Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

V14 MEO KHAC PHUC LOI ANH HOAC LENS KHI CHUP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 16 trang )

Mẹo khắc phục lỗi ảnh chụp của bất cứ máy ảnh
hay ống kính nào

Mẹo khắc phục ảnh chụp của bất cứ máy ảnh hay ống kính nào
Dưới đây là cách sử dụng Lightroom để khắc phục 8 vấn đề thường gặp trên
ảnh do camera gây ra, được trang MakeUseOf thực hiện:
1. Bụi trên cảm biến dính vào ảnh

Phần khoanh đỏ là cảm biến trên máy ảnh


Bụi và điểm chết trên cảm biến là 2 vấn đề hồn tồn khác nhau, nhưng đều có chung
cách khắc phục. Khi thay hoặc gỡ ống kính, cảm biến sẽ lộ ra và bụi hồn tồn có thể
bám vào. Một số loại camera có tính năng tự làm sạch cảm biến, hay bạn có thể tự làm
sạch với cơng cụ thổi bụi chuyên dụng (không nên chạm trực tiếp vào cảm biến vì sẽ
làm mọi thứ tồi tệ hơn).


Những chấm trắng khi bật chế độ Visualize Spots trên Lightroom chính là bụi dính trên
cảm biến bị chụp lại - Ảnh: Tipsquirrel


Nếu quên làm sạch bụi trước khi chụp ảnh, tình trạng ảnh chụp ra cũng bị dính bụi là
điều khó tránh khỏi. Với Lightroom, bạn có thể dễ dàng khắc phục lỗi này:
- Bước 1: Mở chế độ Develop -> chọn tính năng Spot Removal Tool (hoặc nhấn phím Q
trên bàn phím).
- Bước 2: Chọn Heal.
- Bước 3: Đánh dấu tick kế bên dòng chữ Visualize Spots bên dưới ảnh, kéo thanh trượt
kế bên để điều chỉnh mức cân bằng trắng, càng cao càng tốt.
- Bước 4: Phóng to ảnh. Những chấm trắng li ti chính là vết bụi từ cảm biến bị chụp lại
(hình trên).


- Bước 5: Điều chỉnh kích thước vịng trịn chọn khu vực vừa với kích thước hạt bụi
- Bước 6: Nhấp vào (hoặc bấm giữ chuột trái rồi kéo vòng tròn xung quanh [bao gồm
cả]) vết bụi.
- Bước 7: Lặp lại với những hạt bụi khác đến khi hồn tất.

Tính năng Spot Removal Tool sẽ thay thế đối tượng với chi tiết và màu sắc được pha
trộn từ những điểm xung quanh. Với các vật thể nhỏ như bụi hay điểm chết, chúng ta
có thể dễ dàng loại bỏ chúng mà không cần tùy chỉnh gì thêm.


Bạn có thể sao chép và áp dụng tùy chỉnh trên cho tất cả các bức ảnh khác với tính
năng Sync của Lightroom:
- Bước 1: Chọn ảnh đã xử lý
- Bước 2: Trong chế độ xem Film Strip, nhấn giữ phím Ctrl (Windows) hoặc Cmd (Mac)
rồi chọn hết các bức ảnh còn lại
- Bước 3: Chọn Sync -> Spot Removal -> Synchronize.


2. Điểm ảnh chết (Dead pixel, stuck pixel và hot pixel)

Từ trái sang: Dead pixel, stuck pixel, hot pixel - Ảnh: Premiumbeat
Với các điểm ảnh chết cũng có cách khắc phục tương tự.

- Dead pixel: những điểm bị hỏng hoàn tồn và khơng cịn nhận điện, vì vậy khi lên
ảnh sẽ có màu đen.


- Stuck pixel có thể biến mất theo thời gian và luôn luôn hiện 1 trong 3 màu: đỏ, xanh
lá cây, xanh dương hoặc một màu pha trộn giữa 3 màu này.
- Hot pixel chỉ xuất hiện khi cảm biến bị nóng (trong lúc chụp ISO cao, chụp phơi sáng

lâu,…).
Hầu hết camera đều có firmware xử lý hot pixel, một số cịn có thể xử lý stuck pixel hay
dead pixel. Lightroom có thể tự nhận diện các điểm ảnh trên và xử lý theo thuật toán
riêng.
Nếu đã bật qua Lightroom nhưng khơng thấy hết, bạn có thể dùng Spot Removal
Tool ở mục 1 để tự khắc phục lỗi.
3. Xử lý tình trạng méo ảnh (Lens Distortions)


Từ trái sang: Các loại biến dạng ảnh, Vignetting - Ảnh: Quora, Lacolorpros

Méo ảnh là hiện tượng phổ biến thường gặp do thiết kế quang học của ống kính. Tình
trạng méo ảnh có thể chia làm 4 dạng sau:
- Biến dạng lồi (Barrel distortion): Những đường thẳng trong ảnh bị lồi ra xung
quanh giống như mắt cá hay thùng rượu, thường gặp trên ống kính góc rộng.
- Biến dạng móp (Pincushion distortion): Ngược với biến dạng lồi, biến dạng móp
là tình trạng đường thẳng trong ảnh bị méo vào trong, thường gặp trên ống kính tele.
- Vignetting: Do thiết kế vật lý của ống kính hoặc do điều chỉnh góc ánh sáng vào
cảm biến, ảnh cho ra bị tối hơn ở 4 góc.
- Quang sai (Chromatic aberration): Các bức sóng khác nhau của ánh sáng sau khi
khúc xạ qua ống kính khơng hội tụ vào cùng 1 điểm, tạo ra viền màu chạy quanh vật
thể trong ảnh (thường là những vật ở vùng sáng, độ tương phản cao).
Lightroom hỗ trợ nhiều profile cho nhiều ống kính khác nhau giúp tự động khắc phục
tình trạng méo ảnh. Nếu ống kính của bạn được Lightroom hỗ trợ, bạn có thể tận dụng
chúng cịn khơng thì phải sửa bằng tay.
4. Chỉnh ảnh bị lồi ra ngồi hoặc móp vào trong (Barrel/Pincushion
Distortion)
Bạn có thể kiểm tra tình trạng biến dạng ảnh của ống kính bằng cách đặt máy ảnh
trước một bức tường gạch lớn rồi chụp nó, lưu ý nên có tripod để giữ máy khỏi bị rung.



Sau khi chụp xong, bạn sẽ thấy ảnh cho ra bị biến dạng nhiều hay ít để giải quyết trong
Lightroom. Tất nhiên, đây là hiện tượng vật lý do đặc tính của ống kính, chỉ cần kiểm
tra hoặc hậu kỳ trong một số trường hợp nhất định, không phải lỗi ống kính.

- Bước 1: Mở chế độ Develop -> cuộn xuống đến mục Adjustment -> Lens Corrections.
- Bước 2: Chọn ơ Enable Profile Corrections, nếu ống kính của bạn có profile được hỗ
trợ, Lightroom sẽ tự động áp dụng.


- Bước 3: Nếu không, bỏ chọn ô Enable Profile Corrections rồi chuyển sang tab Manual.
- Bước 4: Trượt thanh trượt phía dưới phần Distortion sang trái để chỉnh ảnh bị méo
vào trong, sang phải để chỉnh ảnh bị lồi ra ngoài.
- Bước 5: Nếu trượt sang phải, chọn mục Constrain Crop để Lightroom tự xử lý các
phần màu trắng có thể xuất hiện xung quanh viền ảnh khi bị bóp lại cho thẳng.

Sau khi sửa xong, bạn có thể lưu lại thiết lập thành một preset để sử dụng sau này mà
không cần chỉnh lại. Cũng trong chế độ Develop -> chọn New Preset -> nhập tên
preset -> bỏ chọn hết trừ Lens Corrections > Lens Distortion. Chọn Create để tạo
preset mới.
5. Chỉnh ảnh bị tối ở 4 góc (Vignetting)
Ống kính được Lightroom hỗ trợ cũng có thể tự khắc phục ảnh bị vignetting. Nếu
không, đây là cách thực hiện bằng tay.


Cũng trong phần Lens Correction -> chọn Manual. Ở chức năng Vignetting, trượt mũi
tên trên thanh Amount đến khi độ sáng ở 4 góc khớp với phần cịn lại của ảnh.
Bạn cũng có thể lưu thiết lập của mình thành một preset riêng (cách làm giống mục 3)
hoặc lưu cùng preset với mục 3 cũng được.
6. Chỉnh ảnh bị quang sai


Chỉ cần chọn ô Remove Chromatic Aberration ở phần Lens Corrections để Lightroom tự


động xóa bỏ phần viền màu xung quanh vật thể.
Để tinh chỉnh hiệu ứng bằng tay, chuyển sang tab Manual -> trượt thanh
trượt Defringe, dùng công cụ eyedropper để chọn phần viền màu trong ảnh, sau đó
trượt thanh Amout để xóa chúng.
Dù là hiện tượng gây ra bởi ống kính, nhưng không phải tấm ảnh nào cũng bị quang sai
nên không cần phải áp dụng chúng cho tất cả các ảnh được import, chỉ cần lưu vào
preset riêng, ảnh nào bị thì mới áp dụng (cách tạo preset ở mục 3).
7. Ảnh bị nhiễu (noise)
Nhiễu là hiện tượng xuất hiện nhiều điểm với nhiều màu sắc ngẫu nhiên và độ sáng
khác nhau. Điều này thường xảy ra khi tăng độ nhạy sáng của cảm biến (chẳng hạn
chỉnh ISO cao trong môi trường ánh sáng tối) hoặc khi cảm biến bị nóng (như khi chụp
phơi sáng lâu).
Hầu hết các loại máy ảnh đều kích hoạt chế độ giảm nhiễu khi chụp ở định dạng
thường (JPEG). Ảnh RAW thường bị nhiễu nhiều hơn, chúng có thể xử lý với Lightroom.

Nhiễu ảnh gồm 2 loại:
- Nhiễu màu sắc (color noise): nhìn qua thì rất khó chịu nhưng cũng rất dễ khắc
phục. Nhiễu màu sắc đơn giản chỉ là sự pha trộn màu sắc của các điểm xung quanh và
không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng ảnh.
- Nhiễu đơn sắc (luminance noise): sự khác biệt về độ sáng của từng điểm ảnh.
Loại bỏ nhiễu đơn sắc là làm ảnh mịn hơn, các điểm ảnh bị làm mờ đi.
Cách giảm nhiễu ảnh với Lightroom:
- Bước 1: Ở chế độ Develop, chọn Detail -> tìm phần Noise Reduction.
- Bước 2: Với ảnh JPEG, mặc định các giá trị được đặt ở 0, với ảnh RAW phần Color đặt
là 25. Thường các giá trị này là đủ để giảm nhiễu ảnh.



- Bước 3: Phóng to ảnh, bắt đầu trượt thanh Luminance sang phải.
- Bước 4: Phục hồi chi tiết và thêm micro-contrast với thanh trượt Details và Contrast.
- Bước 5: Trong một số trường hợp nhiễu có thể bị lại nếu phục hồi chi tiết, bạn cần lặp
lại từ bước 3 cho đến khi thấy hài lịng.

Tính năng giảm nhiễu hoạt động tốt nhất khi áp dụng cho từng ảnh riêng biệt, hoặc
cho nhiều ảnh cùng lúc với cùng một ánh sáng.
8. Vấn đề cân bằng trắng


Chỉnh cân bằng trắng là điều cần thiết để màu sắc cho ra được chính xác. Trong khi
mắt chúng ta có thể tự điều chỉnh nhiệt độ màu sắc tùy theo nhiều nguồn sáng khác
nhau, cảm biến máy ảnh không thể làm điều đó. Ảnh chụp dưới ánh đèn huỳnh quang
có phần "mát mẻ" và xanh hơn, dưới ánh nắng mặt trời lại cho cảm giác nóng và ám
vàng. Việc chỉnh cân bằng trắng chính xác sẽ loại bỏ các màu ám đó.
Hầu hết mọi người đều đặt cân bằng trắng tự động khi chụp ảnh, điều này là cần thiết
nếu hay quên chỉnh khi thời tiết bất ngờ thay đổi trong lúc chụp. Nhưng không phải lúc
nào cân bằng trắng tự động cũng cho kết quả hoàn hảo. Nhiều lúc máy ảnh tự chỉnh
quá tay, ảnh cho ra quá lạnh hoặc quá ấm, lúc này bạn cần sửa lại sau khi chụp với
Lightroom.

- Bước 1: Ở chế độ Develop -> chọn Basic -> White Balance (WB) là tùy chọn đầu tiên.
- Bước 2: Nếu là ảnh RAW, nhấp vào mũi tên xổ xuống để xem tất cả preset cân bằng
trắng có sẵn, chọn cài đặt phù hợp nhất với điều kiện chụp rồi xem kết quả.
- Bước 3: Nếu là ảnh JPEG, bạn phải chỉnh bằng tay. Đầu tiên, chọn biểu tượng
eyedropper (hình cây bút kế bên WB).
- Bước 4: Phóng to ảnh, dùng eyedropper để chọn vùng màu trung lập nhất. Trong đa
số điều kiện thì là vùng màu xám (hoặc trắng).
- Bước 5: Nhấp vào vùng trung lập để xem sự thay đổi, làm lại nhiều lần đến khi hài

lòng với kết quả.
9. Vấn đề phơi sáng
Lướt qua các diễn đàn về nhiếp ảnh, bạn sẽ thấy nhiều người than phiền máy ảnh của
họ tự chỉnh tốc độ đo sáng xuống quá chậm, ảnh cho ra bị thiếu hoặc cháy sáng một
chút so với mức sáng thực tế. Cách giải quyết đơn giản nhất là chỉnh độ bù trừ sáng lên
+1/3 hoặc -1/3. Nếu việc chỉnh trực tiếp khơng thuận tiện, bạn có thể xử lý lúc hậu kỳ


với Lightroom.
Trong Lightroom, mỗi con số trên thanh trượt Exposure tương ứng một điểm dừng ánh
sáng. Kéo thanh trượt sang +1 để tăng gấp đôi lượng ánh sáng và ngược lại.

Độ bù trừ sáng cũng có thể chỉnh ngay ở chế độ Library, nhưng thay vì kéo thanh trượt
thì bạn sẽ nhấp vào mũi tên để chỉnh theo từng nấc, mỗi nấc tương ứng 1/3.
Khi đã thấy hài lòng, nên lưu nó thành preset riêng để áp dụng sau này, cách làm giống
mục 3 đã hướng dẫn. Nếu khơng, có thể thiết lập để Lightroom tự động áp dụng mức
chỉnh sáng cho toàn bộ ảnh chụp ra từ máy ảnh đó trong chế độ Develop, được hướng
dẫn ngay dưới đây.
10. Thay đổi giá trị mặc định trong Develop

Có khá nhiều thiết lập được khuyến cáo lưu thành preset riêng để áp dụng trong tương
lai, giúp khắc phục các vấn đề do máy ảnh (hoặc ống kính) gây ra với 1 cú click chuột.
Nhưng thay vì áp dụng preset bằng tay, bạn có thể thiết lập để Lightroom tự áp dụng
preset đó cho tất cả các ảnh được chụp từ một loại máy ảnh trong những lần import


sau này, rất phù hợp để chỉnh phơi sáng hoặc giảm nhiễu.

- Bước 1: Nhấp vào Reset ở cuối bảng Adjustment để đảm bảo tất cả các thiết lập khác
đều đặt về mặc định. Tiếp theo, chỉ tùy chỉnh những thiết lập mà bạn cần (ví dụ chỉnh

sáng lên +1/3).
- Bước 2: Nhấn giữ phím Alt để nút Reset chuyển thành Set Default…, nhấp vào nó
(hình trên).
- Bước 3: Một hộp thoại hiện ra, nhấp vào Update to Current Settings để xác nhận
(hình dưới). Hộp thoại có cảnh báo thay đổi này sẽ khơng thể hồn tác, nhưng khơng
có nghĩa rằng chúng được áp dụng vĩnh viễn, chỉ là không thể hồn tác với phím tắt
Ctrl + Z mà thơi.

Thay đổi này áp dụng với từng định dạng ảnh và model camera nhưng khơng áp dụng
cho ống kính, có nghĩa rằng nếu áp dụng cho ảnh JPEG thì ảnh RAW sẽ không bị ảnh
hưởng, rất tuyệt vời nếu làm việc với nhiều loại camera khác nhau.
Để chỉnh về thiết lập gốc ban đầu, nhấn vào nút Restore Adobe Default Settings.
Tất cả các thủ thuật trên đây nhằm khắc phục những hạn chế trên máy ảnh và ống
kính một cách đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian để có thể thoải mái chụp những bức
ảnh yêu thích. Chúc các bạn thành công!



×