Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tiểu luận cao cấp chính trị NHỮNG mối đe dọa AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY–VẬN DỤNG tại xã lộc THẠNH, HUYỆN lộc NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.73 KB, 18 trang )

MBTH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI TIỂU LUẬN

LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG

TÊN MƠN HỌC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

TÊN BÀI TIỂU LUẬN: NHỮNG MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI

TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY–VẬN DỤNG TẠI XÃ
LỘC THẠNH, HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số
Bằng chữ

BÌNH PHƯỚC - NĂM 2022


2
2

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
PHẦN II. NỘI DUNG


1
1

MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ AN NINH PHI
1

TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG MỐI ĐE DỌA AN NINH

1.1.
1.2.

PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Khái niệm an ninh phi truyền thống
Một số đặc điểm chủ yếu của an ninh phi truyền thống
Những mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện

1.3.

2

nay
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ

3.2.

8

VỚI ANH NINH PHI TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY TẠI
XÃ LỘC THẠNH, HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH
PHƯỚC

Những vấn đề đặt ra trong ứng phó với các thách thức an ninh

3.1.

5

ỨNG PHÓ VỚI CÁC THÁCH THỨC AN NINH PHI
TRUYỀN THỐNG
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

3

2
2
4

11

phi truyền thống ở xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình
Phước hiện nay
Giải pháp ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống

11

ở xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước hiện nay

13
15
16


PHẦN III. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phần I: MỞ ĐẦU
Trong xu thế tồn cầu hóa, cùng với những mặt thuật lợi, các quốc gia
phải đối mặt với nhiều nguy cơ mới; trong đó, có nguy cơ từ sự tác động của
an ninh phi truyền thống. An ninh phi truyền thống đã và đang tác động đến
nhiều quốc gia trên thế giới, việc nhận dạng các loại an ninh phi truyền thống và
tác động của nó sẽ góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh


3
3

tế-xã hội của các quốc gia trên thế giới, góp phần ổn định chính trị, trật tự an
tồn xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, các thách thức an
ninh phi truyền thống như khan hiếm nguồn nước, ơ nhiễm và suy thối mơi
trường, biến đổi khí hậu, di cư thiếu kiểm sốt… đang là những vấn đề nổi cộm
mà các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt.
Vấn đề an ninh phi truyền thống ở vùng biên giới, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số là một nội dung rất quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa của nhân dân ta trong thời kỳ mới và hội nhập quốc tế. Đối phó
với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống vừa là yêu cầu, nhiệm vụ của sự
nghiệp quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc, vừa là điều kiện quan trọng để
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ
chế độ, giữ vững hịa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội. Thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi sự đồng thuận và nỗ lực của toàn
xã hội, sự quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, với những
giải pháp, biện pháp phù hợp và hiệu quả.
Là địa phương vùng biên giới với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh

sống, xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh cũng như các địa phương biên giới khác
đã vào đang đương đầu với những thách thức to lớn từ các vấn đề an ninh phi
truyền thống, đòi hỏi địa phương mọi lúc, mọi nơi phải chủ động, quyết liệt
và tổ chức các giải pháp hiệu của để thích ứng với tình hình. Từ những lý do
trên, học viên chọn chủ đề: “Những mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở
Việt Nam hiện nay – vận dụng tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình
Phước” làm nội dung thu hoạch kết thúc học phần Giáo dục Quốc phòng và
An ninh.
Phần II: NỘI DUNG
1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
VÀ NHỮNG MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
1.1. Khái niệm an ninh phi truyền thống


4
4

Thuật ngữ an ninh phi truyền thống bắt đầu được nói đến vào những năm
tám mươi của thế kỷ XX, sử dụng nhiều trong thập niên đầu thế kỷ XXI, an
ninh phi truyền thống trở thành một thuật ngữ phổ biến trong các hội nghị,
diễn đàn khu vực, quốc tế, hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc
gia, các tổ chức cũng như các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế đương đại.
Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay có khá nhiều cách hiểu, quan niệm về an
ninh phi truyền thống.
Sau Chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, thế giới bước
vào giai đoạn mà trong đó xu thế hợp tác và phát triển kinh tế là chủ yếu, đã và
đang mang đến sự phồn thịnh cho nhiều quốc gia, khu vực. Tuy nhiên, quá trình
hợp tác, hội nhập quốc tế này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, đe dọa đến an
ninh, chủ quyền của các quốc gia dân tộc và cuộc sống của chính con người. Khái

niệm an ninh phi truyền thống ra đời trong bối cảnh đó và được sử dụng rộng rãi,
phổ biến trên nhiều diễn đàn quốc tế thảo luận về các vấn đề chính trị, an ninh,
quốc phòng, kinh tế, xã hội, trong chiến lược quốc phòng, an ninh của nhiều quốc
gia dân tộc, cũng như trong hợp tác an ninh của nhiều khu vực và thế giới, sau khi
diễn ra sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mỹ.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc nhận thức và xác định những vấn đề an ninh
phi truyền thống vẫn chưa có sự thống nhất. Một số nghiên cứu viện dẫn quan
niệm của Liên hợp quốc về vấn đề an ninh phi truyền thống trong 7 lĩnh vực chính:
kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị. Có
nghiên cứu quy vấn đề an ninh phi truyền thống vào 5 lĩnh vực cơ bản: kinh tế,
mơi trường, xã hội, chính trị và văn hóa. Một quan điểm khác phân chia các vấn đề
an ninh phi truyền thống thành 6 nhóm chính: ơ nhiễm mơi trường, tình trạng thiếu
hụt tài nguyên, tội phạm xuyên quốc gia, nạn khủng bố, dịch bệnh truyền nhiễm và
thảm họa địa chất.
Ở cấp độ hợp tác, tổ chức khu vực, an ninh phi truyền thống cũng được đư
ra thảo luận và có quan niệm cụ thể, rõ ràng, tiêu biểu như trong tuyên bố chung


5
5

ASEAN- Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống thông qua
tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu giữa các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEN) và Trung Quốc tại thủ đô Phnôm Pênh nước Campuchia
ngày 01 tháng 11 năm 2002. An ninh phi truyền thống được hiểu là những vấn đề
các loại tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma túy đe dọa
an ninh khu vực và thế giới, đồng thời tạo ra những thách thức mới đối với hịa
bình, ổn định trong và ngoài khu vực. Cũng trong tuyên bố này, các nhà lãnh đạo
ASEN và Trung Quốc bày tỏ sự quan ngại về những vấn đề an ninh phi truyền
thống ngày càng gia tăng như buôn lậu ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp

biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế và tội phạm công nghệ
cao. Đồng thời, Hội nghị xác định nội dung hợp tác về các vấn đề “an ninh phi
truyền thống” bao gồm các cơ chế và khả năng hợp tác cụ thể về: phòng chống tội
phạm ma túy; phòng chống tội phạm buôn bán người; chống cướp biển; chống tội
phạm khủng bố; chống buôn lậu khủng bố; chống buôn lậu vũ khí; chống tội phạm
rửa tiền; chống tội phạm kinh tế quốc tế; chống tội phạm cơng nghệ cao.
Nhìn nhận vấn đề dưới lăng kính của tổ chức quốc tế, theo Liên Hợp
quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm bảy lĩnh vực là: kinh tế, lương thực,
sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị.
Từ những vấn đề trên, có thể khái quát: “An ninh truyền thống có thể
hiểu là một loại hình an ninh xun quốc gia do những yếu tố phi chính trị và
phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển về an
ninh của mỗi nước, cả khu vực và toàn cầu”
1.2. Một số đặc điểm chủ yếu của an ninh phi truyền thống
Dù còn nhiều quan niệm rất khác nhau, song có thể hiểu một số đặc
điểm chủ yếu của an ninh phi truyền thống như sau:
Các vấn đề an ninh phi truyền thống diễn ra ảnh hưởng trên phạm vi
khu vực hoặc toàn cầu, mang tính xun quốc gia. Nó có thể phát sinh từ một


6
6

quốc gia này nhưng có khả năng lan tỏa với tốc độ nhanh, phạm vi rộng đến
quốc gia khác như biến đổi khí hậu, tội phạm mạng, dịch bệnh lây lan nhanh
ở người, gia súc và cây trồng…
An ninh phi truyền thống thường do các tác nhân tự nhiên hoặc do các
tổ chức ngồi nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân tiến hành; còn an ninh
truyền thống là xung đột giữa quân đội các nhà nước.
An ninh truyền thống uy hiếp trực tiếp đến cá nhân con người hoặc

cộng đồng, rồi quốc gia - dân tộc; còn an ninh truyền thống uy hiếp trực tiếp
đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia - dân tộc, uy hiếp an ninh quốc gia.
An ninh truyền thống có cả những vấn đề mang tính phi bạo lực về
kinh tế, văn hóa, mơi trường, an ninh mạng, dịch bệnh…và những vấn đề
mang tính bạo lực, nhưng đó là bạo lực phi quân đội như: Khủng bố, tội phạm
có tổ chức…
Giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống cần nhấn mạnh đến hợp tác,
sử dụng biện pháp ngoại giao, kể cả ngoại giao quân đội giữa các nước. Còn
giải quyết vấn đề an ninh truyền thống thường lấy biện pháp vũ trang - quân
sự là chính, cịn ngoại giao là hỗ trợ.
Về mặt thời gian, an ninh phi truyền thống xuất hiện muộn hơn an ninh
truyền thống. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, nhiều mối đe dọa an ninh phi
truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử như: Dịch bệnh, khan hiếm
lương thực, khủng bố,…nhưng do diễn ra ở phạm vi nhỏ hẹp, quy mô chưa
lớn, truyền thông chưa phát triển hoặc vấn đề quyền con người chưa được
quan tâm, nên ít hoặc khơng được nhìn nhận một cách đầy đủ. Cịn ngày nay,
do tác động của tồn cầu hóa, mặt trái của sự phát triển khoa học - công nghệ,
sự mở rộng các phương tiện truyền thông đa phương tiện,…các vấn đề an
ninh phi truyền thống có điều kiện phát tác nhanh, lan tỏa rộng, ảnh hưởng
lớn, trở thành mối quan tâm toàn nhân loại.
An ninh phi truyền thống hủy hoại an ninh quốc gia dần dần và lâu dài,
vì nó tác động đến các yếu tố mang tính hạt nhân hoặc bệ đỡ cho ổn định và


7
7

phát triển cá nhân con người, cộng đồng xã hội, hệ thống thể chế, hạ tầng kỷ
thuật chiến lược và môi trường sống.
An ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống là hai mặt của khái

niệm an ninh toàn diện. Vì vậy, an ninh phi truyền thống và an ninh truyền
thống cùng tác động đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia,…bảo đảm ổn
định và phát riển của quốc gia.
1.3. Những mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có vị trí địa lý đặc thù, nằm trên
dải khí hậu xích đạo nhiệt đới, nên chịu tác động rất nặng nề từ an ninh phi
truyền thống, nhất là những mối hiểm họa từ thiên tai, bão lụt, sự biến đổi khí
hậu, nước biển dâng, các loại dịch bệnh (SA, cúm gia cầm H5N1, AIDS,
COVID -19…). Cùng với đó, những vấn đề về bn lậu, vận chuyển trái phép
vũ khí, ma túy, cướp biển, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, khủng bố,
nhập cư và di cư trái pháp luật, ô nhiễm môi trường…đã và đang tác động
mạnh mẽ đến an ninh của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng, bên cạnh thời cơ thuận lợi, chúng ta cũng đang phải đối
mặt với khơng ít thách thức, trong đó có thách thức từ các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống trên các lĩnh vực, cụ thể:
- Mối đe dọa từ an ninh kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế, an ninh kinh tế có vai trị đặc biệt quan trọng đối với an ninh
quốc gia. Thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế những năm qua đã chứng
minh một cách sâu sắc hơn vai trò trung tâm của an ninh kinh tế trong an ninh
quốc gia. Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã thốt khỏi tình trạng nước
nghèo kém phát triển trở thành nước đang phát triển. Tuy nhiên, năng lực điều
hành, quản lý vĩ mơ nền kinh tế cịn nhiều yếu kém; cơ chế, chính sách cịn
nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho các tội phạm hoạt động gây tổn thất cho các lợi
ích kinh tế của đất nước, từ đó gây mất lịng tin của nhân dân; nguy cơ tụt hậu
xa hơn nữa về kinh tế; nguy cơ tham nhũng vẫn còn tồn tại.


8
8


- Mối đe dọa từ an ninh xã hội. Hiện nay, ảnh hưởng mặt trái của cơ
chế thị trường đang phát sinh nhiều vấn đề bất cập bên trong nước ta chưa thể
giải quyết được dẫn đến những mâu thuẫn tích tụ trong lịng xã hội, tiềm ẩn
nguy cơ xung đột xã hội. Chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách phát triển
kinh tế, tôn giáo, dân tộc nhưng vẫn chưa giải quyết được ổn thõa các vấn đề
phức tạp trong tôn giáo, dân tộc, nhất là các vùng chiến lược. Ở hầu hết các
địa phương đều tồn tại các vụ khiếu kiện đông người đặc biệt phức tạp kéo
dài.
- Mối đe dọa từ an ninh nội bộ. Mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa,
hội nhập đã tác động trực tiếp đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, làm nảy
sinh những vấn đề phức tạp mới nhất trong nội bộ, đe dọa đến sự ổn định và
phát triển của chế độ chính trị và nhà nước. Khơng ít cán bộ, đảng viên bị
hung lạc ý chí, bị tác động bởi luận điệu chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng
của các thế lực thù địch bộc lộ tư tưởng băn khoăn, lo lắng về tiền đồ của chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin; phủ nhận thắng lợi của cách mạng; mơ
hồ, mất cảnh giác, mất phương hướng, muốn đảng ta phải “cải cách”, “mở
rộng dân chủ”. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thậm chí ở cán bộ
quản lý cấp cao suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu,
hách dịch, xa rời quần chúng đã và đang làm giảm sút uy tín của Đảng, ảnh
hưởng tiêu cực đến hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền.
- Mối đe dọa từ an ninh thông tin. Cuộc cách mạng kha học và công
nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin tồn cầu đã cho ra
đời những cơng cụ vơ cùng tiện ích, đó là internet và cơng nghệ liên lạc
khơng dây. Tuy nhiên, nhìn dưới gốc độ an ninh, các công cụ này cũng đang
trở thành hiểm họa đối với sự ổn định và phát triển bình thường của các nước.
internet đang được coi là “chiến trường thứ 5” trong cuộc đấu tranh vì lợi ích
của con người. Làm cho an ninh thơng tin, nhất là an ninh mạng đang thực sự


9

9

trở thành mối lo ngại đối với an ninh quốc gia của mỗi nước, trong đó có Việt
Nam.
- Mối đe dọa từ tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đơng. Thời
gian gần đây, tình hình tranh chấp biển đơng diễn biến hết sức phức tạp. Các
nước và các bên có liên quan đến Biển Đơng đều có những động thái để tuyên
bố và khẳng định chủ quyền của mình. Đặc biệt, nước ngoài thực hiện mưu
đồ “độc chiếm Biển Đơng”, liên tiếp có những hành động khiêu khích và vi
phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Họ ngang ngược nêu yêu sách
về chủ quyền “đường chữ U 9 đoạn” hay còn gọi là “đường lưỡi bò” chiếm
hơn 80% diện tích Biển Đơng. Trong vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam trên Biển Đông, liên tục cho tàu hải giám, ngư chính tuần tra…
- Mối đe dọa từ khủng bố quốc tế. Đối với Việt Nam, hiện nay các hoạt
động khủng bố quốc tế như đã diễn ra trên thế giới chưa xảy ra, bởi Việt Nam
không phải là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố, khơng có xung đột lợi ích,
đồng thời các tổ chức khủng bố quốc tế cũng chưa có cơ sở xã hội Việt Nam.
Tuy nhiên, mối đe dọa khủng bố tại nước ta cũng đang hiện hữu, bởi ở trên
lãnh thổ Việt Nam đang có các mục tiêu chính trị của Mỹ và các nước phương
Tây.
- Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu tồn cầu. Theo báo cáo về chỉ số rủi ro
khí hậu dài hạn năm 2019 của tổ chức German Wath tại Hội nghị thượng đỉnh
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2018 (COP24) diễn ra ở Ba Lan
từ ngày 2 đến ngày 14 năm 2018, Việt Nam nằm trong 10 nước bị ảnh hưởng
nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Số liệu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Biến đổi khí hậu cũng cho thấy, trong hơn 30 năm qua, tại Việt Nam,
bình quân mỗi năm Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp bởi 6 - 7 cơn bão.
Ngoài những mối đe dọa của an ninh phi truyền thống trên, cịn có các
mối đe dọa từ an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh văn hóa, an
ninh dịch bệnh…Hiện nay, nước ta cũng đang đối mặt với các mối đe dọa an



10
10

ninh phi truyền thống khác của thế giới và khu vực. Những mối đe dọa này đã
được Nhà nước ta thống nhất quan điểm trong hợp tác với các nước ASEAN
và một số nước khác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU), đó là:
bn bán ma túy, bn người, cướp biển, bn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm
kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao, cạn kiệt tài nguyên, thiên tai, dịch
bệnh…Việc xác định rõ các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là cơ sở
quan trọng để chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện, biện pháp, xây dựng
phương án và tăng cường hợp tác với các nước.
2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ ỨNG PHÓ
VỚI CÁC THÁCH THỨC AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
Vấn đề được Đảng ta nhận thức từ rất sớm, ngay từ Đại hội lần thứ VII
của Đảng ta cho rằng: “thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính tồn cầu (bảo
vệ mơi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những
bệnh tật hiểm nghèo…), không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết,
mà cần phải có sự hợp tác đa phương”. Trong Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày
17-12-1998, của Bộ Chính trị khóa VIII, về chiến lược an ninh quốc gia cảnh
báo và chỉ ra các yếu tố thách thức đối với an ninh quốc gia, trong đó có vấn
đề an ninh phi truyền thống [1].
Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định và bổ sung thêm vấn
đề chống tội phạm quốc tế vào nội dung này. Đại hội lần thứ X bổ sung và
phát triển: “Nhiều vấn đề tồn cầu bức xúc địi hỏi các quốc gia và các tổ
chức quốc tế phối hợp giải quyết; khoảng cách chênh lệnh giữa các nhóm
nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; sự gia tăng dân số cùng với các
luồng di cư; tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi
trường tự nhiên bị hủy hoại; khí hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo



11
11

những thiên tai khủng khiếp; các dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia
có chiều hướng tăng” [2, tr.74].
Tại đại hội lần thứ XI, Đảng ta chính thức sử dụng khái niệm an ninh
phi truyền thống với các vấn đề được chỉ ra, như: chống khủng bố, bảo vệ mơi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế bùng nổ dân số, phòng ngừa
và hạn chế dịch bệnh hiểm nghèo. Đại hội lần thứ XII của Đảng chỉ ra một số
vấn đề toàn cầu như: An ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn
nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh
mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố. Đồng thời. có lưu ý đến “Các
hình thái chiến tranh kiểu mới” [3, tr.72] với hàm ý khả năng chuyển hóa giữa
an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống
Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng năm 2021 đã tiếp tục khẳng định nhận
thức, quan điểm nhất quán về nội dung, thách thức của an ninh phi truyền
thống đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đại hội nhấn
mạnh: “Những vấn đề toàn cầu như: bảo vệ hịa bình, an ninh con người,
thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an
ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường... tiếp tục
diễn biến phức tạp” [Error: Reference source not found, tr.106-107]. “Những
vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng đa dạng, phức tạp, tác động mạnh
mẽ”[Error: Reference source not found, tr.208], từ đó, đề ra nhiệm vụ “sẵn
sàng ứng phó hiệu quả các thách thức an ninh truyền thống và an ninh phi
truyền thống” [Error: Reference source not found, tr.279]....bảo đảm an ninh
kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng và an ninh xã hội. Kịp
thời đấu tranh trấn áp có hiệu quả các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ
chức, xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Chủ động phối hợp

với các quốc gia bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; xử lý các vấn đề an ninh
phi truyền thống, tạo vành đai bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.


12
12

Trong các văn kiện của Đảng đề cập đến về các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống gần đây có một số điểm cần đặc biệt chú ý sau:
1- Đảng ta luôn đặt các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bên an
ninh truyền thống, trong đó các mối đe dọa an ninh truyền thống dù vẫn tiềm
tàng và biểu hiện dưới các hình thức, mức độ khác nhau, nhưng xu hướng hịa
bình vẫn là chủ đạo, cịn vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên gay gắt;
2- Các thách thức an ninh phi truyền thống đang diễn biến phức tạp do
mặt trái của toàn cầu hóa, của kinh tế thị trường, của sử dụng thành tựu khoa
học công nghệ;
3- Định dạng các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm: An
ninh con người, an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực,
biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... Phạm vi các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống sẽ còn mở rộng và diễn biến rất phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục
theo dõi, nghiên cứu và bổ sung kịp thời;
4- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống khơng của riêng Việt Nam
mà mang tính tồn cầu;
5- Một số mối đe dọa an ninh phi truyền thống có khả năng chuyển hóa
thành an ninh truyền thống, như xung đột dân tộc, tơn giáo, khủng bố, bạo
loạn chính trị.
Trên cơ sở các quan điểm của Đảng cần làm cho cả hệ thống chính trị,
các chủ thể chịu trách nhiệm quản trị an ninh phi truyền thống, cộng đồng
doanh nghiệp và toàn thể nhân dân nhận thức đầy đủ các thách thức, tác động,
ảnh hưởng của an ninh phi truyền thống đối với đời sống con người, cộng

đồng và an ninh quốc gia. Trên bình diện an ninh con người, các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống tác động đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần
của con người, như dịch bệnh lây lan nhanh, buôn bán và sử dụng ma túy,
buôn bán người (trẻ em, phụ nữ, nhập cư bất hợp pháp)....
Từ nhận thức đó, mỗi chủ thể từ trách nhiệm của mình mới có thể định
hình tâm thế, chủ động phịng ngừa và ứng phó với thách thức an ninh phi


13
13

truyền thống. Nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống phát sinh từ các yếu tố
nhân tạo, tức do chính con người tạo ra một cách vơ tình hoặc cố ý, rồi đến
lượt nó tạo mối đe dọa đối với an ninh con người, an ninh cộng đồng, an ninh
quốc gia và rộng hơn là an ninh nhân loại. Vì vậy, phòng ngừa các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống là nhiệm vụ rất cơ bản, được thực hiện bằng cách
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cá nhân và cộng đồng xã hội,
thông qua những hành vi cụ thể trong đời sống hằng ngày, như ý thức tích cực
trong bảo vệ mơi trường sinh thái, tỉnh táo trước mặt trái của kinh tế thị
trường và toàn cầu hóa, thơng thái trong sử dụng thành tựu khoa học công
nghệ, tôn trọng các giá trị khác biệt và chia sẻ lợi ích giữa các nhóm cộng
đồng với mức sống khác nhau trong xã hội... Trên nền tảng ý thức được nâng
cao mới có thể ứng phó có hiệu quả với các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống bằng xây dựng đồng bộ thể chế, cơ chế, chính sách, bộ máy và con
người cụ thể.
3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI ANH
NINH PHI TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY TẠI XÃ LỘC THẠNH,
HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
3.1. Những vấn đề đặt ra trong ứng phó với các thách thức an ninh phi
truyền thống ở xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước hiện nay

Xã Lộc Thạnh được thành lập theo Nghị định số 60/2005/NĐ - CP ngày
16/05/2005 của Chính phủ, là xã biên giới ở phía Tây Bắc của huyện Lộc
Ninh, có đường biên giới với Campuchia dài khoảng 21,5km; xã có 1.555 hộ
với 6.190 nhân khẩu; Vị trí địa lý tương đối thuận lợi, về giao thơng có quốc
lộ 13, có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, có 07 dân tộc cùng sinh sống
gồm: Kinh, Xtiêng, Hoa, Châu Ro, Khmer, Tày, Nùng với 100 hộ, 412 khẩu.
Diện tích tự nhiên là 7.549,02 ha có điều kiện tự nhiên và đất đai thích hợp
cho sản xuất các loại cây cơng nghiệp như: cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, cây
ăn trái và các loại cây ngắn ngày khác. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội


14
14

hàng năm phát triển khá, đời sống nhân dân ổn định, tình hình quốc phịng an ninh được giữ vững.
Là là địa phương mang nét đặc thù của xã miền núi vùng sâu biên giới
với đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những vấn đề liên quan đến
thách thức an ninh phi truyền thống ở địa phương hiện nay bao gồm một số
nội dung chủ yếu như sau:
Tuy xã xã chỉ có 1.555 hộ gia đình nhưng sống rải rác dọc theo Quốc lộ
13 kéo dài đến Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, đó là điều kiện thuận lợi để thúc
đẩy kinh tế xã hội của địa phương, nhưng cũng là điều kiện để các loại tội
phạm lợi dụng móc nối hoạt động như: tội phạm trộm cắp tài sản (xe mô tô)
đưa sang Campuchia tiêu thụ; tội phạm về ma túy, buôn bán, vận chuyển hàng
lậu, hàng cấm..., cũng như tình trạng đưa người Việt Nam xuất cảnh trái phép
sang Campuchia, vi phạm quy chế biên giới.
Xã Lộc Thạnh có địa hình hình phức tạp, tiếp giáp dọc tuyến tồn là
rừng cao su, chỗ nào cũng có thể là lối mở, chỉ cần hơn chục bước chân là có
thể qua lại giữa hai bên, chính vì vậy vấn đề tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc
Ninh bên hiện nay rất phức tạp ở chỗ bà con đồng bào dân tộc STiêng, Khơ

Me ở hai bên lại có thói quen thường qua lại chăn thả gia súc, thăm thân, dự
tiệc...
Vấn đề dân tộc, tôn giáo ở xã vùng biên Lộc Thạnh cũng đang nội dung
cần quan tâm hiện nay. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa phương do trình
độ dân trí thấp, khơng có kinh nghiệm canh tác nên thường xuyên đốt rừng
làm rẫy, tình trạng tảo hôn, bắt trẻ em người dân tộc thiểu số lao động, kết hơn
sớm vẫn cịn tồn tại. Đặc biệt, hoạt động sinh hoạt tôn giáo diễn ra rất phức
tạp, liên quan đến đạo Tin Lành và Thiên chúa giáo của đồng bào dân tộc
S’tiêng, điều này rất dễ tạo kẽ hở cho các lực lượng thù địch, phản động lợi
dung sơ hở để chống phá Đảng, Nhà nước. Năm 2019, trên địa bàn xã có hơn
30 người Campuchia sang sinh hoạt tôn giáo.


15
15

Tại khi kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, nơi được coi là trái tim kinh tế của xã
Lộc Thạnh, việc mở rộng, thành lập mới khu cơng nghiệp cịn vướng nhiều
quy định, thiếu linh hoạt và các vấn đề ô nhiễm mơi trường, xử lý rác thải cịn
nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng vi phạm hành chính với hơn 20 vụ việc
trong năm 2021 như: Hoạt động múc đất, xây dựng nhà trái phép trên đất quy
hoạch, nhà xây trái phép...
Tất cả các nội dung đó đã và đang đặt ra, địi hỏi hệ thống chính trị địa
phương cần chung tay quyết liệt để giữ vững sự ổn định an ninh chính trị, trật
tự an tồn xã hội một cách bền vững.
3.2. Giải pháp ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống ở xã
Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước hiện nay
Trước hết, cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về những mối đe dọa an ninh phi
truyền thống đang tồn tại ở địa phương, mà trực tiếp là những vấn đề còn tồn

tại ở xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh hiện nay mang tính nổi cộng như các vấn
đề dân tộc, sinh hoạt tôn giáo, tranh chấp đất đai, buôn lậu, vượt biên trái
phép, làm tốt việc hướng dẫn vận động nhân dân, nhất là các dân tộc thiểu số
Thứ hai, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể
chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong phịng ngừa và ứng phó với các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã với vai
trò, chức năng của mình trong thời kỳ mới có nhiệm vụ đồn kết, tập hợp các
lực lượng xã hội để phòng ngừa và ứng phó với các thách thức an ninh phi
truyền thống, cần quan tâm đến các vấn đề phản biện mang tính thời sự gắn
với tình hình của địa phương như: Chiến lược, chương trình, dự án phát triển
kinh tế xã hội có khả năng tạo ra mối đe dọa an ninh phi truyền thống, bảo
đảm phát triển bền vững; tổ chức cộng đồng tự quản để ứng phó tại chỗ khi
xảy ra các thảm họa do bão lụt, dịch bệnh lây lan nhanh, buôn bán ma túy,


16
16

buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, an ninh nguồn nước tại khu công
nghiệp Hoa Lư.
Thứ ba, cộng đồng doanh nghiệp có vai trị rất quan trọng trong phịng
ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Nhiều mối đe
dọa an ninh phi truyền thống thường phát sinh từ mặt trái của kinh tế thị
trường, mà chủ thể của nó chính là các doanh nghiệp; do đó, phịng ngừa phải
bắt đầu từ chính trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhiều mối đe dọa an ninh phi
truyền thống đều phát sinh từ ý thức và trách nhiệm của doanh nghiệp, như
chạy theo lợi nhuận trong kinh doanh tài chính mà thiếu quan tâm đến an ninh
tài chính quốc gia; tối đa hóa lợi ích trong khai thác nguồn lợi đất đai để phát
triển các ngành công nghiệp và dịch vụ mà xem nhẹ an ninh lương thực; giảm
chi phí đầu tư xử lý chất thải công nghiệp dẫn tới ô nhiễm môi trường mặt

nước, khơng khí... Do đó, hiện nay, xã Lộc Thạnh cần làm tốt công tác tham
mưu cho các cấp, các ngành xây dựng những chế định pháp luật bắt buộc các
doanh nghiệp phịng ngừa và tham gia ứng phó với các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống là một giải pháp không thể thiếu trong các giải pháp tổng
thể.
Thứ tư, cần phối hợp với các cấp, các ngành của huyện Lộc Ninh, bộ
đội biên phịng thường xun trao đổi thơng tin với lực lượng chức năng của
phía Campuchia nhằm phục vụ có hiệu quả cho cơng tác đấu tranh phịng,
chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến biên giới của xã. Công an
xã phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
cho nhân dân nắm vững quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh biên
giới...Kipj thời, phát hiện, xử lý các vụ trộm cắp tài sản, buôn lậu thuốc lá,
hịa giải thành cơng các vụ mâu thuẫn cá nhân từ ngun nhân khơng đáng
có... Đặc biệt, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải thường xuyên cập nhật và
cung cấp thơng tin chính thống về những quan điểm, chủ trương mới của
Đảng, Nhà nước, của địa phương về quốc phịng, an ninh, trong đó có nội


17
17

dung về tham gia ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống đến cán bộ,
đảng viên và nhân dân một cách kịp thời, bảo đảm tính trung thực, đầy đủ,
chính xác, khách quan, khoa học. Kịp thời định hướng, ngăn chặn, không để
cán bộ, đảng viên hoang mang, dao động trước những thông tin thất thiệt,
xuyên tạc, bịa đặt sai sự thật của các thế lực thù địch, phản động trên các
trang mạng xã hội.
KẾT LUẬN
Thế giới hiện nay, bên cạnh mối đe dọa về quân sự, vẫn tồn tại và xuất
hiện nhiều yếu tố mới đe dọa đến con người và an ninh quốc gia như: khủng

bố, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, khủng hoảng kinh tế…
những nhân tố nêu trên được các quốc gia trên thế giới xác định là vấn đề an
ninh phi truyền thống để phân biệt với các vấn đề an ninh truyền thống. Việt
Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới đều đang phải đối mặt với
những mối đe dọa an ninh phi truyền thống, điều đó địi hỏi Đảng và Nhà
nước ta phải có những chủ trương, giải pháp hữu hiệu để phong ngừa, ứng
phó với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Với đặc thù là một xã biên giới vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, xã Lộc Thạnh đã và đang ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi
truyền thống, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn có rất nhiều vấn đề cần giải
quyết. Để hồn thành tốt được nhiêm vụ, vấn đề quan trọng hàng đầu là cấp
ủy, chính quyền địa phương và tồn thể nhân dân phải không ngừng nâng cao
nhận thức, trách nhiệm trong tham gia ứng phó với thách thức an ninh phi
truyền thống; tiếp tục coi đây là nhiệm vụ chính trị, “nhiệm vụ chiến đấu
trong thời bình của quân và dân đại phương”. Từ đó, làm tốt cơng tác tun
truyền, giáo dục động viên cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong
tham gia ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


18
18

1. Đảng cộng sản Việt Nam (1998) Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 17 12
1998 của Bộ chính trị về chiến lược an ninh quốc gia.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 2021.
5. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình giáo dục quốc
phịng và anh ninh, dùng cho hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.



×