, bản chất của sự việc; sử dụng các luận điểm khoa
học sáng suốt để đánh giá những thành tựu cũng như khuyết điểm của các sự kiện
lịch sử và nắm lấy quy luật của các sự kiện lịch sử. Phương pháp logic sử dụng các
luận điểm khoa học trong tư duy nhằm lý giải, đánh giá và rút ra những ý nghĩa và
bài học từ các sự kiện lịch sử. Thông qua việc vận dụng sâu sắc phương pháp này,
các nhà nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học đã vạch ra lôgic lịch sử loài người
mà về cơ bản là quy luật mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất
giữa hai gia cấp: bóc lột và bị bóc lột; cuộc đấu tranh của giai cấp thống trị dẫn đến
công cuộc cách mạng xã hội; đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chun chính của
giai cấp vơ sản, dẫn đến chủ nghĩa xã hội và chun chính vơ sản.
Một cơng trình nghiên cứu hiệu quả khơng thể tách rời biện pháp lịch sử và biện
pháp logic. Nếu khơng có sự nghiên cứu lịch sử thì phương pháp logic sẽ mất

phương hướng, khơng có đối tượng. Nếu khơng có nghiên cứu khoa học thì
4


lOMoARcPSD|9234052

phương pháp lịch sử sẽ mù quáng, không được đúc kết ý nghĩa thực tiễn. Trong
quá trình nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học, cần vận dụng kết hợp một cách
nhuần nhuyễn và đúng đắn cả hai phương pháp lịch sử và phương pháp logic, việc
này có ý nghĩa quan trọng trong cả về mặt lý luận và thực tiễn, đòi hỏi người
nghiên cứu cần trau dồi kiến thức, vững vàng lý luận. Ví dụ như, các nhà nghiên
cứu xưa đã vận dụng phương pháp kết hợp lịch sử và logic để rút ra được quy luật
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; quy luật của đấu tranh giai
cấp để dẫn đến cách mạng xã hội. Thông qua các cuộc đấu tranh vĩ đại của giai cấp
công nhân như Công xã Pa-ri năm 1871, cuộc khởi nghĩa tháng 6 năm 1848 ở Pa-ri
chính là những thực tiễn làm rõ mục tiêu và mục tiêu đấu tranh trong giai đoạn kế
tiếp của giai cấp công nhân, có vai trị vơ cùng to lớn và mang ý nghĩa lịch sử trọng
đại lúc bấy giờ là thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) hệ thống xã
hội chủ nghĩa ra đời.
2. Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên các
điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể
“Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên cơ sở điều
kiện kinh tế - xã hội cụ thể” là phương pháp mang tính đặc thù khoa học xã hội chủ
nghĩa. Khi sử dụng phương pháp này, các nhà nghiên cứu và điều tra phải ln có
bản lĩnh về chính trị - xã hội trong tất cả các hoạt động quan hệ xã hội cả trong
nước lẫn thị trường quốc tế. Dưới thời đại có giai cấp và đấu tranh giai cấp, mọi
hoạt động và giao lưu xã hội trên các lĩnh vực, kể cả khoa học kỹ thuật, tri thức, sử
dụng tri thức, các tài ngun, các lợi ích ... đều có ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ
nhất. Khơng chú ý đến phương pháp khảo sát và phân tích chính trị - xã hội; khơng
có lập trường, cái nhìn sâu sắc, vững vàng, khoa học về chính trị thì dễ nhầm lẫn,

chệch hướng khôn lường.
Hiện nay các thế lực thù địch và chống đối với chủ nghĩa xã hội ở khắp mọi nơi
trên thế giới đang cố tình mượn vấn đề dân chủ, nhân quyền để nhúng tay vào công
việc nội bộ của nước này hay nước khác trên thế giới. Họ xem đây là vấn đề tồn
cầu, khơng phụ thuộc vào văn hóa dân tộc và đặc điểm kinh tế - xã hội đặc trưng
của mỗi quốc gia. Nó địi hỏi tất cả các bộ phận bảo vệ lợi ích giai cấp cơng nhân
phải nhìn nhận rõ vấn đề này.
Các thời kỳ khác nhau phải có những quan điểm khác nhau. Một chủ trương
chính trị có thể đúng vào một thời điểm, nhưng có thể sai vào một thời điểm khác.
Những biện pháp, những đường lối áp dụng ở quốc gia này là tốt, tuy nhiên lại
không tốt đối với quốc gia khác. Người nghiên cứu cần nhạy bén, linh hoạt về mặt
5


lOMoARcPSD|9234052

chính trị - xã hội để có thể đem lại một cơng trình nghiên cứu vững vàng, chính
xác và có ý nghĩa nhất.
3. Phương pháp so sánh
“Phương pháp so sánh” là một phương pháp cơ bản và so sánh là một điều tự
nhiên xuất hiện trong đời sống của con người. Một sự kiện, sự vật không thể tồn tại
biệt lập mà nó nằm trong các mối quan hệ đa dạng và đa chiều khác. Trong quá
trình nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học, chúng ta dùng phương pháp so sánh
để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trên các khía cạnh chính trị - xã hội
giữa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa; giữa các loại hình
thể chế, giữa các chế độ dân chủ. Phương pháp so sánh còn được thực hiện trong
việc so sánh các lý thuyết, mơ hình xã hội chủ nghĩa… Khi áp dụng phương pháp
so sánh, các chủ thể nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ nhận dạng rõ các
dạng thức, nắm rõ các vấn đề và từ đó có sự nghiên cứu, phân tích tốt hơn. Nhà
nghiên cứu chính trị Lasswell từng có câu nói nhấn mạnh mức độ quan trọng của

phương pháp so sánh “So sánh là trọng yếu đối với phân tích tốt, đến mức phương
pháp khoa học là khơng thể tránh khỏi so sánh”.
4. Các phương pháp có tính liên ngành
Chủ nghĩa xã hội khoa học là một khoa học chính trị - xã hội thuộc khoa học xã
hội tổng hợp. Tri thức nhân loại tồn tại nhiều nền văn hóa và cách thức hoạt động
khác nhau, chúng rất phức tạp và khơng hề gói gọn trong bất cứ một chuyên ngành
khoa học nào. Do đó, để xây dựng một cơng trình nghiên cứu chủ nghĩa xã hội
hồn chỉnh, các nhà nghiên cứu phải dày công thu thập nhiều tài liệu, sách báo,
thâm nhập thực tiễn nhiều phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, áp dụng những phương pháp nghiên cứu của các khoa học xã hội
khác như: thống kê; tổng hợp; điều tra xã hội học; mơ hình hóa… Sử dụng những
phương pháp liên ngành này giúp nghiên cứu sáng tỏ các mặt chính trị - xã hội của
các diễn biến trong một xã hội giai cấp và các hoạt động trong quá trình từ chủ
nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một điều cần thiết trong suốt quá trình
nghiên cứu sự phát triển của lịch sử, nó có khả năng tích hợp và lý giải một cách
có lý những diễn biến trong hoạt động chính trị - xã hội xung quanh chúng ta.
* Ngồi 4 phương pháp chính, cụ thể là: phương pháp kết hợp lịch sử và logic;
phương pháp so sánh; phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội;
các phương pháp mang tính liên ngành. Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học cịn
trực tiếp gắn bó chặt chẽ với “phương pháp tổng kết thực tiễn”, nhất là thực tiễn về
chính trị - xã hội. Ngày nay, vẫn còn nhiều vấn đề, lý luận chưa thực sự giải quyết
được các vấn đề thực tiễn. Do đó, điều cấp thiết là phải tiến hành triển khai nhiều
6


lOMoARcPSD|9234052

cơng trình nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, làm cho chủ nghĩa xã hội khoa học
phản ánh đúng tình trạng thực tế của xã hội, dẫn dắt con đường đi lên của cách
mạng. Nhiệm vụ quan trọng là cần triển khai, xây dựng kế hoạch nghiên cứu lý

luận gắn với tổng kết thực tiễn để kịp thời đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước
trong giai đoạn mới của đất nước.

III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học
1. Về mặt lý luận
Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ giúp vận dụng, phát triển triết học và
kinh tế chính trị Mác – Lênin một cách đúng đắn, không bị lệch hướng bản chất,
với mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng tồn thể nhân loại ra khỏi sự
áp bức, bất cơng và thốt khỏi chiến tranh, tệ nạn xã hội. Nghiên cứu học tập chủ
nghĩa xã hội khoa học giúp trang bị những kiến thức chính trị- xã hội như những
chức năng, nhiệm vụ…đối với Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng đất
nước và cung cấp phương pháp luận khoa học về quá trình lịch sử tất yếu của quá
trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; giải phóng xã hội,
giải phóng con người.
Như các nhà khoa học chính trị đã chỉ ra, chủ nghĩa xã khoa học là vũ khí lý luận
của giai cấp cơng nhân hiện đại và Đảng của nó để thực hiện q trình giải phóng
nhân loại và chính mình. Một khi giai cấp cơng nhân và người lao động khơng có
đầy đủ nhận thức về chủ nghĩa xã hội thì khơng thể vững lịng tin, chí hướng và
lịng dũng cảm cách mạng. Trong mọi khúc quanh và biến cố của lịch sử cũng
không đủ cơ sở khoa học và bản lĩnh để vận dụng linh hoạt và phát triển đúng đắn
về chủ nghĩa xã hội cũng như con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
Khi nghiên cứu chủ nghĩa xã hội, nó sẽ trang bị cho chúng ta thế giới quan cộng
sản, mà thế giới quan cộng sản được cấu thành từ tri thức về chủ nghĩa xã hội và về
chủ nghĩa cộng sản, từ đó mới có cơ sở để khẳng định và tin tưởng vào sự thắng lợi
tất yếu của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tin tưởng vào sự thắng
lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học là việc tự trang bị cho bản thân kiến thức
về chính trị - xã hội, tạo ra lập trường và bản lĩnh cho mỗi cá nhân trong xã hội góp
phần thực hiện thắng lợi cơng cuộc đổi mới do Đảng đề ra. Việc nghiên cứu cũng
giúp ta có căn cứ nhận thức để chống lại những quan điểm lệch lạc, phê phán tư

tưởng chống đối chủ nghĩa xã hội, những hành vi phản động, đi ngược lại với xu
thế phát triển của đất nước.
7


lOMoARcPSD|9234052

2. Về mặt thực tiễn
Bất kì một lý thuyết khoa học nào cũng có khoảng cách nhất định với thực tiễn,
và đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học, khuyết điểm này lại càng rõ
ràng hơn, trên thực tế chưa có quốc gia nào xây dựng hồn thiện. Việc nghiên cứu
càng trở nên khó khăn vì sau khi chế độ chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và Đơng Âu
sụp đổ và hệ thống bị thối trào đã làm giảm sút lòng tin vào chủ nghĩa xã hội của
phần lớn bộ phận các cán bộ, đảng viên. Do đó, ngày nay, việc nghiên cứu chủ
nghĩa khoa học xã hội gặp nhiều khó khăn tuy nhiên nó lại mang ý nghĩa chính trị
cấp bách đối với quốc gia. Phải thật bình tĩnh, sáng suốt, tìm ra những nguyên
nhân và nguồn gốc của những sai lầm, khuyết điểm để đi đến những kết luận chính
xác, tránh đi lên vết xe đổ của những cuộc khủng hoảng trước đây.
Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong những công cụ giúp xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, chống các hình thức lợi dụng, thối hóa, biến chất trong Đảng và tồn xã
hội, giáo dục lý luận chính trị - xã hội một cách cơ bản khoa học. Cần phổ biến,
củng cố niềm tin mạnh mẽ cho các thế hệ học sinh, sinh viên, là những “mầm non
tương lai” của đất nước; có vai trò quan trọng trong việc giáo dục niềm tin khoa
học cho nhân dân vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội. Đồng thời, thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở
rộng quan hệ quốc tế, xây dựng nền “kinh tế tri thức”, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa…. Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học để
thực hiện hóa những nhiệm vụ to lớn đã nêu trên đối với đất nước, đem đến vẻ
vang cho tồn thể dân tộc, góp phần xây dựng thành tự chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc.

⇨ Như vậy qua ý nghĩa của nghiên cứu chủ nghĩa khoa học xã hội về cả hai
mặt lý luận và chính trị, đã giúp cho sinh viên trang bị và am hiểu tri thức về
chủ nghĩa xã hội khoa học, nâng cao nhận thức của bản thân về các vấn đề
xã hội, trang bị những tri thức, củng cố niềm tin của bản thân và con đường
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước, vào vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản
Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Qua đó bản thân là sinh viên chúng ta
cần nỗ lực học tập, củng cố và trao dồi kiến thức, thái độ củng cố niềm tin,
rèn luyện đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước, đấu tranh, phê phán
những quan điểm sai lầm, những nhận thức lệch lạc có thể đến từ bạn bè
xung quanh, và hơn nữa là những nhận thức sai trái thù địch ở môi trường
không gian mạng hiện nay nhằm chống lại Đảng và Nhà nước ta.
8


lOMoARcPSD|9234052

LỜI KẾT
Chủ nghĩa xã hội khoa học có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và
hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ đất nước
của nhân dân trong thời kỳ đổi mới. Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng là một
trong những nhân tố chính góp phần to lớn trong việc giáo dục niềm tin khoa
học cho mọi người vào những mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa khoa học
và tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, Đảng ta nhận thức
được Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Theo cả lý luận và thực tiễn, khẳng định rằng đây là con đường khơng hề đơn
giản, hướng đích lâu dài, khơng thể nóng vội. Do đó, Đảng cùng Nhà nước
trong quá trình khởi xướng và thúc đẩy sự nghiệp đổi mới cần tiếp thu, bổ
sung một cách có chọn lọc, đấu tranh chống lại những biểu hiện lệch lạc, nhận
thức sai trái, vận dụng và phát triển đúng đắn chủ nghĩa xã hội khoa học, giúp

đất nước có mục tiêu đúng đắn, phát triển mạnh mẽ theo đúng bản chất của
một chế độ xã hội chủ nghĩa – một chế độ của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân.

9



×