Tải bản đầy đủ (.docx) (250 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 250 trang )

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH
ĐẦU MỐI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN THỊ HỒNG PHÚC

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH
ĐẦU MỐI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2022


NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH
ĐẦU MỐI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TRẦN THỊ HỒNG PHÚC

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH


ĐẦU MỐI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM

Ngành
:
Mã số:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Quản lý xây
dựng
9580302

1.PGS.TS. NGUYỄN QUANG
CƯỜNG
2.GS.TS. VŨ THANH TE


NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH
ĐẦU MỐI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận án tiến sĩ là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của
riêng tác giả.
Các số liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn thu thập từ thực tế, chính xác, tin
cậy, có nguồn gốc rõ ràng và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ
hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn
và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận án

Trần Thị Hồng Phúc



NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH
ĐẦU MỐI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM
LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin gửi lời cám ơn tới Trường Đại học Thủy lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tác giả trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sĩ.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới người thầy hướng dẫn nghiên cứu khoa học
PGS.TS. Nguyễn Quang Cường và GS.TS. Vũ Thanh Te đã luôn dành thời gian quý
báu của mình để lắng nghe và đưa ra những định hướng đúng đắn giúp tác giả hoàn
thành luận án. Tác giả xin trân trọng cám ơn Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng,
Khoa Cơng Trình, Phịng Đào tạo ln quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp tác giả
hoàn thành luận án.
Tác giả xin trân trọng cám ơn Bộ môn Quản lý xây dựng, Khoa Kinh tế và Quản lý đã
tạo điều kiện về thời gian để tác giả học tập, nghiên cứu luận án. Xin được cảm ơn các
đơn vị, cá nhân đã tham gia và cung cấp số liệu để có thể hồn thành luận án này.
Tác giả xin gửi lời tri ân đến các nhà khoa học trong Hội đồng đánh giá luận án, các
thầy cô giáo, cùng các nhà khoa học trong và ngoài trường Đại học Thủy lợi đã dành
thời gian và tâm huyết đọc góp ý giúp tác giả hồn thiện luận án.
Cuối cùng, tác giả xin được gửi tới những người thân trong gia đình của mình lời biết
ơn sâu sắc vì sự yêu thương và ủng hộ, dành thời gian và điều kiện tốt nhất để có thể
hồn thành nghiên cứu.


NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH
ĐẦU MỐI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM
MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ

xi

MỞ ĐẦU

1

1. Lý do lựa chọn đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu


2

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

4

7. Cấu trúc của luận án

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
5
1.1 Tổng quan về chi phí đầu tư xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

5

1.1.1 Chi phí và chi phí đầu tư xây dựng

5

1.1.2 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

9

1.2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước


13

1.3 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài

19

1.4 Luận giải vấn đề nghiên cứu của luận án

32

1.5 Kết luận chương 1

34

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH ĐẦU MỐI THỦY
LỢI Ở VIỆT NAM
36
2.1 Khái niệm về cơng trình thủy lợi và cơng trình đầu mối thủy lợi

36

2.1.1 Cơng trình thủy lợi

36

2.1.2 Cơng trình đầu mối thủy lợi

36


2.2 Cơ sở lý luận về chi phí đầu tư xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng 37
2.2.1 Phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng

37

2.2.2 Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

42

2.3 Tình hình đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi ở Việt Nam

45


NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH
ĐẦU MỐI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM
2.3.1 Tổng quan các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi ở Việt Nam
45
2.3.2 Nghiên cứu về vấn đề tăng chi phí đầu tư xây dựng trong giai đoạn thực
hiện dự án đối với hệ thống công trình đầu mối thủy lợi ở Việt Nam
52
2.4 Nhận diện những nhóm nhân tố làm tăng chi phí đầu tư xây dựng các cơng trình
đầu mối thủy lợi ở Việt Nam
59
2.4.1 Nhóm nhân tố về chính sách

59


2.4.2 Nhóm nhân tố về kinh tế

60

2.4.3 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

61

2.4.4 Nhóm nhân tố về năng lực của bên hoạch định

63

2.4.5 Nhóm nhân tố về năng lực của bên thực hiện

66

2.4.6 Nhóm nhân tố về xã hội

67

2.5 Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu

68
70
70

3.1.1 Nghiên cứu định tính


70

3.1.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

70

3.1.3 Nghiên cứu định lượng chính thức

71

3.2 Phương pháp khảo sát thống kê sử dụng trong nghiên cứu

71

3.2.1 Khái niệm về “Thống kê”

71

3.2.2 Mẫu trong nghiên cứu “Thống kê”

71

3.2.3 Thang đo trong “Thống kê”

72

3.2.4 Phương pháp chọn mẫu trong thống kê nghiên cứu

73


3.2.5 Số lượng mẫu nghiên cứu

74

3.2.6 Khảo sát thu thập số liệu

75

3.3 Lựa chọn cơng cụ phân tích và kiểm định số liệu nghiên cứu

76

3.3.1 Lựa chọn công cụ phân tích số liệu

76

3.3.2 Kiểm định số liệu nghiên cứu

79

3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

80

3.4 Phương pháp phân tích thứ bậc AHP trong việc xác định phương án quản lý chi
phí đầu tư xây dựng
81
3.4.1 Nội dung của phương pháp

81


3.4.2 Các bước thực hiện phương pháp

83

3.5 Kết luận chương 3

87


NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH
ĐẦU MỐI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH ĐẦU MỐI THỦY LỢI
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
88
4.1 Kết quả khảo sát nhằm xác định chính xác các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí đầu
tư xây dựng hệ thống các cơng trình đầu mối thủy lợi
88
4.1.1. Mã hóa cho các nhân tố

88

4.1.2. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ tin cậy của các nhân tố

89

4.2. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến chi phí đầu tư xây
dựng hệ thống đầu mối thủy lợi

91
4.2.1 Xác định kích cỡ mẫu điều tra và phương pháp điều tra

91

4.2.2 Kết quả thống kê mô tả số liệu khảo sát

93

4.2.3. Kiểm định độ tin cậy của số liệu khảo sát

96

4.2.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

100

4.3. Xây dựng hàm tương quan mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến chi
phí đầu tư xây dựng hệ thống đầu mối thủy lợi
104
4.3.1. Mơ hình nghiên cứu

104

4.3.2. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến

105

4.3.3 Phân tích kết quả hồi quy tuyến tính đa biến


106

4.4. Kiểm nghiệm hàm tương quan với thực tế

109

4.4.1 Dự án hồ chứa Tả Trạch - Thừa Thiên Huế

109

4.4.2 Dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ - Ninh Thuận

112

4.4.3 Dự án hồ chứa nước Ia Rtô - Gia Lai

113

4.4.4 Dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng

115

4.5. Áp dụng phương pháp AHP để xác định phương án quản lý chi phí đầu tư xây
dựng hệ thống cơng trình đầu mối thủy lợi ở Việt Nam
116
4.5.1. Lựa chọn các tiêu chí đưa vào so sánh

116

4.5.2. Các phương án và tiêu chí đưa vào phân tích AHP


117

4.6 Đề xuất các giải pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cơng trình đầu
mối thủy lợi ở Việt Nam
129
4.6.1 Giải pháp về chính sách

130

4.6.2. Giải pháp đối với nhóm nhân tố năng lực hoạch định

133

4.6.3. Giải pháp đối với nhóm nhân tố bên thực hiện

136

4.6.4 Giải pháp về kinh tế

139

4.6.5. Giải pháp đối với nhóm nhân tố tự nhiên

141


NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH
ĐẦU MỐI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM

4.6.6 Giải pháp đối với nhóm nhân tố xã hội
4.7 Kết luận chương 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

144
147
148

1. Kết Luận

148

2. Đóng góp mới của luận án

149

3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

149

4. Kiến nghị

149

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO


152

PHỤ LỤC

160


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sự hình thành chi phí đầu tư xây dựng
9
Hình 1.2 Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo lý luận quản lý chi phí [15] 12
Hình 1.3 Sơ đồ nghiên cứu
34
Hình 2.1 Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng
44
Hình 2.2 Dự án hồ chứa nước Tả Trạch khi tạm dừng thi cơng năm 2017 [65]
54
Hình 2.3 Dự án hồ chứa nước Krông Bách Thượng thi công dang dở năm 2018 [66] 54
Hình 2.4 Cơng trình thủy lợi hồ Bản Mòng – Sơn La dang dở năm 2016 [69]
55
Hình 3.1 Sơ đồ cấu trúc phân tích thứ bậc
Hình 3. 2 Phương pháp tính chỉ số APH

83
83

Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu
105
Hình 4.2 Sơ đồ mơ tả bài tốn phân tích thứ bậc
117

Hình 4.3 Tần suất các câu trả lời của nhân tố thay đổi chính sách pháp luật
131
Hình 4.4 Tần suất các câu trả lời của nhân tố chậm trễ trong việc điều chỉnh chính sách
................................................................................................................................ 131
Hình 4.5 Tần suất các câu trả lời của nhân tố chậm trễ trong việc thực thi chính sách
................................................................................................................................ 132
Hình 4.8 Tần suất các câu trả lời của nhân tố khó khăn về tài chính của chủ đầu tư .134
Hình 4.9 Tần suất các câu trả lời của nhân tố nhà thầu thi cơng lập kế hoạch tài chính
khơng
đáp
ứng
nhu
cầu
thực
tiễn
137
Hình 4.6 Tần suất các câu trả lời về giá cả nguyên vật liệu tăng
140
Hình 4.7 Tần suất các câu trả lời về điều kiện địa chất phức tạp
142
Hình 4.10 Tần suất các câu trả lời của nhân tố sự cấu kết gian lận giữa các bên liên
quan
145


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các nguyên nhân gây tăng chi phí đầu tư xây dựng ở Uganda
22
Bảng 1.2 Các nguyên nhân làm tăng chi phí đầu tư xây dựng ở Đan Mạch
23

Bảng 1.3 Nguyên nhân làm tăng chi phí đầu tư trong các dự án xây dựng tại Malaysia
..................................................................................................................................26
Bảng 1.4 Nguyên nhân gây vượt chi phí đầu tư trong các dự án xây dựng ở Úc
29
Bảng 2.1 Tổng hợp tổng mức đầu tư
42
Bảng 2.2 Tổng mức đầu tư các dự án thủy lợi sử dụng vốn ODA giai đoạn 1994 -2010
[60]
47
Bảng 2.3 Tổng mức đầu tư các dự án thủy lợi sử dụng vốn ODA giai đoạn 2011 - 2020
[60]
48
Bảng 2.4 Tổng mức đầu tư các dự án thủy lợi sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ từ
2003-2017
50
Bảng 2.5 Các dự án có sự điều chỉnh tăng chi phí trong quá trình thực hiện
57
Bảng 2.6 Các nhân tố đại diện cho nhóm nhân tố chính sách
60
Bảng 2.7 Các nhân tố đại diện cho nhóm nhân tố kinh tế
61
Bảng 2.8 Các nhân tố đại diện cho nhóm nhân tố tự nhiên
63
Bảng 2.9 Các nhân tố đại diện cho nhóm nhân tố về năng lực của bên hoạch định 66
Bảng 2.10 Các nhân tố đại diện cho nhóm nhân tố về năng lực bên thực hiện
67
Bảng 2.11 Các nhân tố đại diện cho nhóm nhân tố xã hội
68
Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu
Bảng 3.2 Mức độ ưu tiên

Bảng 3.3 Ma trận mức độ ưu tiên các tiêu chí
Bảng 3.4 Ví dụ ma trận ưu tiên các tiêu chí
Bảng 3.5 Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI)

73
84
84
85
86

Bảng 4.1 Mã hóa các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng hệ thống các
cơng trình đầu mối thủy lợi
88
Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng
91
Bảng 4.3 Vị trí và vai trị của cá nhân tham gia khảo sát
92
Bảng 4.4 Kinh nghiệm công tác của các cá nhân tham gia khảo sát
92
Bảng 4.5 Bảng thống kê trung bình thang đo và độ lệch chuẩn nhóm nhân tố chính
sách
94
Bảng 4.6 Bảng thống kê trung bình thang đo và độ lệch chuẩn nhóm nhân tố kinh tế 94
Bảng 4.7 Bảng thống kê trung bình thang đo và độ lệch chuẩn nhóm nhân tố tự nhiên
..................................................................................................................................95
Bảng 4.8 Bảng thống kê trung bình thang đo và độ lệch chuẩn nhóm nhân tố năng lực
thực hiện
95



Bảng 4.9 Bảng thống kê trung bình thang đo và độ lệch chuẩn nhóm nhân tố hoạch
định
96
Bảng 4.10 Bảng thống kê trung bình thang đo và độ lệch chuẩn nhóm nhân tố xã hội
96 Bảng 4.11 Thống kê độ tin cậy Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng thang đo
các nhân tố chính sách
97
Bảng 4.12 Thống kê độ tin cậy Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng thang đo
các nhân tố kinh tế
97
Bảng 4.13 Thống kê độ tin cậy Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng thang đo
các nhân tố tự nhiên
98
Bảng 4.14 Thống kê độ tin cậy Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng thang đo
các nhân tố về năng lực hoạch định
98
Bảng 4.15 Thống kê độ tin cậy Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng thang đo
các nhân tố về năng lực bên thực hiện
99
Bảng 4.16 Thống kê độ tin cậy Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng thang đo
các nhân tố xã hội
100
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett
100
Bảng 4.18 Tổng phương sai giải thích trong phân tích EFA
101
Bảng 4.19 Ma trận xoay nhân tố khi có 28 biến quan sát
102
Bảng 4.20 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett
102

Bảng 4.21 Tổng phương sai giải thích trong phân tích EFA
103
Bảng 4.22 Ma trận xoay nhân tố khi có 27 biến quan sát
103
Bảng 4.23 Bảng quy ước các biến đại diện các nhóm nhân tố
106
Bảng 4.24 Tương quan pearson
106
Bảng 4.25 Bảng kết quả hồi quy
107
Bảng 4.26 Kết quả phân tích phương sai ANOVA
108
Bảng 4.27 Kết quả phân tích hồi quy đa biến
108
Bảng 4.28: Bảng tổng mức đầu tư của dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ
113
Bảng 4.29: Bảng tổng mức đầu tư của dự án hồ chứ a nướ c Krông Pách Thương 115
Bảng 4.30 Ma trận ưu tiên các nhóm nhân tố
118
Bảng 4.31 Bảng tính trọng số cho các nhóm nhân tố
118
Bảng 4.32 Bảng cơng thức xác định ��′
119
Bảng 4.33 Bảng xác định ��′
119
Bảng 4.34 Ma trận ưu tiên các phương án theo nhóm nhân tố X1
120
Bảng 4.35 Xác định trọng số và tỷ số nhất quán khi so sánh phương án theo X1
120
Bảng 4.36 Ma trận ưu tiên các phương án theo nhóm nhân tố X2

121
Bảng 4.37 Xác định trọng số và tỷ số nhất quán khi so sánh phương án theo X2
121
Bảng 4.38 Ma trận ưu tiên các phương án theo nhóm nhân tố X3
122
Bảng 4.39 Xác định trọng số và tỷ số nhất quán khi so sánh theo nhóm nhân tố X3 .
122 Bảng 4.40 Ma trận ưu tiên các phương án theo nhóm nhân tố X4
123
Bảng 4.41 Xác định trọng số và tỷ số nhất quán khi so sánh theo nhóm nhân tố X4.


123 Bảng 4.42 Ma trận ưu tiên các phương án theo nhóm nhân tố X5
124
Bảng 4.43 Xác định trọng số và tỷ số nhất quán khi so sánh theo nhóm nhân tố X5 .124


Bảng 4.44 Ma trận ưu tiên các phương án theo nhóm nhân tố X6
125
Bảng 4.45 Xác định trọng số và tỷ số nhất quán khi so sánh theo nhóm nhân tố X6 .
125 Bảng 4.46 Ma trận trọng số cho các phương án theo từng nhóm nhân tố
126
Bảng 4.47 Ma trận trọng số cho các nhóm nhân tố

126

Bảng 4.48 Bảng điểm các phương án
127
Bảng 4.49 Bảng xếp hạng các phương án
127
Bảng 4.50: Bảng tổng hợp mức độ quan trọng của các biến độc lập trong mơ hình hồi

quy
129


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ
BQL
Bộ NN&PTNT
BVTC
CP
CPO
CTTL
CS
EFA
GPMB
KMO
KT
NCS
NLHD
NLTH
ODA

QLDA
SCNC
SPSS
TKKT
TN
TMĐT
TPCP
TTg
XD

XH

: Ban quản lý
: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
: Bản vẽ thi cơng
: Chính phủ
: Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi
: Cơng trình thủy lợi
: Chính sách
: Phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis)
: Giải phóng mặt bằng
: Chỉ số KMO (Kaiser Meyer Olkin)
: Kinh tế
: Nghiên cứu sinh
: Năng lực hoạch định
: Năng lực thực hiện
: Vốn hợp tác phát triển chính thức
( Official Development Assistance)
: Quyết định
: Quản lý dự án
: Sửa chữa nâng cấp
: Phần mềm phân tích thống kê
: Thiết kế kỹ thuật
: Tự nhiên
: Tổng mức đầu tư
: Trái phiếu chính phủ
: Thủ tướng
: Xây dựng
: Xã hội



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Xây dựng hiện nay là ngành sản xuất vật chất quan trọng nhằm tạo ra cơ sở vật chất
cho nền kinh tế quốc dân, nó chiếm vị trí chủ chốt trong q trình sáng tạo nên cơ sở
vật chất kỹ thuật và tài sản cố định. Sản phẩm của ngành xây dựng là các cơng trình
xây dựng và được tạo ra từ nhiều ngành khác nhau. Cơng trình xây dựng có thể được
coi là một sản phẩm đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con
người.
Hàng năm, việc đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các doanh nghiệp và từ người dân
dành cho xây dựng là rất lớn. Ở nước ta, hoạt động đầu tư xây dựng đã và đang diễn ra
mạnh mẽ, nó có tính đa dạng và phức tạp bao gồm nhiều công việc kể từ giai đoạn
chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án cho đến giai đoạn kết thúc xây dựng đưa
cơng trình vào khai thác vận hành. Trong những năm gần đây, đầu tư xây dựng ở nước
ta không ngừng tăng nhanh cả về quy mô, lĩnh vực với sự tham gia của toàn xã hội.
Ngày càng nhiều dự án về giao thông, dân dụng, công nghiệp, hạ tầng và thủy lợi được
đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi. Việc đầu tư xây dựng
các dự án thủy lợi đã tạo ra nhiều cơng trình như các cơng trình tưới, tiêu, các cơng
trình phịng chống lũ lụt…và một số các cơng trình khác mang lại nhiều lợi ích cho
cộng đồng.
Nhiều văn bản quy định hướng dẫn liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng đã ra đời
như Luật xây dựng số 50 [1], Luật sửa đổi Luật xây dựng số 62 [2] , Luật đấu thầu số
43 [3], Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng [4], Nghị
định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng [5], Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đấu
thầu [6]. Ngồi ra cịn có nhiều thông tư hướng dẫn thi hành các nghị định liên quan
đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thực tế cho thấy nhiều cơng trình thủy lợi trong q trình triển khai thường bị tăng
vốn đầu tư so với Tổng mức đầu tư (TMĐT) phê duyệt ban đầu, nhất là đối với các
cơng trình đầu mối thủy lợi ở Việt Nam. Vấn đề này có nhiều lý do dẫn đến chi phí bị

vượt mức so với TMĐT được phê duyệt lần đầu. Sự thay đổi chính sách nhà nước, tình
hình biến động về chính trị, kinh tế của thế giới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế
nước ta, giá cả vật tư trong quá trình thực hiện thay đổi, nhân lực thuộc các đơn vị
tham gia vào q trình tạo nên các cơng trình đã ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây
dựng cơng trình.
Thời gian từ lúc hình thành ý tưởng làm dự án cho đến lúc hồn thành dự án là khá
dài, chi phí đầu tư xây dựng các cơng trình đầu mối thủy lợi được thể hiện qua các giai
đoạn của dự án với các tên khác nhau tương ứng với từng thời kỳ dự án: Sơ bộ tổng


mức đầu tư (nếu có), tổng mức đầu tư, dự tốn xây dựng, giá gói thầu…Khi kết thúc
giai đoạn thực hiện dự án, chi phí đầu tư xây dựng thường bị thay đổi và vượt so với
TMĐT ban đầu. Sự khác biệt chi phí này thường đến trong giai đoạn thực hiện dự án,
do nhiều yếu tố tác động cả chủ quan lẫn khách quan làm tăng chi phí đầu tư xây dựng
đối với hệ thống cơng trình đầu mối thủy lợi. Điều này dẫn tới sự thất thoát lãng phí
nguồn lực của cả xã hội, làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án. Do đó cần thiết phải
quản lý chi phí đầu tư xây dựng của dự án, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện dự án.
Có thể nói rằng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng là một trong những yếu tố then chốt
quyết định đến sự thành công như mong đợi hay không của dự án đầu tư xây dựng, đối
với các hệ thống công trình đầu mối thủy lợi thường xun có sự biến động lớn về chi
phí đầu tư xây dựng do đặc trưng các cơng trình thường phức tạp về kỹ thuật, xây
dựng trong điều kiện khó khăn do phụ thuộc nhiều về địa hình, địa chất và khí hậu thời
tiết, thời gian thực hiện tương đối dài, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện dự án. Do vậy
đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cơng
trình đầu mối thủy lợi ở Việt Nam” là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xác định các nhân tố làm tăng chi phí đầu tư xây dựng hệ thống các cơng
trình đầu mối thủy lợi, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp quản lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cơng trình đầu mối thủy

lợi (Chi phí đầu tư xây dựng được nghiên cứu trên quan điểm hao phí nguồn lực xã hội
– nghĩa là dưới góc độ hao phí nguồn lực của tất cả các chủ thể tham gia vào giai đoạn
thực hiện dự án).
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án thủy lợi
sử dụng vốn đầu tư cơng, trong đó tâp trung nghiên cứu về hệ thống cơng trình đầu
mối thủy lợi.
+ Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu về quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong
giai đoạn thực hiện dự án của hệ thống cơng trình đầu mối thủy lợi tại Việt Nam.
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2007 tới năm 2020, số liệu
khảo sát phục vụ nghiên cứu được tiến hành trong năm 2019 và 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp nhóm phương pháp
nghiên cứu định tính và nhóm phương pháp nghiên cứu định lượng.


- Nhóm phương pháp nghiên cứu định tính: Dựa trên các phân tích đưa ra các đánh giá
về sự tác động của các nhóm nhân tố làm tăng chi phí đầu tư xây dựng các cơng trình
đầu mối thủy lợi trong bảng khảo sát điều tra:
+ Phương pháp kế thừa: Kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây trong các bài
báo, dự án, nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn cả trong nước và ngoài nước;
+ Phương pháp chuyên gia: Kiểm tra bảng hỏi và nhận diện các nhóm ngun nhân tác
động gây tăng chi phí đầu tư xây dựng
- Nhóm phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: là một trong những phương pháp thu thập thơng tin
định tính được các nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực khác nhau.
Đã xuất hiện từ rất lâu trong nghiên cứu khoa học nói chung, cho đến nay phương
pháp này vẫn được đánh giá là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để thu
thập ý kiến cá nhân. Trong luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 15 chuyên gia
+ Phương pháp chuyên gia: điều tra trực tiếp và online đối với các nhà quản lý trực

tiếp các cơng trình xây dựng thủy lợi ở Việt Nam.
+ Sử dụng SPSS đưa ra mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến để đo lường mức độ ảnh
hưởng của các nhóm nhân tố lên sự biến động chi phí của dự án đầu tư; sử dụng AHP
trong việc xác định phương án quản lý chi phí.
+ Phương pháp so sánh: NCS sử dụng các số liệu theo các lớp thời gian khác nhau đối
với cùng một loại nhân tố, cùng một loại chi phí, so sánh chi phí đầu tư xây dựng của
các dự án thủy lợi trong các thời điểm khác nhau để thấy được sự thay đổi của nó.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học:
- Hệ thống hóa lý luận về chi phí đầu tư xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng,
làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tăng chi phí đầu tư xây dựng trong giai đoạn
thực hiện dự án đối với các hệ thống cơng trình đầu mối thủy ở Việt Nam.
- Luận án xây dựng mơ hình ước lượng các nhân tố ảnh hưởng thơng qua mơ hình hồi
quy tuyến tính đa biến, trên cơ sở đó chỉ rõ mức độ tác động ảnh hưởng của từng nhóm
nhân tố trong giai đoạn thực hiện dự án tới việc tăng chi phí đầu tư xây dựng.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến chi phí đầu tư xây
dựng các cơng trình thuộc hệ thống đầu mối thủy lợi.
- Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các giải pháp giúp quản lý chi phí đầu tư xây
dựng hệ thống cơng trình đầu mối thủy lợi trong giai đoạn thực hiện dự án tốt hơn, góp
phần chống thất thốt lãng phí, nhận diện các rủi ro phát sinh để áp dụng cho các dự án
đầu tư xây dựng thủy lợi ở nước ta trong thời gian tới.


6. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Tổng quan các kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến chi phí đầu tư
xây dựng đối với hệ thống cơng trình đầu mối thủy lợi.
- Phân tích và lựa chọn phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu xây dựng được danh mục các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đầu
tư xây dựng đối với hệ thống cơng trình đầu mối thủy lợi ở Việt Nam.

- Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến chi phí đầu tư xây dựng
đối với hệ thống cơng trình đầu mối thủy lợi ở Việt Nam.
- Nghiên cứu phương án quản lý theo các nhóm nhân tố ảnh hưởng làm cơ sở cho đề
xuất giải pháp quản lý.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần kiến nghị, luận án được trình bày trong 4
chương bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây
dựng hệ thống cơng trình đầu mối thủy lợi ở Việt Nam
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí đầu tư xây
dựng hệ thống cơng trình đầu mối thủy lợi và đề xuất giải pháp quản lý.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan về chi phí đầu tư xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
1.1.1 Chi phí và chi phí đầu tư xây dựng
1.1.1.1 Khái niệm về chi phí
Theo quan niệm của kinh tế chính trị, chi phí là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về
lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để tổ chức hoạt động sản
xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Theo chủ nghĩa Mac-LeNin thì chi phí
sản xuất tư bản chủ nghĩa là khái niệm kinh tế chính trị Mac-LeNin chỉ về phần giá trị
bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất
ra hàng hóa cho nhà tư bản. [7]
Theo ngun lý kế tốn [8], chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế
trong kỳ kế tốn dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc
phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân
phối cho chủ sở hữu. Nói một cách khác theo phân loại của kế tốn tài chính thì đó là

số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm
mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho q trình sản xuất, kinh doanh. Như
vậy, có nhiều loại chi phí khác nhau như chi phí sản xuất, chi phí tiêu dùng, chi phí
giao dịch, chi phí cơ hội…
Trên phương diện kinh doanh của các doanh nghiệp, chi phí của doanh nghiệp có thể
hiểu là tồn bộ các hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí
khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu
hiện bằng tiền và tính cho một kỳ nhất định. Như vậy, bản chất của chi phí trong hoạt
động của doanh nghiệp ln được xác định là những phí tổn (hao phí) về tài nguyên,
vật chất, về lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh [9].
Như vậy có thể định nghĩa chi phí là lượng tiền bỏ ra để mua một cái gì đó phục vụ
nhu cầu của của con người với nhiều mục đích khác nhau.
1.1.1.2 Khái niệm về chi phí đầu tư xây dựng
Trong đầu tư xây dựng, chi phí đầu tư xây dựng được hình thành gắn liền với các giai
đoạn đầu tư xây dựng cơng trình. Theo các nghị định của Chính phủ [4] [5] thì chi phí
đầu tư xây dựng được thể hiện bằng các cách gọi khác nhau trong các giai đoạn của dự


án như:
- Giai đoạn chuẩn bị dự án:
+ Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được xác định ở bước lập Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi đầu tư xây dựng;
+ Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định ở bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi
đầu tư xây dựng.
- Giai đoạn thực hiện dự án:
+ Dự tốn xây dựng cơng trình được lập ở bước thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ
thi công;
+ Dự tốn gói thầu xây dựng.
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác vận hành:
+ Giá quyết toán hợp đồng và vốn đầu tư xây dựng cơng trình khi kết thúc xây dựng và

đưa các cơng trình của dự án vào vận hành khai thác.
Từ đó có thể tìm hiểu một số khái niệm của chi phí đầu tư xây dựng như sau:
a. Tổng mức đầu tư xây dựng
* Theo nghị định 10/2021 [5] thì tổng mức đầu tư xây dựng là tồn bộ chi phí đầu tư
xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, bao gồm 7 thành phần chi phí: Chi phí
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí
quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phịng. Các
thành phần chi phí trên được quy định cụ thể như sau:
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: chi phí bồi thường về đất, nhà, cơng
trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác
theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ
chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất, th đất tính trong thời
gian xây dựng (nếu có); chi phí di dời, hồn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu
tư xây dựng phục vụ giải phóng mặt bằng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;
- Chi phí xây dựng gồm: chi phí xây dựng các cơng trình, hạng mục cơng trình của dự
án; cơng trình, hạng mục cơng trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi cơng; chi phí
phá dỡ các cơng trình xây dựng khơng thuộc phạm vi của cơng tác phá dỡ giải phóng
mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Cơ cấu chi
phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và


thuế giá trị gia tăng;
- Chi phí thiết bị gồm: chi phí mua sắm thiết bị cơng trình và thiết bị cơng nghệ; chi
phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho
thiết bị cơng trình, thiết bị cơng nghệ (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao cơng
nghệ (nếu có); chi phí gia cơng, chế tạo thiết bị cần gia cơng, chế tạo (nếu có); chi phí
lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí chạy thử thiết bị theo u cầu kỹ thuật (nếu có);
chi phí vận chuyển; bảo hiểm; thuế và các loại phí; chi phí liên quan khác;
- Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực

hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết
thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu
tư xây dựng;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các cơng việc tư vấn
đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng
đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng;
- Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, gồm: chi
phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và
ra khỏi cơng trường; chi phí đảm bảo an tồn giao thơng phục vụ thi cơng; chi phí
hồn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng; chi phí kho bãi chứa
vật liệu; chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí
nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy; chi phí bảo
hiểm cơng trình trong thời gian xây dựng; đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc
biến dạng cơng trình; kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; kiểm tra
cơng tác nghiệm thu trong q trình thi cơng xây dựng và khi nghiệm thu hồn thành
hạng mục cơng trình, cơng trình của cơ quan chun mơn về xây dựng hoặc hội đồng
do Thủ tướng Chính phủ thành lập; nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng, sử dụng
vật liệu mới liên quan đến dự án; lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho q
trình chạy thử khơng tải và có tải dây chuyền cơng nghệ, sản xuất theo quy trình trước
khi bàn giao; chi phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy
định và các chi phí cần thiết khác…
- Chi phí dự phịng gồm chi phí dự phịng cho khối lượng, cơng việc phát sinh và chi
phí dự phịng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.


Như vậy tổng mức đầu tư bao gồm 07 thành phần chi phí như trên, mỗi thành phần chi
phí có tên gọi và cách xác định theo quy định của luật xây dựng và các văn bản hiện
hành.
b. Dự toán xây dựng cơng trình

Dự tốn xây dựng cơng trình là tồn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng cơng
trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế
bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu
tư xây dựng.
Nội dung dự toán xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý
dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phịng được quy định
cụ thể như trong tổng mức đầu tư đã trình bày ở trên. Như vậy dự toán xây dựng bao
gồm 06 thành phần chi phí, mỗi thành phần chi phí có tên gọi và cách xác định theo
quy định của luật xây dựng [1] và các văn bản hiện hành.
Đối với dự án có nhiều cơng trình, chủ đầu tư xác định tổng dự tốn để quản lý chi phí
đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự tốn gồm các dự tốn xây dựng
cơng trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phịng tính chung cho cả dự án.
c. Dự tốn gói thầu xây dựng:
Dự tốn gói thầu xây dựng là tồn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu được xác
định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa
chọn nhà thầu.
Dự tốn gói thầu xây dựng xác định theo từ ng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa
chọn nhà thầu, dự tốn xây dựng cơng trình đã được phê duyệt và được thực hiện trước
khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng. Dự tốn gói thầu xây dựng gồm: gói thầu thi
cơng xây dựng; gói thầu mua sắm thiết bị; gói thầu lắp đặt thiết bị cơng trình; gói thầu

vấn đầu tư xây dựng và gói thầu hỗn hợp.
Dự tốn gói thầu thi cơng xây dựng là tồn bộ chi phí cần thiết để thực hiện thi cơng
xây dựng các cơng tác, cơng việc, hạng mục, cơng trình xây dựng phù hợp với phạm vi
thực hiện của gói thầu thi công xây dựng.
Trong mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư thì chi phí đầu tư xây dựng có tên gọi và
cách xác định khác nhau, từ những định nghĩa trên tác giả đưa ra định nghĩa về chi phí
đầu tư xây dựng như sau: chi phí đầu tư xây dựng là tồn bộ chi phí thực hiện một



dự án xây dựng kể từ khi chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và nghiệm thu bàn giao
đưa vào khai thác.
Sự hình thành chi phí đầu tư xây dựng
Theo thứ tự hình thành chi
phí đầu tư xây dựng

Theo giai đoạn của quá trình
đầu tư xây dựng

Ch
uẩ
n
bị
dự
án

Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi

Sơ bộ tổng mức đầu tư xây
dựng

Báo cáo NC khả thi

Tổng mức đầu tư xây dựng

TKKT, TK BVTC

Thực
hiện

dự án

Đ

u
th

u

Kế hoạch đấu thầu

Dự tốn xây dựng

Giá gói thầu
Giá dự thầu

Mở thầu
Giá đề nghị trúng thầu
Xét thầu
Kết quả đấu thầu

Kết thúc dự
án
đưa
cơng trình
vào
khai
thác
vận
hành


Giá trúng thầu
Giá ký hợp đồng

Nghiệm thu, bàn giao

Hình 1.1 Sự hình thành chi phí đầu tư xây dựng

1.1.2 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
1.1.2.1 Khái niệm về quản lý

Quyết tốn cơng trình


Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo cần phải học suốt
đời và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu trong lĩnh vực cần quản lý.
Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ. Như vậy, có
bao nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, các học giả đã có những quan điểm
khác nhau về quản lý. Theo K.Marx khi nói tới vai trò quản lý trong xã hội, đã nêu:
“Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mơ
tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động
cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ
chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, cịn một dàn
nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [10].
Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội. Từ khi
con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể
đạt được khi họ là những cá nhân riêng lẻ, khi đó nhu cầu quản lý cũng hình thành như
một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu
chung.

Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất từ cộng sản nguyên thủy đến nền văn
minh hiện đại, trong đó quản lý ln là một thuộc tính tất yếu lịch sử khách quan gắn
liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. Quản lý bắt nguồn từ bản chất của hệ
thống xã hội đó là hoạt động lao động tập thể - lao động xã hội của con người. Trong
quá trình lao động con người buộc phải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể.
Điều đó địi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân cơng và hợp tác trong lao động,
phải có sự quản lý.
Theo F.W. Taylor là người được coi là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học đã cho rằng
cốt lõi trong quản lý là: "Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chun mơn hóa và
phải quản lý chặt chẽ". "Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và
làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất" [11].
Theo Henri Fayol thì lại xuất phát từ các loại hình hoạt động quản lý khi cho rằng:
"Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động
kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra" [12].
Theo H. Koontz: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những
nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục đích của mọi nhà quản lý


là hình thành mơi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của
mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất" [13].
Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Hoạt động quản lý là "tác động có
định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý
(người bị quản lý) - trong một tổ chứ c - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức" hay hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ
hơn: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt
động kế hoạch hóa, tổ chứ c, chỉ đạo và kiểm tra” [14].
Từ những khái niệm trên cho thấy bản chất chung của khái niệm quản lý là một quá
trình tác động có ý thức, có định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách
thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất trong điều kiện
biến động của môi trường khách quan.

Như vậy quản lý là một quá trình cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con
người, trong một tổ chức cũng như toàn bộ xã hội.
1.1.2.2 Khái niệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Khi thực hiện bất cứ công việc nào liên quan đến sản xuất kinh doanh các nhà quản lý
không thể bỏ qua một vấn đề vô cùng quan trọng là việc các chi phí sẽ được quản lý
như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu
quả như mong muốn ban đầu hay khơng? Có thể nói, tri thức quản lý chi phí là một
yếu tố thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh. Nếu khơng có kiến thức cơ bản về quản lý
chi phí, thì khơng thể nào nhận biết được tình hình thực tế của những dự án đầu tư, các
kế hoạch kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động của đơn vị.
Quá trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng áp dụng trong các giai đoạn đầu tư xây
dựng, nó là hoạt động của tổ chức hay là một bộ phận nào đó nên nó tồn tại ở hầu hết
cấp độ tổ chức và liên quan đến nhiều người trong các tổ chức đó. Quá trình quản lý
chi phí được bắt đầu từ việc lập kế hoạch và xây dựng các mục tiêu. Các nhà quản lý
có hành động rõ ràng để đạt được mục tiêu đã định ban đầu. Tuy nhiên những hoạt
động đó chưa được hồn thiện vì con người đơi khi cũng có những sai lầm cộng với
điều kiện khách quan thường xuyên thay đổi. Do đó, cần có những biện pháp và hành
động để có những kiểm sốt thích hợp để làm căn cứ trong tương lai đảm bảo thực
hiện các mục tiêu tốt hơn.


×