Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

NGUYỄN văn HANH xây DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG METHAMPHETAMIN và một số CHẤT độn TRONG nước THẢI BẰNG LC MSMS NHẰM PHÁT HIỆN cơ sở sản XUẤT MA túy LUẬN văn THẠC sĩ dược học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN HANH

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG
METHAMPHETAMIN VÀ MỘT SỐ CHẤT
ĐỘN TRONG NƯỚC THẢI BẰNG LC-MS/MS
NHẰM PHÁT HIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT MA TÚY
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 8720210
Người hướng dẫn khoa học
1. TS. Trần Nguyên Hà
2. PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hà

HÀ NỘI - 2022


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Viện khoa học hình sự - Bộ cơng an và
Trường Đại học Dược Hà Nội dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Nguyên Hà và
PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hà.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Trần Nguyên
Hà và PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hà đã hướng dẫn nghiên cứu và góp ý giúp tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin được cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường và các anh chị cán bộ
Trung tâm giám định ma túy – Viện khoa học hình sự - Bộ công an đã hỗ trợ cho tôi


về thiết bị, hóa chất, tạo điều kiện để tơi có thể hồn thành đề tài nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh – Giảng viên
Bộ mơn Hóa phân tích – Độc chất đã giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức
cần thiết, là nền tảng để tơi có thể xây dựng, thực hiện và hồn thành đề tài nghiên
cứu.
Tơi xin được cảm ơn các thầy cô Trường Đại Học Dược Hà Nội, đặc biệt là các
thầy cơ Bộ mơn Hóa phân tích và Độc chất đã truyền đạt cho tơi những kiến thức cần
thiết, là nền tảng để tơi có thể xây dựng, thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn quan tâm, chăm sóc, động
viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng xin kính chúc các thầy cơ ln mạnh khỏe, hạnh phúc và gặt hái được
nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2022

Học viên
Nguyễn Văn Hanh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1. Tổng quan về chất gây nghiện .............................................................................3
1.2. Tình hình sử dụng và sản xuất ma túy trên thế giới và Việt Nam .......................3
1.2.1. Sử dụng và sản xuất ma trúy trên thế giới ........................................................3
1.2.2. Sử dụng và sản xuất ma túy tại Việt Nam.........................................................4

1.3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ....................................................................6
1.3.1. Các phương pháp tổng hợp Methamphetamin ..................................................6
1.3.2. Chất độn và vai trị của chất độn trong sản x́t MET......................................8
1.3.3. Tính chất lý, hóa của MET và các chất độn ......................................................9
1.3.4. Tác dụng dược lý của MET và các chất độn ...................................................10
1.4. Các phương pháp định lượng MET và các chất độn..........................................13
1.4.1. Các phương pháp định lượng MET, một số ma túy khác và các chất chuyển
hóa trong nước thải....................................................................................................13
1.4.2. Các phương pháp định lượng MET và các chất độn có trong chế phẩm ........15
1.5. Tổng quan về sắc ký lỏng và khối phổ...............................................................18
1.5.1. Sắc ký lỏng hiệu năng cao ...............................................................................18
1.5.2. Sắc ký lỏng khối phổ ......................................................................................18
1.6. Các phương pháp chiết tách ...............................................................................21
1.6.1. Chiết lỏng – lỏng ............................................................................................21
1.6.2. Chiết pha rắn (SPE) .........................................................................................22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu, nguyên liệu và trang thiết bị nghiên cứu.......................24


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24
2.1.2. Chất chuẩn, dung mơi, hóa chất ......................................................................24
2.1.3. Trang thiết bị nghiên cứu ................................................................................25
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................26
2.2.1. Chuẩn bị mẫu ..................................................................................................26
2.2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................27
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................27
2.2.3.1. Khảo sát điều kiện xử lý mẫu .......................................................................27
2.2.3.2. Xây dựng phương pháp phân tích ................................................................28
2.3. Thẩm định lại phương pháp phân tích đã xây dựng...........................................28
2.3.1. Sự phù hợp của hệ thống .................................................................................29

2.3.2. Độ đặc hiệu-chọn lọc: .....................................................................................29
2.3.3. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn (Linearity): .............................................30
2.3.4. Độ chính xác ...................................................................................................30
2.3.5. Tỷ lệ thu hồi của phương pháp........................................................................32
2.3.6. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) ..............................33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................34
3.1. Xây dựng phương pháp phân tích MET và các chất độn bằng LC-MS/MS ......34
3.1.1. Khảo sát điều kiện khối phổ ............................................................................34
3.1.2. Khảo sát điều kiện sắc ký ................................................................................35
3.1.2.1. Lựa chọn pha tĩnh .........................................................................................35
3.1.2.2. Khảo sát pha động ........................................................................................36
3.1.3. Khảo sát quy trình xử lý mẫu ..........................................................................39
3.1.3.1. Quy trình chiết pha rắn .................................................................................40
3.1.3.2. Quy trình chiết lỏng – lỏng ..........................................................................42
3.2. Thẩm định phương pháp ....................................................................................43
3.2.1. Sự phù hợp của hệ thống .................................................................................43
3.2.2. Độ chọn lọc của phương pháp.........................................................................44
3.2.3. Đường chuẩn và khoảng tuyến tính ................................................................45
3.2.4. Độ đúng, độ lặp lại ..........................................................................................48


3.2.5. Tỷ lệ thu hồi chất phân tích .............................................................................50
3.2.6. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) ..............................54
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................................57
4.1. Phương pháp xử lý mẫu .....................................................................................57
4.2. Phương pháp phân tích .......................................................................................59
4.3. Thẩm định phương pháp phân tích ....................................................................61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................65
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh

APCI

Atmospheric pressure chemical
ionization

APPI

Atmospheric pressure photoionization

ATS
CAFE
CV
ESI
H%
HLB
HPLC
IPB
IS
KET
KLPT
LCMS/MS
LD50
LOD

LOQ
MDMA
MeCN
MeOH
MET
MTTH
PARA
PRO
R (%)
RSD (%)
S/N
SD
TB
TLTK
UNODC
VKNTTW

Amphetamin Type Stimulants
Cafeine
Coefficient of Variation
Electrospray ionization
Hydrophilic-lipophilic balance
High performance liquid
Isopropylbenzylamine
Internal standard
Ketamine
Liquid chromatography - Tadem mass
spectrophometry
Lethal Dose 50
Limit of detection

Limit of quantification
3,4-methylenedioxyMethamphetamine
Acetonitrile
Methanol
Methamphetamine
Paracetamol
Procaine
Recovery
Relative standard deviation
Signal/noise
Standard Deviation

United Nations Office on Drugs and
Crime

Tiếng Việt
Ion hóa hóa học ở áp suất khí quyển
Ion hóa bằng photon tại áp suất khí
quyển
Các chất kích thích dạng Amphetamin
Cafein
Hệ số biến thiên
Ion hóa phun điện tử
Tỷ lệ thu hồi
Hệ số cân bằng dầu - nước
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Isopropylbenzylamin
Chuẩn nội
Ketamin
Khối lượng phân tử

Sắc ký lỏng khối phổ
Liều lượng của hoá chất phơi nhiễm
gây ra cái chết cho 50% (một nửa)
Giới hạn phát hiện
Giới hạn định lượng
3,4-methylenedioxyMethamphetamin
Acetonitril
Methanol
Methamphetamin
Ma túy tổng hợp
Paracetamol
Procain
Độ thu hồi
Độ lệch chuẩn tương đối
Tín hiệu/nhiễu
Độ lệch chuẩn
Trung bình
Tài liệu tham khảo
Văn phịng Liên Hiệp Quốc về chống
Ma túy và Tội phạm
Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc tính của MET và các chất độn .................................................................9
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu về định lượng chất gây nghiện trong nước thải .............14
Bảng 1.3. Một số nghiên cứu định lượng MET và các chất độn trong chế phẩm .........16
Bảng 2.1. Chất chuẩn và chuẩn nội ...............................................................................24
Bảng 2.2. Dung mơi hóa chất ........................................................................................25
Bảng 2.3. Pha tĩnh của cột SPE .....................................................................................26

Bảng 2.4. Độ thu hồi chấp nhận ở các nồng độ khác nhau theo AOAC 2016 ..............31
Bảng 2.5. Độ lặp lại tối đa được chấp nhận ở các nồng độ tương ứng theo AOAC 2016
.......................................................................................................................................32
Bảng 3.1. Các điều kiện khối phổ..................................................................................34
Bảng 3.2. Chương trình gradient của hệ pha động 1 .....................................................36
Bảng 3.3. Chương trình gradient của hệ pha động 2 .....................................................36
Bảng 3.4. Chương trình gradient 2 của hệ pha động 2 được chọn ................................39
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá độ thích hợp hệ thống .......................................................43
Bảng 3.6. Quan hệ tuyến tính giữa nồng độ và tỷ lệ diện tích pic của MET và 4 chất
độn với chuẩn nội MDMA-d5 .......................................................................................46
Bảng 3.7. Kết quả thẩm định độ đúng, độ chính xác của MET và 4 chất độn ..............48
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát độ thu hồi của MET...........................................................50
Bảng 3.9 Kết quả khảo sát độ thu hồi của Paracetamol ................................................51
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát độ thu hồi của Cafein ......................................................51
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát độ thu hồi của Procain ....................................................52
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát độ thu hồi của Isopropylbenzylamin ...............................52
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát độ thu hồi của chuẩn nội .................................................53
Bảng 3.14. Tỷ lệ thu hồi và hệ số biến thiên của các chất với 2 phương pháp xử lý mẫu
.......................................................................................................................................54
Bảng 3.15. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của các chất .............................55


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Quy trình tổng hợp MET từ Ephedrin/Pseudoephedrin ..................................6
Hình 1.2. Quy trình tổng hợp MET từ P2P .....................................................................7
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống LC-MS/MS ...........................................................................18
Hình 1.4. Sơ đồ tạo ion dương bằng nguồn ESI ...........................................................19
Hình 1.5. Sơ đồ bộ phân tích tứ cực .............................................................................20
Hình 1.6. Bốn bước của quá trình chiết pha rắn ............................................................22
Hình 3.1. Sắc ký đồ của các chất với hệ dung mơi pha động 1 ở hai chương trình

gradient ..........................................................................................................................37
Hình 3.2. Sắc ký đồ của các chất với chương trình gradient 1 của hệ pha động 2.......38
Hình 3.3. Sắc ký đồ của các chất với chương trình gradient 2 của hệ pha động 2.......39
Hình 3.4. Sơ đồ xử lý mẫu nước thải bằng SPE ...........................................................41
Hình 3.5. Sơ đồ xử lý mẫu nước thải bằng chiết lỏng – lỏng........................................42
Hình 3.6. Sắc ký đồ của mẫu nền khơng có chất phân tích ..........................................45
Hình 3.7. Sắc ký đồ mẫu nền thêm chất chuẩn nội MDMA-d5 (hình A) và sắc ký đồ
mẫu nền thêm chuẩn của MET, 4 chất độn và chuẩn nội MDMA-d5 (hình B) ............45
Hình 3.8. Đồ thị quan hệ tuyến tính của tỷ lệ diện tích pic và nồng độ của MET và 4
chất độn..........................................................................................................................48
Hình 3.9. Sắc ký đồ LOD và LOQ của các chất phân tích ...........................................56
Hình 4.1. Cân bằng acid – base của Cafein ...................................................................58


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc lạm dụng chất gây nghiện không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người sử dụng
như sức khỏe giảm sút, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần… mà cịn ảnh hưởng tới cộng
đồng, tăng chi phí và gánh nặng cho xã hội, gia tăng tội phạm xã hội. Tuy nhiên với lợi
nhuận cao, các tổ chức tội phạm vẫn tiếp tục sản xuất và phân phối các chất này.
Trong số các loại ma túy tổng hợp, nhóm ma túy dạng Amphetamin (ATS) được
sản xuất và sử dụng khá phổ biến. Trong báo cáo “World Drug Report 2021” của Văn
phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC), trong số các ATS
được sản xuất thì Methamphetamin được sản xuất phổ biến nhất. Trong giai đoạn 2015
- 2019, gần 24.000 cơ sở sản xuất ATS đã bị phát hiện hoặc triệt phá trên ở 45 quốc gia.
Hơn 95% trong số đó đã sản xuất Methamphetamin; 2% Amphetamin; 1 % sản x́t
MDMA, cịn lại các chất kích thích khác [39]. Đồng thời, việc sản xuất Methmphetamin
đang mở rộng ở các khu vực xung quanh Tam giác vàng trong đó có Campuchia và Việt
Nam.
Theo số liệu của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, từ năm 2012 đến 2019,
lực lượng phòng chống ma túy đã triệt phá 45 vụ sản xuất ma túy trái phép, tập trung

chủ yếu vào các chất ma túy tổng hợp. Các năm trước đây, chủ yếu là các vụ nhỏ lẻ, các
đối tượng thu gom thuốc tân dược chứa tiền chất, sử dụng làm nguyên liệu chính sản
xuất ma túy với quy mô kilôgram, chục kg. Tuy nhiên từ các năm 2016-2018 số lượng
vụ sản xuất có xu hướng gia tăng.
Với tình hình thực tế như trên, bên cạnh việc khai thác thông tin về hoạt động của
tội phạm từ trinh sát và từ quần chúng nhân dân, cần thiết phải có các nghiên cứu để
giám sát việc sản xuất ma túy theo hướng vừa có hiệu quả về chi phí, vừa có thể phát
hiện nhanh, chính xác để phát hiện sớm các cơ sở sản xuất ma túy, trước khi nó được
đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Điều này mang lại lợi ích to lớn do việc thu giữ sẽ triệt
để hơn và giúp giải quyết tận gốc nguồn cung ma túy ra thị trường.

1


Một trong những yếu tố phát hiện sớm cơ sở sản xuất ma túy MET là việc phát
hiện ma túy và các hóa chất được sử dụng làm chất độn trong quá trình sản xuất, đóng
gói. Các chất này có khả năng rò gỉ trong nước thải của cơ sở sản xuất. Do đó, đề tài
“Xây dựng phương pháp định lượng Methamphetamin và một số chất độn trong
nước thải bằng LC-MS/MS nhằm phát hiện cơ sở sản xuất ma túy” được thực hiện
với các mục tiêu như sau:
Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng Methamphetamin và một số chất
độn trong nước thải bằng sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS).

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chất gây nghiện
Theo Luật phòng, chống ma túy năm 2021, chất gây nghiện là chất kích thích hoặc
ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng [12].

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới, chất gây nghiện là “chất hóa học sau khi được hấp
thu sẽ làm thay đổi chức năng thực thể và tâm lý của người sử dụng” [8]. Theo đó:
Ma túy tổng hợp: Chỉ các loại ma túy do con người tổng hợp nên từ các hóa chất
khác nhau, khơng phải thành phần từ thiên nhiên [7]. Ví dụ các loại ma túy tổng hợp
dạng Amphetamin (Amphetamin Type Stimulants: ATS).
ATS là tên gọi chung của một nhóm chất kích thích có cấu trúc hóa học dạng
Amphetamin như: Amphetamin, Methamphetamin (MET), Methcathinon (Ephedron),
3,4-dimethyl enedioxy Methamphetamin (MDMA) còn gọi là thuốc lắc hay Estasy. ATS
có tác dụng kích thần kinh gây cảm giác hưng phấn, khoái cảm, chống mệt mỏi… Khi
sử dụng kéo dài các ATS có thể gây hoang tưởng, ảo giác [7].
Danh mục các chất ma túy và tiền chất được quy định trong Nghị định số
73/2018/NĐ-CP năm 2018 của Chính phủ [8] và có sửa đổi bổ sung trong Nghị
định số 60/2020/NĐ-CP năm 2020 của Chính phủ [9].
Ví dụ: Tại Việt Nam MET được xếp vào danh mục II (chất ma túy được dùng hạn
chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong
lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền) [8].
1.2. Tình hình sử dụng và sản xuất ma túy trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Sử dụng và sản xuất ma trúy trên thế giới
Tình hình sử dụng ma túy vẫn diễn biến phức tạp bất chấp các nỗ lực kiểm soát
ma túy của các quốc gia trên thế giới. Trong báo cáo “World Drug Report 2021” của
Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) cho thấy khoảng
275 triệu người từ 15-64 tuổi (chiếm khoảng 5,5% dân số thế giới) sử dụng ma túy, trong
đó có khoảng 36 triệu người bị rối loạn do sử dụng ma túy (phụ thuộc vào ma túy, cần
điều trị…), khoảng 494.000 người tử vong trong năm 2019 do sử dụng Heroin, Cocain
và các loại ma túy khác. Trong số người tử vong do sử dụng ma túy năm 2019 có khoảng
366.000 trường hợp (chiếm 74%) liên quan gián tiếp đến sử dụng ma túy như
3


HIV/AIDS, ung thư gan, viêm gan B, viêm gan C, tự làm hại bản thân.., số người tử

vong vì bị rối loạn do sử dụng ma túy là khoảng 128.000 người (chiếm 26%) [39].
Trong số các loại ma túy tổng hợp, nhóm ma túy ATS được sản xuất và sử dụng
khá phổ biến. Theo báo cáo “World Drug Report 2021” của Văn phòng Liên Hiệp
Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC), trong số các ATS được sản xuất thì
Methamphetamin (MET) được sản xuất phổ biến nhất. Trong giai đoạn 2015 - 2019,
gần 24.000 cơ sở sản xuất ATS đã bị phát hiện hoặc triệt phá ở 45 quốc gia. Hơn 95%
trong số đó đã sản xuất Methamphetamin; 2%, Amphetamin; 1 % sản xuất MDMA, còn
lại là các chất kích thích khác [39]. Đồng thời, việc sản xuất MET đang mở rộng ở các
khu vực xung quanh Tam giác vàng trong đó có Campuchia và Việt Nam.
Hầu hết các cơ sở sản xuất bất hợp pháp MET được phát hiện ở Bắc Mỹ, chủ yếu
ở Mỹ, nơi có 890 cơ sở sản xuất Methamphetamin đã được báo cáo vào năm 2019 (chiếm
56% tổng số toàn cầu), tiếp theo là Mexico (43 cơ sở) và Canada (18 cơ sở). Tổng sản
lượng nội địa bị phá hủy sản xuất Methamphetamin ở Hoa Kỳ dường như khá nhỏ so
với một số cơ sở quy mơ lớn, quy mơ cơng nghiệp được tìm thấy ở các khu vực trên thế
giới, chẳng hạn như ở Mexico và ở phía Đơng và Đơng Nam Á [39].
1.2.2. Sử dụng và sản xuất ma túy tại Việt Nam
Tại Việt Nam theo thống kê của Bộ Công an, tính đến tháng 12/2020, cả nước có
trên 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trong đó có 38.244 người đang cai
nghiện bắt buộc trong các cơ sở cai nghiện ma túy; gần 80% có sử dụng ATS và chất
hướng thần mới. Đặc biệt, tại một số địa phương, tỷ lệ người nghiện sử dụng ATS và
chất hướng thần rất cao (Đồng Nai 87%, Đà Nẵng 85%, Trà Vinh 90,7 %). Ngồi ma
túy truyền thống, ATS thì các loại ma túy khác như: “Cần sa”, “cỏ Mỹ”…xuất hiện ngày
càng nhiều [2].
Loại ma túy tổng hợp được sử dụng phổ biến là Methamphetamin, Estasy
(MDMA), Ketamin với các tên lóng như: đá, thuốc lắc, viên nữ hoàng, ngọc điên, yaba.
Methamphetamin được sử dụng chủ yếu tại cơ sở lưu trú, nhà riêng, do hình thức sử
dụng loại ma túy này cần có thời gian, dụng cụ và cách thức sử dụng khá phức tạp. Do
đó, các đối tượng sử dụng loại này phải lựa chọn địa điểm kín đáo để sử dụng. MDMA
(Estasy), Ketamin được sử dụng chủ yếu trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi
4



giải trí như vũ trường, nhà hàng do người sử dụng loại ma túy này này phải có nhạc
mạnh để kích động, hình thức sử dụng đơn giản như uống trực tiếp với rượu, nước ngọt
hoặc hít trực tiếp bằng ống hút qua đường hô hấp [7].
Việt Nam với vị trí địa lý nằm gần khu vực tam giác vàng và hạ lưu của sông
Mekong nên khi việc sản xuất ma túy ở khu vực tam giác vàng bị triệt phá thì các tổ
chức tội phạm có tổ chức xun quốc gia chuyển đến hoạt động sản xuất ở nội địa Việt
Nam và Campuchia, trong đó đặc biệt là Việt Nam [39].
Ngày 06/04/2017, Công an TPHCM đã tiến hành triệt phá thành công chuyên án
516E bắt giữ 14 đối tượng, thu giữ 520.000 viên thuốc lắc (3,7kg), 220kg ma túy tổng
hợp, gần 2,5 tấn hóa chất để sản xuất ma túy tổng hợp cùng nhiều phương tiện, dụng cụ
khác có liên quan đến sản xuất ma túy của cơ sở này [43].
Ngày 8/8/2017, Công an huyện Tiên Lữ phối hợp với Phịng CSĐT tội phạm về
ma t, Cơng an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã triệt phá thành công chuyên án
ma tuý lớn. Cơ quan cảnh sát điều tra thu giữ nhiều sản phẩm, nguyên liệu, phương tiện
máy móc, hàng chục máy dập, nghiền, trộn và khuôn mẫu dập viên sản phẩm ma túy
[44].
Ngày 06/08/2019, Cục C04 phối hợp các đơn vị nghiệp vụ và công an các địa
phương đồng loạt khám xét, bắt giữ đường dây sản xuất ma túy cực lớn do người Trung
Quốc điều hành tại nhà xưởng của Công ty Xuất Nhập khẩu Đồng An Viên (ở thị trấn
Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum), thu giữ khoảng 150 lít dung dịch chứa
Methamphetamin; 13 tấn hóa chất, tiền chất các loại và khoảng 20 tấn thiết bị, máy móc,
phục vụ sản xuất trái phép chất ma túy. Tại 2 kho hàng ở thành phố. Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định, cơng an thu giữ gần 200 thùng phuy chứa hóa chất, 400 bao hóa chất cùng
nhiều tang vật có liên quan để sản xuất ma túy. Tổng cộng, trong 3 kho hàng có khoảng
30 tấn tiền chất, hóa chất dùng để phục vụ cho sản xuất ma túy, hàng trăm lít dung dịch
ma túy tổng hợp cùng nhiều máy móc, dụng cụ dùng để sản xuất ma tuý [45].
Ngày 16/11/2020, Công an huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) đã thu giữ 2.671
viên ma túy tổng hợp, 1 túi cỏ Mỹ, 2 túi ma túy đá, 1 máy dập khuôn dùng để sản xuất

ma túy [42].

5


Như vậy, liên tiếp trong nhiều thời gian qua, ma túy tổng hợp, đặc biệt là MET
không chỉ được buôn bán mà còn được sản xuất tại Việt nam phục vụ nhu cầu tiêu thụ
trong nước. Ngồi ra cịn để xuất khẩu sang các nước khác như Úc, Nhật Bản, Hàn
Quốc…[39].
Nguyên liệu từ việc chiết tách các thành phần cần thiết cho quá trình tổng hợp từ
dược phẩm, hóa chất trong danh mục tiền chất và tiền tiền chất. Việc phát hiện những
chất này trong môi trường tại các khu vực nghi ngờ sản xuất ma túy là công cụ khoa học
góp phần cơng tác điều tra nhanh chóng, chính xác.
1.3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
1.3.1. Các phương pháp tổng hợp Methamphetamin
MET có thể được điều chế bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu là được
điều chế từ Ephedrin/pseudoephedrin hoặc đi từ 1-phenyl-2-propanon (P2P).
a. Đi từ Ephedrin hoặc Pseudoephedrin [32], [38]

Hình 1.1. Quy trình tổng hợp MET từ Ephedrin/Pseudoephedrin
MET được sản x́t thơng qua các quy trình Nagai (I), Emde (II), Hypo (III),
Moscow (IV), Rosenmund (V) và Birch/Nazi (VI)
Quy trình Nagai (hình 1.1.I) liên quan đến phospho đỏ và acid hydroiodic (HI).
Ephedrin/pseudoephedrin được Iod hóa bởi HI để tạo thành Iodoephedrin/
Iodopseudoephedrin. Sau đó Phosphor đỏ sẽ loại Iod để tạo thành Phospho triiodid từ
đó tạo MET. Phương pháp này thường cho sản phẩm MET có độ tinh khiết gần 95%.

6



Quy trình Emde (hình 1.1. II) được sử dụng phổ biến nhất ở khu vực Đông Nam
Á. Ephedrin/pseudoephedrin sẽ phản ứng với Thionyl chlorid (SOCl2) theo cơ chế thế
ái nhân để hình thành nên hỗn hợp racemic Chloroephedrin/Chloropseudoephedrin
trước khi clo bị khử bằng hỗn hợp Pd/BaSO4 để tạo nên MET.
Quy trình Hypo (hình 1.1.III) và Moscow (hình 1.1.IV) có cơ chế đều liên quan
đến Phospho và Iod giống như quy trình Nagai, tuy nhiên có sự khác nhau về các bước
phản ứng và sản phẩm trung gian.
Quy trình Rosenmund (hình 1.1.V) là quy trình khử hóa trực tiếp nhóm (-OH)
trong phân tử Ephedrin/Pseudoephedrin bằng chất khử hóa mạnh là Pt/H2 để tạo thành
MET.
Quy trình Birch/Nazi (VI) là phản ứng của Ephedrin/Pseudoephedrin với các kim
loại kiềm như Liti hoặc Natri trong mơi trường ammoniac để cho ra MET. Quy trình
này thường được để yên cho đến khi amoniac bay hơi hết và được đánh giá nguy hiểm
hơn các quy trình khác vì có thể xảy ra phản ứng của các kim loại kiềm và amoniac.
b. Đi từ 1-Phenyl-2-propanon (P2P) [32], [38]

Hình 1.2. Quy trình tổng hợp MET từ P2P
Với tiền chất P2P, Leuckart và khử amin là hai quy trình được sử dụng phổ biến
nhất. Phản ứng khử amin với tiền chất P2P tạo thành MET với sự tham gia của các tổ
hợp xúc tác và khử hóa bao gồm Pd/H2/NH2CH3, NaBH4/NH2CH3, NaBH3CN/NH2CH3,
HCl/H2O, Pt/H2/NH2CH3, và Hg/Al/NH2CH3 (Hình 1.2). Tuy nhiên hỗn hống
nhôm/thủy ngân (Al/Hg) trong môi trường acid yếu được ghi nhận là phương pháp tổng

7


hợp biến nhất ở châu Âu và Mỹ [41]. Mặc dù đã có lịch sử lâu đời nhưng phương
pháp khử trực tiếp từ tiền chất P2P vẫn giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu truy vết
tạp của MET.
Bên cạnh khử amin hóa, quy trình Leukart cũng thường sử dụng đối với tiền chất

P2P trong tổng hợp MET. N-methylformamid, Methylamin hoặc acid formic sẽ phản
ứng với P2P trong acid H2SO4 và HCl để tạo thành MET.
1.3.2. Chất độn và vai trò của chất độn trong sản xuất MET
Chất độn trong sản x́t ma túy: Cịn gọi là chất pha lỗng là các chất không hoạt
động về mặt dược lý được thêm vào sản phẩm cuối cùng để tăng khối lượng [38] hoặc
nó có thể là chất được thêm vào với mục đích tăng cường hoặc bắt chước tác dụng của
ma túy [19].
Chất độn trong sản xuất MET được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm có khơng có hoạt tính sinh học được thêm vào để tăng khối lượng và tăng
lợi nhuận như: Dimethylsulfon (DMS, MSM), Isopropylbenzen [21].
- Nhóm có hoạt tính sinh học như: Cafein, Paracetamol, Procain, Diphenhydramin,
Nicotinamid...[21], [23], [36].
+ Procain là chất gây tê, khi phối hợp với Methamphetamin nó làm tăng cảm giác
phê khi sử dụng Methamphetamin.
+ Diphenhydramin được sử dụng để làm giảm tác dụng phụ đặc biệt là ngứa, dị
ứng do Methamphetamin gây ra [34], hoặc nó cũng chính là tồn dư cịn do q trình
tổng hợp hóa học MET (Diphenhydramin được sử dụng để tổng hợp
Ephedrin/Pseudoephedrin, sau đó một trong hai chất này được sử dụng để tổng hợp
MET) [33], [38].
+ Phối hợp giữa Cafein và MET làm tăng tác dụng kích thích thần kinh trung ương
của MET nhưng sự kết hợp này sẽ làm tăng độc tính của MET [37].
Sự có mặt của các chất độn trong ma túy tổng hợp nói chung và trong MET nói
riêng làm cho người sử dụng khơng những chịu độc tính của ma túy mà cịn chịu những
tác dụng bất lợi của các chất độn này, thậm chí là tăng cường độc tính của ma túy. Tác
dụng bất lợi của các chất độn được thêm vào hầu hết chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn
[23].
8


Nghiên cứu này sẽ tập trung chủ yếu vào các chất độn được sử dụng trong quá

trình sản xuất MET. Các chất này phần lớn được trộn vào sản phẩm cuối cùng nhưng
cũng có thể là chất tồn dư trong quá trình tổng hợp MET (Diphenhydramin).
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu định danh được tồn
dư dung môi, tiền chất sử dụng trong q trình tổng hợp hóa học MET cũng như định
lượng được các chất này trong nước thải của cơ sở sản xuất ma túy [11].
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để định
lượng MET và một số chất độn trong nước thải của cơ sở sản xuất ma túy.
1.3.3. Tính chất lý, hóa của MET và các chất độn
Một số chất độn được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất MET được ghi
nhận từ nhiều tài liệu đã công bố được tóm tắt trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Đặc tính của MET và các chất độn
STT

Cơng thức
Methamphetamin

Tính chất
-

Tan

trong

ethanol,

TLTK
ether,

chloroform, ít tan trong nước
- Dạng muối hydroclorid có dạng tinh


1
CTPT: C10H15N

thể trắng, dễ tan trong nuớc.

M= 149,23 (g/mol)

- pKa = 9,87.

Cafein

[30]

- Bột kết tinh trắng hoặc gần như
trắng, mịn, hoặc tinh thể trắng hoặc
gần như trắng. Dễ thăng hoa. Hơi tan
trong nước, dề tan trong nước sơi.

2

Khó tan trong ethanol 96%, hịa tan
CTPT: C8H10N4O2
M=194,19 (g/mol)

trong

chloroform,

ethyl


pyridin, pyrrol, THF.
- pKa1 = 0,7, pKa2 = 14

9

acetat,

[5]


Paracetamol

- Bột kết tinh trắng, không mùi. Hơi
tan trong nước, rất khó tan trong
chloroform, ether, methylen clorid, dễ

3

tan trong dung dịch kiềm, ethanol

[5]

96%, methanol.
CTPT: C8H9NO2

- pKa=9,38

M= 151,16 (g/mol)
Procain


- Dạng base tan trong: Alcol, benzen,
ether, chloroform.
- Dạng muối hydroclorid: Tinh thể
không màu hay bột kết tinh trắng hoặc

4

[30], [5]

gần như trắng. Rất tan trong nước, tan
CTPT: C13H20N2O2
M=236,31 (g/mol)
Isopropylbenzylamin

trong ethanol 96%.
- pKa =9,04
- Tinh thể trắng
- Độ tan: Tan ít trong cloroform, ethyl
acetat, methanol.

5

- pKa = 9,8

[30]

CTPT: C10H15N
M= 149,23 (g/mol)
1.3.4. Tác dụng dược lý của MET và các chất độn

a. MET [10], [34]
MET có thể dễ dàng hấp thu từ đường tiêu hóa và niêm mạc mũi, tự do xâm nhập
qua hàng rào máu não. MET kích thích gián tiếp hệ giao cảm, chủ yếu làm tăng hoạt
động của Noradrenalin, Dopamin và Serotonin tại hệ thần kinh trung ương và hoạt động
của Noradrenalin trong hệ thần kinh giao cảm ngoại biên, ngăn chặn tái hấp thu và tăng
giải phóng dopamin từ phần vừa được tổng hợp, ngăn chặn tái hấp thu Noradrenalin,
cũng giải phóng Noradrenalin nhưng nói chung có tác động ít hơn đối với Serotonin.
Những thay đổi về tinh thần khi sử dụng MET có thể do tác động vào tế bào thần kinh
Dopamin ở vùng Mesolimbic. Biểu hiện kích thần trên lâm sàng có thể do tăng sử dụng
10


Methamphetamin ở tế bào thần kinh, tăng Noradrenalin trong hệ thống kích hoạt phức
tạp, và duy trì tác dụng của Catecholamin tại vùng xi náp chi phối về hành vi.
MET làm tăng các hoạt tính Cathecolamin và Serotonin là chất dẫn truyền thần
kinh đóng vai trò chủ yếu gây ảo giác, các cảm giác giác phiêu diêu, huyền ảo, say đắm.
Tác dụng kích thích thần kinh của MET là rất nhanh, thời gian tác dụng có thể kéo dài
4-8 giờ.
Dùng liều cao thường xuyên có thể gây ra chứng loạn thần, hoang tưởng, dễ bị
kích động và gây bạo lực, hành động khơng lý trí, rất dễ quậy phá và hành hung người.
Chính vì vậy, chúng được gọi là “ma túy điên” hay “ma túy bạo lực”. Việc sử dụng lâu
dài MET làm tăng độc tính của nó và có thể gây nhiễm độc nhẹ, trung bình hoặc nặng
theo thứ tự như nôn, lẫn lộn, hôn mê… Một số tác dụng phụ khác bao gồm độc thần
kinh





thể


dẫn

tới

mất

hoạt

động

chức

năng

của

não

bộ.

Khi được sử dụng trong điều trị, hàm lượng thuốc điều trị trong máu thường dưới 0,1
µg/ml. Khi sử dụng thuốc riêng lẻ, hàm lượng thuốc trong máu có thể biến đổi từ 0,0918 µg/ml. Khi nghiện, liều dùng có thể lên tới 2g. Thông số LD50 (chuột) của MET là
70 mg/kg. Liều gây độc LD50 trên người có thể được ước tính từ 30mg đến 100 mg.
Hậu quả khi sử dụng MET kéo dài:
 Bị lệ thuộc vào Methamphetamin
 Thường trở nên bạo lực mà khơng có lý do gì cụ thể.
 Hay bị ốm hoặc dễ bị bệnh hơn do cơ thể bị giảm sức đề kháng.
 Buồn, trầm cảm.
 Bị các đợt loạn thần với biểu hiện hoang tưởng, ảo giác. Nếu dừng sử dụng có

thể khỏi sau một vài tuần, nhưng với nhiều người biểu hiện này có thể tồn tại
dai dẳng.
 Trường hợp nặng dễ có ý định và hành vi tự tử.
 Tổn thương tế bào não do độc tính của Methamphetamin.
 Ngứa dữ dội dẫn đến lở loét da do gãi và các vấn đề về răng miệng khác.

11


b. Cafein [4]
Trên thần kinh trung ương: Cafein kích thích ưu tiên trên vỏ não làm giảm các cảm
giác mệt mỏi, buồn ngủ. Làm tăng hưng phấn vỏ não, tăng nhận cảm của các giác quan
do đó tăng khả năng làm việc và làm việc minh mẫn hơn.
Trên tuần hoàn: Cafein kích thích làm tim đập nhanh, mạnh, tăng lưu lượng tim và
lưu lượng mạch vành nhưng tác dụng kém hơn Theophilin. Ở liều điều trị thuốc ít ảnh
hưởng tới huyết áp.
Trên hơ hấp: Cafein kích thích trung tâm hơ hấp, làm giãn phế quản và giãn mạch
phổi. Tác dụng này càng rõ khi trung tâm hô hấp bị ức chế.
Trên tiêu hóa: Thuốc làm giảm nhu động ruột, gây táo bón, tăng tiết dịch vị.
Trên cơ trơn: Giãn cơ trơn mạch máu, mạch vành, cơ trơn phế quản và cơ trơn tiêu
hóa.
Trên thận: Làm giãn mạch thận, tăng sức lọc cầu thận, giảm tái hấp thu Na+ nên
có tác dụng lợi tiểu.
Tác dụng khác: Tăng hoạt động của cơ vân, tăng chuyển hóa.
c. Paracetamol [6]
Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân
nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt
tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Có tác dụng giảm đau.
Paracetamol khơng có tác dụng trên sự kết tập tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
Paracetamol chuyển hóa chủ yếu qua phản ứng liên hợp Sulfat và Glucuronid. Một

lượng nhỏ thường chuyển thành một chất chuyển hóa độc, N-acetyl-p-benzoquinonimin
(NAPQI). NAPQI được khử độc bằng Glutathion và đào thải vào nước tiểu và mật.
Tuy nhiên, khi quá liều hoặc đôi khi với liều thường dùng ở một số người nhạy
cảm (như suy dinh dưỡng, hoặc tương tác thuốc, nghiện rượu, cơ địa di truyền), nồng
độ NAPQI có thể tích luỹ gây độc cho gan.
d. Procain [4], [6]
Thuốc gắn vào thụ thể trên kênh Na+ ở màng tế bào nơron thần kinh, làm ổn định
thuận nghịch màng tế bào, không cho Na+ đi vào trong tế bào, vì vậy màng tế bào nơron
không khử cực, nên làm điện thế hoạt động không lan truyền được và tiếp theo là dẫn
12


truyền xung thần kinh bị chẹn. Ngồi ra, Procain cịn có thể tác động đến hệ thần kinh
trung ương (kích thích và/ hoặc ức chế), hệ tim mạch (giảm dẫn truyền và tính kích thích
của tim) làm giãn mạch ngoại biên.
Gây tê: Thuốc khơng gây tê bề mặt được vì không ngấm qua niêm mạc, chủ yếu
là gây tê bề sâu, gây tê tiêm thấm và thường kết hợp với chất co mạch để kéo dài tác
dụng gây tê.
Trên thần kinh vận động: Làm giảm chức năng vận động như giảm dẫn truyền thần
kinh - cơ, liều cao gây liệt cơ.
Trên thần kinh thực vật: Làm giảm chức năng thực vật như chậm nhịp tim, hạ
huyết áp.
Trên tim mạch: Chống loạn nhịp tim, thuốc gây giãn mạch, giảm co bóp tim nên
giảm huyết áp nhẹ.
e. Isopropylbenzylamin [28], [30]
Là tinh thể màu trắng, mềm, dễ vỡ, độ tinh khiết cao đóng vai trò trung gian trong
các phản ứng tổng hợp hữu cơ và được sử dụng như một chất pha loãng hoặc thay thế
cho MET do hợp chất này là đồng phân của MET, có các tính chất vật lý tương tự. Mặc
dù khơng có tác dụng kích thích nhưng một số báo cáo cho thấy nó có thể liên quan đến
các tác dụng phụ như đau đầu và lú lẫn. Độc tính của Isopropylbenzylamin chưa được

nghiên cứu.
1.4. Các phương pháp định lượng MET và các chất độn
1.4.1. Các phương pháp định lượng MET, một số ma túy khác và các chất chuyển
hóa trong nước thải
Đặc điểm của nước thải là thành phần phức tạp và có sự khác biệt giữa các khu
vực khảo sát dẫn đến sự khác biệt của các chất chuyển hóa bên trong chúng. Do vậy,
các phương pháp được sử dụng để định lượng các chất gây nghiện trong nước thải ngày
càng được bổ sung thêm. Dưới đây là tập hợp một số nghiên cứu trên thế giới về định
lượng chất gây nghiện trong nước thải (Bảng 1.2).

13


Bảng 1.2. Một số nghiên cứu về định lượng chất gây nghiện trong nước thải
Chất phân
tích

Điều kiện sắc ký

Xử lý mẫu

50 ml mẫu. Chiết SPE

- Cột: Halo TM C18

cột SupelMIP-AM 25

(100 mm × 2.1mm;

AM, MET,


mg (Hoạt hóa: 1 mL

2.7 μm).

MDA, MDEA,

MeOH, 1 mL H2O ở

- Pha động: H2O và

MDMA

pH8), làm sạch: 5ml

MeOH, cả hai kênh

MeOH 5%, rửa giải: 2

đều chứa

x 1 mL HCOOH 1%

CH3COONH4 5mM

trong MeOH.

- Detector: ESI-MS

100ml mẫu. Chiết cột


- Cột: Acquity UPLC

Oasis HLB 200 mg

BEH C18 (50mm× 2,1

(Hoạt hóa: 10 ml

mm, 1.7 µm).

AM,

MET, MeOH, 10 ml H2O),

LOD
(ng/l)

0,5
đến
2,7

chứa acid

MDEA, COC

5%, rửa giải 6 ml

formic 0,1% và


MeOH.

HCOOH /HCOONH4

hồi

TLTK

(%)

91 đến
114

[24]

85±3

- Pha động: MeCN

MDA, MDMA, làm sạch: 8ml MeOH

Độ thu

(-)

đến
100±4

[25]


30 mM (pH 3,5)
- Detector: ESI-MS
50 ml mẫu. Chiết SPE
cột Oasis MCX 150 mg
AM,

MET, (hoạt hóa: 6 ml MeOH,

MDA, MDMA, 3 ml H2O, 3 ml nước
MDEA, COC

acid hóa pH 2),
làm sạch: 2ml NH3 2%
trong nước, rửa giải

- Cột: Acquity UPLC
BEH C18 (50mm ×
2,1 mm, 1,7 µm).
- Pha động:
CH3COONH4 (5mM)
với 0,1% acid formic
(pH 2) và MeOH
- Detector: ESI-MS

14

50±15
0,2

đến


đến

116±1

500

2

[18]


8ml NH3 2% trong
MeOH.

Ephedrin, AM,
MET, MDMA,
COC,
Cocathylen,
HER, MOR

5ml mẫu. Chiết cột

- Cột: Sunfire C18

Oasis HLB 200 mg đối

(2,1 × 100 mm,

với THC-COOH, cột


3,5µm).

PLRP-s với các chất

- Pha động: MeCN và

cịn lại.

nước.

(Hoạt hóa: 1ml MeCN,

- Detector: ESI-MS

1 ml H2O), rửa giải

0,07
đến
1,94

8 đến
59

[35]

MeCN : H2O theo
chương trình gradient
(online – SPE)
50 ml mẫu. Chiết SPE


COC, Methyl

cột Oasis MCX 150 mg

esther,

(hoạt hóa: 5 ml MeOH,

AM, MET,

5 ml H2O), làm sạch:

MDMA, 6-

2ml NH3 2% trong

AcetylMOR

nước, rửa gii: 8ml
MeOH.

- Ct: Phenomenex
Luna HILIC
(150 mmì3 mm, 5
àm).
- Pha ng:
CH3COONH4 5 mM

5 đến

20

35±3
đến
102±6

và MeCN.
- Detector: ESI-MS

*Ghi chú: (-): Không được đề cập trong tài liệu
Các phương pháp phân tích được sử dụng là LC-MS với pha động là MeCN có
thêm một số acid thông dụng theo tỷ lệ phù hợp. Quy trình xử lý mẫu bằng SPE loại tạp
tốt, làm giàu mẫu. Do đặc điểm mẫu nước thải phức tạp, thành phần và nồng độ thay đổi
liên tục tại các thời điểm lấy mẫu nên việc sử dụng kỹ thuật SPE và LC/MS sẽ phát huy
được ưu điểm về độ nhạy và độ chọn lọc.
1.4.2. Các phương pháp định lượng MET và các chất độn có trong chế phẩm
Một số nghiên cứu quốc tế tiến hành phân tích MET và các chất độn trong các
mẫu ma túy bị thu giữ cũng được tiến hành bằng thiết bị sắc ký khí kết hợp khối phổ

15

[40]


(GC-MS) hoặc tiến hành với sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS) được tổng hợp
tại bảng 1.3.
Bảng 1.3. Một số nghiên cứu định lượng MET và các chất độn trong chế phẩm
Chất phân tích

MET,

Paracetmol,
Cafein, Aspirin,
Procain

Xử lý mẫu

Điều kiện sắc ký

Mẫu được hòa tan
trong dung dịch
ACN 5% để được
nồng độ 1 mg/mL
sau đó được pha
loãng 10 lần với
ACN 5% trước khi
tiêm.

LC/MS
- 17 cột khác nhau
đã được thử
nghiệm.
- Sử dụng khối phổ
kế Agilent 6210
MSD TOF với các
cài đặt sau: nhiệt
hóa hơi (3500C),
bộ hóa hơi (280C),
thế ion hóa (3.0
kV), điện thế tập
trung ion (40 V),

tốc độ dòng nitơ
(0,5 mL / phút), áp
suất đầu phun (15
psi)
LC/MS
- Cột zorbax
Agilent C18
(3,5µm, 50 mm x 3
mm) được sử dụng
làm pha tĩnh.
- Pha động bao
gồm acetonitril
(70%), nước (30%)
chứa 0,5 mM
amoni fomat. pH
được điều chỉnh
đến 2,6 bằng acid
formic. Tốc độ pha

- Hòa tan 1 mg
mẫu bột trong
10ml nước cất, sau
đó lọc qua bộ lọc
ống tiêm bằng
Polypropylen
MET, Cafein,
Olimpeak1
Dextromethopha
(0,45µm 25 mm).
n, Ephedrin


16

LOD

Độ thu
hồi
TLTK
(%)

2,34.10-5 1,17.10-4
(M)

-

[15]

50ng/ml

-

[26]


50mg mẫu được
hòa tan trong 1ml
dung dịch đệm
(đệm phosphat
0,1M:Na2CO3 4M,
pH cuối cùng điều

MET,
chỉnh bằng 10) sau
Dimethylsulfon, đó chiết với 0,5ml
Nethyl acetat chứa 4
Ethylamphetami chuẩn nội (n-decan
n,
(C10, IS1), nDiphenhydramin Pentadecan (C15,
, Procain,
IS2), n-Eicosan
Amphetamin
(C20, IS3),
Noctacosan (C28,
IS4), nồng độ
0,02mg/ml lắc
xoáy 10 phút sau
đó ly tâm, thu lớp
lớp hữu cơ.

động 0,35 mL /
phút.
- Detector: ESI-MS
GC-MS
- Cột mao quản
DB-5(30m x
0,32mm x 1,0µm).
- Khí mang: He
- Tốc độ dịng:
2ml/phút.
- Nhiệt độ cột:
3000C

- Detector: FID
- Thể tích tiêm:
1µL.

-

-

[27]

Các mẫu thường được chiết lỏng – lỏng, có sử dụng nội chuẩn trong q trình phân
tích. Tuy phân tích bằng thiết bị GC có thể sử dụng Detector FID hoặc MS, phân tích
bằng thiết bị LC-MS/MS nhưng các số liệu kết quả công bố khá hạn chế. Thực tế, chúng
tơi gặp khó khăn trong khi tìm các tài liệu về phân tích MET và các chất độn trong mơi
trường để xác định cơ sở nghi ngờ sản xuất ma túy. Có thể vì lý do an ninh nên các kết
quả này hạn chế công bố. Trong môi trường nói chung, môi trường nước nói riêng, các
tác giả thường chú ý đến phân tích các chất gây nghiện nhằm mục đích điều tra dịch tễ
học. Vì vậy chúng tơi tham khảo các phương pháp phân tích trên và cân nhắc đến điều
kiện thực tế đối tượng phân tích trong mơi trường.

17


×