Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ĐỖ THỊ TUYẾT XUÂN ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN kết QUẢ đấu THẦU THUỐC tập TRUNG gói GENERIC tại sở y tế TỈNH BÌNH THUẬN năm 2020 LUẬN văn dƣợc sĩ CHUYÊN KHOA cấp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 91 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ TUYẾT XUÂN

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾT QUẢ
ĐẤU THẦU THUỐC TẬP TRUNG GĨI
GENERIC TẠI SỞ Y TẾ TỈNH BÌNH THUẬN
NĂM 2020
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : 19211188

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Thắng
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Sở Y tế Bình Thuận

HÀ NỘI, NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cơ giáo, gia đình, đồng
nghiệp và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
TS. Đỗ Xuân Thắng - Bộ môn Quản lý kinh tế Dược, người Thầy đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi từng bước hoàn thành Luận văn này.
Tập thể các Thầy, cơ giáo, cán bộ Phịng Sau Đại học, Bộ mơn Quản
lý Kinh tế Dƣợc và các Bộ mơn, các Phịng, Ban của Trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong q
trình học tập, nghiên cứu tại Trường.


Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Y tế Bình Thuận và các
đồng nghiệp tại Phòng Nghiệp vụ Sở Y tế đã tạo điều kiện cho tôi về mọi
mặt để tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn này.
Lời cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý
kiến cho tơi hồn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN

Đỗ Thị Tuyết Xuân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1....................................................................................................... 3
1.1. Quy định về đấu thầu tập trung thuốc .................................................... 3
1.1.1. Quy định về đấu thầu mua thuốc ............................................................. 3
1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu: ............................................................. 3
1.1.3. Phân nhóm trong gói thầu thuốc Generic ................................................ 4
1.1.4. Các hình thức tổ chức đấu thầu mua thuốc hiện nay: .............................. 6
1.1.5. Quy trình đấu thầu tập trung thuốc cấp địa phương ................................ 7
1.2. Ký kết hợp đồng và sử dụng thuốc đã trúng thầu ................................. 7
1.3 Một số văn bản pháp lý liên quan ............................................................. 9
1.4. Thực trạng thực hiện kết quả trúng thầu tập trung thuốc cấp địa
phƣơng............................................................................................................. 11

1.4.1. Kết quả thực hiện thuốc trúng thầu theo số khoản mục và giá trị ......... 11
1.4.2. Tình hình thực hiện thuốc theo nhóm tiêu chí kỹ thuật ......................... 11
1.4.3. Tình hình thực hiện mua thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập
khẩu trong đấu thầu .......................................................................................... 13
1.4.4. Tình hình điều tiết thuốc trong việc thực hiện kết quả đấu thầu ........... 14
1.5. Một số vấn đề tồn tại trong việc thực hiện kết quả đấu thầu theo quy
định .................................................................................................................. 14
1.5.1. Vấn đề tỷ lệ giá trị thực hiện dưới 80% so với giá trị trúng thầu .......... 14
1.5.2. Vấn đề thuốc trúng thầu không sử dụng: ............................................... 15


1.5.3. Vấn đề thực hiện trên 120% so với số lượng trúng thầu. ...................... 16
1.5.4. Vấn đề thuốc sử dụng trong Nhóm A chứa các thuốc nhóm
vitamin, khống chất ........................................................................................ 16
1.6. Vài n t về hệ thống y tế của tỉnh Bình Thuận và cơng tác đấu thầu
cung ứng và sử dụng thuốc tại tỉnh Bình Thuận......................................... 17
1.6.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Thuận ................................................ 17
1.6.2. Hệ thống y tế tỉnh Bình Thuận ............................................................... 18
1.6.3. Cơng tác tổ chức đấu thầu cung ứng và sử dụng thuốc cho các cơ
sở khám ch a bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. ............................ 19
1.7. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 22
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 24
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 24
2.2.1. Biến số nghiên cứu ................................................................................. 24
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 28
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 28
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................. 29
2. 5. Trình bày kết quả nghiên cứu ............................................................... 31
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 32

3.1. Phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung Gói
Generic của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. ......................... 32
3.1.1. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo khoản mục, giá trị ......................... 32
3.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu và sử dụng phân chia theo nhóm tiêu chí
kỹ thuật ............................................................................................................. 32
3.1.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu và sử dụng theo nguồn gốc ............................. 34
3.1.4. Cơ cấu thuốc trúng thầu và sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ........ 34


3.1.5. Cơ cấu thuốc trúng thầu, thực hiện theo xuất xứ ................................... 37
3.1.6. Cơ cấu thuốc trúng thầu, sử dụng theo đường dùng .............................. 39
3.1.7. Cơ cấu thuốc trúng thầu, sử dụng theo thuốc đơn thành phần, đa
thành phần ........................................................................................................ 40
3.1.8. Thuốc trúng thầu, sử dụng theo tuyến, hạng bệnh viện ......................... 41
3.1.9. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo A, B, C ...................................... 42
3.1.10. Thuốc sử dụng được điều tiết số lượng ................................................ 46
3.2. Phân tích một số vấn đề trong việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc
Gói Generic năm 2020 chƣa đạt yêu cầu theo quy định............................. 47
3.2.1. Vấn đề về danh mục thuốc sử dụng so với danh mục trúng thầu .......... 48
3.2.2. Vấn đề sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ............................... 49
3.2.3. Vấn đề sử dụng thuốc theo nhóm tiêu chí kỹ thuật................................ 51
3.2.4. Vấn đề sử dụng thuốc theo nguồn gốc ................................................... 52
3.2.5. Vấn đề sử dụng thuốc đối với đường dùng theo tỷ lệ thực hiện ............ 53
3.2.6. Vấn đề sử dụng các thuốc hạng A có nhóm thuốc vitamin và
khoáng chất ...................................................................................................... 53
3.2.7. Vấn đề sử dụng thuốc điều tiết từ các cơ sở y tế ................................... 56
CHƢƠNG 4..................................................................................................... 58
4.1. Việc sử dụng thuốc theo kết quả trúng thầu năm 2020 tại các đơn vị
khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận......................................... 58
4.1.1. Thuốc trúng thầu và thực hiện theo khoản mục, giá trị ......................... 58

4.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu và sử dụng phân chia theo nhóm tiêu chí
kỹ thuật ............................................................................................................. 59
4.1.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu và sử dụng theo nguồn gốc ............................. 60
4.1.4. Cơ cấu thuốc trúng thầu và sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ........ 60


4.1.5. Cơ cấu thuốc trúng thầu, thực hiện theo xuất xứ ................................... 61
4.1.6. Thuốc trúng thầu, sử dụng theo đường dùng ......................................... 61
4.1.7. Thuốc trúng thầu, sử dụng theo thuốc đơn thành phần, đa thành
phần .................................................................................................................. 63
4.1.8. Thuốc trúng thầu, sử dụng theo tuyến, hạng bệnh viện ......................... 63
4.1.9. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo A, B, C ...................................... 64
4.1.10. Thuốc sử dụng được điều tiết số lượng ................................................ 65
4.2. Một số vấn đề trong việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc năm 2020
chƣa đạt yêu cầu theo quy định. ................................................................... 66
4.2.1. Vấn đề về danh mục thuốc sử dụng so với danh mục trúng thầu .......... 66
4.2.2. Vấn đề sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ............................... 68
4.2.3. Vấn đề sử dụng thuốc theo nhóm tiêu chí kỹ thuật................................ 69
4.2.4. Vấn đề sử dụng thuốc theo nguồn gốc ................................................... 70
4.2.5. Vấn đề sử dụng thuốc theo đường dùng ................................................ 71
4.2.6. Vấn đề sử dụng các thuốc hạng A có nhóm thuốc vitamin và
khống chất ...................................................................................................... 71
4.2.7. Vấn đề thuốc sử dụng được điều tiết số lượng ...................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 73
1. Kết luận ....................................................................................................... 73
1.1. Việc thực hiện theo kết quả đấu thầu mua thuốc tập trung năm 2020
của Sở Y tế Bình Thuận ................................................................................. 73
1.2. Một số vấn đề trong việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc năm 2020
chƣa đạt yêu cầu theo quy định của Thông tƣ số 15/2019/TT-BYT. ........ 74
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 76

2.1. Đối với cơ sở y tế...................................................................................... 76
2.2. Đối với Sở Y tế ......................................................................................... 76


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BYT

Giải nghĩa
Bộ Y tế

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CSYT

Cơ sở y tế

DMT

Danh mục thuốc

KCB BHYT
KQ LCNT
Luật Đấu thầu số

43/2013
Nghị định số
63/2014
Nghị định số
54/2017
SYT
UBND

Khám ch a bệnh bảo hiểm y tế
Kết quả lựa chọn nhà thầu
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành
một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Nghị định số 54/2017/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Dược
Sở Y tế
Ủy ban nhân dân
Thông tư số 09/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 của Bộ

Thông tư số

trưởng Bộ Y tế Ban hành danh mục thuốc đấu thầu, Danh

09/2016

mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp
dụng hình thức đàm phán giá.
Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ

Thông tư số


trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện

30/2018

thanh tốn đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc
phóng xạ và hoạt chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng


Chữ viết tắt
BYT

Giải nghĩa
Bộ Y tế
của người tham gia bảo hiểm y tế

Thông tư 15/2019

Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế
quy định việc đấu thầu tại các cơ sở y tế công lập
Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10/8/2020 của Bộ

Thông tư 15/2020

trưởng Bộ Y tế Ban hành danh mục thuốc đấu thầu, Danh
mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp
dụng hình thức đàm phán giá.
Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ

Thông tư 29/2020 trưởng Bộ Y tế sửa đồi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản

quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1. 1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ..................................................... 3
Bảng 1. 2. Phân nhóm thuốc generic ................................................................ 5
Bảng 1.3. Tỷ lệ về số khoản mục và giá trị so với trúng thầu ở một số tỉnh .. 11
Bảng 1.4. Tỷ lệ thực hiện tại một số tỉnh ........................................................ 12
Bảng 1.5. Cơ cấu tỷ lệ thuốc thuốc nhóm 3 thực hiện .................................... 12
Bảng 1.6. Tỷ lệ thực hiện về số khoản mục và giá trị của thuốc sản xuất trong
nước và nhập khẩu ở một số tỉnh .................................................................... 13
Bảng 2.7. Biến số nghiên cứu cho Mục tiêu 1 ................................................ 24
Bảng 2.8. Biến số nghiên cứu cho Mục tiêu 2 ................................................ 27
Bảng 3.9. Tổng số khoản mục, giá trị thuốc trúng thầu và thực tế sử dụng ... 32
Bảng 3.10. Thuốc trúng thầu và sử dụng theo nhóm tiêu chí kỹ thuật ........... 33
Bảng 3.11. Thuốc trúng thầu và sử dụng phân chia theo nguồn gốc .............. 34
Bảng 3.12. Thuốc trúng thầu và sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý .......... 35
Bảng 3.13. Thuốc trúng thầu và sử dụng phân chia theo xuất xứ................... 37
Bảng 3.14. Thuốc trúng thầu và sử dụng phân chia theo đường dùng ........... 39
Bảng 3.15. Thuốc trúng thầu và sử dụng theo thành phần ............................. 40
Bảng 3.16. Thuốc trúng thầu và sử dụng theo phân tuyến và hạng bệnh viện 41
Bảng 3.17. Thuốc trúng thầu và sử dụng theo phân loại ABC ....................... 42
Bảng 3.18. Cơ cấu thuốc nhóm A theo nhóm TDDL ..................................... 43
Bảng 3.19. Danh sách 15 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất thuộc nhóm A ... 45
Bảng 3.20. Thuốc sử dụng được điều tiết số lượng ........................................ 46
Bảng 3.21. Các vấn đề tồn tại được tiến hành nghiên cứu trong Mục tiêu 2.. 47


Bảng 3.22. Tỉ lệ % các thuốc sử dụng so với trúng thầu ................................ 48
Bảng 3.23. Sử dụng đối với nhóm tác dụng dược lý theo tỉ lệ thực hiện ....... 49

Bảng 3.24. Sử dụng theo từng nhóm thuốc theo tỷ lệ thực hiện ..................... 51
Bảng 3.25. Sử dụng đối với nguồn gốc theo tỷ lệ thực hiện ........................... 52
Bảng 3.26. Sử dụng đối với đường dùng thuốc theo tỷ lệ thực hiện .............. 53
Bảng 3.27. 19 Thuốc Vitamin và khoáng chất thuộc phân hạng A ................ 54
Bảng 3.28. Thuốc sử dụng và điều tiết theo nhóm tác dụng dược lý ............. 56


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình đấu thầu tập trung cấp địa phương ................................... 7
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức ngành Y tế Bình Thuận ............................................ 18


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội, là yếu tố
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cơng tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân là một trong nh ng công tác ưu tiên hàng đầu, trong đó
thuốc là mặt hàng thiết yếu, quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe con
người. Mục tiêu chung của Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt
Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030[1], đó là: “Cung
ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu
bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng
thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng
sâu, vùng xa”.
Thuốc là mặt hàng không thể thiếu trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe
và bảo vệ nhân dân. Do đó đấu thầu mua thuốc là vấn đề rất được quan tâm
của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là việc quản lý giá thuốc, thống
nhất giá thuốc và quản lý chất lượng thuốc. Điều đó thể hiện qua hệ thống văn
bản pháp quy về hoạt động đấu thầu được thay đổi qua từng giai đoạn.
Chỉ trong năm năm trở lại đây, các văn bản hướng dẫn thực hiện đấu

thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế công lập đã qua rất nhiều lần thay đổi:
Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế quy định việc đấu
thầu tại các cơ sở y tế công lập thay thế Thông tư 11/2016/TT-BYT ngày
11/5/2016; Thông tư 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 của Bộ Y tế ban hành
Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và
khả năng cung cấp thay thế Thông tư 10/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016;
Thông tư 15/2020/TT-BYT ngày 10/8/2020 của Bộ Y tế ban hành danh mục
thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục được áp dụng
hình thức đàm phán giá thay thế Thơng tư 09/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016;
1


Thông tư 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và
bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Các văn bản quy phạm pháp luật sau ra đời nhằm góp phần hồn thiện cơng
tác đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế đồng thời khắc phục nh ng tồn tại bất cập
của các văn bản trước và để phù hợp hơn với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Tại Sở Y tế Bình Thuận, nội dung nghiên cứu việc thực hiện kết quả
đấu thầu thuốc tập trung của Sở Y tế chưa có người thực hiện. Từ trước tới
nay mới chỉ có 01 đề tài nghiên cứu “Phân tích kết quả đấu thầu thuốc tại Sở
Y tế tỉnh Bình Thuận năm 2017” của Dược sỹ Nguyễn Đương Thức. Do đó
việc nghiên cứu vấn đề sử dụng thuốc theo kết quả đấu thầu tập trung của Sở
Y tế tại các cơ sở y tế là hết sức cần thiết.
Với mong muốn tìm hiểu việc sử dụng thuốc theo kết quả đấu thầu
thuốc năm 2020 của Sở Y tế Bình Thuận theo quy định hiện hành và thực
trạng sử dụng thuốc theo kết quả đấu thầu tập trung nhằm đảm bảo việc sử
dụng thuốc hợp lý ở các đơn vị khám ch a bệnh cũng như tiết kiệm, hạn chế
lãng phí về các nguồn lực và đạt hiệu quả cao trong công tác đấu thầu mua
thuốc, tôi tiến hành đề tài “Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc
tập trung Gói Generic tại Sở Y tế tỉnh Bình Thuận năm 2020” nhằm đạt

các mục tiêu sau đây:
1. Phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung Gói
Generic của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
2. Phân tích một số vấn đề tồn tại trong việc thực hiện kết quả đấu thầu
thuốc Gói Generic năm 2020 chưa đạt yêu cầu theo quy định.
Từ đó có ý kiến góp ý, đề xuất biện pháp để các cơ sở y tế sử dụng
thuốc hợp lý cũng như cơ quan quản lý, đơn vị tổ chức đấu thầu tập trung tại
địa phương điều chỉnh, hồn thiện hơn trong q trình tổ chức thực hiện công
tác đấu thầu nhằm đạt hiệu quả cao trong nh ng năm tiếp theo.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Quy định về đấu thầu tập trung thuốc
1.1.1. Quy định về đấu thầu mua thuốc
Khái niệm về đấu thầu: Luật đấu thầu đã định nghĩa: “Đấu thầu là quá
trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư
vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để
ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, dự
án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch
và hiệu quả kinh tế” [11].
Các quy định chung về đấu thầu mua thuốc: Luật đấu thầu (Mục 3,
chương 5) và Nghị định 63/2014/NĐ-CP (Mục 3, Chương 7) đã có quy định
cụ thể về việc mua thuốc, vật tư y tế. Đây là một điểm nhấn quan trọng đối
với việc tổ chức đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Điều này thể hiện
rõ sự quan tâm của Quốc hội và Chính phủ đến vấn đề đấu thầu thuốc trong
giai đoạn hiện nay [11], [12].
1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu:
Hiện nay có 7 hình thức lựa chọn nhà thầu như sau [11], [12], [13]:

Bảng 1. 1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
STT
1

2

Hình thức
Đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu hạn chế

Phạm vi áp dụng
Không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư
tham dự.
Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ
thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu
đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

3


STT

3

Hình thức

Phạm vi áp dụng
Hạn mức áp dụng: khơng q 01 tỷ đồng. Áp
dụng trong trường hợp đặc biệt: gói thầu mua

thuốc để triển khai cơng tác phịng, chống dịch

Chỉ định thầu

bệnh trong trường hợp cấp bách
Hạn mức áp dụng: gói thầu có giá trị của gói
Chào
4

hàng

cạnh

tranh

thầu khơng q 05 tỷ đồng với quy trình thơng
thường; khơng q 1 tỷ đồng với quy trình rút
gọn
Gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc

5

Mua sắm trực tiếp

cùng một dự án hoặc thuộc dự án mua sắm
khác.
Áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán
mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp

Tự thực hiện


quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật,
tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của

6

gói thầu.
Áp dụng cho gói thầu mua thuốc chỉ từ một đến
hai nhà sản xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc
7

Đàm phán giá

hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và
các trường hợp đặc thù.

Hình thức được áp dụng đối với đấu thầu mua thuốc tập trung là đấu
thầu rộng rãi để đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch.
1.1.3. Phân nhóm trong gói thầu thuốc Generic
Thơng tư số 15/2019/TT-BYT quy định rất cụ thể về đấu thầu thuốc.
Trong đó có việc phân chia nhóm của gói thầu thuốc Generic[13]:

4


Mỗi DMT generic phải được phân chia thành các nhóm, mỗi thuốc
generic trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu thuốc generic
được phân chia thành 05 (năm) nhóm theo tiêu chí kỹ thuật, cụ thể như sau:
Bảng 1. 2. Phân nhóm thuốc generic
Phân

nhóm

Nhóm 1

Nhóm 2

Tiêu chuẩn phân nhóm
- Được sản xuất tồn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt
nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất
thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP tại
nước thuộc danh sách SRA;
- Thuốc thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm
tham chiếu do Bộ Y tế công bố, trừ thuốc biệt dược gốc thuộc
danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá do Bộ
Y tế ban hành và đã được công bố kết quả đàm phán giá;
- Được sản xuất toàn bộ các công đoạn tại Việt Nam và phải
đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
+ Sản xuất tồn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên
tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt
nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và được cơ
quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu
chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương
EU- GMP;
+ Được cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách
SRA cấp phép lưu hành;
+ Thuốc lưu hành tại Việt Nam và thuốc được nước thuộc
danh sách SRA cấp phép lưu hành phải có cùng cơng thức
bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, phương
pháp kiểm nghiệm; dược chất, tá dược phải có cùng tiêu
chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất, địa điểm sản xuất.

- Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt
nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất
thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và
được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên
tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương
5


Phân
nhóm

Tiêu chuẩn phân nhóm
đương EU- GMP.
- Được sản xuất tồn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại
nước là thành viên PIC/s đồng thời là thành viên ICH, được
cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước này cấp chứng nhận
đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP và được cơ quan quản
lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/sGMP

Nhóm 3

Nhóm 3 bao gồm các thuốc được sản xuất trên dây chuyền
sản xuất thuốc được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá
đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và có nghiên cứu tương
đương sinh học được cơ quan quản lý dược Việt Nam cơng
bố;

Nhóm 4

Nhóm 4 bao gồm các thuốc được sản xuất toàn bộ trên dây

chuyền sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược
Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO-GMP

Nhóm 5

Nhóm 5 bao gồm các thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất
thuốc được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt
nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO-GMP và không thuộc các
trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều
này

1.1.4. Các hình thức tổ chức đấu thầu mua thuốc hiện nay:
Thông tư số 09 và 15 quy định ba hình thức tổ chức đấu thầu mua
thuốc tại các cơ sở y tế công lập như sau [14], [13]:
- Đấu thầu tập trung cấp Quốc gia, đàm phán giá
- Đấu thầu tập trung cấp địa phương
- Cơ sở y tế tự tổ chức lựa chọn nhà thầu
Phương thức đấu thầu tập trung có nhiều ưu điểm như: giúp tiết kiệm
thời gian đấu thầu thuốc cho các cơ sở y tế, giúp danh mục và giá thuốc được
thống nhất chung trong toàn tỉnh, hoạt động đấu thầu được tập trung và
6


chun nghiệp hóa, tăng cường hiệu quả của cơng tác quản lý thuốc trên địa
bàn… Song bên cạnh đó, việc đấu thầu tập trung thuốc bộc lộ một số hạn chế:
Thời gian tổ chức đấu thầu kéo dài; dự đoán nhu cầu sử dụng thuốc cho năm
kế hoạch của cơ sở y tế gặp nhiều khó khăn (do cơ cấu bệnh tật, thói quen sử
dụng thuốc tại nhiều đơn vị là khác nhau), việc phối hợp công tác gi a Sở Y
tế với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định mất nhiều thời gian…
1.1.5. Quy trình đấu thầu tập trung thuốc cấp địa phương


Đơn vị đấu thầu
tập trung

Kiểm tra giám sát

Cơ sở y tế
Xây dựng, tổng hợp nhu
cầu sử dụng thuốc

Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Hoàn thiện, ký kết, thanh
tốn hợp đồng cung cấp
thuốc

Cơng khai kết quả lựa chọn
nhà thầu, ký thỏa thuận
khung

Hình 1.1. Quy trình đấu thầu tập trung cấp địa phương tại Sở Y tế
Bình Thuận
1.2. Ký kết hợp đồng và sử dụng thuốc đã trúng thầu
Sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, đơn vị KCB và nhà thầu thực hiện
ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng trong khoảng thời gian quy định. Thông tư
15 quy định rất rõ trách nhiệm của cơ sở y tế và nhà thầu trúng thầu khi thực
hiện hợp đồng, cụ thể tại Điều 37 [13]:
- Thủ trưởng cơ sở y tế và nhà thầu trúng thầu chịu trách nhiệm thực
hiện hợp đồng cung cấp thuốc theo đúng các quy định của pháp luật có liên
7



quan về hợp đồng kinh tế, phải thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần
trong hợp đồng đã ký kết. Đối với thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, thuốc hiếm,
thuốc kiểm soát đặc biệt, dịch truyền và nh ng tình huống khác sau khi báo
cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% giá trị
của từng phần trong hợp đồng đã ký kết.
- Trường hợp cơ sở y tế không thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng
phần trong hợp đồng đã ký kết thì Thủ trưởng cơ sở y tế phải báo cáo, giải
trình lý do với người có thẩm quyền.
- Cơ sở y tế khơng được mua vượt số lượng thuốc của một nhóm thuốc
trong kết quả lựa chọn nhà thầu nếu chưa mua hết số lượng thuốc trong các
nhóm thuốc khác của cùng hoạt chất, cùng nồng độ hoặc hàm lượng, cùng
dạng bào chế đã trúng thầu theo các hợp đồng đã ký.
- Các trường hợp sau đây được phép mua vượt nhưng số lượng không
được vượt quá 20% so với số lượng của nhóm thuốc đó trong hợp đồng đã ký
và khơng phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung:
+ Đã sử dụng hết số lượng thuốc của các nhóm khác có cùng hoạt chất,
nồng độ hoặc hàm lượng và chỉ còn số lượng thuốc trong gói thầu thuốc biệt
dược gốc hoặc tương đương điều trị;
+ Các nhóm thuốc khác có cùng hoạt chất, cùng nồng độ hoặc hàm
lượng đã trúng thầu nhưng buộc phải dừng cung ứng hoặc thuốc bị đình chỉ
lưu hành, thuốc bị rút ra khỏi Danh mục thuốc có chứng minh tương đương
sinh học sau khi đã trúng thầu;
+ Nhà thầu chưa cung cấp hết số lượng thuốc của một nhóm thuốc
trong hợp đồng đã ký nhưng khơng có khả năng cung cấp tiếp vì các lý do bất
khả kháng, trong trường hợp này phải có thơng báo bằng văn bản kèm theo tài
liệu chứng minh.
Trường hợp nhu cầu sử dụng thuốc của cơ sở y tế vượt 20% số lượng
thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung thì phải báo cáo đơn vị mua thuốc

8


tập trung để tổng hợp và điều tiết số lượng thuốc gi a các cơ sở y tế thuộc
phạm vi cung cấp tại địa phương [13].
1.3 Một số văn bản pháp lý liên quan
Hiện nay việc mua thuốc sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, ch a bệnh
công lập và thuốc do ngân sách nhà nước chi trả phải thực hiện đấu thầu theo
quy định của pháp luật. Các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực đấu thầu
thuốc bao gồm:
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà
thầu;
Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính
phủ quy định một số điều và hướng dẫn thi hành Luật dược;
Khi Luật đấu thầu số 43 và Nghị định 63 triển khai thực hiện, hàng loạt
các văn bản hướng dẫn đấu thầu thuốc phải được sửa đổi và hồn thiện cho
phù hợp với tình hình mới, mở ra một chương mới cho đấu thầu thuốc tiến tới
đạt được mục tiêu “mua thuốc chất lượng, giá cả hợp lý”.
Ngày 05/5/2016, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 09/2016/TT-BYT về
việc Ban hành Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu thầu tập
trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.
Ngày 28/3/2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 03/2019/TT-BYT Ban
hành Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá
thuốc và khả năng cung cấp.
Đến ngày 11/7/2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 15/2019/TT-BYT
Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.
Thông tư 15/2019/TT-BYT có nhiều điểm mới, trước hết là việc phân

chia các nhóm thuốc tại các gói thầu theo tiêu chí kỹ thuật được xây dựng
9


chặt chẽ, minh bạch và yêu cầu cao hơn nhằm mục tiêu lựa chọn được các
thuốc chất lượng, giá cả phù hợp; đồng thời, góp phần thực hiện Đề án
"Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", thuốc sản xuất tại Việt Nam
có thể tham dự tất cả các nhóm nếu đáp ứng tiêu chí kỹ thuật. Trong đó, thuốc
sản xuất tại Việt Nam có thể tham dự thầu cùng thuốc của các nước Châu Âu,
Úc, Mỹ, Nhật… Bổ sung các quy định để khuyến khích đầu tư, nâng cao chất
lượng thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu thơng qua tiêu chí kỹ
thuật GACP (thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu). Trường hợp vị
thuốc cổ truyền, dược liệu chưa đáp ứng tiêu chuẩn GACP thì các cơ sở y tế
vẫn có thể lựa chọn được các vị thuốc cổ truyền, dược liệu theo các nhóm
khác để đảm bảo nhu cầu điều trị.
Ngồi ra, Thơng tư 15/2019/TT-BYT quy định việc xây dựng giá kế
hoạch của các mặt hàng cùng hoạt chất nồng độ hàm lượng, dạng bào chế tại
gói thầu thuốc generic phải đảm bảo ngun tắc giá thuốc nhóm 5 khơng cao
hơn giá thuốc nhóm 4, giá thuốc nhóm 4 khơng cao hơn giá thuốc nhóm 3, giá
thuốc nhóm 3 khơng cao hơn giá thuốc nhóm 2, giá thuốc nhóm 2 khơng cao
hơn giá thuốc nhóm 1, giá thuốc nhóm 1 khơng cao hơn giá thuốc biệt dược
gốc; quy định về cách ghi dạng bào chế.....
Thông tư số 15 cơ bản giải quyết được các khó khăn, vướng mắc trong
q trình lựa chọn nhà thầu tại cơ sở y tế. Đồng thời, giúp cho việc tổ chức
lựa chọn nhà thầu tại các đơn vị mua sắm tập trung, các cơ sở khám bệnh,
ch a bệnh được đơn giản hóa, cơng khai, minh bạch và đạt hiệu quả kinh tế.
Năm 2020, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày
10/8/2020 về việc ban hành Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu
thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá để thay
thế cho Thông tư số 09, theo đó Thơng tư 15/2020 mở rộng rất nhiều Danh

mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia tại Mục A từ 05 thuốc tại Thông tư 09
lên 50 thuốc; nâng danh mục đấu thầu tập trung cấp địa phương từ 105 thuốc
10


tại Thông tư 09 thành 129 thuốc. Ngày 31/12/2020, Bộ Y tế ban hành Thông
tư 29/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật
do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành, theo đó, Thơng tư sửa đổi
liên quan đến tiêu chí xét nhóm của Thơng tư số 15/2019/TT-BYT.
1.4. Thực trạng thực hiện kết quả trúng thầu tập trung thuốc cấp địa
phƣơng
1.4.1. Kết quả thực hiện thuốc trúng thầu theo số khoản mục và giá trị
Theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BYT [13], các cơ sở y tế
cần đảm bảo thực hiện tối thiểu 80% lượng thuốc đã đăng ký nhu cầu với đơn
vị mua sắm thuốc tập trung cũng như 80% giá trị của từng phần trong hợp
đồng đã ký. Theo kết quả nghiên cứu của các đề tài gần đây cho thấy về tỷ lệ
thực hiện số khoản mục các địa phương đạt được trên 80% theo quy định, tuy
nhiên tỷ lệ về giá trị thực hiện nhiều địa phương không đạt được tỷ lệ này.
Nghiên cứu về việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại các
Sở Y tế Hưng Yên năm 2018 – 2019 [7], Sở Y tế Lạng Sơn năm 2019 [8], Sở
Y tế Nghệ An năm 2017-2018 [9], được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.3. Tỷ lệ về số khoản mục và giá trị so với trúng thầu ở một số tỉnh
STT

Sở Y tế (năm nghiên cứu)

Tỷ lệ đƣợc thực hiện (%)
TLTK
SKM


Giá trị

1

Sở Y tế Hưng Yên (2018-2019)

92,4

74,89

[7]

2

Sở Y tế Lạng Sơn (2019)

89,2

55,5

[8]

3

Sở Y tế Nghệ An (2017-2018)

80,04

40,3


[9]

Theo kết quả trên, hầu hết các tỉnh, thành đều thực hiện chưa đạt 80%
tính theo giá trị tiền thuốc.
1.4.2. Tình hình thực hiện thuốc theo nhóm tiêu chí kỹ thuật
Hiện nay việc sử dụng thuốc gi a các nhóm tiêu chí kỹ thuật có sự
chênh lệch khá lớn. Tổng hợp tình hình sử dụng thuốc ở các nhóm TCKT của
11


một số Sở Y tế các tỉnh như: Sở Y tế Hưng Yên, Sở Y tế Lạng Sơn, Sở Y tế
Nghệ An có kết quả như sau:
Bảng 1.4. Tỷ lệ thực hiện tại một số tỉnh
Sở Y tế Hưng
Yên (2018-2019)
Nhóm
TCKT

STT

Sở Y tế Lạng
Sơn (2019)

Sở Y tế Nghệ An
(2017-2018)

Tỷ lệ được thực hiện (%)
SKM

Giá trị


SKM

Giá trị

SKM

Giá trị

1

Nhóm 1

93,49

79,78

90,3

58,6

80,42

38,77

2

Nhóm 2

89,38


72,92

91,2

67,3

79,91

44,80

3

Nhóm 3

92,28

67,95

87,0

42,4

83,56

45,33

4

Nhóm 4


97,06

65,23

95,7

52,1

98,36

40,52

5

Nhóm 5

90,91

79,51

83,3

79,3

75,84

33,51

Các nhóm trong gói thuốc generic cũng có tỷ lệ sử dụng so với trúng

thầu khác nhau. Xét một vài kết quả nghiên cứu tại Sở Y tế các tỉnh: Hưng
Yên (2018-2019), Lạng Sơn (2019), Nghệ An (năm 2017-2018), đều cho thấy
nhóm 3 (thuốc sản xuất trong nước) là nhóm có tỷ lệ giá trị thực hiện so với
trúng thầu đều dưới 80%. Trong đó, SYT Lạng Sơn có tỷ lệ giá trị thấp nhất
(42,4%).
Bảng 1.5. Cơ cấu tỷ lệ thuốc thuốc nhóm 3 thực hiện

STT

Sở Y tế (năm nghiên cứu)

Tỷ lệ thuốc nhóm 3 thực
hiện (%)
SKM

Giá trị

TLTK

1

Sở Y tế Hưng Yên (2018-2019)

92,28

67,95

[7]

2


Sở Y tế Lạng Sơn (2019)

87,0

42,4

[8]

3

Sở Y tế Nghệ An (2017-2018)

83,56

45,33

[9]

12


1.4.3. Tình hình thực hiện mua thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập
khẩu trong đấu thầu
Hiện nay, Nhà nước đang cố gắng hỗ trợ mảng công nghiệp dược trong
nước phát triển; điều này thể hiện qua các chủ trương, chính sách, văn bản
quy phạm pháp luật, Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
Trong Luật dược số 105/2016/QH13, một trong nh ng chính sách hàng đầu
của Nhà nước về dược trong việc mua thuốc từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, ch a bệnh và các

nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập thực hiện như sau: Không
chào thầu thuốc nhập khẩu thuộc Danh mục Bộ Y tế ban hành trên cơ sở
nhóm tiêu chí kỹ thuật khi thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều
trị, giá thuốc và khả năng cung cấp. Ưu tiên mua thuốc generic, sinh phẩm
tương tự đầu tiên sản xuất trong nước được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt
Nam; thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguồn dược liệu
trong nước…[1]. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam còn
thấp. Kết quả một số nghiên cứu gần đây cho thấy ở một số tỉnh, thuốc nhập
khẩu vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn về việc thực hiện cả về số khoản mục cũng như
giá trị tiền thuốc.
Bảng 1.6. Tỷ lệ thực hiện về số khoản mục và giá trị của thuốc sản
xuất trong nước và nhập khẩu ở một số tỉnh
Sở Y tế (năm nghiên
STT
cứu)

Thuốc sản xuất
Thuốc nhập khẩu
trong nƣớc
TLTK
Tỷ lệ
Tỷ lệ giá
Tỷ lệ
Tỷ lệ giá
KM (%) trị (%) KM (%) trị (%)

1

Sở Y tế Hưng Yên
(2018-2019)


91,65

69,25

92,93

78,27

[7]

2

Sở Y tế Lạng Sơn
(2019)

89,0

50,1

90,6

63,1

[8]

3

Sở Y tế Nghệ An
(2017-2018)


78,94

42,21

81,12

38,89

[9]

13


1.4.4. Tình hình điều tiết thuốc trong việc thực hiện kết quả đấu thầu
Năm 2020, tỉnh Bình Thuận chỉ mới xuất hiện 10 ca nhiễm COVID-19,
ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Bình Thuận vào khoảng tháng 5 năm 2020 và
xuất hiện rải rác sau đó đến cuối năm 2020. Khoảng tháng 5 năm 2021, số ca
nhiễm tại tỉnh Bình Thuận tăng mạnh, số ca nhiễm trung bình từ 500-600 ca
mắc mới/ngày, có thời điểm lên đến 700-800 ca/ngày.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên số lượt bệnh nhân đến các
cơ sở khám ch a bệnh giảm hoặc không đến được các cơ sở y tế khám bệnh
do nhiều cơ sở y tế được trưng dụng làm khu điều trị COVID-19 dẫn đến việc
thực hiện kết quả đấu thầu thuốc bị ảnh hưởng, có nh ng thuốc đơn vị này
không đủ thuốc để sử dụng cần phải xin điều chuyển từ nơi khác và có nh ng
đơn vị được phân bổ lại khơng sử dụng hoặc sử dụng ít. Theo gói thầu thuốc
Generic năm 2020, Sở Y tế đã phải thực hiện điều tiết thuốc cho 15 cơ sở y tế,
trong đó, số lần thực hiện điều điết 51 lần (ban hành 51 văn bản) và tổng cộng
có 96 khoản mục thuốc được thực hiện điều tiết, chiếm tỷ lệ 7,9% tổng số
khoản mục hiện.

1.5. Một số vấn đề tồn tại trong việc thực hiện kết quả đấu thầu theo quy
định
1.5.1. Vấn đề tỷ lệ giá trị thực hiện dưới 80% so với giá trị trúng thầu
Thông tư 15/2019/TT-BYT cũng quy định các cơ sở y tế phải thực hiện
tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, theo một
số nghiên cứu, đa số các cơ sở y tế thực hiện kết quả đấu thầu chưa đạt yêu
cầu. Tại Hưng Yên năm 2018-2019 các cơ sở y tế chỉ thực hiện được 74,89%
[7], tại Lạng Sơn năm 2019 chỉ thực hiện được 55,5% [8], tại Nghệ An năm
2017-2018 chỉ sử dụng 40,3% giá trị trúng thầu [9].

14


×