Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử và ý nghĩa của học thuyết đối với vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.4 KB, 32 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời Chiến Quốc ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trường phái triết học đại
diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau trong xã hội đấu tranh với nhau
không kém phần gay gắt. Mạnh Tử (372-289 trước Công nguyên) là một trong
những triết gia thời đó và là người kế tục sự nghiệp của Khổng Tử xuất sắc nhất.
Ông chủ trương chống lại thuyết “kiêm ái” của Mặc gia và chủ nghĩa “tự nhiên
vô vi” của Đạo gia, phát triển tư tưởng triết học chính trị đạo đức của Khổng tử
theo khuynh hướng duy tâm chủ nghĩa… Những luận điểm quan trọng trong
những tác phẩm của Mạnh Tử là vương đạo, nhân chính và tính thiện cùng với
những quan điểm giáo dục, những biện pháp cải cách kinh tế, xã hội thiết thực
của ơng, thực sự đã có ý nghĩa tích cực đối với xã hội đương thời.
Thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử là một trong những cống hiến xuất sắc
của ông cho triết học Trung Hoa, nó mở đường cho phái tâm học của Lục Cửu
Uyên đời Tống và Vương Thủ Nhân đời Minh sau này. Tuy học thuyết “tính
thiện” của Mạnh Tử căn bản dựa trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm khách
quan, nhưng trong nội dung của nó hàm chứa rất cao những giá trị nhân bản.
Chúng ta tìm được trong đó những giá trị đạo đức có tính vĩnh cửu. Điều này
phần nào giúp ích cho chúng ta hàm dưỡng thêm chất nhân văn trong cuộc sống,
nhất là trong bối cảnh của đời sống hiện đại. Chính vì những lý do đó mà chúng
tơi thực hiện đề tài “Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử và ý nghĩa của học
thuyết đối với vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong giới hạn của một tiểu luận chuyên đề, chúng tơi tập trung tìm hiểu
học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử và ý nghĩa của học thuyết đối với vấn đề
giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay. Để đạt được điều này, chúng tơi đi vào
tìm

1



hiểu nguồn gốc hình thành và phân tích nội dung học thuyết “tính thiện”
của Mạnh Tử, qua đó rút ra một vài giá trị và hạn chế của học thuyết. Đồng thời
chúng tôi cũng xem xét ý nghĩa của học thuyết đối với vấn đề giáo dục con
người Việt Nam hiện nay.

3. Lịch sử nghiên cứu
Cho đến thời điểm này, ở Việt Nam cũng như trên thế giới có rất
nhiều cơng trình đề cập đến các tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại. Tìm
hiểu về tư tưởng của Mạnh Tử có các cơng trình như Mạnh Tử - Linh hồn
của nhà nho (Bách Khoa toàn thư và tinh túy văn học cổ điển Trung Quốc),
Đại cương triết học Trung Quốc (Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê), Lịch sử
triết học Trung Quốc Dỗn Chính, Vũ Tình, Trương Văn Chung, Ngũn Thế
Nghĩa), Triết lý phương Đông giá trị và bài học lịch sử (Trịnh Dỗn Chính), Hạ
Mạnh Tử (Đồn Trung Cịn), Lời dạy của Lão tử, Trang Tử, Khổng Tử, Mạnh
Tử (Triệu Chí Hải chủ biên), Mạnh Tử (Nguyễn Hiến Lê)… Tuy nhiên vấn đề
“Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử và ý nghĩa của học thuyết đối với vấn đề
giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay” chưa có cơng trình nào đề cập đến
một cách chi tiết và có hệ thống. Chúng tơi tìm hiểu đề tài này nhằm làm rõ hơn
vấn đề trên.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như miêu tả, phân tích, tổng hợp và so sánh.

5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Mạnh Tử đề cập đến nhiều vấn đề trong học thuyết của mình song phạm vi
đề tài chúng tơi chỉ tìm hiểu học thuyết tính thiện của ơng. Qua đó liên hệ với
việc giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay.
2



6. Ý nghĩa của đề tài
Thông qua việc thực hiện đề tài, chúng ta thấy được một phần trong bức
tranh toàn cảnh về các tư tưởng triết học Trung Quốc thời cổ đại. Bên cạnh đó
hiểu thêm triết lý đạo đức, quan niệm nhân sinh của Mạnh Tử. Đạo đức là một
vấn đề hiện nay rất được quan tâm, từ các ngành nghề đến tổ chức, các hoạt
động xã hội. Từ đó chúng ta có một cái nhìn tồn diện hơn về vấn đề tính thiện
trong triết lý của Mạnh Tử nói riêng và của Trung Quốc nói chung. Khơng chỉ
vậy, nó cịn có một ý nghĩa đặc biệt với vấn đề giáo dục nhân cách con người
Việt Nam hiện nay.

7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu 2 trang, kết luận 2 trang, nội dung chính của tiểu luận
gồm hai chương.
Chương 1 tìm hiểu về học thuyết tính thiện của Mạnh Tử gồm 11 trang.
Chương 2 đề cập đến ý nghĩa học thuyết tính thiện đối với vấn đề giáo dục
ở Việt Nam hiện nay trong 5 trang.

3


Chương 1: TÌM HIỂU HỌC THUYẾT “TÍNH THIỆN”
CỦA MẠNH TỬ
1.1. Vài nét về cuộc đời của Mạnh Tử
Mạnh Tử được mệnh danh là Á Thánh họ Mạnh tên Kha, tự Tử Dư, sinh
năm 327 trước công nguyên - năm thứ tư Chu Liệt Vương, người gốc nước Trâu,
thuộc miền Nam tỉnh Sơn Đơng ngày nay. Ít có sử sách ghi chép cụ thể về thân
thế của ông. Khi ông lên 3 tuổi thì cha chết, mẹ ni dưỡng, giáo dục lễ nghĩa
rất chặt chẽ. Trong sử Liệt nữ có chép rằng, nhà ông trước ở gần nghĩa địa, lúc

ấy Mạnh Kha còn nhỏ, hàng ngày vào nghĩa địa chơi, thấy người ta chơn cất
người chết rồi khóc lóc, ơng cũng rủ chúng bạn chơi trị trống táng. Mẹ ơng nói
một mình rằng: “Chỗ này chẳng tiện cho con ta ở”. Bà bèn dời nhà về gần chợ.
Con bà lại bày lối rao hàng, bưng bánh, bán thịt. bà lại tự nhủ: “Chỗ này chẳng
tiện cho con ta ở”. Bà dọn nhà lại gần trường học. con bà mới bày trò chơi học
theo lễ nhạc. Bà nghĩ: “Chỗ này đáng cho con ta ở vậy”. Sách sử kỷ của Tư Mã
Thiên chép rằng, khi lớn lên Mạnh Kha theo học đệ tử của Tử Tư, hiểu rõ đạo lý
của Khổng Tử, lại có tài biện thuyết nên đã trở thành một trong ba đại nho thời
Xuân Thu – Chiến Quốc. Cũng có ý kiến khác cho rằng Mạnh Tử vốn là hậu duệ
của Mạnh Tơn, thuộc dịng dõi Lỗ cơng, do di cư sang xứ Châu (nước nhỏ phụ
thuộc vào Lỗ) nên xem như là người Châu. Từ khi còn trẻ Mạnh Tử đã theo học
thầy Tử Tư (Tử Tư là cháu nội của Khổng Tử) và lấy đạo Khổng làm chí hướng.
Ơng đã từng chu du qua nhiều nước như Tống, Tuyết, Tề, Nguỵ, Lỗ, Châu và
Lương v.v. Căn cứ theo sách "Mạnh Tử", thì những nhân vật chính trị đương
quyền mà Mạnh Tử đã được tiếp xúc là Lương Huệ Vương, Lương Tương
Vương, Tề Tuyên Vương, Châu Mục Công và Đằng Văn Công.
Mạnh Tử đến nước Lương vào năm 320 trước công nguyên đúng thời gian
Lương Huệ Vương đang chiêu sính hiền sĩ bốn phương. Khi Mạnh Tử diện kiến
Lương Huệ Vương, vua Lương đặt ra vấn đề có tính cách tiêu biểu cho các quốc
4


gia đương thời: "Hà dĩ lợi ngô quốc?" (Làm sao để có lợi cho nước ta?). Mạnh
Tử cho rằng vấn đề nhân nghĩa là lý tưởng cao cả nhất. Tuy nhiên, Lương Huệ
Vương coi trọng vấn đề cơng lợi vì nước. Vì thế, đã xảy ra cuộc tranh luận dữ
dội giữa Lương Huệ Vương cùng Mạnh Tử về “Nghĩa” và “Lợi”. Khi không
thuyết phục được vua Lương, ông đành tạm thời lưu lại nước Lương để chờ dịp
khác. Năm sau, Huệ Vương mất, con là Tương Vương lên kế vị, Mạnh Tử lại
được triệu kiến vấn chính. Nhưng lúc này ông đã bỏ Lương sang Tề vì Mạnh Tử
thất vọng với Lương Tương Vương: "Trơng thì chẳng giống một vị chúa, gần thì

chẳng thấy có uy nghi tí nào”.
Khi Mạnh Tử yết kiến Tề Tuyên Vương, vua Tề ngỏ ý muốn bàn về sự tích
bá nghiệp của Tề Hồn Cơng và Tấn Văn Công. Vua Tề mong "Phú quốc cường
binh". Song, Mạnh Tử vốn không tán thành lối phú cường của hai vị bá chủ đó,
nên nói lảng sang chuyện khác bằng những lý lẽ hết sức khơn khéo hịng mong
thuyết phục được Tề tuyên Vương chấp nhận chủ trương "Vương đạo" của
mình. Thuyết Vương đạo mà Mạnh Tử chủ trương có mục tiêu chính trị Vương
đạo: "Người già cả được ăn ngon mặc đẹp, lê dân chẳng ai bị đói rét". Lý tưởng
đó tuy khơng lớn lao nhưng ở khói lửa khơng ngừng thì khó có thể đạt được?
Mặc dù Tề Tun Vương khơng hồn tồn đồng ý với lý luận của Mạnh Tử
nhưng hết sức thán phục tài hùng biện của Người, nên đã mời ở lại làm Quốc
Khanh (tương đương với địa vị cố vấn cao cấp thời nay). Lúc Tề Tuyên Vương
vạch kế hoạch toan đánh lấy nước Yên có thỉnh ý Mạnh Tử. Mạnh Tử nói: "Thủ
chi nhi Yên dân duyệt, tắc thủ chi; thủ chi nhi Yên dân bất duyệt, tắc vật thử
(Lấy mà dân n vui lịng, thì nên lấy; nếu lấy mà dân n chẳng vui lịng, thì
chớ lấy). Nhưng Tề Tun Vương vẫn cưỡng chiếm nước Yên vào năm 314
trước công nguyên. Đến khi dân Yên nổi dậy chống lại thì Tuyên Vương mới hối
rằng đã không nghe theo lời của Mạnh Tử. Chẳng bao lâu, ông về Lỗ chịu tang
mẹ và trở lại Tề ngay sau đó. Năm 315 trước công nguyên, người Yên dấy loạn,
Mạnh Tử bỏ Tề sang Đằng (Có truyền thuyết khác là, lúc đó Mạnh Tử đi làm
quan Đại phu ở nước Nguỵ). Tại Đằng, mặc dù Mạnh Tử có dịp phát biểu nhiều
5


luận thuyết quan trọng, nhưng Đằng là một nước nhỏ lại nằm vào giữa hai đại
cường là Tề và Sở cho nên các lý thuyết của Mạnh Tử chẳng có tác dụng gì cho
lắm. Sau đó Mạnh Tử nhận lời mời của Lỗ Bình Cơng trở về cố quốc. Do có kẻ
nói xấu, ghen ghét nên ơng khơng gặp được Bình Cơng.
Bắt đầu từ năm 52 tuổi, Mạnh Tử bắt đầu du hành sang nước Lương. Được
một thời gian ông quay về nước Lỗ. Trải qua hơn hai mươi năm mà ơng khơng

tìm được vị minh chúa nào có đồng chí hướng để thực hiện lý tưởng Vương đạo.
Cuối đời ông trở về xứ Châu - nơi chôn nhau cắt rốn tu thân và dạy học, giống
Khổng Tử ngày trước. Mạnh Tử mất năm ơng được 84 tuổi.
1.2.

Nguồn gốc hình thành học thuyết “tính thiện” của Mạnh

Tử
Bàn về tâm tính con người cũng như tìm hiểu bản tính con người ta thiện
hay ác là một trong những vấn đề được các nhà triết học Trung Quốc cổ đại rất
quan tâm đặc biệt là các nhà triết học thuộc trường phái Nho gia. Tình hình
chính trị - xã hội Trung Hoa không ổn định, vấn đề giáo dục đạo đức, luân lý để
cải hóa con người từ ác trở thành thiện, cải biến xã hội từ loạn trở thành thịnh trị
được xem là quan trọng và cấp thiết bậc nhất của các bậc vua chúa thời này. Tuy
nhiên để giáo hóa đạo đức con người, người ta buộc phải tập trung lý giải xem
bản tính con người ta là gì, từ đó mới có thể đề ra các chủ trương, biện pháp một
cách có hiệu quả. Vì vậy các trường phái triết học thời Xuân Thu – Chiến Quốc
đã đưa ra nhiều quan niệm, chủ trương chính sách khác nhau và đấu tranh không
kém phần gay gắt.
Phần lớn các triết gia Trung Quốc đều có quan niệm bản tính con người là
cái chất trời sinh ra đã có, trời phú cho con người, là cái tính vốn có ở con
người. Họ đưa ra quan hệ như “tính”, “tâm” và “tình” là ba phạm trù cốt yếu
nhất có liên hệ bản tính con người. Trong đó “tính” là chất của con người biểu
hiện bên ngoài, “tâm” là cái chủ thể biểu hiện ra bằng tính, đem hai cái đó ứng
6


xử, tiếp xúc với người, với vật biểu hiện thái độ của mình được gọi là “tình” và
biểu hiện ra với bảy loại tình cảm khác nhau: ái, ố, hỷ, nộ, ai, cụ, dục. Mặc dù
họ thừa nhận bản tính con người sinh ra đã có nhưng mà có thể giáo hóa, thay

đổi được để đề ra biện pháp giáo dục con người. Đây là những đặc điểm giống
nhau trong quan niệm về bản tính con người của các triết gia Trung Quốc.
Song có những trường phái cho rằng bản tính con người là ác. Cũng có
trường phái quan niệm khơng thiện khơng ác hoặc có thiện có ác. Đặc biệt có
trường phái cho rằng siêu thiện ác … Sở dĩ có sự khác nhau đó là do cơ sở triết
lý khác nhau, chỗ đứng và đẳng cấp xã hội của mỗi triết gia khác nhau. Ví như
Khổng tử cho rằng tính người gần nhau (tính tương cận tập tương viễn); Mạnh
Tử thì nghĩ tính người vốn thiện; Tn tử nói tính người vốn ác; Cáo Tử bảo tính
người khơng thiện cũng không bất thiện; Đổng Trọng Thư đưa ra tính tam
phẩm…
Mạnh Tử đưa ra học thuyết của mình rằng bản tính con người là thiện, ơng
khẳng định “Nhân tri sơ tính bổn thiện”. Mạnh Tử cịn chỉ ra một cách rõ ràng
rằng: sự thay đổi chính quyền phải được sự đồng tình của ý trời và ý dân, mà
trong thực tế ý trời chính là ý dân, ý dân chính là ý trời, ngồi ý dân ra cịn có ý
trời. Cho nên Mạnh Tử nói: “Thiên thị tự ngã dân thị, Thiên thính tự ngã dân
thính” (Trời nhìn nhận mình thì dân cũng nhìn nhận mình, Trời nghe được mình
thì dân chúng nghe được mình) (Mạnh tử, Tận tâm thượng).
Mạnh Tử đứng trên lập trường của bộ phận lạc hậu trong giai cấp địa chủ
quý tộc thị tộc cũ đang trên con đường chuyển hóa lên giai cấp địa chủ phong
kiến để lập thuyết, truyền bá tư tưởng của mình. Song Mạnh Tử là người đầu
tiên đề cập đến vấn đề cá nhân, vấn đề nhân tính một cách có hệ thống và cụ thể.
Ơng chủ trương thuyết “tính thiện” khẳng định “thiện” là bản tính của con người
khi mới sinh ra ai cũng có.
1.3. Nội dung học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử
7


Vấn đề tìm biết bản tính con người là thiện hay ác nghĩa là vấn đề bản tính
của bản tính con người, là một trong những vấn đề được bàn cãi nhiều nhất
trong triết học Trung Quốc. Theo Mạnh Tử, thì vào thời bấy giờ, ngồi thuyết

của ơng, có ba học thuyết bàn về vấn đề này.
Thuyết thứ nhất cho rằng “Bản tính con người ta có tính thiện, có tính bất
thiện. Cho nên khi vua Nghiêu làm vua thì lại có kẻ thất đức như Tương làm tơi.
Khi Cổ Tẩu làm cha thì lại có bậc hiền như ơng Thuấn làm con. Nay nếu cho
bản tính người là thiện, ắt các trường hợp trên sai cả sao?” (Mạnh Tử, Cáo Tử
thượng).
Thuyết thứ hai nói: “Tính của con người ta có thể khiến cho làm điều thiện,
có thể làm điều bất thiện. Cho nên vua Văn, vua Vũ là vua nhân đức mà thịnh
thì dân ưa làm điều thiện, vua U, vua Lệ là vua bạo ngược nổi lên thì dân ưa
làm điều tàn bạo” (Mạnh Tử, Cáo Tử thượng).
Thuyết thứ ba, thuyết của Cáo Tử - người cùng thời với Mạnh Tử lại quan
niệm: “Bản tính con người khơng thiện cũng khơng bất thiện, sinh hoạt ở đời là
tính chi vị tính” (Mạnh Tử, Tận Tâm thượng). Cáo Tử ví: “Tính tự nhiên của
người ta như nước chảy, khiến chảy về phía Đơng thì chảy về phía Đơng, khiến
chảy về phía Tây thì chảy về phía Tây. Tính người không phân biệt thiện hay bất
thiện cũng như nước không phân biệt phía Đơng, phía Tây vậy” (Mạnh Tử, Cáo
Tử thượng).
Mạnh Tử phản đối tất cả các thuyết trên, trên cơ sở quan niệm của Khổng
Tử, Tăng Sâm và Tử Tư về “tính” và “thiện”, Mạnh Tử đã hệ thống lại và khái
qt hố nó lên xây dựng thành học thuyết “tính thiện”, có cơ sở lý luận và thực
tiễn sinh động. Chủ trương rằng tính người là “tính thiện”, Mạnh Tử không
muốn bảo rằng sinh ra, mỗi người là một Khổng Tử tức là một vị thánh. Quan
niệm của Mạnh Tử khiến ta nghĩ đến một khía cạnh của thuyết thứ hai nói ở
trên, tức là tìm thấy những yếu tố thiện trong bản tính con người. Nhưng Mạnh
8


Tử cũng cơng nhận có những yếu tố khác, những yếu tố này khơng thiện cũng
khơng bất thiện và có thể trở thành bất thiện nếu không được kiềm thúc. Những
yếu tố này theo Mạnh Tử, lồi người cũng có khơng khác gì những sinh vật

khác. Chúng đại diện cho phần thú tính trong đời sống. Vì vậy, đúng ra, ta khơng
thể coi chúng thuộc về “nhân” tính được. Mạnh Tử nói rằng: “Nếu ví bản tính
con người ta như nước, thì tuy nước khơng có phân biệt Đơng và Tây nhưng nó
há chẳng phân biệt cao thấp hay sao? Cịn bản tính của con người ta vốn thiện
cũng như bản tính tự nhiên của nước là chảy xuống chỗ thấp vậy. Không một
người nào sinh ra mà tự nhiên bất thiện, cũng như khơng có một thứ nước nào
lại không chảy xuống chỗ thấp. Giá như nay ngươi đánh xuống thấp mà làm cho
nó vọt lên thì nước có thể lên quá trán, còn như chặn dòng nước lại thì nó có
thể vọt lên trên núi. Đó là cái thế bị ép chứ khơng phải là bản tính của nước.
Con người cũng như thế, nếu khiến họ làm điều bất thiện thì cái bản tính vốn
thiện của họ sẽ có sức phản phục lại ngay” (Mạnh Tử, Cáo Tử thượng). Từ đó
Mạnh Tử khẳng định: “Cứ theo bản tính con người ta thì ai cũng có thể làm
điều thiện, cho nên mới nói tính người vốn thiện. Nếu có làm điều gì bất thiện,
đó khơng phải do cái lỗi ở tại bản chất của người ta” (Mạnh Tử, Cáo Tử
thượng). Cũng như Mạnh Tử, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết trong Nhật ký trong
tù như sau:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Mạnh Tử cho rằng, mỗi người đều có mối thiện. Theo ơng, bốn đầu mối
nhân, nghĩa, lễ, trí khơng phải do cái bên ngoài nung đúc cho ta. Trong ta vốn có
nó, chỉ vì ta khơng nghĩ đến mà thơi. Cho nên mới nói: “Ai tìm hiểu thì được, ai
phế bỏ thì mất. Nếu có ai được thì có thể hơn người, trăm lần và vô số lần
9


không bao giờ tàn hết cái tài ấy vậy”. “Người ta ai cũng có lịng chẳng nỡ (thấy
người khổ)… bỗng thấy đứa trẻ sắp rơi xuống giếng, ai cũng lo sợ thương xót.
Do đó khơng có lịng trắc ẩn (lịng thương xót) khơng phải là người, khơng có

lịng tu ố (lịng thẹn ghét) khơng phải là người, khơng có lịng từ nhượng (lịng
cung kính) khơng phải là người, khơng có lịng thị phi (phân biệt phải trái)
khơng phải là người. Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng tu ố là đầu mối
của nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối của trí.
Người ta có bốn đầu mối đó như là có tứ chi” (Mạnh tử, Công Tôn Sửu thượng).
Theo Mạnh Tử thì “tính thiện” của con người ta được biểu hiện ở bốn đức
lớn là nhân, nghĩa, lễ, trí ứng với bốn thịnh đức của trời: nguyên, hanh, lợi, trinh.
Nhưng nếu Khổng Tử coi trọng lễ, trí như nhân thì Mạnh Tử lại ít nhắc đến lễ,
trí và ơng ln đề cao đức nhân. “Đức nhân” là cái lẽ người ta sở dĩ là người,
hợp với cái lẽ ấy bản thân con người mà nói thì tức là con đường nghĩa lý phải
noi theo vậy – “Nhân dã giả nhân dã, hợp nhi ngôn chi, đạo dã” (Mạnh Tử, Tận
Tâm hạ). Ông coi đức nhân nghĩa là cái đức cao cả của người qn tử và bậc
thánh nhân “Ơng vua có lịng nhân thì trong thiên hạ khơng ai địch nổi” (Mạnh
Tử, Tận Tâm hạ). Theo Mạnh Tử thì “Nhân là ngôi thứ nhà lớn của con người
và nghĩa là con đường lớn của con người phải theo” (Mạnh Tử, Đằng Văn Cơng
hạ).
Bốn đức lớn đó của con người bắt đầu từ tứ đoan hay bốn đầu mối của
thiện, còn gọi là thiện đoan, là tài chất, bản tính trời phú cho con người, sinh ra
đã có như mầm cây trong hạt giống, như tứ chi của cơ thể. Do đó mà có sự tranh
biện giữa Mạnh Tử và Cáo Tử vì Cáo Tử cho rằng tính người khơng thiện cũng
khơng bất thiện do đó đạo đức chỉ là phần thêm vào một cách giả tạo mà thơi.
Mạnh Tử thì khẳng định rằng bốn đầu mối ấy nó phân biệt con người với con
vật. Vậy phải mở rộng “bốn đầu mối” vì “bốn đầu mối” có được mở rộng ta mới
thật trở nên “người”. Bản tính thiện của con người do trời phú. Theo Mạnh Tử
thì cái phần cao đại, tơn q ở đây là tính người. Bên cạnh đó cái nhỏ nhen, ti
10


tiện, cái bản năng nhục dục tầm thường chỉ có ở cầm thú và trong “bọn thứ
dân”. Nó chính là chỗ để phân biệt giữa thiện và bất thiện, giữa con người và

cầm thú. Mạnh Tử nói: “Lồi người khác cầm thú chỉ có mảy may đó thơi. Cái
mảy may đó, bọn thứ dân thì bỏ mất mà người qn tử thì biết bảo tồn” (Mạnh
Tử, Ly Lâu hạ).
Hơn nữa, với Mạnh Tử thì điều phải làm là nới rộng lịng thương ấy cho nó
bao trùm cả những người xa nhất trong xã hội “Săn sóc các người già cả của ta
cho tới người già cả của người. Thương yêu trẻ con ta cho đến trẻ con người”
(Mạnh Tử, Ly Lâu hạ). Đó là điều Mạnh Tử gọi là “nới lịng mình cho lan tới
người”. Đó là sự nới rộng căn cứ vào nguyên tắc yêu người có thứ bậc của Nho
gia. Nới rộng lòng thương người trong nhà Nho nó bao trùm cả người ngồi có
nghĩa là thi hành “trung” (lòng ngay thẳng đối với người) và “thứ” (lòng vị tha)
mà kiểm tra chủ trương, tức cũng như thi hành đạo nhân khơng có gì là q lạm
trong việc thi hành ấy. Bởi vì bản tính ngun khai mỗi người là có lịng “chẳng
nỡ”. Nó khiến ta khơng n tâm khi thấy người khác khổ sở. Sự phát triển của
“đầu mối” nhân ấy khiến ta yêu mọi người một cách tự nhiên, nhưng cũng là
điều tự nhiên nếu ta u cha mẹ mình hơn mọi người nói chung. Trong khi đó
Mặc gia cho rằng yêu người cũng như yêu cha mẹ và cần phải tránh loại tình
u có thứ bậc của Nho gia. Chính từ quan điểm này mà Mạnh Tử cơng kích
thuyết “kiêm ái” của Mặc gia.
Mạnh Tử nêu lên thuyết “tính thiện” thì ai cũng thiện, song vào thời Chiến
Quốc lúc bấy giờ, nhiều kẻ gian thần, tặc tử xuất hiện, đạo đức suy đồi, vì quyền
lợi mà giết nhau, đến nỗi người chết đầy đồng, người chết đầy thành… Mạnh tử
đã lý giải, người ta sinh ra ác là do vật dục nó làm lu mờ “tính thiện”. Như vậy,
theo Mạnh Tử bản tính con người ta là thiện, người ta có làm điều bất thiện
chẳng qua là do vật dục sui khiến và hoàn cảnh tác động, do người ta khơng biết
ni dưỡng, gìn giữ cái phần cao đại, tơn q trong tâm mình, để cho cái thấp
hèn, nhỏ nhen trong con người lấn át, che lấp. Đó khơng phải lỗi ở tài chất, bản
11


tính con người. Ơng nói: “Năm thu hoạch được mùa, bọn trẻ thiếu niên phần

nhiều tử tế hẳn lên. Năm thiên tai mất mùa bọn trẻ thiếu niên phần nhiều trở
nên hung bạo. Đó chẳng phải trời sinh ra sự khác biệt như thế mà là hoàn cảnh
làm cho chúng mất đi bản tính thiện vốn có của mình” (Mạnh Tử, Cáo Tử
thượng). Ơng cịn khẳng định “lý”, “nghĩa” chính là cái gốc của tâm tính “Cái
miệng của người ta thích mùi vị giống nhau, cái tai thích nghe những âm thanh
giống nhau; cái mắt có cảm mỹ về cái đẹp giống nhau. Nói đến lịng người sao
lại chẳng giống nhau? Tâm tính con người giống nhau ở điểm nào? Là lý và
nghĩa. Bậc thánh nhân sớm bày tỏ lý nghĩa mà thâm tâm chúng ta cũng có mà
thơi. Do đó lý nghĩa khiến được chúng ta vui sướng giống như khẩu vị của
chúng ta hợp với thịt cá” (Mạnh Tử, Cáo Tử thượng).
Hơn nữa, Mạnh tử còn cho rằng người ta có bốn đức bốn đức nhân, nghĩa,
lễ, trí (đều thuộc về tâm) thì có lịng lương thiện nghĩa là có lương tâm, và lương
tâm là điều vốn có của con người. “Bản tính con người ta là thiện và người ta
đều có thể trở thành thánh thiện cịn do người ta là đồng loại, đều có lương tâm
và những quan năng trời phú cho để phân biệt phải trái, tốt xấu như nhau”. Hay
“Bậc thánh nhân với chúng ta là cùng một loại” đó là sự lạc quan về tính của
con người, mỗi người đều có khả năng trở thành thánh, thành người hiền cả. Vậy
nó đối lập với quan điểm của Cáo Tử, cho rằng cái “tính” của con người chỉ là
chất liệu mộc mạc được trải qua chuyển hóa giáo dục thì mới có thể trở thành
nếp văn hóa và nhân cách đạo đức. Mạnh Tử đã khẳng định cái “tính” của con
người đã có ngay từ trong mầm sống sự hướng thiện, chỉ cần chú ý bồi dưỡng,
tự nhiên có thể trở thành nhân cách tốt đẹp.
Mạnh Tử coi trọng khả năng hướng thiện, nếu chiết tự chữ “tính” thì bên
trái là chữ “tâm” cịn bên phải là chữ “sinh”. Tâm là lý tính và lương tri của loài
người, mà sinh là cái chất. Tư chất trời sinh ra đã có, bao gồm bản năng tâm lý
và sinh lý. Thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử lập luận chữ tâm là ai ai cũng đều
có nhận biết lý tính và lương tri đạo đức. Vậy tâm là cái chủ thể trong mỗi con
12



người, là cái thần minh có đủ mọi lý, trời phú cho ta để hiểu biết, ứng đối với
vạn vật, vạn sử. Tính là cái hồn tồn của tâm. Đem cái tâm tính ấy mà ứng xử
với vạn vật bên ngồi là tình, cho nên tâm của ta với tâm của trời đất là một thể
“Tâm là chủ quan để suy nghĩ (tâm chi quan tắc tư) nhờ có tâm mà ta biết được
những điều phải trái, nhân nghĩa không suy nghĩ thì khơng biết được” (Mạnh
Tử, Cáo Tử thượng). Tâm là nguồn gốc của tính thiên phú cho con người, vì thế
Mạnh Tử viết “trắc ẩn chi tâm”, “tu ố chi tâm”, “từ nhượng chi tâm”, “thị phi
chi tâm” nên người có tính ấy có tâm ấy, tâm với tính là một “Hễ biết cái tâm
của mình thì biết rõ cái tính của mình, biết rõ cái tính của trời vậy” (Mạnh Tử,
Tận Tâm thượng). Sở dĩ Mạnh Tử cho rằng khi tường tận tâm tính của mình, con
người ta có thể biết được trời, hiểu rõ đạo lý, nhân nghĩa tức là con người ta có
thể trở thành thánh thiện, là vì tâm vốn có “lương năng” và “lương tri”. Đó là
cái biết sinh ra đã biết, do trời phú cho ta, không cần học tập mà hay, gọi là
“sinh tri” (tiên thiên). Ơng nói: “Con người khơng học mà làm được là nhờ ở
lương tri vậy. Đứa hài nhi cịn bế trên tay khơng đứa nào khơng biết thương cha
mẹ nó. Đến khi đứa bé lớn lên khơng đứa nào khơng biết kính trọng bậc anh nó.
Thương yêu cha mẹ là nhân vậy. Kính trọng huynh trưởng là nghĩa vậy” (Mạnh
Tử, Tận tâm hạ). Chữ “lương” có nghĩa là thiện, Mạnh Tử xem chữ lương như
bao hàm mọi khả năng “bất học nhi năng, bất học nhi trí”, cho nên ơng nói:
“Đại nhân giả bất thất kỳ xích tử chi tâm dã – Người đã trưởng thành vẫn
không mất cái tâm hồn thành thực như trẻ thơ”. (Tận Tâm hạ). Chính ở đây học
thuyết về “tính thiện” và nhận thức luận của Mạnh Tử bộc lộ rõ tính chất duy
tâm thần bí của mình. Mạnh Tử nói: cái biết “không học mà hay mà làm giỏi gọi
là lương năng, khơng suy nghĩ mà biết đó là lương tri (nhân chi sơ bất học nhi
năng giã, kỳ lương năng giã, sở bất tự nhi ti giã, kỳ lương tri giã) (Mạnh Tử,
Tận tâm thượng).
Vậy quan năng, thiện đoan và mọi lương tri lương năng đều bao hàm trong
cái mà Mạnh Tử gọi là “tính”. Mạnh Tử cho rằng tất cả ba cái đó đều có khả
năng tính của Thiện. Tâm là cơ quan để suy nghĩ phân biệt mọi điều phải trái tốt
13



xấu, nó là cái tự nhiên do trời phú, nó sâu sắc hơn sự hiểu biết của các quan
năng “Tai mắt là những cơ quan không suy nghĩ mà bị sự vật bên ngoài che lấp.
Vật tiếp xúc với vật dễ bị sự vật đem đi lạc đường. Tâm là cơ quan để suy nghĩ
thì hiểu được lẽ phải, khơng suy nghĩ thì chẳng biết được chính tà. Các cơ quan
ấy từ cái nhỏ là tai, con mắt, lỗ mũi, cái miệng, thân thể tay chân, cho đến cái
lớn là tâm trí đều do trời ban cho mình tất cả. Nếu trước mình đã định đặt xong
cái đại thể, bồi dưỡng tâm trí thì những cái tiểu thể như tai (mê theo thanh tiếng
của vật) mắt (mê theo sắc của vật), mũi (mê theo mùi thơm của vật), miệng (mê
theo vị của vật), tay chân mình mẩy (mê theo vật min, nhẵn…) chẳng chiếm
được quyền hành, lấn át sự sáng suốt của tâm được…” (Mạnh Tử, Cáo Tử
thượng).
Vậy thì với cái biết “tiên thiên” trời phú, trong tâm hồn con người ta vốn có
lịng nhân nghĩa, chỉ vì ta đắm đuối vào sự đam mê vật dục nên cái tâm bản
nhiên thần hậu của ta lu mờ đi, khiến ta bỏ mất cái tính thiện cao q trong con
người mình. Còn thánh nhân, quân tử sở dĩ thành hiền tài, thánh thiện là vì họ
giữ được cái tâm sáng suốt hồn tồn có thể soi thấu mọi lẽ, mọi vật khi đó thì
sự học chẳng phải tìm ở đâu cả “Vạn vật đều đủ ở trong ta. Ta xét mình thấy
mình thành thực với các chức vụ làm người (xử trọn tình nghĩa đối với nhà
nước, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè) thì chẳng có gì làm cho mình vui
thích bằng. Mình sáng suốt mà làm điều lành (suy lịng ta ra lịng người, cái gì
mình khơng muốn thì đừng đem cho người khác) như vậy thì mình thấy ở gần
gia đình mình rồi đó” (Mạnh Tử, Tận tâm hạ).
“Tâm” là cơ quan để suy nghĩ, biết được đạo lý, nhân nghĩa, là cái thiên
phú cho ta, nó là cái tơn q nhất của người ta. Vì vậy Mạnh Tử chủ trương phải
“tơn kỳ tâm, dưỡng kỳ tính”. “Tơn tâm, dưỡng tính” là gìn giữ, bồi dưỡng đừng
làm tổn hại hay làm mất thiên tâm, thiên tính, thiên tước trời phú cho ta, là
khuếch sang, phát triển tâm tính cho nó lớn lên, rộng ra, bền bỉ và sáng láng theo
lẽ tự nhiên “Tôn kỳ tâm, dưỡng kỳ tính, sở dĩ tự nhiên dã”. Mạnh Tử cho rằng

14


chỉ cái bản tính thiên phú, cũng như thiên tước mới là cái chân thật, tồn tại mãi
mãi. Còn cái nhân tước, tưởng là tôn quý nhưng là ngụy tạo, là do tự con người
đặt ra, có thể tùy tâm ý của mình mà thay đổi nó khơng thể tồn tại vĩnh viễn, bền
bỉ như tự nhiên, cho nên bỏ thiên tước mà theo nhân tước thì là kẻ mê hoặc mất
hết tất cả. “Cái tôn quý của người ta cho, không phải là thật tôn quý, những
người mà Triệu Mạnh (quan đại phu nước Tề) đã cho được tôn q thì cũng
chính Triệu Mạnh cũng có thể làm cho đê tiện được vậy” (Mạnh Tử, Cáo tử
thượng).
Mạnh tử chỉ rõ rằng “Tồn tâm, dưỡng tính” quan trọng nhất là “không làm
mất cái tâm hồn nhiên thành thực như trẻ thơ, đừng để cho nó sa vào vịng lầm
lạc bởi ham muốn nhục dục lôi kéo. Để tâm thất lạc mà khơng biết cách tìm nó
thì thật đáng thương hại. Con gà, con chó mà chạy lạc thì ai cũng biết đi tìm về,
vậy mà có kẻ để lương tâm thất lạc mà lại khơng biết cách tìm nó. Cái phép học
đạo lý khơng có gì khác là tìm lại cái lương tâm đã bị thất lạc của mình mà
thơi” (Mạnh Tử, Cáo Tử thượng).
Sau nữa, theo Mạnh Tử “Phép tu tâm dưỡng tính” thì khơng có gì hay hơn
là giáo dục để bớt những điều ham muốn. Ơng nói: “Cách bồi dưỡng tâm tính
tốt nhất là bỏ bớt những ham muốn. Nếu ham muốn giảm thấp thì tính thiện dù
có mất đi cũng khơng lớn lắm. Nếu ham muốn nhiều lên thì tính thiện dù có tồn
tại cũng rất nhỏ bé” (Mạnh Tử, Tận tâm hạ). Điều đáng chú ý là Mạnh Tử nói
đến “Quả dục” chứ khơng phải là “Cấm dục”, sự khác biệt giữa chúng là rất lớn,
không thể lẫn lộn với nhau. Cách tu dưỡng tiêu cực là quả dục dưỡng tâm và
cách tu dưỡng tích cực là giữ gìn trong lịng nhân, lễ, nghĩa, trí. Điều quan trọng
là giữ gìn nó và thực hành ở mọi lúc mọi nơi. Có một lần Mạnh Tử nói với Cáo
Tử về điều đạo đức này rằng: “Đường lên dốc núi vốn rất hẹp. Nhiều người đi
lại sẽ làm nó thành một con đường. Nhưng chỉ cần một thời gian khơng có
người qua lại nó sẽ bị cỏ dại mọc lên che hết đường đi” (Mạnh Tử , Cáo Tử

thượng). Mạnh tử lấy đường lên dốc để so sánh với lòng nhân là một sự so sánh
15


khéo léo, con người ta ai cũng phải luôn chú ý đến việc tu tâm dưỡng tính,
khơng được bỏ qua giai đoạn, nếu khơng nó cũng rất dễ bị “cỏ dại” che lấp.
Vì tuy bản tính của con người ta là thiện nhưng nó cũng chịu sự tác động,
ảnh hưởng của hồn cảnh và sự lơi cuốn làm mê muội bởi thế giới vật dục. Cho
nên tồn tâm dưỡng tính người ta cần phải siêng năng, cần mẫn tu dưỡng đạo lý.
Như thân thể con người ta có phần cao quý, có phần ti tiện, có phần lớn, có phần
nhỏ, nên phép “tồn tâm, dưỡng tính” theo Mạnh Tử cịn là giữ lấy phần cao quy
nhất trong con người “Nuôi phần nhỏ là tiểu nhân, dưỡng phần lớn là đại nhân”
(Mạnh Tử, Cáo Tử thượng). Phần lớn, phần cao quý trong con người chính là
lương tâm (đại thể), cịn phần nhỏ phần ti tiện là giác quan, tai, mắt (tiểu thể)
luôn bị vật dục lôi kéo: “Tâm là cơ quan để suy nghĩ. Suy nghĩ thì hiểu biết rõ
được đạo lý, khơng suy nghĩ thì khơng biết được phải trái, chính tà”. “Trong
những cái trời phú cho ta (từ những cái nhỏ như lỗ tai, con mắt, mũi, miệng,
thân thể, tay chân đến cái lớn là tâm) trước hết ta phải giữ gìn, bồi dưỡng cái
lớn thì cái nhỏ khơng lấn lướt được” (Mạnh Tử, Cáo Tử thượng). Khi đã gìn giữ
cái căn bản trong con người thì sự học không ở đâu xa: “Vạn vật đều đủ ở trong
ta. Ta tự xét mình thành thực thì có cái vui thú nào lớn hơn nữa. Mình bảo tồn
tâm, dưỡng tính mình là để thờ trời vậy” (Mạnh Tử, Tận tâm thượng).
Ngược lại, khơng “tồn tâm, dưỡng tính”, “nói khơng phải lễ nghĩa, đó là tự
hại mình. Thân khơng ở chỗ nhân, khơng theo điều nghĩa gọi là tự bỏ mình.
Nhân là cái nhà lớn người ta ở yên. Nghĩa là con đường chính người ta đi. Bỏ
cái nhà n khơng ở, bỏ con đường chính khơng đi, thế có thảm không?” (Mạnh
Tử, Ly lâu thượng). “Cho nên nếu khéo bồi dưỡng thì khơng vật nào khơng sinh
trưởng, cịn như chẳng chịu bồi dưỡng thì khơng vật nào khơng tiêu tan” (Mạnh
Tử, Cáo Tử thượng). Trong con người ta, cùng với tâm tính là phần cao q trời
phú cho ta cịn có phần “khí”. Khí lưu hành khắp cả vũ trụ, ngưng tụ lại thành

hình thể, tạo nên vạn vật và con người. Nhờ có khí lưu hành trong cơ thể mà vạn
vật và con người mới có sự sinh trưởng. Vì thế, cùng với tồn tâm người ta phải
16


dưỡng cả khí. Theo Mạnh Tử, khí tồn tại khơng tách rời tâm tính, ý chí của con
người. Khí và chí liên hệ với nhau làm thành cơ thể sống chính là phần tinh
thần, ý thức của con người. Trong đó “chí là ngun sối điều khiển cái khí, khí
là phần sung mãn lưu thông trong thân thể. Cao nhất là cái chí rồi tới cái khí.
Cho nên ta nói rằng, mình phải giữ bền cái khí, đừng làm hư hại cái khí” (Mạnh
Tử, Cơng Tơn Sửu thượng). Như vậy, con người ta phải có sự điều hịa giữa chí
và khí mới có thể tồn tại, phát triển sinh động được. Như bây giờ có kẻ chạy
gấp, chạy mau thì nó động tới khí lực của mình mà làm động ngược lại tới cái
tâm chí. Do đó, phải giữ bền cái chí, mà khơng làm hại cái khí. Bản thể của cái
khí là tự nhiên, rất lớn, rất mạnh ở khắp cả khoảng trời đất, nên còn gọi là “hạo
thiên khí”. Con người ta vốn là sự bẩm thụ của tinh khí trời đất mà sinh thành,
nên dưỡng khí hạo nhiên là phải theo lẽ tự nhiên thắng thắn mà dưỡng nó, làm
cho tính và khí, tinh thần và thân thể chất nương tựa nhau, điều hịa với nhau, thì
thân thể con người mới mạnh khỏe, lành mạnh, tâm trí mới sáng suốt, minh mẫn
để suy nghĩ và hành động đúng đạo lý. Khi Công Tôn Sửu hỏi Mạnh Tử về
dưỡng khí hạo nhiên, ơng nói: “Khó giải lắm! Cái khí ấy rộng lớn, bao la lắm,
cứng cỏi vững vàng lắm! Nên mình thuận theo lẽ thẳng thắn mà bồi dưỡng nó,
đừng làm tổn hại nó thì nó lan ra khắp khoảng trời đất này. Cái khí ấy phải phối
hợp với việc nghĩa, việc đạo, bằng khơng nó sẽ hư hoại đi” (Mạnh Tử, Cơng
Tơn Sửu thượng).
Phải dưỡng khí hạo nhiên của Mạnh Tử là phải phối hợp việc nghĩa và việc
đạo, muốn vậy, phải hiểu đạo lý, tuân theo thiên lý và nhân nghĩa. Cùng với hiểu
đạo là tập nghĩa. Tập nghĩa là luôn suy nghĩ và hành động theo đạo lý, luôn làm
việc thiện, không được làm việc gì trái với điều nhân nghĩa và cần phải làm một
cách có hệ thống. Đây là cơng việc rèn luyện thường xuyên, bền bỉ, thận trọng,

không được xao nhãng, không được nóng vội, hấp tấp, theo lẽ tự nhiên thì hạo
nhiên khí sẽ tự mạnh lên, cứng cỏi, vững vàng và có thể hịa với trái đất bao la.
Đừng như người Tống lo lắng vì đám lúa của mình lâu lớn mà lấy tay nhẩm từng
cọng lúa lên, nong sức lớn cho lúa.
17


Để bảo tồn và phát triển tâm tính, chí khí của con người, Mạnh Tử chủ
trương cần phải có sự tu dưỡng, rèn luyện, giáo dục đạo lý cho mọi người, nhất
là những kẻ làm vua, bậc quân tử: “Sự giữ gìn của bậc quân tử là sửa mình mà
thiên hạ được thái bình vậy” (Mạnh Tử, Tận tâm hạ). Chính ở đây, Mạnh Tử đã
có những đóng góp to lớn trong lý luận về giáo dục và đã được những nhà tư
tưởng của thế hệ sau kế thừa. Ông quan niệm “Người ta tuy có đạo lý, nhưng cứ
ăn no mặc ấm, ngồi rồi mà khơng dạy bảo thì gần giống cầm thú” (Mạnh Tử,
Đằng Văn Công thượng). Hơn nữa, nếu khơng học thì “nhiều người làm mà
khơng biết ý nghĩa của việc mình làm, có thói quen mà chẳng chịu xem xét các
thói quen của mình, trọn đời cứ noi theo đó mãi mà chẳng biết phải quấy, chẳng
rõ cái đạo … nên đạo ở gần mà đi tìm ở xa, việc dễ mà đi tìm ở cái khó” (Mạnh
Tử, Tận tâm thượng). Và khi người ta đã khơng được dạy dỗ “khơng có lễ nghĩa
nữa thì ắt trên dưới sẽ hỗn loạn” (Mạnh Tử, Tận tâm hạ). Cho nên “trời sinh ra
người ta, khiến kẻ tiên tri dạy kẻ hậu tiên tri, kẻ tiên giác dạy kẻ hậu giác”
(Mạnh Tử, Vạn Chương thượng).
Trong phương pháp trị nước cũng như trong giáo dục, theo Mạnh Tử phải
có phép tắc, chuẩn mực. Chuẩn mực ấy khơng có gì khác hơn là phép tắc, đức
độ, đạo lý của bậc thánh hiền, ơng gọi đó là “pháp tiên vương” “Đã có đạo lý,
khn phép của thánh hiền định ra thì nên theo đó mà học tập và hành động”
(Mạnh Tử, Ly Lâu thượng). Phép tắc đó theo ơng khơng thể tùy tiện, khơng tự
hạ xuống để theo trình độ thấp kém của người học được. Mạnh Tử nói: “Ơng
thợ cả khơng dạy nghề mộc khơng phải vì thợ vụng mà địi bỏ cái dây nảy mực.
Hậu Nghệ dạy bắn khơng vì người bắn vụng mà thay đổi mức dương cung”

(Mạnh Tử, Tận tâm thượng).
Theo chuẩn mực đó, Mạnh Tử địi hỏi người dạy và người học phải ln
ln chun tâm, trì chí, khiêm tốn và phải có thái độ cầu tiến trong việc học
tập. Có như thế, mới đạt được mục đích của đạo như: “Hậu nghệ dạy người ta
học bắn, tất cả phải để chí vào sự kéo dây cung cho thẳng vậy” (Mạnh Tử, Cáo
18


Tử thượng). Ông sợ nhất “cái bệnh của người ta là ở sự muốn làm thầy người
khác” (Mạnh Tử, Ly Lâu thượng). Ơng cho rằng muốn dạy cho người thì trước
hết người dạy phải tự sửa lấy mình, ln giữ tâm mình cho chính, biết xấu hổ về
việc làm sai trái, biết liêm sỉ về sự xấu xa của mình “Mình cong queo khơng thể
nào sửa cho thẳng được” (Mạnh Tử, Vạn Chương thượng). Cho nên “Bậc đại
nhân sửa mình cho đúng đắn, thì mọi việc đều được đúng đắn theo” (Mạnh Tử,
Tận tâm thượng). Ơng cũng viết “lịng biết hổ thẹn đối với người ta quan trọng
lắm. Người khéo dùng cơ mưu, quyền biến để lừa dối người khác là không biết
nghĩ đến hổ thẹn vậy… Người ta không thể khơng có lịng hổ thẹn về điều mình
làm bậy. Nếu ai đó đã có lịng hổ thẹn về điều vơ sỉ thì khơng có gì đáng hổ thẹn
nữa” (Mạnh Tử, Tận Tâm thượng).
Trong việc giáo dục, Mạnh Tử phân biệt rất rõ các loại đối tượng khác nhau
và tùy theo khả năng, sở trường của từng người mà đưa ra phương pháp và nội
dung dạy khác nhau “Quân tử dạy người có năm hạng: có hạng người đã học
cao thì cách dạy như là trận mưa phải thời, để thấm nhuần và chuyển hóa cho.
Có hạng người tính cách thuần hậu dạy cho họ được thành đức hạnh. Có hạng
người thiên tư sáng suốt, dạy cho họ được thành tài năng. Có hạng người đến
hỏi điều gì thì trả lời cho, để giải thích cho những điều nghi hoặc. Có hạng
người chỉ nghe trộm những điều hay lẽ phải mà tự tu tỉnh lấy mình. Năm hạng
ấy, quân tử tùy tài năng mỗi hạng mà dạy” (Mạnh Tử, Tận tâm thượng).
Vì ln tin vào bản tính thiện của con người cho nên Mạnh Tử mới cho
rằng sự tự sửa mình, tự giáo dục mình, phản tỉnh nội tâm của mỗi người là rất

quan trọng. Người tà khúc, gian ác hay kẻ ngay thẳng, lương thiện khơng thể tự
giấu mình hay lừa dối người khác được. Trước sau nó sẽ lộ ra ở diện mạo, lời
nói, ánh mắt, sắc mặt. Trong tâm mà ngay thẳng thì diện mạo con người bao giờ
cũng sáng sủa. Trong tâm mà tà khúc thì diện mạo bao giờ cũng tối tăm “Cái
bản tính trời phú cho của người quân tử là những điều nhân, nghĩa, lễ, trí căn
cứ ở trong lịng rồi phát hiện ra ngồi, thấy hịa vui ở mặt, trơng đầy đặn ở lưng
19


và phô bày ra ở tay chân” (Mạnh Tử, Tận tâm thượng). Như vậy theo Mạnh Tử
“Cái đạo học hỏi khơng có gì khác, chỉ cốt tìm lại cái tâm…” tồn tâm, thành
tâm và tận tâm mà thôi” (Mạnh Tử, Cáo Tử thượng).
Tư tưởng của Mạnh Tử phần nào thiên về tính duy tâm song ơng là người
phát triển tư tưởng đức trị thành công nhất ở thời đại này. Trong học thuyết về
luân lý đạo đức, quan điểm của Mạnh Tử có phần nào giống với quan điểm của
Phật Giáo. Mạnh Tử đã cố gắng lý giải, khẳng định bản tính thiện của con người
và nhiệt tâm giáo hóa con người, cải biến xã hội cho ngày một tốt đẹp hơn. Đó
là thiện chí thể hiện tính nhân bản sâu sắc trong triết học của ông. Với tư tưởng
khá phong phú qua các phạm trù đạo đức, tâm lý như tâm, tính, chí, khí, nhân,
nghĩa, lương năng, lương tri … cùng với những quan điểm đặc sắc về những
biện pháp giáo dục con người của mình, Mạnh Tử đã góp một phần quan trọng
vào kho tàng lý luận về giáo dục trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại.

20


Chương 2: Ý NGHĨA HỌC THUYẾT “TÍNH

THIỆN” ĐỚI VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

2.1. Những giá trị và hạn chế của học thuyết “tính thiện”
Trong lịch sử triết học Trung Hoa nói riêng và lịch sử triết học nhân loại
nói chung chưa có một học thuyết nào mang tính tồn vẹn, hồn hảo cả. Chỉ có
điều những ưu điểm của học thuyết mang giá trị cao hơn nhiều so với hạn chế
của nó hay khơng mà thơi. Cũng như thế, học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử
cũng có những giá trị và những hạn chế nhất định.
2.1.1 Những giá trị của học thuyết “tính thiện”
Nếu Khổng Tử dừng lại ở chỗ đặt vấn đề “tính người” là cái nguyên sơ,
ban đầu mà con người bẩm thụ thì Mạnh Tử lại phát triển tư tưởng “tính người”
theo khuynh hướng thiên về các giá trị xã hội, gọi là “tính thiện”. Thậm chí,
Mạnh Tử cho rằng “tính thiện” biểu hiện là “tứ đoan” (nhân - nghĩa - lễ - trí) là
những phạm tù có tính tiên thiên, sinh ra đã có, đó là điểm chung ban đầu của
con người. Ông nói “Trắc ẩn chi tâm, nhân giai hữu chi; tu ố chi tâm, nhân giai
hữu chi; cung kính chi tâm, nhân giai hữu chi; thị phi chi tâm, nhân giai hữu
chi. Trắc ẩn chi tâm, nhân dã, tu ố chi tâm, nghĩa dã, cung kính chi tâm, lễ dã.
Thị phi chi tâm, trí dã. Nhân, nghĩa, lễ, trí phi do ngoại quốc ngã dã, ngã cố
hữu chi dã” (Mạnh Tử, Công Tôn Sửu thượng).
Sở dĩ Mạnh Tử nhấn mạnh “tính thiện” là vì ơng muốn làm rõ sự khác nhau
căn bản giữa con người với con vật thông qua các giá trị xã hội “nhân chi sở dị
cầm thú giả cơ hy” (con người khác với cầm thú chỉ có vậy).

21


Như vậy, qua thuyết “tính thiện”, Mạnh Tử đã nhìn thấy bản chất xã hội
của con người, khái quát nó thành tính trội, song qua đó cũng thể hiện tư tưởng
duy tâm khi ông đưa ra các phạm trù đạo đức được hình thành trong xã hội
thành những phạm trù có tính tiên thiên do trời phú cho con người ta.
2.1.2. Hạn chế của học thuyết “tính thiện”
Trong cuộc sống hiện tại, Mạnh Tử cũng nhận thấy con người biểu hiện

khơng tồn diện, có lúc tỏ ra thiện, có lúc bất thiện. Có người tính thiện thể hiện
rõ rệt thống nhất trong suy nghĩ và hành động, có người lại đánh mất bản tính
thiện. Ơng cắt nghĩa vấn đề này, tức là khẳng định vai trò của xã hội đối với việc
thay đổi tâm tính con người. Mặt khác, sự tác động của ngoại cảnh, của điều
kiện xã hội, điều kiện sinh sống của “vật dục” làm cho con người trở nên bất
thiện. Mạnh Tử viết: “Phú tuế, tử đệ đa lại, hung tuế, tử đệ đa bạo, phi thiên chi
giáng tài nhĩ thù dã, kỳ sở dĩ hãm nịch, kỳ tâm giã nhiên dã” (được mùa con
nhiều kẻ no đủ mà làm điều thiện, năm mất mùa con nhiều kẻ nhân đói rét mà
làm ác, chẳng phải trời kia phú bẩm cho cái chất khác nhau, vì năm mất mùa nó
làm hãm lệch mất cái bản tâm mới ra thế vậy) (Mạnh Tử, cáo Tử thượng).
Bởi vậy sự tác động bên ngồi có thể làm thay đổi tâm tính vốn thiện của
con người nên cái “thiện” chỉ là cái hạt nhân cơ sở ban đầu, cá nhân phải có ý
thức gìn giữ nó, tồn dưỡng nó tựa như: “Cần lấy nhân, nghĩa, lễ, trí rất thiện,
nếu bỏ mà chẳng cần lấy thì mất, đã mất rồi mới thành ác. Cách xa điều thiện
nhiều lần bởi vì chẳng biết khuếch sung cho biết tài năng của mình đó vậy”[18;
644].
Như vậy, cho dù “tính thiện” là “tứ đoan” vốn có sẵn trong mỗi con người,
nếu được chăm sóc bồi dưỡng thì tính thiện được khuếch trương, ngược lại, cứ
để để mặc nó khơng tu dưỡng bảo tồn thì nó sẽ bị mai một mà biến mất, ví như
“hạt lúa màu lúa mạch gieo giống, mà vun trồng nó, cái đất giống nhau, mùa
cấy giống nhau, vụ nước tươi tốt đến kỳ thành thục đều chín cả. Dẫu có được
22


nhiều thóc ít thóc khơng giống nhau thì chẳng qua tại đất có chỗ tốt chỗ xấu,
mưa móc nhuần tươi có chỗ hậu chỗ bạc, việc người làm có chăm có lười khác
nhau đấy thơi”[18; 648]. Từ chỗ quan sát sự vận động của các vật xung quanh,
các hiện tượng của cuộc sống, Mạnh Tử đúc rút ra một kinh nghiệm: “Nếu được
cách ni nấng thì khơng vật gì là chẳng sinh trưởng, mất cách giữ gìn ni
nấng thì khơng vật gì là chẳng tiêu mịn. Cây cỏ với tâm người cũng một lẽ ấy

cả”[18; 656].
Theo Mạnh Tử, muốn chăm sóc, bồi dưỡng “tính thiện” ở con người thì xã
hội phải được cải tạo thành một môi trường sống thuận lợi, đáp ứng những nhu
cầu “vật dục” tối thiểu, tạo cho con người có “hằng sản” là tiền đề vật chất để
cho họ giữ được “hằng tâm”. Mặt khác giáo hóa cũng là một nhân tố khơng thể
thiếu trong xã hội lồi người, coi đó như hoạt động đặc biệt hướng con người
theo nhân tính. Ơng nói: “Nhân chi hữu đạo, bão thực nỗn y, dật cư ni vơ giác,
tắc cận ư cầm thú” (người ta tuy có đạo lý nhưng cứ ăn no, mặc ấm, ngồi không
mà không dạy bảo thì gần giống cầm thú). Vậy nhân tố đạo lý khơng phải tự
nhiên mà có, nó cần được định hướng, uốn nắn bằng giáo dục.
Ở đây Mạnh Tử cũng có quan điểm hợp lý gần giống như Khổng Tử. Các
ơng muốn nhấn mạnh vai trị của các yếu tố xã hội, của giáo dục đối với sự hình
thành và phát triển của con người. Tất nhiên ở đây cũng bộc lộ những hạn chế
trong tư tưởng của các ông khi nhìn nhận con người cịn thụ động. Theo ơng,
con người dường như chỉ là sản phẩm thụ động của q trình giáo dục, của hồn
cảnh. Ơng khơng nhìn thấy vai trị tích cực, chủ động sáng tạo của con người
trong các quá trình ấy, chưa nhận thấy rằng, con người khơng những là sản phẩm
mà cịn là chủ thể tạo nên hồn cảnh; con người khơng chỉ là sản phẩm của q
trình giáo dục mà cịn là chủ thể tích cực của các q trình giáo dục và tự giáo
dục.
Tư tưởng về “tính thiện” của Mạnh Tử ít nhiều bộc lộ lập trường giai cấp
của ông. Một mặt, ông khẳng định “tính thiện” là điểm chung mà mọi người đều
23


có giống nhau nhưng mặt khác, ơng lại cho rằng chỉ bậc quân tử mới tồn giữ
được, còn bậc thứ dân thường bị vật dục che lấp, đó là điểm khác nhau căn bản
giữa người quân tử và kẻ thứ dân. Ông viết: “Nhân chi sở dĩ dị ư cầm thú giả cơ
hy. Thứ dân khứ chi, quân tử tồn chi”. Như vậy theo ông, chỉ bậc quân tử là
người mới có nhân tính, cịn kẻ thứ dân thì ngược lại. Đây là một hạn chế lịch sử

khó tránh khỏi ở thời đại ông, thời đại mà giai cấp quý tộc nắm địa vị độc tơn.
Chính vì vậy, trong hệ thống tư tưởng của Mạnh Tử vừa có những nhân tố
tích cực và có những cái tiến bộ, vừa chứa đựng những nhân tố bảo thủ, muốn
bảo vệ quyền lợi cho giai cấp quý tộc, duy trì trật tự xã hội cũ. Nhìn chung, tư
tưởng “tính thiện” của Mạnh Tử có khuynh hướng duy tâm, cực đoan, nhìn nhận
bản chất con người thiên về các giá trị tinh thần, chỉ thấy phần nào cái bản chất
xã hội mà không thấy bản tính sinh vật vốn có khơng thể thiếu của con người.
Con người vừa mang thuộc tính sinh học, vừa mang các thuộc tính xã hội được
hình thành dựa trên nền tảng sinh học, được uốn nắn, định hướng bới các điều
kiện xã hội.
Trong học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử, ơng đã đề cao bản tính tốt đẹp
của con người, đấy là tính nhân văn nhân bản, có ý nghĩa xã hội to lớn. Học
thuyết này là cơ sở tiền đề của quan niệm chính tri – xã hội đặc biệt là quan
niệm đức trị hay nhân trị để các triều đại phong kiến về sau kế thừa và đưa ra
phương pháp trị nước của mình.
Bên cạnh đó, việc Mạnh Tử khẳng định bản tính con người là thiện gây
tranh luận sống động, gay gắt ở thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc từ đó tạo ra
khơng khí học thuật.
Như vậy nếu nói tới học thuyết “tính” của Nho giáo, khơng thể bỏ qua tư
tưởng “tính thiện” của Mạnh Tử.
2.2. Ý nghĩa học thuyết “tính thiện” đối với vấn đề giáo dục con
người Việt Nam hiện nay
24


Tư tưởng coi trọng giáo dục, học tập suốt đời của Nho giáo nói chung và
Mạnh Tử nói riêng là điều quan trọng nhất trong tu thân là học tập. Bởi học là
ngọn nguồn của “trí” mà có trí mới phân biệt được tốt – xấu, đúng – sai, phải –
trái, chính – tà. Theo ơng, một quốc gia mà không quan tâm đến giáo dục, phá
trường học để xây khu du hý… bề trên không giữ lễ, bề dưới khơng có học thì sẽ

sinh loạn nghịch và có ngày mất nước. Vì lẽ đó, Mạnh Tử đề cao việc giáo dục,
cổ vũ tinh thần say mê học tập và để lại cho đời sau nhiều lời khuyên bổ ích.
Chúng ta đã tiếp thu được tinh thần đó và phương châm đầu tiên ở giáo dục
nước ta luôn là “tiên học lễ hậu học văn”.
Quan điểm và yêu cầu của Mạnh Tử về người quân tử, ông chú trọng đào
tạo những người có học thức, nhân cách cao, người làm quan thanh liêm để phò
vua, giúp nước, giúp dân. Quan niệm người cầm quyền phải được đào tạo, có
học vấn là một bài học có ý nghĩa đối với chúng ta ngày nay. Do điều kiện lịch
sử mà đội ngũ cán bộ ở nước ta thời kì trước đây chủ yếu xuất thân từ nông dân,
trưởng thành trong kháng chiến nhưng ít được học tập văn hóa, chính trị, chun
mơn nên có một số người trình độ chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ.
Trong giai đoạn hiện nay đội ngũ cán bộ cũng đang đứng trước mâu thuẫn giữa
yêu cầu cao về mọi mặt của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa với trình độ năng lực của nhiều cán bộ cịn hạn chế, khả năng đào
tạo có hạn, bằng cấp chưa tương xứng với thực tài, một số thối hóa biến chất
làm giảm uy tín và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của
nhà nước. Tiêu chuẩn chung của đội ngũ cán bộ hiện nay là phải vừa “hồng” vừa
“chuyên”, tức là coi trọng cả đức và tài trong đó đức là gốc. Xét trên một ý nghĩa
chung thì mục tiêu đào tạo ra mẫu người cán bộ của Đảng ta như trên cũng có
những nét tương đồng với việc đào tạo mẫu người quân tử mà Mạnh Tử u cầu.
Theo Mạnh tử thì tính thiện là cơ sở của lòng nhân ái, của đường lối nhân
nghĩa, do vậy khơng thể khơng giáo dục tính thiện cho dân. Một trong những
biện pháp giáo dục tính thiện hữu hiệu là nhà cầm quyền phải có đức hiền lương,
25


×