Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích Việt bắc ra trận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.96 KB, 2 trang )

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu
thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Thơ ơng đậm đà tính dân tộc trong
nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ "Việt Bắc" là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh
cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp. "Việt Bắc" là một trong những bài thơ được xếp vào
hạng những bài thơ "tống biệt" của Tố Hữu. Mặc dù là đề tài cũ, nhưng bài thơ vẫn mới mẻ bởi
"Việt Bắc" ra đời trong cuộc chia tay đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến vào
tháng 10/1954.
Việt Bắc từng khắc ghi những kỉ niệm về những cuộc hành quân ra trận thật hùng vĩ của bộ
đội và nhân dân. Qua khung cảnh Việt Bắc chiến đấu sẽ cho ta thấy bức tranh sống động, hào
hùng về khí thế tiến cơng như vũ bão của qn dân ta
Hai câu thơ đầu đã phác họa bức tranh chung về Việt Bắc ra trận tràn đầy khí thế.
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Hiện ra trong cau thơ là một không gian rộng lớn với “những đường Việt Bắc” và một thời
gian đằng đẳng “ đêm đêm”. Nếu trong thơ xưa đêm đồng nghĩa với sự tối tăm, hiểm nguy, bất
trắc thì trong thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca kháng chiến nói chung đêm trở thành điểm khởi đầu
để đi về ngày mai tươi sáng. Và đêm đêm, trên những nẻo đường Việt Bắc trùng điệp những
đoàn quân ra trận.
Với từ láy tượng thanh “rầm rập” vừa diễn tả âm vang mạnh mẽ của những bước chân vừa
giúp người đọc hình dung được nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp tràn đầy khí thế của đồn qn ra
trận. Tâm trạng hồ hởi, tự tin bao trùm lên những nẻo đường kháng chiến. Hình ảnh so sánh
cường điệu “như là đất rung” mang tính sử thi đậm nét. Từng đồn bộ đội, dân cơng nối nhau
như sóng cuộn làm rung chuyển cả núi rừng. Có một sự cộng hưởng giữa con người và thiên
nhiên trong cuộc ra quân vĩ đại. Hoạt động của con người dường như mang tầm cỡ vũ trụ.
Hai câu thơ tiếp theo là hình ảnh bộ đội ra trận.
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Từ láy tượng hình “điệp điệp”, “trùng trùng” vừa gợi lên hình ảnh những đồn qn đơng
đảo dài như vô tận vừa diễn tả một sức mạnh không gì cản được. Điều này nói lên sự trưởng
thành, lớn mạnh vượt bậc của quân và dân ta.
Bên cạnh nét vẽ rắn rỏi, gân guốc, đậm chất sử thi của câu thơ thứ nhất và câu thơ thứ hai


bỗng ánh lên một nét vẽ lãng mạn, mềm mại với hình ảnh “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.
“Ánh sao” là hình ảnh tả thực gợi bối cảnh đêm Việt Bắc ra trận. Nhưng sự kết hợp “ánh sao đầu
súng” làm cho hình ảnh ánh sao mang ý nghĩa tượng trưng cho ánh sáng của niềm tin, của lí
tưởng đang soi đường, dẫn lối cho hành động. Nó gợi liên tưởng đến hình ảnh “đầu súng trăng
treo” trong thơ Chính Hữu. Ba hình ảnh “ánh sao, đầu súng, mũ nan” đã hợp thành một hình
tượng khỏe khoắn, có giá trị tạo hình cao gợi lên tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến
cũng như khơng khí lãng mạn, tinh thần lạc quan bao trùm lên mọi nẻo đường ra trận.
Những đồn dân cơng cũng góp sức mình vào cuộc kháng chiến trường kì:
Dân cơng đỏ đuốc từng đồn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay


Hình ảnh “đỏ đuốc từng đồn”, “mn tàn lửa bay” gợi cảnh những đồn dân cơng tiếp
lương tải đạn dưới ánh sáng của những bó đuốc đỏ rực. Họ đang gồng gánh, chuyên chở kiên
cường vượt qua đèo dốc để bảo đảm sức mạnh vật chất cho bộ đội chiến đấu và chiến thắng.
Trong bối cảnh rừng đêm Việt Bắc, hình ảnh “đỏ đuốc từng đồn” mang đậm chất sử thi, vẽ ra
một cảnh tượng kì vĩ, rực rỡ và hừng hực khí thế. Cái khí thế ấy cịn được diễn đạt trong cách nói
thậm xưng độc đáo “bước chân nát đá”. Hình ảnh thơ được chuyển từ thành ngữ “chân cứng đá
mềm” nhằm nói lên sức mạnh đạp bằng mọi thử thách gian nguy để tiến về phía trước.
Hai câu thơ cuối, nhà thơ miêu tả những đoàn xe vận tải ra trận cùng niềm lạc quan, tin
tưởng:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Hai chữ “thăm thẳm” gợi rất đúng khơng khí lặng lẽ, u tịch của đại ngàn Việt Bắc chìm lấp
trong màn sương dày đặc từ mn đời nay. Đó cững là hình ảnh ẩn dụ về những năm tháng đất
nước chìm trong bóng đen nơ lệ. Ánh đèn pha của những đồn xe kéo pháo, xe vận tải nối đi
nhau ra trận đã làm cho núi rừng bừng tỉnh và màn sương dày đặc bỗng bị xua tan. Nhìn ánh đèn,
những người kháng chiến tưởng như thấy tương lai rạng rỡ gần kề. Phép so sánh trong câu thơ
“đèn pha bật sáng như ngày mai lên” đã nói được niềm phấn chấn tràn ngập lòng người khi cuộc
kháng chiến bước vào giai đoạn cuối. Mặt khác, phép so sánh này còn tạo nên một tương quan

đối lập giữa ánh sáng và bóng tối làm nổi bật ánh sáng của niềm tin vào ngày mai chiến thắng.
Có thể nói đây là đoạn thơ hay và đẹp nhất trong bài thơ “Việt Bắc”. Với thể thơ lục bát
truyền thống, cách sử dụng từ ngữ và các phép điệp đặc sắc, đoạn thơ vang lên như một khúc ca
thắng trận của quân dân Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp đồng thời nhà thơ thể hiện niềm
tự hào về quê hương Việt Bắc. Đọc đoạn thơ ta có cảm giác như chính mình đang được tận mắt
chứng kiến cuộc ra quân hào hùng và đầy khí thế ấy. Bằng ngịi bút của mình, Tố Hữu đã viết lên
những vần thơ đày cảm hứng đầy sử thi và màu sắc lãng mạn



×