Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH DỊCH VỤ TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 20 trang )

KHOA DU LỊCH
NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
XÃ HỘI HỌC DU LỊCH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VỀ
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH/ DỊCH VỤ TẠI
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Tên nhóm SV: Cậu Bé Tóc Xoăn
Lớp: 213_DDL0140_08
GV phụ trách: Th.S Lê Mỹ Trang

Tháng 8 năm 2022
0


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

1


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN...........................................................................................................1
MỤC LỤC................................................................................................................................................2
NỘI DUNG ..............................................................................................................................................3
1.

Lý do chọn đề tài .........................................................................................................................3


2.

Thực trạng ...................................................................................................................................7
2.1

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh .........................................................................................7

2.1.1

Về giao thông ...............................................................................................................7

2.2.2

Hệ thống cấp điện ........................................................................................................9

2.2.3

Hệ thống cấp nước ......................................................................................................9

2.2.4

Bưu chính, viễn thơng .............................................................................................. 10

2.2

Thực trạng phát triển du lịch .......................................................................................... 10

2.3

Thực trạng kinh tế xã hội thành phố Quy Nhơn ........................................................... 11


3.

Giải pháp................................................................................................................................... 13

4.

Kết luận ..................................................................................................................................... 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 18
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG LÀM VIỆC NHÓM......................................................... 19

2


NỘI DUNG
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi thống nhất ý kiến của các thành viên, nhóm em lựa chọn điểm đến du lịch đó
chính là Thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định làm đề tài cho bài tiểu luận.
-

Lý do lựa chọn thành phố Quy Nhơn:

Quy Nhơn được biết thành phố biển là một Thành phố biển với các bãi biển trải dài
theo hình trăng khuyết độc đáo và đẹp mắt ở miền Trung này, mà còn ẩn chứa vô vàn
những điều tuyệt diệu từ thắng cảnh đến các di tích khiến lịng người lữ khách đã bước
chân đến một lần đều khắc khoải nỗi nhớ khôn nguôi. Nhiều người vẫn biết đến Quy
Nhơn như một khu vực kinh tế mở đang trên đà phát triển và có nhiều tài nguyên, thiên
nhiên nguyên sơ với biển ngọc trong xanh và những danh lam thắng cảnh nổi tiếng đang
được mở rộng khai thác.


Hình 1. Khung cảnh thành phố Quy Nhơn trên cao. (Nguồn: Internet)
Là nơi thu hút rất nhiều du khách trong và ngoai nước đến tham quan, theo thống kê,
lượng khách du lịch đến tỉnh Bình Định trong 3 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng, ước đạt
206.808 lượt (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020). Doanh thu thuần đạt gần 300 tỷ đồng

3


(tăng 33% so với cùng kỳ); lũy kế doanh thu của 3 tháng đầu năm 2021 đạt trên 950 tỷ
đồng (tăng 13,4%).
Khơng chỉ vậy, Quy Nhơn cịn được nhiều báo chí nước ngồi nhắc đên như báo
CNBC của Mỹ, kênh truyền hình nổi tiếng thế giới National Geographic (NatGeo – Mỹ),
trang thời báo SCMP của Hong Kong, Culture Trip, trang báo du lịch Anh, Bangkok
Post là 1 trong 5 bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam và là địa điểm mới dành cho khách nước
ngoài khi đến Việt Nam. Trước đó, thành phố này đã lọt top 10 điểm đến ấm áp để nghỉ
dưỡng trong mùa đông do tờ báo Anh The Guardian bình chọn Quy Nhơn nói riêng và
Bình Định nói chung đã trở thành mảnh đất để phát triển du lịch vượt trội và thu hút đầu
tư.
-

Xác định vấn đề:

Để phát triển dịch vụ du lịch biển thành phố Quy Nhơn đúng hướng, đạt hiệu quả
cao, trong nhưng năm qua bên cạnh sự quan tâm đầu tư của Tỉnh, Thành phố Quy Nhơn
cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư mới nhiều hạn mục cơng trình,
cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có để làm tiền đề phát triển du lịch biển thành phố
Quy Nhơn trong tương lai, đó là:
Về cơ sở hạ tầng: Các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn thành phố trong
thời gian qua đã tạo không gian, điểm nhấn, trục cảnh quan đô thị, đã tạo một diện mạo

mới cho đô thị biển Quy Nhơn kết nối và rút ngắn thời gian di chuyển giữa các khu, điểm
tham quan, du lịch,... phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương, đặt biệc là khai thác
tối đa tiềm năng du lịch biển đảo Quy Nhơn.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Thành phố đã phát triển hệ thống cơ sở lưu trú,
ăn uống, mua sắm,… phục vụ du lịch, các dịch vụ lưu trú du lịch cộng đồng gắn với sinh
kế người dân, hệ thống các cơ sở ăn uống, mua sắm đạt chuẩn phục vụ khách du lịch
được đầu tư, đã từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách về tham quan, nghỉ dưỡng, lưu
trú, mua sắm và du lịch biển, đảo, cụ thể:
4


-

Về cơ sở lưu trú du lịch: Số lượng cơ sở lưu trú, gồm: 288 khách sạn, 6.944
phòng và hơn 325 nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phịng cho khách du lịch thuê
như homestay, hostel...

-

Về dịch vụ ăn uống, mua sắm: Thành phố có 02 khu ẩm thực; 07 nhà hàng ăn
uống được chứng nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; nhiều Nhà hàng đạt
chuẩn nằm trong khách sạn lớn từ 3-5 sao, các khu vui chơi, giải trí và hàng
trăm cơ sở ăn uống vừa và nhỏ phục vụ khách du lịch; có 03 Trung tâm thương
mại, 03 Siêu thị tổng hợp, 06 Siêu thị chuyên doanh và chuỗi siêu thị đa dụng
thuộc Tập đoàn Vingroup, nhiều khu thương mại, dịch vụ, cửa hàng tự chọn
và hàng ngàn các cơ sở bn bán, bán lẻ; trong đó có 02 chợ truyền thống là
chợ mơ hình điểm trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; 31 máy bán hàng
tự động phục vụ 24/24 giờ.

Các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm về đêm có Phố Văn hóa - Nghệ thuật

đường Lê Đức Thọ, Chợ đêm Quy Nhơn và hệ thống quán bar, pub, club phát triển nhanh
và đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Về các dịch vụ, du lịch biển: Đã có các điểm vui chơi, giải trí, thể thao du lịch
trên biển ở xã Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải, phường Ghềnh Ráng, Hải Cảng và xã đảo
Nhơn Châu; trong đó 02 địa phương có du lịch biển phát triển mạnh là xã Nhơn Hải và
xã Nhơn Lý, hầu hết các loại hình dịch vụ du lịch biển của thành phố đều tập trung ở
đây, với các phương tiện ca nô, mô tô nước, xe điện vận chuyển khách và tour du lịch
trên biển. Ngồi ra, một số loại hình du lịch biển khác cũng phát triển trong thời gian
gần đây như: Du khách lặng ngắm san hô, trải nghiệm câu mực đêm, trượt cát, du lịch
trải nghiệm đời sống ngư dân làng chài,...
Mục tiêu đến năm 2025, thành phố Quy Nhơn đẩy mạnh phát triển bền vững về
kinh tế biển; Phát triển dịch vụ, du lịch biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành
phố. Chỉ tiêu cụ thể là đón trên 6,6 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 0,9 triệu lượt

5


khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng khách bình quân đạt 6,3%; Về doanh thu du lịch: đạt
13.500 tỷ đồng, tăng bình quân 13,6%/năm.
-

Mục tiêu nghiên cứu:

Du lịch biển vẫn chiếm ưu thế khi nhắc đến địa điểm Quy Nhơn. Nhưng nếu muốn
thu hút khách du lịch quay lại lần nữa thì cần phải khai thác nhiều hơn về tiềm năng phát
triển du lịch ở Quy Nhơn trở nên đa dạng, đa bản sắc, gây ấn tượng và tạo dựng một
điểm đến tuyệt vời, khó quên với những ai đã có cơ hội được đặt chân đến.
Do đó, nhóm chúng em lựa chọn Quy Nhơn làm mục tiêu nghiên cứu, và tiến hành
phân tích để khai thác tiềm năng phát triển du lịch lớn ở Quy Nhơn. Cùng với việc sở
hữu những thế mạnh đặc thù và tiềm năng của địa phương, Quy Nhơn đang có nhiều lợi

thế để phát triển du lịch. Đó là việc gắn các giá trị lịch sử, văn hoá với điều kiện tự nhiên,
kết hợp du lịch biển, du lịch lịch sử - văn hoá khéo léo sẽ giúp khách du lịch có thêm
những trải nghiệm đặc biệt khi tới Quy Nhơn.

Hình 2. Giới trẻ du lịch Quy Nhơn (Nguồn: Internet)

6


2. Thực trạng
2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh
2.1.1 Về giao thơng
Bình Định có hệ thống giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường
hàng không và đường biển. Trong đó:
a) Đường bộ:
Có 3 tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh (QL1A, QL1D, QL19) với tổng chiều
dài 208 km.
Quốc lộ 1A đoạn qua Bình Định dài 118 km, được đầu tư nâng cấp theo Dự
án ADB 3 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng: bề rộng nền 12 mét, mặt đường
bê tông nhựa (BTN) 11 mét, trong đó đoạn đi qua TP Quy Nhơn dài 4,7 km được
xây dựng đạt tiêu chuẩn đường đô thị loại II chỉ giới xây dựng 30 mét.
Quốc lộ 1D đoạn qua Bình Định dài 20,7 km thuộc địa bàn TP Quy Nhơn, tiêu
chuẩn đường cấp III đồng bằng nền đường rộng 12 mét, mặt BTN rộng 11 mét,
riêng đoạn từ km 0 đến km 2 +00 nền đường rộng 21 mét, mặt BTN rộng 14 mét.
Quốc lộ 19 qua Bình Định dài 69,5 km tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng,
trong đó; Từ km 0 đến km 5 nền đường 21 mét, mặt BTN 14 mét; từ km 5 đến
km 17+256 nền đường 12 mét mặt BTN 11 mét; đoạn còn lại nền đường 9 mét,
mặt BTN 7 mét, được xây dựng trước năm 1975 đến nay đã xuống cấp hư hỏng
nhiều chưa được nâng cấp mở rộng.
Đường tỉnh lộ: có 14 tuyến với chiều dài 467,5 km đạt tiêu chuẩn đường cấp

IV, V, nền đường 6,5- 9 mét, mặt BTN, bê tông xi măng (BTXM) rộng 3,5- 6 mét
chiếm 91%, phấn đầu đến năm 2010 đạt tỷ lệ BTN, BTXM mặt đường 100%,
từng bước nâng cấp mặt đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV và cấp V.
Đường huyện: gồm 20 tuyến với tổng chiều dài 277 km đã bê tơng hóa 115
km, đạt 42%, phấn đấu sau năm 2010 mặt đường được bê tơng hóa trên 70%.
Đường giao thông nông thôn gồm đường xã, liên xã và đường thơn xóm với
tổng chiều dài trên 3.450 km đã bê tơng hóa được 1989 km, phấn đấu sau năm
7


2010 từng bước bê tơng hóa số tuyến cịn lại đạt chuẩn đường giao thơng loại
A,B.
Đường đơ thị có 442 km, trong đó đã bê tơng hóa 390 km chất lượng xây dựng
đường đơ thị cịn thấp, chưa đồng bộ giữa vỉa hè, cây xanh và hệ thống thốt nước
cịn nhiều bất cập.
b) Đường sắt: Đường sắt Bắc- Nam đi qua Bình Định dài 148 km gồm 11 ga,
trong đó ga Diêu Trì là ga lớn, là đầu mối của tất cả các loại tàu trên tuyến đường
sắt. Ngoài các chuyến tàu Bắc- Nam còn các chuyến tàu nhanh từ Quy Nhơn đi
vào các tỉnh khu vực miền Trung đến TP Hồ Chí Minh và đi ra đến Nghệ An.
c) Đường hàng không: Sân bay Phù Cát được xây dựng trước năm 1975, có
đường băng rộng 45 mét dài 3.050 mét, đã và đang được cải tạo, nâng cấp. Sân
bay Phù Cát cách TP Quy Nhơn 30 km về phía Tây Bắc. Tuyến Quy Nhơn Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại mỗi tuần có 10 chuyến bay của Vietnam
Airlines và 7 chuyến bay của Air Mekong; tuyến Quy Nhơn - Hà Nội và ngược
lại mỗi tuần có 6 chuyến bay của Vietnam Airlines. Nhà ga hàng khơng có cơng
suất 300 hành khách/giờ.
d) Đường biển: Bình Định có 134 km bờ biển với nhiều đảo, vịnh và cửa biển
rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển. Hiện nay hệ thống cảng biển của Bình
Định gồm:
-


Cảng Quy Nhơn là cảng biển tổng hợp quốc gia phục vụ phát triển kinh tế khu
vực, là đầu mối chuyển tiếp hàng hóa quá cảnh cho một số tỉnh Nam Lào,
Đông Bắc Cămpuchia qua Quốc lộ 19 và Quốc lộ 14, Cảng có thể tiếp nhận
tàu 30.000 DWT. Công suất 4 triệu tấn/năm.

-

Cảng Thị Nại là cảng tổng hợp địa phương, nâng cấp 160 mét cầu cảng, nạo
vét luồng tuyến để tiếp nhận tàu từ 10.000 DWT trở lên, phấn đấu đến năm
2010 lượng hàng hóa thơng qua cảng đạt 0,8 - 1 triệu tấn.

-

Cảng Nhơn Hội: Gồm cảng thuế quan và cảng phi thuế quan với tổng diện tích
165 ha, phục vụ tàu bách hóa và container 50.000 DWT, lượng hàng hóa thông
qua 12 triệu tấn/năm. Đang chuẩn bị xây dựng.
8


-

Cảng Đống Đa: Quy hoạch xây dựng nâng cấp cảng cũ, có thể tiếp nhận tàu
10.000 DWT, cơng suất cảng đạt 1,4 triệu tấn/năm.

-

Cảng dầu Quy Nhơn: Quy hoạch xây dựng có khả năng tiếp nhận tàu 10.000
DWT, cơng suất đạt 0,8 triệu tấn/năm.

-


Cảng Tam Quan: Quy hoạch xây dựng tại thơn Trường Xn Tây (huyện Hồi
Nhơn) có khả năng tiếp nhận tàu 3.000 DWT, công suất cảng khoảng 0,96
triệu tấn/năm.
2.2.2 Hệ thống cấp điện
Bình Định đã xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh

giai đoạn 2006 - 2010 có xét đến tới 2015 với mục tiêu 100% số xã có điện, trong
đó 97% số xã được cấp điện lưới quốc gia, 98% số thơn có điện. Những năm qua
đã tranh thủ nguồn vốn WB đầu tư trung áp, hạ áp, đến nay 100% xã có điện lưới
(trừ xã đảo Nhơn Châu) và có trên 99% số hộ dùng điện. Thực hiện việc chuyển
đổi mơ hình, cấp phép hoạt động điện lực, vận hành lưới điện hạ thế an toàn, áp
dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng điện, giảm tổn thất điện năng,
đảm bảo giá bán điện đến hộ dân nông thôn.
Phấn đấu đến năm 2010 điện năng thương phẩm đạt 1.312 triệu KWh tăng
18,9% so với năm 2006, bình quân điện năng tiêu thụ 820 KWh/người, gấp đôi
năm 2006 (năm 2006 là 415 KWh/người).
2.2.3 Hệ thống cấp nước
Nhà máy nước Quy Nhơn được đầu tư nâng cấp có tổng cơng suất 45.000
m3/ngày đêm (sẽ tiếp tục tăng lên 48.000 m3/ngày đêm), hiện nay đã cấp nước
cho hơn 90% dân số và các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP Quy
Nhơn và một phần Khu kinh tế Nhơn Hội. Công suất cấp nước cho Khu công
nghiệp Phú Tài: 8.500 m3/ngày đêm. Đang xây dựng cơng trình cấp nước cho
Khu kinh tế Nhơn Hội: 12.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1). Đang hoàn thiện dự
án cấp nước cho 9 thị trấn trong tỉnh với công suất 21.300 m3/ngày đêm.
9


2.2.4 Bưu chính, viễn thơng
Mạng lưới bưu chính viễn thơng với đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng

nhanh chóng nhu cầu trao đổi thơng tin, liên lạc. Đến nay đã có khoảng 90% tổng
số xã có điểm bưu điện - văn hoá; tỷ lệ thuê bao điện thoại đạt 55 - 60 thuê bao/100
dân; mật độ thuê bao Internet đạt 6 - 8 thuê bao/100 dân, trong đó số thuê bao
Internet băng rộng chiếm khoảng 80%, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 25 - 30 %
dân số.

2.2 Thực trạng phát triển du lịch
Tuy có nhiều lợi thế, nhưng với sự phát triển quá nhanh của số lượng du
khách, ngành du lịch Bình Định đang cịn những tồn tại cần sớm khắc phục. Năm
nay ngay từ đầu mùa du lịch, hầu hết các khách sạn, cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên
ở Quy Nhơn đã ln ở trong tình trạng “cháy phịng”.
Một điểm trừ với các du khách, đó là các dịch vụ vui chơi, giải trí cịn khá ít.
Nếu như ban ngày du khách có thể thoải mái lựa chọn các tour du lịch biển đảo,
tham quan di tích bảo tàng Quang Trung hay các di tích tháp Chăm cổ, thì ban
đêm ở Quy Nhơn lại rất “buồn”.
Những hoạt động kinh tế đêm tại các khu vực này không chỉ là những hoạt
động giải trí thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch mà cịn phục vụ nhu cầu kinh
doanh, tiêu dùng, giải trí của người dân địa phương.
Đề xuất một số giải pháp về xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng; cơ chế chính
sách; phát triển thị trường… nhằm phát triển kinh tế đêm của TP Quy Nhơn và
vùng phụ cận. Đặc biệt, đề xuất cụ thể 3 mơ hình lớn là các khu downtown (khu
kinh doanh lớn) gồm: Bãi biển không ngủ, Phố đi bộ, Du lịch thủy nội địa trên
đầm Thị Nại. 4 mơ hình nhỏ thuộc mơ hình bãi biển khơng ngủ là: Cơng viên kinh
khí cầu Quy Nhơn, Khu vực cắm trại đêm, Rạp chiếu phim trên biển, Mơ hình
Cơng viên thuyền thúng Quy Nhơn.

10


Theo kết quả khảo sát 100 cơ sở kinh doanh dịch vụ ban đêm trên địa bàn TP

Quy Nhơn và vùng phụ cận cho thấy, đa số các hoạt động về đêm chủ yếu nhằm
phục vụ cho người dân địa phương. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho
biết, đối tượng phục vụ chính là người dân địa phương chiếm tỷ lệ 61,9% và khách
du lịch là 38,1%. Đối với các cửa hàng, siêu thị tiện lợi, phục vụ người dân địa
phương chiếm tỷ lệ 62,5% và khách du lịch là 37,5%. Đối với các cơ sở kinh
doanh dịch vụ vũ trường, karaoke, phục vụ người dân địa phương chiếm tỷ lệ
64,3% và khách du lịch là 35,7%... Bên cạnh đó, có 64,4% số cơ sở kinh doanh
cho rằng kinh tế đêm mang lại lợi ích cao và rất cao.
2.3 Thực trạng kinh tế xã hội thành phố Quy Nhơn
TP Quy Nhơn đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định
theo Quyết định số 159/QĐ-TTg Ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, có
dân số hơn 280.000 người.
Triển khai Quy hoạch chung TP Quy Nhơn đến năm 2020 (điều chỉnh) được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 98/2004/QĐ-TTg ngày 01/6/2004,
trong 5 năm qua, với tinh thần chủ động và phương châm "đi trước một bước"
trong chuẩn bị hạ tầng, Bình Định đã và đang tập trung đầu tư nâng cấp, đầu tư
mới, hoàn thiện các dự án hạ tầng tại Quy Nhơn và khu vực lân cận.
Mở rộng thành phố về phía Tây-Nam, khu vực Phú Tài, Long Mỹ, nhập xã
Phước Mỹ, Tuy Phước vào Quy Nhơn; đã xây dựng nơi đây 2 KCN. Cải tạo mở
rộng cảng Quy Nhơn, xây dựng bến xe khách trung tâm, cải tạo, nâng cấp các
đường phố khu vực đô thị cũ, xây dựng mới các tuyến: đường ven biển Xuân
Diệu, tuyến Nguyễn Tất Thành nối dài, đường Điện Biên Phủ... Triển khai dự án
vệ sinh môi trường TP Quy Nhơn với vốn đầu tư trên 50 triệu USD (do WB tài
trợ), hoàn tất dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn với vốn đầu tư trên 3 triệu USD
(do Chính phủ Bỉ tài trợ).
Đã và đang huy động mọi nguồn lực xây dựng, hoàn thiện các khu trung tâm
hành chính, thương mại - dịch vụ, khu du lịch, các cơ sở giáo dục - đào tạo và y
11



tế, các khu công viên, cây xanh: Xây dựng mới Trung tâm Văn hố - Thơng tin
tỉnh, Nhà văn hố Cơng nhân lao động, Nhà văn hố thanh thiếu niên, các toà nhà
kho bạc và ngân hàng; xây dựng mới Trung tâm Thương mại Quy Nhơn, xây lại
Trung tâm thương mại Chợ Lớn Quy Nhơn, chuẩn bị xây dựng Trường Đại học
Quang Trung và một số trường cao đẳng, trung cấp nghề; nâng cấp Bệnh viện đa
khoa tỉnh đạt bệnh viện loại 1, xây dựng mới Bệnh viện y học dân tộc, cải tạo
nâng cấp Bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi, Bệnh viện chuyên khoa mắt;
chỉnh trang, xây dựng mới nhiều công viên và một số sân bãi thể thao phục vụ
nhu cầu thư giãn, vui chơi giải trí, tập luyện thể dục thể thao cho các tầng lớp
nhân dân. Các dự án khách sạn, resort hoàn thành trong thời gian gần đây như
Life Resort, Hoàng Gia Resort (Royal Hotel & Healthcare Resort), Khách sạn Sài
Gòn - Quy Nhơn, Khu du lịch Ghềnh Ráng, Khách sạn Hải Âu, Hồng Yến... đã
góp phần làm cho diện mạo đơ thị Quy Nhơn khang trang và hiện đại hơn.
Về nhà ở của nhân dân, hình thức tự xây là chủ yếu. Tại Quy Nhơn, hiện có
khu căn hộ cao cấp do Hoàng Anh Gia Lai đầu tư xây dựng và một số khu biệt
thự của Tổng công ty PISICO. Tỉnh đang quy hoạch xây dựng một số khu chung
cư cho người thu nhập thấp, khu dân cư, cao ốc văn phòng, căn hộ và nhà ở thương
mại trung bình và cao cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân trong
và ngoài tỉnh đến Quy Nhơn làm ăn, sinh sống.

12


3. Giải pháp

Hình 3. Tồn cảnh Quy Nhơn (Nguồn: Internet)
-

Khắc phục điểm hạn chế:


Quy hoạch mở đường: quy hoạch đồng bộ là điểm nổi bật của Quy Nhơn so với
nhiều thị trường ven biển khác. Việc chú trọng đầu tư hạ tầng giao thơng hồn chỉnh đã
tạo lực đẩy cho khu vực này, giúp cho du khách dễ dàng đến với Quy Nhơn. Quy hoạch
và hạ tầng là điểm nhấn đầu tiên trong hành trình phát triển Quy Nhơn nói riêng, Bình
Định nói chung thành một điểm đến hàng đầu về du lịch.
Du lịch đêm: phát triển kinh tế đêm của TP Quy Nhơn và vùng phụ cận. Đặc biệt,
đề xuất cụ thể 3 mơ hình lớn là các khu downtown (khu kinh doanh lớn) gồm: Bãi biển
không ngủ, Phố đi bộ, Du lịch thủy nội địa trên đầm Thị Nại. 4 mơ hình nhỏ thuộc mơ
hình bãi biển khơng ngủ là: Cơng viên kinh khí cầu Quy Nhơn, Khu vực cắm trại đêm,
Rạp chiếu phim trên biển, Mơ hình Cơng viên thuyền thúng Quy Nhơn.
Tình trạng cháy phịng mùa du lịch: Nhanh chóng hồn thành các dự án nhà nghỉ,
khách sạn,… nhằm tạo thêm sức chứa cho du lịch Quy Nhơn để cải thiện tình trạng “cháy
phịng”, làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách khi đến đây.
13


Thu hút đầu tư: tạo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các dự án du lịch, đặc biệt
là các nhà đầu tư có tiềm lực, uy tín để tạo đột phá trong việc xây dựng các khu du lịch
trọng điểm theo quy hoạch phát triển du lịch và huy động nguồn vốn đầu tư phát triển
đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu quy mô lớn, cải thiện cơ sở hạ tầng thu hút khách du
lịch trong và ngồi nước đến Bình Định nói chung cũng như Quy Nhơn nói riêng.
Cần tiếp tục làm tốt cơng tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của các
cấp, ngành, DN, người dân cùng chung tay xây dựng và phát triển du lịch bền vững thời
gian tới. Cần phải phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, phát huy được
thế mạnh vẻ đẹp phong cảnh biển, đảo không tạo sự nhàm chán đến cho du khách.
Đối với việc xây dựng các khu vui chơi giải trí, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng yêu
cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát lại các dự án chậm tiến độ để nhắc nhở, quy
hoạch thêm các địa điểm phù hợp, thuận lợi để thu hút, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai
nhanh các dự án phát triển du lịch. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch có
chất lượng cao. Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quảng bá xúc tiến du lịch, nhất là

đối với du khách quốc tế.
Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về du lịch, kiên quyết xử lý việc
chặt chém, nâng giá... để xây dựng hình ảnh đẹp và bảo đảm kỷ cương trật tự trong hoạt
động du lịch.
Tập trung xây dựng hình ảnh Bình Định là một điểm đến an tồn, thân thiện mang
lại sự dễ chịu, thoải mái cho khách DL; đầu tư hơn nữa hệ thống cây xanh, vệ sinh môi
trường trên bờ biển và trong TP Quy Nhơn. đẩy mạnh xúc tiến mở thêm các đường bay
trực tiếp từ các thị trường tiềm năng về với Bình Định, đặc biệt là thị trường Nga hoặc
các thị trường Đông Bắc Á. Mở và tăng thêm các chuyến bay từ thị trường trong nước
tạo điều kiện thu hút khách trực tiếp đến và tăng thời gian lưu trú của du khách.
-

Phát huy điểm mạnh:

Điểm đến muốn thu hút du khách thì khơng chỉ cần cảnh quan thiên nhiên đẹp, ẩm
thực, văn hoá phong phú mà còn cần một nơi để lưu trú với đa trải nghiệm. Vì vậy,
14


MerryLand Quy Nhơn của Hưng Thịnh cũng đang chứng minh xu hướng phát triển tất
yếu của bất động sản du lịch Việt Nam nếu muốn vươn tầm quốc tế, đó là phải xây dựng
những tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp, đồng bộ, đáp ứng tối đa mọi nhu cầu du lịch của du
khách hạng sang. MerryLand Quy Nhơn khi hoàn thiện còn tạo nên một điểm đến cho
du khách quốc tế khi cung cấp 15 phân khu phục vụ lưu trú cao cấp, cùng hàng loạt tiện
ích và trải nghiệm chưa từng có tại Quy Nhơn, hứa hẹn sẽ là một di sản ngay trên mảnh
đất này
Khi trở thành điểm đến châu Á, ngành du lịch tại Quy Nhơn, Bình Định sẽ thực sự
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khơng chỉ tạo nguồn thu ngân sách mà cịn cải thiện
đời sống của người dân địa phương.
Tích cực quảng bá du lịch trong nước và ngoài nước, lấy điểm nhấn là Quy Nhơn,

hướng đến xây dựng một thành phố du lịch sạch của ASEAN và xa hơn là một điểm đến
du lịch của Châu Á.

Hình 4. Giới trẻ check-in tại biển Quy Nhơn (Nguồn: Internet)

15


4. Kết luận
Quy Nhơn là Thành phố biển với các khu vực kinh tế mở đang trên đà phát triển
và có nhiều tài nguyên, thiên nhiên nguyên sơ với biển ngọc trong xanh và những danh
lam thắng cảnh nổi tiếng đang được mở rộng khai thác. Thành phố Quy Nhơn cũng đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư mới nhiều hạn mục cơng trình, cải tạo,
nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có để làm tiền đề phát triển du lịch biển thành phố Quy Nhơn
trong tương lai.
Cùng với việc sở hữu những thế mạnh đặc thù và tiềm năng của địa phương, Quy
Nhơn đang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Đó là việc gắn các giá trị lịch sử, văn
hoá với điều kiện tự nhiên, kết hợp du lịch biển, du lịch lịch sử - văn hố khéo léo sẽ
giúp khách du lịch có thêm những trải nghiệm đặc biệt khi tới Quy Nhơn.
Bình Định có hệ thống giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng
không và đường biển. Phấn đấu đến năm 2010 điện năng thương phẩm đạt 1.312 triệu
KWh tăng 18,9% so với năm 2006, bình quân điện năng tiêu thụ 820 KWh/người, gấp
đôi năm 2006. Nhà máy nước Quy Nhơn được đầu tư nâng cấp có tổng cơng suất 45.000
m3/ngày đêm, hiện nay đã cấp nước cho hơn 90% dân số và các hoạt động sản xuất kinh
doanh trên địa bàn TP Quy Nhơn và một phần Khu kinh tế Nhơn Hội. Mạng lưới bưu
chính viễn thơng với đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao
đổi thơng tin, liên lạc.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho biết, đối tượng phục vụ chính là người
dân địa phương chiếm tỷ lệ 61,9% và khách du lịch là 38,1%. Đối với các cửa hàng, siêu
thị tiện lợi, phục vụ người dân địa phương chiếm tỷ lệ 62,5% và khách du lịch là 37,5%.

Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke, phục vụ người dân địa phương
chiếm tỷ lệ 64,3% và khách du lịch là 35,7%... Bên cạnh đó, có 64,4% số cơ sở kinh
doanh cho rằng kinh tế đêm mang lại lợi ích cao và rất cao.
Các dự án khách sạn, resort hoàn thành trong thời gian gần đây như Life Resort,
Hoàng Gia Resort (Royal Hotel & Healthcare Resort), Khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn,
16


Khu du lịch Ghềnh Ráng, Khách sạn Hải Âu, Hoàng Yến... đã góp phần làm cho diện
mạo đơ thị Quy Nhơn khang trang và hiện đại hơn. Tập trung xây dựng hình ảnh Bình
Định là một điểm đến an tồn, thân thiện mang lại sự dễ chịu, thoải mái cho khách DL;
đầu tư hơn nữa hệ thống cây xanh, vệ sinh môi trường trên bờ biển và trong TP Quy
Nhơn. đẩy mạnh xúc tiến mở thêm các đường bay trực tiếp từ các thị trường tiềm năng
về với Bình Định, đặc biệt là thị trường Nga hoặc các thị trường Đông Bắc Á. Mở và
tăng thêm các chuyến bay từ thị trường trong nước tạo điều kiện thu hút khách trực tiếp
đến và tăng thời gian lưu trú của du khách.

Hình 5. Vẻ đẹp nên thơ của biển xanh nắng vàng Quy Nhơn thu hút du khách
(Nguồn: Internet)

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Đầu Tư (14/04/2022), Thành phố bán đảo tô thêm sắc màu cho du lịch
Quy Nhơn, Truy cập ngày 3/8/2022 tại />2. Báo Thanh Niên (06/01/2022), Dành 'đất vàng' xây công viên, quảng trường:
Phố biển Quy Nhơn thu hút du khách, Truy cập ngày 03/08/2022 tại
/>3. Bộ văn hóa thể thảo và Tổng cục du lịch, Báo Bình Định (12/03/2018), Để Quy
Nhơn trở thành điểm đến của du khách quốc tế, Truy cập ngày 30/07/2022 tại
/>4. Merryland Quy Nhơn (22/4/2022), Quy Nhơn và tương lai hứa hẹn về một điểm

đến

hàng

đầu

Châu

Á,

Truy

cập

ngày

30/07/2022

tại

/>5. Ngơ Chí Tỉnh (29/01/2021), Cục thống kê Bình Định, Phát triển dịch vụ du lịch
biển thành phố Quy Nhơn - Tầm nhìn đến năm 2025, Truy cập ngày 29/07/2022
tại />6. Trang thông tin điện tử Đảng bộ Bình Định (13/07/2022), Du lịch Bình Định
cần xác định rõ những hạn chế, thách thức để cố gắng khắc phục, Truy cập ngày
30/07/2022 tại />
18


BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG LÀM VIỆC NHĨM


Nhóm: Cậu Bé Tóc Xoăn. Lớp học phần: 213_DDL0140_08

STT

MSSV

1
2
3
4
5
6
7

197ks24984
197ks12893
197ks33358
197ks32952
197ks12117
197ks12317
197ks12875

Tiêu Chí và Điểm Đánh Giá
Thu
thập
Thời
các
Hồn Chất
gian Thái
thơng thành lượng

tham
độ
tin
các
sản TỔNG
gia tham
hữu nhiệm phẩm CỘNG
họp
gia
ích
vụ
giao
nhóm tích
cho
được
nộp
đầy
cực
bài
giao
tốt
đủ
báo
cáo

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

Nguyễn Thảo
Ngơ Minh
Phan Thị Nhật

Lương Nguyễn Kỳ
Lê Ngọc Minh
Nông Thị Ngọc
Nguyễn Hồng Phương

Nguyên
Thảo
Trinh
Duyên
Anh
Hân
Thanh

19

15%
15%
15%
15%
15%
15%
15%

15%
15%
15%
15%
15%
15%
15%


20%
20%
20%
20%
20%
20%
20%

20%
20%
20%
20%
20%
20%
20%

30%
30%
30%
30%
30%
30%
30%

100%
100%
100%
100%
100%

100%
100%



×