ThS NGUYỄN THỊ TRÚC ĐÀO
GIÁO TRÌNH
MỸ THUẬT TRANG PHỤC
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018
LỜI NĨI ĐẦU
Học phần Mỹ thuật trang phục là mơn học dành cho sinh viên Cao
đẳng, Đại học ngành may và ngành Kinh tế gia đình. Sau khi hồn thành
học phần này, người học được cung cấp những kiến thức cơ bản về: màu
sắc, đường nét, hình khối, các nguyên tắc trang trí, tỷ lệ, bố cục trang
phục,... giúp người học vận dụng vào quá trình thiết kế và định hình cho
phong cách thời trang của bản thân để tìm ra bộ trang phục đẹp.
Giáo trình Mỹ thuật trang phục được dùng làm tài liệu học tập
chính cho sinh viên hai ngành May và Kinh tế gia đình, theo chương
trình đào tạo 150 tín chỉ. Ngồi nội dung bài học, phần câu hỏi và bài tập
sau mỗi chương sẽ giúp sinh viên tiếp thu, tổng hợp, phân tích và có khả
năng sáng tạo trên các kiến thức đã học để vận dụng vào chuyên ngành
và cuộc sống. Ngoài ra, giáo trình cịn là tài liệu tham khảo cho sinh viên
ngành Thiết kế thời trang.
Trong quá trình biên soạn, mặc dầu tác giả đã rất cố gắng nhưng có
thể khơng tránh được những sai sót trong q trình thực hiện. Để tài liệu
được hồn chỉnh hơn, rất mong sự đóng góp của bạn đọc và đồng nghiệp.
Tác giả
3
4
MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC ........................................... 11
1. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CHẤT LIỆU ............................................. 11
1.1. Màu bột ............................................................................................. 11
1.1.1. Định nghĩa ................................................................................. 11
1.1.2. Cách sử dụng ............................................................................. 12
1.1.3. Các dụng cụ vẽ cho chất liệu màu bột ....................................... 14
1.2. Màu nước (Thuốc nước) ................................................................... 15
1.2.1. Định nghĩa ................................................................................. 15
1.2.2. Cách sử dụng ............................................................................. 15
1.2.3. Các dụng cụ cho môn vẽ màu nước........................................... 16
2. MÀU SẮC VÀ Ý NGHĨA ................................................................. 16
2. 1. Màu sắc .......................................................................................... 16
2. 2. Ý nghĩa của màu sắc....................................................................... 17
2.2.1. Màu sắc trong tự nhiên ......................................................... 17
2.2.2. Màu sắc trong lĩnh vực thời trang và may mặc .................... 19
3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC ..................................... 19
3.1. Vòng màu cơ bản .............................................................................. 19
3.1.1.Màu gốc ................................................................................. 19
3.1.2.Màu bậc hai ........................................................................... 20
3.1.3.Màu bậc ba ............................................................................ 21
3.2. Các tính chất của màu ....................................................................... 22
3.2.1. Sắc giai ................................................................................. 22
3.2.2. Sắc thái ................................................................................. 22
3.3. Màu hữu sắc và màu vô sắc ............................................................. 23
3.3.1. Màu hữu sắc............................................................................ 23
3.3.2. Màu vơ sắc .............................................................................. 24
3.4. Màu nóng, màu lạnh ........................................................................ 25
3.4.1. Màu nóng ................................................................................. 25
5
3.4.2. Màu lạnh ................................................................................... 26
3.5. Màu tương đồng - màu tương phản ................................................. 27
3.5.1. Màu tương đồng ........................................................................ 27
3.5.2. Màu tương phản ........................................................................ 28
3.6. Màu bổ túc ....................................................................................... 31
3.7. Sắc độ ............................................................................................... 32
3.8. Sắc điệu ............................................................................................ 33
3.9. Độ thuần màu ................................................................................... 34
3.10. Độ sáng, độ tối .............................................................................. 34
3.11. Độ rực (độ tươi, độ chói) ............................................................... 35
3.12. Điểm khác nhau giữa màu sắc trong trang trí và màu sắc
trong tranh ................................................................................................ 36
3.13. Kết luận ........................................................................................... 37
4. HÒA SẮC .......................................................................................... 37
4.1. Định nghĩa ........................................................................................ 37
4.2. Các dạng hòa sắc ............................................................................. 38
4.2.1. Hòa sắc tương đồng ................................................................. 38
4.2.2. Hòa sắc tương phản ................................................................. 39
4.3. Hiệu quả hòa sắc .............................................................................. 39
4.3.1. Hiệu quả rực ............................................................................. 39
4.3.2. Hiệu quả trầm .......................................................................... 40
4.3.3. Hiệu quả nhã .......................................................................... 41
4.4. Kết luận............................................................................................. 43
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.......................................................................... 43
Chương 2: HÌNH DÁNG - HỌA TIẾT TRANG PHỤC .................... 45
1. HÌNH DÁNG TRANG PHỤC............................................................ 45
1.1. Hình khối của trang phục.................................................................. 45
1.1.1. Định nghĩa ................................................................................. 45
1.1.2. Các hình khối cơ bản ................................................................. 45
1.2. Hình bóng cắt ................................................................................... 48
1.2.1. Định nghĩa ................................................................................. 48
6
1.2.2. Mục đích của hình bóng cắt...................................................... 49
1.2.3. Các loại kiểu hình bóng cắt (kiểu bóng) của trang phục ........... 50
1.2.4. Kiểu hình cơ bản của quần áo .................................................. 54
2. THIẾT KẾ TRANG TRÍ QUẦN ÁO ................................................ 57
2.1. Các yếu tố trang trí trên trang phục .................................................. 57
2.1.1. Đường nét ............................................................................... 57
2.1.2. Nét vẽ ...................................................................................... 60
2.1.3. Điểm ....................................................................................... 60
2.1.4. Họa tiết trang trí .................................................................... 61
2.1.5. Khoảng trống, khoảng khơng ................................................. 62
2.2. Các loại hình dáng cơ thể và cách lựa chọn trang phục cho
phù hợp .................................................................................................... 62
2.2.1. Dáng người hình chữ nhật ...................................................... 64
2.2.2. Dáng người hình quả lê .......................................................... 66
2.2.3. Dáng người hình đồng hồ cát ................................................ 68
2.2.4. Dáng người hình quả táo ........................................................ 70
2.2.5. Dáng người hình tam giác ngược (hình thang ngược)............ 71
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.......................................................................... 74
Chương 3: BỐ CỤC TRANG PHỤC ................................................... 75
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC TRANG TRÍ ................. 75
1.1. Khái niệm bố cục .............................................................................. 75
1.2. Các nguyên tắc cơ bản của bài trang trí ........................................... 75
1.2.1. Nguyên tắc nhắc lại ................................................................... 75
1.2.2. Nguyên tắc xen kẽ ..................................................................... 75
1.2.3. Nguyên tắc đối xứng (đăng đối) ............................................... 76
1.2.4. Nguyên tắc phá thế (mảng hình khơng đều nhau) .................... 76
1.3. Xây dựng một bài trang trí cơ bản .................................................... 76
1.4. Tính ứng dụng của bài trang trí trong trang phục và trong cuộc
sống .......................................................................................................... 78
2. CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG BỐ CỤC TRANG PHỤC .............. 79
2.1. Quan hệ tỷ lệ .................................................................................... 79
7
2.1.1. Định nghĩa ................................................................................. 79
2.1.2. Các loại quan hệ tỷ lệ ................................................................ 79
2.2. Quan hệ đối lập ................................................................................ 82
2.2.1. Định nghĩa ................................................................................. 82
2.2.2. Một số biểu hiện của quan hệ đối lập ........................................ 83
2.3. Quan hệ nhịp điệu ............................................................................ 87
2.3.1. Định nghĩa ................................................................................. 87
2.3.2. Một số biểu hiện của quan hệ nhịp điệu .................................... 87
3. CÁC LOẠI BỐ CỤC TRANG PHỤC ............................................... 90
3.1. Bố cục cân đối ................................................................................. 90
3.1.1. Định nghĩa ................................................................................. 90
3.1.2. Một số biểu hiện của bố cục cân đối trên trang phục ................ 91
3.2. Bố cục hàng lối ................................................................................ 92
3.2.1. Định nghĩa ................................................................................. 92
3.2.2. Một số biểu hiện của bố cục hàng lối trên trang phục ............... 92
3.3. Tuyến vận động chính của bố cục ................................................... 94
3.3.1. Định nghĩa ................................................................................. 94
3.3.2. Một số biểu hiện của tuyến vận động ........................................ 95
3.4. Trọng tâm bố cục ............................................................................. 95
3.4.1. Định nghĩa ................................................................................. 95
3.4.2. Một số biểu hiện của trọng tâm bố cục...................................... 95
3.5. Kết luận............................................................................................. 96
4. PHONG CÁCH THỜI TRANG ........................................................ 97
4.1. Phong cách cổ điển .......................................................................... 97
4.1.1. Định nghĩa ................................................................................. 97
4.1.2. Đặc điểm nhận biết .................................................................... 97
4.2. Phong cách thể thao ......................................................................... 98
4.2.1. Định nghĩa ................................................................................. 98
4.2.2. Đặc điểm nhận biết .................................................................... 99
4.3. Phong cách lãng mạn ....................................................................... 99
4.3.1. Định nghĩa ................................................................................. 99
8
4.3.2. Đặc điểm nhận biết .................................................................. 100
4.4. Phong cách dân gian ...................................................................... 100
4.4.1. Định nghĩa ............................................................................... 100
4.4.2. Đặc điểm nhận biết .................................................................. 101
4.5. Phong cách viễn tưởng .................................................................. 102
4.5.1. Định nghĩa ............................................................................... 102
4.5.2. Đặc điểm nhận biết .................................................................. 103
4.6. Kết luận ........................................................................................... 104
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP........................................................................ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 105
9
10
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên:
- Phân biệt được các màu cơ bản, màu bậc 2, bậc 3, màu hữu sắc,
vô sắc, màu nóng, màu lạnh,...
- Đánh giá và giải thích được vẻ đẹp của màu sắc.
- Phối màu và tạo ra các màu mới: bậc 2, bậc 3, màu tương phản,
màu tương đồng, gam màu nóng, gam màu lạnh, hịa sắc nóng, hịa sắc
lạnh,…
- Sáng tạo ra các bài hịa sắc đẹp theo gam màu yêu thích.
- Vận dụng màu sắc vào trong trang phục và cuộc sống.
1. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CHẤT LIỆU
1.1. Màu bột
1.1.1. Định nghĩa
Là loại màu được tạo nên bởi những hạt nhỏ li ti hết hợp với nước,
keo khi sử dụng. Nó giống như những viên phấn viết bảng được nghiền
ra tạo thành bột. Màu bột thường được dùng là bột hóa chất, lấy từ các
khống chất: trắng kẽm; lam cơ ban (cobalt); đỏ-ca mi um (cadmium);
vàng crôm (chrome);…
H 1.1. Màu bột
11
H 1.2. Đan nón – Bột màu (1966)
Nguồn: Tranh của họa sĩ Sĩ Tốt
1.1.2. Cách sử dụng
Màu bột là một loại chất liệu cơ bản dùng trong lĩnh vực mỹ thuật,
thường màu sử dụng phải kết với keo, nước, đôi khi với một ít cồn (dành
cho những màu đặc biệt có trọng lượng nhẹ, khó tan trong nước).
Khi pha màu, nên cho lượng bột màu với lượng keo, nước phù hợp.
Nếu sử dụng keo quá nhiều, màu vẽ sẽ bị chay, không thấy được độ xốp
của chất liệu màu bột, vẽ lên giấy làm cho tác phẩm không đẹp. Ngược
lại, nếu sử dụng keo quá ít, bài vẽ cảm giác đẹp hơn nhưng khi vẽ xong
màu bị tróc ra khỏi giấy. Cho nên, trong lúc pha màu người vẽ cần chú ý
cho keo vừa phải, không quá nhiều cũng như q ít tránh cho tác phẩm
sau cùng khơng mang lại hiệu quả mong muốn về kỹ thuật.
Ngoài ra, lượng nước cho vào màu bột cũng có giới hạn của nó,
khơng dùng nước nhiều màu bị loãng và khi vẽ lên giấy tạo nên bề mặt
nhợt nhạt, màu không đều, không phẳng, lồi lõm chỗ đậm chỗ nhạt thấy
cả nền giấy, không tạo được hiệu quả thẩm mỹ, không đúng kỹ thuật sử
dụng. Để nhận biết điều đó, người vẽ chú ý tay cầm cọ, nếu nước nhiều
tay trộn màu sẽ rất nhẹ nhàng vì màu bị lỗng. Ngược lại, khi pha màu
tay quậy màu cảm giác bị nặng không nhẹ nhàng là màu bị thiếu nước.
Lúc này nếu người vẽ không thêm nước vào mà cứ thế vẽ lên giấy sẽ tạo
nên những sọc, làm bề mặt tác phẩm không đẹp, dày cộm, nổi các đường
kéo của cọ.
12
Màu bột được dùng trên nhiều chất liệu khác nhau: vẽ lên giấy, bìa
cứng. Giấy có thể sử dụng giấy mỏng như giấy báo thì cần bồi giấy cho
phẳng để quá trình vẽ tốt hơn. Khả năng diễn tả của màu bột rất phong
phú, khơng kém gì chất liệu sơn dầu. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm
là màu nhanh khơ nên khó so sánh độ tương quan màu sắc. Thường màu
ướt sẽ rất đậm nhưng khi khơ nó sẽ sáng hơn.
Lưu ý: Bí quyết để hiện bài vẽ bằng chất liệu màu bột đẹp, là tác
phẩm phải dày màu (chồng màu nhiều lớp) và vẽ những màu đậm trước,
màu sáng dần sẽ lên sau, tạo cảm giác cộng hưởng các lớp màu với nhau
và làm nên hiệu ứng về màu sắc.
H 1.3. Màu bột mô tả mẫu trang phục và chất liệu trang phục
Nguồn: Bài tập của sinh viên
13
1.1.3. Các dụng cụ vẽ cho chất liệu màu bột
- Màu bột: thường được đựng trong một hộp hoặc các hũ nhựa với
các màu riêng biệt nhau. Các ô màu có miệng tương đối rộng để dễ dàng
cho việc lấy màu (dùng cọ chấm vào) khi pha màu.
- Cọ: thông thường sử dụng cọ có nhiều số (lớn, nhỏ và trung bình,
cọ nét) để vận dụng khi vẽ các mảng hình thích hợp. Cọ có hai loại: cọ
trịn và cọ dẹp. Tùy vào sở thích sử dụng của mỗi người mà chọn loại
thích hợp. Thơng thường, người vẽ hay sử dụng cọ trịn trong việc vẽ
trang trí, nhưng khi họ sử dụng thành thạo thì thấy cọ dẹp là dễ dàng đi
sắt nét các mảng hình hơn (như kẻ chữ).
- Ba lét (đĩa pha màu): có nhiều loại, khi sử dụng cho vẽ trang trí
có thể dùng đĩa có nhiều ô pha màu nhỏ để tiện cho việc pha trộn màu
không bị lẫn sang màu khác. Nhưng khi cần sự cộng hưởng màu trong
lúc vẽ các bài trang trí hình vng, hình trịn, hịa sắc,… thì đĩa pha màu
là một tấm có dạng phẳng như: mi - ca hoặc các đĩa CD, có bề mặt phẳng
và màu trắng thì có thể làm đĩa pha màu tốt.
Ngồi ra, cịn có lon đựng nước, khăn lau cọ, có thể có thêm cái
bay (cọ dẹp to hoặc dao) nghiền màu trước khi pha.
H 1.4. Cọ dẹp
H 1.5. Bay nghiền màu
H 1.6. Cọ tròn
14
1.2. Màu nước (Thuốc nước)
1.2.1. Định nghĩa
Màu nước được chế từ các hạt màu bột khô, mịn nhất được nghiền
đều với các chất kết dính hồn chỉnh dưới dạng keo sền sệt. Thường
được đựng trong ống thiếc mềm, hình dạng như tuýp kem đánh răng. Đôi
khi màu nước được thể hiện dưới dạng bánh khơ, có hình vng, trịn hay
chữ nhật.
H 1.7. Màu Lêningrad
H 1.8. Màu nước (dạng tuýp)
1.2.2. Cách sử dụng
Màu nước có tính chất nhẹ nhàng, trong trẻo nên khi vẽ thường pha
loãng ra và đi từng lớp mỏng từ nhạt đến đậm. Không nên vẽ màu quá
dày hoặc kéo đi kéo lại nhiều lần sẽ làm mất đi độ trong trẻo của màu.
Cho nên, vẽ màu nước chọn loại giấy vẽ dày, có độ ráp cao, thường dùng
vẽ ký họa, vẽ tranh phong cảnh. Đối với chất liệu lụa màu nước được sử
dụng thích hợp nhất và việc vẽ chồng màu nhiều lớp và rửa đi rửa lại
khơng hề ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm. Ngồi ra, màu nước cịn
được vẽ trên giấy dó, giấy xuyến chỉ nhưng địi hỏi có tay nghề cao vì
một khi đặt bút là không sửa được.
15
H 1.9. Bài vẽ trang phục màu nước của SV TKTT và Tranh màu
nước của HS Nguyễn Tiến Chung
1.2.3. Các dụng cụ cho môn vẽ màu nước
Dụng cụ cho vẽ màu nước cũng giống như vẽ màu bột, cần phải có
màu, đĩa pha màu, cọ, lon đựng nước, khăn lau,… Quá trình sử dụng các
dụng cụ này cũng giống như chất liệu màu bột.
H 1.10. Đĩa pha màu
2.
MÀU SẮC VÀ Ý NGHĨA
2.1. Màu sắc
Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự
kết hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác
này cũng bị ảnh hưởng bởi trí nhớ, được lưu trong quá trình học hỏi từ bé
đến lớn lên trong xã hội, các hiệu ứng ánh sáng của phông nền tạo nên.
Màu sắc là chỉ sự khác nhau của các vật thể trong tự nhiên, xã hội,
trong nghệ thuật. Ví dụ: màu xanh lục của lá cây, màu đỏ làm nền của
16
quốc kỳ Việt Nam để nổi hình ảnh ngơi sao màu vàng. Khoa học phân
tích màu sắc và ánh sáng do nhà bác học Niu-tơn khám phá và phát triển
vào thế kỷ XVIII, giúp nghệ thuật dùng màu và miêu tả màu sắc thêm
phong phú. Ngày nay, nhiều nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu, phân
tích màu sắc đã thấy được bản chất của các màu nhưng khái niệm màu
sắc chưa xác định rõ nội dung và ranh giới của nó. Vì vậy, thuật ngữ màu
sắc chỉ mang ý nghĩa tương đối mà thôi.
Màu sắc là sự cảm nhận riêng ở mỗi người. Dưới đôi mắt của
người nghệ sĩ, màu sắc thật phong phú và đa dạng khi có ánh sáng chiếu
vào tạo nên nhiều sắc độ sáng tối khác nhau. Ở nước ta, từ màu và sắc
thường được sử dụng đồng nghĩa với nhau. Trong giới mỹ thuật, thuật
ngữ màu và sắc được dùng hợp lý hơn. Như các nhà mỹ thuật trên thế
giới phân biệt: màu là những màu nguyên chất, chưa có sự biến đổi do
ánh sáng tác động vào hay chưa có sự pha trộn làm khác đi. Ví dụ: màu
đỏ, màu xanh, màu vàng,…; Cịn sắc là những màu đã biến đổi theo ánh
sáng hoặc pha trộn thành các sắc thái khác nhau, như sắc hồng (do màu
đỏ kết hợp màu trắng hoặc do ánh sáng chiếu mạnh vào màu đỏ,…). Màu
sắc là sự phối hợp màu với sắc lại với nhau tạo nên tác phẩm là một tổng
thể hòa sắc.
2.2. Ý nghĩa của màu sắc
2.2.1.
Màu sắc trong tự nhiên
Màu sắc trong tự nhiên là những màu được tạo nên khơng có sự tác
động bàn tay của con người. Cây cỏ, hoa lá, vân mây, sóng nước, chim
mn, đến dãy sắc cầu vồng,… Chính vẻ đẹp riêng của từng thể loại, đã
góp phần làm nên bức tranh thiên nhiên sinh động.
H 1.11. Màu sắc trong thiên nhiên. [25]
17
H 1.12. Màu sắc cầu vòng [23]
H 1.13. Màu sắc ruộng bậc thang. [24]
18
2.2.2.
Màu sắc trong lĩnh vực thời trang và may mặc
Trong nghệ thuật, màu sắc càng đa dạng hơn thông qua sự phối
trộn màu sắc của người họa sĩ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật góp
phần nâng cao giá trị thẩm mỹ con người. Màu sắc trong nghệ thuật góp
phần làm cuộc sống thêm thú vị thông qua các tác phẩm nghệ thuật hội
họa, kiến trúc, điêu khắc, phim, ảnh, trang phục,… tạo nên những sắc
thái riêng biệt.
Trên trang phục, màu sắc góp phần khơng nhỏ tạo nên sự thành
cơng của con người. Màu sắc không chỉ đơn thuần là sở thích, cá tính,
người mặc cần có sự cân nhắc, lựa chọn sao cho phù hợp làn da, vóc
dáng và che đi những khuyết điểm của cơ thể. Với những dáng người
cao, thanh mảnh, họ thích chọn những màu vừa tôn dáng, vừa muốn thể
hiện sự nhẹ nhàng, dịu dàng của người phụ nữ. Nên chọn những tông
màu pastel nhẹ: màu xám, màu ghi, hồng phấn nhẹ, sắc tím hoa cà, lam
mờ ảo như mây, khói,…
Đối với những người có thân hình trịn trịa, đầy đặn thì nên mặc
những trang phục thể hiện sự sang trọng, quý phái bằng những tông màu
trầm, vừa tạo cảm giác thon gọn vừa tôn lên làn da. Riêng những cô nàng
trẻ trung, năng động, sở hữu thân hình hơi ngoại cỡ, nhưng lại khơng
thích những tông màu tối, tạo cảm giác già trước tuổi,... thì chúng ta nên
chọn vải có đường sọc đứng hay dùng màu nhấn ở những điểm nhấn sáng
tối phù hợp trên trang phục.
Còn những người quá gầy, quá cao hay thân hình quả lê, quả táo,…
cũng nên lựa chọn trang phục với kiểu dáng và màu sắc cho phù hợp, tạo
nên vẻ đẹp hài hịa, cân đối cho hình dáng. Vì vậy, màu sắc là yếu tố
quan trọng trong thời trang và may mặc, nó khơng chỉ che đi khuyết điểm
mà còn giúp người đẹp càng đẹp hơn.
3.
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC
3.1. Vòng màu cơ bản
3.1.1.
Màu gốc
Màu gốc còn gọi màu nguyên, màu bậc 1, màu nguyên thủy,... Đây
là những màu có sẵn, màu đầu tiên, khơng có sự pha trộn. Từ ba màu
gốc, con người có thể pha trộn và tạo ra vô số màu khác như ngày nay.
19
B1
B2
B2
B1
B2
B1
H 1.14. Màu gốc
- Có ba màu gốc: đỏ, vàng, lam (xanh dương)
- Từ ba màu này tạo ra vô số màu khác, nhưng khơng có màu nào
kết hợp lại tạo thành màu đỏ hoặc màu xanh lam hay màu vàng.
H 1.15. Màu gốc
3.1.2.
Màu bậc hai
Màu bậc hai còn gọi màu nhị hợp, màu nhị nguyên. Đây là những
màu được kết hợp từ hai màu gốc tạo thành: cam, tím, lục (xanh lá). Màu
bậc hai còn gọi là màu trung gian của hai màu bậc 1.
Cách tạo ra màu bậc hai
Kết hợp 2 màu bậc 1 lại với nhau, lượng màu bằng nhau, ta có màu
bậc 2:
Đỏ + vàng = cam;
Đỏ + lam = tím;
20
Vàng + lam = lục (xanh lá).
H 1.16. Màu bậc 2
3.1.3.
Màu bậc ba
Màu bậc ba được hình thành từ hai màu bậc 1 và bậc 2 đứng cạnh
nhau. Màu bậc ba cũng được gọi màu trung gian, có chức năng liên kết
hai màu kề nhau.
Ví dụ: Màu cam đỏ, cam vàng, xanh lá non, xanh lá đậm, tím đỏ,
tím xanh.
H 1.17. Màu bậc 3
H 1.18. Vịng màu cơ bản
Cách pha màu bậc ba
Cách tạo ra màu bậc 3: lấy một lượng màu bậc 1 và một lượng màu
bậc 2 bằng nhau (ước lượng bằng mắt). Pha trộn chúng với nhau sẽ tạo
nên màu bậc 3
Lục + vàng = xanh lá non;
Lục + lam = xanh lá đậm
Cam + vàng = cam vàng;
Cam + đỏ = cam đỏ
Tím + lam = tím xanh (chàm);
Tím + đỏ = tím đỏ
21
Lưu ý: Đối với các màu bậc 2, bậc 3 khi pha trộn có một số màu
được tạo nên khơng có độ tươi sáng như các màu có sẵn trong hũ như
nhà sản xuất đã pha như màu tím, xanh lục, lá non, lá đậm.
3.2. Các tính chất của màu
3.2.1.
Sắc giai
Là những màu từ ba màu đỏ – vàng – lam tạo ra những màu khác
có tính chất liên tục theo vòng tròn.
VD:Đỏ - cam - vàng - lục - lam chàm - tím - ....
EX: Red - orange - Yellow- Green - Blue Blue Green - Violet,...
H 1.19. Sắc giai
Cách tạo nên sắc giai
Sắc giai được tạo nên do sự kết hợp của 3 màu nguyên, tạo nên
vòng trịn màu gồm có 12 màu được chuyển liên tục nhau: Đỏ – cam đỏ –
cam – cam vàng – vàng – lá non – xanh lá – lá đậm – xanh lam – tím
xanh (chàm) – tím – tím đỏ – đỏ.
Đỏ
Cam đỏ
Cam
Cam vàng
Vàng
Lá non
Xanh lá
Lá đậm
Lam
Tím xanh
Tím
Tím đỏ
H 1. 20. Sắc giai
3.2.2.
Sắc thái
Các màu khi kết hợp lại tạo nên trạng thái của màu sắc. Gồm có hai
trạng thái là sắc thái nóng và sắc thái lạnh.
Cách phân biệt sắc thái
Cách phân biệt sắc thái của một bài vẽ màu, nên dựa vào số lượng
màu đã sử dụng trên một tác phẩm. Thơng thường, bài vẽ có số lượng
màu nghiêng về màu đỏ nhiều là sắc thái nóng. Các bài vẽ có số lượng
màu nghiêng về màu xanh nhiều là bài vẽ có sắc thái lạnh.
22
Sắ c t h ái
nó n
g
H 1.21. Sắc thái
Màu sắc trong hội họa phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào người
vẽ, cách phối màu, sẽ tạo nên các gam màu khác nhau. Mỗi người sẽ có
một gam màu đặc trưng riêng, phụ thuộc vào sở thích và cá tính làm
thành dấu ấn riêng biệt của từng người. Dù các gam màu đó, cùng xuất
phát từ điểm chung là sự phối trộn từ 3 màu gốc sẽ tạo ra vô số màu, với
nguyên tắc chung là sự kết hợp giữa 2 màu kề nhau tạo ra màu ở giữa.
Với những nguyên tắc và kỹ thuật pha màu chung đó, người vẽ có thể tạo
nên vơ số màu mới và liên kết các màu lại với nhau tạo nên một tổng thể
hài hịa.
3.3. Màu hữu sắc và màu vơ sắc
3.3.1.
Màu hữu sắc
Màu hữu sắc là những màu được tạo nên trên vịng trịn màu phát triển
từ những màu cơ bản, hình thành nên sắc thái nóng, sắc thái lạnh.
Cách nhận biết
Quan sát vòng tròn màu được tạo nên từ ba màu cơ bản: đỏ, vàng,
xanh lam để tạo ra mười hai màu liên tục trên vòng tròn màu. Một đường
thẳng đi qua tâm hình trịn, cắt ngang hai màu tím và vàng. Đường thẳng
này phân chia vòng tròn làm hai sắc thái nóng, lạnh của màu sắc. Nên các
màu được gọi là sắc thái nóng hoặc lạnh là màu hữu sắc. Riêng màu
vàng, tím khơng có sắc thái rõ rệt, nếu nó đứng cạnh các màu lạnh thì sẽ
có sắc thái lạnh và ngược lại.
23
Màu nón
g
H 1.22. Các màu hữu sắc trên vịng trịn màu
H 1.23. Họa tiết trang trí sử dụng màu hữu sắc
3.3.2. Màu vô sắc
Màu vô sắc là những màu không mang sắc thái rõ rệt, nếu đứng gần
màu nóng sẽ nóng và gần màu lạnh sẽ lạnh (cịn gọi màu trung tính).
Ví dụ: Màu đen, màu trắng, màu xám, màu ghi,…
24
Cách nhận biết
Màu vô sắc thường thấy ở những bài phác thảo đen - trắng. Khi
nhìn vào bài sẽ thấy rất nhiều sắc độ được tạo nên từ hai màu đen và màu
trắng. Các sắc độ sẽ làm nên độ đậm nhạt của một bài vẽ và nó cũng là
cơ sở để dựa vào đó thể hiện bài vẽ màu.
H 1.24. Các họa tiết trang trí sử dụng màu vơ sắc
3.4. Màu nóng, màu lạnh
3.4.1. Màu nóng
Màu nóng là sự kết hợp các màu có sắc thái nóng lại với nhau, tạo
nên cảm giác ấm, nóng gây gắt. Thơng thường màu nóng là các màu có
họ hàng với màu đỏ, cam đỏ, cam vàng, tím, tím đỏ,…
Cách tạo nên gam màu nóng
Để tạo nên gam màu nóng, ta kết hợp các màu nóng lại với nhau,
những màu đứng gần nhau trên vịng trịn màu, theo tỷ lệ bảy nóng ba
lạnh. Các gam màu nóng thường tạo cảm giác vui vẻ, sơi động, nhộn
nhịp. Trang phục có gam màu nóng thường sử dụng nhiều ở trẻ em, tạo
sự năng động bắt mắt. Nhưng ở những bạn trẻ, thanh thiếu niên những bộ
trang phục màu nóng cịn thể hiện cá tính, sở thích muốn được chú ý và
nổi bật trước đám đơng.
25
H 1.25. Gam màu nóng
3.4.2. Màu lạnh
Màu lạnh là những màu được kết hợp từ những màu mang sắc thái
lạnh. Gam màu lạnh tạo nên cảm giác mát mẻ, êm dịu, khi chúng được
phối hợp với nhau. Thông thường là những màu thuộc về họ màu xanh,
như xanh lá non, xanh lá, lam, tím xanh,…
Cách tạo nên gam màu lạnh
Để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật (bộ trang phục, bài trang
trí,…) có gam màu lạnh thì ta kết hợp những màu thuộc về họ xanh lại
với nhau; những màu đứng gần nhau trên vòng tròn màu; theo tỷ lệ bảy
lạnh ba nóng. Gam màu lạnh tạo cảm giác ngọt ngào, mát mẻ, lạnh lẽo, u
buồn. Trang phục có gam màu lạnh thường sử dụng với những người
mặc có cá tính nhẹ nhàng, nữ tính, chu đáo,...
H 1.26. Gam màu lạnh
26