Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ĐẶNG THỊ HỒNG MAI PHÂN TÍCH mối TƯƠNG QUAN GIỮA BỆNH NHÂN mắc COVID 19 đã được TIÊM PHÒNG vắc XIN COVID 19 và CHƯA được TIÊM PHÒNG về các TRIỆU CHỨNG lâm SÀNG, cận lâm SÀNG KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 84 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ HỒNG MAI
Mã sinh viên : 1701357

PHÂN TÍCH MỐI TƯƠNG QUAN
GIỮA BỆNH NHÂN MẮC COVID-19
ĐÃ ĐƯỢC TIÊM PHÒNG VẮC XIN
COVID-19 VÀ CHƯA ĐƯỢC TIÊM
PHỊNG VỀ CÁC TRIỆU CHỨNG
LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn :
1. PGS.TS. Nguyễn Thành Hải
2. DSCKII. Nguyễn Thị Dừa
Nơi thực hiện :
1. Bộ môn Dược lâm sàng
2. Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

HÀ NỘI – 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về bệnh COVID-19 ........................................................................... 3


1.1.1. Dịch tễ học ......................................................................................................... 3
1.1.2. Vi-rút SARS-CoV-2 và các biến thể của vi-rút SARS-CoV-2 ............................ 4
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ............................................................... 7
1.1.4. Chẩn đoán và phân loại mức độ ......................................................................... 9
1.2. Tổng quan về vắc-xin phòng ngừa và thuốc điều trị COVID-19 .................... 11
1.2.1. Vắc-xin phòng ngừa COVID-19 ...................................................................... 11
1.2.2. Thuốc điều trị COVID-19 ................................................................................ 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 22
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ......................................................................................... 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................................... 22
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 22
2.2.2. Quy trình lấy mẫu ............................................................................................ 22
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 24
2.4. Quy ước trong nghiên cứu ................................................................................ 26
2.5. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................. 27
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................ 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 28
3.1. Đặc điểm điều trị của bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở thu dung, điều trị
COVID-19 tầng 1 của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. ............................................ 28
3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ............................................................... 28
3.1.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân COVID-19............................... 31
3.1.3. Đặc điểm chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 ................................. 36


3.1.4. Đặc điểm sử dụng thuốc trên bệnh nhân COVID-19 ........................................ 40
3.2. Mối liên quan giữa bệnh nhân mắc COVID-19 đã được tiêm phòng vắc-xin và
chưa được tiêm phòng về các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng tại cơ sở thu

dung, điều trị COVID-19 tầng 1 của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. .................... 43
3.2.1. Mối liên quan giữa bệnh nhân COVID-19 đã được tiêm vắc-xin so với bệnh nhân
chưa được tiêm vắc-xin về triệu chứng lâm sàng........................................................ 43
3.2.2. Mối liên quan giữa bệnh nhân COVID-19 đã được tiêm vắc-xin so với bệnh nhân
chưa được tiêm vắc-xin về chỉ số cận lâm sàng .......................................................... 47
3.2.3. Mối liên quan giữa bệnh nhân COVID-19 đã được tiêm vắc-xin và chưa được
tiêm vắc-xin với nguy cơ chuyển nặng ....................................................................... 49
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 52
4.1. Bàn luận về đặc điểm điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở thu dung, điều
trị COVID-19 tầng 1 của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. ....................................... 52
4.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ............................................................... 52
4.1.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân COVID-19............................... 53
4.1.3. Đặc điểm chỉ số cận lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 ................................. 55
4.2. Bàn luận về mối liên quan giữa bệnh nhân COVID-19 đã được tiêm chủng vắcxin và chưa được tiêm phòng về các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng. ........... 56
4.2.1. Mối liên quan giữa bệnh nhân COVID-19 đã được tiêm so với bệnh nhân chưa
được tiêm vắc-xin về triệu chứng lâm sàng ................................................................ 56
4.2.2. Mối liên quan giữa bệnh nhân COVID-19 đã được tiêm so với bệnh nhân chưa
được tiêm vắc-xin về chỉ số cận lâm sàng .................................................................. 56
4.2.3. Mối liên quan giữa bệnh nhân COVID-19 đã được tiêm vắc-xin và chưa được
tiêm vắc-xin với nguy cơ chuyển nặng ....................................................................... 57
4.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ................................................................ 58
4.3.1. Ưu điểm của nghiên cứu .................................................................................. 58
4.3.2. Một số hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ARDS

BiPAP
BN
BMA
CDC
COVID-19
CPAP
DOACs
FDA
ECMO
HE
HFNC

Hội chứng suy hơ hấp cấp tiến triển
Acute Respiratory Distress Syndrome
Thơng khí hai mức áp lực dương
Bilevel Positive Airway Pressure
Bệnh nhân
Bayesian Model Average
Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh
Centers for Disease Control and Prevention
Viêm đường hơ hấp cấp tính do chủng vi-rút corona mới
(SARS-CoV-2)
Phương pháp thở áp lực dương liên tục
Continuous Positive Airway Pressure
Thuốc chống đông đường uống
Direct-Acting Oral Anticoagulants
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
US Food and Drug Administration
Oxy hóa máu bằng màng ngồi cơ thể
Extracorporeal Membrane Oxygenation

Protein hemagglutinin-esterase
Kỹ thuật oxy dòng cao qua canuyn mũi
High-Flow Nasal Cannula

ICU

Đơn vị chăm sóc tích cực
Intensive Care Unit

KS

Kháng sinh

NSAID
SARS-CoV-2

Thuốc chống viêm không steroid
Non Steroidal Anti Inflammatory Drug
Vi-rút corona gây hội chứng hơ hấp cấp tính nặng 2

TC

Triệu chứng

TSS

Thanh đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương phổi
Total Severity Score

VOC


Biến thể đáng lo ngại
Variant of Concern

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới
World Health Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các biến thể đáng lo ngại của COVID-19 .................................................... 5
Bảng 1.2. Đặc điểm của một số loại vắc-xin COVID-19............................................ 12
Bảng 1.3. Một số nghiên cứu về hiệu quả của các vắc-xin COVID-19 và về kết quả lâm
sàng giữa bệnh nhân được tiêm vắc-xin với bệnh nhân chưa được tiêm vắc-xin COVID19 .............................................................................................................................. 15
Bảng 1.4. Tổng hợp nguyên tắc điều trị người bệnh COVID-19 ................................ 17
Bảng 1.5. Sử dụng kháng sinh dựa trên phân loại mức độ nặng người bệnh COVID-19
.................................................................................................................................. 20
Bảng 1.6. Sử dụng Coricoid dựa trên phân loại mức độ nặng của người bệnh........... 21.
Bảng 2.1. Hiệu lực của các loại vắc-xin COVID-19 .................................................. 26
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân COVID-19 trong nghiên cứu ..... .28
Bảng 3.2. Đặc điểm liên quan đến điều trị COVID-19 ............................................... 29
Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh nhân được tiêm các loại vắc-xin ........................................ 30
Bảng 3.4. Đặc điểm về triệu chứng xuất hiện đầu tiên trên bệnh nhân COVID-19 ..... 32
Bảng 3.5. Các triệu chứng xuất hiện trên bệnh nhân COVID-19 trong quá trình điều trị
.................................................................................................................................. 33
Bảng 3.6. Tỷ lê ̣ bệnh nhân có tổ n thương phổ i trên X-quang ..................................... 36
Bảng 3.7. Dạng tổn thương và vị trí tổn thương phổi trên X-quang ........................... 36
Bảng 3.8. Thời điểm trung bình xuất hiện tổn thương phổi trên phim chụp ............... 37
Bảng 3.9. Phân bố các chỉ số SpO2 nhỏ nhấ t trên BN................................................ 38

Bảng 3.10. Kết quả xét nghiệm PCR trên bệnh nhân ................................................. 39
Bảng 3.11. Đặc điểm BN sử dụng kháng sinh ............................................................ 40
Bảng 3.12. Đặc điểm sử dụng Corticoid .................................................................... 42
Bảng 3.13. Số lượng và tỷ lệ BN xuất hiện triệu chứng đầu tiên ở nhóm chưa tiêm, tiêm
1 mũi và tiêm 2 mũi vắc-xin ...................................................................................... 44
Bảng 3.14. Số lượng và tỷ lê ̣ BN có tổ n thương phổ i trên X-quang ở nhóm chưa tiêm
vắc-xin, tiêm 1 mũi và tiêm 2 mũi vắc-xin ................................................................. 47
Bảng 3.15. Dạng tổn thương và vị trí tổn thương trên X-quang ở BN chưa tiêm, tiêm 1
mũi và tiêm 2 mũi vắc-xin ......................................................................................... 48
Bảng 3.16. Số lượng và tỷ lệ BN chưa tiêm, tiêm 1 mũi và tiêm 2 mũi vắc-xin có SpO2
< 96% ........................................................................................................................ 49


Bảng 3.17. Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng trên các nhóm chưa tiêm và đã
tiêm vắc-xin ............................................................................................................... 49
Bảng 3.18. Mơ hình tối ưu khi sử dụng phân tích BMA về các yếu tố ảnh hưởng đến
chuyển nặng bệnh nhân COVID-19 ........................................................................... 50
Bảng 3.19. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển nặng bệnh nhân COVID-19 ............... 51


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ....................................................................................... 23
Hình 3.1. Tỷ lê ̣ bệnh nhân đươc̣ tiêm chủng vắ c xin COVID-19 ............................... 29
Hình 3.2. Đặc điểm lâm sàng chung của bệnh nhân COVID-19 ................................ 31
Hình 3.3. Thời điểm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ........................................... 34
Hình 3.4. Khoảng thời gian kéo dài các triệu chứng lâm sàng ................................... 35
Hình 3.5. Đặc điểm về chỉ số SpO2 trên bệnh nhân ................................................... 37
Hình 3.6. Đặc điểm sử dụng thuốc điều trị triệu chứng .............................................. 40
Hình 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc kháng vi-rút. ............................................. 41
Hình 3.8. Đặc điểm sử dụng thuốc chống đơng ......................................................... 42

Hình 3.9. Đặc điểm bệnh nhân COVID-19 khơng có triệu chứng .............................. 43
Hình 3.10. Xu hướng triệu chứng trên hơ hấp trên bệnh nhân chưa tiêm, tiêm 1 mũi và
tiêm 2 mũi vắc-xin ..................................................................................................... 45
Hình 3.11. Xu hướng triệu chứng ngồi hơ hấp trên bệnh nhân chưa tiêm, tiêm 1 mũi
và tiêm 2 mũi vắc-xin ................................................................................................ 46


ĐẶT VẤN ĐỀ
COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra. Các trường
hợp đầu tiên xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc, vào cuối tháng
12 năm 2019. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức cơng nhận COVID-19 là đại
dịch vào ngày 11 tháng 3 năm 2020. Sự lây lan nhanh chóng của vi-rút đã gây ra những
hậu quả to lớn về xã hội, kinh tế và sức khỏe, và buộc các quốc gia phải áp dụng các
biện pháp giãn cách xã hội đặc biệt để ngăn chặn sự lan tràn, cũng như cấu trúc lại hệ
thống chăm sóc sức khỏe. Tính đến tháng 2 năm 2022, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên
toàn thế giới đã lên tới 418 triệu người và số ca tử vong là 5,8 triệu người [73].
Ở tại Việ ṭ Nam tính đến tháng 2 năm 2022 đã có 2,36 triệu ca nhiệ̂̃m và có trên
38000 ca tử vong do COVID-19, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi
với tỷ lệ số ca nhiễm/ 1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh
thổ (bình qn cứ 1 triệu người có 23889 ca nhiễm) [63]. Trong đó đợt dịch lần thứ tư
(từ ngày 27/4/2021) đã gây những hậu quả nghiêm trọng trên toàn đất nước.
Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở COVID-19 rất giống với bệnh cúm mùa
với các triệu chứng phổ biến như: sốt, nhức đầu, khó thở, ho, đau cơ và mệt mỏi. Mức
độ bệnh ở hầu hết những người mắc bệnh là không triệu chứng, mức độ nhẹ đến trung
bình. Trong khi những bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng như: khó thở, đau
ngực và mất khả năng nói hoặc cử động cần được chăm sóc y tế khẩn cấp [63].
Hiện nay, vắc-xin được xem như là biện pháp tốt nhất để kiểm soát đại dịch
COVID-19. Tại Mỹ, vắc-xin COVID-19 mRNA bao gồm BNT162b2 (vắc-xin PfizerBioNTech) và mRNA-1273 (vắc-xin Moderna) và vắc-xin vector adenovirus COVID19 Ad26.COV2.S (vắc-xin Janssen) đã được cấp phép để sử dụng cho các bệnh nhân từ
18 tuổi trở lên, vắc-xin Pfizer cũng được phép sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên
từ 12 đến 17 tuổi và hiện nay tiếp tục được sử dụng khẩn cấp cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi

[70], [71]. Ở nước ta, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 9 loại vắc-xin bao gồm:
AstraZeneca, Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V), Vero Cell, Comirnaty của
Pfizer/BioNTech, Spikevax (tên khác là Moderna), Janssen, Hayat-Vax, Abdala và
Covaxin. Tính đến đầu tháng 2/2022 số mũi vắc-xin đã tiêm trên toàn quốc là hơn 183
triệu mũi, tỉ lệ tiêm phủ đạt trên 90% [62].
Vắc-xin COVID-19 cho thấy hiệu quả tốt trong các thử nghiệm lâm sàng và hiệu
quả trong dữ liệu thực tế, một nghiên cứu trên 5,6 triệu người lớn đã tiêm đủ liều vắcxin COVID-19 tại New York cho thấy hiệu quả vắc-xin trong giảm tỷ lệ nhập viện là
trên 80% [47]. Ngoài ra một nghiên cứu tổng quan hệ thống đánh giá hiệu quả thực tế
của vắc-xin cũng ghi nhận hiệu quả chống lại nhiễm COVID-19, nhập viện liên quan
đến COVID-19, nhập viện vào ICU và tử vong lần lượt là 89,1%, 97,2%, 97,4% và
99,0% [60]. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy vắc-xin làm giảm mắc
1


COVID-19 mức độ nặng và giảm tỷ lệ tử vong, tuy nhiên một số người đã tiêm chủng
nhưng vẫn có thể bị nhiễm SARS-CoV-2; các triệu chứng ở người đã được tiêm vắc-xin
ít xuất hiện hơn có sự khác biệt so với người chưa được tiêm vắc-xin [24], [36]. Tại Việt
Nam hiện chưa có nghiên cứu nào phân tích mối tương quan của người nhiễm COVID19 đã tiêm so với người chưa tiêm vắc-xin về các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
Theo các công văn số 411/QĐ-BYT năm 2021 của Bộ Y tế và 4093/QĐ-UBND
Thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo
ba tầng, trong đó tầng một là cơ sơ thu dung, điều trị COVID-19 không triệu chứng và
mức độ nhẹ. Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn được Sở Y tế Hà Nội giao phụ trách cơ sở
thu dung và điều trị các bệnh nhân COVID-19 tầng 1 tại Khu kí túc xá Phenikaa với các
bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và không triệu chứng, giai đoạn thực hiện từ tháng
11/2021- thời điểm tại Hà Nội dịch bắt đầu bùng phát và chưa có đủ vắc-xin để thực
hiện tiêm chủng mở rộng.
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích mối
tương quan giữa bệnh nhân mắc COVID-19 đã được tiêm phòng vắc-xin COVID19 và chưa được tiêm phòng về các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng” nhằm hai
mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở thu dung, điều trị COVID19 tầng 1 của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pơn.

2. Phân tích mối liên quan giữa bệnh nhân mắc COVID-19 đã được tiêm phòng
vắc-xin và chưa được tiêm phòng về các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng tại
cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tầng 1 của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh COVID-19
1.1.1. Dịch tễ học
1.1.1.1. Nguồn lây nhiễm
Các nguồn lây nhiễm của COVID-19 là vật chủ động vật và người bị nhiễm bệnh.
Dơi được coi là vật chủ ban đầu có khả năng nhất của COVID-19, trong khi đó tê tê có
thể là vật chủ trung gian. Tương tự như vậy, cả bệnh nhân có triệu chứng và khơng có
triệu chứng đều là những nguồn truyền nhiễm bệnh [7], [52].
SARS-CoV-2 là vi-rút gây bệnh COVID-19 và sự tương đồng về trình tự gen của
vi-rút này với β-coronavirus được phân lập từ các loài dơi có thể lên tới 89,0 - 96,2%;
điều này cho thấy SARS-CoV-2 có thể có nguồn gốc từ một lồi coronavirus tiền thân
là dơi. Trong khi đó tê tê cũng được coi là loại động vật có khả năng làm vật chủ trung
gian lây nhiễm bệnh. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc
đã xác định được một chủng coronavirus từ tê tê, có 99% tương đồng trình tự gen với
SARS-CoV-2 [7], [52].
Với việc đóng cửa chợ hải sản Huanan và các chợ buôn bán động vật ở hầu hết
các khu vực của Trung Quốc, động vật hoang dã đã khơng cịn là nguồn lây nhiễm chính.
Đối tượng người bị nhiễm SARS-CoV-2 hiện đang là nguồn lây nhiễm chính. Đặc biệt,
bệnh nhân khơng có triệu chứng tạo thành một nguồn lây nhiễm khó có thể xác định và
không thể khoanh vùng kịp thời điều này làm cho vi-rút càng lây lan rộng hơn [7], [52].
1.1.1.2. Đường lây nhiễm
Lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người sang người là phương tiện lây
truyền chính của COVID-19. Có ba cách chính mà COVID-19 có thể lây lan bao gồm

[15]:
-

-

Hít thở khơng khí mang theo các giọt bắn hoặc các hạt aerosol có chứa vi-rút
SARS-CoV-2 khi ở gần người bị nhiễm bệnh hoặc trong khơng gian thơng gió
kém với người bị nhiễm bệnh.
Các giọt và hạt có chứa vi-rút SARS-CoV-2 rơi vào mắt, mũi hoặc miệng đặc
biệt là thông qua các giọt bắn do ho hoặc hắt hơi.

-

Chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay có các hạt vi-rút SARS-CoV-2 có ở trên
đó.
Các giọt bắn có chứa vi-rút SARS-CoV-2 được giải phóng khi người mắc
COVID-19 hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Các giọt lây nhiễm có thể rơi vào miệng hoặc
mũi của những người ở gần hoặc có thể được hít vào phổi. Khoảng cách tối thiểu khi
tiếp xúc để tránh nhiễm COVID-19 được WHO khuyến cáo là 1 mét, trong khi CDC
khuyến cáo duy trì khoảng cách tối thiểu là 1,8 mét [15].
3


Các giọt bắn chứa vi-rút có thể rơi xuống tay, đồ vật hoặc bề mặt xung quanh
người khi họ ho hoặc nói chuyện, và mọi người sau đó có thể bị nhiễm COVID-19 do
chạm tay vào đồ vật hoặc bề mặt có giọt bắn, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của
mình. Ngồi ra, lây truyền có thể xảy ra từ những người có triệu chứng nhẹ hoặc từ
những người khơng có triệu chứng bệnh [15].
Một số trường hợp nhất định có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 như
khơng gian thơng gió kém do trong khơng gian kín thơng gió kém, nồng độ các hạt virút thường cao hơn ngồi trời. Các yếu tố khác có liên quan đến tăng nguy cơ COVID19 bao gồm thời gian tiếp xúc dài với những người bị nhiễm COVID-19, tiếp xúc gần

với người bị nhiễm bệnh và bất kỳ hoạt động nào khác dẫn đến tiếp xúc với một lượng
lớn các giọt và hạt hơ hấp có chứa vi-rút [15].
1.1.2. Vi-rút SARS-CoV-2 và các biến thể của vi-rút SARS-CoV-2
Từ tháng 02/2020 Ủy ban quốc tế về phân loại vi-rút chính thức đặt tên cho virút gây ra dịch bệnh COVID-19 là SARS-CoV-2 [34].
SARS-CoV-2 là một vi-rút thuộc họ Coronaviridae (phân họ Coronavirinae)
thuộc bộ Nidovirales. Đặc điểm nổi bật nhất của vi-rút corona là các protein có bề mặt
lồi ra thành các gai glycoprotein bao quanh bộ gen. Bên trong vỏ của virion là
nucleocapsid sợi đơn dương đối xứng xoắn ốc. Bộ gen mã hóa 4 protein cấu trúc chính
là: protein spike (S), màng (M), vỏ (E) và nucleocapsid (N). Ngoài 4 protein chính trên,
vi-rút cịn có protein hemagglutinin-esterase (HE) [7], [52], [67].
Giống như các vi-rút RNA khác, SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa thơng qua các
đột biến ngẫu nhiên. Các đột biến mới có khả năng làm tăng hoặc giảm khả năng lây
nhiễm và độc lực của vi-rút. Ngoài ra, đột biến có thể làm tăng khả năng của vi-rút để
tránh các phản ứng miễn dịch có được từ việc nhiễm SARS-CoV-2 trong quá khứ hoặc
tiêm chủng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm hoặc giảm hiệu quả của vắcxin. Có bằng chứng cho thấy một số biến thể SARS-CoV-2 đã làm giảm tính nhạy cảm
với huyết tương từ những người trước đó đã bị nhiễm hoặc tiêm chủng, cũng như một
số kháng thể đơn dòng đang được xem xét để phòng ngừa và điều trị COVID-19 [43],
[72].
Kể từ tháng 12/ 2020, một số biến thể đã được WHO gọi tên theo các chữ cái của
Hy Lạp. Các biến thể SARS-CoV-2 được xác định là biến thể đáng lo ngại (VOC) nếu
chúng có một số đặc điểm nhất định, chẳng hạn như tăng khả năng lây truyền hoặc thay
đổi độc lực của vi-rút [43].

4


Bảng 1.1. Các biến thể đáng lo ngại của COVID-19 [39], [43], [65]
Tên gọi
theo
WHO


Nơi phát
hiện đầu
tiên

Alpha
(B.1.1.7)

Vương
quốc Anh

Beta
(B.1.351)

Nam Phi

Gamma
(P.1.429)

Nhật Bản
/ Brazil

Các đặc tính đã biết
+ Tăng khả năng lây truyền cao hơn khoảng 50-75% và tăng
mức độ nặng dựa trên tỷ lệ nhập viện và tử vong so với loại
vi-rút hoang dại.
+ Ảnh hưởng lên tính trung hịa của các kháng thể đơn dịng
ở mức độ tối thiểu.
- Bamlanivimab-etesevimab: Khơng thay đổi độ nhạy cảm
- Casirivimab-imdevimab: Không thay đổi độ nhạy cảm

- Sotrovimab: Không thay đổi độ nhạy cảm.
+ Ảnh hưởng lên tính trung hịa của huyết thanh phục hồi
sau nhiễm COVID-19 và sau tiêm chủng mức độ tối thiểu.
+ Sự né tránh miễn dịch: huyết tương trong thời gian mắc
bệnh và sau khi tiêm chủng khơng vơ hiệu hóa được các cấu
trúc vi-rút với protein đột biến beta.
+ Tăng khả năng lây truyền và tăng mức độ nghiêm trọng
của bệnh so với loại vi-rút hoang dại.
+ Tác động đáng kể lên tính trung hịa của một số liệu pháp
kháng thể đơn dịng.
- Bamlanivimab-etesevimab: Khơng có khả năng hoạt động
(giảm > 45 lần độ nhạy cảm)
- Casirivimab-imdevimab: Không thay đổi độ nhạy cảm
- Sotrovimab: Không thay đổi độ nhạy cảm
- Bebtelovimab: Khơng thay đổi tính nhạy cảm
+ Giảm khả năng trung hòa bằng huyết thanh phục hồi sau
nhiễm COVID-19 và sau tiêm chủng mức độ vừa
+ Tăng khả năng lây truyền và tăng mức độ nặng dựa trên
tỷ lệ nhập viện và tử vong so với loại vi-rút hoang dại.
+ Tác động đáng kể lên khả năng trung hòa của một số liệu
pháp kháng thể đơn dịng.
- Bamlanivimab-etesevimab: Khơng có khả năng hoạt động
(giảm > 511 lần độ nhạy cảm).
- Casirivimab-imdevimab: Không thay đổi độ nhạy cảm.
- Sotrovimab: Không thay đổi độ nhạy cảm.
- Bebtelovimab: Khơng thay đổi tính nhạy cảm.
+ Giảm khả năng trung hòa bằng huyết thanh phục hồi sau
nhiễm COVID-19 và sau tiêm chủng.
5



Tên gọi
theo
WHO

Nơi phát
hiện đầu
tiên

Các đặc tính đã biết

+ Tăng khả năng lây truyền và mức độ nghiêm trọng của
bệnh so với B.1.1.7 (Alpha).
+ Giảm khả năng trung hòa bằng các liệu pháp kháng thể
Delta
Ấn Độ
đơn dòng ở mức tối thiểu.
(B.1.617.2)
+ Giảm mức độ vừa hiệu quả của vắc-xin chống lại
COVID-19 có triệu chứng mà khơng ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả làm giảm mức độ nặng của bệnh.
BA.1 và BA.1.1
+ Tăng khả năng lây truyền và giảm mức độ nghiêm trọng
của bệnh so với Delta
+ Giảm đáng kể khả năng trung hòa bằng huyết thanh giai
đoạn phục hồi sau nhiễm và sau tiêm chủng ở mức vừa (khả
năng trung hòa được hồi phục nếu đã bị nhiễm COVID-19
trước đó và được tiêm chủng hoặc tiêm đủ liều chính cộng
với được tiêm liều tăng cường)
+ Tác động đáng kể lên khả năng trung hòa bằng một số

liệu pháp kháng thể đơn dòng
- Bamlanivimab-etesevimab: Khơng có khả năng hoạt
động (giảm >1013 lần tính nhạy cảm)
- Casirivimab-imdevimab: Khơng có khả năng hoạt
động (giảm >1013 lần tính nhạy cảm)
Omicron Botswana/ - Sotrovimab: Khơng thay đổi tính nhạy cảm
(B.1.1.529) Nam Phi - Bebtelovimab: Khơng thay đổi tính nhạy cảm
-Tixagevimab-cilgavimab: Giảm hoạt động (giảm 12 - 30
lần tính nhạy cảm đối với BA.1 và giảm 176 lần đối
với BA.1.1
BA.2
+ Tăng khả năng lây truyền và mức độ nghiêm trọng của
bệnh tương tự như BA.1.
+ Giảm khả năng trung hòa tương tự như BA.1
+ Tác động đáng kể lên khả năng trung hòa bằng một số
liệu pháp kháng thể đơn dịng
- Sotrovimab: Khơng có khả năng hoạt động (giảm 15 - 50
lần tính nhạy cảm)
- Bebtelovimab: Khơng thay đổi tính nhạy cảm
- Tixagevimab-cilgavimab: Thay đổi tối thiểu về tính nhạy
cảm (giảm 5,4 lần)
6


1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Hầu hết các bệnh nhân có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình (khoảng hơn
80%) và khoảng gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng. Các triệu chứng phổ biến nhất
là sốt, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi, đau họng, đau cơ. Thời gian ủ bệnh: từ
2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày [2], [43].

Có nhiều trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 khơng có triệu chứng. Theo một số
đánh giá của các tài liệu khoa học ước tính tỷ lệ bệnh nhân khơng có triệu chứng là 3040% [45], [66].
Ở những người có triệu chứng, COVID-19 thường biểu hiện với các triệu chứng
tồn thân và/ hoặc hơ hấp, ngồi ra có báo cáo về các triệu chứng trên tiêu hóa, tim mạch
và ít phổ biến hơn là các triệu chứng da liễu và thần kinh. Các dấu hiệu và triệu chứng
của COVID-19 khơng đặc hiệu và khó phân biệt trên lâm sàng với các bệnh nhiễm trùng
đường hô hấp do vi-rút khác [15]. Các triệu chứng liên quan phổ biến nhất bao gồm: ho
(50%), sốt trên 38°C (43%), đau cơ (36%), đau đầu (34%), khó thở (29%), đau họng
(20%), tiêu chảy (19%), buồn nôn / nôn (12%), thiếu máu, mất vị giác/ khứu giác
(<10%), khó tiêu (<10%), đau bụng (<10%) và sổ mũi (<10%) [23], [45], [66].
Tuy nhiên các bất thường về khứu giác và/ hoặc vị giác đã được báo cáo thường
xuyên hơn [15]. Trong một tổng quan hệ thống và phân tích gộp ghi nhận tỷ lệ ước tính
phổ biến cho các bất thường về khứu giác và vị giác lần lượt là 52,73% và 43,93%,
nhưng tỷ lệ này dao động từ 5-98% trong các nghiên cứu khác nhau [55].
Mặc dù không được ghi nhận ở phần lớn bệnh nhân, các triệu chứng đường tiêu
hóa (ví dụ đau bụng, buồn nơn/ nơn và tiêu chảy) đã được báo cáo với tỷ lệ các triệu
chứng chung là 18%, các triệu chứng riêng gồm: tiêu chảy (13%); buồn nôn / nôn (10%);
và đau bụng (9%) [12], [66].
Các biến đổi da tương tự như ban đỏ pernio (bệnh cước hay chilblains) cũng đã
được báo cáo, đặc biệt là ở ngón tay và ngón chân và nói chung ở trẻ em và thanh thiếu
niên. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng này sẽ hết dần sau đó [12].
Ở các bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban
đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 7- 8 ngày. Trong các bệnh nhân COVID-19
có khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hơ hấp cấp
(thở nhanh, khó thở, tím tái, …), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm
trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn
đến tử vong. Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và
mắc các bệnh mạn tính kèm theo [2].

7



 Phổ lâm sàng
Phổ lâm sàng của COVID-19 đa dạng từ người nhiễm khơng có triệu chứng, có
các triệu chứng nhẹ cho tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, ARDS,
nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Người cao tuổi, người có bệnh
mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên
khác như vi khuẩn, nấm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng nhiều hơn [2].
1.1.3.2. Cận lâm sàng
a, Xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu [2]
-

Tế bào máu ngoại vi: số lượng hồng cầu bình thường hoặc tăng (do mất nước),
bạch cầu bình thường hoặc giảm, bạch cầu Lympho giảm nhiều, số lượng tiểu
cầu bình thường sau đó giảm.

-

Tăng đơng và tắc mạch: các xét nghiệm biểu hiện tăng đông, D-dimer thường
tăng cao trên 4-5 lần; tiểu cầu < 150.000, DIC hoặc SIC (sepsis induced

-

coagulopathy).
Bạch cầu giảm, đặc biệt Bạch cầu Lympho (< 800). Giảm CD4, CD8, Th17
Cytokin tăng cao: TNF D tăng, IL-1E, IL6, IFNs, GCSF, IP-10.

- Ferritin, CRP, LDH tăng.
b, Khí máu [2]
- Ban đầu PaO2 giảm, CO2 bình thường, nặng hơn PaO2 giảm nặng, PaCO2 tăng,

pH giảm, giảm HCO3. Shunt phổi D(A-a)O2 tăng.
c, Các rối loạn thường gặp khác [2]
-

Điện giải: rối loạn natri máu và kali máu.
Thận: Tiểu đạm, tiểu máu, tổn thương thận cấp (đa niệu, thiểu niệu, tăng ure,
creatinin), gặp một số trường hợp đái tháo nhạt.
Gan: Tăng SGPT, Bilirubin.

- Tổn thương tim: Tăng troponin T và Pro-BNP tăng.
- Suy đa tạng (MOF).
- Bội nhiễm thứ phát: Tăng Procalcitonin, bạch cầu và CRP.
d, X-quang phổi [2]
-

Ở giai đoạn sớm hoặc chỉ viêm đường hơ hấp trên, hình ảnh X-quang bình
thường.
Giai đoạn sau các tổn thương thường gặp: Tổn thương dạng kính mờ, đốm mờ,
dày các tổ chức kẽ, tổn thương đông đặc.
Gặp chủ yếu ở hai bên phổi, ngoại vi và vùng thấp của phổi ở giai đoạn đầu của
COVID-19.
Tổn thương có thể tiến triển nhanh trong ARDS. Ít khi gặp dấu hiệu tạo hang hay
tràn dịch, tràn khí màng phổi.
8


-

Có nhiều thang điểm để đánh giá mức độ nặng bảng điểm Brixia, TSS,.. trong đó
TSS (Total severity score, xem PHỤ LỤC 1) là thang điểm dễ đánh giá và tiên

lượng mức độ nặng của người bệnh: nhẹ (1-2), trung bình (3-6), nặng (7-8).

1.1.4. Chẩn đốn và phân loại mức độ
1.1.4.1. Chẩn đoán xác định căn nguyên
a) Xét nghiệm Realtime RT-PCR
-

Xét nghiệm này được thực hiện trên các mẫu bệnh phẩm hơ hấp như mẫu ngốy
dịch tỵ hầu, mẫu phết họng, mẫu dịch hút khí quản,… Kỹ thuật Realtime RT-

PCR là xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao [7].
b) Xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên [2]
-

Xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên vi-rút SARS-CoV-2 nhằm phát hiện
các protein bề mặt của vi-rút (hay các thành phần cấu trúc kháng nguyên khác)
trong mẫu bệnh phẩm. Ưu điểm cho kết quả nhanh, nhược điểm độ nhạy và độ
đặc hiệu thấp hơn kỹ thuật PCR.

-

Mẫu bệnh phẩm bao gồm mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, mẫu ngoáy dịch họng, mẫu
nước bọt và các mẫu khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

1.1.4.2. Phân loại mức độ [2]
a, Người nhiễm không triệu chứng
- Người bệnh khơng có triệu chứng lâm sàng.
- Nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời.
b, Mức độ nhẹ
-


Người bệnh COVID-19 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho

-

khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác,
tiêu chảy…
Nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời.

- Tỉnh táo, người bệnh tự phục vụ được.
- X-quang phổi bình thường hoặc có nhưng tổn thương ít.
c, Mức độ trung bình
 Lâm sàng:
-

-

Tồn trạng: Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng khơng đặc hiệu như mức độ
nhẹ.
Hơ hấp: Có dấu hiệu viêm phổi với khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút, phổi có
ran nổ và khơng có dấu hiệu suy hơ hấp nặng, SpO2 94-96% khi thở khí phịng.
Người bệnh có thể khó thở khi gắng sức (đi lại trong nhà, lên cầu thang).
Tuần hồn: mạch nhanh hoặc chậm, da khơ, nhịp tim nhanh, huyết áp bình
thường.
Ý thức: tỉnh táo.
9


 Cận lâm sàng:
- X-quang ngực và CLVT ngực: có tổn thương, tổn thương dưới 50%.

-

Siêu âm: hình ảnh sóng B.

-

Khí máu động mạch: PaO2/FiO2 > 300.

d, Mức độ nặng
 Lâm sàng:
- Hơ hấp: Có dấu hiệu viêm phổi kèm theo bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: nhịp
thở > 25 lần/phút; khó thở nặng, co kéo cơ hơ hấp phụ; SpO2 < 94% khi thở khí
-

phịng.
Tuần hồn: nhịp tim nhanh hoặc có thể nhịp tim chậm, HA bình thường hoặc

-

tăng.
Thần kinh: người bệnh có thể bứt rứt hoặc đừ, mệt.

 Cận lâm sàng:
-

X-quang ngực và CLVT ngực: có tổn thương, tổn thương trên 50%.
Khí máu động mạch: PaO2/ FiO2 khoảng 200 – 300
Siêu âm: hình ảnh sóng B nhiều.

e, Mức độ nguy kịch

 Lâm sàng:
- Hô hấp: thở nhanh > 30 lần/phút hoặc < 10 lần/phút, có dấu hiệu suy hô hấp nặng
với thở gắng sức nhiều, thở bất thường hoặc cần hỗ trợ hô hấp bằng thở oxy dòng
-

cao (HFNC), CPAP, thở máy.
Thần kinh: ý thức giảm hoặc hơn mê.
Tuần hồn: nhịp tim nhanh, có thể nhịp tim chậm, huyết áp tụt.
Thận: tiểu ít hoặc vơ niệu.

 Cận lâm sàng:
-

X-quang ngực và CLVT ngực: có tổn thương, tổn thương trên 50%.
Khí máu động mạch: PaO2/FiO2 < 200, toan hơ hấp, lactat máu > 2 mmol/L.
Siêu âm: hình ảnh sóng B nhiều.

10


1.2. Tổng quan về vắc-xin phòng ngừa và thuốc điều trị COVID-19
1.2.1. Vắc-xin phòng ngừa COVID-19
1.2.1.1. Đặc điểm của một số loại vắc-xin COVID-19
Vắc-xin để phòng ngừa COVID-19 được coi là cách tiếp cận tốt nhất để kiểm
soát đại dịch. Việc phát triển vắc-xin COVID-19 đã và đang diễn ra với tốc độ chưa từng
có. Mục tiêu kháng ngun chính của vắc-xin COVID-19 là protein gai lớn trên bề mặt,
protein này liên kết với thụ thể men chuyển angiotensin 2 (ACE2) trên tế bào vật chủ và
tạo ra phản ứng dung hợp màng.
Các vắc-xin sử dụng các nền tảng khác nhau đã chứng minh hiệu quả trong việc
ngăn ngừa COVID-19 có triệu chứng được xác nhận bằng xét nghiệm và có sẵn ở các

quốc gia khác nhau (bảng 1.2).
Trong mơi trường thực tế, hầu hết các vắc-xin hiện có đều cung cấp 90 – 100%
khả năng bảo vệ ban đầu khỏi tình trạng bệnh nặng và tử vong. Tuy nhiên khơng có vắcxin SARS-CoV-2 nào cung cấp khả năng bảo vệ 100% chống lại sự lây nhiễm, ngay cả
với hiệu quả ∼ 95% của vắc-xin mRNA và vẫn có thể có một số lượng đáng kể các
trường hợp nhiễm COVID-19 sau khi đã tiêm vắc-xin [5], [17].

11


Bảng 1.2. Đặc điểm của một số loại vắc-xin COVID-19 [14], [58], [61]
TÊN

BNT162b2

mRNA-1273

ChAdOx1

Vero Cell

Tên thông dụng

Vắc-xin Pfizer

Vắc-xin Moderna

Vắc-xin AstraZeneca

Vero Cell


Công ty/nhà phát triển

Pfizer/BioNTech

Moderna

AstraZeneca

Sinopharm

Bản chất

mRNA

mRNA

Vector Adenovirus

Vắc-xin bất hoạt

2 mũi tiêm cách nhau
Số mũi tiêm và khoảng

2 mũi tiêm cách nhau

2 mũi tiêm cách nhau

4-12 tuần (nhà sản

2 mũi tiêm cách nhau


cách giữa 2 mũi

3 tuần

4 tuần

xuất), 8-12 tuần

3 - 4 tuần

(khuyến cáo WHO)
Hiệu quả chống lại

95%

COVID-19 có triệu chứng*

94%

70%

79%

- Bảo quản trong tủ -Bảo quản trong tủ đông
đông (-80 đến -60oC), (-25 đến -15oC) hạn sử
hạn sử dụng tối đa dụng tối đa trong 7
Yêu cầu bảo quản

trong 6 tháng.


tháng.

- Bảo quản sau rã đông - Bảo quản sau rã đông
(2 đến 8oC) trong 31 (2 đến 8oC) trong 30
ngày.

ngày.
12

-Bảo quản trong tủ lạnh -Bảo quản trong tủ
(2 đến 8oC) hạn sử dụng lạnh (2 đến 8oC) hạn
tối đa trong 6 tháng.

sử dụng tối đa trong 24
tháng.


TÊN

BNT162b2

mRNA-1273

ChAdOx1

- Phản ứng tại nơi tiêm - Phản ứng tại nơi tiêm - Phản ứng tại nơi tiêm

Vero Cell
- Phản ứng tại nơi tiêm


Tác dụng phụ

- Triệu chứng toàn thân - Triệu chứng toàn thân - Triệu chứng toàn thân (sốt, - Triệu chứng toàn thân

thường gặp

(sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, (sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau (sốt, ớn lạnh, mệt mỏi,
đau cơ, đau đầu).

đau cơ, đau đầu).

đầu, buồn nôn).

- Phản vệ (khoảng 5 - Phản vệ (khoảng 2.8
phần triệu)
Tác dụng phụ
hiếm gặp

phần triệu)

- Viêm cơ tim/ viêm - Viêm cơ tim/ viêm
màng

ngoài

tim màng

ngoài


tim

(khoảng 16 phần triệu ở (khoảng 16 phần triệu ở
lứa tuổi 16 - 39)

lứa tuổi 16-39)

đau cơ, đau đầu).

Các biến chứng huyết khối
liên quan đến giảm tiểu cầu
rất hiếm gặp:
-

- Khó thở, kích ứng mắt,

Huyết khối xoang tĩnh hạ thân nhiệt, rối loạn vị

mạch não

giác

- Huyết khối tĩnh mạch tạng
- Hội chứng Guillain-Barre

* Khơng có loại vắc-xin nào được nghiên cứu so sánh đối đầu, do đó hiệu quả thật sự vẫn chưa rõ. Sự khác biệt về hiệu quả ảnh
hưởng được báo cáo từ các thử nghiệm pha III có thể liên quan đến các yếu tố khác, bao gồm các khác biệt trong dân số và địa
điểm thử nghiệm, thời gian thử nghiệm trong đại dịch và thiết kế nghiên cứu. Hầu hết các ước tính về hiệu quả được xác định với
thời gian theo dõi trung vị là 2 tháng sau khi tiêm chủng.


13


1.2.1.2. Hiệu quả của vắc-xin COVID-19 trên một số biến thể mới
Một số biến thể của COVID-19 liên quan đến khả năng thoát khỏi miễn dịch đã
xuất hiện trong đại dịch. Đối với các biến thể Omicron (B.1.1.529) và Delta (B.1.617.2),
vắc-xin COVID-19 vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng, nhưng hiệu quả
trong việc ngăn ngừa mắc COVID-19 có triệu chứng bị suy giảm khác nhau [65].
 Biến thể Omicron:
Các nghiên cứu quan sát liên tục cho thấy rằng hiệu quả của vắc-xin bị giảm đáng
kể trong nhiễm COVID-19 có triệu chứng ở biến thể Omicron so với các biến thể khác
và suy yếu sau vài tháng. Tuy nhiên hiệu quả chống lại bệnh COVID-19 mức độ nặng
(như bệnh nhân phải nhập viện hoặc vào ICU) vẫn còn tương đối cao, đặc biệt là những
người được tiêm một liều tăng cường, mặc dù hiệu quả này có thấp hơn so với các biến
thể khác [65].
 Biến thể Delta:
Bằng chứng quan sát cho thấy hiệu quả của vắc-xin chống lại nhiễm COVID-19
có triệu chứng với biến thể Delta thấp hơn so với Alpha và vi-rút loại hoang dại ban đầu.
Tuy nhiên, dữ liệu từ Bắc Mỹ, Vương quốc Anh và Trung Đông cho thấy hiệu quả của
vắc-xin chống lại bệnh nặng, nhập viện và tử vong vẫn cao với Delta và tương đương
với Alpha [65].
"Các biến thể đáng lo ngại" có bằng chứng về tăng khả năng lây truyền, nguy cơ
mắc bệnh nặng hơn, giảm đáng kể khả năng trung hòa bởi các kháng thể được tạo ra sau
khi mắc COVID-19 hoặc tiêm chủng trước đó, hoặc giảm hiệu quả của các phương pháp
điều trị hay vắc-xin. Các biến thể này có chung một đột biến cụ thể được gọi là D614G.
Đột biến này là một trong những đột biến đầu tiên được ghi nhận ở Mỹ trong giai đoạn
đầu của đại dịch, sau đó bắt đầu lưu hành ở châu Âu. Có bằng chứng cho thấy các biến
thể có đột biến D614G lây nhanh hơn các vi-rút khơng có đột biến này [65].
Vắc-xin COVID-19 là biện pháp quan trọng nhất trong ứng phó với đại dịch và
bảo vệ chống lại nguy cơ tiến triển nặng và tử vong. Vắc-xin có thể mang lại sự bảo vệ

để tránh nhiễm COVID-19 và lây truyền, nhưng hiệu quả này không lớn như sự bảo vệ
trong việc chống lại COVID-19 mức độ nặng và tử vong [75].
1.2.1.3. Các nghiên cứu về hiệu quả của vắc-xin phòng ngừa COVID-19
Sau khi phân lập và nuôi cấy thành công coronavirus 2019-nCoV, nhiều quốc
gia, hãng dược phẩm, viện nghiên cứu đã nhanh chóng chạy đua sản xuất vắc-xin
COVID-19. Quá trình này bắt đầu từ đầu năm 2020 và đến ngày 02/12/2020 vắc-xin của
Pfizer-BioNTech là vắc-xin đầu tiên được phê duyệt ở Anh. Sau đó các nghiên cứu về
hiệu quả của vắc-xin đều ghi nhận các vắc-xin COVID-19 làm giảm nguy cơ tử vong,
chuyển nặng và nhập viện.
14


Bảng 1.3. Một số nghiên cứu về hiệu quả của các vắc-xin COVID-19 và về kết quả lâm sàng giữa bệnh nhân được tiêm vắc-xin
với bệnh nhân chưa được tiêm vắc-xin COVID-19
Tên nghiên cứu
A Systematic Review of
Coronavirus Disease 2019
Vaccine Efficacy and
Effectiveness Against Severe
Acute Respiratory Syndrome
Coronavirus 2 Infection and
Disease [22].

Tác giả,
năm

Đối tượng
nghiên cứu

Melissa M

Higdon và
cộng sự
(2022)

Các nghiên
cứu, thử
nghiệm lâm
sàng về hiệu
quả của các
loại vắc-xin.

Thiết kế
nghiên
cứu

Tổng quan
hệ thống

Các nghiên cứu
về hiệu quả của
các loại vắc-xin
Ibrahim
trong việc giảm
Mohammed
nhiễm COVIDvà cộng sự
19 mức độ
(2022)
nặng, giảm tỷ
lệ nhập viện và
tử vong.


Kết quả nghiên cứu
Tất cả các vắc-xin đều có khả năng bảo vệ để chống
lại nhiễm COVID-19 mức độ nặng và tử vong, hiệu
quả đạt ít nhất 60% và thường gần 100%. Vắc-xin
cũng có tác dụng bảo vệ ở người nhiễm mức nhẹ và
trung bình.

Hiệu quả của vắc -xin trong việc chống nhiễm
COVID-19 và mắc bệnh COVID-19 mức độ nặng,
The efficacy and effectiveness
giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong:
of the COVID-19 vaccines in
+ Vắc-xin Pfizer-BioNTech: >90% sau liều thứ hai.
Tổng quan
reducing infection, severity,
+ Vắc-xin Moderna: >80% sau liều thứ hai
hệ thống
hospitalization and mortality: a
+ Vắc-xin AstraZeneca: 80,7% sau liều thứ hai và
systematic review [41].
74% sau liều đầu tiên.
+ Vắc-xin Janssen của Johnson & Johnson:
> 60% sau một liều duy nhất.
Hiệu quả vắc-xin khi tiêm một và hai liều tương ứng:
Người ≥ 18
Effectiveness of COVID-19
+ Ngăn ngừa nhiễm COVID-19: 35% và 66%
Iván
tuổi đã tiếp xúc

vaccines in preventing SARS+ Chống lại nhiễm COVID-19 có triệu chứng: 42%
Martínezgần với một
Nghiên cứu
CoV-2 infection and
và 82%
Baz và cơng người được xác thuần tập
hospitalisation, Navarre, Spain,
+ Chống lại nguy cơ nhập viện: 72% và 95%.
sự (2021)
nhận nhiễm
January to April 2021 [8].
Liều thứ hai cải thiện đáng kể hiệu quả so với chỉ
SARS-CoV-2.
tiêm một liều.
15


Tên nghiên cứu

Tác giả, năm

Đối tượng

Thiết kế

nghiên cứu

nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

+ So sánh giữa bệnh nhân COVID-19 chưa được
tiêm vắc-xin và đã được tiêm vắc-xin: số ca nhập

A comparison of clinical

viện ICU (3,5% so với 7,1%); sốt (58,5% so với

outcomes between

Balachandran

Người có xét

vaccinated and vaccine-

Sabarish và

nghiệm dương

Nghiên cứu

naive patients of COVID-19,

cộng sự

tính với

thuần tập

in four tertiary care hospitals


(2022)

COVID-19

of Kerala, South India [10]

54%); triệu chứng đường tiêu hóa (9,5% so với
6,9%); sử dụng thơng khí khơng xâm lấn (10% so
với 4,3%); tử vong (5,8% so với 1,4%).
+ Nghiên cứu cho thấy nhiễm trùng nặng, thời gian
nằm viện, nhu cầu thông khí xâm lấn và khơng xâm
lấn, tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể ở nhóm được
tiêm chủng so với nhóm chưa được tiêm.
+ Nhóm đã tiêm chủng (so với nhóm khơng tiêm

Risk factors and disease
profile of post-vaccination
SARS-CoV-2 infection in

Michale

UK users of the COVID

Antonelli và

Symptom Study app: a

cộng sự


prospective, community-

(2021)

based, nested, case-control

chủng) có liên quan đến việc giảm tỷ lệ nhập viện
hoặc có ít hơn năm triệu chứng trong tuần đầu tiên

Người ≥ 18 tuổi
có xét nghiệm
dương tính với
COVID-19 tại

hoặc có ít các triệu chứng kéo dài ( ≥ 28 ngày).
Nghiên cứu
bệnh chứng

Anh

+ Những người nhiễm COVID-19 đã được tiêm
chủng thường mắc ở mức độ nhẹ hơn so với những
người không được tiêm chủng và những người
tham gia tiêm chủng có nhiều khả năng hồn tồn
khơng có triệu chứng, đặc biệt nếu họ từ 60 tuổi trở

study [38].

lên.
16



1.2.2. Thuốc điều trị COVID-19
1.2.2.1. Các nguyên tắc điều trị COVID-19
- Điều trị nguyên nhân
-

Điều trị suy hô hấp: thở oxy, CPAP, BiPAP, HFNC, nằm sấp, ECMO,…
Điều trị suy tuần hoàn, điều trị bội nhiễm
Điều trị chống cơn bão cytokin: corticoid, lọc máu, ức chế sản xuất hoặc đối

-

kháng IL receptor.
Điều trị chống đông

-

Điều trị hỗ trợ khác: dinh dưỡng, vật lý trị liệu, sức khỏe tâm thần.
Điều trị triệu chứng: giảm ho, giảm đau.

-

Điều trị bệnh nền (nếu có).
Tâm lý liệu pháp
Bảng 1.4. Tổng hợp nguyên tắc điều trị người bệnh COVID-19 [2], [3]

Chẩn đốn
Phân loại
mức độ


Người
nhiễm
khơng

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Nguy kịch

triệu
chứng
- Người bệnh
- SpO2 < suy hơ cần
94%
đặt nội khí
- Nhịp
quản thơng
thở >25
khí xâm nhập
lần/phút
hoặc
- Tổn
- Người bệnh
thương
có sốc hoặc
trên XQ > - Người bệnh

50%
có suy đa
tạng
Khơng
Khơng

Favipiravir
Nirmatrelvir

Khơng

Có1

- SpO2 94- 96%
- Nhịp thở 20-25
lần/phút
- Tổn thương
trên XQ < 50%
- Hoặc người
bệnh COVID-19
mức độ nhẹ có
bệnh lý nền, coi
như mức độ
trung bình.
Có1

kết hợp với
Ritonavir (*)

Khơng


Có1

Có1

Khơng

Khơng

Molnupiravir
Remdesivir
Casirivimab
600 mg +
Imdevimab
600 mg

Khơng
Khơng

Có1


Có1


Khơng


Khơng
Khơng








Khơng

Khơng

Khơng
có triệu
chứng
lâm
sàng

- SpO2
>96%
- Nhịp
thở <20
lần/phút

17


Chẩn đốn
Phân loại mức
độ


Người
nhiễm
khơng

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Nguy kịch

triệu
chứng

Bamlanivimab
+ Etesevimab

Khơng





Khơng

Khơng

Sotrovimab


Khơng





Khơng

Khơng

Corticoid

Khơng

Khơng

Có1





Tocillizumab

Khơng

Khơng

Xem xét




Khơng

Dự phịng
nếu có
nguy cơ

Liều dự phịng
tăng cường

Điều trị

Khơng
- Dự phịng
nếu kèm theo
giảm đơng
- Điều trị nếu
khơng có
giảm đơng

Xử trí hơ hấp

Khơng

Xét thở
oxy kính
nếu có
yếu tố
nguy cơ


Oxy kính, mặt
nạ giản đơn

HFNC/NI
V Hoặc
thở mặt nạ
có túi

Thở máy xâm
nhập

Kháng sinh

Khơng

Khơng

Cân nhắc




Liên quan
AKI, ECM
hoặc suy đa
tạng
Khi có chỉ
định


Thuốc chống
đơng

Lọc máu

Khơng

Khơng

Khơng

Loại bỏ
cytokin x
3 -5 ngày

ECMO

Khơng

Khơng

Khơng

Chưa

-

-

-


-

-

Nếu có

Nếu có

Nếu có

Nếu có

Nếu có











Vật lý trị liệu












Tâm lý liệu
pháp











Chống sốc
Điều trị bệnh
nền
Dinh dưỡng

1 Có sự theo dõi của nhân viên y tế
* Thuốc chỉ được sử dụng khi được cấp giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam

18



×