Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Giáo trình Mỹ thuật trang phục: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 37 trang )

Chương 3
BỐ CỤC TRANG PHỤC
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên:
- Trình bày được một bố cục trên trang phục cũng như một tác
phẩm nghệ thuật nói chung.
- Thiết kế được một bộ trang phục theo các bố cục đã học có trọng
tâm, chính phụ rõ ràng.
- Nhận xét và đánh giá vẻ đẹp thẩm mỹ của từng bộ trang phục.
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỐ CỤC TRANG TRÍ
1.1. Khái niệm bố cục
Bố cục trang trí là sự sắp xếp, bố trí các mảng hình, đường nét, màu
sắc, họa tiết sao cho cân đối, hài hịa đẹp mắt trong khơng gian, mơi
trường sống và sinh hoạt của con người.
1.2. Các nguyên tắc cơ bản của bài trang trí
1.2.1. Nguyên tắc nhắc lại
Là họa tiết được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong một hình trang trí.
Họa tiết có thể nhắc lại cùng chiều hay ngược chiều.

H 3.1. Họa tiết nhắc lại
1.2.2. Nguyên tắc xen kẽ
Là hai hay nhiều họa tiết xen kẽ nhau theo thứ tự lần lượt trong
những khoảng cách đều nhau.

75


H 3.2. Họa tiết xen kẽ
1.2.3. Nguyên tắc đối xứng (đăng đối)
Là các họa tiết bằng nhau, giống nhau về hình cũng như về màu
được lặp lại một cách đều đặn, chính xác đối xứng nhau qua trục đối
xứng đứng, nằm ngang hay các đường chéo.



H 3.3. Họa tiết đối xứng

H 3.4. Họa tiết nguyên tắc phá thế

1.2.4. Nguyên tắc phá thế (mảng hình khơng đều nhau)
Là phương pháp kết hợp mảng hình, màu sắc, đường nét thành một
tổng thể hài hịa, cân đối đẹp mắt mà khơng tn theo nguyên tắc nhắc
lại, xen kẽ, đối xứng gọi là nguyên tắc phá thế (tự do).
1.3. Xây dựng một bài trang trí cơ bản
Mảng hình
Phải tạo được sự cân đối trong bố cục, có mảng to (mảng chính),
mảng nhỏ (mảng phụ). Mảng to thường nằm vị trí trọng tâm rõ bố cục,
mảng phụ bổ sung thêm cho bài vẽ thêm phong phú.

76


H 3.5. Tìm mảng hình
Các mảng hình nên phong phú, có mảng vng, mảng trịn, mảng
tam giác,….
Chú ý giữa mảng đặc (mảng trang trí) và mảng trống (mảng nền).
Đường nét
Một mẫu thiết được tạo nên nhờ sự kết hợp các loại đường nét với
nhau. Đường nét là yếu tố cơ bản làm nên mẫu thiết kế và cũng giúp ta
thể hiện cảm xúc thơng qua các nét vẽ có nét to, nét nhỏ, nét thẳng, nét
cong, nét gấp khúc,… để thể hiện tâm trạng, tình cảm của người vẽ.
Độ đậm nhạt
Độ đậm nhạt rất quan trọng trong bài vẽ, có đủ độ đậm nhạt, bài vẽ
mới có điểm nhìn chính và thu hút sự chú ý người xem. Một bài vẽ đẹp là

phân bố màu, sáng tối một cách hợp lý, khơng q nhiều độ đậm, cũng
khơng chỉ tồn độ sáng.
Nếu bài quá nhiều độ đậm sẽ tạo cảm giác nặng nè, u tối. Ngược
lại, bài quá nhiều độ sáng sẽ khơng thu hút người nhìn, khơng có trọng
tâm, khơng đạt yêu cầu. Vì vậy cần chú ý độ đậm nhạt và vị trí đặt
chúng, thơng thường độ đậm nhất và sáng nhất phải nằm ở trọng tâm của
bài để làm điểm nhấn.
Màu sắc
Màu sắc trong bài vẽ phải được phối hợp một cách hài hịa, có
trọng tâm. Khi quan sát, mỗi bài phải có màu chủ đạo, phải xác định
được gam màu nóng lạnh.
Một bài vẽ được gọi là hồn thành khi khơng cịn khoảng trắng trên
giấy.

77


H 3.6. Bài vẽ hồn chỉnh
Cách tiến hành
- Tìm mảng hình và đậm nhạt bằng nhiều phác thảo đen trắng để
tìm ra bài đẹp
- Tìm phác thảo màu: dựa vào sắc độ đen trắng, chấm phác thảo màu
- Thể hiện:
+ Phóng hình đúng kích thước
+ Tìm họa tiết: các họa tiết phải đúng với mảng hình đã tìm, khơng
q to hoặc quá nhỏ.
+ Vẽ màu cho đúng phác thảo
+ Vẽ kín màu các mảng, rõ trọng tâm, có gam màu chủ đạo.
1.4. Tính ứng dụng của bài trang trí trong trang phục và trong cuộc
sống

Học trang trí là học cách phối màu, vẽ màu, xây dựng một bài trang
trí cơ bản là yếu tố cần thiết, không thể thiếu trong lĩnh vực trang phục
nói riêng và đời sống nói chung. Người học sẽ biết cách trang trí hình
vng, hình trịn, hình chữ nhật, đường diềm,… điều này giúp ích cho
việc làm đẹp các sản phẩm trong cuộc sống như trang trí chiếc khăn, cái
khay đựng nước, khung cửa sổ hay viên gạch lót nền,…
Đối với sinh viên ngành may, các bài trang trí cơ bản giúp cho bộ
trang phục đẹp hơn và mang được cá tính, ý tưởng của người may bằng
cách ứng dụng trang trí hình vng, hình chữ nhật trang trí lên thân
trước, thân sau áo; đường diềm trang trí cổ áo, tà áo hay chân váy, nẹp
áo,… Có thể ứng dụng dưới dạng vẽ màu lên vải hoặc tạo hình trang trí
xong, dùng đường may thể hiện để làm nên bộ trang phục đẹp hơn và có
tính nghệ thuật.
78


2. CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG BỐ CỤC TRANG PHỤC
2.1. Quan hệ tỷ lệ
2.1.1. Định nghĩa
Một bố cục trang phục được xem là đẹp khi chúng được kết hợp
các thành phần (mảng hình, màu sắc, đường nét, kỹ thuật may, điểm
nhấn,…) lại với nhau một cách hài hòa, hợp lý, tạo nên bố cục bộ trang
phục. Chính sự liên kết đó tạo nên mối quan hệ tỷ lệ giữa các phần với
nhau, giữa áo với quần,…
Trong mỹ thuật, thiết kế quần áo đẹp là kết quả của sự so sánh giữa
các giá trị: độ dài, diện tích, thể tích:
- Số đo độ dài: hạ eo, dài áo, dài tay, dài quần, vịng ngực, vịng eo,
vịng mơng.
- Số đo diện tích: diện tích mảng thân trước, thân sau, diện tích
mảng ngực, mảng bụng trên cùng một thân áo,...

- Số đo thể tích: thể tích ống tay áo, thể tích ống thân áo, thể tích
phần áo và thể tích phần quây dưới của váy áo,...
2.1.2. Các loại quan hệ tỷ lệ
Các tỷ lệ thường gặp
Các mẫu trang phục thường là các tỷ lệ: 1:2; 1:3; 1:4; 1:5;....tỷ lệ
1:2 là độ dài của áo vest so với tổng thể bộ trang phục. Tỷ lệ 2/3 là độ dài
tay áo so độ dài cánh tay. Tỷ lệ 7//8 là độ dài của áo so tổng thể. Tỷ lệ
1/8 là độ dài phần trên so tổng thể chiều dài đầm dạ hội.

1
2

H 3.8. Tỷ lệ 2/3 [43]

H 3.7. Tỷ lệ 1/2 [50]
79


H 3.9. Tỷ lệ 1/8 và 7/8 [65], [66]
Các tỷ lệ đặc biệt
Các tỷ lệ đặc biệt có thể gặp trong thiết kế quần áo như: 1 căn 2 là
tỷ lệ giữa cạnh hình vng với đường chéo hình vng; 1 căn 3 là tỷ lệ
1/2 cạnh của tam giác đều với đường cao của tam giác đó.

B

A

H 3.10. Tỷ lệ 1 căn 2 [58]


H

A

H 3.11. Tỷ lệ 1 căn 3 [59], [44]
80


Tỷ lệ vàng
Tỷ lệ vàng là tỷ lệ hiếm gặp và là tỷ lệ đẹp, được các nhà mỹ thuật
tìm ra trong hội họa thời Hy Lạp cổ đại. Bản chất của tỷ lệ vàng được
tính như sau: Trên đoạn thẳng a giới hạn bởi hai điểm A và B, tìm điểm
C, sao cho chia đoạn a thành hai đoạn thẳng không bằng nhau. Đoạn lớn
AB gọi a, đoạn AC gọi b, đoạn CB gọi c. Độ dài các đoạn thẳng a, b, c
khác nhau, sao cho mối quan hệ: a/b =b/c thì đó gọi là tỷ lệ vàng tương
ứng với các tỷ lệ 3:5:8 và 5:8:3 hoặc 8:13:21 của bộ trang phục.

A

b

a

c

C

B

H 3.12. Tỷ lệ vàng


H 3.13. Tỷ lệ vàng [60], [61]

81


Để có được một tỷ lệ vàng, đơi khi người thiết kế cố tình làm thay
đổi đơi chút cho hiệu quả trang phục đẹp hơn. Như chiếc áo dài Việt
Nam ngày nay được người may xẻ tà cao hơn từ 3 đến 5 cm nhằm để đạt
được tỷ lệ vàng (8:13:21). Như vậy cùng một kiểu dáng của trang phục
nếu người thiết kế biết cân nhắc đôi chút về tỷ lệ cũng tạo ra điều mới lạ
trên trang phục.
Tỷ lệ (3:5:8): Áo chiếm 3 phần, váy chiếm 5 phần so với tổng thể
trang phục là 8 phần; hoặc trang phục 8 phần, được chia làm hai phần
không đều nhau (3 phần + 5 phần) bằng các đường nhấn ở vị trí eo, dưới
chân ngực... Ngược lại, tỷ lệ (5:3:8): Áo chiếm 5 phần, váy chiếm 3 phần
so với tổng thể trang phục 8 phần.
2.2. Quan hệ đối lập
2.2.1. Định nghĩa
Một bộ trang phục là sự kết hợp các bộ phận của quần và áo. Xét
yếu tố mỹ thuật thì mỗi bộ phận áo hoặc quần đều do các mảng chi tiết
(diện tích, thể tích, khối lượng, kích thước, màu sắc, đường nét,...) hợp
lại thành mối quan hệ. Quan hệ đối lập là sự kết hợp các mảng chi tiết lại
với nhau và có sự chênh lệch về mảng hình, màu sắc, hình khối, chi tiết
trang trí,… nhiều hay ít tạo nên điểm khác nhau cho từng bộ trang phục.
Tùy theo mức độ khác nhau đó, ta chia chúng ra ba loại:
-

82


Sự khác biệt, thay đổi ít thì gọi quan hệ đối lập này là quan hệ
đối lập - tương đồng (tương tự nhau)


H 3.14. QH ĐL tương đồng; QH ĐL biến kiểu; QH ĐL tương phản [62]
- Các mảng hình, chi tiết,… khác nhau ở mức vừa phải, không lớn
quá cũng không phải là nhỏ như tương tự thì gọi quan hệ đối lập này là
quan hệ đối lập - biến kiểu (biến điệu).
- Mức độ khác biệt giữa các mảng hình, chi tiết hay màu sắc quá
lớn hoặc trái ngược nhau thì gọi quan hệ đối lập này thành quan hệ đối
lập - tương phản.
Như vậy quan hệ đối lập trên trang phục còn phụ thuộc vào các
mảng chi tiết (mảng hình, màu sắc, đường nét, hình khối,...) và mức độ
khác biệt đó nhiều hay ít để quyết định giá trị, hiệu quả thẩm mỹ của bộ
trang phục mang lại.
2.2.2. Một số biểu hiện của quan hệ đối lập
Trong lĩnh vực thời trang thường gặp một số cặp quan hệ đối lập:
- Đối lập về đường nét: cong - thẳng; lượn - gãy.

H 3.15. Quan hệ đối lập nét cong – thẳng; lượn – gãy khúc [62]
83


H 3.16. Quan hệ đối lập về đường nét [63]

- Đối lập về hình khối: trịn - vng; chữ nhật - tam giác.

a,c- Quan hệ đối lập – tương phản; b- Quan hệ đối lập – biến kiểu;
d,e-Quan hệ đối lập – tương đồng
H 3.17. Quan hệ đối lập về hình khối


84


H 3.18. Quan hệ đối lập hình chữ nhật – tam giác; hình vng – oval;
hình trịn – hình chữ nhật [11]
-

Đối lập về màu sắc: đậm - nhạt; đen - trắng; nóng - lạnh

H 3.19. Quan hệ đối lập: mảng hình, sắc độ sáng - tối [1]

85


H 3.20. Quan hệ đối lập màu sắc nóng – lạnh [63], [29]
-

Các đối lập khác: chi tiết - sơ lược; nhỏ - to; nhiều - ít.

H 3.21. Quan hệ đối lập chi tiết - sơ lược; nhỏ - to; nhiều – ít [62]
Quan hệ đối lập khơng hề mâu thuẫn với quan hệ tỷ lệ mà chúng
còn khiến cho sự cân bằng thị giác không bị đơn điệu. Đối lập đôi khi trở
thành đối chọi, thu hút thị giác mạnh mẽ. Chính sự đối lập dễ nêu bật
86


được trọng tâm, chính phụ rõ ràng làm bố cục hài hịa khỏe khoắn. Do
vậy, quan hệ đối lập đóng vai trò chủ đạo và phổ biến nhất trong thiết kế
thời trang.

2.3. Quan hệ nhịp điệu
2.3.1. Định nghĩa
Quan hệ nhịp điệu là chỉ sự lặp đi lặp lại các yếu tố mỹ thuật (mảng
hình, màu sắc, đường nét,...) được lặp lại tuần hồn theo một quy luật nào
đó tạo nên hướng vận động của mắt trên toàn thể bộ trang phục thể hiện
cảm xúc thẩm mỹ.
2.3.2. Một số biểu hiện của quan hệ nhịp điệu
Khi sử dụng tính nhịp điệu không nên quá phức tạp nhưng cũng
không đơn điệu, tầm thường, mờ nhạt không đủ gây ấn tượng người xem.
Quan hệ nhịp điệu được phân thành 4 loại cơ bản: nhịp điệu lặp lại,
nhịp điệu chuyển cấp, nhịp điệu chuyển động và nhịp điệu tỏa tia.
Nhịp điệu lặp lại
- Sự sắp xếp hình bằng nhau nhưng thay đổi khoảng cách.
- Thay đổi diện tích hình nhưng khoảng cách khơng thay đổi.
- Thay đổi hình, khoảng cách khơng thay đổi.
- Nhắc lại một họa tiết trang trí.
- Xen kẽ một họa tiết khác hoặc xoay chiều lúc thuận, lúc nghịch.

H 3.22. Quan hệ nhịp điệu lặp lại
87


Nhịp điệu chuyển cấp
Thay đổi hình, thay đổi khoảng cách và thay đổi các sắp đặt.

H 3.23. Quan hệ nhịp điệu chuyển cấp [38], [55]

H 3.24. Quan hệ nhịp điệu chuyển cấp [41]
Nhịp điệu chuyển động
Nhịp điệu chuyển động là sự lặp lại của các đường nét, mảng màu

hay họa tiết tạo cảm giác chuyển động của mắt khi quan sát, theo một
quy luật sáng tạo riêng của người thể hiện.
88


H 3.25. Quan hệ nhịp điệu chuyển động [45]
Nhịp điệu tỏa tia
Nhịp điệu tỏa tia: là thể hiện sự chuyển động của các bộ trang phục
theo một quy luật riêng. Nhưng khi quan sát, chúng có một điểm nhìn
chính làm điểm nhấn, trọng tâm và lan tỏa về các hướng theo ý đồ người
thể hiện.

H 3.26. Quan hệ nhịp điệu tỏa tia [67], [21]
89


3. CÁC LOẠI BỐ CỤC TRANG PHỤC
Xây dựng bố cục trang phục cần tuân theo các nguyên tắc sau
- Tôn trọng vẻ đẹp riêng và tạo sự hài hòa của từng yếu tố mỹ
thuật: mảng hình, màu sắc, đường nét,...
- Đảm bảo tính tồn vẹn có hệ thống ở cả trạng thái tĩnh và động.
- Phù hợp với mục đích sử dụng của trang phục.
- Toát lên ý tưởng sáng tạo hoặc cảm xúc ý đồ chính của bộ trang phục.
Các loại bố cục trang phục:
3.1. Bố cục cân đối
3.1.1. Định nghĩa
Bố cục cân đối (đăng đối) là các yếu tố tạo hình phải đối xứng nhau
qua đường trục (thơng thường trục đứng, trục ngang hoặc trục nghiêng,
nhưng ít gặp). Sự cân đối đó thể hiện qua các mảng hình, đường nét, màu
sắc, họa tiết trang trí,… để tạo nên bộ trang phục đẹp.

Trục đứng của bố cục cân đối trên trang phục chính là đường giữa
ngực ở mặt trước và trục giữa đi qua cột sống ở mặt sau. Các yếu tố tạo
hình ở hai bên bằng nhau, giống nhau về trọng lượng, thể tích, diện
tích,.... ở hai bên trục phải cân bằng.

H 3.27. Bố cục cân đối

90


H 3.28. Bố cục cân đối [62]
3.1.2. Một số biểu hiện của bố cục cân đối trên trang phục
Có những trường hợp cố tình tạo ra khơng cân đối nhưng vẫn tạo
hiệu quả cân bằng về thị giác thì hiện tượng đó được xem là trường hợp
đặc biệt của bố cục cân đối gọi bố cục cân bằng lệch. Những bộ trang
phục cố tình tạo ra cân bằng lệch thường có hiệu quả thẩm mỹ cao.

H 3.29. Bố cục cân bằng lệch [39], [46]
91


3.2. Bố cục hàng lối
3.2.1. Định nghĩa
Bố cục hàng lối là sự sắp xếp các chi tiết theo hàng, hàng dọc hoặc
hàng ngang, hàng chéo hay theo dạng tầng tầng, lớp lớp tạo nên điểm
nhấn và hiệu quả thẩm mỹ khác nhau.
3.2.2. Một số biểu hiện của bố cục hàng lối trên trang phục

H 3.30. BC hàng dọc; BC hàng xiên; BC hàng ngang [45]


H 3.31. Bố cục hàng ngang (áo) [64]
92


H 3.32. Bố cục hàng lối dạng tầng tầng lớp lớp và kết hợp
nhiều loại hàng ngang với nhau [64]

H 3.33. Bố cục hàng xiên (váy) [64]
Ngoài hai loại bố cục trên, cịn có loại bố cục tự do. Chúng được
sắp xếp thoải mái, không theo cách nào nhưng vẫn tạo hiệu quả thẩm mỹ
và sự cân bằng thị giác trong tổng thể bộ trang phục.

93


H 3.34. Bố cục tự do [27]
3.3. Tuyến vận động chính của bố cục
3.3.1. Định nghĩa
Tuyến vận động chính của bố cục chỉ hướng chuyển động của thị
giác trên bộ trang phục. Thông thường bố cục bộ trang phục bền vững,
cân đối, có cảm giác chuyển hướng nhưng có trọng tâm rõ ràng. Cịn bố
cục khơng bền vững có hướng vận động sang ngang hay lên trên, xuống
dưới. Nhưng một bố cục cân đối chưa hẳn là bố cục bền vững.
Ví dụ những bộ trang phục có chiều cao càng lớn, nó có tính vận
động lên trên. Trang phục có chiều cao thấp sẽ vận động sang ngang.

94


3.3.2. Một số biểu hiện của tuyến vận động


H 3.35. Tuyến vận động trên bộ trang phục [41], [11]
3.4. Trọng tâm bố cục
3.4.1. Định nghĩa
Trọng tâm chính của bố cục chính là điểm nhìn chính của bộ trang
phục. Trên một bộ trang phục thường có nhiều điểm nhấn, nhiều mảng
hình kết hợp lại với nhau nên người thiết kế dựa vào ý định, ý tưởng ban
đầu là phần nào chính phần nào phụ.
Phần chính thường to, rõ, đẹp bắt mắt người nhìn ngay khi vừa
quan sát, nó được thể hiện là điểm nhấn chính (trọng tâm) của bộ trang
phục. Tùy vào ý tưởng nhà thiết kế, nên trọng tâm có thể ở phần cổ,
ngực, eo hay phần chân,... thường được thể hiện dưới dạng màu sắc,
mảng hình, đường viền,... để gây ấn tượng thị giác với người đối diện.
3.4.2. Một số biểu hiện của trọng tâm bố cục

H 3.36. Trọng tâm ở cổ, ngực
95


H 3.37. Trọng tâm ở cổ [11]

H 3.38. Trọng tâm vai, eo [21], [44]
3.5. Kết luận
Một bộ trang phục đẹp khi các mảng hình, màu sắc, đường nét, hoa
văn, được sắp xếp một cách cân đối hài hịa, có mảng chính, mảng phụ
96


trọng tâm. Cịn các họa tiết trang trí hay phụ kiện đi kèm cần chú ý nó có
hợp khơng, có đẹp hơn khơng, có thể hiện được điểm nhấn, trọng tâm mà

mình mong muốn. Cho nên, khi xây dựng một bố cục nói chung và bộ
trang phục nói riêng cần thận trọng khơng để thiếu cũng khơng q thừa.
Có như thế mới tạo một sản phẩm có bố cục đẹp, hài hòa.
Chú ý:
Khi xây dựng bố cục trang phục cần tránh những trường hợp
- Các mảng hình, chi tiết khơng dứt khốt, rõ ràng.
- Nhiều mảng hình, nhiều họa tiết trang trí, khơng thay đổi hình tạo
nên sự vụn vặt, rời rạc không rõ trọng tâm.
- Sắp xếp một cách đều đều, đơn điệu, khơng tính tốn.
- Tránh sự sao chép, sắp xếp nhiều thứ khơng tính tốn trong một
tổng thể không rõ ý đồ.
4. PHONG CÁCH THỜI TRANG
4.1. Phong cách cổ điển
4.1.1. Định nghĩa
Phong cách cổ điển là bộ trang phục có kiểu dáng khơng lịe loẹt,
thái q, trung thành một với hình dáng cơ thể, tơn vẻ đẹp tự nhiên của
cơ thể nên các đường kết cấu phải giữ đúng cấu trúc cơ thể.
4.1.2. Đặc điểm nhận biết
Trang phục cổ điển có hình thức giản dị, nghiêm túc, lịch sự. Cho
nên những trang phục theo phong cách cổ điển thường không bị lỗi mốt
theo thời gian.
Trang phục cổ điển dễ ứng dụng cho mỗi đối tượng vì khơng diêm
dúa, cầu kỳ, mà nó ln thể hiện sự mộc mạc, chân thành. Chính vì thế
trang phục này dễ dàng phù hợp với học sinh, sinh viên; cán bộ công
chức trong mơi trường cơng sở. Ngồi ra, trang phục cũng có thể tham
gia các sự kiện lớn như hội nghị, mít ting,…mang tính chất lịch sự và
trang trọng.

97



H 3.39. Phong cách cổ điển [50], [36]
4.2. Phong cách thể thao
4.2.1. Định nghĩa
Phong cách thể thao xuất hiện đầu thế kỷ 20 nhưng đến những năm
1940 mới trở thành phong cách chính thức. Trang phục phong cách thể
thao thường được thiết kế rộng rãi, không nhiều tầng, nhiều lớp mà
thường thiết kế đơn giản, thoải mái, không nhất thiết phải tuân theo cấu
trúc của cơ thể người. Trang phục theo phong cách thể thao sử dụng
những đường nét mạnh mẽ, khỏe khoắn, tạo cảm giác linh hoạt, thuận lợi
cho người mặc.
98


4.2.2. Đặc điểm nhận biết
Đặc điểm của phong cách này khỏe khoắn, thoải mái, sử dụng
thuận lợi cho mọi hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt, trong môi trường
công nghiệp nên rất phù hợp trong xã hội hiện đại ngày nay.
Phong cách này xuất hiện nhiều ở trang phục trẻ em, thanh thiếu
niên, người trưởng thành, người lớn tuổi, phù hợp cho mọi đối tượng
nam, nữ. Phong cách này dễ thích ứng và hịa nhập với mọi người vì
chúng mang lại lợi ích và sự tiện dụng cho người mặc. Riêng một số mơn
thể thao thì khơng thể thiếu và phong cách này còn đồng hành với những
cuộc đi dạo quanh thành phố hoặc các cuộc dã ngoại, picnic,…

H 3.40. Phong cách thể thao [68]
4.3. Phong cách lãng mạn
4.3.1. Định nghĩa
Phong cách lãng mạn thường sử dụng nhiều cho nữ. Là trang phục
thể hiện sự nhẹ nhàng nữ tính, quý phái, kiêu sa. Bộ trang phục thường

tạo cảm giác thanh thoát, gợi cảm, tăng vẻ đẹp hình thể cho người mặc và
phù hợp tuýp người sống trầm tính, nhẹ nhàng, thơ mộng.

99


×