Phân tích 3 khổ thơ cuối bài thơ ‘Sóng”
Bài làm
Raxum Gamzatop từng ví: “Văn học nghệ thuật như một cây đàn pandur
mỗi nghệ sĩ chính là một dây đàn trong đó có thể hịa điệu thành một chuỗi âm
thanh.Những âm thanh ấy có lúc hịa vào nhau có lúc ngân lên những cung bậc
khác biệt”. Cùng viết về dịng sơng nhưng có người thấy nó êm đềm có người nhận
ra sự dữ dội. Cùng viết về tình yêu, nếu Thế Lữ viết về “Cái thuở ban đầu lưu luyến
ấy/ Nghìn năm hồ dễ để ai quên” với sắc điệu êm đềm, nhẹ nhàng thì đến với tiếng
thơ Xuân Quỳnh ta lại bắt gặp một khao khát tình yêu chân thành nhưng khơng kém
cháy bỏng nồng nàn. Tình u dù có qua bao gian lao, thử thách khắc nghiệt của
không gian, thời gian vẫn hướng về nhau, vẫn khao khát tìm thấy nhau Xn Quỳnh
biểu lộ tình u ấy qua “Sóng” hội tụ và tỏa sáng trong 3 khổ thơ cuối bài thơ.
Lê Ngọc Trà từng khẳng định: “Thơ là tiếng nói của tình cảm là sự giãi bày
và gửi gắm tâm tư”. Thơ chính là con đẻ của những trạng thái cảm xúc, là sản phẩm
tinh thần của nhà thơ. Mỗi một câu thơ chính là sự cộng hưởng của trái tim thi sĩ với
tiếng đời lăn náo nức. Đến với tiếng thơ Xuân Quỳnh-một nhà thơ suất sắc trong nền
văn học hiện đại Việt Nam, ta bắt gặp những lời thơ “chín đỏ trong cảm xúc” (Tố
Hữu). Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh là thể
hiện tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành đằm
thắm và ln da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị, đời thường. “Sóng” là bơng
“Hoa dọc chiến hào” xinh xắn, đáng yêu bậc nhất mà Xuân Quỳnh hái được nhân
chuyến đi tới vùng biển Diêm Điền Thái Bình năm 1967, năm 1968 bài thơ được in
trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Thơng qua hình tượng sóng và em thi sĩ đã giãi bày
những cung bậc cảm xúc và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Thi nhân đã
huy động tất cả các giác quan, thu thập cảm giác mới bắt trọn làn sóng tín hiệu
chuyện giao trong tâm hồn mình rồi hịa điệu chúng thành những vần thơ có khả
năng “Thiêu cháy cả rừng cây, khơ cạn dòng suối, làm nhũn đi từng ý nghĩ và
mê hoặc cả gỗ đá vơ tri”(Tạ Ty).
Trần Đình Sử cho rằng: “Văn học dùng hình tượng để phản ánh cuộc sống
và tâm hồn con người”. Sắc điệu trữ tình của “Sóng” được dệt nên từ hình tượng
sóng và em. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xơn xao trong lòng người con
gái đang yêu trước biển cả ngắm nhìn những con sóng bất tận, vơ hồi. Sóng là hình
ảnh ẩn dụ, là sự hóa thân của cái tơi trữ tình của nữ sĩ lúc thì hịa nhập, lúc lại phân
thân của cái tơi “em”. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ hồn nhiên, tươi mới, sôi nổi
khát vọng tình u. Với hình tượng sóng Xn Quỳnh đã có một cách nói rất hay,
rất mới về tâm trạng tình yêu nồng nhiệt của người con gái đánh thức bao ấn tượng
vốn đã ngủ quên trong lòng người đọc.
Tình yêu đã trở thành đề tài để gửi gắm linh hồn của nhiều thi sĩ. Ta đã từng
bắt gặp một tình u mang yếu tố triết lí nhưng cũng đong đầy cảm xúc trong thơ
Tago, một tình yêu nồng nàn, đắm say ngây ngất trong thơ của mặt trời thi ca Nga Puskin , một tình yêu đầy băn khoăn rạo rực trong thơ Xuân Diệu và đến với “Sóng”
của Xuân Quỳnh ta lại bắt gặp những cảm xúc chân thành, tha thiết khát vọng tình
yêu được tan ra, được hóa thân trong tâm hồn của một người phụ nữ.
“Ở ngồi kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn ngàn cách trở”.
Thi sĩ đã đưa tầm mắt ra xa để thấy ngoài biển khơi rộng lớn kia hàng trăm,
hàng ngàn, hàng triệu con sóng biển. Và những con sóng đó mang trong mình một
tấm lịng, một tâm hồn luôn hướng vào bờ “Dù muôn ngàn cách trở”. Hình tượng
“Sóng” chính là một ẩn dụ nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh, Quỳnh mượn sóng
để chỉ tình u mãnh liệt của người con gái. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới
bờ như tìm về với cội nguồn u thương, nơi ni dưỡng tình u to lớn ấy. Tình
yêu như luồng điện cảm cho ta thêm sức mạnh, niềm tin vượt qua tất cả để sống
trọn vẹn hạnh phúc lứa đôi: “Yêu nhau mấy núi cũng trèo/Mấy sông cũng lội, mấy
đèo cũng qua”(ca dao). Gian nan, thử thách chính là phép thử của tình u, nó là
thứ keo sơn rắn chắc bỏ qua sự hao mịn của thời gian vẫn kết dính vững bền, như
tình u khơng thay lịng, khơng đổi dạ. Có bao giờ sóng khơng đập vào bờ xa? Có
bao giờ em khơng cịn u anh nữa?.
Sóng khát khao tới bờ xa như em khao khát có anh, sóng vượt qua những
gian nan thử thách để tới bờ như em bước qua mọi khó khăn, cách trở để cập bờ
hạnh phúc. Tình em với anh như cá với nước, như thuyền với biển khơng thể lìa xa
khơng thể chia tách dù có xi Bắc, ngược Nam đến cuối cùng ‘Giang sơn vẫn thu
về một mối”. Nhưng anh ơi, tình u có bao giờ trịn vẹn, trăng đầy rồi lại khuyết.
Dù tình u có tươi đẹp đến đâu, nồng nàn và cháy bỏng đến đâu trong em vẫn không
thôi những suy nghĩa, những lo lắng:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”.
Lời thơ mở ra hai chiều cả không gian bao la rộng lớn, cả thời gian dài đằng
đẵng của đời người. Không biết do trái tim của người phụ nữ hay sự tinh tế của cảm
xúc người nghệ sĩ mà Xuân Quỳnh nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian đến vậy.
“Thời gian thấm thoát thoi đưa”, như thuyền chạy, như nước trơi qua cầu, như bóng
câu bên cửa sổ, với Xuân Quỳnh ý thức về thời gian hay chính là ý thức lo âu, khát
khao nắm bắt hạnh phúc hiện tại. Tác giả đã sử dụng phép so sánh: lấy cái khơng
gian để nói cái thời gian. Xn Quỳnh đã phần nào cho người đọc nhận thức rõ về
những dự cảm và nỗi băn khoăn của chị. Những từ “tuy dài thế”-“vẫn đi qua”-“dẫu
rộng” như chứa đựng ở trong đó ít nhiều nỗi lo âu và cả những ngậm ngùi của tuổi
trẻ trước cuộc đời hữu hạn. Cho nên không thể ngăn nỗi cỗ xe của thời gian cứ chảy
trôi, tiếp diễn tâm hồn yêu lại càng khao khát được yêu, được sống được hiến dâng
từng khoảnh khắc. Sự nhạy cảm về thời gian ấy, ta thấy Xuân Diệu rất đồng cảm với
tiếng thơ Xuân Quỳnh để rồi muốn “tắt nắng’, “buộc gió”:
“Lịng tơi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Khơng cho hồi thời trẻ của nhân gian…
Nên bâng khuâng tôi tiếc của đất trời”.
Tuy thế nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu
chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả khó khăn và thử thách, khơng gian và thời
gian. Cho nên, sóng dù rẽ đến bờ, năm tháng đi qua thời gian dài đằng đẵng và áng
mây nhỏ bé sẽ vượt qua biển rộng đểm chạm tới những chân trời xa. Một loạt các
hình ảnh thơ ẩn dụ được bố trí thành một hệ thống tương phản, đối lập, để nói lên
dự cảm tỉnh táo, đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình
yêu. Để rồi trong “Thơ tình cuối mùa thu” chị cũng từng viết:
Thời gian như là gió
Mùa đi theo tháng năm
Tuổi đi theo mùa mãi
Chỉ cịn anh và em
Cùng tình u ở lại
Quả thật “Thế giới thơ ca của Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng
giữa khắc nhiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa khơn
lường của chúng. Ở đó trái tim thơ Xn Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo bão
cứ chao đi, chao về mệt nhoài giữa biến động và yên tĩnh, bão tố và bình n,
chiến tranh và hịa bình, thác lũ và êm trơi, tình u và cách trở”.
Những dự cảm, lo âu không đem lại cho Xuân Quỳnh một cách ứng xử tiêu
cực, bi quan mà trở thành nguồn gốc của những khát vọng trong tâm hồn Xn
Quỳnh. Đó là khao khát hịa tình u- con sóng nhỏ của mình vào với biển lớn tình
yêu bao la để có thể sống hết mình trong tình u, để tình u riêng hóa thành thứ
tình u mn thuở mn đời vẫn dào dạt chảy trôi:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u
Để ngàn năm cịn vỗ”
Bốn câu thơ đã khép lại bài thơ “Sóng” thể hiện khát vọng mãnh liệt của Xuân
Quỳnh. Đó là khao khát muốn mình “được tan ra” thành “trăm con sóng nhỏ”. Vâng
! Con sóng sẽ khơng là sóng nếu như nó chỉ biết sống cho riêng mình. Sóng chỉ thực
sự là sóng khi nó hịa chung vào mn điệu của đại dương bao la, rộng lớn. Tình yêu
của con người cũng vậy, nếu chữ biết giữ cho mình thì sẽ có một ngày tàn phai theo
tháng năm. Ước muốn của được nhà thơ là được “tan ra” được hòa mình vào với
sóng nước, để hát mãi khúc hát của tình u. Phải chăng đó là khát vọng muốn bất
tử hóa tình u của nữ sĩ Xn Quỳnh? Một khát vọng mãnh liệt, tha thiết của người
phụ nữ có một trái tim hồn hậu, yêu thương nhưng cũng đa sầu, đa cảm. Đó là khát
vọng được bắt đầu sống, sống vì u, và tình u chính là cánh diều nâng đỡ tâm
hồn người thăng hoa đến những chân trời vô biên:
“Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm sung sướng với em là lớn nhất
Trái tim nhỏ đặt trong lồng ngực
Giây phút nào tim chẳng đập vì anh”
Bài thơ đã khép lại mà những nhịp sóng cứ dạt dào, khắc khoải chảy trôi mãi
không thôi.Thơ quả là tiếng hát của trái tim, điểm dừng chân của tâm hồn thi sĩ, để
rồi những lời thơ cứ thế bay lên mang theo mảnh tâm hồn thi sĩ. Thi sĩ có một cái
tên thật đẹp, nó gợi ta đến hương sắc của hoa quỳnh, thế nhưng một điều đặc biệt là
loài hoa này chỉ nở về đêm cịn tình u của nàng thi sĩ thì đi qua cả những lặt lìa
giơng bão của cuộc đời bất kể ngày đêm. Để rồi “Sóng” -Xuân Quỳnh mãi mang
một điệu tình, mãi ngân vang một tâm hồn, một tình yêu bất diệt.
Thơ Xuân Quỳnh trở thành một sức sống mãnh liệt trong tâm hồn bạn đọc không
chỉ bởi vẻ đẹp trái tim đang yêu mà còn từ phương tiện để truyền tải những dòng
cảm xúc ấy. Bài thơ có một âm điệu khó quên, da diết,dào dạt triền miên. Đó là sự
hịa qn giữa sóng đại dương và sóng lịng, dội lên những con sóng u, những con
sóng tâm tình. Âm điệu đó đến từ thể thơ 5 chữ cùng cách tổ chức, xây dựng ngơn
từ, hình ảnh trùng điệp, hơ ứng, các liên tưởng mới lại đầy hấp dẫn được truyền tải
qua phép ẩn dụ, nhân hóa. Ngơn ngữ giàu cảm xúc, sâu sắc và triết lí. Đó là những
lí lẽ của trái tim và của một trí tuệ vơ cùng sắc sảo. Để cho đến hơm nay “Sóng” vẫn
là thi phẩm gây xốn xang cho nhiều thế hệ. Sóng không chỉ là biểu trưng cho một
tâm hồn chưa từng ngi u, sóng cịn ẩn chứa một nguồn sống, nguồn năng lượng
bất diệt về tình yêu mà thi sĩ truyền đến mai hậu.
Văn chương nghệ thuật đúng là một bản đàn đặc biệt với nhiều âm điệu khác
nhau, nó hát lên những khúc ca, ngân lên những tia sáng của tình u, nó làm cho
người gần người hơn và tạo nên những mối hoài cảm đặc biệt. Để rồi khi đọc những
dịng thơ đầy da diết, thiết tha trong “Sóng” nơi mà tình yêu được cất cánh và thăng
hoa; Nơi tình yêu trải qua bao đắng cay để vươn tới những hoa trái ngọt ngào, lịng
ta lại khơng khỏi bùi ngùi, xót xa trước bao tình u khác. Một tình yêu ở trong hoàn
cảnh éo le, ngặt nghèo nơi sự sống và cái chết chỉ trong gang tất vẫn hiện hình, nảy
nở từ trong gian khổ hi sinh. Đó là tình yêu giữa Tràng và Thị trong tác phẩm “Vợ
nhặt” của nhà văn Kim Lân. Giữa cái phông màu u ám, tối tăm của nạn đói, giữa cái
chết đầy rẫy như ngả rạ, hai con người vẫn đến với nhau như sự an bài của số phận.
Khơng phải là thìa vàng, mâm son nhưng đao cùn đã tìm đến với cán dỉ. Họ khơng
suất sắc, khơng hồn hảo nhưng hịa hợp với nhau. Tình yêu của Tràng và Thị đã
thắp sáng cả vùng trời trong tâm hồn họ, họ vượt lên hoàn cảnh để đến với nhau,
cùng nhau xây dựng mãi ấm gia đình, yêu thương, đùm bọc và che chở cho nhau .
Để rồi qua những trang văn ấy ta cảm nhận được sức mạnh mà tình yêu truyền vào
sự sống, tình u chính là tín ngưỡng cao cả là hạnh phúc lớn lao mà bất cứ ai cũng
khao khát hướng đến. Dù là Xuân Quỳnh hay Kim Lân dù ở hai thế giới khác nhau,
cá tính khác nhau như nghệ thuật đã trở thành thanh nam châm hút họ về cùng một
cách nhìn cách cảm về tình yêu. Ta hiểu rằng, trong bất cứ nơi đâu, thời đại nào một
tình yêu chân thành đẹp đẽ cũng đáng được trân trọng, tơn vinh.
Leptonxtoi từng nói: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. Một
tình yêu con người tha thiết, cháy bỏng mà hài hòa nồng thắm đã được chiếu sáng
soi rọi trước những trang thơ của Xn Quỳnh. “Sóng” chính là một nốt nhạc trầm
bổng mà thanh cao hòa vào dàn đồng ca của trái tin, của tình u để giai điệu cịn
mãi như tiếng lịng thi sĩ chưa bao giờ vơi:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai cũng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời khơng cịn nữa
Nhưng biết u anh cả khi chết đi rồi”