Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Luận văn thạc sĩ hành chính công hoàn thiện công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính ở bộ công thương, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.34 KB, 117 trang )

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BCT
CCHC
CNTT
CNH –HĐH
HCNN
ISO
QLNN
QPPL
TTHC
XHCN
XD&BH

:
:
:

Bộ Công Thương
Cải cách hành chính
Cơng nghệ thơng tin

:
:

Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa
Hành chính nhà nước
Hệ thống quản lý chất lượng
Quản lý nhà nước

:
:



Quy phạm pháp luật
Thủ tục hành chính
Xã hợi chủ nghĩa
Xây dựng và ban hành


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua việc thể chế hóa văn bản pháp luật thành các quy
chế, các quy trình, quy định với mục đích làm căn cứ để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước giao và đây là một trong những yếu tố quan
trọng nhất đối với tất cả các hoạt đợng trong đó có ngành Cơng Thương. Văn
bản hành chính đã thể hiện rõ vai trò và tầm quan trọng từ mục đích đến hiệu
quả đối với các hoạt đợng quản lý của các tổ chức, sử dụng làm cơ sở pháp lý
cho việc soạn thảo, xây dựng các quy định, quy chế sử dụng trong hoạt động
của các cơ quan nhà nước nói chung và bợ Cơng Thương nói riêng.
Việt Nam đang tiến trình thực hiện đến năm 2020 cơ bản trở thành
nước có nền cơng nghiệp hiện đại với mục tiêu của Đảng và nhà nước "Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Để hiện thực hóa
mục tiêu đó trong bối cảnh hợi nhập quốc tế và tồn cầu hóa địi hỏi chúng ta
cần phải có nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan
trọng trong sự quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.
Trong hoạt đợng quản lý hành chính nhà nước, hầu hết các công việc
từ chỉ đạo điều hành, quyết định, thi hành đều gắn liền với văn bản, cũng có
nghĩa là gắn liền với việc soạn thảo và ban hành các văn bản hành chính. Do
đó vai trị của việc soạn thảo và ban hành văn bản hành chính chiếm mợt vị trí
hết sức quan trọng, là mợt mắt xích khơng thể thiếu được trong quản lý nhà

nước từ Trung ương đến địa phương. Quan tâm đến công tác soạn thảo và ban
hành văn bản hành chính góp phần bảo đảm cho các hoạt đợng của nền hành
chính nhà nước được thơng suốt, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành
chính nhà nước và thúc đẩy nhanh chóng cơng c̣c cải cách hành chính hiện


2

nay. Việc soạn thảo và ban hành văn bản hành chính trong cơ quan hành chính
nhà nước cũng cần được chú trọng nhằm mục đích đảm bảo thơng tin trong
cơ quan đồng thời giúp cho việc quản lý trong cơ quan. Công tác soạn thảo và
ban hành văn bản sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu lực của quản
lý hành chính nói riêng và quản lý nhà nước nói chung.
Khơng thể phủ nhận cơng tác soạn thảo và ban hành văn bản trong hoạt
động của cơ quan hành chính nhà nước hiện nay đã đạt được nhiều thành tích
đáng kể, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực
của đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên hiện nay vẫn cịn nhiều văn bản quản
lý nhà nước cịn bợc lợ nhiều khiếm khuyết như: văn bản có nợi dung trái
pháp luật, thiếu mạch lạc, văn bản ban hành trái thẩm quyền, sai thể thức và
trình tự thủ tục ban hành, văn bản thiếu khả thi….Những văn bản đó đã, đang
và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả công tác quản lý, lãnh đạo, ảnh hưởng đến uy tín, khả năng thực
hiện chức trách và mức độ tiêu tốn thời gian của hoạt động quản lý nhà nước.
Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật của nhà nước trong
đó có việc soạn thảo và ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành luật, pháp lệnh đã góp phần tích cực trong cơng c̣c đổi mới đất nước.
Tuy nhiên việc thực hiện công tác này vẫn còn chậm, chất lượng chưa cao,
chưa kịp thời làm cho một số luật, pháp lệnh chậm đi vào cuộc sống, chưa
phát huy được hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu
của tình trạng này là do các bộ, ngành chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm

trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản. Mợt số văn bản dự thảo trình
Chính phủ nhưng chất lượng chưa cao, sự phối hợp giữa các Bợ, ngành cịn
chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Trình độ, kỹ năng soạn thảo văn bản của
nhiều cán bộ, cơng chức cịn yếu, chưa đáp ứng u cầu giúp Thủ tướng và


3

Thành viên Chính phủ quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến
nhiều ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc vấn đề cịn có ý kiến khác nhau
giữa các Bộ, ngành.
Bộ Công Thương là một trong hai hai Bợ và cơ quan ngang bợ tḥc cơ
cấu của chính phủ. Bộ Công Thương thành lập do sáp nhập từ Bộ Thương mại
và bộ Công nghiệp của nhiệm kỳ trước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về thương mại và công nghiệp.
Với các ngành nghề và cơ cấu như trên, văn bản Bộ Công Thương ban
hành để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình có khối lượng rất lớn và giữ
mợt vai trị quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và kết quả hoạt động
của Bộ nói riêng và của Nhà nước nói chung. Trong điều kiện hiện nay của
đất nước có nhiều vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm và thuộc quyền quản
lý của Bộ Công Thương như vấn đề quản lý giá nói chung và đặc biệt là giá
xăng dầu, giá thực phẩm…, vấn đề quản lý nông sản, quản lý xuất nhập khẩu,
công nghệ mỏ, quản lý thị trường, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng….
Dù đã được chú ý khắc phục nhưng cho đến nay công tác soạn thảo và ban
hành văn bản còn thiếu sự thống nhất trên nhiều phương diện, không phải bất
cứ văn bản nào cũng có mặt trong khối tài liệu của mợt cơ quan cũng đều là
thành phần hữu cơ của hệ thống văn bản do cơ quan tạo nên, mà trên thực tế
có những văn bản xuất hiện khơng phải từ chức năng nhiệm vụ của một cơ
quan mà theo một quan hệ có tính ngẫu nhiên. Khơng hiếm trường hợp các
văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính có tính cá biệt đã khơng

được phân biệt rõ ràng khi soạn thảo. Có nhiều văn bản thiếu sự phù hợp giữa
tên gọi và yêu cầu sử dụng chúng. Nhiều văn bản được gửi đi trong tình trạng
khơng hợp thức, không đúng thẩm quyền. Quan hệ giữa các cơ quan trong
quá trình soạn thảo và quan hệ giữa các văn bản nhiều khi không được xác


4

định rõ ràng, thiếu những tiêu chuẩn của nhà nước và hướng dẫn cụ thể vì thế
xuất hiện những quan điểm khác nhau về cách tổ chức ban hành và sử dụng
chúng trong thực tiễn, chưa đảm bảo cho phương châm “dân biết, dân làm,
dân bàn, dân kiểm tra”. Những bất cập này không chỉ xảy ra ở Bộ Công
Thương mà ở nhiều cơ quan khác trong hệ thống quản lý hành chính cấp
Trung ương, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống của nhân dân cũng như
niềm tin của nhân dân đối với cơ quan quản lý nhà nước.
Những điều này địi hỏi Lãnh đạo Bợ Cơng Thương phải đặc biệt quan
tâm đến công tác soạn thảo và ban hành văn bản, nhằm quản lý tốt các vấn đề
thuộc thẩm quyền của mình.
Cải cách hành chính hiện nay đang là vấn đề mang tính tồn cầu. Cả
các nước đang phát triển và các nước phát triển xem cải cách hành chính như
mợt đợng lực mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển dân chủ, phát triển kinh tế và
các mặt khác của đời sống xã hội.
Đối với Việt Nam công c̣c cải cách hành chính trong những năm qua
được Chính phủ đặc biệt quan tâm và thực hiện đồng bộ trên các mặt: Cải
cách thể chế, tổ chức bộ máy, kiện tồn đợi ngủ cán bợ cơng chức. Cơng c̣c
này đòi hỏi thực hiện cải cách cơ bản các thủ tục hành chính cả về thể chế và
tở chức thực hiện, loại bỏ các thủ tục bất hợp lý và gây phiền hà cho người
dân. Để làm được điều này địi hỏi đợi ngũ cơng chức có trình đợ nhất định
trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản và nhất là văn bản hành chính.
Trong tiến trình thực hiện cải cách hành chính cần có mợt hệ thống văn bản

pháp luật hồn chỉnh và đồng bợ có ý nghĩa quan trọng và trở thành một vấn
đề cấp thiết.
Để có được sản phẩm đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính làm cho
thể chế, pháp luật đến được với dân, đi vào lịng dân, phải đởi mới về chất của


5

công tác soạn thảo và ban hành văn bản. Đây là nhiệm vụ quan trọng của Nhà
nước Việt Nam nói chung và của Bợ Cơng Thương nói riêng.
Cơng tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính ở các cơ quan nhà
nước nói chung và của Bợ Cơng Thương nói riêng cần được hồn thiện và
thực hiện tốt nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước, gió phần xây dựng
mợt hệ thống hồn chỉnh và đồng bợ về pháp luật, tạo ra những văn bản có
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính hiện nay. Với ý nghĩa
đó, tơi lựa chọn đề tài để làm luận văn thạc sỹ quản lý Hành chính cơng là
“Hồn thiện cơng tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính ở Bộ
Cơng Thương, đáp ứng u cầu cải cách hành chính hiện nay”.
Lựa chọn đề tài này, tác giả mong muốn rằng với những kết quả nghiên
cứu của đề tài có thể ứng dụng vào việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng
văn bản được ban hành ở Bộ Công Thương, đáp ứng được yêu cầu cải cách
hành chính hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, do sự đổi mới, nhận thức về vị trí, vai trị
của văn bản trong hoạt động quản lý của các cơ quan nên ngày càng có nhiều
cơng trình nghiên cứu để nâng cao chất lượng văn bản phục vụ cho hoạt động
quản lý và công c̣c cải cách hành chính. Có thể liệt kê mợt số cơng trình
nghiên cứu sau:
Lê Văn In. Phương pháp soạn thảo văn bản hành chính kèm theo mẫu
các loại văn bản tham khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1996;

GS, TSKH. Nguyễn Văn Thâm. Soạn thảo và xử lý văn bản trong công
tác của cán bộ lãnh đạo quản lý, Nhà xuất bản Sự thật, năm 1992;
Tạ Hữu Ánh. Soạn thảo, ban hành và quản lý văn bản nhà nước, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1999;


6

TS. Lưu Kiếm Thanh, Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lý hành
chính nhà nước, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2000;
PGS. Vương Đình Quyền. Lý luận và phương pháp cơng tác Văn thư,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2007.
Những cơng trình nói trên đề cập mợt cách có hệ thống và đầy đủ
những vấn đề chủ yếu liên quan đến việc xây dựng và sử dụng văn bản quản
lý hành nhà nước như: Thẩm quyền ban hành, vai trị, chức năng của văn bản
trong hoạt đợng quản lý nhà nước, quy trình soạn thảo, mẫu văn bản….
Các bài viết, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến soạn thảo
văn bản và ban hành văn bản được đăng trên các báo, tạp chí như Tạp chí “Tở
chức nhà nước, Tạp chí “Quản lý nhà nước” (QLNN), Tạp chí “Văn thư lưu
trữ”, Tạp chí “Trật tư an tồn xã hợi” (TTATXH)…. Các tạp chí tập trung
nghiên cứu về mợt số nợi dung cụ thể như: Cách trình bày các yếu tố thể thức
văn bản, trao đổi một số thuật ngữ chuyên môn trong văn bản, công tác văn
bản… Chẳng hạn như “Cải tiến văn bản quản lý nhà nước và hệ thống văn
bản trong công cuộc cải cách hành chính nên hành chính quốc gia” (Nguyễn
Văn Thâm, Tạp chí VTLTVN số 01/1996); “Vài suy nghĩ về văn bản và cơng
tác văn bản trong cải cách hành chính hiện nay” (Văn Thất Thu, Tạp chí
TTATXH số 3/1996); “Thiết lập thể thức văn bản phù hợp với quy định của
hệ thống cơ quan” (Ths. Nguyễn Thị Thu Hà, Tạp chí TCNN số 10/2007);
“Bàn thêm về hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam” (Nguyễn Quốc Sửu, Tạp chí QLNN số

112/2007)…
Cho đến nay cũng đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ
liên quan đến soạn thảo, đánh giá văn bản như:


7

Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Quốc Việt (Học viện hành chính quốc
gia) với đề tài “Nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của cấp Bộ ở nước ta hiện nay”. Hà Nội, năm 2005.
Luận văn thạc sỹ của Hà Quang Thanh (Học viện hành chính quốc gia)
với đề tài “Hoàn thiện việc ban hành văn bản quản lý nhà nước của hệ thống
các cơ quan hành chính nhà nước”.
Luận án tiến sỹ của Hà Quang Thanh (Học viện hành chính quốc gia)
với đề tài “Hồn thiện việc ban hành văn bản quy phạm pháp luataj của chính
quyền địa phương cấp tỉnh”. Hà Nợi, 2006.
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Mạnh Cường (Khoa Lưu trữ và quản
trị văn phịng, Đại học Khoa học xã hợi và nhân văn) với đề tài “Soạn
thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp Bộ”.
Hà Nội, 2005.
Luận văn thạc sỹ của Bùi Xuân Lự (Khoa Lưu trữ và quản trị văn
phòng, Đại học Khoa học xã hợi và nhân văn) với đề tài “Hồn thiện hệ thống
văn bản hành chính nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong
giai đoạn hiện nay”. Hà Nội, 2005.
Tác giả luận văn tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình
nghiên cứu trước đó, đồng thời mở rợng nghiên cứu đối với loại văn bản hành
chính được hình thành trong q trình hoạt đợng của Bợ Cơng thương.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở phân tích, làm rõ những bất cập đang
tồn tại trong cơng tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính của Bợ Cơng

thương trong điều kiện cải cách hành chính, đánh giá ưu điểm và hạn chế để
đề xuất những giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng về công tác soạn thảo và


8

ban hành văn bản hành chính của Bợ Cơng thương, đáp ứng yêu cầu cải cách
hành chính hiện nay.
Nhiệm vụ của luận văn:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về văn bản hành chính và cơng
tác soạn thảo, ban hành văn bản hành chính;
Nghiên cứu thực trạng cơng tác soạn thảo và ban hành văn bản hành
chính nhà nước ở Bộ Công thương;
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác soạn
thảo và ban hành văn bản hành chính ở Bợ Cơng thương đáp ứng yêu cầu cải
cách hành chính hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác soạn thảo và ban hành văn
bản hành chính của Bợ Cơng Thương.
Trong điệu kiện nghiên cứu và thời gian có hạn, phạm vi đề tài chỉ tập
trung đề cập vào mợt nợi dung đó là cơng tác soạn thảo và ban hành văn bản
hành chính của Bộ Công Thương giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết,
phương pháp khảo sát thực tiễn, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh,
phương pháp điều tra xã hợi học, phương pháp tởng hợp.
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cán bộ công chức cơ quan Bộ Công

Thương nhận thức rõ vai trị và tầm quan trọng của cơng tác soạn thảo và ban


9

hành văn bản hành chính trong hoạt đợng quản lý, góp phần làm rõ thêm tính
cấp thiết của việc đởi mới công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Bợ
trong điều kiện cải cách hành chính;
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, hệ thống hóa, mẫu hóa văn
bản hành chính được ban hành ở cơ quan Bợ; Hồn thiện quy trình soạn
thảo và ban hành văn bản hành chính ở Bợ, đáp ứng u cầu cải cách hành
chính hiện nay.
Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng để làm tài liệu phục vụ cho
việc giảng dạy về công tác văn bản trong các trường Cao đẳng và Đại học.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nợi dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về văn bản hành chính và cơng
tác soạn thảo, ban hành văn bản hành chính;
Chương 2: Thực trạng cơng tác soạn thảo và ban hành văn bản hành
chính nhà nước ở Bợ Cơng Thương;
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của công
tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính ở Bợ Cơng Thương trong điều
kiện cải cách hành chính.


10

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH VÀ

CƠNG TÁC SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
1.1. Khái qt chung về văn bản hành chính
1.1.1. Khái niệm văn bản
Ở nước ta trong các văn bản chính thống của Đảng và Nhà nước đã ban
hành từ năm 1945 đến nay, thuật ngữ “văn bản” không phải có ngay từ đầu.
Điểm qua mợt số văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác văn bản chúng
ta thấy việc sử dụng các thuật ngữ, các khái niệm trong thời kỳ lịch sử rất
khác nhau. Trong Thông đạt số 1C/CP ngày 3/1/1946 do Chủ tịch Chính phủ
lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cợng Hịa – Hồ Chí Minh ký ban hành về
việc cấm không được hủy công văn, hồ sơ cũ có dùng thuật ngữ “tài liệu” và
“công văn tài liệu”. (Một số văn kiện của Đảng và Chính phủ về cơng tác Văn
thư, cơng tác Lưu trữ - Hà Nội, 1977.tr3). Nghị định Số 142/CP ngày
28/9/1963 của Hợi đồng Chính phủ ban hành điều lệ về công tác công văn,
giấy tờ và công tác Lưu trữ có sử dụng thuật ngữ “cơng tác cơng văn giấy tờ”.
Tóm lại: “Văn bản là kết quả phản ánh các sự vật, sự kiện và các hiện
tượng của thế giới hiện thực khách quan và tư duy của con người, nó được
thành lập và biểu hiện bằng hệ thống các ký hiệu ngơn ngữ trên vật liệu bằng
giấy, có giá trị pháp lý” (Dẫn theo Văn Tất Thu – Nhận thức về văn bản và
công tác văn bản trong cải cách hành chính).
1.1.2. Khái niệm văn bản quản lý và văn bản quản lý nhà nước
1.1.1.1

Văn bản quản lý

Từ khái niệm văn bản nêu trên, có thể suy ra khái niệm văn bản quản lý
như sau:


11


Văn bản quản lý và văn bản được hình thành trong hoạt động quản lý
của các cơ quan, tổ chức. Đó là phương tiện để ghi chép và truyền đạt các
thông tin quản lý.
Văn bản quản lý được ban hành bởi chủ thể quản lý nhất định. Đó là
sản phẩm của một tập thể (cơ quan hay tổ chức nhất định), đại diện cho tiếng
nói cơng quyền, nhằm giải quyết các công việc hay điều chỉnh các mối quan
hệ trong hoạt động quản lý để đạt được mục tiêu nhất định.
Các hệ thống cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương đều sử
dụng văn bản như là cơ sở pháp lý quan trọng và đều ban hành các văn bản
với các thể loại thích hợp để phục vụ cho hoạt đợng chung của mình. Mợt
trong những hệ thống văn bản quản lý hết sức quan trọng đó là hệ thống văn
bản quản lý của các cơ quan nhà nước.
1.1.1.2 Văn bản quản lý nhà nước
Văn bản quản lý nhà nước được ban hành bởi các chủ thể quản lý nhà
nước (các cơ quan nhà nước). Theo Hiến pháp năm 1992 hệ thống cơ quan
nhà nước gồm: Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và
các cơ quan tư pháp. Các cơ quan này đều được tổ chức thành một hệ thống
từ trung ương đến địa phương trong đó có sự phân cơng phân cấp cụ thể cho
từng cơ quan trong việc sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý nhà nước,
quản lý xã hội và mỗi cơ quan ở một hệ thống, ở mợt cấp chính quyền chỉ
được quản lý ở mợt giới hạn nhất định, giới hạn đó chính là thẩm quyền của
mỗi cơ quan được pháp luật quy định và được ban hành một số loại văn bản ở
lĩnh vực mà mình quản lý.
Ví dụ: Hiến pháp quy định Quốc hợi có quyền đặt ra và bãi bỏ thuế.
Như vậy chỉ có Quốc hợi mới có quyền ban hành văn bản để định ra một loại


12

thuế mới hay bãi bỏ một loại thuế cũ mà khơng có mợt cơ quan khác có thẩm

quyền ban hành văn bản về vấn đề đó.
Việc ban hành văn bản quản lý nhà nước phải theo đúng thể thức, thủ
tục pháp luật quy định.
Văn bản quản lý nhà nước có nợi dung thể hiện ý chí nhà nước, các
thơng tin cần truyền đạt, các sự kiện cần ghi nhận đều phục vụ cho hoạt động
quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước chính là việc dùng quyền lực nhà nước
tác động vào xã hội. Sự tác động thực hiện thông qua nhiều công cụ, phương
tiện nhưng chủ yếu vẫn là bằng văn bản quản lý nhà nước.
Dựa trên những khái niệm văn bản quản lý nhà nước của tác giả Lê A
và Đinh Thanh Huệ; Nguyễn Văn Ninh và Hồng Dân; PGS. Vương Đình
Quyền chúng tơi thống nhất khái niệm văn bản quản lý nhà nước như sau:
Văn bản quản lý nhà nước là văn bản quản lý do cơ quan nhà nước
ban hành để ghi chép, truyền đạt các thơng tin trong hoạt động quản lý nhà
nước, được trình bày theo thể thức và được ban hành theo thẩm quyền, thủ
tục và trình tự luật định.
Hệ thống văn bản quản lý nhà nước là tồn bợ các văn bản hình thành
trong q trình hoạt đợng của cơ quan, tở chức bao gồm: văn bản quy phạm
pháp luật, văn bản hành chính, văn bản chuyên ngành.
*Văn bản quy phạm pháp luật
Theo Điều 1, Luật BHVBQPPL năm 2008: Văn bản quy phạm pháp
luật (VBQPPL) là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban
hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định (luật BHVBQPPL
năm 2008 hoặc luật BHVBQPPL của HĐND và UBND) trong đó có quy tắc


13

xử sự chung, có hiệu lực bắt ḅc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện
để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
VBQPPL gồm các loại văn bản do pháp luật quy định, chứa đựng các

QPPL, được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ban hành
theo trình tự thủ tục pháp luật quy định;
Nợi dung trong văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp
dụng trong phạm vi không gian rộng, thời gian lâu dài. Đối tượng thi hành là
toàn thể các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Văn bản quy phạm pháp luật có tính quyền lực đơn phương và được
đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế nhà nước.
Hình thức thể hiện của VBQPPL gồm: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh,
Lệnh, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị (Do UBND ban hành)…
Thẩm quyền ban hành các văn bản này được quy định trong Hiến pháp năm
1992; Luật BHVBQPPL năm 1996, luật sửa đổi bổ sung năm 2002 (trước
đây) và luật BHVBQPPL năm 2008; Luật BHVBQPPL của HĐND và UBND
năm 2004.
*Văn bản hành chính
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp
của nhà nước, đó là sự tác đợng có tở chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp
luật nhà nước đối với các q trình xã hợi và hành vi hoạt đợng của con người
để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực
hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong cuộc cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Do các cơ quan trong hệ thống Chính
phủ từ trung ương đến cơ sở tiến hành [22, 17].
Văn bản quản lý hành chính nhà nước là những quyết định quản lý
thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và


14

quản lý hành chính có thẩm quyền ban hành theo đúng nguyên tắc, thể thức,
thủ tục và quy chế do luật định, mang tính quyền lực nhà nước đơn phương,
làm phát sinh các quan hệ pháp lý cụ thể.

Văn bản hành chính nhà nước là loại văn bản quản lý nhà nước khơng
mang tính quy phạm được dùng để quy định, quyết định, phản ánh, thơng báo
tình hình trao đởi công việc và xử lý các vấn đề cụ thể khác của hoạt động
quản lý. Theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004
của Chính phủ về cơng tác văn thư, loại văn bản này được gọi là Văn bản
hành chính. Do vậy, trong luận văn, tác giả cũng sử dụng cách gọi tên văn
bản hành chính theo đúng quy định hiện hành.
Văn bản hành chính gồm nhiều thể loại: Quyết định (cá biệt), nghị
quyết (cá biệt), chỉ thị, điều lệ, quy chế, quy định, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, chiến lược, đề án, hướng dẫn, thơng báo, báo cáo, biên bản, tờ
trình, hợp đồng, cơng văn hành chính…Trong đó có mợt số văn bản như điều
lệ, quy chế, quy định… sẽ trở thành văn bản quy phạm pháp luật khi được ban
hành kèm theo một văn bản quy phạm pháp luật như Quyết định của Thủ
thướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (trước đây),
Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Quyết định của Ủy
ban nhân dân các cấp.
* Văn bản chuyên ngành
Văn bản chuyên ngành là loại văn bản thể hiện chun mơn nghiệp vụ
mang tính đặc thù của mợt ngành, một lĩnh vực công tác nhất định theo quy
định của pháp luật. Những cơ quan tổ chức khác khi có nhu cầu sử dụng các
loại văn bản này phải theo mẫu quy định, không được tùy tiện thay đổi nợi
dung và hình thức của những văn bản đã được mẫu hóa.
Ví dụ:


15

Văn bản chuyên môn: Văn bản ngoại giao (công hàm, hiệp định, hiệp
ước…) văn bản tài chính (phiếu thu, phiếu chi, báo cáo quyết toán…), văn
bản tư pháp (cáo trạng, quyết định khởi tố…)

Văn bản chuyên môn kỹ thuật: Xây dựng, kiến trúc, bản đồ, khí
tượng, thủy văn…
Trong các hệ thống nêu trên của Văn bản quản lý nhà nước, luận văn sẽ
tập trung đi vào nghiên cứu hệ thống văn bản hành chính.
1.1.3. Khái niệm văn bản hành chính
Như trên đã trình bày tởng quan về văn bản quản lý nhà nước, văn bản
hành chính là mợt bợ phận cấu thành của văn bản quản lý nhà nước. Khái
niệm văn bản hành chính có thể được tiếp cận lại như sau:
Văn bản hành chính là các văn bản do các cơ quan hành chính nhà
nước ban hành để điều hành hoạt động của các hoạt động tác nghiệp hành
chính trong việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc triển khai,
giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi
chép, kết quả công việc…của các cơ quan nhà nước.
Trong hoạt động quản lý nhà nước, văn bản hành chính đóng vai trị
khá quan trọng. Đó là những văn bản được dùng để chuyển tải các quyết định,
các thông tin quản lý tỏng hoạt động chấp hành và điều hành, nhằm thực thi
các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các tác nghiệp cụ
thể, phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi ghi chép công việc…của các cơ
quan nhà nước.
Hoạt đợng quản lý hành chính nhà nước là sự tác đợng có tở chức và
điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các q trình xã hợi và hành vi
hoạt động của con người. Kết quả của nó là ban hành các quyết định hành


16

chính và các văn bản quản lý hành chính. Văn bản này vừa là công cụ vừa là
phương tiện của hoạt đợng quản lý hành chính nhà nước. Mợt trong những
phương tiện của hoạt đợng quản lý hành chính nhà nước là các văn bản. Văn
bản quản lý nhà nước xuất hiện như mợt hình thức chủ yếu cụ thể hóa pháp

luật, chúng đảm bảo cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt những công
việc theo chức năng, phạm vi và quyền hạn của mình. Soạn thảo và ban hành
văn bản quản lý hành chính là hình thức hoạt động cơ bản và quan trọng của
các cơ quan hành chính nhà nước.
1.1.4. Phân loại văn bản hành chính
Như đã trình bày ở phần trên, văn bản quản lý nhà nước gồm nhiều loại
khác nhau, mỗi loại có chức năng riêng, được ban hành nhằm đáp ứng một
yêu cầu cụ thể của hoạt động quản lý. Trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước, hàng năm đối với các cơ quan cấp tỉnh, trung ương thì số lượng văn bản
hình thành có tới hàng nghìn văn bản với thể loại đa dạng và nội dung phong
phú. Việc phân loại chung văn bản quản lý nhà nước giúp chúng ta nắm được
tính chất, cơng dụng, đặc điểm của từng loại văn bản để chọn thể loại văn bản
ban hành phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đồng thời áp dụng phương
pháp soạn thảo thích hợp, tạo thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng văn bản
hình thành trong hoạt đợng của cơ quan; Có cách xử lý đúng đắn đối với từng
loại, từng nhóm văn bản khi lập hồ sơ, xác định giá trị, tổ chức bảo quản và
giao nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan.
Văn bản quản lý hành chính nhà nước là các văn bản hình thành trong
q trình hoạt đợng của các cơ quan hành chính Nhà nước. Nhiệm vụ của các
cơ quan hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp, quyền quản lý các
mặt của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hóa xã hợi, khoa học cơng nghệ , an
ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Thực hiện nhiệm vụ quản lý hành


17

chính nhà nước trên các lĩnh vực nói trên và xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật (quyền lập quy), các chế đợ chính sách, định mức, tiêu chuẩn kỹ
thuật, chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản đó. Do
đó trong q trình thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước các cơ

quan hành chính nhà nước ban hành các văn bản:
+ Văn bản quy phạm pháp luật
+ Văn bản hành chính
+ Văn bản chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật.
1.1.5.Chức năng, vai trò của văn bản
1.1.5.1 Chức năng của văn bản
Văn bản có nhiều chức năng, nhưng trong đó nởi bật có mợt số chức
năng sau:
a. Chức năng thơng tin: Đây là chức năng bao quát nhất của văn bản
nói chung và văn bản quản lý nhà nước nói riêng. Văn bản được con người
làm ra trước hết nhằm ghi chép thơng tin và truyền đạt thơng tin. Chính ý
nghĩa của thông tin tạo nên giá trị thực tế của văn bản trong đời sống xã hội.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, của sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, của hoạt động quản lý nhà nước và của
nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hợi nói chung, hiện nay khối lượng
thông tin cần truyền đạt từ hệ thống này sang hệ thống khác của bộ máy quản
lý nhà nước là vô cùng to lớn. Để giải quyết tốt được mối quan hệ đó có nghĩa
là có quan đã hồn thành chức năng nhiệm vụ được giao. Trước tình hình đó
người ta áp dụng nhiều hình thức để ghi chép và truyền tải thông tin nhằm
thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của hoạt đợng quản lý. Trong các hình thức
đó văn bản có mợt vị trí vơ cùng quan trọng.


18

Văn bản là phương tiện truyền tải quan trọng các thông tin quản lý
nhằm phục vụ cho việc điều hành của bộ máy quản lý nhà nước. Thông tin
dạng này được gọi là thông tin văn bản, giá trị thông tin chứa trong nội dung
văn bản quyết định giá trị của văn bản, thơng tin càng chính xác bao nhiêu thì
hiệu lực của văn bản càng cao bấy nhiêu.

Chức năng thông tin của văn bản bao gồm việc ghi lại các thơng tin
quản lý, truyền đạt các thơng tin đó qua lại trong hệ thống quản lý hoặc từ các
cơ quan nhà nước đến nhân dân, giúp các cơ quan thu nhận các thông tin cần
thiết cho hoạt động quản lý và đánh giá các thông tin thu được qua đó các hệ
thống truyền đạt thơng tin khác.
Chất lượng của văn bản được đảm bảo bởi giá trị thông tin chứa đựng
trong chúng. Thực tế hiện nay cho thấy nhiều văn bản quản lý vì đã khơng
đảm bảo được chức năng thông tin mà trở thành vô dụng. Không nên quan
niệm sai lầm rằng giá trị lớn hay nhỏ của thông tin được đo bằng độ dài của
văn bản để từ đó xây dựng và ban hành những văn bản mà nội dung cần
truyền đạt không tương xứng với khối lượng thông tin đã sử dụng. Những văn
bản như thế không tránh khỏi trở nên nặng nề và kém hiệu quả chỉ đạo vì giá
trị thơng tin của chúng đã không được nâng cao hợp lý.
Thông tin văn bản gồm 3 loại:
- Thông tin quá khứ: Là thông tin phản ánh những sự việc, sự kiện đã
qua. Những thông tin này rất cần cho việc đánh giá tiềm năng phát triển. Căn
cứ vào thông tin quá khứ, nhà quản lý đưa ra những quyết sách cho hiện tại và
dự đoán cho tương lại một cách chuẩn xác. Điều này cho thấy việc xử lý các
thông tin quá khứ chiếm vị trí vơ cùng quan trọng trong q trình chuẩn bị
ban hành văn bản mới.
- Thông tin hiện hành: Là những thông tin phản ánh sự việc, sự kiện
đang diễn ra trong hiện tại, cũng giống như thông tin quá khứ, thông tin hiện


19

tại cần chuẩn xác. Thơng tin có chuẩn xác, khi chuyển tải qua các văn bản
mới có tác dụng vạch hướng cho tương lai.
- Thông tin dự báo: Là thông tin được phản ánh trong công tác quản lý
nhà nước, là những thông tin chiến lược dự báo trong tương lai. Trong quá

trình phát triển, mỗi quốc gia, mỗi ngành cần xác định đúng hướng đi. Việc
xác định đúng đắn như vậy, giúp cho quốc gia đó, ngành đó phát triển nhanh
và vững chắc, khắc phục được tình trạng khơng cân đốim bất hợp lý trong cơ
cấu ngành nghề được quản lý.
b. Chức năng pháp lý
Đây là chức năng chuyên biệt của văn bản quản lý nhà nước bởi văn
bản quản lý chứa các quy phạm pháp luật, là căn cứ cho mọi hoạt động
của cơ quan quản lý nhà nước và công dân. Mỗi cơ quan khi được thành
lập, trong quyết định đều ghi rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn để mỗi
công việc cơ quan triển khai đều phải căn cứ vào đó để thực hiện. Đối với
cơng dân, hàng ngày có những hành vi xử sự, đều phải tuân thủ theo các
quy định của Pháp luật.
Văn bản còn là căn cứ để giải quyết mọi tranh chấp trong xã hợi. Trong
q trình phát triển của xã hợi, khi thực hiện mưu sinh, khi thi hành công vụ,
trong quan hệ hôn nhân, trong các mối quan hệ xã hội khác, giữa các công
dân không thể không nảy sinh các va chạm, tranh chấp. Để giải quyết tốt
những tranh chấp này không thể không dựa vào văn bản quản lý.
Về mặt pháp lý, văn bản và các hệ thống văn bản quản lý có tác dụng
rất quan trọng trong việc xác định các quan hệ pháp lý giữa cơ quan quản lý
và cơ quan bị quản lý. Tùy thuộc vào từng loại văn bản cụ thể, nợi dung và
tính chất pháp lý của chúng, văn bản có tác dụng rất quan trọng trong việc xác


20

lập mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy quản lý nhà nước,
giữa hệ thống quản lý và hệ thống bị quản lý, tỏng việc tạo nên mối ràng buộc
trách nhiệm giữa các chủ thể tạo lập và đối tượng tiếp nhận văn bản.
c. Chức năng quản lý
Là chức năng phục vụ cho quá trình điều hành, tổ chức, kiểm tra hoạt

động của các cơ quan. Văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của q
trình quản lý. Quản lý bợ máy của Nhà nước, bộ máy của Đảng cũng như các
tổ chức xã hợi đều cần có thơng tin để điêu fhanhf cơng việc hàng ngày cũng
như đề ra các quyết định quan trọng. Phương tiện để cung cấp thông tin cho
hoạt động quản lý đó là hệ thống các văn bản, khơng có thơng tin và hệ thống
văn bản tải trọng thơng tin đó thì khơng thể lãnh đạo và quản lý đất nước theo
một quỹ đạo chung được. Chức năng quản lý của văn bản thường xuyên lớn
mạnh, đặc biệt trong điều kiện khối lượng thông tin văn bản ngày một tăng.
Trong công tác quản lý, người ta ước chừng phải chi phí thời gian rất nhiều
cho việc soạn thảo, trình bày, chỉnh lý, sửa chữa, kiểm tra việc thực hiện các
văn bản. Chính vì vậy mợt trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả lao đợng – quản lý hợp lý hóa q trình ra văn bản
và nâng cao chất lượng cũng như phát huy vai trò và chức năng quản lý của
văn bản.
d. Chức năng văn hóa
Văn bản phản ánh những thành quả lao động sáng tạo về vật chất và
tinh thần của nhân dân qua các thời kỳ lịch sữ. Đó là di tích về văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần, là tấm gương phản ánh sinh đợng trình đợ tiến hóa
của mợt dân tợc. Văn bản là di sản văn hóa – đóng vai trị quan trọng trong
việc nghiên cứu tiến trình phát triển chính trị, xã hợi, kinh tế, khoa học kỹ
thuật, văn học nghệ thuật của nền văn hóa dân tợc. Văn bản góp phần quan


21

trọng là ghi lại và truyền bá cho các thế hệ mai sau những truyền thống quý
báu của dân tộc. Có thể tìm thấy trong các văn bản được ban hành tỏng hoạt
động của các cơ quan quản lý, các tổ chức xã hội những định chế cơ bản của
nếp sống, văn bản hóa trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau của sự phát triển xã
hội. Nội dung ngôn ngữ, văn phong, bố cục và cách trình bày văn bản chính là

biểu mẫu văn hóa của mợt dân tợc trong mợt thời kỳ lịch sử nhất định. Như vậy
có thể nói rằng văn bản có mợt vị trí vai trị quan trọng trong việc tạo ra mợt nếp
sống mới của các nhà quản lý. Chính vì vậy, phát huy chức năng văn hóa của
văn bản cũng có nghĩa là địi hỏi việc soạn thảo văn bản phải góp phần nâng cao
văn hóa quản lý, tạo nên mợt di sản văn hóa có giá trị cao cho đất nước, cho
nhân loại.
Ngồi các chức năng trên, văn bản cịn có chức năng khác như: thống
kê, giao tiếp, chức năng sử liệu…Tính đa dạng chức năng của văn bản mở ra
khả năng rất phong phú cho việc sử dụng chúng vào hoạt đợng quản lý và vào
đời sống xã hợi nói chung.
1.1.5.2 Vai trị của văn bản hành chính trong hoạt động quản lý
VBHC chiếm một khối lượng lớn trong cơ quan dù đó là cơ quan lớn
hay nhỏ hàng ngày đều sử dụng văn bản hành chính cho nên văn bản hành
chính vừa có ý nghĩa pháp lý nó làm cơ sở để thực hiện văn bản quy phạm
quy phạm pháp luật, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, nó không thể thiếu
được trong hoạt động quản lý của mọi cơ quan.
Văn bản đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý.
Trong hoạt động điều hành của cơ quan nhu cầu phục vụ thông tin rất
cần thiết đồng thời thông tin hiệu có rất đa dạng và ln thay đởi. Nhu cầu
thông tin được xác định tùy thuộc vào từng loại công việc, tùy thuộc vào từng


22

loại cơ quan và từng cấp quản lý và các yếu tố khác. Yêu cầu của thông tin
phải đầy đủ, chính xác, kịp thời đảm bảo cho hoạt đợng của cơ quan, đơn vị
được thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt đợng quản lý đạt hiệu quả cao. Mục
tiêu đó có thể thực hiện được dựa vào các hệ thống văn bản quản lý hành
chính nhà nước.
Thơng qua các hệ thống văn bản quản lý hành chính nhà nước có thể

thu thập được các thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ
quan đơn vị. Nếu như thông tin thu được từ văn bản quy phạm pháp luật là
thơng tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước liên quan
đến mục tiêu và phương hướng hoạt động lâu dài của cơ quan, thông tin về
nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động cụ thể của cơ quan, đơn vị; thì thơng tin phản
ánh của văn bản hành chính là về phương thức hoạt đợng, quan hệ công tác
giữa các đơn vị, giữa các cơ quan với nhau; Thơng tin về tình hình, đối tượng
bị quản lý, về sự biến động của cơ quan, về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan,
đơn vị; Thông tin về kết quả đạt được trong quá trình quản lý.
Đối với các cơ quan, đơn vị các loại thông tin trên giữ vai trò quan
trọng và cần thiết để đảm bảo cho hoạt động đạt kết quả. Các hệ thống văn
bản được tổ chức khoa học tạo điều kiện cho cơ quan tiếp nhận thơng tin
chính xác, đầy đủ, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hoạt đợng ra quyết định
đảm bảo được đúng đắn có căn cứ khoa học và đánh giá hoạt động của cơ
quan một cách khách quan.
Ngược lại nếu tổ chức các hệ thống văn bản quản lý không khoa học,
thông tin cung cấp cho cơ quan, cho cán bợ khơng đầy đủ, chính xác… sẽ dẫn
đến hoạt động quản lý kém hiệu quả.
- Văn bản là sản phẩm để truyền đạt các quyết định quản lý.


23

Trong hoạt động quản lý, truyền đạt quyết định quản lý có ý nghĩa rất
quan trọng và cịn được coi như mợt nghệ thuật, địi hỏi phải nhanh chóng,
chính xác, đúng đối tượng. Truyền đạt thế nào để đối tượng bị quản lý thông
suốt, hiểu được nhiệm vụ, nắm được tư tưởng chỉ đạo của quyết định, nhiệt
tình và phấn khởi thực hiện quyết định. Việc truyền đạt quyết định nửa vời,
thiếu cụ thể, thiếu chính xác kéo dài sẽ làm cho quyết định quản lý khó có thể
thực hiện được hoặc nếu có thực hiện được thì kết quả rất thấp.

Hiện nay song song với việc truyền đạt quyết định cần phải có hướng
dẫn thực hiện để quyết định quản lý sớm đi vào thực tế cuộc sống. Nhưng trên
thực tế nhiều cơ quan cịn coi nhẹ việc hồn thiện hệ thống văn bản do đó
chưa quan tâm đầy đủ đến việc nâng cao chất lượng văn bản.
Hệ thống văn bản quản lý nói chung và văn bản hành chính nhà nước
nói riêng có vai trị rất quan trọng trong việc truyền đạt các quyết định quản
lý. Chúng có khả năng tạo nen quá trình truyền đạt các quyết định nhanh
chóng, chính xác, tin cậy từ hệ thống quản lý đến đối tượng bị quản lý.
Văn bản và công tác kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo
và quản lý.
Kiểm tra là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho bộ máy lãnh đạo và quản
lý hoạt đợng có hiệu quả. Nếu khơng có sự kiểm tra chặt chẽ và thiết thực thì
mọi quyết định của các cơ quan lãnh đạo và quản lý có thể chỉ là lý thuyết
hoặc được thực hiện nhưng không nghiêm chỉnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói
“muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có
được thi hành khơng, thi hành có đúng khơng; muốn biết ai ra sức làm, ai làm
qua chuyện thì chỉ có mợt cách, là khéo léo kiểm sốt” (Hồ Chí Minh tồn
tập, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nợi, 1995).


24

Trong điều kiện hiện nay, khi nhiệm vụ quản lý ngày càng mở rộng
và hết sức phức tạp, nhiệm vụ kiểm tra lại càng có ý nghĩa to lớn. Thơng
qua việc kiểm tra hệ thống văn bản quản lý có thể theo dõi, đánh giá được
hoạt động cụ thể của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp. Nếu tổ
chức tốt công tác kiểm tra thông qua hệ thống văn bản sẽ đem lại hiệu quả
cho hoạt động quản lý.
Như vậy có thể khẳng định, trong hoạt đợng quản lý nhà nước, văn bản
không tồn tại độc lập mà tồn tại trong hệ thống. Các hệ thống văn bản quản lý

hành chính nhà nước được hình thành trên những đặc điểm riêng biệt. Nghiên
cứu hệ thống văn bản hành chính nhà nước tạo điều kiện tìm ra các biện pháp
để hồn thiện chúng, từ đó có thể sử dụng chúng có hiệu quả hơn, góp phần
vào cơng c̣c cải cách thể chế hành chính nhà nước ở nước ta.
Văn bản quản lý nhà nước nói chung và văn bản hành chính nhà nước
nói riêng có vai trị quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Đảm bảo
thông tin cho hoạt động quản lý, truyền đạt các quyết định quản lý, là phương
tiện đồng thời là đối tượng kiểm tra, theo dõi hoạt động lãnh đạo và quản lý,
đồng thời là nguồn của Luật Hành chính.
Nghiên cứu vai trị của văn bản quản lý nhà nước nói chung và văn bản
hành chính nhà nước nói riêng và có ý nghĩa rất thiết thực. Nếu như soạn thảo
văn bản không đúng yêu cầu, văn bản sẽ hạn chế vai trị của mình trong hoạt
đợng quản lý nhà nước nói chung, trong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả
của bộ máy quản lý hành chính nhà nước nói riêng.
1.2. Cơng tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính
1.2.1. Khái niệm về công tác soạn thảo văn bản hành chính
Trong hoạt đợng quản lý, soạn thảo và ban hành văn bản là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu và mang tính chất thường xuyên. Để văn bản ban hành


×