Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thẩm định quy trình xác định n nitrosodimethylamine (NDMA) trong cá viên bằng phương pháp GC MS MS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH
N-NITROSODIMETHYLAMINE (NDMA)
TRONG CÁ VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GC-MS/MS

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TRỌNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG
MSSV: 18070361
Lớp: DHPT14
Khoá: 2018 – 2022
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH
N-NITROSODIMETHYLAMINE (NDMA)
TRONG CÁ VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GC-MS/MS

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TRỌNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG
MSSV: 18070361


Lớp: DHPT14
Khoá: 2018 – 2022
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022


i
TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC
----- // -----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
----- // -----

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG
MSSV: 18070361
Chun ngành: Kỹ thuật hóa phân tích
Lớp: DHPT14
1. Tên đề tài: Thẩm định quy trình xác định N-Nitrosodimethylamine (NDMA)
trong cá viên bằng phương pháp GC-MS/MS.
2. Nhiệm vụ:
- Tham khảo sát điều kiện chạy GC-MS/MS.
- Thẩm định phương pháp phân tích.
- Ứng dụng phương pháp phân tích xác định dư lượng N-nitrosodimethylamine
trong một số sản phẩm cá viên tại các chợ.
3. Ngày giao khóa luận tốt nghiệp: 22/10/2021.
4. Ngày hồn thành khóa luận tốt nghiệp: 18/06/2022.
5. Họ tên giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TRỌNG


Tp.Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2022
Chủ nhiệm bộ môn chuyên
ngành

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Quốc Thắng

TS. Nguyễn Văn Trọng


ii

LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Thẩm định quy trình xác định N-nitrosodimethylamine (NDMA) trong cá
viên bằng phương pháp GC-MS/MS” được thực hiện tại Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí
nghiệm TP.HCM (CASE). Để hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra, ngồi q trình nổ lực
khơng ngừng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều từ thầy cơ,
gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lịng kính trọng và lịng biết ơn đến thầy TS. Nguyễn Văn
Trọng đã giao đề tài và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em từ lúc bắt đầu tiếp cận đề tài đến
khi kết thúc đề tài. Em xin kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe và thành công với công việc
giảng dạy, trồng người.
Thứ hai, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí
nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh (CASE), Ban lãnh đạo Phịng Phân tích Sắc ký đã tạo
điều kiện và môi trường tốt nhất, đặc biệt là ThS. Trương Văn Nhân đã tận tình giúp đỡ em
trong q trình học và hồn thành đề tài này.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ thuộc Khoa Cơng nghệ Hóa học,
đặc biệt là các thầy cơ bộ mơn Phân tích đã giảng dạy những kiến thức cần thiết và bổ ích
để em đủ hiểu hiểu biết về ngành học của mình, giúp em tự tin hơn khi bước ra khỏi ghế

giảng đường và đi làm.
Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình vì đã ln bên cạnh, u
thương, quan tâm, động viên và giúp đỡ cho con trong suốt thời gian qua.
Do thời gian và kiến thức thực tiễn cịn hạn chế nên đề tài khơng tránh được sự thiếu
sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cơ để em có thể hồn thiện đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 6 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mỹ Nương


iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

Phần đánh giá: (thang điểm 10)
 Thái độ thực hiện:
 Nội dung thực hiện:

 Kỹ năng trình bày:
 Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: …… Điểm bằng chữ: .................... ..........................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 6 năm 2022
Trưởng bộ môn

Giảng viên hướng dẫn

Chuyên ngành

(Ký ghi họ và tên)

TS. Nguyễn Văn Trọng


iv

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

Giảng viên phản biện
(Ký ghi họ và tên)


v

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................... 2
1.1. Sản phẩm cá viên ............................................................................................................ 2
1.1.1. Khái niệm về cá viên ................................................................................................... 2
1.1.2. Nguồn gốc và thành phần cá viên ................................................................................2
1.1.3. Tác dụng của cá viên đến sức khỏe ............................................................................. 2
1.2. Tổng quan về N-nitrosamine .......................................................................................... 2
1.2.1. Định nghĩa về N-nitrosamine .......................................................................................2
1.2.2. Phân loại ...................................................................................................................... 3
1.2.3. Sự hình thành N-nitrosamine .......................................................................................4
1.2.4. Tính chất vật lý của N-nitrosodimethylamine ............................................................. 4
1.2.5. Ứng dụng của N-nitrosodimethylamine ...................................................................... 5
1.2.6. Ảnh hưởng của chất phân tích đối với con người ........................................................5
1.2.7. Quy định hiện hành về N-nitrosamine .........................................................................6
1.3. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................................6
1.3.1. Các phương pháp xử lý mẫu ........................................................................................ 6
1.3.2. Các phương pháp phân tích ......................................................................................... 7
1.4. Cơ sở lý thuyết về phương pháp sắc ký khí ....................................................................8
1.4.1. Khái niệm .....................................................................................................................8
1.4.2. Sơ đồ hệ thống sắc ký khí ............................................................................................ 8
1.4.3. Chế độ qt tồn dải (Scan) và chế độ khảo sát ion được lựa chọn (Sim) ................ 14
1.4.4. Các sự cố thường gặp trong GC-MS/MS và cách khắc phục tương ứng .................. 15
1.5. Thẩm định phương pháp ...............................................................................................17

1.5.1. Độ chọn lọc ................................................................................................................17
1.5.2. Xác định khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn ............................................ 17
1.5.3. Giới hạn phát hiện (MDL) và giới hạn định lượng (MQL) của phương pháp .......... 18
1.5.4. Độ lặp lại của phương pháp (RSDr) .......................................................................... 19
1.5.5. Hiệu suất thu hồi ........................................................................................................ 20
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ........................................................................................21


vi
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 21
2.3. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ........................................................................................21
2.3.1. Thiết bị và dụng cụ .................................................................................................... 21
2.3.2. Hóa chất ..................................................................................................................... 22
2.3.3. Pha dung dịch chuẩn .................................................................................................. 22
2.4. Khảo sát các điều kiện tối ưu ........................................................................................23
2.4.1. Lựa chọn cột tách .......................................................................................................23
2.4.2. Nhiệt độ cổng bơm mẫu, nhiệt độ đầu dò, kiểu bơm, thời gian lưu, mass và năng
lượng va đập ........................................................................................................................ 23
2.4.3. Lựa chọn chương trình nhiệt ......................................................................................23
2.5. Xây dựng quy trình phân tích mẫu để phân tích N-nitrosodimethylamine .................. 24
2.5.1. Chuẩn bị mẫu sơ bộ ................................................................................................... 24
2.5.2. Chuẩn bị mẫu trắng ....................................................................................................24
2.5.3. Chuẩn bị mẫu thêm chuẩn ......................................................................................... 24
2.5.4. Quy trình phân tích mẫu ............................................................................................ 24
2.6. Thẩm định phương pháp ...............................................................................................26
2.6.1. Ảnh hưởng của nền mẫu ............................................................................................ 26
2.6.2. Khảo sát độ chọn lọc ..................................................................................................27
2.6.3. Giới hạn phát hiện (MDL) và giới hạn định lượng (MQL) của phương pháp .......... 27
2.6.4. Độ lặp lại của phương pháp (RSDr) .......................................................................... 28

2.6.5. Hiệu suất thu hồi ........................................................................................................ 28
2.7. Phân tích mẫu thực tế ....................................................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................................................................29
3.1. Khảo sát các điều kiện tối ưu ........................................................................................29
3.1.1. Lựa chọn cột tách .......................................................................................................29
3.1.2. Nhiệt độ cổng bơm mẫu, nhiệt độ đầu dò, kiểu bơm, thời gian lưu, mass và năng
lượng va đập ........................................................................................................................ 29
3.1.3. Lựa chọn chương trình nhiệt ......................................................................................30
3.2. Lựa chọn điều kiện xử lý mẫu ...................................................................................... 31
3.3. Thẩm định phương pháp ...............................................................................................32
3.3.1. Khảo sát độ chọn lọc ..................................................................................................32


vii
3.3.2. Ảnh hưởng của nền mẫu ............................................................................................ 32
3.3.3. Xây dựng đường chuẩn ..............................................................................................34
3.3.4. Giới hạn phát hiện (MDL) và giới hạn định lượng (MQL) của phương pháp .......... 35
3.3.5. Độ lặp lại của phương pháp (RSDr) .......................................................................... 36
3.3.6. Hiệu suất thu hồi ........................................................................................................ 37
3.4. Phân tích mẫu thực tế ....................................................................................................38
KẾT LUẬN .........................................................................................................................39
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................41


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số N-nitrosamine thường gặp. ....................................................................... 3
Bảng 1.2. Thơng tin tính chất vật lý N-nitrosodimethylamine [3]. ....................................... 4

Bảng 1.3. Quy định hiện hành hàm lượng cho phép của N-nitrosamine ở một số quốc gia. 6
Bảng 1.4. Một số đầu dị thơng dụng dùng cho sắc ký khí. ................................................ 10
Bảng 1.5. Các sự cố thường gặp trong GC-MS/MS và cách khắc phục [22]. .................... 15
Bảng 1.6. Độ lặp lại tối đa chấp nhận tại các nồng độ khác nhau (theo AOAC). ...............19
Bảng 1.7. Độ thu hồi chấp nhận ở các nồng độ khác nhau (theo AOAC). ......................... 20
Bảng 2.1. Cách pha dung dịch chuẩn gốc NDMA. ............................................................. 22
Bảng 2.2. Cách pha dung dịch nội chuẩn NDMA-d6. ......................................................... 22
Bảng 2.3. Cách pha mẫu thêm chuẩn ở nồng độ 10, 25, 50 μg/kg. ....................................24
Bảng 2.4. Bảng đánh giá thông số ME (%). ........................................................................26
Bảng 2.5. Cách pha chuẩn làm việc N-nitrosodimethylamine. ........................................... 26
Bảng 2.6. Cách chuẩn bị đường chuẩn trên nền mẫu cá viên. ............................................ 27
Bảng 2.7. Bảng pha hóa chất thực hiện độ lặp lại ở các nồng độ. .......................................28
Bảng 3.1. Thông số làm việc của máy GC-MS/MS. ...........................................................30
Bảng 3.2. Các điều kiện MS/MS phân tích N-nitrosodimethylamine. ................................30
Bảng 3.3. Chương trình nhiệt độ và thời gian lưu. ..............................................................30
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát đường chuẩn dung dịch. .......................................................... 32
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát đường chuẩn trên nền mẫu. ..................................................... 33
Bảng 3.6. Kết quả đường chuẩn dung dịch. ........................................................................ 34
Bảng 3.7. Giới hạn phát hiện (MDL) và giới hạn định lượng (MQL) của phương pháp. ...35
Bảng 3.8. Giới hạn phát hiện (MDL) và giới hạn định lượng (MQL) công bố. ................. 35
Bảng 3.9. Các thông số lặp lại của N-nitrosodimethylamine. .............................................36
Bảng 3.10. Kết quả xác định hiệu suất thu hồi của NDMA. ............................................... 37


ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo chung của N-nitrosamine. ....................................................... 2
Hình 1.2. Sự hình thành N-nitrosamine từ các amine bậc hai trong thực phẩm (Sen, 1986).4
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống sắc ký khí [18]. .............................................................................8

Hình 1.4. Cấu tạo máy khối phổ (MS). ............................................................................... 11
Hình 1.5. Hình minh họa phương pháp bắn phá điện tử. .................................................... 12
Hình 1.6. Khoảng tuyến tính và khoảng làm việc. ..............................................................17
Hình 2.1. Mơ hình 3D N-nitrosodimethylamine. ................................................................21
Hình 2.2. Quy trình phân tích mẫu cá viên. ........................................................................ 25
Hình 3.1. Cột tách mao quản DB-WAX UI. ....................................................................... 29
Hình 3.2. Mẫu cá viên sau khi ly tâm lạnh -0oC. ................................................................ 31
Hình 3.3. Dung dịch sau khi ly tâm lạnh cho qua cột d-SPE. .............................................31
Hình 3.4. Dung dịch được lọc vào vial bằng siêu lọc 0,22 μm. ......................................... 31
Hình 3.5. Sắc ký đồ mẫu trắng, mẫu trắng thêm chuẩn và chuẩn dung dịch. ..................... 32
Hình 3.6. Đồ thị đường chuẩn dung dịch. ...........................................................................33
Hình 3.7. Đồ thị đường chuẩn trên mẫu. .............................................................................33
Hình 3.8. Kết quả đường chuẩn dung dịch. ........................................................................ 34
Hình 3.9. Sắc ký đồ mẫu cá viên (CT) tại chợ Dakao, Thành phố Hồ Chí Minh. .............. 38
Hình 3.10. Sắc ký đồ mẫu cá viên (GM) tại chợ Dĩ An, Bình Dương. ...............................38
Hình 3.11. Sắc ký đồ mẫu cá viên (TD) tại chợ Đơng Hịa, Bình Dương. ......................... 38


x

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT
TẮT

NGHĨA CỦA TỪ

AOAC

Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thống (Association of Official

Analytical Chemists)

ACN

Acetonitrile

CI

Phương pháp ion hóa học (Chemical Ionization)

d-SPE

Dispersive solid phase extraction (Chiết pha rắn phân tán)

DIPNA

N-nitrosodiisopropylamine

DCM

Dichloromethan

EI

Ion hóa điện tử (Electron Ionization)

ESI

Phương pháp ion hóa bằng cách phun ion (Electron Spray
Ionization)


EIPNA

N-nitrosoethylisopropylamine

GC

Sắc ký khí (Gas Chromatography)

GC-MS

Sắc ký khí ghép khối phổ (Gas Chromatography Mass Spectometry)

GC-MS/MS

Sắc ký khí ghép khối phổ hai lần (Gas Chromatography Mass
Spectometry Mass Spectometry )

GC – NPD

Sắc ký khí đầu dò nitơ-photpho (Gas Chromatography-Nitrogen
Phosphorous Detector)

GC- TEA

Gas chromatographic thermal energy analyzer)

H%

Hiệu suất thu hồi


LOD

Giới hạn phát hiện (Limit of detection)

LOQ

Giới hạn định lượng (Limit of quantitation)

MDL

Giới hạn phát hiện của phương pháp (Method detection limit )


xi
MQL

Giới hạn định lượng của phương pháp (Method quantitation limit )

ME

Ảnh hưởng nền (Matrix effect)

MALDI

Giải hấp hợp chất ra khỏi hợp chất mang bằng tia laser (Matrix
Assisted Laser Desorption Ionization)

NAs


N-nitrosamine

NDEA

N-nitrosodiethylamine

NDMA

N-nitrosodimethylamine

NDPA

N-nitrosodipropylamine

NPIP

N-nitrosopiperidine

NPYR

N-nitrosopyrrolidine

NMOR

N-nitrosomorpholine

NDELA

N-nitrosodiethanolamine


NMBA

N-nitroso-N-methyl-4-aminobutyric acid

RSD %

Độ lệch chuẩn tương đối (Relative Standard Deviation)

SPME

Vi chiết pha rắn

SD

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

SPE

Kỹ thuật vi chiết pha rắn (Solid Phase Extraction)

SRM

Selected Reaction Monitoring

WHO

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế

QuEChERS


Nhanh chóng, dễ dàng, rẻ tiền, hiệu quả, chắc chắn, an toàn (Quick,
Easy, Cheap, Effective, Rugged and Safe)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

tR

Thời gian lưu

TEA

Bộ phân tích năng lượng nhiệt (Thermal energy analyser)

FAB

Phương pháp bắn phá nhanh nguyên tử (Fast Atom Bombardment)


1

LỜI NÓI ĐẦU
Ung thư đã trở thành căn bệnh thế kỷ toàn cầu và là đại dịch ở nước ta. Nó ẩn náu
trong mỗi con người và có thể nguy hiểm đến mạng tính mạng của bất kỳ ai bị nhiễm nó.
Trong khi một số bệnh ung thư xảy ra do bất thường gen di truyền thì hầu hết các bệnh ung
thư là kết quả của sự tác động qua lại giữa gen và môi trường sống. Đáng lo ngại thực
phẩm chiếm 30% tỉ lệ yếu tố môi trường sống gây nên bệnh ung thư.
Ai cũng biết rằng cá và các sản phẩm từ cá cũng như các loại hải sản khác nhau rất
giàu các hợp chất amine chủ yếu là trimethylamine oxide, trimethylamine và

dimethylamine hay một số loại cá dùng phụ gia nitrate và nitrite để tiêu diệt vi khuẩn, kéo
dài thời hạn sử dụng và cải thiện chất lượng của cá. Tuy nhiên, các hợp chất này đặc biệt là
dimethylamine, nitrate và nitrite có thể trải qua quá trình nitro hóa và tạo thành Nnitrosodimetylamine (NDMA) là chất gây ung thư mạnh. “Cơ quan Nghiên cứu Ung thư
Quốc tế phân loại N-nitrosodimethylamine (NDMA) thuộc nhóm gây ung thư cao cho
người.” (IRAC 1978). Để kiểm sốt tình trạng này thì việc kiểm nghiệm rất quan trọng
giúp đánh giá rủi cho chính phủ và giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm lành
mạnh trong cuộc sống thường ngày của họ, qua đó góp phần đảm bảo sức khỏe và giảm
thiểu tỷ lệ người dùng bị mắc bệnh ung thư.
Chính vì vậy, đề tài “Thẩm định quy trình xác định N-nitrosodimethylamine (NDMA)
trong cá viên bằng phương pháp GC-MS/MS” được chúng tơi thực hiện có ý nghĩa thực
tiễn rất lớn. Đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan
- Chương 2: Thực nghiệm
- Chương 3: Kết quả và bàn luận


2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Sản phẩm cá viên
1.1.1. Khái niệm về cá viên
Cá viên có dạng hình trịn màu trắng hay hơi vàng được làm từ cá tách xương xay
nhuyễn là món ăn phổ biến ở Việt Nam [24].
1.1.2. Nguồn gốc và thành phần cá viên
Cá viên được coi là một món ăn xuất hiện khá lâu trong nền văn hóa ẩm thực Việt
Nam và cũng là món ăn phổ biến ở Trung Quốc, Thái Lan,… Tuy nhiên về nguồn gốc
chính của món ăn này đến nay vẫn chưa được xác minh và thông tin cung cấp rất sơ sài
[24-26].
Thành phần của cá viên: Ở Việt Nam, người ta thường dùng cá ba sa (miền tây), cá
biển (miền trung),… và một số thành phần phụ gia khác như: muối, bột ngọt, tiêu,… tùy

theo đơn vị sản xuất hay sở thích của từng cá nhân mà chế biến chúng [24-26].
1.1.3. Tác dụng của cá viên đến sức khỏe
Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng khoáng chất dồi dào trong cá như iốt, canxi, kẽm,… giúp tạo ra các kháng thể tăng cường sức đề kháng, ngồi ra cá cịn chứa
một lượng lớn vitamine B1, B2, B6, B12 rất có lợi cho sức khỏe hỗ trợ quá trình trao đổi chất
và vitamine A, D, E, rất tốt cho trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi [27].
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu uy tín chất lượng và giá cả đa dạng.
Bên cạnh đó cũng có một số đối thủ đã sử dụng cá kém chất lượng, thiếu vệ sinh an toàn
thực phẩm để kéo dài thời hạn sử dụng đã sử dụng nhiều muối, hàn the và một số chất bảo
quản khác. Sử dụng lâu dài các sản phẩm này làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính nguy
hiểm như ung thư, béo phì, suy thận [27]…
1.2. Tổng quan về N-nitrosamine
1.2.1. Định nghĩa về N-nitrosamine
N-Nitrosamine (NAs) là một nhóm hợp chất hữu cơ có cấu tạo cơ bản R1(R2)N-N=O
(Yuesheng Qiu et al. 2017, 3) [1]. Hầu hết N-nitrosamine (NAs) là tác nhân gây ung thư.
Một số N-nitrosamine (NAs) thường gặp được liệt kê ở bảng sau:

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo chung của N-nitrosamine.


3
Bảng 1.1. Một số N-nitrosamine thường gặp.
Tên hợp chất

Ký hiệu

N-nitrosodiethylamine

NDEA

Nnitrosodimethylamine


NDMA

N-nitrosodi-n-propylamine

NDPA

N-nitrosopiperidine

NPIP

N-nitrosopyrrolidine

NPYR

N-nitrosomorpholine

NMOR

Công thức cấu tạo

1.2.2. Phân loại
Các hợp chất N-nitrosamine (NAs) được chia thành hai nhóm là hợp chất dễ bay hơi
và hợp chất khó bay hơi:
+ Hợp chất dễ bay hơi gồm các chất có mạch dialkyl ngắn (Nnitrosodimethylamine, NDMA) và một số N-nitrosoamine vịng (N-nitrosopyrrolidine,
NPYR) [2].
+ Hợp chất khó bay hơi được chia thành ba nhóm nhỏ như: Chất khó bay hơi có
độ phân cực thấp, chất khó bay hơi có độ phân cực cao khơng phân ly (Nnitrosodiethanolamine, NDELA) và chất khó bay hơi có độ phân cực cao, có khả năng
phân ly (N-nitrosoacidamine) [2].



4
1.2.3. Sự hình thành N-nitrosamine
N-nitrosamine (NAs) thường được hình thành thơng qua 3 con đường chính:
- Xúc tác acid dưới điều kiện sinh lý trong cơ thể người, đặc biệt là trong dạ dày: Từ
nitrite hình thành N2O3, N2O4 và các hợp chất này phản ứng tạo NAs (Hình 1.2) [2]. Cịn
có một số chất khác thúc đẩy q trình phản ứng như: Chloride, thiocyanate, các
pheneolic …
- Nhờ vi sinh vật trong cơ thể gồm có 3 bước khử nitrate thành nitrite để tạo NO sự
oxy hóa NO thành N2O3, N2O4, sự chuyển hóa nitroso từ những chất này đến cơ quan thích
hợp tạo ra hợp chất NAs. Khoảng pH tối ưu thích hợp cho phản ứng tạo NAs là pH = 6 - 8.
- NAs được hình thành khi nấu, do q trình oxy hóa nitrogen thành các oxide
nitrogen cao hơn, ví dụ N2O3 có thể là tác nhân nitro hóa trực tiếp tạo thành NAs (Hình
1.1). Q trình chế biến dùng nhiệt đã tìm thấy NDMA và NDEA [11].
2 HNO2

Nhanh

N2O3 + H2O

Chậm
R2 NH + N2 O3 → R2 NNO + HNO2

Hình 1.2. Sự hình thành N-nitrosamine từ các amine bậc hai trong thực phẩm (Sen, 1986).
1.2.4. Tính chất vật lý của N-nitrosodimethylamine
NDMA là một hợp chất NAs tồn tại dưới dạng chất lỏng màu vàng ở nhiệt độ phịng
với mùi đặc trưng nhẹ (Akron 2009). Nó rất dễ hòa tan trong nước rượu và ether,
chloroform, dầu thực vật và hầu hết các dung mơi hữu cơ khác. Nó bền trong bóng tối, mơi
trường trung tính hoặc dung dịch kiềm trong ít nhất là 14 ngày, nhưng kém bền hơn trong
các dung dịch có tính acid hoặc là dưới ánh sáng (IARC 1978) [3].

Bảng 1.2. Thơng tin tính chất vật lý N-nitrosodimethylamine [3].
Tính chất

Thơng tin

Khối lượng phân tử

74 (g/mol)

Nhiệt độ nóng chảy

< 25oC

Điểm sơi

151oC đến 153oC

Áp suất hơi

2,7 mmHg ở 20oC

Khả năng hòa tan trong nước

1,000 g/l ở 24oC


5
1.2.5. Ứng dụng của N-nitrosodimethylamine
NDMA được sử dụng như một chất nghiên cứu [3], như:
- Dùng làm chất trung gian trong quá trình điện phân 1,1-dimethylhydrazine, một

loại nhiên liệu tên lửa chứa 0,1% NDMA (IARC 1978);
- Dùng để ức chế q trình nitrate hóa trong đất;
- Điều chế thiocarbonyl fluoride polymers;
- Làm chất dẻo cho cao su.
1.2.6. Ảnh hưởng của chất phân tích đối với con người
Khả năng gây ung thư của NDMA đã được công nhận rộng rãi. Cơ quan Bảo vệ Môi
trường Hoa Kỳ (EPA) (IRIC 1987) phân loại NDMA vào nhóm B2 (có thể gây ung thư
cho người) và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IRAC 1987) phân loại NDMA là
nhóm 2A (có thể gây ung thư cho người) dựa trên bằng chứng từ các thử nghiệm ở động
vật và con người [4].
- Đối với động vật: NDMA gây ra khối u ở động vật tại các vị trí khác nhau thơng
con đường tiếp xúc khác nhau. Các khối u được quan sát thấy ở tất cả các loài thử nghiệm
bao gồm các loài chuột (chuột đồng, chuột cống, chuột sơ sinh), ếch, cá [3],… Kết quả cho
thấy:
+ Phơi nhiễm NDMA qua đường hô hấp: Phơi nhiễm qua đường miệng gây ra các
khối u phổi, mũi và thận ở chuột cống và chuột nhắt. U mạch máu đã được quan sát thấy ở
các loài chuột (IARC 1972, 1978).
+ Tiêm dưới da: Gây khối u phổi ở chuột mới sinh, chuột trưởng thành và chuột
còn bú; u mũi ở chuột đồng trưởng thành và u gan chỉ với một mũi tiêm trong phúc mạc.
+ Phơi nhiễm trước khi sinh: Gây ra khối u phổi ở chuột.
+ Việc bổ sung NDMA vào bể nuôi cá và ếch gây ra các khối u trong đường tiêu
tiêu hóa và hệ thống mạch máu (Khudoley and Surenlo 1978).
+ Các khối u gan quan sát được thông qua chế độ ăn uống của chúng (Koppang et
al. 1981).
- Đối với người: Không có nghiên cứu dịch tễ học nào đánh giá mối quan hệ giữa
ung thư và phơi nhiễm cụ thể với NDMA được nêu trong báo “Second Annual Report on
Carcino- gens”. Một số nhà nghiên cứu bệnh chứng dựa trên dân số hoặc nghiên cứu sinh
thái học về ung thư và các nguồn NDMA trong chế độ ăn uống (đặc biệt là thịt cá ướp
muối, nướng) được tiến hành ở nhiều quốc gia. Những nghiên cứu này tập trung vào
đường tiêu hóa và dựa vào lượng ước tính từ lịch sử ăn uống tự báo cáo [3]. Kết quả cho

thấy:
+ Dựa vào đường tiêu hóa: Ung thư hầu họng (De Stefani et al. 1994), ung thư dạ
dày (Le Vecchia et al. 1995, Pobel et al. 1995, Larsson et al. 2006).
+ Dựa trên lượng ước tính từ lịch sử ăn uống: Cho thấy tỷ lệ nhiều người ăn nhiều
thực phẩm thịt, cá có ướp muối,… trong chế độ ăn với tỷ lệ ung thư thực quản tăng cao


6
(Siddiqi et al. 1988, 1991, Lin et al. 2002a,b). Một nghiên cứu bệnh chứng về bệnh chứng
phổi cho thấy nguy cơ NDMA tăng phụ thuộc vào chế độ ăn của người hút thuốc và không
hút thuốc (De Stefani et al. 1996).
Vì tính cấp bách cũng như để giảm tỉ lệ người mắc bệnh ung thư, Cơ quan Quản lý
trên thế giới đã ban hành quy định tạm thời về nồng độ cho phép đối với NDMA là ≤ 96,0
ng/ngày (Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Mai Hoa. 2012) [28], ngoài ra các hợp chất NDEA,
DIPNA, EIPNA và NMBA cũng có sự tương đồng về cấu trúc với NDMA nên cũng quy
vào chất gây ung thư cho người được nêu rõ ở Bảng S.1 (Phụ lục I).
1.2.7. Quy định hiện hành về N-nitrosamine
Theo quy định Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ giới hạn cho phép của NAs là 10 μg / kg [1].
Hàm lượng NAs cho phép trong nước ăn uống, thực phẩm ở một số quốc gia được thể hiện
ở bảng sau:
Bảng 1.3. Quy định hiện hành hàm lượng cho phép của N-nitrosamine ở một số quốc gia.
Tên quốc gia

Hàm lượng cho phép

Tên thực phẩm

Nga

≤ 2 μg/kg


Thực phẩm sống [12].

Nga
Estonia
Đức

≤ 4 μg/kg

Thực phẩm hun khói [12].

≤ 10 ng/l

Nước uống [12].

≤ 3 μg/kg (tổng NDMA và NDEA)

Trung Quốc

≤ 4μg/kg

Cá và các sản phẩm từ cá
[11].

Cá muối [1].

Chúng tôi xác định NDMA trong cá viên bằng phương pháp GC-MS/MS, mức độ
nghiên cứu được đánh giá theo giới hạn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States
Department of Agriculture) là 10 μg/kg.
1.3. Tình hình nghiên cứu


1.3.1. Các phương pháp xử lý mẫu
Việc xác định NDMA từ nền mẫu thực phẩm gặp nhiều khó khăn do nền mẫu phức
tạp và nồng độ chất phân tích rất thấp trong thực phẩm chỉ vài ppb. Vì vậy, chúng ta cần
loại bỏ các tạp chất càng nhiều càng tốt để kết quả được tối ưu hơn. Có nhiều phương pháp
để xử lý mẫu như:
a. Chưng cất
Sen and Seaman (1981, pp.1238-1242) đã xác định các hợp chất NAs dễ bay hơi
trong một số mặt hàng thực phẩm như sữa bột hòa tan, cà phê, ngũ cốc dành cho trẻ em
bằng phương pháp sắc ký khí-lỏng và sử dụng kỹ thuật chưng cất để phân tích mẫu, chưng
cất chân khơng mẫu bằng Potassium hydroxide (KOH) 3N hoặc acid sulfamic 1%, chiết
dịch chiết bằng DCM và rửa dịch chiết bằng dung dịch đệm acid (loại bỏ amine), sau đó


7
thêm natri sulfat (Na2SO4) khan và đặc lên máy để cơ đặc và làm giàu. Phân tích bằng
phương pháp sắc ký khí-lỏng [7].
b. Chiết dung mơi
Yuan et al. (2015, 1181-1190) đã sử dụng kỹ thuật chiết dung mơi bằng sóng siêu âm
xử lý mẫu cá của nhóm tác giả Wu et al (2012, 16-22),[10] để xử lý mẫu thịt. Cân 20 g mẫu
đồng nhất cho vào cốc 200 ml và thêm 40 ml dung dịch DCM. Mẫu được chiết bằng sóng
siêu âm trong 15 phút. Lặp lại q trình chiết với 40 ml dung dịch DCM để thu được hoàn
toàn NAs dễ bay hơi, muối Na2SO4 khan được thêm vào dung dịch chiết, sau đó ly tâm,
dung dịch được hút và làm khơ bằng khí nitơ. Định mức đến 1 ml bằng metanol, lọc dung
dịch này qua màng lọc 0,45 μm và phân tích trên thiết bị GC-MS [6].
c. Vi chiết pha rắn (SPME)

SPME được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để xác định các hợp chất NAs dễ bay hơi
trong thực phẩm như: Yuan et al (2015) mẫu cá [6], Yurchenko, S., & Mölder, U. (2006)
nhiều loại cá khác nhau [8].

Cách thực hiện: Sợi silica nung chảy được phủ Polydimethylsiloxane-divinylbenzene
(PDMS-DVB) và được đặt trực tiếp vào ống ly tâm nhựa PTFE có chứa sẵn 2 g mẫu, thêm
vào đó 5 ml dung dịch NaCl bão hòa và đặt lên máy khuấy từ ở 65oC để hấp phụ NAs, sau
thời gian chiết là 30 phút thì sợi sẽ rút lại và giải hấp bằng thiết bị GC ở nhiệt độ 200oC
trong 5 phút [6].
d. Chiết pha rắn (SPE)
Xác định NAs bay hơi trong thực phẩm (cá, lạp xưởng, sữa bột, thịt) để làm sạch
mẫu tác giả sử dụng kỹ thuật chiết SPE với chất hấp phụ Extrelut và Florisil. Sau đó NAs
được tách và phân tích trên hệ thống sắc ký (GC). Tuy nhiên kết quả hiệu suất thu hồi chỉ
cao đối với hợp chất NPYR (90%), thấp đối với NDEA (27%) [8,9,11].
e. Kỹ thuật QuEChERS
Perestrelo et al. (2019) chỉ ra rằng QuEChERS là kỹ thuật chiết suất nhanh, đơn giản,
rẻ, hiệu quả, chắc chắn và an toàn. Ban đầu kỹ thuật này được phát triển để thu hồi dư
lượng thuốc trừ sâu từ trái cây và rau quả nhưng nhanh chóng trở nên phổ biến trong phân
tích các chất từ nhiều nền mẫu khác nhau nhờ tính ưu việt của nó so với các kỹ thuật khác
[14]. Yuesheng Qiu et al (2017) ứng dụng kỹ thuật QuEChERS để phân tích NAs trên nền
mẫu cá muối [1], quy trình phân tích mẫu được tóm tắt ở mục 2.5.4.
1.3.2. Các phương pháp phân tích
Để phân tích các hợp chất NAs dễ bay hơi có thể sử dụng phương pháp HPLCAPCI-MS, GC-NPD, GC-TEA hoặc GC-MS/MS.
- Phương pháp HPLC-APCI-MS: S. Eerola et al (1998) sử dụng phương pháp
HPLC-APCI-MS để xác định NAs dễ bay hơi trong 27 mẫu xúc xích với LOD (0,2-1,0
µg/kg) phát hiện được 4 hợp chất NAs gồm (NPYR, NPIP, NDMA, NDEA) và các tác giả
còn nhận định rằng các hợp chất khơng chỉ được hình thành ở điều kiện đun nóng mà cịn
hình thành khi xúc xích đã chín do phản ứng giữa nitrite dư với các amine [15].


8
- Phương pháp GC-NPD: Để xác định các hợp chất NAs có thể dùng GC-NPD do
các hợp chất NAs có thành phần của nitơ. Janel E.Grebell (2007) đã thực hiện so sánh hai
phương pháp GC-NPD và GC-MS ở mức phát hiện 2,6 μg/kg - 4,0 μg/kg . Cả phương

pháp đều cho kết quả đạt độ chính xác tuyệt vời [16].

- Phương pháp GC-TEA: Theo TCVN 11602:2016 dựa vào AOAC 991.28 đã xác
định các hợp chất NAs bao gồm (NDMA, NPYR, NMOR) trong thịt và các sản phẩm thịt
bằng phương pháp GC-TEA thu được LOD là 0,2 ng/g và LOQ là 5 ng/g [25].
- Phương pháp GC-MS/MS: Các phương pháp trên hiện nay ít được sử dụng,
ngược lại, phương pháp GC-MS/MS được các nhà nghiên cứu chú ý nhiều hơn do tính ưu
việt của nó. NDMA là chất đầu tiền và quan trọng nhất trong nhóm NAs có khối lượng
phân tử nhỏ (M = 74 g/mol) và có độ nhạy thấp nhất nên nó trở thành tiêu chí quan trọng,
để đánh giá phương pháp này dựa trên giới hạn phát hiện. Bên cạnh đó, NDMA và NDEA
trong dược phẩm cũng được phân tích bằng phương pháp GC-MS/MS với giới hạn phát
hiện (LOD) là 10 ppm [17].
1.4. Cơ sở lý thuyết về phương pháp sắc ký khí
1.4.1. Khái niệm
Sắc ký khí (GC) là kỹ thuật thường được sử dụng phổ biến để tách và phân tích các
hợp chất dễ bay hơi và bán bay hơi trong một hỗn hợp [18].
GC là một kỹ thuật phân tích phổ biến vì nó kết hợp khả năng phân giải đặc biệt với
tốc độ và độ nhạy. Nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như mơi trường, dầu
khí, hóa chất, thực phẩm, đồ uống và dược phẩm [18].
Giống như các dạng sắc ký khác, GC liên quan đến pha tĩnh và pha động. Trong GC,
pha động thường là helium hoặc nitơ vì nó có trọng lượng phân tử thấp và trơ về mặt hóa
học [18]. Dựa vào bản chất pha tĩnh phân thành hai loại sắc ký khí:
+ Pha tĩnh là một chất hấp phụ rắn thì gọi kỹ thuật này là sắc ký khí rắn (GSC hoặc
chỉ GC).
+ Pha tĩnh là chất lỏng được trải dưới một lớp phim mỏng lên phần trong của cột
mao quản hoặc được lắp trên bề mặt của chất mang trơ thì gọi kỹ thuật này là sắc ký khílỏng (GLC).
1.4.2. Sơ đồ hệ thống sắc ký khí

Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống sắc ký khí [18].



9
 Một hệ thống sắc ký khí cơ bản gồm có:
a. Khí mang
Khí mang (pha động) có hai nhiệm vụ chính: Thứ nhất là mang mẫu qua cột và thứ
hai là cung cấp một hỗn hợp phù hợp cho đầu dị để đo các cấu tử trong mẫu. Nó thường là
khí N2, He, Ar, H2,… khí phổ biến nhất là khí N2 và khí He. Khí He cho hiệu quả tách cao
hơn nhưng giá đắc hơn so với N2 [18].
Với cột nhồi thường dùng nhất là khí N2 hoặc He (He cho peak hẹp hơn-do chuyển
khỏi nhanh hơn). Đối với cột mao quản thường dùng khí H2 hoặc He.
Áp suất khí đi vơ cột thường từ 10-50 psi, tốc độ dòng trong khoảng 1-50 ml/phút,
tùy thuộc vào loại cột mà điều chỉnh tốc độ dòng cho phù hợp.
- Yêu cầu:
+ Trơ với cấu tử khảo sát (không làm thay đổi trạng thái lý, hóa học);
+ Có tỉ khối nhỏ để làm tăng vận tốc khí mang;
+ Chọn khí mang phải tương thích với đầu dị;
+ An tồn, hiệu quả kinh tế và có độ tinh khiết cao,…
Nguồn cung cấp: Có thể sử dụng bình chứa khí hoặc các thiết bị sinh khí (thiết bị
tách khí N2 từ khơng khí, thiết bị cung câp khí H2 từ nước cất,…) [20].
b. Bộ tiêm mẫu
Bộ tiêm mẫu có tác dụng nạp mẫu vào cột và với thể tích bơm có thể điều chỉnh. Chỉ
nên tiêm mẫu với lượng vừa đủ vì khi tiêm dư peak sẽ giản rộng và độ phân giải kém đi.
Sử dụng chế độ chia dịng (split) và khơng chia dịng (splitless) để nạp mẫu vào cột [20].
Có hai cách đưa mẫu vào cột: Tiêm mẫu thủ công và tiêm mẫu tự động
(Autosamper-có hoặc khơng có bộ phận hóa hơi-headspace) [20].
c. Cột phân tích và lị cột
- Cột phân tích: Đây là trung tâm của phép tách, ảnh lưởng lớn đến kết quả của
phép tính. Có hai loại cột là cột nhồi và cột mao quản:
Cột nhồi (packed column): Cột có đường kính 2-4mm và chiều dài 2-3m, cột được
nhồi đầy bởi pha tĩnh là các polymer vi xốp, silicagel, alumima,… khi dịng khí mang đi

vào khe hở bên trong cột tách, các cấu tử cần phân tích trong dịng khí mang sẽ được lưu
giữ ở pha tĩnh với mức độ khác nhau [20].
Ưu điểm:
+ Trơ về mặt hóa học;
+ Thấm ướt pha tĩnh tốt;
+ Có bề mặt riêng lớn;
+ Chịu được nhiệt cao.


10
Nhược điểm: Hiệu quả tách thấp, dễ vỡ và không phân tích được hàm lượng vết.
Cột mao quản (capillary): Cột có đường kính < 1 mm, chiều dài từ 30-100 m, thành
trong của cột được phủ một lớp pha tĩnh có bề dày khoảng 0.2-0.5µm, thường được sản
xuất từ ngun liệu silica nung chảy [20]. Cột mao quản thường được sử dụng là cột mao
lớp mỏng hay cột mao quản phim mỏng.
Ưu điểm:
+ Cân bằng thiết lập nhanh;
+ Độ phân giải tốt;
+ Có giới hạn phát hiện nhỏ.
Nhược điểm:
+ Khó chế tạo do nó cấu tạo dài và nhỏ;
+ Yêu cầu đầu dị phải có độ tương thích cao vì lượng mẫu nhỏ.
- Lò cột: giúp điều khiển nhiệt độ cho cột sắc ký.
d. Đầu dò
Đầu dò dùng phát hiện tín hiệu để định tính và định lượng các chất cần phân tích, nó có
vai trị quyết định đến độ chính xác cũng như độ nhạy của phương pháp [20].
Bảng 1.4. Một số đầu dị thơng dụng dùng cho sắc ký khí.
Đầu dị

Độ nhạy (pg.s-1)


Nhiệt độ (oC)

Phạm vi áp dụng

Dẫn nhiệt
(TCD)

5000-20000

150-250°C

Đầu dò đa năng xác định tất
cả các chất, thuận tiện cho
việc định tính.

Cộng kết
điện tử
(ECD)

0,1-10 (các hợp
chất halogen
hóa); 1-100

300-400°C

Ngun tố có độ âm điện cao,
các chất có chứa halogen.

1-1000


250-300°C và 400450°C cho các phân
tích ở nhiệt độ cao.

Phân tích cho tất cả các chất
có nhóm CH2

250-300°C (transfer
line), 150-250°C
(Nguồn ion)

Tất cả chất tạo ra các mảnh
trong phạm vi khối lượng đã
chọn. Bao gồm một loạt các
khối lượng (quét toàn bộ)
hoặc chỉ chọn các ion (SIM)

Ion hóa
ngọn lửa
( FID)

Khối phổ
(MS)

1000-10000
(full scan); 1-10
(SIM)


11

Một số u cầu với đầu dị:
- Tín hiệu thu được tuyến tính hoặc gần tuyến tính với lượng mẫu;
- Phát hiện đa dạng;
- Tín hiệu ra khơng phụ thuộc vào nhiệt;
- Làm việc ổn định từ nhiệt độ thường 400°C.
e. Bộ phận ghi nhận tín hiệu
Bộ phận này để ghi nhận tín hiệu do đầu dị phát hiện [20].
f. In dữ liệu phân tích
Các tính hiệu khi phân tích xong sẽ xử lý bằng máy tính và được in ra bằng máy in
bằng một phần mềm điều khiển kết nối được hai thiết bị với nhau.
 Dầu dò khối phổ (MS)
a. Khái niệm
Là một kỹ thuật phân tích hóa học giúp xác định hàm lượng và loại chất hóa học có
trong một mẫu bằng cách đo tỷ lệ khối lượng trên điện tích và số lượng của các ion pha khí
(Nguyễn Thị Kim Hoa 2022) [21].
b. Nguyên tắc
Khi một chất phân tích ở trạng thái khí va chạm với một dịng electron, các phân tử
của chất đó có thể bị phá vỡ thành nhiều thành phần mang điện tích dương hoặc âm khác
nhau, tùy thuộc vào độ mạnh của va chạm. Nếu một phân tử vật chất mất đi một hoặc hai
điện tử, nó sẽ trở thành một ion có điện tích dương +1 hoặc +2, và ngược lại, nếu một phân
tử vật chất tăng thêm một điện tử, nó trở thành một ion âm, gọi là phân tử ion. và được ghi
lại trên phổ của tín hiệu. Các mảnh này có khối lượng nhất định và là các ion tích điện. Tỷ
lệ (m/z) được tính bằng cách chia khối lượng phân tử của các mảnh cho điện tích là khối
lượng, hầu hết các mảnh có z = +1 [21].
c. Cấu tạo

Hình 1.4. Cấu tạo máy khối phổ (MS).


12

Máy khối phổ gồm 5 bộ phận:
- Bộ nạp mẫu: Dùng để đưa mẫu vào máy. Có hai cách nạp mẫu là trực tiếp và gián
tiếp [21].
+ Nạp mẫu trực tiếp: Chuyển chất phân tích thành dạng hơi (khí) bằng màng bán
thẩm hoặc nhiệt phân mẫu và đưa chúng vào buồng ion hóa.
+ Nạp mẫu gián tiếp: Bằng cách kết hợp với thiết bị khác như HPLC, GC,… tùy
vào bản chất mẫu mà lựa chọn cho thích hợp. Lưu ý: Nếu kết hợp với GC phải chuyển chất
phân tích thành dạng hơi (khí).
- Bộ nguồn ion: Ion hóa các phân tử, nguyên tử của mẫu ở trạng thái khí hoặc hơi
[19]. Có nhiều phương pháp để ion hóa mẫu như:

 Phương pháp bắn phá điện tử (Ionization by Electron Impact, EI): Trong buồng
ion hóa thì các điện tử phát ra từ cathode làm bằng vonfram hoặc reni sẽ bay về anode với
vận tốc lớn. Ở trạng thái hơi các phân tử chất nghiên cứu có thể thu năng lượng điện tử và
bị ion hóa khi nó va chạm với điện tử trong buồng ion hóa. Áp dụng đối với các phân tử
trung hịa dễ bay hơi có M < 600, bền nhiệt.

Hình 1.5. Hình minh họa phương pháp bắn phá điện tử.
Ưu điểm: Vừa cho ion phân tử, vừa cho mảnh nên cho biết được khối lượng phân tử
và nhiều thông tin về công thức cấu tạo.
Nhược điểm:
+ Mẫu cần hóa khí trước khi cho vào buồng ion hóa nên không thể áp dụng với
các chất dễ phân hủy bởi nhiệt hoặc không bay hơi (các polimer trọng lượng lớn).
+ Có thể khơng phân biệt được các đồng phân.
+ Tín hiệu của ion phân tử có thể rất nhỏ hoặc không xuất hiện trên phổ đồ do bị
phân mảnh trước khi đến đầu dò nên dễ gây nhầm lẫn về khối lượng phân tử.

 Phương pháp ion hóa học (CI): Nguồn ion hóa được đổ đầy metan ở áp suất
khoảng 100 Pa và các electron được nạp đủ năng lượng để chuyển CH4 đến những sản
phẩm hoạt động khác:

CH4 + e → CH+
4 + 2e

+
CH+
4 + CH4 → CH5 + CH3

+
CH+
5 + M → CH4 + (MH)


×