Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tình cảm và ý chí của học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.54 KB, 36 trang )

TÌNH CẢM CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1. Khái lược về tình cảm:
Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng có liên
quan tới nhu cầu, động cơ của họ.
Tình cảm phản ánh hiện thực dưới hình thức rung cảm, nên ngoài những điểm giống với
sự phản ánh của nhận thức, như mang tính chủ thể, có bản chất xã hội - lịch sử, phản ánh của
tình cảm có những đặc điểm riêng cả về nội dung phản ánh, phạm vi phản ánh, phương thức
phản ánh lẫn mức độ biểu hiện của tính chủ thể và q trình hình thành. Ở đây, sự phản ánh của
tình cảm có tính lựa chọn cao hơn, mang đậm màu sắc chủ thể hơn so với nhận thức; q trình
hình thành nó diễn ra lâu dài, phức tạp, tuân theo những quy luật khác với các quá trình nhận
thức.


2. Phân loại:


Tùy vào loại nhu cầu được thỏa mãn mà tình cảm được chia thành tình cảm cấp thấp và
tình cảm cấp cao:


-Tình cảm cấp thấp là những tình cảm xuất hiện do liên quan đến nhu cầu sinh học của
con người thường thơng báo tình trạng cơ thể.


-Tình cảm cấp cao là những tình cảm liên quan đến nhu cầu tinh thần và thể hiện thái độ
đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội như tình cảm trí tuệ, tình cảm lao động, tình cảm
đạo đức, tình cảm thẩm mỹ:


+Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ nảy sinh trong quá trình hoạt động nhận thức, cho
thấy thái độ của con người đối với những tri thức mới, thể hiện ở sự tị mị ham hiểu biết, óc hồi


nghi khoa học, khát khao khám phá cái mới. Nhờ có tình cảm trí tuệ mà con người phát triển tư
duy của mình đồng thời giúp cho sự phát triển của nền văn hóa xã hội.


+Tình cảm lao động: Tình cảm lao động là những thái độ thể hiện sự rung động của con
người đối với hoạt động lao động, chẳng hạn tinh thần trách nhiệm, yêu lao động.


+Tình cảm đạo đức: Tình cảm đạo đức là những thái độ đối với một loạt những chuẩn
mực đạo đức, hoặc với việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của bản thân và người khác.


Ví dụ: lịng tự trọng, u nước, nhân ái, hy sinh, tình yêu nam nữ, tình bạn, tình mẹ con.


+Tình cảm thẩm mỹ: Tình cảm thẩm mỹ nảy sinh khi con người thỏa mãn hay
không thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ như tình u cái đẹp chân chính, ghê tởm và khinh bỉ cái thấp
hèn, xấu xa.


3. Các quy luật đời sống tình cảm:


-Quy luật thích ứng: Trong đời sống tình cảm, nếu một xúc cảm hay tình cảm nào đó
được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không thay đổi sẽ bị suy yếu đi, bị lắng xuống. Đây chính
là hiện tượng “chai sạn” xúc cảm, tình cảm. Ví dụ: “Gần thường xa thương”. Ứng dụng: Tránh
thích ứng và tập thích ứng, biết trân trọng những gì mình đang có .





-Quy luật cảm ứng (hay “tương phản"): Sự xuất hiện hoặc suy yếu của một xúc cảm,
tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm của một hiện tượng khác diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp.
Ví dụ: “Càng yêu nước càng căm thù giặc”. Ứng dụng: Trong dạy học, giáo dục tư tưởng, tình
cảm người ta sử dụng quy luật này như một biện pháp “ôn nghèo nhớ khổ, ôn cố tri ân” và nghệ
thuật xây dựng nhân vật phản diện - chính diện.


-Quy luật pha trộn: Trong đời sống tình cảm có pha trộn kết hợp các màu sắc dương
tính với âm tính, hơn nữa màu sắc âm tính cịn là nguồn gốc và điều kiện để nảy sinh màu sắc
dương tính. Nhờ quy luật này mà hai hay nhiều xúc cảm, tình cảm đối lập nhau có thể cùng tồn
tại ở một người, chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau. Ví dụ: “Giận mà thương,
thương mà giận”. Ứng dụng: Đời sống tình cảm đầy mâu thuẫn, phức tạp vì vậy cần phải biết
quy luật này để thơng cảm, điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình.


-Quy luật di chuyển: Khi một chủ thể có xúc cảm, tình cảm với một ai đó, việc gì đó, vật
gì đó thì có thể chuyển xúc cảm, tình cảm ấy sang một người khác, hiện tượng khác, sự vật khác
có hoặc khơng có liên quan. Ví dụ: “Giận cá chém thớt”. Ứng dụng: Kiềm chế cảm xúc và tránh
hiện tượng vơ đũa cả nắm, tránh thiên vị trong đánh giá “yêu tốt ghét xấu”.


-Quy luật lây lan: Xúc cảm, tình cảm về một sự vật hiện tượng nào đó từ chủ thể này có
thể lan truyền sang chủ thể khác. Ví dụ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Ứng dụng: là cơ sở
tạo ra các phong trào, hoạt động mang tính tập thể, xây dựng tấm gương điển hình trong học tập
và noi theo.


-Quy luật hình thành tình cảm: Tình cảm được hình thành trên cơ sở khái qt hóa,
động hình hóa, tổng hợp hóa các xúc cảm cùng loại. Ví dụ: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”.

Ý CHÍ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1. Khái lược về ý chí và hành động ý chí:


Ý chí là mặt năng động của ý thức biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có
mục đích, địi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Đó là một phẩm chất tâm lí của cá
nhân, một thuộc tính tâm lý của nhân cách. Ý chỉ được biểu hiện trong cuộc sống và mang tính
chủ thể rõ rệt, nên người ta thường nói: người này có ý chí, người kia thiếu ý chí (kém ý chí)...


Cũng như nhận thức và tình cảm, ý chí là sự phản ánh hiện thực khách quan của não. Nếu
nhận thức phản ánh bản thân các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, tình cảm phản
ánh mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng ấy với sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân, thì ý chí phản
ánh các điều kiện của hiện thực khách quan dưới hình thức các mục đích hành động.


Trong quá trình con người thực hiện những hành động ý chí thì những phẩm chất ý chí
cũng được hình thành. Những phẩm chất này vừa đặc trưng cho cá nhân với tư cách là một nhân
cách, vừa có ý nghĩa to lớn đối với đời sống và lao động của họ. Những phẩm chất cơ bản trong
ý chỉ của nhân cách thường hay được nối đến là tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đốn, tính
kiên trì, tinh tự chủ.


Hành động ý chí là hành động được điều chỉnh bằng ý chí con người. Đó là hành động có
các biểu hiện: có ý thức, có chủ định, địi hỏi sự nỗ lực cá nhân để thực hiện đến cùng mục đích
đã đề ra.


Đặc điểm của hành động ý chí:



-Hành động ý chí phản ảnh hiện thực khách quan, vì nó chỉ xuất hiện khi chủ thể gặp khó
khăn trở ngại khi thực hiện hoạt động cụ thể nào đó.


×