Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chứng minh tính tất yếu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.55 KB, 12 trang )

Trường đại học Kinh tế Quốc dân

BÀI TẬP LỚN
Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề bài:

Chứng minh tính tất yếu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư

tưởng Hồ Chí Minh

Sinh viên thực hiện:
MSV:
Lớp:

Hà Nội, ngày tháng năm 20


Bài làm:
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình khoa bảng, tại vùng đất Nghệ An địa linh
nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước. Từ bé Hồ Chí Minh đã nhận và cảm nhận được nhân
cách cao đẹp, tình yêu nước, thương dân của cha, và chịu ảnh hưởng sâu sắc tấm lòng mẫn
cảm, nhân hậu từ người mẹ. Qua thời gian, tiếp thu được những truyền thống tốt đẹp của
q hương, gia đình, cùng với đó được theo học và tiếp xúc với nhiều loại sách báo tiến bộ.
Hồ Chí Minh dần hiểu rõ hơn về tình cảnh của Đất nước, sớm có tư tưởng yêu nước và suy
ngẫm sâu sắc về Tổ quốc và thời cuộc. Chính từ tình u nước đó, khao khát độc lập dân
tộc của Hồ Chí Minh càng cao và cuối cùng quyết định đi ra nước ngồi tìm con đường cứu
nước, cứu dân, độc lập dân tộc. Tìm hiểu ẩn giấu sức mạnh của kẻ thù và học hỏi kinh
nghiệm cách mạng trên thế giới.Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
theo con đường của cách mạng vơ sản được hình thành từng bước trong quá trình Hồ Chí
Minh đi tìm đường cứu nước. Người đã sống, làm việc, học tập, nghiên cứu lý luận và tham
gia đấu tranh trong thực tế cách mạng ở nhiều nước trên thế giới.


Đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã tiếp cận với tư tưởng dân chủ tư sản của Trung
Quốc trong cách mạng Tân Hợi (1911). Người đã rất kính trọng Tôn Dật Tiên, chắt lọc
những nhân tố, quan điểm tiến bộ của Tôn Trung Sơn. Nhưng người vẫn chưa thực sự tin
tưởng vào tư tưởng yêu nước và con đường cứu nước đó, quyết định tìm đến nước Pháp,
đến phương Tây, tới những nơi tiến bộ hơn. Và bước ngoặt lớn đã xuất hiện ở đây khi Hồ
Chí Minh đọc được sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Vladimir Ilyich Lenin. Từ đây người nhận thức được sâu sắc về cách mạng giải phóng
dân tộc trong thời đại mới. Cách mạng giải phóng dân tộc phải đặt trong quỹ đạo của cách
mạng vơ sản. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải tiến
hành cách mạng vơ sản. Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường duy nhất đúng đắn để cứu
nước,cứu dân. Đó là con đường cách mạng vơ sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng
giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ
giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng bước với phong trào cách mạng thế giới,..
Nghiên cứu về Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin: “Bình đẳng, tự quyết, đồn kết
giai cấp cơng nhân của các dân tộc”, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước đúng
1


đắn nhất là dựa trên lập trường cách mạng vô sản. Sau khi cách mạng giải phóng dân tộc
thắng lợi, phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội.
-

Độc lập dân tộc trước hết đòi hỏi phải đảm bảo cho dân tộc đó quyền tự quyết dân
tộc, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mơ hình phát triển độc
lập cả về chính trị, kinh tế, văn hóa.

-

Độc lập dân tộc phải thực sự bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nhân dân có

cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; con người được phát triển tồn diện, có năng
lực làm chủ.

-

Độc lập dân tộc địi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức,bóc lột, nô dịch của dân tộc
này với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần.

-

Sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên ngun tắc tơn trọng
chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới khơng có chiến tranh,
khơng có sự hồnh hành cái ác, của những sự tàn bạo và bất công, đảm bảo cho con
người sống trong an ninh và hạnh phúc.
Tiền lên chủ nghĩa xã hội, đó là quy luật của thời đại, đáp ứng khát vọng ngàn đời

của nhân dân, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đã được hình thành xây dựng từ chủ
nghĩa yêu nước, truyền thống nhân ái và tinh thần gia đình làng xã của đồng bào Việt Nam
ta. Tư tưởng ấy đã được củng cố hơn qua “thuyết đại đồng” của Nho giáo đến từ tư tưởng
xã hội chủ nghĩa sơ khai của phương đông... Và sau này, khảo sát các cuộc cách mạng thế
giới, Hồ Chí Minh đã tìm thấy trong chủ nghĩa Mác – Lênin lý tưởng về một xã hội nhân
đạo trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện tự do cho tất cả mọi người”.
Khi tới Nga, người đã thấy “Chính sách kinh tế mới” của Lênin và những thành tựu bước
đầu của nhân dân Xô Viết trên con đường xây dựng một chế độ xã hội mới.
Đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

2



-

Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ lập trường yêu nước và khát vọng giải
phóng dân tộc. Người đã tìm thấy trong thuyết khoa học và cách mạng của Mác con
đường chân chính để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng lồi người.
Người viết: “... chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
các dân tộc bị áp bức và giai cấp cơng nhân tồn thế giới”.

-

Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức. “Khơng có chế độ
nào tơn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm bảo
cho nó được thỏa nãm bằng chế độ xã hội chủ nghĩa”. Từ đó, người tin tưởng “Có
gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng lồi người”.

-

Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống lịch sử, văn hóa và con người
Việt Nam. Văn hóa Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống khoan dung,
hịa đồng. Văn hóa Việt Nam là văn hóa trọng tri thức, hiền tài.
Đối với người, chủ nghĩa xã hội mang trong nó bản chất nhân văn và văn hóa; chủ

nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt văn hóa và giải phóng
con người.
Vào những năm đầu thế kỷ XX lúc bấy giờ, trước đó, và trong xuyên suốt lịch sử
hình thành gây dựng nên đất nước, “độc lập dân tộc” khơng chỉ dừng lại ở lời nói, những
con chữ mà là bao niềm ước ao, sự hy sinh của nhiều thế hệ đi trước. Ví dụ điểm hình như
khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX. Sau thời kỳ “bình định” chúng

thi hành chính sách “khai thác thuộc địa” – ra sức tăng cường bóc lột, khai thác thuộc địa.
Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Trong
bối cảnh lạc hậu, tụt lùi so với thế giới, đồng bào ta đã bị tước đi quyền tự do của mình.
Các chính sách để vắt kiệt sức lao động liên tục được đưa ra, mọi người phải làm việc cực
kỳ vất vả nhưng vẫn không đủ ăn, uống, ngủ, nghỉ mà còn hay bị đánh đập, chửi mắng. Khi
này tiếng nói từ đồng bào ta thực sự không được xem trọng, chúng chỉ quan tâm tới tài
nguyên và những “nhân công giá rẻ” ở đất nước nhỏ bé này. Sang đầu thế kỷ XX, đời sống
các tầng lớp nhân dân càng bị bần cùng hóa. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt nam
với thực dân Pháp xâm lược và chế độ thuộc địa ngày một gay gắt, trở thành mâu thuẫn vừa
3


cơ bản vừa chủ yếu. Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ càng gay gắt. Đây
là trở lực lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam. Lúc này không chỉ là tổn thương
về thể xác, mà đến cả tâm hồn, từng cảm xúc, tâm lý như bị tra tấn, chà đạp, sự uất ức của
một đất nước không được tự do, thiếu đi sự độc lập thực sự đáng sợ. Kẻ giàu ngày càng
giàu, tên bóc lột ngày càng tàn bạo, và người vơ tội thì càng ngày càng khổ.
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay gắn liền với truyền
thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Điều đó đã nói lên một khát khao to lớn
của dân tộc ta là, ln mong muốn có được một nền độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân
dân và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng liêng, bất hủ của dân tộc mà Hồ Chí Minh là
hiện thân cho tinh thần ấy. Người nói rằng, cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được
tự do, Tổ quốc tôi được độc lập. Căn cứ vào những quyền tự do, bình đẳng và quyền con
người – “những quyền mà khơng ai có thể vi phạm được” đã được ghi trong bản Tuyên
ngôn độc lập của cách mạng Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
Cách mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những giá trị thiêng liêng,
bất biến về quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do... Đó là những lẽ phải khơng ai
chối cãi được”. Đặc biệt, trong những năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng chiến

tranh ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn, chiến tranh ác liệt đó, Hồ Chí Minh đã nêu
lên một chân lý thời đại, một tuyên ngôn bất hủ của các dân tộc khao khát nền độc lập, tự
do trên thế giới “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”. Với tư tưởng trên của Hồ Chí Minh,
nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, buộc chúng
phải ký kết hiệp định Paris, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt
Nam, rút quân Mỹ về nước.
Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, hạnh phúc của nhân dân. Hồ Chí Minh đã xác
định rõ ràng mục tiêu đấu tranh của cách mạng là “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc
lập... dân chúng được tự do... thủ tiêu hết các thứ quốc trái... thâu hết ruộng đất của đế quốc
chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo. Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo... thi hành
luật ngày làm 8 giờ”. Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải gắn liền với tự do. Người nói:
4


“Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý
gì”. “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm mang áo mặc, ai cũng
được học hành”.
Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hồn tồn và triệt để. Theo Hồ Chí Minh,
độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả các lĩnh vực. Người
nhấn mạnh: độc lập mà người dân khơng có quyền tự quyết về ngoại giao, khơng có qn
đội riêng, khơng có nền tài chính riêng..., thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì. Độc lập của
một dân tộc, của dân, do dân và vì dân.
Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trong lịch sử đấu tranh
giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng trước âm mưu chia cắt đất nước của kẻ thù. Hồ
Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sơng có thể cạn, núi có
thể mịn, song chân lý đó khơng bao giờ thay đổi”. Người tiếp tục khẳng định: “Nước Việt
Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Trong Di chúc, Người cũng đã thể hiện niềm tin
tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự thống nhất nước nhà: “Dù khó khăn gian
khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút

khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ xum họp
một nhà”. Có thể khẳng định rằng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc,
toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh.
Độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến với tồn nhân loại. Với dân tộc
Việt Nam đó cịn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực
của biết bao thế hệ người Việt. Với Hồ Chí Minh độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội
dung dân tộc và dân chủ. Đó là nền độc lập thật sự, độc lập hồn tồn, chứ khơng phải thứ
độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập
dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập
dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc của nhân dân lao động.

5


Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là con đường vững chắc độc lập dân tộc, giải
phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để. Để đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc, để không
rơi vào lệ thuộc, đói nghèo lệ thuộc, chặng đường tiếp theo chỉ có thể là đi lên chủ nghĩa
xã hội. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
triệt để các dân tộc bị áp bức khỏi ách nơ lệ; chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới bảo
đảm cho một nền độc lập thật sự, chân chính”. Theo Người: “Nói một cách tóm tắt, mộc
mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm
cho mọi người có cơng ăn việc làm, được ấm no và sống một dời hạnh phúc”, là làm sao
cho dân giàu, nước mạnh.
Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác khẳng định sự phát triển của xã
hội lồi người là q trình lịch sử - tự nhiên. Tiếp nhận những tư tưởng đi trước, Hồ Chí
Minh nhận thấy tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình tất yểu, tuân theo những quy luật
khách quan, trước hết là những quy luật trong sản xuất vật chất; song, tùy theo bối cảnh cụ
thể mà thời gian, phương thức tiến lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi quốc gia sẽ diễn ra một cách
khác nhau; trong đó, những nước đã qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa sẽ “đi thẳng”

lên chủ nghĩa xã hội. Những nước chưa qua giai đoạn phát triển này có thể đi lên chủ nghĩa
xã hội sau khi đã “đánh đổ đế quốc và phong kiến” dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản và
được tư tưởng Mác – Lênin dẫn đường.
Đối với Việt Nam, hàng nghìn năm dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ phong
kiến, thực dân, nhiều khuynh hướng cứu dân, cứu nước đã được thử nghiệm nhưng đều
không đem lại kết quả cuối cùng mà dân tộc khao khát được. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới
là nguồn gốc của tự do, bình đẳng, bác ái, xóa bỏ những bước tường dài ngăn cản con người
yêu đoàn kết, yêu thương nhau. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân loại nói chung,
của Việt Nam nói riêng vừa là một tất yếu của lịch sử, vừa đáp ứng được khát vọng của
những lực lượng tiến bộ xã hội trong q trình đấu tranh tự giải phóng mình.
Độc lập dân tộc ln nhất thiết phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Xét một cách khách quan:

6


Thứ nhất là về chính trị, xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ. Chế độ dân
chủ trong xã hội chủ nghĩa, trước hết được thể hiện là xã hội do dân làm chủ, nhân dân là
chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trên nền tảng liên minh công – nông. Trong xã hội
chủ nghĩa, địa vị cao nhất là nhân dân. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Mọi quyền
lợi, quyền lực, quyền hạn thuộc về nhân dân và mọi hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước,
bảo vệ chế độ xã hội cũng thuộc về dân. Huy động được nhân lực, tài lực, trí lực của nhân
dân để đem lại lời ích cho nhân dân.
Thứ hai, về kinh tế, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển cao
dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Theo
Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản nên xã
hội xã hội chủ nghĩa phải có nền kinh tế phát triển cao hơn nền kinh tế của xã hội tư bản
chủ nghĩa, đấy là nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ sở hữu tư liệu
sản xuất tiến bộ.
Thứ ba là về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội. Xã hội xã hội chủ nghĩa có

trình độ phát triển cao về văn hóa và đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các quan
hệ xã hội. Sự phát triển cao về văn hóa và đạo đức của xã hội xã hội chủ nghĩa thể hiện: xã
hội khơng cịn hiện tượng người bóc lột người; con người được tôn trọng, được đảm bảo
đối xử cơng bằng, bình đẳng và các dân tộc đồn kết, gắn bó với nhau. Chủ nghĩa xã hội là
cơ sở, là tiền đề để tiến tới chế độ xã hội hịa bình, đồn kết, ấm no, tự do, hạnh phúc, bình
đẳng, bác ái, việc làm cho mọi người và vì mọi người; khơng cịn phân biệt chủng tộc,
khơng cịn gì có thể ngăn cản những người lao động hiểu nhau và thương yêu nhau.
Cuối cùng là về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là cơng trình
tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa
– chế dộ của nhân dân, do nhân dân làm chủ, lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của
chế độ xã hội nên chính nhân dân là chủ thể, là lực lượng quyết định tốc độ xây dựng và sự
vững mạnh của chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định “Cần có sự lãnh đạo
của một đảng cách mạng chân chính của giai cấp cơng nhân, tồn tâm tồn ý phục vụ nhân
dân. Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác –
7


Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa ra cách mạng giải phóng dân
tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”.
Để giữ một đất nước độc lập, thì trước hết cần giữ trừ trong tâm, từ từng những cá
thể đồng bào trong một nước. Từng cá thể đẹp, sẽ tạo nên từng xã hội đẹp, xã hội đoàn kết
và xây dựng được xã hội xã hội chủ nghĩa vững bền đạo đức, tiến bộ.
Nhìn theo một cách chủ quan hơn, độc lập dân tộc luôn phải đi kèm với chủ nghĩa
xã hội:
Vì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Con đường cách mạng Việt Nam có hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân thì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước mắt, cấp bách, nhưng không phải là mục
tiêu cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là tiền đề,
bước đầu để loại bỏ đi xã hội còn nhiều lỗ hổng và tàn ác đương thời, tạo một nền móng

mới xây dựng lại lên xã hội mới, hướng tới xây dựng xã hội chủ nghĩa cho nhân dân.
Độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân lao động tự quyết định con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Trong thời đại mới, xã hội
chủ nghĩa là xu hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Và cuối cùng, xã hôi chủ nghĩa là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc,
giải phóng dân tộc một cách hồn tồn triệt để. Về lý luận, độc lập dân tộc tiến lên xã hội
chủ nghĩa thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu cuối cùng, mối quan
hệ giữa hai giai đoạn của một quá trình cách mạng. Cách mạng dân tộc dân chủ xác lập cơ
sở, tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng xã hội chủ nghĩa khẳng định và bảo
vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Ngày nay, độc lập dân tộc gắn liền xã hội chủ nghĩa, tư tưởng “không có gì q hơn
độc lập tự do” vẫn giữ ngun giá trị và sức sống của nó. Bởi vì, tình hình quốc tế diễn biến
phức tạp, thay đổi khó lường. Hịa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn. Nhưng xung
đột vũ trang, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố quốc tế, xung đột dân tộc, tôn giáo... vẫn diễn
ra ở nhiều nơi. Cách mạng khoa học công nghệ và tồn cầu hóa tạo cơ hội cho các nuớc
8


phát triển, nhưng cạnh tranh, tranh giành thị trường, các nguồn nguyên liệu, năng lượng,
nguồn lực khoa học công nghệ giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh tế diễn ra quyết liệt,
đặt các quốc gia, nhất là các nước đang và kém phát triển trước những thách thức gay gắt.
Thực tiễn trên thế giới, nhiều nước sau khi giành được độc lập đưa đất nước đi theo
con đường tư bản chủ nghĩa đang rơi vào tình trạng nghèo đói, khó khăn, chiến tranh, xung
đột sắc tộc, tơn giáo, phe phái. Sự nghèo đói, chậm phát triển làm cho quốc gia đó khơng
thể có độc lập thật sự. Nhiều nước trước đây là chủ nghĩa xã hội, trong công cuộc cải tổ,
cải cách đã mắc sai lầm cơ bản về đường lối cách mạng, thậm chí phản bội lại chủ nghĩa xã
hội, muốn đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa hay “xã hội dân chủ” với ảo
tưởng mong chờ vào sự giúp đỡ của thế giới tư bản nhưng hiện nay đang rơi vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội, về con đường phát triển của đất nước; nhiều
định hướng giá trị của xã hội bị đảo lộn; xung đột sắc tộc, tôn giáo, phe phái gia tăng; đời

sống của người lao động ngày càng khó khăn, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng
gia tăng; đặc biệt tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế, đời sống của người dân và
cách giải quyết của các nước làm cho vị thế của các nước đó trên trường quốc tế ngày càng
giảm sút; đồng thời, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chính những điều này đã thể hiện ra rằng, quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với xã
hội chủ nghĩa trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là hết sức chính xác và hoàn toàn hợp lý.
Chúng ta đang đi rất đúng hướng, dần dần cải thiện bản thân tốt hơn, đẩy mạnh q trình
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, nhanh chóng hướng tới một xã hội chủ nghĩa mà cựu chủ
tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước. Chính từ việc xây dựng theo hướng tiến tới xã hội chủ
nghĩa, cùng với đó là chiến lược thơng minh từ Đảng và Nhà nước, ta có thể thấy một điều
rất rõ ràng được hưởng lợi cực lớn đó là Đất nước Việt Nam ta có quan hệ đối ngoại cực
kỳ tốt với gần như tất cả các quốc gia từ mọi miền lãnh thổ và châu lục. Điều này thực sự
không phải một thứ gì đó có thể dễ dang đạt được. Đây nhưng một sự xác nhận công khai
nhất về hướng đi đúng đắn của xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, trong xã hội chủ nghĩa vẫn còn
một vài yếu điểm là phụ thuộc rất nhiều về đức và tài của những người đứng đầu trong
Đảng Cộng sản, những sai sót về con người, đặc biệt là về đạo đức có thể ảnh hưởng rất
lớn tới cả một quốc gia. Thật mừng sao khi Việt Nam chúng ta đang cải thiện các yếu tố
9


này một cách rất là tích cực, càng ngày càng củng cố được sức mạnh của Đảng cũng như
niềm tin của người dân đối với chính quyền.
Chúng ta chỉ muốn những điều mà mình cịn thiếu và thực sự q trọng những thứ
mà ta khơng có. Có thể trong thời bình, sống trong an tồn, che chở ta dần qn mất những
thứ tàn bạo đáng sợ của quá khứ. Nhưng chúng vẫn luôn ở đấy và len lỏi trong thực tại, bắt
buộc mỗi chúng ta luôn phải tỉnh táo và cảnh giác tuyệt đối, để tránh xa mình vào những tệ
nạn khơng nên có.
Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hố, với
tất cả mặt tích cực và tiêu cực, bất trắc; mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn

nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.

10


Tài liệu tham khảo:
-

Giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh”

-

/>(Nguyễn Võ Cường, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh)

-

/>(Trích tài liệu hỏi – đáp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn)

11



×