Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Phân tích chính sách kinh tế “Chính sách bảo hộ Nông nghiệp của Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.1 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
Ở vị trí của một quốc gia đang phát triển, Việt Nam nằm trong
nhóm những đối tượng được các chuyên gia cảnh báo về nh ững tác đ ộng
tiêu cực từ những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, xã hội của tiến trình tồn
cầu hóa. Những tác động này ảnh hưởng chủ yếu lên đ ời s ống c ủa ng ười
nông dân. Những nghiên cứu về hiện tượng tồn cầu hóa gọi thành ph ần
này là những người nghèo của xã hội. Ở nước ta, đại đa số người nghèo
sống ở khu vực nông thôn, và thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp. Nông dân, chiếm tỉ lệ 70% dân số trong tổng số dân h ơn 90 triệu
người và khoảng 50% lực lượng lao động xã hội , họ được xếp vào những
đối tượng dễ bị thương tổn nhất về đời sống kinh tế và xã h ội. Để bảo vệ
người nông dân trước những nguy cơ tiềm ẩn trước sự thay đổi về cơ cấu
kinh tế và xã hội, các chuyên gia về tồn cầu hóa như Thomas L. Friedman,
Joseph E. Stiglitz…đã khuyến cáo việc thực hiện các biện pháp bảo h ộ nền
nơng nghiệp nội địa.
Nhận thức được vị trí của Việt Nam trên cường quốc tế trong q
trình hội nhập tồn cầu cùng với vai trị của chính sách nơng nghiệp nói
chung và chính sách bảo hộ nơng nghiệp nói riêng đối v ới sự phát tri ển
nông nghiệp, nông thôn nước nhà, trong nội dung bài tiểu luận này tôi đã
chọn đề tài nghiên cứu “Chính sách bảo hộ Nơng ghiệp của Việt Nam”. Đ ề
tài này chủ yếu cung cấp cho chúng ta cái nhìn khách quan và tr ực di ện v ề
hàng nông sản, về sản phẩm nơng nghiệp của Việt Nam, bên c ạnh đo cịn
thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với vấn đề bảo hộ nơng nghiệp.
Trong q trình tìm hiểu đề, khơng thể tránh được nh ững sai sót, nhóm r ất
mong nhận được ý kiến cũng như đánh giá, đóng góp t ừ phía gi ảng viên đ ể
tơicó một bài tìm hiểu hồn thiện nhất.

1


NỘI DUNG


1. Một vài vấn đề cơ bản về Bảo hộ nông nghiệp tại Việt Nam
1.1. Khái niệm về Bảo hộ nơng nghiệp tại Việt Nam:
Trong WTO, hàng hố được chia làm hai (02) nhóm chính: nơng sản và
phi nơng sản. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các
sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản
phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hồ
hố mã số thuế). Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá
rộng các loại hàng hố có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động
vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;
- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;
- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản
phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bơng xơ, da động vật
thơ…
Tất cả các sản phẩm cịn lại trong Hệ thống thuế mã HS gọi là sản phẩm
phi nơng nghiệp (cịn được gọi là sản phẩm cơng nghiệp).
Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, nông nghiệp
thường được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi), thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành công nghiệp chế biến
nông lâm thuỷ sản lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp.
Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia thành 2
nhóm, gồm (i) nhóm nơng sản nhiệt đới và (ii) nhóm cịn lại. Cho đến nay,
chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng những loại
nguyên liệu đồ uống (như chè, cà phê, ca cao), bơng và nhóm có sợi khác (như
đay, lanh), những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nơng sản khác) được
xếp vào nhóm nơng sản nhiệt đới. Trên thực tế, nhóm nơng sản nhiệt đới được
sản xuất chủ yếu bởi các nước đang phát triển.
2



Ở Việt Nam, bảo hộ nông nghiệp là biện pháp, chính sách của Nhà nước
nhằm hỗ trợ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trong
nước và đối phó với hàng hóa nhập khẩu có thể gây “thiệt hại” cho nền kinh tế
hoặc cho những sản phẩm nông nghiệp của quốc gia nhập khẩu.
Bảo hộ nông nghiệp thường được thực hiện bằng cách: Thứ nhất, thông
qua các rào cản về thương mại hàng nông sản như thuế quan và phi thuế quan;
thứ hai, các biện pháp “hỗ trợ trong nước” bao gồm: trợ cấp giá đầu vào, thu
mua và bán hang, cho vay để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, … nhằm tăng vị thế
cạnh tranh của sản phẩm.
1.2. Vai trị của chính sách bảo hộ nông nghiệp ở Việt Nam:
Bản chất của bảo hộ là phải phân bổ nguồn lực một cách hợp lý hướng tới
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc
tế. Nhưng nếu bảo hộ quá mức và quá dài sẽ làm cho sản xuất đình trệ, làm giảm
sức cạnh tranh, làm sai lệch lợi thế so sánh của đối tác tham gia thị trường, thậm
chí cịn dẫn đến việc phân bổ sai nguồn lực, làm thiệt hại cho người tiêu dung
trong nước. Những ngành sản xuất “ốm yếu”, khơng có tiền đồ phát triển và
khơng có khă năng cạnh tranh trên thị trường đương nhiên khơng nên bảo hộ.
Chúng ta cần phải có những chính sách riêng và hợp lý đẻ bảo hộ hang nông sản
cungc như bảo hộ nền nông nghiệp bởi hàng nơng sản vốn là nhóm mặt hàng
nhạy cảm trong thương mại.
Có rất nhiều lý do về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội khiến chính sách
đối với bảo hộ nông nghiệp trở nên đặc biệt “bảo thủ” so với đối với các loại
hàng hố cơng nghiệp, trong đó lý do chủ yếu được nêu ra là:
 Thương mại hàng nơng sản đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận dân
cư vốn có thu nhập khơng cao ở cả các nước phát triển và các nước đang
phát triển;
 Mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong
hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy
cơ nạn đói rình rập
3



1.3. Mục tiêu của chính sách bảo hộ nơng nghiệp ở Việt Nam:
 Mục tiêu trước mắt:
- Nâng cao chất lược cuộc sống người dân nông thôn, tăng thu thập, tiếp
cận dịch vụ công, vị thế trong xã hội, quản lý nguồn tài nguyên.
- Nông nghiệp trở nên hiện đại và hiệu quả bảo vệ tài nguyên, sự cần thiết
bảo vệ an ninh lương thực, lương thực thực thực phẩm xã hội, xuất khẩu.
- Nông thôn văn minh hiện đại và giữ gìn bản sắc dân tộc, sự cần thiết,
nhằm đảm bảo khơng gian nơng thơn đơ thị, có tổ chức , đảm bảo quan hệ tốt
giữa nông thôn và đô thị.
 Muc tiêu lâu dài:
- Thiết lập một hệ thống thương mại công bằng và định hướng thị trường và
q trình cải cách cần được tiến hành thơng qua việc đàm phán cam kết về trợ
cấp và bảo hộ và thông qua việc thiết lập những luật lệ và quy tắc chặt chẽ và
thực thi có hiệu quả hơn.
- Công bằng trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đối với sự phát triển kinh
tế đất nước.
- Nhằm giảm đáng kể và nhanh chóng trợ cấp và bảo hộ nông nghiệp liên
tục trong một khoảng thời gian được thỏa thuận nhằm hiệu chỉnh và ngăn chặn
những hạn chế và bóp méo thương hiệu thị trường nơng sản thị trường nông sản
thế giới.
- Nền nông nghiệp Việt Nam đứng vững và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị
trường thương mại quốc tế.
1.4. Nội dung của chính sách bảo hộ nơng nghiệp ở Việt Nam:
Với vị trí của một quốc gia đang phát triển, Việt Nam nằm trong nhóm
những đối tượng được các chuyên gia cảnh báo về những tác động tiêu cực từ
những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, xã hội của tiến trình tồn cầu hóa. Những
tác động này ảnh hưởng chủ yếu lên đời sống của người nông dân. Để bảo vệ
người nông dân trước những nguy cơ tiềm ẩn trước sự thay đổi về cơ cấu kinh tế

và xã hội nhà nước ta đã thực hiện những chính sách về bảo hộ nơng nghiệp.
Tại các nước công nghiệp phát triển, thực hiện bảo hộ nông nghiệp, khơng
phải vì mục đích tăng khả năng cạnh tranh của hàn nơng sản, mà bảo hộ để duy
trì việc làm, ôn định thu nhập, cân bằng, ổn định môi trường sinh thái, môi
4


trường tự nhiên. Ngược lại, các nước đang phát triển và những nước có trình độ
phát triển thấp lý do bảo hộ là để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
nơng nghiệp có khả năng cạnh tranh thấy, bản hộ nhằm khuyến khích xuất khẩu,
duy trì và ổn định công ăn việc làm và các lý do khác nhưu điều tiết tieu dùng,
an toàn lương thực, thục phẩm, bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam, bảo hộ nông nghiệp là biện pháp, chính sách của Nhà nước
nhằm hỗ trợ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nơng sản trong
nước và đối phó với hàng hóa nhập khẩu có thể gây “ thiệt hại” cho nền kinh tế
hoặc cho những sản phẩm nông nghiệp của quốc gia nhập khẩu.
Bảo hộ nông nghiệp thường được thực hiện bằng cách:
- Thông qua các rào cản về thương mại hàng nông sản như thuế quan và phi
thuế quan: Theo xu hướng chung, hiện nay việc sử dụng các hàng rào phi
thuế quan nhằm bảo vệ thị trường nội địa cũng trở nên ngày càng phổ biến ở
Việt Nam.
 Hàng rào thuế quan: Bằng cách đánh thuế cao vào hàng hóa nhập
khẩu, nhà nước tạo áp lực tăng giá bán của hàng hóa nhập khẩu, qua
đó, giúp các nhà sản xuất trong nước có lợi thế trong cạnh tranh về giá
với hàng hóa nhập khẩu. Như vậy, thuế quan chính là hàng rào mang
tính chất kinh tế đối với hàng hóa nhập khẩu.
 Hàng rào phi thuế quan: Hàng rào phi thuế quan được hiểu là các
cách thức ngăn chặn hoặc gây trở ngại cho hàng hóa nhập khẩu nhưng
khơng phải là đánh thuế nhập khẩu. Hàng rào phi thuế quan có 2
nhóm chính là: (i) Hàng rào hành chính; (ii) Rào cản kỹ thuật.

 Hàng rào hành chính: là các quy định có tính chất mệnh lệnh
hành chính nhà nước nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế xuất khẩu,
nhập khẩu. Hàng rào hành chính bao gồm các quy định pháp
luật về cấm nhập, cấm xuất, giấy phép, hạn ngạch (quota), hạn
chế xuất khẩu tự nguyện, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc.

5


 Rào cản kỹ thuật: bản thân nó chỉ là những quy chuẩn kỹ thuật
do một quốc gia quy định đối với hàng hóa. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp nó lại được sử dụng như là một cách thức để
cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa. Bởi vậy,
những quy chuẩn kỹ thuật này được gọi là rào cản kỹ thuật.
Việc sử dụng các rào cản thuế quan và phi thuế quan tăng khả năng cạnh
tranh và tiêu thụ của các mặt hàng nông sản và của các doanh nghiệp trong
nước.
- Biện pháp “hỗ trợ trong nước” bao gồm: trợ cấp giá đầu vào, thu mua và bán
hàng, cho vay để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
 Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần
kinh tế tham gia mọt cách bình đẳng vào hoạt động trong hệ thống thị
trường nơng nghiệp, từ việc cung cấp các dịch vụ yếu tố đầu vào, mua
gom chế biến nông sản đến tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa và xuất
khẩu. Trong những trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể áp dụng những
chính sách như trợ giá đầu vào (phân bón, hạt giống mới...) để hỗ trợ sản
xuất phát triển; hoặc mua trợ giá đối với sản phẩm đầu ra theo những đợt
để ổn định giá cả thị trường, chống tụt giá có tác động xấu đến sản xuất
nơng nghiệp.
 Đầu tư vốn ngân sách cho nông nghiệp được nhà nước rất chú trọng qua
các thời kì phát triển kinh tế đất nước: Huy động tối đa mọi nguồn vốn

nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và nhân dân bằng hình thức thích hợp
như: tiết kiệm (có và khơng có kì hạn)... Mở rộng việc cho vay của các tổ
chức tín dụng đến hộ sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp và thủy sản để phát
triển sản xuất, không phân biệt thành phần kinh tế. Ưu tiên cho vay để
triển khai các dự án do Nhà nước chỉ định, cho vay đối với vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới, hải đảo và các hộ nghèo, góp phần
xố đói giảm nghèo, tạo điều kiện để phát riền nông nghiệp

6


 Đồng thời, Nhà nước còn hỗ trợ tiêu thụ và thu mua sản phẩm trong các
trường hợp “được mùa, mất giá”, tạo điều kiện và tìm thị trường cho nơng
sản trong nước có đầu ra.
Các biện pháp bảo hộ với nông nghiệp cần dưạ trên một số căn cứ nhất định.
Mỗi nước đều có những nhu cầu đặc thù liên quan đến việc bảo hộ nơng sản,
nhóm mặt hàng được xem là nhạy cảm. Tuy nhiên, việc đưa ra các biện pháp
khác nhau đối với thương mại hàng nông sản không được phép tuỳ tiện.
Theo Hiệp định Nông nghiệp thì ngồi các vấn đề thương mại, các quốc gia
chỉ có thể đưa ra các biện pháp bảo hộ nơng sản dựa trên các lý do nhất định,
bao gồm:
(i) Những vấn đề khơng liên quan đến thương mại (ví dụ như vấn đề an ninh
lương thực quốc gia);
(ii) Bảo vệ mơi trường;
(iii) Các hình thức đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển;
(iv) Những tác động có thể xảy ra khi thực hiện chương trình cải cách mở cửa
thị trường nơng sản theo quy định tại Hiệp định (đối với các nước chậm phát
triển và nước thuần tuý nhập khẩu lương thực).
Trên thực tế, các căn cứ này là rất rộng và như vậy nước nhập khẩu nơng sản
có tương đối nhiều cơ hội để ban hành những quy định không đi theo các

nguyên tắc mở cửa thị trường nói chung. Hệ quả là chính sách về nơng sản của
các nước có thể có các ngoại lệ nhất định (thường là bất lợi cho hàng nhập
khẩu) mà doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu cần dự tính trước để xử lý kịp
thời nếu gặp phải.
Ngược lại, đứng từ góc độ sản xuất trong nước, doanh nghiệp nông sản cần
quan tâm đến nội dung này để có thể u cầu Chính phủ có biện pháp bảo hộ
hợp lý trước hàng nơng sản nước ngồi nhập khẩu vào Việt Nam mà vẫn tuân
thủ WTO.
7


Trong giao thương hàng hóa quốc tế, một quốc gia có thể gây hại cho lợi ích
kinh tế của một quốc gia khác, khi một mặt yêu cầu bên kia mở cửa để hàng hóa
nước mình nhập khẩu vào, trong khi mặt khác quy định những rào cản kỹ thuật
gắt gao lên hàng hóa được nhập khẩu. Điều này được gọi là sự không công bằng
trong mậu dịch tự do. Tuy nhiên, trong lãnh vực thương mại nông nghiệp, các
bên tham gia vào WTO hoặc ký kết với nhau những hiệp định tự do hóa thương
mại, để tránh sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, có thể thực hiện các biện
pháp bảo hộ nông nghiệp ở mức độ nhất định.
Ngồi nhóm biện pháp về mức thuế, nhóm biện pháp còn lại được gọi là các
biện pháp phi thuế, bao gồm biện pháp tự vệ, biện pháp kiểm dịch động thực
vật, các biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu. Việc áp dụng các nhóm biện
pháp này phải tuân theo những cam kết về lộ trình và mức độ định lượng cụ thể.
Chẳng hạn, biện pháp tự vệ, tức biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc
một số loại hàng hóa, quy định chỉ áp dụng khi chứng minh được việc lượng
hàng nhập khẩu tăng ồ ạt đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng không lường
trước được đối với nền kinh tế trong nước. Tương tự, để những quy định về các
biện pháp kiểm dịch động thực vật, và vệ sinh an tồn thực phẩm khơng trở
thành rào cản bất hợp lý đối với thương mại hàng nơng sản nước ngồi, bên áp
dụng phải tn thủ theo những nguyên tắc nhất định, như nguyên tắc về tiêu

chuẩn khoa học, nguyên tắc không tạo ra sự phân biệt đối xử một cách tùy tiện
đối với hàng hóa nước ngồi, v.v…[4]
Việt Nam, khi chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đã ký cam
kết mở cửa thị trường nông sản trong nước, đồng thời cũng được phép áp dụng
những biện pháp bảo hộ nông nghiệp cần thiết. Đây là cơ hội, đồng thời cũng là
thách thức cho nền sản xuất nông nghiệp trong nước, vốn chủ yếu lệ thuộc vào
đầu tư và quản lý của nhà nước. Người nông dân, trong khi chờ đợi những ưu
tiên và đầu tư đúng mức trong nơng nghiệp từ phía nhà nước, vẫn phải tiếp tục
đối mặt với những khó khăn trước làn sóng hàng hóa nơng sản nhập khẩu.

8


Ngày nay, nước ta đang trong q trình đưa nơng nghiệp hội nhâp kinh tế
quốc tê, các rào cản thương mại đối với hàng nông sản đã được tháo gỡ dần,
tơng thống hơn và ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế. Bảo hộ
nông nghiệp được chuyển từ hạn chế nhập khẩu thông qua hạn nghạch nhập
khẩu, giấy phép và thuế quan chuyển sang chế độ thuế quan. Còn để hỗ trợ xuất
khẩu Nhà nước đã áp dụng biện pháp hỗ trợ thơng qua cung cấp tín dụng, ưu đãi
về lãi suất, cung cấp giống, trợ giá xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôi.
2. Thực trạng chính sách bảo hộ nơng nghiệp ở Việt Nam:
Trong thời gian qua, có nhiều chính sách và cơng cụ liên quan đến hoạt động
XKNS được Nhà nước áp dụng. Tuy nhiên, vì phạm vi thời gian nghiên cứu nên
Khóa luận chỉ đề cập đến các chính sách và cơng cụ hiện nay đang được áp dụng
và có tác động đến XKNS trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
 Chính sách Xúc tiến thương mại, chính sách thị trường và chính sách mặt
hàng nơng sản xuất khẩu
Về chính sách XTTM hàng NSXK, chính sách này có tác động mạnh đến
hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động XKNS nói riêng, giúp cho các mặt

hàng nơng sản trong nước vươn ra thị trường quốc tế. Nhiệm vụ chính của chính
sách XTTM nơng sản là tập trung mở rộng và đa dạng hóa các thị trường xuất
khẩu, đặc biệt là khai thác sâu các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,… nhờ
đó góp phần tháo gỡ thị trường đầu ra cho người nông dân và các doanh nghiệp.
Công tác XTTM ở nước ngoài cũng được đảm bảo và đẩy mạnh thực hiện
như tham gia các hội chợ, các gian hàng tại triển lãm và tổ chức quảng bá sản
phẩm tại các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, tiến hành khảo sát các thị
trường mới như thị trường liên minh kinh tế Á – u, thị trường Úc và New
Zealand,… Đồng thời, cục XTTM thuộc Bộ Công thương cũng đã phối hợp với
Cục Quản lý chất lượng nông sản để giải quyết hậu quả của các hàng rào kĩ

9


thuật ở các thị trường nhập khẩu, xử lý những lô hàng xuất khẩu của Việt Nam
bị cảnh báo tại các thị trường như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và thực hiện
các biện pháp phòng vệ thương mại cho hàng nông sản,… Cũng trong thời gian
này, Bộ Công thương đã có nhiều chương trình và hành động cụ thể để tăng khả
năng cạnh tranh cho hàng hóa nơng sản của nước ta như: hỗ trợ công tác xây
dựng thương hiệu, tổ chức các hội chợ về nông sản, xúc tiến tìm kiếm thị
trường, hình thành các chợ đầu mối nơng sản, xây dựng sàn giao dịch nơng sản
… Vì vậy, có nhiều loại nơng sản Việt Nam được biết đến ở thị trường thế giới
như cà phê Buôn Ma Thuật, xồi Cát Hịa Lộc, hồ tiêu Phú Quốc, thanh long
Bình Thuận, bởi Năm Roi,…
Hiện nay, cơng tác thơng tin và dự báo thị trường cũng được quan tâm và cải
thiện hơn so với thời gian trước, qua đó chúng ta đã có những tham mưu, đề
xuất cơ chế chính sách kịp thời. Công tác thông tin thị trường là cơ sở cho các
doanh nghiệp, các nhà sản xuất và nhà quản lý nắm bắt kịp thời những diến biến
và có biện pháp xử lý phù hợp với những biến động của thị trường trong nước,
thị trường quốc tế. Đồng thời công tác này cũng thực hiện việc theo dõi, giám

sát và chủ động đàm phán để giải quyết các vụ đưa tin sai sự thật về hàng nông
sản của nước ta, các vụ phòng vệ thương mại và tháo gỡ hàng rào kĩ thuật tại các
thị trường nhập khẩu.
Việc xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng NSXK cũng được quan tâm và đẩy
mạnh, cho đến nay Chương trình Thương hiệu Quốc gia đã thực hiện được 15
năm với kinh phí hàng năm lên tới hàng chục tỷ đồng nhằm phát triển thương
hiệu, triển khai các đề án nhằm hỗ trợ địa phương, Hiệp hội ngành hàng và
doanh nghiệp để xây dựng, bảo vệ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý vùng, miền đối
với các sản phẩm nông sản là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như gạo, cà phê,
rau quả, hồ tiêu,…, góp một phần làm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng
được tăng lên đáng kể trên thị trường quốc tế. Ngồi ra, Bộ Cơng thương cũng
chỉ đạo và tích cực phối hợp với các bộ ngành liên quan thực hiện các chương
trình bổ trợ cho các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia như đào tạo, tập
10


huấn về xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu; phát hành ẩn phẩm bằng
tiếng nước ngoài về các sản phẩm NSXK, các doanh nghiệp đạt thương hiệu
quốc gia;…
Về quy tắc xuất xứ hàng hóa, Việt Nam đã có hàng loạt các văn bản pháp luật để
cụ thể hóa các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa quốc tế. Tính đến nay, nước
ta đã ban hành 53 văn bản pháp lý liên quan đến xuất xứ hàng hóa nằm tại các
luật, nghị định, thơng tư,… Đặc biệt là Luật quản lý ngoại thương 2017, Nghị
định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật quản lý ngoại
thương về xuất xứ hàng hóa; Thơng tư số 05/2018/TT-BCT của Bộ Cơng thương
quy định về xuất xứ hàng hóa là những văn bản quan trọng, chủ đạo của quy tắc
xuất xứ hàng hóa mà nước ta đang áp dụng. Ngoài ra, đối với mỗi thị trường
hoặc mỗi hiệp định thương mại tự do, Bộ Cơng Thương đều có những văn bản
riêng quy định chi tiết về yêu cầu xuất xứ hàng hóa tại thị trường đó. Khơng
những thế, để đẩy mạnh áp dụng dịch vụ công trực tuyến về lĩnh vực xuất khẩu

và xuất khẩu nông sản, Bộ cũng tiến hành cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa qua mạng Internet và ban hành thông tư quy định việc thực hiện thí điểm tự
chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong khu vực ASEAN. Điều này vừa giúp thực
hiện mục tiêu giảm thủ tục hành chính, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong
hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa và từng bước giúp cho doanh
nghiệp làm quen với xu hướng trong các FTA.
Về chỉ dẫn địa lý (GI): Ở Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 1000 sản phẩm
nơng nghiệp có thể là đối tượng được bảo hộ về GI nhưng tính đến thời điểm
năm 2018 mới chỉ có 57 sản phẩm nơng nghiệp được bảo hộ chính thức [19].
Trên thực tế, chỉ dẫn địa lý đã và đang chứng minh vai trò quan trọng trong phát
triển nơng nghiệp và nơng thơn. Cụ thể, q trình bảo hộ các sản phẩm nơng
nghiệp đã tác động tích cực và rõ ràng đến nhận thức, sự quan tâm, đầu tư về
nguồn lực của các địa phương. Đồng thời, GI cũng tác động rõ ràng đến nhận
thức của doanh nghiệp, người dân, đến sản phẩm được bảo hộ. Bảo hộ bằng GI
rất có lợi trong việc gia tăng giá trị sản phẩm, giá bán của các sản phẩm sau khi
11


có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đều có xu hướng tăng, đặc biệt như cam Cao
Phong (Hịa Bình), cà phê Buôn Ma Thuật (Tây Nguyên), …
Về các chứng chỉ các ngành hàng NSXK: Các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất
kinh doanh XKNS luôn cố gắng phấn đấu để đạt được nhiều chứng nhận về phát
triển nông sản bền vững, như các loại chứng chỉ 4C, UTZ, Rainforest, Alliance,
Fairtrade,… Để từ đó các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất này có thể xây
dựng thương hiệu phát triển và ngày càng nâng cao giá trị hàng NSXK. Chẳng
hạn, đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu khi có các chứng nhận trên giá mua sẽ
được tăng thêm từ 30 – 60 USD/tấn đối với cà phê vối (cà phê Robusta) và 130150 USD/tấn đối với cà phê chè (cà phê Arabica).
Cũng nhờ chính sách XTTM mà vai trò của các Hiệp hội ngành hàng XKNS
ngày càng được phát huy, nhất là trong các hoạt động: tổ chức XTTM cho doanh
nghiệp thành viên, có chức năng điều phối để nâng cao khả năng cạnh tranh; tổ

chức phổ biến, tập huấn và trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ kiến thức và nghiệp vụ
cho các doanh nghiệp thành viên; là đại diện bảo vệ quyền lợi trong các tranh
chấp thương mại, là đầu mối cung cấp thông tin thị trường cho các thành viên;…
Tính đến nay, có 12 hiệp hội ngành hàng được thành lập và hoạt động, trong đó
có 8 hiệp hội thuộc ngành trồng trọt. Trong điều kiện Việt Nam ngày càng tham
gia nhiều tổ chức kinh tế và nhiều hiệp định thương mại tự do, nền kinh tế hội
nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, các Hiệp hội ngành hàng cũng có vai
trị quan trọng hơn.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) có vai trò quan trọng, tham gia vào nhiều
hoạt động cùng với Bộ Công Thương trong công tác QLNN về xuất khẩu gạo.
VFA có nhiệm vụ chính là quản lý và phân bổ các hợp đồng chính phủ. Những
hợp đồng này có giá trị lớn, được ký theo hình thức nghị định thư giữa các chính
phủ với nhau, nhằm thực hiện một hoặc một vài mục tiêu của Chính phủ nước
ngồi và Chính phủ Việt Nam. Một vài doanh nghiệp đứng đầu trong danh sách
được phân bổ như là Tổng công ty Lương thực miền Bắc (vinafood 1), Tổng
12


cơng ty Lương thực miền Nam (vinafood 2),… Ngồi nhiệm vụ trên, VFA cịn
có thể đề xuất cho Bộ Cơng thương những doanh nghiệp đạt đủ yêu cầu, điều
kiện xuất khẩu. Đối với các hợp đồng khác, nếu doanh nghiệp xuất khẩu gạo sau
khi ký hợp đồng phải đăng ký với VFA để báo cáo về tình hình thực hiện hợp
đồng và các vấn đề phát sinh nếu có trong vịng 3 ngày. Nhưng cũng chính vì
điều này cũng gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo.
Về chính sách mặt hàng, đây cũng là chính sách đóng vai trị quan trọng trong
việc đẩy mạnh hoạt động XKNS của Việt Nam. Việt Nam luôn chủ trương đẩy
mạnh sản xuất và xuất khẩu tối đa các mặt hàng lợi thế của nước ta, phát triển
các mặt hàng NSXK chủ lực, khai thác những cơ hội mới trên thị trường trong
và ngoài nước bằng việc đa dạng hóa các mặt hàng nơng sản. Hiện nay, danh
sách các mặt hàng NSXK được đề xuất là nông sản chủ lực quốc gia bao gồm

lúa gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn
theo Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT về danh mục sản phẩm nông nghiệp
chủ lực quốc gia.
Các mặt hàng nông sản qua chế biến ngày càng được chú ý và trở thành những
mặt hàng xuất khẩu chính của ngành như rau quả chế biến, chè, gạo, cà phê
chiến biến, hạt tiêu chế biến, thực phẩm chế biến giúp năng suất, chất lượng và
GTGT của mặt hàng cũng được tăng cao. Mục tiêu đạt cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu từ 21,2% năm 2010 xuống cịn 13,5% năm 2020, năm 2018 cơ cấu hàng
hóa xuất khẩu là 12,6%, nghĩa là đã vượt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nếu
xét về cơ cấu XKNS của nước ta thì các mặt hàng NSXK thơ sơ, chưa qua chế
biến sâu còn chiếm tỉ lệ lớn. Chứng tỏ rằng, việc chuyển dịch cơ cấu các mặt
hàng NSXK của Việt Nam vẫn cịn diễn ra khá chậm mặc dù Chính phủ và Bộ
Công Thương đã và đang ban hành nhiều văn bản nhằm đẩy mạnh việc chuyển
dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, điển hình là Chỉ thị số 25/2018/CT-TTg về một
số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu nhằm đưa ra các
giải pháp về điều hành, về xuất nhập khẩu theo hướng khuyến khích tăng dần tỷ

13


trọng xuất khẩu hàng có GTGT cao của các doanh nghiệp, đồng thời cũng giảm
tỷ trọng hàng sơ chế, hàng có GTGT thấp và tiến tới chấm dứt xuất khẩu thơ.
2.3.3.2. Các chính sách thuế quan và phi thuế quan
Thứ nhất, Thuế XKNS. Thuế XKNS được quy định tại các văn bản như Luật
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH
hợp nhất Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2016, Văn bản hợp nhất 02/VBHNVPQH hợp nhất Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2016, Luật Quản lý thuế sửa đổi
và bổ sung năm 2016,… đã có nhiều quy định mới về thuế XKNS được sửa đổi,
bổ sung để phù hợp với điều kiện hiện nay. Hơn nữa đối với từng cam kết quốc
tế và từng FTA cụ thể Việt Nam đang tham gia, Chính phủ cũng ban hành Nghị
định cụ thể đối với từng FTA về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong từng

giai đoạn (như Nghị định số 132/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam
và Chi Lê giai đoạn 2016-2018,…).
Thứ hai, về tín dụng XKNS. Tín dụng XKNS vừa giải quyết được vấn đề về tiêu
thụ nông sản cho nông dân, vừa làm đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và kinh
doanh và cũng làm cho các mặt hàng nông sản của nước ta gia tăng cả về khối
lượng và kim ngạch xuất khẩu. Từ trước đến nay, Nhà nước luôn chủ trương
những trụ cột chính trong chính sách tín dụng đó là nơng nghiệp, nơng thơn và
xuất khẩu, vì vật nên ở trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất và XKNS này nhà
nước có rất nhiều chương trình đặc thù dành riêng cho lĩnh vực này, chẳng hạn
Nghị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ
về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng
thơn;… Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách
để hỗ trợ phát triển lĩnh vực nơng nghiệp nông thôn, như Văn bản hợp nhất
17/VBHN-NHNN ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Ngân hàng Nhà nước quy
14


định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Nhờ
những chính sách tín dụng mà Nhà nước đã ban hành nguồn vốn tín dụng vào
lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được khơi thông, tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân vay vốn sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh trong ngành. Đã có
nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư hơn vào lĩnh vực nông nghiệp (tính đến
hết năm 2018 tổng số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 2350
doanh nghiệp, trong đó có 2200 doanh nghiệp đầu tư mới [26]),…Ngồi ra, ngày
càng có nhiều ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng đều quan tâm triển
khai cho vay đối với lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn thay vì chủ yếu là Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn như trước. Đến nay đã có khoảng 70

ngân hàng thương mại, hơn 1100 quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng chính
sách xã hội tham gia cho vay phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Dư nợ tín dụng
đối với lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn tính đến cuối tháng 12/2018 đạt
1.786.353 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cuối năm 2017 và chiếm tỷ trọng khoảng
25% dư nợ tín dụng nền kinh tế [25]. Đồng thời, các ngân hàng cũng thực hiện
và đưa ra các gói tín dụng đặc thù linh hoạt, các mức lãi xuất phù hợp cho lĩnh
vực này. Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn Agribank có gói tín
dung 10.000 tỷ đồng để cho vay xuất nhập khẩu nông sản với lãi suất từ 6-8%,
đồng thời từ năm 2018 ngân hàng này cũng đồng loạt giảm 0,5%/năm mức lãi
suất cho vay đối với khách hàng thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên theo Thơng tư
39/2016/TT-NHNN, trong đó có phát triển nơng nghiệp, nơng thơn theo quy
định của Chính phủ [24]. Theo đó mức lãi suất cho vay ngắn hạn đối với nhóm
khách hàng này chỉ cịn tối đa 6%/năm và lãi suất cho vay trung, dài hạn tối
thiểu chỉ từ 7,5%/năm (giảm 0,5%/ năm so với năm 2017), như vậy đây là mức
lãi xuất thấp nhất thị trường và thấp hơn 0,5%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn
hạn quy định tại Quyết định 1425/QĐ-NHNN.
Thứ ba, bảo hiểm XKNS. Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển
hơn, Chính phủ đã thực hiện thí điểm Chương trình Bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu. Tính đến nay, mới có 7 doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn để triển
15


khai thực hiện nghiệm vụ bảo hiểm XKNS gồm Bảo hiểm Dầu khí, Bảo Minh,
Bảo hiểm QBE Việt Nam, Bảo Việt, Bảo Việt Tokio Marine, AIG Việt Nam và
Công ty Bảo hiểm Liên hiệp. Các mặt hàng được áp dụng thí điểm bảo hiểm
XKNS có gạo, cà phê, cao su, rau quả, hạt điều, chè, sắn và các sản phẩm từ sắn.
Đây đều là những mặt hàng NSXK chủ lực củaViệt Nam hiện nay. Tuy nhiên chỉ
có 10% doanh nghiệp trong tổng số các doanh nghiệp XKNS tham gia bảo hiểm
XKNS, đây là một con số rất hạn chế, lí do giải thích cho điều này là vì các loại
hình bảo hiểm XKNS hiện nay còn chưa đa dạng, chỉ tập trung vào bảo hiểm

cho chính bản thân mặt hàng NSXK và khơng có bảo hiểm cho doanh thu hay
bảo hiểm thu nhập của doanh nghiệp XKNS.
Thứ tư, tỷ giá hối đối. Thơng qua tỷ giá hối đối, Nhà nước tác động đến tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc tế, từ đó mà có ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu nông sản. Có khoảng thời gian, thị
trường thường kỳ vọng vào việc hạ giá đồng Việt Nam (phá giá) để kích thích
xuất khẩu. Tuy nhiên, rõ ràng cách làm này không phù hợp cho thương mại Việt
Nam bởi vì cơ cấu xuất khẩu của nước ta, đặc biệt là NSXK chủ yếu là hàng sơ
chế, chưa chế biến sâu và khơng có GTGT cao. Trong giai đoạn 2015 – 2018,
VNĐ đã đối mặt với những biến động tạo áp lực giảm giá. Điển hình là trường
hợp Trung Quốc tiến hành “phá giá” đồng Nhân dân tệ (CNY) ngày 11/8/2015,
sau hơn 1 tuần nhiều đồng tiền trong khu vực giảm mạnh: đồng CNY giảm 3%,
đồng TBH giảm 0,6%, đồng MYR giảm 4%,… và VND mất giá 2,7% so với
trước thời điểm đồng CNY bị phá giá. Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước
đã cơng bố điều chỉnh tăng tỷ giá bình qn liên ngân hàng áp dụng cho ngày
19/8/2015 từ mức 21.673 lên mức 21.890 VND/USD (nghĩa là 21.890 VND đổi
1 USD), đồng thời điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/- 2% lên +/- 3%. Sau động
thái kịp thời này của Ngân hàng Nhà nước thị trường ngoại hối đã có những
phản ứng tức thì, tỷ giá chính thức bật tăng và dần lấy lại ổn định ở một mặt
bằng mới [15]. Năm 2018 cũng là một năm có nhiều biến động về tỷ giá bởi 2 lí
do (i) kinh tế Mỹ tăng trưởng ấn tượng và Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ
16


(FED) tiếp tục nâng lãi suất đồng USD thêm 4 lần trong năm kiến USD tăng
4,5% khiến các ngoại tệ khu vực mất giá tương ứng; và (ii) cuộc chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung khiến lo ngại rủi ro chính sách tăng, giảm đà tăng
trưởng của nhiều nền kinh tế Châu Á, khiến các đồng tiền tỏng khu vực mất giá
khá nhiều (CNY mất giá -5,9%, KRW -5,5%, MYR -3,3%,…), trong khi đây là
những đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tính tỷ giá trung tâm của NHNN. Đối với

VND, trong 5 tháng đầu năm, diễn biến tỷ giá USD/VND tương đối bình lặng,
thậm chí Ngân hàng Nhà nước còn mua vào được USD do thị trường dư nguồn
cung. Nhưng đến cuối tháng 6/2018, khi đồng CNY mất giá mạnh (-4% trong
vòng 3 tuần) và FED nâng lãi suất USD lần thứ 2 trong năm, áp lực lên tỷ giá
USD/VND đã rõ nét hơn. Sau đó, tỷ giá USD/VND tiếp tục chịu áp lực lớn và
chỉ bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt vào giữa tháng 8/2018, khi mà tỷ giá USD/CNY
cũng bắt đầu tạo đỉnh ngắn hạn. Từ giữa tháng 8/2018 đến hết năm, tỷ giá
USD/VND cơ bản ổn định. Xét chung cả năm, việc VND giảm 2,7% so với
USD cho thấy VND ổn định hơn nhiều so với các đồng tiền trong khu vực [20].
Tóm lại, những năm 2016 – 2018 đều là những năm thành công của hoạt động
xuất nhập khẩu, trong đó có XKNS. Năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam
có xuất siêu trong hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt
Nam đều thặng dư, đặc biệt năm 2018 đạt mức thặng dư kỷ lục khoảng 7 tỷ
USD, gấp hơn 3 lần so với thặng dư năm 2017 (2,11 tỷ USD) và năm 2016 Việt
Nam chỉ suất siêu 1,78 tỷ USD [21].
Thứ năm, thủ tục hải quan. Trong thời gian qua, đặc biệt là 3 năm trờ lại đây,
lĩnh vực Hải quan thực hiện cải cách, hiện đại hóa các vấn đề như hồn thiện hệ
thống pháp luật Hải quan, pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý
thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; cụ thể hóa và triển khai thực hiện các
cam kết theo lộ trình của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký
kết; đơn giản hóa thủ tục hành chính và thực hiện dịch vụ cơng trực tuyến cáp
độ 3,4 ngày càng rộng rãi;,,,, Nhờ những sự thay đổi trên mà ngành Hải quan có
thể đảm bảo và đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu
17


nói chung và xuất khẩu nơng sản nói riêng trong điều kiện hội nhập sâu. Đồng
thời cũng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu kinh doanh, giảm
chi phí thời gian cho họ. Hơn nữa, ngành Hải quan cũng tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, trang thiết bị công nghệ hiện đại đáp ứng cho nhu cầu phát

triển và các quy định trong việc thực hiện kết nối trao đổi thơng tin về hàng hóa
tại các cảng biển.
3. Kinh nghiệm từ thế giới và bài học cho Việt Nam:
 So sánh chính sách bảo hộ nơng nghiệp giữa Nhật Bản và Việt Nam
Phát triển và hỗ trợ nơng nghiệp là những vấn đề chính trong việc đàm phán
các chính sách thương mại, như vịng đàm phán Doha của WTO hay các hiệp
định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực
(RCEP) mà Việt Nam và Nhật Bản đã và đang tham gia. Cả hai nước đều áp đặt
một loạt biện pháp mậu dịch bao gồm thuế nhập khẩu và hạn ngạch thuế quan
(TRQs) - đặc biệt ở Nhật Bản. An tồn vệ sinh thực phẩm và kiểm sốt việc
kiểm dịch thực vật tuy đóng vai trị riêng nhưng cũng được sử dụng để bảo vệ
người sản xuất trong nước. Trong khi Nhật Bản vẫn giữ nguyên biện pháp an
toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch chặt chẽ (SPS) đối với các sản phẩm trồng
trọt thì ở Việt Nam, các biện pháp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn tồn tại
một số hạn chế, nhất là không bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng.
Sau khi Hiệp định TPP được ký kết vào ngày 4/2/2016 (có hiệu lực 2 năm
sau đó), Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế
(chiếm 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, tương đương
10,5 tỷ USD và vào năm thứ 11 xóa bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế.
Đối với các mặt hàng nơng sản từ Việt Nam, có nhiều mặt hàng ưu tiên của
nước ta được rút ngắn đáng kể lộ trình so với cam kết tại Hiệp định FTA Việt
Nam – Nhật Bản như đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam (cá
ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, tôm, cua, ghẹ…)

18


được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định FTA Việt Nam – Nhật Bản có
hiệu lực thi hành. Tồn bộ các dịng hàng thủy sản khơng cam kết xóa bỏ thuế
trong FTA Việt Nam - Nhật Bản sẽ được xóa bỏ trong TPP vào năm thứ 6, năm

thứ 11 hoặc năm thứ 16, kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Mặt hàng rau quả, Nhật
Bản cam kết mức thuế 0% vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 5 kể từ khi hiệp định có
hiệu lực.
Trong khi đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% dịng thuế trong TPP, đối
với nơng sản có lộ trình như sau: Đối với Thịt gà: Xóa bỏ thuế nhập khẩu sau
vào năm thứ 11/12; Thịt lợn: xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 10 đối với thịt
lợn tươi, vào năm thứ 8 đối với thịt lợn đơng lạnh; Gạo: xóa bỏ ngay khi hiệp
định có hiệu lực; Ngơ: xóa bỏ vào năm thứ 5 một số loại xoá bỏ vào năm thứ 6.
Sữa và sản phẩm sữa: xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số loại xố bỏ
vào năm thứ 3. Thực phẩm chế biến từ thịt: xóa bỏ vào năm thứ 8 đến năm thứ
11, chế biến từ thủy sản xóa bỏ vào năm thứ 5. Việt Nam cũng sẽ xóa bỏ thuế
quan trong hạn ngạch đối với một số mặt hàng như đường, trứng, muối và lá
thuốc lá trong thời gian từ 6 đến 11 năm.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Kinh tế (Bộ Nông nghiệp Mỹ), ngành
Công nghiệp lợn hơi của Việt Nam đứng thứ 10 trên thế giới và đang phát triển
để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao. Các trang trại nuôi lợn cũng thay
đổi phương thức chăn nuôi, chuyển từ mơ hình chăn ni vườn nhỏ sử dụng
nguồn thức ăn địa phương sang trang trại khép kín quy mơ lớn, để cung ứng
nguồn sản xuất lợn thịt có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, Việt Nam cần nhiều đầu vào thức ăn chăn nuôi hơn lượng thức ăn
tạo ra trong nước (đối với gà thịt và lợn hơi); đồng thời, cần nhiều hơn các máy
trộn thức ăn dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Lượng tiêu thụ lúa mỳ trong
mỳ và bánh mỳ tăng cao, khi nền kinh tế châu Á đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa.
Các sản phẩm từ lúa mỳ rất thuận tiện, hấp dẫn và kinh tế. Chính phủ Nhật Bản

19


kiểm soát lúa mỳ để hỗ trợ nền sản xuất nội địa. Trong khi, ở Việt Nam không
trồng lúa mỳ nên bột mỳ nhập khẩu không bị đánh thuế.

Các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu trực tiếp cho tiêu dùng bao gồm thịt,
rau xanh, trái cây và các thực phẩm chế biến sẵn đều phải đối mặt với những rào
cản lớn hơn. Thương mại tạo ra sự đa dạng hơn trong thực phẩm, nhưng chính
phủ các nước châu Á vẫn thận trọng trong việc cho phép tự do thương mại đối
với các mặt hàng nông sản thành phẩm. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn nhập khẩu
một lượng lớn hàng thành phẩm (25 tỷ USD năm 2012, chiếm khoảng 40%
lượng nhập khẩu nơng nghiệp). Ở Việt Nam, con số này cịn tương đối nhỏ
khoảng 2 tỷ USD, chiếm khoảng 18% lượng nhập khẩu nông nghiệp.
Gạo chiếm một vị thế đặc biệt đối với các quốc gia châu Á, Việt Nam là một
trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Nhật Bản duy trì mức giá nội
địa cao cho gạo thông qua rào cản mậu dịch chặt chẽ. Trong khi đó, Việt Nam nỗ
lực kiểm sốt giá gạo xuất khẩu để duy trì mức giá ổn định. Nhưng dù can thiệp,
giá gạo Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với giá gạo của Nhật Bản và gần với
mức giá thế giới.
 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Nhật Bản hiện có khoảng 6 triệu dân sinh sống trên 1,6 triệu nông trại
thương mại. Khoảng 1,8 triệu nông dân dành 50% thời gian của mình ở trang
trại. Mặc dù, diện tích trung bình của các nơng trại thương mại ít hơn 5 mẫu
nhưng các hộ nông nghiệp nhỏ này vẫn duy trì mức thu nhập gần bằng các hộ
phi nơng nghiệp. Nguồn thu nhập đó bắt nguồn từ những hoạt động phi nông
nghiệp. Tuy nhiên, các trang trại ở Nhật Bản được hưởng lợi từ giá bán đầu ra
cao theo tiêu chuẩn toàn cầu. Mức giá cao này được duy trì bởi những rào cản
nhập khẩu các mặt hàng chủ lực được sản xuất tại Nhật Bản như gạo, thịt bò, các
sản phẩm từ sữa và nguyên liệu làm chất ngọt như củ cải đường và mía.
Sự bảo hộ của Nhật Bản đối với các sản phẩm nông nghiệp đã có từ nhiều
năm. Các thỏa thuận thương mại như là thỏa thuận Beef- Citrus với Hoa Kỳ năm
20


1989 và UR năm 1995 mang lại sự tự do hóa, nhưng đã có sự thay đổi trong 15

năm, kể từ khi giai đoạn thực hiện UR kết thúc.
Năm 1986, Việt Nam đã thực hiện chủ trương “đổi mới” nền kinh tế chuyển
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các hộ nông dân đã
được phép sản xuất và bán sản phẩm riêng lẻ thay vì tập trung như trước. Nhà
nước trợ cấp hợp đồng thuê dài hạn, cho phép nông dân được trao đổi, chuyển
nhượng, các quyền cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất được khai
thác triệt để. Kết hợp với những cải cách “đổi mới”, Việt Nam đã tập trung đẩy
mạnh các sản phẩm chế biến xuất khẩu. Với chủ trương đó, Việt Nam khơng có
các biện pháp bảo hộ cố định mạnh mẽ và đã đàm phán các hiệp định tương đối
sâu rộng với các đối tác thương mại, đáng chú ý là gia nhập ASEAN và WTO.
Điều này hạn chế khả năng của Việt Nam trong việc áp đặt các biện pháp bảo hộ
mới.
Thách thức của các quốc gia trong TPP khi xuất khẩu nông sản tới Nhật Bản
đó là nước này vẫn khơng từ bỏ ý định nới lỏng các rào cản thương mại, dẫn đến
sự đình trệ trong sản xuất và nhập khẩu nông sản. Với Việt Nam, trong điều kiện
hàng rào thuế quan bị giảm đáng kể, cần áp dụng các rào cản vệ sinh đối với
nhập khẩu ít lợi thế như sữa, thịt để khuyến khích sản xuất trong nước. Đồng
thời, tìm cách giảm nhập khẩu các loại mặt hàng chế biến sẵn và đồ uống, hy
vọng khuyến khích phần nào sản xuất nội địa thay thế.
Quan trọng hơn, khi tham gia vào TPP, Nhật Bản là nước có trình độ khoa
học cơng nghệ cao, nhưng lại khơng có lợi thế về phát triển nông nghiệp, việc
Việt Nam giảm hàng rào bảo hộ nông nghiệp sẽ là cơ hội giúp cho các DN Nhật
Bản chuyển nguồn đầu tư sang Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam cần tăng
cường sử dụng vốn, khoa học kỹ thuật của Nhật Bản để đầu tư phát triển nông
nghiệp, từ đó xuất sản phẩm vào chính thị trường Nhật Bản.
Thực tiễn cho thấy, trong ngắn hạn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nông sản, tuy nhiên, việc nghiên cứu các
21



chính sách bảo hộ nơng nghiệp của Nhật Bản khơng phải là khơng có giá trị thực
tiễn. Đặc biệt, với đất nước có tỷ lệ dân số trẻ, tỷ lệ % đất nông nghiệp cao và dự
báo tăng trưởng định mức tiêu thụ nông sản, thực phẩm từ nay đến 2025 như số
liệu trong bảng trên cho thấy, tiềm năng của thị trường tiêu thụ nông sản, thực
phẩm của Việt Nam là rất lớn. Bên cạnh việc khai thác lợi thế cạnh tranh quốc
tế, nghiên cứu kinh nghiệm bảo hộ nơng nghiệp của Nhật Bản để có các biện
pháp bảo hộ phi thuế đối với nông nghiệp và phát triển thị trường tiêu thụ trong
nước là một vấn đề quan trọng.
4. Kiến nghị các giải pháp hồn thiện chính sách bảo hộ nông nghiệp ở
Việt Nam
Trong những năm gần đây Chính phủ và các Bộ ngành đều thực hiện các
chính sách bảo hộ nông nghiệp nghiêm túc, quyết liệt và linh hoạt để có thể theo
kịp và đón đầu những sự thay đổi trên thị trường, đặc biệt là trong thời kỳ hội
nhập sâu. Những chính sách bảo hộ mà Việt Nam đang thực hiện đã góp phần
đưa những sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam được biết đến rộng rãi trên thế
giới và một số sản phẩm vươn lên những vị trí cao trên thị trường quốc tế như
gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, rau quả, chè. Đồng thời cơ cấu xuất khẩu
cũng đã thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường đó là tăng tỷ lệ nông sản
chế biến, giảm tỷ lệ XKNS thơ và sản phẩm sơ chế. Các cơng cụ chính sách
được ban hành theo hướng hỗ trợ và khuyến khích và từng bước tự do hóa thị
trường nơng sản. Điều này được thể hiện bằng việc Nhà nước mở rộng và đa
dạng hóa các đối tượng xuất khẩu, thay đổi và miễn thuế XKNS, hạn ngạch, trợ
cấp trực tiếp, giấy phép xuất khẩu được xóa bỏ nhằm đáp ứng với các yêu cầu
của TMQT. Xu hướng hiện nay trong việc ban hành các công cụ là thay thế
những công cụ hành chính bằng những cơng cụ mang tính kinh tế.
Tuy nhiên, hệ thống chính sách bảo hộ nơng nghiệp chưa đảm bảo phân phối
lợi ích của các thành phần trong chuỗi giá trị hàng NSXK, người nông dân sản
xuất bỏ ra nhiều công sức, thời gian nhất nhưng giá trị nhận lại lại thấp nhất.
22



Đồng thời các chính sách chưa mang tính lâu dài, ổn định, các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả của XKNS, nhất là các chỉ tiêu định lượng cịn chưa có. Ví dụ như đối
với chính sách xây dựng thương hiệu, chính sách này chưa nâng cao được ý thức
quảng bá, nâng cao uy tín của sản phẩm gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp. Chính sách thị trường cũng cịn hạn chế bởi nó chưa có
những biện pháp tích cực để đa dạng hóa thị trường, điển hình là mặt hàng gạo,
mặc dù hiện nay mặt hàng gạo đã có mặt ở 150 quốc gia tuy nhiên các thị trường
xuất khẩu gạo chủ yếu, chiếm tới khoảng 80% KNXK gạo là các nước ở châu Á
như Trung Quốc, ASEAN,… và chỉ có khoảng 20% KNXK cịn lại dành cho
hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại. Chưa kể ở các thị trường xuất khẩu
chính, gạo của Việt Nam cũng phải cạnh tranh khốc liệt với các mặt hàng gạo
đến từ Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia,… và gạo của chúng ta bị lép vế hơn cả về
giá và chất lượng.
Hay các hạn chế về công cụ của chính sách bảo hộ, như: thuế XKNS, các yếu
tố đầu vào dùng để sản xuất chưa được sắc thuế này điều tiết để hướng tới hiệu
quả cao, chỉ mới dừng lại ở khuyến khích tăng về mặt khối lượng chứ không
phải chất lượng, giá trị do đổi mới công nghệ dẫn tới các yếu tố đầu vào thường
dịch chuyển vào những lĩnh vực kém hiệu quả hoặc dịch chuyển q mức vào
một mặt hàng nơng sản nào đó (cà phê, hồ tiêu, điều); về tín dụng XKNS, mặc
dù Nhà nước đã có nhiều chính sách nới lỏng nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp
khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn bởi vì các điều kiện thế chấp và tín chấp
vay vốn của Ngân hàng thường tập trung vào những doanh nghiệp vừa, doanh
nghiệp lớn trong khi trong sản xuất nơng nghiệp thì những đối tượng người nơng
dân, cá nhân kinh doanh nông sản, doanh nghiệp nhỏ mới là những đối tượng
chiếm phần nhiều;…

23



KẾT LUẬN
Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ
quan trọng cho nền kinh tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người nông dân.
Đề ra các chủ trương đường lối đúng đắn nhằm phát triển nông nghiệp, nông
thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân là một trong
những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược trong lãnh đạo phát triển kinh
tế của Đảng và Nhà nước ta.
Việt Nam trong q trình đưa nơng nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế, các rào
cản thương mại đối với hàng nông sản đã được tháo gỡ dần, thơng thống hơn
và ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế. Bảo hộ nông nghiệp được
chuyển từ hạn chế nhập khẩu thông qua hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép và thuế
quan sang áp dụng chế độ thuế quan. Còn để hỗ trợ xuất khẩu Nhà nước đã áp
dụng biệp pháp hỗ trợ thơng qua cung cấp tín dụng, ưu đãi về lãi suất, cung cấp
giống, trợ giá xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Mặc dù các chính sách về nơng nghiệp, trong đó có chính sách bảo hộ nơng
nghiệp ở nước ta đã đạt được những thành cơng nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh
đó vẫn cịn những thách thức, khó khăn cần phải giải quyết đề nền nông nghiệp
nước nhà, kinh tế nông thôn và người nông dân ngày càng được phát triển hơn
nữa. Vì vậy để giải quyết được vấn đề nơng nghiệp, nông thôn và nông dân là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của tồn xã hội.

24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

25



×