Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận kinh điển phép biện chứng trong bút ký triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.89 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
Triết học Mác – Lênin nó chung và phép biện chứng duy vật nói riêng ra
đời đã đánh dấu một bước ngoặt cách mạng vĩ đại trong lịch sử tư tưởng, tạo ra
một hệ thống triết học khác về chất so với tất cả các hệ thống triết học trong lịch
sử, hệ thống triết học đó khơng chỉ giải thích mà cịn cải tạo thế giới. Phép biện
chứng duy vật ra đời, phát triển không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, ý
muốn chủ quan của một giai cấp trong lực lượng xã hôi này, càng không phải do
thượng đế hay các lực lượng siêu nhân khác tạo ra, mà nó hồn tồn mang tính
tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật vận động phát triển của lịch sử nhân
loại. Đồng thời đáp ứng yêu cầu cấp bách giải phóng giai cấp cơng nhân, nhân
dân lao động và tồn thể nhân loại khỏi sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản và
chủ nghĩa tư bản.
Trải qua quá trình tồn tại và phát triển trong nhiều giai đoạn lịch sử phép
biện chứng duy vật đã trở thành phương pháp luận cho các Đảng Cộng sản và
phong trào công nhân quốc tế trong cuộc đấu tranh chôngs lại chủ nghĩa tư bản,
xây dựng xã hội mới, xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Với sứ mệnh cao cả đó, phép
biện chứng duy vật “linh hồn sống của chủ nghĩa Mác” đã đưa lại sự nghiệp giải
phóng dân tộc của nhiều nước trên thế giới đến những thắng lợi hết sức vĩ đại,
tạo ra bước ngoặt lịch sử to lớn. Ngày nay, trước những biến động đảo lộn diễn
ra nhiều nơi trên thế giới, với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào tình trạng khủng hoảng, phong trào cách
mạng thế giới gặp nhiều tổn khó khăn. Lợi dụng tình hình đó, phong trào chống
Mác, chống lại những nguyên lý, quy luật, phạm trù của triết học Mác - Lênin
lại rầm rộ nổi lên. Các học giả tư sản, các thế lực thù địch và những người giả
danh mácxít ra sức kêu gào, xun tạc, địi phủ nhận học thuyết khoa học cách
mạng đó. Họ cho rằng, triết học Mác - Lênin, đặc biệt là phép biện chứng duy
vật đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, không còn giá trị gì đối với lịch sử, và thời đại.
Với nhân quan khoa học, sự công bằng khách quan, chúng ta khẳng định
rằng, triết học Mác - Lênin nói chung và phép biện chứng duy vật nói riêng vẫn



là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và
thực tiễn cách mạng nhất là trong vấn đề bảo vệ, phát triển triết học Mác – Lênin
hiện nay. Với ý nghĩa đó, việc nghiêm túc nghiên cứu nhận thức những vấn đề
về phép biện chứng của Lênin trong hai tác phẩm kinh điển gốc “Những “Người
bạn dân” là như thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra
sao?” và “Bút ký triết học” có ý nghĩa khơng chỉ về mặt lý luận mà cả trong thực
tiễn, không chỉ đối với lịch sử, hiện tại mà cả tương lai đối với sự phát triển của
triết học Mác – Lênin.
Dự kiến vận dụng phần kiến thức đã học vào nghiên cứu, giảng dạy ở bộ
môn: những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin (phần triết học)
NỘI DUNG
1. Điều kiện lịch sử Lênin bảo vệ, phát triển phép biện chứng của triết
học Mác
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình thế giới
Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc.
Giai cấp tư sản ngày càng thể hiện rõ tính chất phản động, chúng điên cuồng sử
dụng bạo lực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho những mâu
thuẫn vốn có trong lịng xã hội tư bản càng trở nên gay gắt, trầm trọng dẫn đến
chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914 đến năm 1918.
Trong điều kiện lịch sử đó, giai cấp vô sản phát triển mạnh cả về số lượng
và chất lượng. Bởi, chủ nghĩa tư bản phát triển nên kéo theo số lượng giai cấp vô
sản cũng ngày càng tăng lên, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản được tổ
chức, lãnh đạo chặt chẽ chuyển từ tự phát sang tự giác. Chủ nghĩa Mác thâm
nhập vào phong trào công nhân, các Đảng cộng sản lần lượt ra đời. Giai cấp
cơng nhân đã có khả năng lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới – xã hội
xã hội chủ nghĩa.


Vào đầu thế kỷ XX tình hình thế giới diễn biến phức tạp, những mâu thuẫn

của chủ nghĩa đế quốc trở nên gay gắt đẩy nhân loại vào cuộc đại chiến thế giới,
các nước đế quốc tàn sát lẫn nhau, tình hình đó cũng tạo ra điều kiện thuận lợi
để nổ ra cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Phong trào cộng sản và cơng nhân lúc đó lại rơi vào cuộc khủng hoảng, đa
số các lãnh tụ của Quốc tế II khơng nhận rõ tính chất đế quốc xâm lược của cuộc
chiến tranh, đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa sơvanh nước lớn, ủng hộ
chính phủ tư sản tiến hành chiến tranh đế quốc, phản lại lợi ích giai cấp vô sản,
không biết chớp thời cơ biến cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc thành nội
chiến cách mạng, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lật đổ giai cấp tư
sản thống trị ở nước mình.
Lênin đã sớm nhận thức rõ những đặc trưng của thời đại mới, phân tích sâu
sắc những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc và chỉ ra chủ nghĩa đế quốc là đêm
trước của cuộc cách mạng của giai cấp vô sản. Nhưng đa số lãnh tụ của Quốc tế
II đã chống lại tư tưởng của Lênin, đưa Quốc tế II vào con đường phá sản. Trước
bước ngoặt mới của lịch sử và tình thế cách mạng, Lênin thấy cần thiết phải vũ
trang cho đảng cộng sản và giai cấp công nhân lý luận cách mạng để nhận thức
đúng về thời đại mới, về bản chất của cuộc chiến tranh đế quốc, về con đường đi
lên của cách mạng vô sản.
Tình hình thế giới đó đặt ra vấn đề đối với Đảng Xã hội - Dân chủ là: đứng
trên lập trường của giai cấp tư sản nước mình ủng hộ cuộc chiến tranh, đi xâm
lược dân tộc khác, chống lại người anh em giai cấp vô sản của mình hay là
chống lại cuộc chiến tranh đế quốc, biến cuộc chiến tranh đó thành cuộc nội
chiến cách mạng, đánh đổ giai cấp tư sản thống trị. Các lãnh tụ của Quốc tế II đã
chọn lập trường của giai cấp tư sản, phản bội lại giai cấp công nhân. Cơ sở lý
luận của đường lối phản động đó là chủ nghĩa chiết trung và thuyết ngụy biện.
Về mặt lý luận, Lênin phải đề cao phép biện chứng duy vật, chống lại thuật
ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung của những lãnh tụ Quốc tế II. Cơ sở lý luận
của những quan điểm và đường lối sai lầm của Quốc tế II là sự phản lại phép



biện chứng duy vật. Ngay từ năm 1899, Bécstanh đã công khai chống lại phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác, ơng ta địi hỏi phải "trở về với Cantơ".
Cauxky cũng là một lãnh tụ của Quốc tế II không hiểu ý nghĩa của phép
biện chứng duy vật và cũng chống lại phép biện chứng duy vật, nhưng không
trắng trợn, công khai như Bécstanh. Plêkhanốp là nhà triết học mácxít kiệt xuất
lúc đó, tuy vậy ơng có hạn chế là coi nhẹ và lý giải lệch lạc phép biện chứng duy
vật, quy phép biện chứng chỉ là tổng cộng các ví dụ thực tế. Và cuối cùng cũng
đi theo chủ nghĩa cơ hội của Quốc tế II.
Vì không hiểu phép biện chứng duy vật và bị giai cấp tư sản mua chuộc nên
nhiều lãnh tụ của Quốc tế II đã không đứng vững trên lập trường cách mạng của
giai cấp vô sản, trước những tình hình phức tạp, họ đã trượt theo chủ nghĩa chiết
trung và thuật ngụy biện. Điều này thể hiện rõ nhất là thái độ của họ đối với
cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Khi nổ ra chiến tranh, thì Plêkhanốp, Cauxky
đã ngả theo lập trường của chủ nghĩa sôvanh của giai cấp tư sản, kêu gọi giai
cấp công nhân với chiêu bài "bảo vệ Tổ quốc" để bảo vệ lợi ích của giai cấp tư
sản nước mình mà tham gia vào cuộc chiến tranh đế quốc, tàn sát những người
anh em cùng giai cấp.
Hai quan điểm phát triển đối lập. Đó là quan điểm của phép biện chứng duy
vật, mà tiêu biểu cho quan điểm này là Lênin và quan điểm chống lại phép biện
chứng duy vật là quan điểm của một số lãnh tụ của Quốc tế II. Trong giai đoạn
lịch sử này Lênin tập trung phê phán lý luận của các lãnh tụ Quốc tế II như
Cauxky và Plêkhanốp...Những lãnh tụ này dùng thuyết ngụy biện và chủ nghĩa
chiết trung biện hộ cho chủ nghĩa xã hội sôvanh.
Năm 1915, Lênin viết tác phẩm Về vấn đề phép biện chứng, lần đầu tiên
Lênin nêu lên tư tưởng về hai quan điểm phát triển đối lập nhau. Đây cũng là
một sự tổng kết cả quá trình đấu tranh tư tưởng của Lênin từ trước đến bây giờ
nhằm chống lại những tư tưởng phản biện chứng giả danh biện chứng.
Plêkhanốp và Cauxky ngả theo lập trường của chủ nghĩa sôvanh tư sản lập luận
một cách ngụy biện nhưng vẫn mang danh phép biện chứng.



Hơn nữa bước vào đầu thế kỷ XX tình hình mới đặt ra nhiều vấn đề lý luận
và thực tiễn cấp bách cần được giải quyết:
Một là, làm rõ chủ nghĩa tư bản đã bước vào giai đoạn tột cùng của nó là
chủ nghĩa đế quốc, phải làm rõ bản chất và những mâu thuẫn cơ bản của chủ
nghĩa đế quốc.
Hai là, làm rõ bản chất xâm lược và phản động của cuộc chiến tranh đế
quốc, chống lại lập trường của chủ nghĩa sôvanh tư sản.
Ba là, chớp thời cơ, biến cuộc chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách
mạng, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lật đổ sự thống trị của giai
cấp tư sản.
Bốn là, vũ trang về mặt lý luận cho giai cấp công nhân, phê phán chủ nghĩa
chiết trung và thuyết ngụy biện của các lãnh tụ trong Quốc tế II, đề ra đường lối
cách mạng đúng đắn cho phong trào công nhân.
Năm là, sự phát triển của khoa học tự nhiên và cuộc khủng hoảng vật lý học
cũng đang đặt ra những vấn đề cho triết học, nguyên nhân chủ yếu của cuộc
khủng hoảng đó là các nhà khoa học tự nhiên khơng nắm được phép biện chứng
duy vật.
Tình hình mới đặt ra những nhiệm vụ to lớn đó, địi hỏi Lênin quan tâm sâu
sắc đến vấn đề lý luận, đặc biệt là về phép biện chứng duy vật.
Sau khi xuất bản tác phẩm triết học “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán” (1908), Lênin lại tiếp tục đi sâu nghiên cứu triết học, đặc biệt
là nghiên cứu phép biện chứng duy vật. Có lẽ Lênin định viết một tác phẩm triết
học về vấn đề này nhưng chưa kịp hoàn thành. Lênin chỉ để lại cho chúng ta Tập
bút ký, mà ngày nay tập hợp lại xuất bản thành sách với tên gọi “Bút ký triết
học” bao gồm những bản tóm tắt, những đoạn trích, những ghi chú về các cuốn
sách và những bài viết, những ghi chú, những nhận xét của Lênin. Tác phẩm
“Bút ký triết học” được Lênin viết trong khoảng thời gian 1895-1916, trong đó
chủ yếu là 1914-1916 và lần đầu tiên xuất bản vào năm 1929-1930 sau đó được
bổ sung và hồn thiện dần.



1.2. Kết cấu của tác phẩm
Tập 29 trong V.I.Lê-nin Toàn tập gồm những bản tóm tắt, những đoạn trích,
những ghi chú về các cuốn sách và các bài khác nhau viết về triết học, và cả
những ý kiến và bút tích của Lê-nin ghi bên lề và trong văn bản các cuốn sách
triết học trong tủ sách riêng của Người.
Tập này được chia thành ba phần; trong mỗi phần có những tài liệu ít nhiều
đồng nhất về tính chất.
Phần I gồm 9 bản tóm tắt các tác phẩm triết học của Mác, Ăngghen,
Phoiơbắc, Hêghen…
Phần II gồm những ghi chú khác nhau về các sách, các bài viết và các bài
phê bình sách báo triết học từ 1903-1916.
Phần III gồm những đoạn trích các cuốn sách kèm theo những ý kiến và bút
tích của Lênin từ 1908-1911.
Trong các phần, tài liệu được sắp xếp theo thứ tự thời gian, trên cơ sở
những ngày tháng đã được xác định bằng phương pháp gián tiếp trước đây hay
là khi soạn tập này, bởi vì hầu như tất cả các tài liệu đều không được tác giả đề
ngày tháng.
Trong Lênin Toàn tập, cuốn “Bút ký triết học” thuộc về thời kỳ chiến tranh
thế giới thứ nhất, khi đó Lê-nin đã viết xong phần chính của các bản tóm tắt, các
đoạn trích và các ghi chú. Chính trong thời gian này, Lênin tóm tắt cuốn "Khoa
học lơ-gích", và song song với việc đó, Người tóm tắt phần một cuốn "Bách
khoa tồn thư các bộ mơn triết học" của Hêghen, "Những bài giảng về lịch sử
triết học" và "Những bài giảng về triết học của lịch sử" của Hêghen, tác phẩm
của Phoiơbắc "Trình bày, phân tích và phê phán triết học của Lai-bni-txơ", của
Ph.Lát-xan "Triết học của Hê-ra-clít Bí ẩn ở Ê-phe-xơ", "Phép siêu hình" của Ari-xtốt và một số cuốn sách khác về triết học và khoa học tự nhiên. Những bản
tóm tắt và những ghi chú này là nội dung của tám tập bút ký giống nhau, bìa
màu xanh mà Lênin đặt đầu đề là “Bút ký triết học. Hê-ghen, Phơ-bách và
những tác giả khác"; thuộc về loại này cịn có bản tóm tắt cuốn "Những bài



giảng về bản chất của tôn giáo" của Phơ-bách; bản tóm tắt này được viết trên các
tờ rời, sớm nhất là năm 1909.
2. Những vấn đề về phép biện chứng trong “Bút ký triết học” của
Lênin và ý nghĩa đối với việc bảo vệ, phát triển triết học Mác-Lênin hiện
nay
2.1. Những vấn đề về phép biện chứng trong tác phẩm “Bút ký triết học”
của Lênin
Trong “Bút ký triết học”, Lênin tập trung chú ý vào vấn đề phép biện
chứng. Đây là một nội dung chủ yếu của triết học Mác. Kế thừa tư tưởng về
phép biện chứng trong lịch sử triết học và đặc biệt là triết học của Hêghen,
Lênin đã nêu ra và trình bày một cách sáng tạo về phép biện chứng duy vật.
Khái niệm về phép biện chứng
Bàn về khái niệm phép biện chứng trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”,
Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về phép biện chứng như sau: “Phép biện chứng
chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và
sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”1
Để bảo vệ, phát triển phép biện chứng của Mác và Ăngghen trong tác phẩm
này, Lênin đã đi từ việc phân tích sự khác nhau giữa hai quan điểm khác nhau về
phát triển trong lịch sử triết học qua đó đưa ra định nghĩa về phép biện chứng.
Lênin cho rằng trong lịch sử đã tồn tại hai quan điểm khác nhau về sự phát triển:
hoặc phát triển được xem như sự tăng lên đơn giản về lượng, sự lặp lại (quan
điểm thứ nhất); hoặc như sự thống nhất của các mặt đối lập (quan điểm thứ hai).
“Với quan niệm thứ nhất về sự vận động, sự tự vận động, động lực của nó,
nguồn gốc của nó, động cơ của nó nằm trong bóng tối (hay người ta đem nguồn
gốc ấy đặt ra bên ngoài - Thượng đế, chủ thể etc.). Với quan niệm thứ hai, sự
lưu ý chủ yếu lại hướng chính vào sự nhận thức nguồn gốc của “tự” vận động”2.
Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan niệm thứ hai
là sinh động. Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khoá của “sự tự vận

1
2

C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, HN.1994, tr96
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, tr 379. Nxb TBM.1981


động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khố của
những “bước nhảy vọt”, của “sự gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự “chuyển
hoá thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”1.
Lênin nhấn mạnh rằng: Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ và sự
vận động. Trước hết, Lênin nói về sự vận động và tự thân vận động. Vận động
và vận động tự thân có những ý nghĩa khác nhau. Vận động là sự liên hệ qua lại
giữa các sự vật và hiện tượng, sự vận động tự thân là muốn nói đến nguồn gốc
của sự vận động, là mâu thuẫn bên trong của sự vật và hiện tượng. Trong “Bút
ký triết học”, Lênin nhấn mạnh đến sự vận động tự thân. Lênin trích dẫn một
đoạn của Hêghen nói về vận động tự thân: "Vận động và "tự vận động" (đây là
NB! vận động tự thân (độc lập), tự nhiên, tất yếu bên trong), "sự biến đổi", "vận
động và sức sống", "nguyên tắc của tất cả mọi sự tự vận động", "xung lực"...
kích thích "sự vận động" và "sự hoạt động" - đối lập với "tồn tại chết"...". Lênin
cho rằng, Hêghen đã nêu rõ căn nguyên bên trong của vận động tự thân, đó là
tính tất nhiên bên trong, xung lực bên trong và sức sống... Do đó, vật chất là tự
vận động, có tính năng động. Lênin nói tiếp: "Ai có thể tin rằng đấy là bản chất
của "chủ nghĩa Hêghen"... Cái bản chất đó, phải phát hiện nó ra, hiểu nó,... bóc
nó ra, lọc cho nó trong, và đó là cơng việc mà Mác và Ăngghen đã làm" 2. Ở đây
Lênin chỉ ra hạt nhân hợp lý của triết học Hêghen và nêu lên thái độ đúng đắn
đối với nó. Bản thân Mác và Ăngghen cũng đã làm như vậy.
Khoa học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ thứ XX đã chứng minh cho nguyên lý
vận động và phát triển của phép biện chứng duy vật. Điều đó làm cho những
người có đầu óc siêu hình cũng phải thừa nhận. Song, sự thừa nhận của họ là

miễn cưỡng, là bề ngồi, là khơng thực chất, hồn tồn khác với phép biện
chứng duy vật. "Ở thế kỷ XX (và ngay hồi cuối thế kỷ XIX), "mọi người đều
đồng ý" với "nguyên tắc về sự phát triển". - Nhưng sự "đồng ý" nông cạn, thiếu
suy nghĩ, ngẫu nhiên, Philixtanh ấy là một loại đồng ý mà người ta dùng để bóp
nghẹt và tầm thường hố chân lý". Tiếp đó, Lênin nói về ngun lý phát triển
1
2

V.I.Lênin, Tồn tập, tập 29, tr 379. Nxb TBM.1981
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr150


theo quan điểm biện chứng như sau: "Nếu tất cả đều phát triển thì tức là tất cả
đều chuyển hoá từ cái nọ sang cái kia, bởi vì, như người ta đã biết, sự phát triển
không phải là một sự lớn lên, một sự tăng thêm (respective một sự giảm bớt) etc.
đơn giản, phổ biến và vĩnh viễn"1.
Lênin đi sâu vào luận giải sự thống nhất phép biện chứng và nhận thức
luận. Lênin nói: "Một là phải hiểu một cách chính xác hơn sự tiến hố là sự sinh
ra và sự huỷ diệt của mọi vật, là những sự chuyển hoá lẫn nhau. - Và hai là, nếu
tất cả đều phát triển, thì cái đó có áp dụng cho những khái niệm và những phạm
trù chung nhất của tư duy khơng? Nếu khơng thì tức là tư duy khơng có liên hệ
gì với tồn tại cả. Nếu có, thì tức là có phép biện chứng của những khái niệm và
phép biện chứng của nhận thức, phép biện chứng này có một ý nghĩa khách
quan"2.
Lênin nói về nguyên lý mối liên hệ của phép biện chứng duy vật. Sau khi
phân tích, phê phán "lơgích học" của Hêghen, Lênin cho rằng: "Nếu tơi khơng
lầm thì ở đây có nhiều chủ nghĩa thần bí và sự trống rỗng thơng thái rởm trong
những suy luận ấy của Hêghen, nhưng tư tưởng cơ bản thì thiên tài". Lênin
muốn nói đến: "Tư tưởng về mối liên hệ phổ biến, toàn diện, sống của tất cả, với
tất cả, và về sự phản ánh của mối liên hệ ấy"3.

Có nhiều loại liên hệ, nhiều hình thức liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng,
mối liên hệ bản chất nhất là quy luật phổ biến. Theo Lênin, "quy luật = phản ánh
yên tĩnh của những hiện tượng". Trong cuộc sống, trong giới tự nhiên, mọi sự
vật, hiện tượng đều ln ln biến đổi, nhưng cũng có những mối liên hệ ổn
định, tồn tại trong những quá trình đó, đấy là quy luật. Lênin cho rằng: "Quy
luật là hiện tượng có tính chất bản chất" và "quy luật và bản chất là những khái
niệm cùng một loại (cùng một bậc), hay nói đúng hơn, là cùng một trình độ,
những khái niệm này biểu hiện con người nhận thức ngày càng sâu các hiện
tượng, thế giới"4.
1

V.I.Lênin Toàn tập,
V.I.Lênin Toàn tập,
3
V.I.Lênin Toàn tập,
4
V.I.Lênin Toàn tập,
2

Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr270
Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr270-271
Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr155
Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr161


Lênin trích dẫn câu nói của Hêghen: "Như vậy, quy luật là một quan hệ bản
chất", rồi sau đó ơng viết: "Quy luật là quan hệ. Cái này NB đối với những
người theo chủ nghĩa Makhơ và những người theo thuyết bất khả tri khác và
những người theo chủ nghĩa Cantơ etc."1.
Lênin tán thành cách nói của Hêghen và cho rằng, điều đó đã chống lại

quan điểm của chủ nghĩa Makhơ... vì những người theo quan điểm duy tâm chủ
quan này và những người theo thuyết bất khả tri giải thích quy luật là những giả
thiết, những phù hiệu chủ quan của con người tạo ra để giải thích sự vật và hiện
tượng. Lênin khẳng định, quy luật là "mối quan hệ của những bản chất hay giữa
những bản chất". Về quy luật, Lênin cho rằng: "Khái niệm quy luật là một trong
những giai đoạn của sự nhận thức của con người về tính thống nhất và về liên
hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của quá trình thế giới"2.
Những quy luật cơ bản của phép biện chứng
Trong “Bút ký triết học”, Lênin bàn đến ba quy luật cơ bản: Quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi và
ngược lại, quy luật phủ định của phủ định. Ba quy luật này có mối liên hệ mật
thiết với nhau, Lênin coi quy luật mâu thuẫn là hạt nhân và thực chất của phép
biện chứng duy vật.
Về quy luật mâu thuẫn: Nội dung quy luật mâu thuẫn đã được Mác và
Ăngghen đề cập đến trong hệ thống của triết học Mác nhất là trong hai tác phẩm
“Chống Đuyrinh” và “Biện chứng của tự nhiên” của Ăngghen. Mác và Ăngghen
đều cho rằng: “mâu thuẫn tồn tại một cách khách quan ở trong bản thân các sự
vật và các quá trình và có thể bộc lộ ra dưới một hình thức hữu hình” 3 và
“Chừng nào chúng ta xem xét các sự vật như là đứng im và không có sinh khí,
cái nào riêng cho cái ấy, cái này bên cạnh cái kia và cái này nối tiếp cái kia, thì
chắc chắn là chúng ta không thấy được một mâu thuẫn nào trong các sự vật cả”4

1

V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr163
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr159-160
3
C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, HN.1994, tr21
4
C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, HN.1994, tr201

2


Lênin cho rằng quy luật mâu thuẫn đã giải thích được căn nguyên của sự
vận động. Vấn đề này trong lịch sử triết học đã được đề cập đến, song những
nhà triết học siêu hình thì cho căn nguyên của vận động là một sức mạnh ở bên
ngoài thế giới vật chất và thường đi đến thần hay là Thượng đế. Những nhà triết
học duy tâm thì cho tinh thần là căn nguyên của vận động. Ngay Hêghen là nhà
triết học có tư tưởng biện chứng, song vì dựa trên lập trường duy tâm khách
quan nên khơng thể giải thích đúng đắn được căn nguyên của sự vận động. Chỉ
có phép biện chứng duy vật mới thực sự giải quyết được vấn đề này. Trong tác
phẩm “Bút ký triết học”, Lênin quan tâm và giải thích một cách sâu sắc về căn
nguyên của sự vận động đó là mâu thuẫn của sự vật và hiện tượng, là sự đấu
tranh của các mặt đối lập. Lênin trích dẫn một đoạn của Hêghen nói về mối quan
hệ giữa vận động và mâu thuẫn: Mâu thuẫn, "nó là cái phủ định trong sự quy
định bản chất của nó, là nguyên tắc của mọi sự tự vận động, mà sự tự vận động
này không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện nào đấy của mâu thuẫn...
Vận động là bản thân mâu thuẫn đang tồn tại"1.
Cũng với tinh thần mâu thuẫn là căn nguyên của vận động, Lênin viết:
""Nguồn gốc nội tại của những sự khác nhau" - đó là lơgích bên trong khách
quan của sự tiến hoá và của sự đấu tranh của những sự khác nhau, của các cực"2.
Trong tác phẩm, Lênin đã chỉ ra chỉ có tư duy biện chứng mới nắm được
mâu thuẫn, do đó mà giải thích được quá trình vận động tự thân của mọi sự vật,
hiện tượng. Ơng viết: "Lý tính (trí tuệ) đang tư duy mài sắc sự khác nhau đã cùn
đi của cái khác nhau, tính nhiều vẻ đơn giản của những biểu tượng thành một sự
khác nhau bản chất, một sự đối lập. Chỉ khi nâng lên đến chóp đỉnh của mâu
thuẫn thì những cái nhiều hình nhiều vẻ mới trở nên động và sống đối với nhau,
- và mới chứa đựng một tính phủ định, tức là sự phốc động bên trong của tự vận
động và của sức sống"3.


1

V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr148-149
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr106
3
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr152
2


Tiếp đến, trong bài Về vấn đề phép biện chứng, Lênin đã nói về quy luật
mâu thuẫn như sau: "Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ
phận mâu thuẫn của nó..., đó là thực chất... của phép biện chứng"1.
Lênin khẳng định, quy luật mâu thuẫn là thực chất và hạt nhân của phép
biện chứng duy vật. Sở dĩ như vậy là vì, quy luật mâu thuẫn là chìa khoá để hiểu
biết về các quy luật khác của phép biện chứng duy vật. Chính vì vậy mà trong
Bút ký triết học, Lênin đã hai lần nói rằng bản chất của phép biện chứng là sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Sau khi trình bày 16 yếu tố của
phép biện chứng, Lênin nói: "Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học
thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của
phép biện chứng, nhưng điều đó địi hỏi phải có những sự giải thích và một sự
phát triển thêm"2.
Ở một chỗ khác Lênin lại viết: "Theo nghĩa đen, phép biện chứng là sự
nghiên cứu mâu thuẫn trong ngay bản chất của các đối tượng: không phải chỉ
riêng hiện tượng là tạm thời, chuyển động, lưu động, bị tách rời bởi những giới
hạn chỉ có tính chất ước lệ, mà bản chất của sự vật cũng như thế"3.
Quy luật thứ hai là quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại (gọi tắt
là quy luật lượng đổi, chất đổi). Khi phân tích, chứng minh quy luật chuyển hoá
từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất và ngược lại để chống
lại Đuyrinh, Ăngghen đã chỉ ra cách thức, con đường của sự phát triển. Quá
trình chuyển hoá từ chất này sang chất khác là sự đứt đoạn trong liên tục, là sự

nhảy vọt về chất. Sự vật mới ra đời lại bao hàm sự thống nhất mới về chất và
lượng, ở đó lại tiếp tục diễn ra một quá trình biến đổi mới… sự biến đổi về chất
thành sự biến đổi về lượng.
Trong “Bút ký triết học”, Lênin nói về quy luật này như sau: "Phân biệt
bằng cách nào một sự chuyển hoá biện chứng với một sự chuyển hố khơng biện

1

V.I.Lênin Tồn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr378
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr240
3
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr268
2


chứng? Bằng bước nhảy vọt. Bằng tính mâu thuẫn. Bằng sự gián đoạn của tính
tiệm tiến. Bằng tính thống nhất (đồng nhất) của tồn tại và không tồn tại"1.
Lênin nhận xét sự trình bày quy luật này trong "Lơgích học" của Hêghen
như sau: "Sự chuyển hoá lượng thành chất, trong bản trình bày lý luận - trừu
tượng, thì tối nghĩa đến nỗi người ta không hiểu gì cả" 2. Hêghen phê phán quan
điểm cho rằng một sự vật mới ra đời là do quá trình tiệm tiến, theo Hêghen, thì
để cho sự vật mới ra đời phải có sự nhảy vọt về chất. Lênin chủ ý trích dẫn câu
nói của Hêghen: "Tính tiệm tiến mà khơng có bước nhảy vọt, thì khơng giải
thích được gì cả"3.
Trong khi nói về những yếu tố của phép biện chứng, Lênin đã nêu ra quy
luật này. Yếu tố thứ chín của phép biện chứng là: "Không phải chỉ là sự thống
nhất của các mặt đối lập, mà cịn là những chuyển hố của mỗi quy định, chất,
đặc trưng, mặt, thuộc tính sang mỗi cái khác [sang cái đối lập với nó?]" 4. Và yếu
tố thứ 15, Lênin nói đến sự biển đổi về chất là: "Đấu tranh của nội dung với hình
thức và ngược lại. Vứt bỏ hình thức, cải tạo nội dung"5.

Về quy luật phủ định của phủ định
Bàn về quy luật phủ định của phủ định, Ăngghen cho rằng: “Phủ định của
phủ định là một quy luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan
trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và
của tư duy”6 tr200. Bản chất của quy luật này thể hiện ở chỗ cái mới dường như
trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn.
Lênin quan tâm đến khái niệm phủ định biện chứng. Lênin đã nhận xét về
Hêghen khi Hêghen đánh giá Hêraclít: "Rất đúng và rất quan trọng: "cái khác"
như là cái khác của nó, sự phát triển thành cái đối lập của nó" 7. Ở đây, Lênin
nhấn mạnh phát triển là chuyển hố sang mặt đối lập của nó. Chuyển hố sang
mặt đối lập đó là q trình phủ định, quá trình phủ định của phủ định diễn ra
1

V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr303
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr127
3
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr133
4
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr239-240
5
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr240
6
C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, HN.1994, tr200
7
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr278
2


thông qua hai lần phủ định, lần phủ định thứ nhất sẽ dẫn đến tạo điều kiện cho
sự phủ định lần thứ hai. Sự phủ định biện chứng được Lênin giải thích là:

"Khơng phải sự phủ định sạch trơn, khơng phải sự phủ định không suy nghĩ,
không phải sự phủ định hồi nghi, khơng phải sự do dự, cũng khơng phải sự
nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng, - dĩ nhiên, phép
biện chứng bao hàm trong nó nhân tố phủ định, và thậm chí với tính cách là
nhân tố quan trọng nhất của nó, - khơng, mà là sự phủ định coi như là vòng khâu
của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định, tức là
không có một sự do dự nào, khơng có một sự chiết trung nào" 1. Trong các yếu tố
của phép biện chứng, yếu tố thứ 13 và 14 đã nói về quy luật phủ định của phủ
định: yếu tố thứ 13: sự lặp lại, ở giai đoạn cao, của một số đặc trưng, đặc tính
etc. của giai đoạn thấp và... yếu tố thứ 14: sự quay trở lại dường như với cái cũ.
Các phạm trù của phép biện chứng duy vật
Trong tác phẩm này Lênin không định nghĩa nhưng đã nêu ra nhiều tư
tưởng về phạm trù. Phạm trù theo Lênin là một hình thức phản ánh giới tự nhiên
trong nhận thức của con người. Phạm trù là vòng khâu của nhận thức. Phạm trù
là những giai đoạn cao của nhận thức con người. Phạm trù là những điểm nút
của thế giới khách quan và nó thể hiện sự tách khỏi của con người đối với thế
giới khách quan. Lênin viết “ Con người bản năng, người man rợ không tự tách
khỏi giới tự nhiên, những phạm trù là những giai đoạn của sự tách khỏi đó tức là
của sự nhận thức thế giới. Chúng là những điểm nút của màng lưới” 2. Quan
niệm của Lênin về tính khách quan và tính lịch sử của phạm trù là đối lập với
quan niệm duy tâm của Hêghen về phạm trù. Lênin đi sâu phân tích cặp phạm
trù cái chung và cái riêng. Bởi đây là quan hệ phổ biến nhất mà con người
thường gặp phải ngay trong từng hoạt động đơn giản nhất. Nếu không nắm được
quan hệ giữa cái chung và cái riêng thì con người sẽ vấp phải một cách không tự
giác trong từng bước đi của mình. Lêni cho rằng: “ Cái chung chỉ tồn tại trong

1
2

V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr245

V.I.Lênin Toàn tập, Nxb TBM. 1981. Tập 29. tr102


cái riêng, thông qua cái riêng”1 ngược lại “ cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ
đưa đến cái chung”2.
Ngồi ra, trong “Bút ký triết học” Lênin cịn đề cập và làm rõ mối quan hệ
biện chứng giữa bản chất và hiện tượng, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và
hình thức, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực.
Những yếu tố của phép biện chứng
Trong bản tóm tắt và phân tích “Lơ-gích học” của Hêghen, Lênin đã đánh
giá các định nghĩa của Hêghen về phép biện chứng là những định nghĩa sâu sắc,
thể hiện được thực chất của phép biện chứng với tính cách là khoa học về mối
liên hệ phổ biến và sự phát triển. Với việc đưa ra 16 yếu tố của phép biện chứng,
Lênin đã phê phán cơ sở thế giới quan và tính khơng triệt để của Hêghen và làm
sáng tỏ phép biện chứng như là một khoa học triết học.
Yếu tố thứ nhất của phép biện chứng: “tính khách quan của sự xem xét
(khơng phải thí dụ, khơng phải dài dịng, mà bản thân sự vật tự nó)”. Lênin địi
hỏi khi xem xét sự vật phải đặt nó trong tổng thể các quan hệ đa diện, đa chiều
của chính nó, điều kiện khách quan của việc hình thành và phát triển - lơ-gích
khách quan của sự thay đổi.
Yếu tố thứ hai của phép biện chứng: Xem xét sự vật trong “tổng hồ những
quan hệ mn vẻ của sự vật ấy với sự vật khác”. Muốn hiểu được bản chất của
sự vật, hiện tượng cần phải tính đến các mối quan hệ đa dạng của chúng. Không
nghiên cứu các mối liên hệ và quan hệ mọi mặt của từng sự vật thì khơng nắm
bắt được tính phức tạp trong cơ cấu của nó, tính phụ thuộc nhân quả của các sự
vật, hiện tượng. Các đặc tính, tính chất, khía cạnh của sự vật bộc lộ ra thông qua
những tác động, chi phối nhau giữa chúng. Vì thế, trong quá trình tìm hiểu, phân
tích sự vật cần tn thủ ngun tắc tồn diện và nguyên tắc thứ hai được rút ra:
nguyên tắc lịch sử - cụ thể, hay nguyên tắc tính cụ thể.


1
2

V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr381
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr381


Các nguyên tắc toàn diện và lịch sử - cụ thể nằm trong sự thống nhất như
hai mặt của một tổng thể. Xem nhẹ các nguyên tắc này khó tránh khỏi tính phiến
diện siêu hình, chủ nghĩa chiết trung và nguỵ biện.
Yếu tố thứ ba của phép biện chứng đề cập đến nguyên lý về sự phát triển:
“sự phát triển của sự vật ấy (cũng như của hiện tượng), sự vận động của chính
nó, đời sống của chính nó”. Cần phải xem xét các sự vật trong sự vận động, sự
phát triển của chúng. Lênin chú trọng đến tính quy định khách quan của quá
trình phát triển. Trong quá trình phát triển luôn thể hiện các lực bên trong, các
khuynh hướng của sự vật, triển khai nhiều mặt ngày càng mới, khám phá thêm
các hình thức liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Điều quan trọng là phải vạch ra
nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Sự đối lập có tính ngun tắc
giữa phép biện chứng và phép siêu hình chính ở chỗ này.
Yếu tố thứ tư của phép biện chứng: “những khuynh hướng (và # những
mặt) mâu thuẫn bên trong của sự vật ấy”. Mâu thuẫn bên trong của các sự vật,
hiện tượng - đó là đặc tính phổ biến trong thực tiễn. Lênin viết: “bất cứ một cái
gì cụ thể cũng nằm trong những mối quan hệ khác nhau và thường là mâu thuẫn
với tất cả cái cịn lại, ergo, nó là bản thân nó và là cái khác” 1. Lênin dẫn lại quan
điểm của Hêghen, theo đó mọi sự vật đều mâu thuẫn bên trong; “mâu thuẫn là
nguồn gốc của tất cả mọi vận động và của tất cả mọi sức sống; chỉ trong chừng
mực một sự vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn, thì nó mới vận
động, mới có xung lực và hoạt động”2.
Yếu tố thứ năm của phép biện chứng: “sự vật (hiện tượng etc,.) coi là tổng
số # và sự thống nhất của các mặt đối lập”. Đó cũng là đặc trưng cơ bản của

phép biện chứng. Sự thống nhất của các mặt đối lập phản ánh quá trình vận động
và phát triển của sự vật. Khi xem xét các sự vật thực tế nằm ở hệ thống này hay
hệ thống khác của các mối liên hệ, cần phân tích những mặt khác nhau của sự
thống nhất của các mặt đối lập - sự thống nhất bên trong và bên ngoài, hình thức

1
2

V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr146-147
V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr147-148


và nội dung, hiện tượng và bản chất. Căn cứ vào đặc trưng của sự thống nhất ấy
mà chúng ta có thể phân loại các dạng mâu thuẫn khác nhau.
Phép biện chứng đòi hỏi xem xét sự thống nhất của các mặt đối lập một
cách cụ thể, xem xét những mối quan hệ cụ thể. Đây cũng là bản chất của sự
đồng nhất mang tính biện chứng, sự đồng nhất có chứa đựng các yếu tố khác
biệt.
Nhấn mạnh tính chất quan trọng của sự thống nhất của các mặt đối lập,
Lênin đưa ra một định nghĩa nữa về phép biện chứng: “Có thể định nghĩa vắn tắt
phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là
nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó địi hỏi phải có những
sự giải thích và một sự phát triển thêm”1.
Yếu tố thứ sáu của phép biện chứng: “sự đấu tranh respective* sự triển khai
của các mặt đối lập ấy, của những khuynh hướng mâu thuẫn etc. Yếu tố này chỉ
là quá trình triển khai các mặt đối lập, sự thâm nhập nhau của chúng. Ngay cả
các khái niệm phản ánh bản chất của sự thống nhất và tác động lẫn nhau của các
mặt đối lập cũng phải được mài sắc, gọt dũa, làm mềm dẻo, linh hoạt, tương đối,
liên hệ với nhau, thống nhất trong các đối lập, để có thể bao quát thế giới. Nhận
thức biện chứng cần phản ánh sự triển khai toàn bộ các lĩnh vực của thực tiễn

chứa đầy mâu thuẫn; cùng lúc cần tạo ra sự đổi mới kịp thời về mặt lý luận, để
nghiên cứu một cách hiệu quả mối quan hệ nhiều mặt của nó. Thiếu điều này thì
không thể hiểu được giai đoạn phát triển và giải quyết mâu thuẫn biện chứng.
Giải quyết mâu thuẫn là kết quả khắc phục mặt đối lập này bằng mặt đối lập
khác. Một mâu thuẫn được giải quyết lại xuất hiện những mặt đối lập mới trong
quan hệ với nhau, có nghĩa là những mâu thuẫn mới.
Yếu tố thứ bảy của phép biện chứng: “sự kết hợp phân tích và tổng hợp - sự
phân tích những bộ phận riêng biệt và tổng hòa, tổng của những bộ phân ấy”. Sự
thống nhất (hay kết hợp theo cách diễn đạt của Lênin) phép phân tích và phép
tổng hợp thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau. Phép phân tích và phép tổng
1

V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr240


hợp nằm trong sự thống nhất, mặc dù phản ánh các mặt đối lập nhau của quá
trình nhận thức.
Yếu tố thứ tám của phép biện chứng: “những quan hệ của mỗi sự vật (hiện
tượng etc.) không những là muôn vẻ, mà cịn là phổ biến, tồn diện. Mỗi sự vật
(hiện tượng, quá trình etc.) đều liên hệ với mỗi sự vật khác”. Yếu tố này nhấn
mạnh tính phổ biến của mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Đặc điểm
quan trọng của nhận thức lý luận là làm sáng tỏ các mối liên hệ phổ biến, toàn
diện có tính quy luật.
Yếu tố thứ chín của phép biện chứng chỉ ra đặc trưng của sự chuyển hoá
các mặt đối lập. Lênin viết: “không phải chỉ là sự thống nhất của các mặt đối
lập, mà còn là những sự chuyển hoá của mỗi quy định, chất, đặc trưng, mặt,
thuộc tính sang mỗi cái khác [sang cái đối lập với nó?]”.
Yếu tố thứ mười của phép biện chứng: “quá trình vô hạn của việc tìm ra
những mặt mới, những quan hệ mới etc.”. Yếu tố này làm rõ thêm tư tưởng của
Lênin về mối liên hệ phổ biến của tất cả các sự vật, các hiện tượng thực tiễn,

tính vơ tận, tính phức tạp của bản thân chúng và các cơ cấu hợp thành. Phép biện
chứng thể hiện ở đây với tính cách là nhận thức sinh động, phức tạp và đa dạng
(số lượng các mặt không ngừng tăng lên), bao hàm vô số những mặt riêng biệt
trong cách quan sát đi gần tới hiện thực.
Yếu tố thứ mười một của phép biện chứng: “quá trình vô hạn của sự đi sâu
của nhận thức của con người về các sự vật, hiện tượng, quá trình v.v., nhận thức
đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn”.
Một cách cơ đọng có thể hiểu rằng yếu tố này của phép biện chứng vạch ra quá
trình đào sâu không ngừng của việc nhận thức bản chất của sự vật. Vận động
của nhận thức khoa học bắt đầu từ chỗ tìm thấy bản chất của các sự vật, hiện
tượng ở ngay thực tiễn.
Yếu tố thứ mười hai của phép biện chứng: “từ sự cùng tồn tại đến tính nhân
quả và từ một hình thức liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau này đến một hình thức


khác sâu sắc hơn, chung hơn”. Mối liên hệ nhân quả là quan hệ cơ bản trong thế
giới, dù không phải là quan hệ duy nhất.
Yếu tố thứ mười ba của phép biện chứng: “sự lặp lại của một số đặc trưng,
đặc tính của giai đoạn thấp ở giai đoạn cao”.
Yếu tố thứ mười bốn của phép biện chứng: “sự quay trở lại dường như với
cái cũ (phủ định của phủ định)”.
Lênin đã đưa ra hai khía cạnh quan trọng nhất của phát triển là lưu giữ cái
tích cực, phù hợp trong quá trình phủ định, lặp lại cái cũ ở nấc thang cao hơn
nhờ củng cố và phát huy cái tích cực.
Sự phát triển của khoa học và trình độ nhận thức chung của con người hôm
nay càng khẳng định tính đúng đắn của quan điểm của Lênin về các yếu tố của
phép biện chứng.
2.2. Ý nghĩa đối với việc bảo vệ, phát triển triết học Mác – Lênin hiện nay
“Bút ký triết học” với những tư tưởng rất sâu sắc về phép biện chứng là một
trong những tác phẩm kinh điển tiêu biểu nhất của triết học Mác - Lênin, góp

phần phát triển phép biện chứng duy vật và tiếp tục giải quyết một cách sâu sắc,
khoa học các vấn đề lý luận hết sức quan trọng như tính kế thừa trong sự phát
triển của triết học với tính cách là “tinh hoa về mặt tinh thần” của các thời đại
nối tiếp nhau. Những nội dung về phép biện chứng trong tác phẩm “Bút ký triết
học” có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ và phát triển triết học MácLênin hiện nay.
Mặc dù là một tác phẩm khó đọc, nhưng trong đó chứa đựng rất nhiều tư
tưởng biện chứng duy vật có giá trị và có ý nghĩa lý luận to lớn. Trước hết, nó
trang bị cho các nhà triết học duy vật biện chứng cách xem xét, đánh giá lịch sử,
cụ thể ở đây là lịch sử tư tưởng triết học một cách trung thực và khoa học. Cách
xem xét, đánh giá đó là cơ sở cho chúng ta nhận định triết học Mác – Lênin ra
đời là một tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử tư
tưởng triết học nhân loại và là đỉnh cao của triết học nhân loại với tính cách
mạng, khoa học, sáng tạo, hoàn bị và triệt để nhất. Đồng thời là cơ sở để những


người mácxit chân chính có trách nhiệm bảo vệ và phát triển hệ thống triết học
đó trong giai đoạn hiện nay.
Phép biện chứng trong “Bút ký triết học” có ý nghĩa định hướng về thế giới
quan và phương pháp luận để bảo vệ, phát triển triết học Mác - Lênin. Ở bình
diện thế giới quan, phép biện chứng của Lênin được trình bày trong tác phẩm đã
chỉ ra một cách cô đọng nhưng sâu sắc về những nội dung cơ bản của phép biện
chứng, nguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa duy tâm, vạch ra mối liên hệ
giữa nó với khả năng nhận thức của con người, chỉ rõ cơ sở xã hội cho sự hình
thành các phương án của chủ nghĩa duy tâm trong việc giải thích thế giới, giới tự
nhiên, con người. Cách đặt vấn đề của Lênin về đối lập và “chuyển hoá” duy vật
- duy tâm gợi cho người đọc một cách tiếp cận sinh động, chứ không đơn điệu
về các học thuyết triết học, dù đó là “duy tâm thơng minh”, hay “duy vật thơ
thiển, tầm thường”. Đó chính là những hiểu biết cần thiết để chúng ta đấu tranh
chống lại chủ nghĩa duy tâm, cơ hội, xét lại triết học Mác – Lênin hiện nay.
Ở bình diện phương pháp luận, phép biện chứng trong “Bút ký triết học”

một lần nữa đem lại cho người đọc “nghệ thuật” phân tích các sự vật, hiện tượng
tự nhiên, các quá trình lịch sử - xã hội, nhất là việc phân tích bối cảnh lịch sử
hiện nay để bảo vệ, phát triển triết học Mác - Lênin. Tác phẩm gợi ra cho người
đọc “cách trình bày khác” về phép biện chứng duy vật trên cơ sở lưu giữ nội
dung cách mạng và khoa học của nó, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác. Trong
cách trình bày của mình, Lênin nhấn mạnh đến phép biện chứng như học thuyết
về sự phát triển. Cách trình bày khác ấy của Lênin mở ra khả năng phân tích các
nguyên lý, các quy luật, các cặp phạm trù của phép biện chứng không theo mô
thức bất biến, không theo những khuôn mẫu định sẵn và máy móc, mà theo bối
cảnh, theo địi hỏi của mục đích nghiên cứu, đi sâu vào thực chất phép biện
chứng. Đó là cơ sở để chúng ta thực hiện di chúc của các nhà triết học mácxit
không nên coi triết học của các ông là một cái gì đã xong hồn tồn mà phải
ln coi nó là một hệ thống mở cần phải có sự bổ sung và phát triển. Tư tưởng
về phép biện chứng của Lênin trình bày trong tác phẩm cung cấp cho chúng ta


phương pháp bảo vệ, phát triển triết học Mác – Lênin một cách biện chứng linh
hoạt, chống lại các quan điểm rập khn, máy móc, siêu hình.
Phép biện chứng duy vật của Lênin trong “Bút ký triết học” mang đến
nhiều nội dung sâu sắc, giúp họ vững vàng hơn trong cuộc luận chiến tư tưởng,
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Phép biện chứng duy vật mà
Lênin phát triển trong Bút ký triết học có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng
để nghiên cứu các quy luật xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, phục vụ cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều, cơ hội, xét lại triết học Mác – Lênin hiện
nay.
Những bản tóm tắt, những đoạn trích, những ghi chú của Lênin về triết
học trong đó trọng tâm là phép biện chứng duy vật đã chỉ ra những con đường
phát triển hơn nữa chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và
lịch sử khoa học của triết học nhất là triết học Mác như Lênin đã từng viết: "Sự
kế tục sự nghiệp của Hêghen và của Mác phải là sự xây dựng một cách biện

chứng lịch sử của tư tưởng loài người, của khoa học và kỹ thuật"1.
Phép biện chứng duy vật ra đời là một quá trình hợp với quy luật phát triển
của nhận thức. Đây là một khoa học triết học toàn diện nhất, sâu sắc và triệt để
nhất của sự vận động và phát triển của thế giới vật chất. Với bản chất khoa học
và cách mạng, phép biện chứng duy vật đã, đang và tiếp tục cung cấp cho chúng
ta hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận phổ biến, thực sự khoa học và có
hiệu quả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn xã hội nói chung. Vận dụng
trung thành và sáng tạo triết học Mác - Lênin, đặc biệt là phép biện chứng duy
vật là vấn đề nguyên tắc đối với tất cả các Đảng Cộng Sản và phong trào công
nhân quốc tế, trong đó có Việt Nam. Thực tiễn chứng minh rằng, trải qua những
bước thử thách khác nhau trong mọi hoàn cảnh, phép biện chứng duy vật luôn tỏ
ra là đỉnh cao của trí tuệ lồi người, ln có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn.
Thực tiễn cũng luôn nảy sinh những vấn đề hết sức phức tạp của từng nước,
từng quốc gia, dân tộc và đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội...
1

V.I.Lênin Tồn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29. tr156


Ngày nay, việc bảo vệ phép biện chứng duy vật dưới sự xuyên tạc của
những kẻ thù tư tưởng của nó, cũng như việc thường xun nghiên cứu, phát
triển, hồn thiện nó đều hết sức quan trọng. Muốn bảo vệ nhất thiết phải phân
tích, muốn phát triển phải bảo vệ bản chất khoa học cách mạng của phép biện
chứng duy vật. Thực tế khẳng định rằng, việc đó khơng chỉ là vấn đề thuần tuý
lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nóng bỏng hiện nay.

KẾT LUẬN
Thông qua việc chứng minh mối liên hệ lẫn nhau của các quy luật phát triển
của thế giới khách quan và các quy luật của nhận thức, Lênin làm sâu sắc thêm
quan điểm về phép biện chứng như là một khoa học về sự phát triển của thế giới

khách quan, của tự nhiên, của xã hội và tư duy, xác định các yếu tố của phép
biện chứng, sự thống nhất giữa phép biện chứng - lý luận nhận thức - lơ-gích
học. Từ góc độ phương pháp biện chứng, tác phẩm làm sáng tỏ thêm quy luật kế
thừa trong sự phát triển của tư duy triết học qua các thời đại.
Bút ký triết học được coi là tiêu điểm quy tụ những tư tưởng của Lênin về
lĩnh vực hết sức khác nhau của tri thức loài người. Lênin đã đề cập, phát triển
nhận thức về phép biện chứng, những quy luật và những phạm trù cơ bản của
nó, lịch sử hình thành và phát triển của chúng, ý nghĩa của chúng đối với khoa
học tự nhiên và khoa học xã hội, tính chất biện chứng của sự phát triển xã hội.
Bút ký triết học có ý nghĩa phương pháp luận hết sức quan trọng để trang
bị cho những người mácxít vũ khí lý luận chống chủ nghĩa duy tâm, giáo điều,
xét lại, chủ nghĩa siêu hình và tôn giáo trong bảo vệ, phát triển triết học Mác –
Lênin hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giới thiệu những vấn đề triết học trong một số tác phẩm của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Nxb QĐND năm 2008
2. V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005. Tập 29.
3. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, HN.2005



×