Phóng viên ảnh, ông ở đâu?
Một phóng viên được cử đi phỏng vấn, và kết quả có được một bài khá
tốt. Nhưng khi lên trang thì chẳng tìm được cái ảnh nào "mơi mới" của
nhân vật. Phóng viên này chặc lưỡi: "Biết thế mang máy ảnh đi chụp!"
Ô hay, ai cũng chụp được ảnh thì phóng viên ảnh vào công viên chụp
dạo hết à?
Nhưng đó thực sự là suy nghĩ của nhiều phóng viên tin mà tôi biết đấy.
Có ban tin tức hẳn hoi mà quyết định đầu tư "con kỹ thuật số" cho chủ
động, tuy ban ảnh ngay tầng dưới dễ có đến mấy chục tay máy. Có
người cho rằng kéo thêm anh ảnh đi thì r
ắc rối, có kẻ bạo gan không tin
vào tay nghề của đồng nghiệp chuyên bấm máy và tự cho rằng khả
năng nghiệp dư của mình đủ "bóp chết các cậu".
Hãy nhìn ra xung quanh mà xem. Không phải báo nào cũng có phóng
viên ảnh chuyên nghiệp đâu. Khá nhiều gương mặt viết tin mà tôi
quen, gặp nhau ở hội thảo, hội nghị thấy cũng bấm máy lia lịa. Ngày
xưa máy cơ thì nhiều người ngại, chứ bây giờ có máy ảnh kỹ thuật số
thì ai cũng thành phô-tô-gờ-ráp-phờ hết. Mà ảnh họ chụp không chỉ lên
website theo kiểu ảnh nhỏ chất lượng vừa phải đâu nhé, lên mặt báo in
đàng hoàng.
Đừng vội trách các phóng viên tin vuốt mặt không nể mũi. Họ cũng chỉ
muốn cho cái tin đậm đà và thuyết phục hơn, tuy "cách hành xử" thì
hơi qua mặt anh em ảnh và quả thật là không chuyên nghiệp cho lắm.
Vấn đề trước hết, theo tôi, ở người quản lý. Chỉ có họ mới có quyền
điều phối, và chỉ có họ mới tạo ra lề thói làm việc "automatic" hỗ trợ
và giúp đỡ nhau giữa phóng viên tin và phóng viên
ảnh. Cũng chỉ có họ
mới có quyền quyết định sử dụng những tấm ảnh chuyên nghiệp, mang
tính báo chí cao, có pha chút nghệ thuật, và th
ẳng tay vứt bỏ những tấm
ảnh công thức.
Xin nêu ví dụ ở một cơ quan báo chí rất lớn: sự phối hợp giữa tin và
ảnh hình như chỉ có ở các sự kiện rất lớn và các chuyến đi của các vị
lãnh đạo rất cao. Những vụ như ASEM hay họp Quốc hội thì thấy ảnh
khá nhiều, khá sát (tuy không đẹp), nhưng đa phần là xảy ra tình trạng
đi cà-kheo lệch. Ảnh có mà không thấy tin, tin mà không thấy ảnh, ảnh
có từ chiều nhưng tối mới thấy tin, hoặc tin phát chán chê rồi nhưng
ảnh chỉ có vào sáng hôm sau.
Điều khó chịu tiếp theo là kiểu chụp quá công thức, buồn tẻ. Tin xét xử
tội phạm thì ảnh chụp hết bị can này đến bị can khác mặc áo tù đứng
trước vành móng ngựa, đối với các hội nghị thì toàn chơi kiểu đứng
dưới chụp lên phông màn và một lô đầu, các lễ khai trương động thổ
nào cũng theo kiểu đang cắt băng hoặc xúc đất. Những kiểu ảnh như
thế thì bảo làm sao mà phóng viên tin thích cho được (tuy rằng bản
thân họ đi chụp thì có thể kém hơn nhiều - người ngoài dễ chê mà!).
Một vấn đề khác nữa là ảnh và tin chẳng ăn nhập gì với nhau. Cách
chọn ảnh hơi có phần tùy tiện trên báo Việt Nam vẫn còn khá phổ biến.
Chẳng khó gì để chỉ ra một cái bài viết về tình hình HIV tràn lan hay
đợt truy quét gãi mại dâm mà lại tô điểm bằng hình một cô gái thướt
tha áo dài hay bóng một đôi nam nữ đang ngồi tình tự.
Tôi đã xem một bộ phim trong đó cô phóng viên ảnh được giao nhiệm
vụ phải có được tấm ảnh chụp hai người da đen bị cáo buộc (nhầm) là
tội phạm để đăng cùng bài viết vào số báo sáng sớm hôm sau. Vì bé
nhỏ nên cô này bị chen lấn không thể tiếp cận được đối tư
ợng, đeo đuổi
từ nơi này đến nơi khác vẫn không thể chụp được tấm ảnh ưng ý. Đến
lúc hai bị can bị giải ra xe, cô lao vao bấm máy nhưng bị chen ngã, và
vội bấm máy qua háng một người khác. Cô mang về phòng tối để in
tráng và đã lọc được tấm ảnh đắt giá. Ánh mắt nhìn chân thành của
người thanh niên vô tội.
Tất nhiên là có nhiều phóng viên ảnh của các tờ báo chuyên hoạt động
độc lập, nhiều "freelancer" (phóng viên tự do) chỉ chuyên chụp ảnh
trên thế giới cũng thế nhưng không thể thiếu vắng sự phối hợp nhịp
nhàng giữa tin và ảnh. Chúng ta chẳng lạ gì chuyện những tay viết kỳ
cựu trên thế giới luôn cặp kè với một tay máy "hợp cạ", có như thế
những bài viết của họ mới có những bức ảnh thuyết phục, đúng ý
tưởng.
Để các nhà quản lý tạo ra một cơ cấu làm việc hợp lý là chuyện hơi
vượt tầm, nhưng muốn có những bức ảnh báo chí đẹp để "dằn mặt"
mấy anh phóng viên tin dám nói bừa thì cũng đâu có gì khó. Phóng
viên ảnh cần phải trăn trở. Thế thôi!