Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY TRỒNG (MỚI NHẤT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.38 KB, 164 trang )

PHẦN I
SÂU BỆNH HẠI RAU HỌ THẬP TỰ
I. SÂU HẠI
1. Sâu tơ (Plutella xylostella)
1.1. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành: là loài bướm nhỏ dài 7 - 9 mm, sải cánh dài 12 - 15 mm, cánh trước
màu xám nhạt, có nhiều đốm nhỏ màu trắng và đen xen kẽ, mép trên trắng và có 3 đường
lượn sóng màu nâu đậm, phía ngồi có những lơng tơ dài.
- Trứng rất nhỏ, màu vàng, hình bầu dục, đẻ ở mặt dưới lá.
- Sâu non: có 4 tuổi, màu xanh vàng nhạt, thân thon, có nhiều lơng ngắn màu đen,
rải rác có những đốm nhỏ màu đen.
- Nhộng: kén trắng thưa, nhộng thon, có màu xanh chuyển sang vàng, sắp nở có màu nâu.
1.2. Tập quán sinh sống và gây hại
- Bướm hoạt động mạnh về đêm, mạnh nhất là từ chập tối đến nửa đêm. Bướm đẻ
trứng rải rác hoặc từng cụm hay theo dây dọc ở mặt dưới lá, trung bình mỗi con cái đẻ từ
100 - 150 trứng.
- Sâu non ăn tồn bộ biểu bì lá làm cho lá bị thủng lỗ chỗ. Nếu bị hại nặng sẽ làm
giảm năng suất và chất lượng rau.
- Vịng đời trung bình 21 - 27 ngày.
1.3. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Trồng xen rau họ thập tự với cây hành, tỏi để tiết ra mùi khó chịu, ngăn ngừa
bướm sâu tơ.
- Tưới phun mưa lúc chiều mát để hạn chế sâu tơ bắt cặp, đẻ trứng.
- Bảo vệ các loài thiên địch của sâu tơ như các loài ong ký sinh Diadegma
semiclausum, Diadronus collaris, bọ đi kìm.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 21
hoạt chất đơn với 399 tên thương phẩm, 07 hoạt chất dạng hỗn hợp với 175 tên thương
phẩm đăng ký trừ sâu tơ trên rau họ thập tự, trong đó bán phổ biến tại Lâm Đồng là:
+ Abamectin (Agromectin 1.8EC; Abatin 1.8EC; Reasgant 1.8EC);
+ Azadirachtin (A-Z annong 0.3EC);


+ Bacillus thuringiensis (Vi - BT 32000WP);
+ Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 0.4GR);
+ Diafenthiuron (Pegasus 500SC, Pesieu 500SC, Sun-fen 500SC);
+Emamectin benzoate (Proclaim 1.9 EC, Map Winner 10WG, Mikmire 2.0 EC,
Silsau super 1.9EC, Tasieu 1.9EC);
+ Indoxacarb (DuPontTM Ammate® 150EC);
+ Matrine (Sokupi 0.5AS, Wotac 5EC);
+ Pyridalyl (Sumipleo 10EC;)
+ Spinetoram (Radiant 60SC);
+ Spinosad (Daiwansin 25SC, Efphê 25EC, Success 25SC);
+ Citrus oil (MAP Green 3SL);
+ Abamectin + Chlorantraniliprole (Voliam targo 063SC);
+ Diafenthiuron + Indoxacarb (Vangiakhen 550SC).
2. Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae)
2.1. Đặc điểm hình thái

1


- Bướm có thân dài 15 - 20mm. Sải cánh 43 - 47 mm, cánh trước màu trắng, hình
gần trịn, đầu cánh có vết đen hình tam giác tương đối lớn (2 - 3mm) và 2 chấm đen nhỏ
hơn, trên cánh có lớp bụi phấn mịn. Cánh sau màu trắng, góc cánh màu xám tro.
- Trứng màu vàng nhạt, dài, có nhiều khía cạnh.
- Sâu non mới nở màu xanh nhạt, sau chuyển màu xanh lục, trên thân có nhiều chấm đen
nhỏ và có 3 sọc màu vàng phía lưng. Dọc theo thân có những lơng ngắn, cứng, màu vàng.
- Nhộng màu xanh, đính một đầu trên cuống lá rau. Giữa lưng nhộng nổi lên một
đường gờ như xương sống, ngực nhơ cao tạo thành góc nổi lên ở 2 bên phần bụng.
2.2. Tập quán sinh sống và gây hại
- Bướm hoạt động ban ngày, đẻ trứng rải rác thành từng quả trên lá, mỗi con cái đẻ
trung bình 120 - 140 trứng.

- Sâu non mới nở ăn vỏ trứng, sau đó bắt đầu gặm chất xanh và để lại màng lá trắng
mỏng, sống thành từng cụm. Sâu tuổi lớn phân tán, ăn khuyết lá để lại gân làm cây xơ
xác.
- Sâu xanh bướm trắng phát sinh mạnh trong những tháng ít mưa.
- Vịng đời trung bình 35 - 40 ngày.
2.3. Biện pháp phòng trừ
- Dùng vợt bắt bướm, ngắt nhộng trên lá.
- Thu dọn và huỷ bỏ tàn dư cây trồng.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 7
hoạt chất dạng đơn với 83 tên thương phẩm, 03 hoạt chất dạng hỗn hợp với 61 tên thương
phẩm đăng ký trừ sâu xanh bướm trắng trên rau họ thập tự, trong đó bán phổ biến tại
Lâm Đồng là:
+ Abamectin (Agromectin 1.8EC; Binhtox 1.8EC);
+ Azadirachtin (Vineem 1500EC, Golmec 20EC);
+ Emamectin benzoate (Eagle 20EC, Mikmire 2.0 EC, Silsau super 1.9EC);
+ Matrine (Sokupi 0.5AS, Wotac 5EC);
+ Spinetoram (Radiant 60SC);
3. Bọ nhảy (Phyllotreta striolata)
3.1. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành có kích thước cơ thể dài 1,8 - 2,4mm, hình bầu dục, tồn thân màu
đen và lấp lánh ánh kim. Mặt lưng đốt ngực trước và trên cánh cứng có các chấm xếp
thành hàng dọc. Mỗi cánh ở giữa có vân thẳng màu vàng, phía cạnh ngồi của vân lõm
vào, phía trong của vân thẳng hay cong về phía trong hình củ lạc.
- Trứng hình trứng, dài 0,3mm, màu vàng nhạt.
- Sâu non hình ống tròn phần cuối nhỏ, đầu màu nâu nhạt, lưng và bụng màu vàng nhạt.
- Nhộng hình bầu dục, dài khoảng 2mm, màu trắng sữa.
3.2. Tập quán sinh sống và gây hại
- Trưởng thành hoạt động vào lúc sáng sớm hoặc trời mát. Trời mưa ít hoạt động.
Trưởng thành ăn lá và giao phối trên cây. Đẻ trứng chủ yếu trong đất, cách rễ chính
khoảng 3cm, đẻ nhiều vào sau buổi trưa. Một con cái đẻ khoảng 25 - 200 trứng.

- Sâu non có 3 tuổi, sống trong đất, ăn rễ cây, làm cho cây bị còi cọc, héo hoặc bị
thối. Hố nhộng ngay trong đất.
3.3. Biện pháp phịng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng. Làm đất kỹ trước khi trồng
- Luân canh với các cây trồng khác họ.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 9
hoạt chất dạng đơn với 60 tên thương phẩm, 05 hoạt chất dạng hỗn hợp với 62 tên thương
phẩm đăng ký trừ bọ nhảy trên rau họ thập tự, trong đó bán phổ biến tại Lâm Đồng là:
2


+ Abamectin (Agromectin 1.8 EC; Shertin 3.6EC, 5EC);
+ Azadirachtin (Vineem 1500EC);
+ Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC);
+ Dinotefuran (Chat 20WP; Oshin 20WP, 20SG);
+ Emamectin benzoate (Angun 5WG , Eagle 5EC, Starrimec 19EC);
+ Matrine (Sokupi 0.36AS);
+ Citrus oil (MAP Green 3SL);
+ Chlorantraniliprole + Thiamethoxam (Virtako 300SC).
4. Sâu xám (Agrotis ypsilon)
4.1. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành là lồi bướm có thân dài 20 - 25mm. Cánh trước có màu xám đen,
gần phía góc mép ngồi có 3 vệt đen nhỏ hình tam giác. Cánh sau màu trắng, mép ngoài
màu nâu xám nhạt. Cơ thể có nhiều lơng màu xám.
- Trứng có hình cầu hơi dẹt, có sọc nổi, đường kính khoảng 0,5mm, lúc đầu có màu
nhạt sau chuyển sang màu đen đến nâu.
- Sâu non màu đen nâu, có đường xẻ màu nâu nhạt ở giữa và hai sọc hai bên. Đầu
rất đen, có hai điểm trắng.
- Nhộng có màu nâu cánh gián, cuối bụng có một đơi gai ngắn.
4.2. Tập qn sinh sống và gây hại

- Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt. Đẻ trứng rời
rạc thành từng quả trên mặt đất, một bướm cái có thể đẻ khoảng 800 - 1000 trứng.
- Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm
bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất.
- Sâu xám chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ.
- Vòng đời trung bình 50 - 60 ngày, trong đó giai đoạn sâu non 30 - 35 ngày.
4.3. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 01
hoạt chất dạng đơn với 04 tên thương phẩm đăng ký trừ sâu xám trên rau họ thập tự, bán
phổ biến tại Lâm Đồng là Abamectin (Dibamec 1.8 EC, Shertin 3.6EC).
5. Dòi hại rễ (Delia brassicae)
5.1. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành trơng giống như ruồi nhà nhỏ. Chúng có màu đen, dài khoảng 1mm,
trên lưng có các sọc đen và lơng cứng ngắn màu đen.
- Dòi màu trắng, dài 1cm và khơng có chân.
5.2. Tập qn sinh sống và gây hại
- Trưởng thành đẻ trứng vào khe đất nứt hoặc trên thân cây giáp mặt đất. Hố nhộng
trong đất.
- Dịi phá huỷ rễ, đặc biệt là rễ cây con bằng cách đục vào rễ hoặc ăn trên bề mặt
của rễ. Cây bị hại trở nên hơi vàng, đỏ tía hoặc xanh xám, cây phát triển còi cọc. Nếu bị
hại nặng cây có thể bị chết.
- Dịi phát sinh và gây hại nặng vào mùa khơ.
5.3. Biện pháp phịng trừ
- Trưởng thành thường bị thu hút đến những vật chất hữu cơ đang thối rửa để đẻ trứng vì
vậy khơng nên bón phân chuồng tươi, phân cá và các tàn dư cây trồng chưa được ủ kỹ cho cây.
- Tưới đủ ẩm cho cây trong mùa khô.
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện hành chưa có thuốc
đăng ký phòng trừ dòi đục rễ/cây họ thập tự. Có thể tham khảo sử dụng hoạt chất
Cypermethrin (Cyperkill 10EC) đăng ký phòng trừ sâu đục củ/ khoai tây).

3


6. Sâu xanh đục bắp (Mamestra brassicae)
6.1. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành có các cánh trước lốm đốm, cơ thể màu xám, xanh lá cây hoặc màu
đen. Cánh sau thường có màu sáng hơn cánh trước.
- Sâu non có màu xanh, tuổi lớn có màu đen hơi nâu, bụng màu vàng xanh. Sâu
cuộn lại khi bị động.
- Trứng có màu trắng sau chuyển sang màu hồng.
- Nhộng có màu nâu bóng.
6.2. Tập quán sinh sống và gây hại
- Trưởng thành đẻ trứng ngay sau giao phối. Con cái đẻ trứng dưới mặt lá và đẻ rải
rác từng quả nhưng đủ gần để tạo thành từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 50 trứng.
- Sâu non ăn lá cây, khi mật độ cao phá trụi các lá ngoài, chỉ chừa lại những bộ
khung lá. Một số sâu đục vào bên trong bắp làm giảm giá trị thương phẩm.
6.3. Biện pháp phòng trừ
- Cày, xới đất kỹ để tiêu diệt nhộng trong đất.
- Thu gom tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 6
hoạt chất dạng đơn với 75 tên thương phẩm, 03 hoạt chất dạng hỗn hợp với 13 tên thương
phẩm đăng ký sâu xanh trên rau họ thập tự, trong đó bán phổ biến tại Lâm Đồng là:
+ Abamectin (Abatin 1.8 EC, Dibamec 3.6EC, Plutel 3.6EC, Reasgant 3.6EC);
+ Bacillus thuringiensis var. aizawai (Map - Biti WP 50000 IU/mg, Vi - BT 32000WP);
+ Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC);
+ Diafenthiuron (Sun-fen 500SC, Pegasus 500 SC);
+ Emamectin benzoate (Map Winner 5WG, Tasieu 1.0EC);
+ Rotenone 2.5% + Saponin 2.5% (Dibonin 5WP);
7. Sâu khoang (Spodoptera sp.)
7.1. Đặc điểm hình thái

- Trưởng thành là lồi bướm có thân dài 17 - 20mm, sải cánh rộng 40 - 45mm. Toàn
thân màu nâu vàng, trên cánh trước có nhiều đường vân màu sẫm, xung quanh viền vàng.
Mép ngồi cánh có hàng chấm màu nâu đen. Cánh sau màu trắng xám, có ánh phản quang
màu tím.
- Trứng hình bán cầu, có nhiều đướng khía ngang dọc. Trứng đẻ thành ổ lớn ở mặt
sau lá, bên ngồi phủ lớp lơng màu nâu vàng.
- Sâu non màu xám tro hoặc nâu đen, vạch lưng màu vàng, ở đốt bụng thứ nhất có
một khoang đen lớn rất rõ.
- Nhộng mầu nâu đỏ, cuối bụng có 1 đơi gai ngắn.
7.2. Tập quán sinh sống và gây hại
- Bướm hoạt động ban đêm, thích các chất có mùi chua ngọt, đẻ trứng thành ổ bám
mặt dưới lá. Một bướm cái có thể đẻ hàng ngàn trứng.
- Sâu non sau khi nở sống tập trung quanh chỗ ổ trứng, gặm lấm tấm chất xanh của lá.
Sâu lớn tuổi phân tán, ăn khuyết lá. Sâu non phá hại mạnh vào ban đêm. Hố nhộng trong đất.
- Vịng đời trung bình 35 - 40 ngày.
7.3. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng.
- Dùng bả chua ngọt để bắt bướm.
- Ngắt bỏ ổ trứng, diệt sâu non mới nở.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 12
hoạt chất dạng đơn với 27 tên thương phẩm, 06 hoạt chất dạng hỗn hợp với 08 tên thương
phẩm đăng ký trừ sâu khoang trên rau họ thập tự, trong đó bán phổ biến tại Lâm Đồng là:
4


+ Abamectin (Plutel 0.9 EC; Reasgant 1.8EC; Shertin 3.6EC);
+ Bacillus thuringiensis (Map - Biti WP 50000 IU/mg);
+ Emamectin benzoate (Angun 5 WG);
+Emamectin benzoate (Map Winner 5WG, Starrimec 10EC, Tasieu 1.0EC);
+Emamectin benzoate + Matrine (Mectinstar 10EC).

8. Rệp (Brevicoryne brassicae)
8.1. Đặc điểm hình thái
Rệp trưởng thành dài 1,6 - 2,6mm, màu xanh hơi xám, đầu màu đen và có các vạch
màu đen trên thân. Có 2 dạng có cánh và khơng có cánh. Rệp có cánh dài hơn rệp khơng
có cánh một chút, đầu và thân màu đen, vân cánh màu nâu. Rệp có ống bụng nhỏ ở cuối
thân. Rệp sinh sản đơn tính.
8.2. Tập quán sinh sống và gây hại
- Cả rệp non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, làm búp và lá bị xoăn lại, lá
nhạt màu hoặc vàng, héo rũ.
- Ngoài gây hại trực tiếp cho cây trồng, rệp cịn là mơi giới truyền bệnh virus cho rau.
- Thời tiết nóng khơ thuận lợi cho rệp phát triển.
- Vòng đời ngắn, chỉ trong khoảng 10 - 12 ngày.
8.3. Biện pháp phòng trừ
- Tưới nước, giữ ẩm cho cây trong điều kiện thời tiết mùa khô
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 10
hoạt chất dạng đơn với 47 tên thương phẩm, 04 hoạt chất dạng hỗn hợp với 26 tên thương
phẩm đăng ký trừ rệp muội trên rau họ thập tự, trong đó bán phổ biến tại Lâm Đồng là:
+ Abamectin (Miktin 3.6 EC; Plutel 1.8EC; Reasgant 5EC);
+ Bacillus thuringiensis var.kurstaki (Vi - BT 32000WP);
+ Emamectin benzoate (Eagle 5EC; Mikmire 2.0 EC; Proclaim 1.9 EC);
+ Matrine (Sokupi 0.3AS);
+ Spirotetramat (Movento 150OD);
+ Thiamethoxam (Actara 25WG);
+ Abamectin + Matrine (Miktox 2.0 EC);
II. BỆNH HẠI
1. Bệnh thối gốc (Phoma ligam)
1.1. Triệu chứng gây hại, điều kiện phát sinh phát triển của bệnh
- Triệu chứng ban đầu là những vết nứt thối trũng xuất hiện trên gốc thân cây và sau
này có thể xuất hiện trên lá, có hình đốm trịn màu nâu nhạt. Những cây bị bệnh thường
có kích thước nhỏ hơn.

- Các vết thối mục lan rộng và bao lấy thân phía trên mặt đất, làm cho cây bị héo và
đổ. Thân cây khơ và hố gỗ, mơ cây chuyển màu đen, đơi khi có viền đỏ tía.
- Bệnh do nấm Phoma ligam gây hại cho cả cây con và cây lớn.
- Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 15 0C và ẩm độ khơng khí cao. Tồn
tại trên hạt giống và tàn dư cây bệnh.
1.2. Biện pháp phòng trừ
- Luân canh cây trồng
- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước ấm trong 30 phút.
- Vệ sinh đồng ruộng và tiêu hủy cây bị bệnh triệt để. Mùa mưa cần lên luống cao,
thoát nước tốt.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 01
hoạt chất đơn Trichoderma viride với 03 tên thương phẩm đăng ký trừ bệnh thối gốc trên
rau họ thập tự, trong đó bán phổ biến tại Lâm Đồng là Biobus 1.00WP
2. Cháy lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris)
5


2.1. Triệu chứng gây hại, điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Bệnh gây hại ở cả cây giống và cây đã lớn. Lá của những cây giống nhiễm bệnh
chuyển sang màu vàng và rụng trước khi cây lớn.
- Trên cây lớn hơn, vết bệnh có màu vàng, hình chữ V xuất hiện trên rìa lá với mũi
nhọn hướng vào trong. Những vết bệnh này lan dần vào giữa lá. Diện tích bị nhiễm bệnh
chuyển sang màu nâu, các mơ cây bị chết. Gân lá ở những vùng bị nhiễm chuyển màu
đen có thể nhìn thấy khi cắt lá.
- Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra, vi khuẩn phát triển thích hợp ở
nhiệt độ 30 - 320C, pH = 7,4. Tồn tại trong tàn dư cây trồng và trong hạt giống. Vi khuẩn
xâm nhập qua vết thương do côn trùng hoặc cơ giới, mưa gió.
2.2. Biện pháp phịng trừ
- Khử trùng hạt giống trước khi gieo bằng nước ấm 50 oC trong 30 phút để diệt vi
khuẩn bám dính trên hạt giống.

- Luân canh cây trồng trong thời gian ít nhất là 3 năm
- Bón phân cân đối, khơng bón quá nhiều đạm.
- Vệ sinh đồng ruộng triệt để sau khi thu hoạch.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 01
hoạt chất Copper hydroxide (DuPontTM Kocide 46.1 DF) đăng ký trừ bệnh cháy lá vi
khuẩn trên rau họ thập tự.
3. Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora)
3.1. Triệu chứng gây hại và điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở các cuống lá già phía dưới gần mặt đất, tạo thành
những đốm mọng nước, sau đó thối nhũn. Vết bệnh theo cuống lá phát triển lên phía trên làm
cho cả lá bị vàng và thối nhũn. Các lá phía trên cũng có thể bị bệnh và cả cây bị thối.
- Vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 27 - 30 0C, pH thích hợp 7,2.
Tồn tại trên các tàn dư cây trồng và xâm nhập qua vết thương.
3.2. Biện pháp phòng trừ
- Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng triệt để trước khi trồng.
- Luân canh cây trồng.
- Bón phân cân đối, khơng bón q nhiều đạm, trong điều kiện mùa mưa cần tăng
cường bón kali.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 13
hoạt chất dạng đơn với 40 tên thương phẩm, 07 hoạt chất dạng hỗn hợp với 08 tên thương
phẩm đăng ký trừ bệnh thối nhũn trên rau họ thập tự, trong đó bán phổ biến tại Lâm Đồng là:
+ Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 46.1 WG);
+ Metalaxyl (Alfamil 25WP);
+ Ningnanmycin (Supercin 20SL);
+ Streptomycin sulfate (Kaisin 100WP , Stepguard 40TB);
+ Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP);
+ Copper Oxychloride + Kasugamycin (New Kasuran 16.6WP);
+ Oxytetracycline + Streptomycin (Miksabe 100WP).
4. Bệnh sương mai (Peronospora parasitica)
4.1. Triệu chứng gây hại và điều kiện phát sinh phát triển bệnh

- Bệnh gây hại từ khi cây còn nhỏ trong vườn ươm cho đến khi cây lớn. Trên lá
mầm và các lá thật của cây con xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng hoặc nâu. Trên cây
lớn vết bệnh là những đốm trịn hoặc hình dạng bất định màu vàng nâu, trên đó có lớp
mốc như lơng mịn màu xanh đen. Vết bệnh ở dưới mặt lá được bao phủ một lớp trắng
xốp như sương. Sau một thời gian vết bệnh khơ lại, có màu nâu hoặc đen. Các vết bệnh
lan rộng liên kết với nhau thành mảng cháy lớn trên lá, lá vàng và rụng.
6


- Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết mát mẻ (10 - 15 0C) và ẩm ướt. Nấm bệnh
tồn tại trên hạt giống, tàn dư cây trồng.
4.2. Biện pháp phòng trừ
- Trồng cây với mật độ hợp lý.
- Vệ sinh đồng ruộng triệt để.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 04 hoạt
chất dạng đơn với 04 tên thương phẩm, 02 hoạt chất dạng hỗn hợp với 02 tên thương phẩm
đăng ký trừ bệnh sương mai trên rau họ thập tự, trong đó bán phổ biến tại Lâm Đồng là:
+ Chitosan (Biogreen 4.5 SL);
+ Chlorothalonil (Forwanil 75WP);
+ Mancozeb + Metalaxyl (Tungsin-M 72WP , Vimonyl 72 WP).
5. Bệnh thối hạch (Sclerotinia sclerotiorum)
5.1. Triệu chứng gây hại và điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Ơ cây con, bệnh xuất hiện ở gốc cây sát mặt đất làm cho chỗ bị bệnh thối nhũn,
cây gãy gục rồi chết. Khi trời ẩm ướt trên gốc chỗ bị bệnh xuất hiện một lớp nấm màu
trắng xốp.
- Khi cây lớn, vết bệnh thường xuất hiện trên các lá già sát gốc hoặc phần gốc thân,
chỗ bị bệnh thối nhũn nhưng khơng có mùi thối. Nếu trời khơ nắng thì chỗ bị bệnh
thường khơ và teo đi, các lá biến vàng.
- Trên phiến lá và cuống lá chỗ bị bệnh có màu trắng bủng nước, bắt đầu từ rìa lá
lan vào phía trong. Khi trời ẩm ướt, lá bị bệnh sẽ thối rách nát nhưng nếu trời khô hanh lá

bệnh khô mỏng, màu nâu bẩn.
- Ở cây cải bắp khi đã cuốn, bệnh lây lan từ lá ngoài vào trong làm toàn bộ bắp bị
thối và chết đứng trên ruộng, gặp gió to cây đổ gục. Chỗ vết bệnh đã thối có lớp mốc
trắng và nhiều hạch nấm nhỏ màu nâu hoặc đen bám chặt vào lá.
- Bệnh phát triển thích hợp ở nhiệt độ 19 - 24 0C, pH: 5 - 8, tồn tại chủ yếu ở dạng
hạch trên tàn dư cây bệnh và trong đất.
5.2. Biện pháp phòng trừ
- Trồng cây giống sạch bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng triệt để
- Luân canh với cây trồng khác họ như hành, cà rốt
- Bón phân cân đối.Tăng lượng phân chuồng hoai có tác dụng kích thích cây khỏe
và hạn chế được sự phát triển của bệnh.
- Bón mỗi sào (1.000 m2) 9 - 12 kg nấm Trichoderma ĐHCT bằng cách rải trực tiếp
vào đất hoặc trộn với phân chuồng ủ 1 tuần trước khi trồng.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 03 hoạt
chất dạng đơn với 04 tên thương phẩm đăng ký trừ bệnh thối hạch trên rau họ thập tự gồm:
+ Trichoderma viride (Biobus 1.00WP);
+ Prochloraz-Manganese complex (Trinong 50WP);
+ Trichoderma spp: (Promot Plus WP);
6. Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)
6.1. Triệu chứng gây hại và điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Bệnh phát hiện trên cây sau khi được trồng trên ruộng. Những vết bệnh lõm màu
hơi sẫm phát triển trên các lá phía dưới gần đất. Cây bị bệnh yếu, bắp nhỏ, đôi khi héo và
chết. Trong điều kiện ẩm ướt bệnh lây lan sang các lá bên cạnh và gây thối bắp. Tồn bộ
bắp có thể bị thối khơ, bắt đầu từ những lá bao phía ngồi. Trên chỗ thối có các hạch nhỏ
màu nâu.
- Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ trong đất cao.
6.2. Biện pháp phòng trừ
7



- Vệ sinh đồng ruộng.
- Luân canh cây trồng.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 06 hoạt
chất dạng đơn với 07 tên thương phẩm, 02 hoạt chất dạng hỗn hợp với 03 tên thương phẩm
đăng ký trừ bệnh lở cổ rễ trên rau họ thập tự, trong đó bán phổ biến tại Lâm Đồng gồm:
+ Copper citrate (Heroga 6.4SL);
+ Cytokinin (Etobon 0.56SL);
+ Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP);
+ Kasugamycin + Streptomycin sulfate (Teamgold 101WP);
+ Polyphenol chiết suất từ cây núc nắc và lá, vỏ cây liễu (Chubeca 1.8SL).
7. Bệnh sưng rễ (Plasmodiophora brassicae W)
7.1. Triệu chứng
Bệnh gây hại trên bộ rễ của cây (rễ chính và rễ bên). Bộ phận rễ bị biến dạng sưng
phồng lên, có các kích cỡ khác nhau tùy thuộc thời kỳ và mức độ nhiễm bệnh.
Cây dần dần biểu hiện các triệu chứng sinh trưởng chậm, cằn cỗi, lá biến màu xanh
bạc, có biểu hiện héo vào lúc trưa nắng, sau đó phục hồi vào lúc trời mát, khi bị nặng
toàn thân cây héo rũ kề cả khi trời mát, lá chuyển màu xanh bạc, nhợt nhạt, héo vàng và
cây bị chết hoàn toàn.
Bệnh hại tấn công vào vùng rễ, gây biến dạng, làm giảm khả năng hút nước, dinh
dưỡng và khả năng chống chịu của cây, dẫn đến việc xâm nhập dễ dàng của một số loài
nấm, khuẩn gây nên sự thối mục đen toàn bộ rễ cây. Khi cây bị nhiễm bệnh sớm (giai
đoạn vườn ươm, hồi xanh) cây khó phục hồi và chết, nhưng nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn
muộn hơn (giai đoạn hình thành bắp, phân hố hoa) cây có thể cho thu hoạch nhưng năng
suất giảm, chất lượng kém.
7.2. Đặc điểm của bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự
Bệnh do nấm Plasmodiophora brassicae. W gây ra. Là loài nấm cổ sinh đơn bào
(khơng có nhánh, sợi nấm) và là loài nấm ký sinh bắt buộc. Chúng chỉ phát triển và sinh
sản trong tế bào ký chủ còn sống mới hồn tất vịng đời. Nấm có thể tồn tại trong đất 710 năm ở dạng bào tử tĩnh, cũng có thể lâu hơn. Bệnh phát triển thích hợp trong đất
chua và khoảng nhiệt độ từ 18 - 25 0C. Tuy nhiên, bệnh chỉ tấn công gây hại cây khi mật

độ bào tử trong đất đạt >104 bào tử/1g đất.
Khi phát triển trong cây, bào tử động tiếp tục được hình thành ở pha thứ cấp và tấn
cơng những cây bên cạnh hoặc di chuyển, phát tán xa hơn. Bào tử tĩnh được hình thành
rất nhiều trong tàn dư cây bệnh và giải phóng ra đất khi rễ cây bị phân huỷ (thối đen,
mục). Nấm bệnh không lây lan qua hạt giống nhưng lây nhiễm gián tiếp qua hạt giống
trong quá trình sản xuất và vận chuyển hạt giống.
7.3. Nguyên nhân lây lan bệnh
+ Điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp: Đà Lạt có nhiệt độ trung bình năm từ 18 0
20 C phù hợp với nhiệt độ tối thích của bệnh hại; độ pH khá thấp: 4,8 - 5,3; độ ẩm đất
khá cao >80%, mặt khác cây rau họ thập tự được trồng quanh năm là những điều kiện
ngoại cảnh rất thích hợp để bệnh gây hại nặng do bội nhiễm và mức độ lây lan nhanh.
+ Hầu hết nơng dân cịn gặp khó khăn trong việc áp dụng đồng bộ các biện pháp
phịng trừ bệnh có hiệu quả:
* Tàn dư cây bệnh sưng rễ không được nông dân tập trung tiêu hủy, phần lớn thu
gom trên bờ ruộng hoặc đổ xuống các mương nước tuới tiêu làm cho đất bị bội nhiễm và
nguồn nước tưới tiêu bị nhiễm bệnh sưng rễ gây lây lan nhanh cho các ruộng lân cận và
khu vực vùng phía thấp.

8


* Nâng cao độ pH lên >6,5 để hạn chế sự gây hại của nấm sưng rễ tại Lâm Đồng là
rất khó. Mặc dù lượng vơi bón lót được khuyến cáo đến 5000 kg/ha/vụ, một số chế phẩm
tăng nhanh độ pH đang được nghiên cứu như vôi Hodoo…
* Lựa chọn cây trồng ln canh khó khăn: Nhiều nơng dân gặp khó khăn trong việc
lựa chọn cây trồng khác để thay thế cây rau họ thập tự trên đất đã bị nhiễm bệnh hoặc
không dám tiếp tục trồng rau họ thập tự (nhất là cải bắp) trong khi các biện pháp phòng
trừ bệnh hại này chưa được áp dụng đồng bộ trong cộng đồng.
7.4. Quy trình phịng trừ tổng hợp
* Biện pháp PTTH bệnh sưng rễ trên vườn ươm cây họ thập tự

- Xử lý dụng cụ (khay, máy dập khuôn, xẻng, cuốc…) bằng formol 2 - 3% sau mỗi
lần sử dụng.
- Xử lý giá thể bằng Biobac 50WP (Pha 50 - 75 g/bình 25 lít nước, phun xử lý cây
con trước khi trồng).
- Điều chỉnh độ pH đất của giá thể > 6,5 bằng các loại vôi theo bảng hướng dẫn.
- Sử dụng nước máy, khoan giếng ngầm để tưới. Không được sử dụng nước ao hồ, khe
suối.
- Sử dụng các chất kích kháng, phân bón qua lá hợp lý.
- Vệ sinh vườn ươm định kỳ 01 tháng/lần. Tiêu huỷ tàn dư cây con không đủ tiêu
chuẩn xuất vườn. Sau mỗi lần xuất cây con cần vệ sinh vườn ươm và dụng cụ làm vườn.
- Kiểm tra cây con trước khi xuất vườn. Nếu bị nhiễm sưng rễ phải tiêu hủy, chuyển
đổi sang gieo ươm loại cây họ khác.
* Biện pháp PTTH bệnh sưng rễ trên vườn trồng
- Biện pháp canh tác
+ Luân canh cây trồng
Thực hiện tốt chế độ luân canh trồng cây rau khác họ thập tự: cà rốt, khoai tây, bố
xôi, xà lách…
Đối với đất đã bị nhiễm bệnh nặng, nguồn nước tưới bị nhiễm bệnh: không nên
trồng cây họ thập tự . Nếu muốn trồng nên lựa chọn các cây họ thập tự ít nhiễm như: cải
thảo, cải dưa, cải cay….
+ Cây con giống
Trồng cây con sạch bệnh và khoẻ mạnh:
+ Tưới tiêu nước
Làm mương tiêu thốt nước tốt, khơng để đất ngập úng. Tưới nước đủ ẩm trong giai
đoạn phát triển thân lá.
+ Phòng ngừa lây nhiễm bệnh
- Sử dụng nguồn nước tưới không bị nhiễm bệnh (nên sử dụng nước giếng khoan,
nước máy…).
- Không đưa các vật dụng, dụng cụ có thể đã bị nhiễm bệnh vào ruộng, vườn ươm:
Máy cày, máy nông cụ, dụng cụ, giày, ủng, gia súc.

- Triệt để vệ sinh đồng ruộng: Thu dọn cỏ dại, tiêu huỷ tàn dư cây bệnh trên ruộng
đặc biệt là phải thu dọn hết gốc cây, rễ cây trước khi làm đất (đào hố chơn xa nguồn
nước, rắc vơi tiệt trùng, đốt…).
+ Bón vơi
Là biện pháp hữu hiệu tại Đà Lạt nhằm nâng cao độ pH thích hợp để hạn chế bệnh
phát triển (pH > 6.5). Sử dụng các loại vơi có hàm lượng CaO cao như Hodoo, vơi tơi…
Liều lượng vơi bón tuỳ thuộc vào độ pH hiện tại của đất, loại đất, loại vôi theo bảng tham
khảo sau:

9


pH hiện tại của đất

4.5

5.0

5.5

6.0

6.5

7.0

Lượng vơi cần bón (kg/1000m2)

748


558

488

341

244

195

+ Chế độ bón phân cân đối, hợp lý
* Biện pháp vật lý
- Nhổ bỏ, gom và tiêu huỷ sớm các cây bị nhiễm bệnh: Thường xuyên kiểm tra
đồng ruộng, phát hiện sớm và nhổ bỏ tập trung các cây nhiễm bệnh để tiêu huỷ: đốt
(dùng dầu gasoil đốt các rễ (củ), tàn dư cây bệnh) chôn vào hố đào sẵn (hố đào xa nguồn
nước, rải vôi vào hố, vào chỗ cây đã nhổ bỏ) hoặc ủ composting. Không để cây bị nhiễm
bệnh thối mục trên ruộng (nhổ sớm trước khi củ thối đen).
- Tuyệt đối không vứt cây bị nhiễm bệnh lên bờ, xuống mương suối hoặc nguồn
nước.
- Tàn dư thực vật sau thu hoạch: Thu gom toàn bộ rễ cây họ thập tự sau thu hoạch
để tiêu huỷ bằng phương pháp đốt, chôn hoặc ủ phân composting.
* Biện pháp sinh học
Bẫy cây trồng: trồng dày cây họ thập tự ngắn ngày như cải ram, cải cay… để kích
thích bào tử tĩnh trong đất nảy mầm (thu hoạch toàn bộ cây, rễ sau trồng 3-4 tuần lễ để
cắt đứt chu kỳ vòng đời của nấm bệnh; phải xử lý thu gom và tiêu huỷ rễ bị sưng). Nên
gieo trồng tiếp vụ nhiều vụ cây họ thập tự ngắn ngày hoặc có thể trồng cây họ thập tự ở
các vụ sau khi nguồn bệnh trong đất giảm. Mùa nắng phải tủ rơm khi gieo hạt để tránh
làm chết hạt.
Xử lý xông hơi khử trùng ITC: Sử dụng tàn dư lá cây họ thập tự có nhiều chất cay
để xơng hơi khử trùng đất (5 tấn lá/1000m 2 cày vùi và tưới nước 5 - 7 ngày trước khi

trồng ). Biện pháp này chỉ sử dụng được đối với những khu vực có nguồn tàn dư lá cây
họ thập tự phong phú.
Sử dụng chất kích kháng, nấm đối kháng: Sử dụng nấm Trichoderma (ĐH Cần Thơ,
Tân Tiến...) với liều lượng 80 - 150kg/ha trước khi trồng, phun chất kích kháng Exin
4,5HP liều lượng 0,5 - 0,75 lít/ha sau khi cây bén rễ hồi xanh.
* Biện pháp hoá học
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 02
hoạt chất dạng đơn với 02 tên thương phẩm, 01 hoạt chất dạng hỗn hợp với 01 tên thương
phẩm đăng ký trừ bệnh sưng rễ trên rau họ thập tự, trong đó bán phổ biến tại Lâm Đồng
là:
+ Bacillus subtilis (Biobac 50WP);
+ Chaetomium sp + Tricoderma sp (Mocabi SL);
+ Copper citrate (Heroga 6.4SL).
Lưu ý: Sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, liều lượng sử dụng
các loại thuốc theo khuyến cáo trên bao bì.
- Các loại thuốc chứa hoạt chất Carbendazim, Benomyl, Thiophanate Methyl chỉ
được buôn bán và sử dụng đến hết ngày 03/01/2019 (theo Quyết định số 03/QĐ-BNNBVTV ngày 03/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)
- Các loại thuốc chứa hoạt chất 2,4 D; Paraquat chỉ được buôn bán và sử dụng
đến hết ngày 08/02/2019 (theo Quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV ngày 08/02/2017 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

10


PHẦN II
SÂU BỆNH HẠI XÀ LÁCH
I. SÂU HẠI
1. Sâu xám (sâu đất) (Agrotis ypsilon)
1.1. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành là lồi bướm có thân dài 20 - 25mm. Cánh trước có màu xám đen,

gần phía góc mép ngồi có 3 vệt đen nhỏ hình tam giác. Cánh sau màu trắng, mép ngồi
màu nâu xám nhạt. Cơ thể có nhiều lơng màu xám.
- Trứng có hình cầu hơi dẹt, có sọc nổi, đường kính khoảng 0,5 mm, lúc đầu có màu
nhạt sau chuyển sang màu đen đến nâu.
- Sâu non màu đen nâu, có đường xẻ màu nâu nhạt ở giữa và hai sọc hai bên. Đầu
rất đen, có hai điểm trắng.
- Nhộng có màu nâu cánh gián, cuối bụng có một đơi gai ngắn
1.2. Tập qn sinh sống và gây hại
- Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt. Đẻ trứng rời
rạc thành từng quả trên mặt đất, một bướm cái có thể đẻ khoảng 800 - 1000 trứng.
- Sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất, ban đêm
bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hoá nhộng trong đất.
- Sâu xám chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ.
- Vòng đời trung bình 50 - 60 ngày, trong đó giai đoạn sâu non 30 - 35 ngày.
1.3. Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh đồng ruộng, hiện tại chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để
phòng trừ sâu xám hại xà lách. Có thể tham khảo một số hoạt chất đăng ký trừ sâu xám
trên rau để phòng trừ, với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, như:
+ Abamectin (Dibamec 1.8 EC, 3,6EC và 5WG; Shertin 1.8 EC, 3.6EC và 5.0EC);
+ Chlorantraniliprole + Thiamethoxam (Virtako 300SC).
2. Sâu khoang
2.1. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành là lồi bướm có thân dài 17 - 20 mm, sải cánh rộng 40 - 45 mm. Tồn
thân màu nâu vàng, trên cánh trước có nhiều đường vân màu sẫm, xung quanh viền vàng.
Mép ngoài cánh có hàng chấm màu nâu đen. Cánh sau màu trắng xám, có ánh phản quang
màu tím.
- Trứng hình bán cầu, có nhiều đướng khía ngang dọc. Trứng đẻ thành ổ lớn ở mặt
sau lá, bên ngồi phủ lớp lơng màu nâu vàng.
- Sâu non màu xám tro hoặc nâu đen, vạch lưng màu vàng, ở đốt bụng thứ nhất có
một khoang đen lớn rất rõ.

- Nhộng mầu nâu đỏ, cuối bụng có 1 đơi gai ngắn.
2.2. Tập qn sinh sống và gây hại
- Bướm hoạt động ban đêm, thích các chất có mùi chua ngọt, đẻ trứng thành ổ bám
mặt dưới lá. Một bướm cái có thể đẻ hàng ngàn trứng.
- Sâu non sau khi nở sống tập trung quanh chỗ ổ trứng, gặm lấm tấm chất xanh của lá.
Sâu lớn tuổi phân tán, ăn khuyết lá. Sâu non phá hại mạnh vào ban đêm. Hố nhộng trong
đất.
- Vịng đời trung bình 35 - 40 ngày.
2.3. Biện pháp phịng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng.
- Ngắt bỏ ổ trứng, diệt sâu non mới nở.

11


- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành khơng
có đăng ký trừ sâu khoang trên xà lách, có thể tham khảo các loại thuốc BVTV trừ sâu
khoang trên rau họ thập tự:
+ Abamectin (Plutel 0.9 EC, 1.8 EC, 3.6EC, 5 EC; Reasgant 1.8EC, 2WG, 3.6EC,
5EC, 5WG; Shertin 3.6EC, 5.0EC);
+ Bacillus thuringiensis (Map - Biti WP 50000 IU/mg);
+ Emamectin benzoate (Angun 5 WG, 5ME);
+Emamectin benzoate (Map Winner 5WG, Starrimec 10EC, Tasieu 1.0EC, 1.9EC);
+Emamectin benzoate + Matrine (Mectinstar 10EC, 20EC, 50SG).
II. BỆNH HẠI
1. Bệnh chết rạp cây con (Pythium sp., Rhizoctonia solani, Fusarium oxysporium).
1.1. Triệu chứng gây hại, điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Sự nhiễm bệnh chỉ xuất hiện quanh khu đất trồng cây con, phần thân dưới thối khơ
có màu nâu sẫm đến đen. Lá nhăn, teo, các rễ con thối hoàn toàn, rễ cọc bị thối. Vết bệnh
thường giới hạn ở phần ngoài của thân và các cây bị nhiễm có thể bị đổ hoặc lá bị rũ,

xám bóng và có màu xanh lục. Những cây bị nhiễm sẽ còi cọc và chết.
- Nấm gây bệnh tồn tại trong đất, thích hợp với ẩm độ và nhiệt độ cao.
1.2. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng triệt để.
- Bón phân đầy đủ, cân đối.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành chưa
có thuốc đăng ký phịng trừ bệnh chết cây con xà lách. Tham khảo sử dụng các loại thuốc
sau để phòng trừ:
+ Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC);
+ Bacillus subtilis (Bionite WP);
+ Mancozeb + Metalaxyl-M (Ridomil Gold 68WG).
2. Bệnh thối nhũn vi khuẩn (Erwinia carotovora).
2.1. Triệu chứng gây hại và điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở các cuống lá già phía dưới gần mặt đất, tạo
thành những đốm mọng nước, sau đó thối nhũn. Vết bệnh theo cuống lá phát triển lên phía
trên làm cho cả lá bị vàng và thối nhũn. Các lá phía trên cũng có thể bị bệnh và cả cây bị
thối.
- Vi khuẩn phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 27 - 30 0C, pH thích hợp 7,2.
Tồn tại trên các tàn dư cây trồng và xâm nhập qua vết thương.
2.2. Biện pháp phòng trừ
- Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng triệt để trước khi trồng.
- Luân canh cây trồng.
- Bón phân cân đối, khơng bón q nhiều đạm, trong điều kiện mùa mưa cần tăng
cường bón kali.
- Hiện tại chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ thối nhũn hại
xà lách, tuy nhiên có thể tham khảo một số loại thuốc BVTV phòng trừ bệnh thối nhũn
trên rau họ thập tự:
+ Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide46.1 WG, Fuguran - OH 50WP);
+ Metalaxyl (Alfamil 25WP);
+ Ningnanmycin (Supercin 20SL, 40SL, 50WP, 80SL);

+ Streptomycin sulfate (Kaisin 100WP , Stepguard 40TB, 50SP, 100SP);
+ Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP);
+ Oxytetracycline + Streptomycin (Miksabe 100WP).
12


Chú ý phun luân phiên thay đổi các loại thuốc thuộc các nhóm hoạt chất khác nhau
và khơng dùng bất cứ một loại thuốc nào quá 2 lần trong một tháng. Trong khoảng thời
gian 35 ngày sau trồng thường dùng các loại thuốc nội hấp, lưu dẫn, sau đó dùng các loại
có tác dụng xơng hơi, tiếp xúc, nhanh phân giải và thuốc vi sinh.
3. Bệnh thối vàng do nấm (Fusarium oxysporum)
3.1. Triệu chứng gây hại và điều kiện phát sinh phát triển bệnh
Do nấm Fusarium oxysporum: làm cho phần thân gốc, rễ có màu đen, thối nhũn từ
lá gốc và lây lan nhanh vào mùa mưa.
3.2. Biện pháp phòng trừ
Thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp đạt kết quả cao hơn sử dụng đơn lẻ phương
pháp hóa học.
- Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng triệt để trước khi trồng.
- Chọn giống sạch bệnh.
- Luân canh với các cây trồng khác họ.
- Không tưới nước quá ẩm.
- Trồng cây trên những chân đất cao ráo, dễ thoát nước.
- Hiện tại chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ thối vàng do
nấm hại xà lách, tuy nhiên có thể tham khảo một số loại thuốc BVTV phòng trừ bệnh thối
vàng do nấm Fusarium oxysporum trên cà chua:
+ Ningnanmycin (Sucker 2SL, 4Sl, 8SL);
+ Streptomyces lydicus WYEC 108 (Actinovate 1 SP);
+ Tetramycin (Mikcide 1.5SL).
4. Bệnh thối be (Slerotium rolfsii, Rhizoctonia solani).
4.1. Triệu chứng gây hại và điều kiện phát sinh phát triển bệnh

- Bệnh phá hại ở rễ, và thân. Khi nấm xâm nhập sớm làm cây con bị héo rũ ngay. Rễ
và thân giáp mặt đất có nhiều u sần sùi, vết bệnh có màu nâu bao quanh, sau đó bị thối.
Nếu trời ẩm ướt thì trên vết bệnh có lớp nấm trắng ngà.
- Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 20 - 250C.
4.2. Biện pháp phòng trừ
- Chọn giống sạch bệnh.
- Luân canh với các cây trồng khác họ.
- Không tưới nước quá ẩm.
- Trồng cây trên những chân đất cao ráo, dễ thốt nước.
- Vệ sinh đồng ruộng
- Ngồi biện pháp canh tác phòng trừ bệnh. Hiện nay Danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phịng trừ bệnh thối bẹ
trên cây xà lách. Tham khảo một số loại thuốc phòng trừ trên cây họ thập tự.
+ Ningnanmycin (Sucker 2SL, 4Sl, 8SL);
+ Streptomyces lydicus WYEC 108 (Actinovate 1 SP);
+ Tetramycin (Mikcide 1.5SL).
III. PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI TỔNG HỢP
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM
1. Biện pháp canh tác kỹ thuật: Vệ sinh vườn trồng, cắt tỉa các lá già vàng úa tiêu hủy.
Chọn giống khỏe, kháng sâu bệnh, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, luân canh cây trồng
khác họ. Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường sử dụng phân hữu cơ. Kiểm tra phát
hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh
* Thực hiện ghi chép nhật ký đồng ruộng trong q trình chăm sóc.
2. Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ
các lồi ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đi kìm...
13


+ Sử dụng các chế phẩm sinh học cho xà lách thay thuốc hóa học.
3. Biện pháp vật lý

+ Sử dụng bẫy màu vàng, bơi các chất bám dính: dùng nhựa thông (Colophan) nấu
trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6, bẫy Pheromone dẫn dụ cơn trùng.
+ Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5 - 1,8m che chắn xung quanh vườn hạn chế
ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang.
4. Biện pháp hóa học: Khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng
(đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc
trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết, theo các yêu cầu sau:
+ Sử dụng các loại thuốc BVTV trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng
trên rau tại Việt Nam.
+ Chọn các thuốc có thời gian cách ly ngắn, độ độc thấp, ít độc hại với thiên địch,
các động vật khác và con người
+ Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
Lưu ý: Sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, liều lượng sử dụng
các loại thuốc theo khuyến cáo trên bao bì.
- Các loại thuốc chứa hoạt chất Carbendazim, Benomyl, Thiophanate Methyl chỉ
được buôn bán và sử dụng đến hết ngày 03/01/2019 (theo Quyết định số 03/QĐ-BNNBVTV ngày 03/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)
- Các loại thuốc chứa hoạt chất 2,4 D; Paraquat chỉ được buôn bán và sử dụng
đến hết ngày 08/02/2019 (theo Quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV ngày 08/02/2017 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

14


PHẦN III
SÂU BỆNH HẠI CÂY HÀNH
I. SÂU HẠI
1. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
1.1. Đặc điểm hình thái
- Bướm nhỏ hơn, màu nâu và có 1 đốm vàng ờ giữa cánh rất đặc sắc.

- Sâu non có màu xanh lục với 2 sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân mình, Sâu tuổi
lớn có mầu xanh lợt, dễ lẫn với mầu của cọng hành.
- Trứng đẻ thành từng ổ từ 20 - 30 trứng có phủ lơng trắng.
1.2. Tập qn sinh sống và gây hại
- Đây là một loài sâu đa thực, ngồi cây hành chúng cịn gây hại khá nhiều loại cây
trồng khác, vì thế việc phịng trị chúng khó khăn.
- Con trưởng thành cái đẻ trứng thành từng ổ trên cọng (lá) hành. Sau khi nở vài
ngày sâu non đục lỗ chui vào bên trong cọng hành ăn phần xanh của lá chỉ để lại một
màng trắng bên ngồi. Lúc cịn nhỏ, sâu thường sống tập trung trong một cọng hành, khi
lớn chúng phân tán dần sang các lá khác. Sâu tuổi lớn có mầu xanh lợt, dễ lẫn với mầu
của cọng hành.
- Loài sâu này cắn phá mạnh làm cọng hành bị khô héo, chết, gẫy gập, xơ xác, cả
bụi hành trở nên vàng úa, còi cọc cả ruộng hành bị trắng xoá, tàn lụi.
- Khi trời nắng nóng hoặc vào lúc ban trưa sâu thường chui xuống phía dưới. Lúc
trời mát sâu bị lên phía ngọn để cắn phá
1.3. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, phát hiện sớm khi sâu còn nhỏ để phòng trừ.
- Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện
hành có 7 hoạt chất đơn (8 tên thương phẩm), 3 hoạt chất hỗn hợp (3 loại thuốc thương
phẩm) đăng ký phòng trừ sâu xanh da láng hại hành, các loại thuốc bán phổ biến tại Lâm
Đồng:
+ Abamectin (Agromectin 1.8 EC, Catex 1.8 EC, 3.6 EC);
+ Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC);
+ Indoxacarb (DuPontTM Ammate®30WG);
+ Emamectin benzoate (Dylan 2EC, Proclaim 1.9 EC);
+ Emamectin benzoate + Petroleum oil 245g/l (Comda 250EC);
+ Azadirachtin + Matrine (Lambada 5EC).
2. Bọ trĩ hại hành (Thrips tabaci Lindeman)
2.1. Đặc điểm hình thái
- Nó có kích thước như con bọ nhảy. Sâu non có màu vàng hoặc trắng. Con già có

màu vàng nâu và di chuyển nhanh. Chúng dùng 2 răng cửa giũa cho rách biểu bì lá cây để
hút nhựa
2.2. Tập quán sinh sống và gây hại
- Con cái đẻ trứng vào trong mô lá (khoảng 80 trứng/con), sau 5 - 10 ngày trứng sẽ
nở, vòng đời khoảng 21 ngày tùy theo mơi trường, nhiệt độ.
- Lá bị hại có màu sáng bạc và có vết hoặc đốm nhỏ màu nâu. Lá có thể héo hoặc
biến dạng. Ngọn của các lá phía ngồi có màu nâu. Trong trường hợp bị hại nghiêm trọng
lá rũ xuống, củ nhỏ và biến dạng.
- Khí hậu lạnh, con trưởng thành có thể ngừng hoạt động và ngủ đông trong đất, khi
nhiệt độ ấm lên chúng bắt đầu hoạt động và gây hại.

15


2.3. Biện pháp phòng trừ: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam
hiện hành chưa có thuốc đăng ký phịng trừ bọ trĩ hại hành. Có thể tham khảo sử dụng
các loại thuốc sau:
+ Imidacloprid (Confidor 100SL đăng ký phòng trừ bọ trĩ/dưa chuột, Admire 50EC
đăng ký phòng trừ bọ trĩ/ớt);
+ Matrine (Sokupi 0.36AS đăng ký phòng trừ bọ trĩ/dưa chuột).
II. BỆNH HẠI
1. Bệnh cháy lá (Botrytis sp.)
1.1. Triệu chứng gây hại
- Hai loài Botrytis cirerea và Botrytis squamosa kết hợp luôn luôn tấn công tại các
thời điểm khác nhau và các phần khác nhau.
- Botrytis squamosa gây nên những đốm trắng nhỏ tròn trũng hay đốm nâu nhạt
sáng phát triển chiều dài lá. Đốm này xấp xỉ 4 mm đường kính và xung quanh có vây
sũng nước. Đốm luôn luôn phổ biến ở khu vực gân lá. Dưới những điều kiện đất ẩm
Botrytis cirerea kết hợp với B. squamosa gây hại. Ngọn lá gục xuống một cách rõ rệt so
với cây không bị bệnh ngọn lá đứng.

- Loài B. squamosa là loài hoạt động mạnh nhất trong thời tiết ẩm và nhiệt độ thấp
180C. Ở những khu vực ít gió và độ ẩm cao hơn loại nấm này gây hại nặng hơn. Khi bị
mưa đá hay mưa hạt nặng là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây nhiễm.
1.2. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Bệnh do nấm Botrytis squamosa và Botrytis cirerea gây ra.
- Botrytis squamosa phát sinh và gây hại thuận lợi trong điều kiện đất ẩm.
- Botrytis cirerea gây hại mạnh nhất trong thời tiết ẩm và nhiệt độ thấp 18 0C. Khi bị
mưa đá hay mưa hạt nặng là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây nhiễm.
1.3. Biện pháp phòng trừ
- Cần dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.
- Không nên trồng quá dày và trên đất khó thốt nước.
- Biện pháp hóa học:
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện hành chưa có thuốc
đăng ký để phịng trừ, vì vậy có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau
đây:
+ Carbendazim (Carben 50 WP đăng ký phòng trừ mốc xám rau);
+ Ningnanmycin (Molbeng 4SL, Sucker 2SL đăng ký phòng trừ mốc xám bắp cải).
2. Bệnh đốm vòng (Alternaria porri)
2.1. Triệu chứng gây hại
- Vệt bệnh là những hình o van, đồng tâm.Lúc đầu là những đốm nhỏ trắng sau đó
nếu thời tiết ẩm vết bệnh chuyển màu xám hay nâu. Nếu bị hại năng lá sẽ bị chết khô
chết. Đôi khi ở phần dưới cây sát mặt đất có thể cũng bị hư hại do thối ướt sau đó khơ lại
và củ cũng bị khơ theo.
2.2. Nguyên nhân, diều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Bệnh do nâm Alternaria porri gây ra.
- Nếu cây bị bệnh ở thời kỳ sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.
Trong thời kỳ bảo quản nấm xâm nhập qua vào củ và gây thối.
- Bệnh phát triển và gây hại mạnh trong điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ từ 20 o
30 C.
- Nấm bệnh có thể tồn tại ở những tàn dư cây bệnh, bào tử sẽ phát tán theo gió và

nước bắn lên lá.
2.3. Biện pháp phòng trừ
16


- Chọn giống không bị nhiễm bệnh để trồng. Hiện nay có một số giống của Nhật
kháng được loại bệnh này. Nên thử nghiệm với một vài loại giống.
- Thu dọn tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch.
- Làm đất kỹ, trồng mật độ vừa phải.
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện hành có 02 hoạt chất
đơn (02 thuốc thương phẩm) và 01 hỗn hợp hoạt chất (01 thuốc thương phẩm đăng ký
phòng trừ bệnh đốm vòng/hành gồm:
+ Iminoctadine (Bellkute 40 WP);
+ Difenoconazole (Score 250EC);
+ Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC).
3. Bệnh sương mai (Peronospora destructor)
3.1. Triệu chứng gây hại
- Lá già bị bệnh có màu xanh nhạt, có lớp tơ nấm màu trắng che phủ lên vết bệnh
sau đó tơ nấm chuyển sang màu xanh hơi đỏ. Bệnh nặng làm lá bị gẫy và chết.
- Cuống lá. Vết bệnh đầu tiên có hình elip sau đó kéo dài ra, lúc đầu có màu vàng
sau đó có màu nâu.
- Trên cây cịn nhỏ ít bị bệnh gây hại, ở các cây lớn các lá già bị hại trước sau đó lan
dần đến củ, cuối cùng cây cịn ít lá, củ nhỏï và sau đó cây chết.
3.2. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh
- Bệnh do nấm Peronospora destructor gây ra.
- Nấm tồn tại trong củ trong thân cây bệnh.
- Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ <22 0C và độ ẩm cao
sưong mù. Nhiệt độ cao và ẩm độ thấp hạn chế sự phát triển của bệnh
3.3. Biện pháp phòng trừ
- Cây giống: Nên sử dụng giống tốt, chọn củ giống sạch bệnh vì một số loại nấm

bệnh có khả năng lan truyền qua củ giống.
- Luân canh cây trồng.
- Vệ sinh đồng ruộng: Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy sau khi thu hoạch.
- Khơng trồng hành ở những nơi kém thốt nước.
- Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện
hành có 02 hỗn hợp hoạt chất (02 thuốc thương phẩm đăng ký phòng trừ bệnh sương
mai/hành gồm:
+ Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC);
+ Iprovalicarb + Propineb (Melody duo 75WP).
4. Bệnh thối trắng (Sclerotium cepivonum)
4.1. Triệu chứng
- Vết bệnh mới xuất hiện là những khối u mịn màng. Cây bị bệnh xuất hiện lớp nấm
trắng và có những hạt nhỏ màu đen. Bộ rễ bị phá hủy, rễ quăn queo và chuyển sang màu
vàng hoặc nâu, củ bắt đầu ủng nước và thối.
- Trong bảo quản bệnh có thể tiếp tục gây hại phá hủy các mơ bên trong khi vỏ
ngồi cịn ngun.
4.2. Ngun nhân, điều kiện phát sinh phát triển của bệnh
- Bệnh thối hạch do nấm Sclerotium cepivonum gây ra.
- Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây.
- Hạch nấm tồn tại rất lâu trong đất và là nguồn lây lan cho vụ sau.
- Khi trời mưa lớn hoặc đất ẩm ướt và nhiệt độ đất từ 10 - 24 0C rất thích hợp cho
nấm bệnh phát triển.
- Bệnh làm giảm năng suất và giá trị thương phẩm của hành.
4.3. Biện pháp phòng trừ
17


- Khi đất bị nhiễm nên luân canh với cây trồng khác họ.
- Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh để tiêu hủy sau khi thu hoạch.
- Không trồng hành những nơi kém thốt nước.

- Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện
hành chưa có thuốc BVTV đăng ký phịng trừ bệnh thối trắng hại hành, vì vậy có thể
tham khảo sử dụng một số loại thuốc sau đã được đăng ký phòng trừ bệnh thối hạch/cải
bắp: Trichoderma spp (Promot Plus WP), Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP) để
phịng trừ
5. Đốm khơ lá hành (Stemphylium vesicarium)
5.1. Triệu chứng gây hại
Bệnh xuất hiện vào giai đoạn cây hành hình thành củ cho đến khi thu hoạch.
Bệnh chỉ gây hại trên lá, vết bệnh đầu tiên thường ở phần giữa lá bánh tẻ trên các
vết nứt tự nhiên của lá hành.
Nấm xâm nhập và lan rộng kéo theo thân lá tạo thành vết bệnh hình bầu dục dài,
màu thâm đen, vàng trên nền xám trắng, sau 5 - 7 ngày lá hành gẫy gục ở giữa và khơ lụi.
Chiều dài vết bệnh có thể kéo dài từ 10 - 30cm. Trời ẩm, sương mù trên bề mặt vết bệnh
có một lớp nấm màu đen.
5.2.Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh
Nguyên nhân do nấm Stemphylium vesicarium gây ra.
Nguồn bệnh có thể tồn tại trong tàn dư thực vật, trong cây trồng, trong cây tự nhiên
hoặc tồn tại như một thực vật hoại sinh. Bào tử có vách dày có thể tồn tại trong vài tuần
đến vài tháng. Dịch bệnh có thể phát triển khi lá bị ẩm ướt thời gian dài bởi sương hoặc
mưa, phạm vi nhiệt độ rộng, nhưng đêm và ngày ấm áp là thích hợp nhất.
5.3. Biện pháp phịng trừ
- Trồng cây có mật độ vừa phải, tưới nước hợp lý dể giảm độ ẩm trên ruộng hành.
- Vệ sinh ruộng hành, bảo đảm sạch cỏ thường xuyên, kết hợp tỉa bỏ lá già, lá bị
nhiễm bệnh, tiêu hủy tàn dư và cỏ dại ngay sau khi thu hoạch…
6. Bệnh thối nhũn hành (Erwinia carotovora)
6.1. Triệu chứng gây hại
Vết bệnh thường xuất hiện trên rễ (hoặc cổ rế, gốc hành) lúc đầu có dạng trong giọt
dầu về sau mơ bệnh thối nhũn, màu đen. Vi khuẩn làm mô củ thối rữa có mùi khó chịu, rễ
thâm đen, lá và cây héo dần, gây hiện tượng chết rạp hàng loạt. Củ bệnh thâm đen có
vịng đồng tâm, nếu bóp nhẹ có nhiều dịch vi khuẩn chảy ra màu trắng đục (trắng kem).

6.2. Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh
- Bệnh do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.
- Bệnh phát triển và lây lan mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao.
6.3. Biện pháp phòng trừ
- Làm đất cao ráo, thoát nước tốt.
- Khi cây hành bị bệnh cần chú ý nhổ bỏ và xử lý vôi bột vào gốc kịp thời để tránh
bệnh lây lan rộng.
- Thu hoạch hành nên chọn ngày nắng ráo, khi để giống hành cần loại bỏ những củ
bị sâu bệnh hại hoặc bị giập nát, sây sát và không cắt lá khi hành chưa khô. Khi bảo quản
hành, cần chú ý phơi khơ cả mặt trên và mặt dưới bó hành.
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành chưa
có thuốc đăng ký phòng trừ bệnh thối nhũn hành. Tham khảo sử dụng các loại thuốc sau
để phòng trừ:
+Copper Hydroxide (DuPont Kocide 46.1WG đăng ký phòng trừ thối nhũn/bắp
cải);
+ Metalaxyl (Alfamil 25WP đăng ký phòng trừ thối nhũn/rau);
18


+ Ningnanmycin (Supercin 20SL đăng ký phòng trừ thối nhũn/bắp cải).
Lưu ý: Sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, liều lượng sử dụng
các loại thuốc theo khuyến cáo trên bao bì.
- Các loại thuốc chứa hoạt chất Carbendazim, Benomyl, Thiophanate Methyl chỉ
được buôn bán và sử dụng đến hết ngày 03/01/2019 (theo Quyết định số 03/QĐ-BNNBVTV ngày 03/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)
- Các loại thuốc chứa hoạt chất 2,4 D; Paraquat chỉ được buôn bán và sử dụng
đến hết ngày 08/02/2019 (theo Quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV ngày 08/02/2017 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

19



PHẦN IV
SÂU BỆNH HẠI CÂY CÀ CHUA
I. SÂU HẠI
1. Sâu đục trái cà chua (Heliothis armigera)
1.1. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành là lồi bướm có kích thước 18 - 20 mm, sải cánh rộng 30 - 35mm,
màu nâu nhạt, trên cánh trước có các đường vân rộng màu xanh thẫm.
- Trứng hình bán cầu, lúc đầu màu trắng sau chuyển màu nâu, trên bề mặt có nhiều
đường gân dọc.
- Sâu non có màu xanh lá cây, hồng nhạt hoặc nâu sẫm. Trên thân có một dải đen
mờ dài, đẫy sức dài 40 mm. Nhộng màu nâu
- Vòng đời trung bình 40 - 50 ngày.
1.2. Tập quán sinh sống và gây hại
- Bướm hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng rải rác từng quả trên mặt lá và nụ hoa.
Một bướm cái có thể đẻ gần 1.000 trứng.
- Sâu non phá hại các búp non, nụ hoa và đục vào trái, vết đục gọn, không nham
nhở. Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nửa thân nằm bên ngoài, một nửa nằm
trong quả.
- Các lá và chùm hoa bị sâu non ăn có thể bị gãy làm giảm số lượng trái sau này.
- Thiệt hại nặng khi sâu non xâm nhập vào trái thường dễ bị thối, giảm giá trị sản
phẩm khi thu hái.
1.3. Biện pháp phòng trừ
- Thu gom và tiêu hủy triệt để quả đã bị sâu đục tiêu hủy.
- Biện pháp hóa học: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện
hành có 14 hoạt chất đơn với 105 tên thương phẩm, 02 hoạt chất dạng hỗn hợp với 20 tên
thương phẩm đăng ký phòng trừ sâu đục trái cà chua. Trong đó các loại thuốc bán phổ
biến tại Lâm Đồng gồm:
+ Abamectin (Miktin 3.6 EC; Plutel 5 EC; Reasgant 1.8EC, Tungatin 1.8 EC);
+ Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC);

+ Cypermethrin (Visher 25EW);
+ Diafenthiuron (Pegasus 500SC);
+ Emamectin benzoate (Eagle 5EC, Proclaim 1.9 EC, Mikmire 2.0 EC, Tasieu
1.9EC; Tungmectin 1.9EC);
+ Indoxacarb (DuPontTM Ammate® 30WG);
+ Matrine (Kobisuper 1SL, Sokupi 0.36SL);
+ Spinosad (Success 25SC).
2. Bọ trĩ (Frankliniella schultzei)
2.1. Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và gây hại
- Bọ trĩ rất nhỏ, mang 4 cánh dài, hẹp, màu vàng nhạt, thân dài khoảng 1 mm.
- Sâu non chích hút ở lá non để lại những đốm trịn trong như giọt dầu, ở giữa có
một chấm vàng, lúc đầu vàng trắng, sau biến thành nâu đen. Khi bị hại, các chồi non, lá
non, nụ hoa không phát triển, cánh hoa bị quăn lại.
- Bọ trĩ di chuyển rất nhanh, khi trời nắng chúng chui nấp trong bẹ lá hoặc trong các
lớp lá non ở ngọn, chúng thường phát triển trong mùa khơ.
2.2. Biện pháp phịng trừ
- Chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt hạn chế sự gây hại của bọ trĩ.
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 02 hoạt
chất đơn với 03 tên thương phẩm đăng ký phòng trừ bọ trĩ hại cà chua gồm:
20


+ Abamectin (Silsau 1.8EC, 3.6EC);
+ Spinetoram (Radiant 60SC).
3. Bọ cưa (Nesidiocoris tenuis)
3.1. Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và gây hại
- Sâu non mới nở màu vàng nhạt sau chuyển sang màu xanh. Râu đầu và chân dài,
di chuyển rất nhanh, cơ thể khơng có cánh.
- Trưởng thành có cánh và bay rất nhanh. Cơ thể dài 2,5 - 3mm, ban đầu màu xanh
về sau chuyển sang nâu.

- Sâu non khi mới nở thường bám ở các lá non hoặc gốc cuống lá để chích hút nhựa
cây. Khi lớn dần thì chúng di chuyển ra tồn bộ các bộ phận của cây.
- Sâu non và trưởng thành đều sinh sống bằng hút nhựa cây, chúng bám ở tất cả các
bộ phận như thân cành, nhánh, lá hoa, quả.
- Trưởng thành tiện quanh thân cây tạo thành một vòng trịn màu nâu, khi gặp gió sẽ
làm thân cây gãy ngang ngay tại vết tiện. Khi gây hại trưởng thành thường để lại những
vết thâm đen xung quanh thân cây. Hại nặng sẽ làm gẫy thân cây.
- Là môi giới truyền bệnh virus cho cây.
- Thời tiết nóng khơ thuận lợi cho bọ cưa phát triển.
3.2. Biện pháp phòng trừ
- Gieo trồng mật độ vừa phải.
- Bón phân và tưới nước đầy đủ.
- Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên
- Sử dụng thuốc BVTV: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam
hiện hành chưa có thuốc đăng ký phịng trừ bọ cưa/cà chua. Có thể tham khảo sử dụng
các loại thuốc đã được đăng ký phòng trừ bọ trĩ/cà chua như:
+ Abamectin (Silsau 1.8EC, 3.6EC);
+ Spinetoram (Radiant 60SC).
4. Ruồi hại lá (Liriomyza huidobrensis, Ophiomyia phaseoli)
4.1. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài 2 - 3mm, màu đen.
- Trứng có hình ơ van dài, rất nhỏ, có màu trắng trong sau chuyển màu vàng nhạt.
- Sâu non là dạng dịi, khơng chân, màu trắng trong, phần trước hơi vàng, trông rõ
ruột bên trong màu đen.
- Nhộng màu nâu vàng, dính trên lá chỗ cuối đường đục hoặc rơi xuống mặt đất.
4.2. Tập quán sinh sống và gây hại
- Trưởng thành cái dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá và chích hút nhựa cây
tạo thành những vết sần sùi trên lá.
- Sâu non tạo những đường đục ngoằn ngoèo trên lá, tạo điều kiện cho vi khuẩn và
nấm xâm nhập.

- Nếu bị hại nặng sẽ làm giảm khả năng quang hợp, làm giảm năng suất cây trồng.
- Vịng đời trung bình 25 - 30 ngày.
4.3. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng.
- Dùng bẫy dính màu vàng để diệt ruồi trưởng thành.
- Ruồi có khả năng hình thành tính kháng thuốc rất cao, vì vậy cần luân phiên sử
dụng một số loại thuốc hóa học.
Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 11 hoạt chất
đơn với 91 tên thương phẩm, 04 hoạt chất dạng hỗn hợp với 40 tên thương phẩm đăng ký
phòng trừ dòi đục lá cà chua. Trong đó các loại thuốc bán phổ biến tại Lâm Đồng gồm:
21


+ Abamectin (Abamine 1.8EC, Abatin 1.8 EC, Binhtox 1.8 EC, Tungatin 3.6 EC,
Vibamec 1.8 EC);
+ Bacillus thuringiensis var.kurstaki (Vi - BT 32000WP);
+ Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC);
+ Clothianidin (Dantotsu 16 SG);
+ Emamectin benzoate (Comda gold 5WG, Eagle 20EC);
+ Spinetoram (Radiant 60SC).
5. Bọ phấn (Bemisia tabaci)
5.1. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 0.8 - 1.5mm, sải cánh 1.1 - 2mm. hai đôi
cánh trước và sau dài gần bằng nhau. Trên cơ thể phủ một lớp sáp màu trắng, chân dài và
mảnh.
- Trứng rất nhỏ hình bầu dục, có cuống, mới đẻ màu trắng trong sau chuyển sang
màu nâu nhạt rồi thành màu nâu xám.
- Sâu non màu vàng nhạt, hình ơ van, đẫy sức dài khoảng 0.7 - 0.9 mm. Nhộng giả
hình bầu dục, màu sáng, có lơng thưa ở 2 bên sườn.
5.2. Tập qn sinh sống và gây hại

- Trưởng thành hoạt động vào sáng sớm và chiều mát.
- Sâu non bò chậm chạp trên lá, cuối tuổi 1 chúng ở mặt dưới lá, tại đó lột xác và
sống cố định cho đến lúc hố trưởng thành. Bọ phấn hút nhựa cây làm cho cây có thể bị
héo, ngã vàng và chết.
- Bọ phấn tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển.
- Bọ phấn còn truyền các bệnh virus gây bệnh cho cây.
5.3. Biện pháp phòng trừ
- Tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng.
- Không trồng liên tục các loại cây mẫn cảm với bọ phấn.
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 06 hoạt
chất đơn với 11 tên thương phẩm, 02 hoạt chất dạng hỗn hợp với 02 tên thương phẩm
đăng ký phịng trừ bọ phấn hại cà chua. Trong đó các loại thuốc bán phổ biến tại Lâm
Đồng gồm:
+ Dinotefuran (Oshin 20WP);
+ Thiamethoxam (Actara 25WG);
+ Citrus oil (MAP Green 10AS);
+ Oxymatrine (Vimatrine 0.6 SL).
II. BỆNH HẠI
1. Bệnh chết cây con trong vườn ươm (Pythium sp., Phytophthora pesrasitica,
Rhizoctonia solani)
1.1. Triệu chứng gây hại, điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Sự nhiễm bệnh chỉ xuất hiện quanh khu đất trồng cây con, phần thân dưới thối khơ
có màu nâu sẫm đến đen. Vết bệnh thường giới hạn ở phần ngoài của thân và các cây bị
nhiễm có thể bị đổ hoặc lá bị rũ, xám bóng và có màu xanh lục. Những cây bị nhiễm sẽ còi
cọc và chết.
- Nấm gây bệnh tồn tại trong đất, thích hợp với ẩm độ và nhiệt độ cao.
1.2. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng triệt để
- Bón phân đầy đủ, cân đối
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành chưa

có thuốc đăng ký phòng trừ bệnh chết cây con trên cà chua. Tham khảo sử dụng các loại
thuốc sau để phòng trừ
22


+ Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC đăng ký phòng trừ bệnh chết
cây con/lạc);
+ Mancozeb + Metalaxyl-M (Ridomil Gold 68WG đăng ký phòng trừ bệnh chết cây
con/thuốc lá).
2. Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans)
2.1. Triệu chứng gây hại, điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như: lá, thân, rễ, hoa, trái.
- Trên lá: lúc đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, khơng có ranh giới rõ rệt ở
mép lá. Sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt.
Mặt dưới lá có lớp trắng xốp. Bệnh nặng làm tồn bộ phiến lá bị khô.
- Trên thân cành: vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục nhỏ, sau lan rộng bao quanh thân
làm thân thối mềm, úng nước và dễ gãy.
- Trên hoa: vết bệnh màu nâu hoặc nâu đen ở đài hoa, sau đó lan rộng làm cho hoa bị
rụng.
- Trên quả: vùng nhiễm bệnh có màu nâu đậm, cứng và nhăn. Khi trời ẩm ướt làm
cho quả bị thối.
- Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết ẩm và mát, nhiệt độ từ 18 - 220C.
2.2. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy những quả cà bị bệnh, cắt tỉa loại bỏ các lá
già, lá bệnh.
- Trồng cây giống sạch bệnh.
- Trồng cây với mật độ thích hợp.
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 16 hoạt chất
đơn với 18 tên thương phẩm, 09 hoạt chất dạng hỗn hợp với 15 tên thương phẩm đăng ký
phòng trừ bệnh mốc sương hại cà chua. Trong đó các loại thuốc bán phổ biến tại Lâm Đồng

gồm:
+ Chlorothalonil (Daconil 75WP, 500SC);
+ Copper Hydroxide (Champion 57.6 DP);
+ Cuprous Oxide (Norshield 86.2WG);
+ Cyazofamid (Ranman 10 SC);
+ Fosetyl Aluminium (Aliette 800 WG);
+ Cymoxanil + Famoxadone (DuPontTM Equation® 52.5WG);
+ Dimethomorph + Mancozeb (Acrobat MZ 90/600 WP);
+ Iprovalicarb + Propineb (Melody duo 75WP);
+ Mandipropamid + Chlorothalonil (Revus opti 440SC).
3. Bệnh héo rũ: Có 3 loại hình héo rũ trên cây họ cà do 3 loại nấm khác nhau gây ra.
- Héo rũ chết vàng.
- Héo rũ lở cổ rễ.
- Héo rũ trắng gốc.
Các loại bệnh này là bệnh nguy hiểm gây thiệt hại đáng kể cho người sản xuất.
3.1. Héo rũ chết vàng (Fusarium oxysporum)
- Bệnh thường thể hiện triệu chứng thối gốc, bệnh phá hại các giai đoạn sinh trưởng
của cây. Cây bị bệnh lá bị héo vàng rồi khô chết.
- Phần giáp vết bệnh có màu nâu hay màu xám nham nhở. Thân giáp mặt đất thường
khơ tóp và có màu vàng nhạt, ranh giới khơng rõ ràng. Trên vết bệnh có lớp nấm trắng
mịn, phớt hồng.
- Nấm phát triển nhanh ở nhiệt độ 25 - 30 0C. Ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân
thường bị bệnh nhiều.
3.2. Héo rũ lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)
23


- Bệnh phá hại ở rễ, và thân. Khi nấm xâm nhập sớm làm cây con bị héo rũ ngay. Rễ
và thân giáp mặt đất có nhiều u sần sùi, vết bệnh có màu nâu bao quanh, sau đó bị thối.
Nếu trời ẩm ướt thì trên vết bệnh có lớp nấm trắng ngà.

- Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 20 - 250C.
3.3. Héo rũ trắng gốc (Sclerotium rolfsii)
- Bệnh xuất hiện ở các giai đoạn sinh trưởng của cây và gây hại trên thân, gốc sát
mặt đất. Vết bệnh ở gốc có màu nâu nhạt và thường có tản nấm trắng xốp. Bệnh thường
làm mục nát lớp vỏ bao quanh thân.
- Nấm nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 25 - 300C.
- Bệnh phát sinh gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.
3.4. Biện pháp phòng trừ
- Chọn giống sạch bệnh.
- Luân canh với các cây trồng khác họ.
- Không tưới nước quá ẩm.
- Trồng cây trên những chân đất cao ráo, dễ thoát nước.
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 08 hoạt
chất đơn với 21 tên thương phẩm, 01 hoạt chất dạng hỗn hợp với 01 tên thương phẩm
đăng ký phịng trừ bệnh héo rũ hại cà chua. Trong đó các loại thuốc bán phổ biến tại Lâm
Đồng gồm:
+ Ningnanmycin (Sucker 2SL, 4Sl, 8SL);
+ Streptomyces lydicus WYEC 108 (Actinovate 1 SP);
+ Tetramycin (Mikcide 1.5SL).
4. Bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum)
4.1. Triệu chứng gây hại, điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Bệnh gây hại trên ớt, cà chua và khoai tây đều biểu hiện triệu chứng tương tự
nhau. Trên ớt và cà chua bệnh thường xuất hiện nặng thời kỳ ra hoa, tạo quả.
- Thường ban đầu cây có biểu hiện héo, sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày
thì cây chết khơng phục hồi được nữa, lá khơng chuyển màu vàng.
- Phần bị bệnh có dạng dịch nhày chứa nhiều vi khuẩn.
- Vi khuẩn Ralstonia solanacearum phát triển mạnh ở nhiệt độ 30 - 35 0C. Tồn tại rất
lâu trong đất và lan truyền qua hạt giống, cây bệnh và dụng cụ lao động.
4.2. Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng triệt để.
- Trồng cà chua trên chân đất dễ thốt nước.
- Bón phân đầy đủ, cân đối. Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây khỏe để tăng
khả năng chống chịu bệnh của cây.
- Không trồng cà chua trên đất đã bị nhiễm bệnh nặng.
- Sử dụng gốc ghép kháng vi khuẩn: Vimina 1, Vimina 2, Vimina 3
- Luân canh với cây trồng khác họ (nhất là lúa nước).
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 08 hoạt
chất đơn với 09 tên thương phẩm, 06 hoạt chất dạng hỗn hợp với 10 tên thương phẩm
đăng ký phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn trên cà chua. Trong đó các loại thuốc bán phổ
biến tại Lâm Đồng gồm:
+ Bacillus subtilis (Biobac 50WP);
+ Cytosinpeptidemycin (Sat 4 SL);
+ Streptomyces lydicus WYEC 108 (Actinovate 1 SP);
+ Gentamicin Sulfate + Oxytetracycline Hydrochloride (Lobo 8WP);
+ Oxytetracycline + Streptomycin (Miksabe 100WP).
24


5. Đốm lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris)
5.1. Triệu chứng gây hại, điều kiện phát sinh phát triển bệnh
- Bệnh gây hại trên lá, thân và quả từ khi cây còn nhỏ đến khi thu hoạch.
- Trên lá vết bệnh là những vết nhỏ trong mờ dạng giọt dầu, sau chuyển màu nâu
đen, xung quanh màu vàng. Phần giữa đốm bệnh khô dần và thường bị rách.
- Trên thân vết bệnh có màu xanh tối, khơng có hình dạng nhất định, nhìn hơi ướt,
về sau chỗ vết bệnh có màu nâu và khô đi.
- Trên quả vết bệnh là những đốm nhỏ, màu nâu đen, ướt, hơi nhô lên mặt quả cịn
xanh. Trên quả chín bệnh tạo thành những quầng màu xanh đậm, ướt, đường kính 3 6mm.
- Vi khuẩn Xanthomonas campestris phát triển mạnh ở nhiệt độ 300C. Tồn tại trong
hạt giống và trong đất.

5.2. Biện pháp phòng trừ
- Dùng hạt giống sạch bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng thật kỹ trước khi trồng.
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 04 hoạt
chất đơn với 05 tên thương phẩm, 02 hoạt chất dạng hỗn hợp với 02 tên thương phẩm
đăng ký phòng trừ bệnh đốm lá hại cà chua. Trong đó thuốc có hoạt chất Copper
Oxychloride với tên thương phẩm Supercook 85 WP bán phổ biến tại Lâm Đồng.
6. Bệnh xoăn lá (virus)
6.1. Triệu chứng
Bệnh xoăn lá cà chua do nhiều nguyên nhân: virus, mycoplasma, psyllids, ngộ độc thuốc
trừ cỏ như 2,4D, thiếu dinh dưỡng. Trong đó, ngun nhân chính gây xoăn lá trên cà chua là
do virus. Có rất nhiều lồi virus gây hại trên chua: TMV (Tobacco mosaic virus), CMV
(Cucumber mosaic virus), PVX (potato virus X), PVY (potatovirus Y), TEV (tobacco etch
virus), PLRV (potato leafroll virus), TSWV (tomato spotted wilt virus), TBB (tomato big+bud
mycoplasma), TLCV (tomaot leaf curl virus), TYLCV (tomato yellow leaf curl virus), ToMoV
(tomato mottle virus), VTMoV (Velvet tobacco mottle virus),...
Tại Lâm Đồng, bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện vụ mùa khô.
Bệnh làm giảm sản lượng, giảm chất lượng sản phẩm, trái bị dị dạng, nếu bị bệnh sớm ở
giai đọan đầu cây sinh trưởng cịi cọc, khơng ra trái.
Cây cà chua bị nhiễm virus xoăn lá sẽ phát triển chậm chạp và trở nên còi cọc hoặc lùn...
Cây sinh trưởng chậm, lá biến dạng xoăn vào trong hướng lên trên, lá có thể biến màu vàng
hoặc nhợt nhạt, có khuynh hướng nhỏ lại về kích cỡ, số hoa và chùm hoa giảm về số lượng và
kích cỡ, trái nhỏ và giảm đáng kể về chất lượng, trái có thể chín sớm hoặc khơng chín (sượng
trái), năng suất giảm rõ rệt. Tuỳ thuộc vào loài virus gây hại thể hiện triệu chứng điển hình. Nếu
cây bị hại do nhiều lồi virus, triệu chứng khó có thể phân biệt rõ rệt.
Ngoài triệu chứng lá bị xoăn cịn có các dạng đặc trưng sau:
+ Lá khảm (TMV/CMV): Có những đốm biến màu xanh nhạt hoặc xanh vàng rải rác.
+ Lá dạng dương xỉ (CMV gây hại riêng lẻ hoặc kết hợp với TMV): Phiến lá giảm
gần nửa chiều rộng, có khuynh hướng dài ra như lá dương xỉ, các gân lá nổi lên rõ rệt.
+ Lá đốm sọc (TMV): Có những đốm màu nâu cả trên các lá bị nhăn nhúm, đốm

sọc dài đậm trên cuống lá hoặc thân.
+ Lá đốm héo (TSWV): Lá non quăn xuống ngay khi bị nhiễm bệnh, cây ngưng
phát triển, lá xuất hiện màu đồng hung hoặc các đốm vòng màu nâu đồng.
+ Lá khảm sần sùi: Lá nhăm nhúm và phồng trên mặt lá, cây khằng lại, nhợt nhạt.
+ Ngọn: (TLCV) chùn ngọn, (TLYCV) vàng lá, chùn ngọn.
* Các triệu chứng trên quả:
+ Khô chùm hoa, chùm quả (TMV): Quả thụ phấn, thụ tinh kém.
25


×