Tải bản đầy đủ (.docx) (180 trang)

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.9 MB, 180 trang )

Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

BÀI MỞ ĐẦU. MƠN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
(Số tiết: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Xác định được vai trị của mơn Địa lí đối với đời sống.
- Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thơng qua các hoạt động cá
nhân/nhóm.
+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ
giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá
nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn
thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được ý nghĩa và vai trị của mơn Địa lí đối với
đời sống, các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí.
- Tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh,…
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thơng tin và nguồn số liệu tin
cậy về đặc điểm cơ bản và vai trị của mơn Địa lí đối với đời sống, các ngành nghề có liên
quan đến kiến thức Địa lí.


3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hịa với người khác. Tôn trọng năng lực, phẩm chất cũng
như định hướng nghề nghiệp của cá nhân.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và
khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hồn
thành các nhiệm vụ học tập.
1


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

- Trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản
thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt
động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
SGK, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
Ngày dạy

Lớp


Sĩ số

Ghi chú

2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhận diện các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí trong thực tế.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Lật các số và cho biết tên nghề nghiệp được thể hiện qua bức tranh, những
nghề đó có liên quan gì tới kiến thức mơn Địa lí?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS chơi trị: Con số may mắn.
Hình thức: GV chiếu hình ảnh các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí, yêu cầu HS
quan sát, trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS
vào bài học mới.
2


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)


Ở cấp THPT, Địa lí là mơn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề
nghiệp của HS. Do đó, các em được học các kiến thức cốt lõi và các chun đề Địa lí để có
được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, về các ngành nghề có liên quan đến Địa lí,
có khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống, tạo cơ sở vững chắc giúp các em tiếp
tục theo học các ngành nghề có liên quan,…
Vậy mơn Địa lí ở cấp THPT có đặc điểm gì? Có vai trị như thế nào đối với đời sống và
có liên quan đến những ngành nghề nào trong xã hội ngày nay?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của mơn Địa lí ở trường phổ thơng và vai
trị của mơn Địa lí đối với đời sống
a) Mục đích: HS khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí. Xác định được vai trị của
mơn Địa lí đối với đời sống.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu đặc
điểm cơ bản của mơn Địa lí ở trường phổ thơng và vai trị của mơn Địa lí đối với đời sống.
* Nhóm 1, 3: Em hãy nêu các đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở cấp THPT?
* Nhóm 2, 4: Em hãy cho biết mơn Địa lí có vai trị như thế nào đối với đời sống. Nêu
một số VD chứng minh?
c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MƠN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG VÀ VAI
TRỊ CỦA MƠN ĐỊA LÍ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
1. Đặc điểm cơ bản của mơn Địa lí
- Thuộc nhóm mơn KHXH, thiết kế theo 3 mạch: Địa lí đại cương, Địa lí kinh tế-xã
hội thế giới, Địa lí Việt Nam. Bao gồm các kiến thức cốt lõi và chuyên đề học tập, vừa mở
rộng, nâng cao nội dung kiến thức đã học ở cấp Tiểu học và THCS, vừa cập nhật các tri
thức khoa học, hiện đại của Địa lí học, các vấn đề phát triển của thế giới, khu vực, Việt
Nam và địa phương.
- Môn Địa lí có tính tích hợp, được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau:
+ Tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế trong từng nội
dung bài học, chủ đề địa lí.
+ Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng rõ kiến thức địa lí.

+ Lồng ghép các nội dung giáo dục mơi trường, biển đảo, phịng chống thiên tai, biến
đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an tồn giao thơng,… vào nội dung địa lí.
3


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

+ Kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính
tích hợp cao.
2. Vai trị của mơn Địa lí đối với đời sống
- Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về các yếu tố tự nhiên, kinh
tế-xã hội và mơi trường trên Trái Đất; tình hình phát triển và phân bố của các đối tượng
địa lí như dân cư, các ngành sản xuất vật chất,…
+ Giúp HS có những hiểu biết về thế giới xung quanh bằng việc đánh giá, phân tích
được ảnh hưởng của các yếu tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội
đến từng đối tượng địa lí cụ thể,…: giải thích được phương thức con người khai thác hợp
lí và có hiệu quả nguồn lực sẵn có cho sinh hoạt và sản xuất; quy hoạch, tổ chức không
gian sống và sản xuất phù hợp với tự nhiên và văn hóa, xã hội của từng quốc gia, khu vực.
+ Giúp HS định hướng và điều chỉnh hành vi phù hợp với sự thay đổi của môi trường
tự nhiên và văn hóa, xã hội của từng quốc gia, khu vực cụ thể, nhất là trong giai đoạn hội
nhập toàn cầu như hiện nay.
+ Giúp HS hình thành các kĩ năng, sử dụng hiệu quả các phương tiện như bản đồ,
tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu thống kê,… để giải quyết các vấn đề thực tiễn cũng như
nghiên cứu khoa học, tạo nền tảng kiến thức để học tốt các môn học khác và định hướng
nghề nghiệp cho HS.
d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, u cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hồn thành u cầu.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp
a) Mục đích: HS xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.

4


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu định
hướng nghề nghiệp có liên quan đến kiến thức địa lí.
* Câu hỏi:
+ Những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức địa lí? Cho VD chứng minh?
+ Mơn Địa lí góp phần định hướng nghề nghiệp cho HS THPT như thế nào?
c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
II. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
- Mơn Địa lí góp phần cung cấp kiến thức nền tảng cho HS về tình hình phát triển của

các ngành kinh tế, từ đó giúp HS có những hiểu biết cơ bản về ngành nghề, một số điều
kiện cần có để phát triển ngành nghề ở các phạm vi từ lớn đến nhỏ (thế giới, quốc gia, địa
phương).
- Từ các đơn vị kiến thức, HS hình thành tư duy tổng hợp địa lí, có thể nhận xét và
giải thích tình hình phát triển của các ngành kinh tế, dự báo xu hướng phát triển của
ngành nghề trong tương lai.
NHĨM NGÀNH NGHỀ

KIẾN THỨC ĐỊA LÍ

- Nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (trồng trọt,

- Vai trò, đặc điểm của

chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy ngành.
sản).

- Các nhân tố ảnh hưởng

- Công nghiệp (luyện kim, cơ khí, hóa chất, điện đến phát triển và phân bố của
tử sản xuất hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm, ngành.
dệt-may,…).
- Dịch vụ:

- Tình hình phát triển và
phân bố.

+ Dịch vụ kinh doanh: điều hành doanh

- Tổ chức không gian lãnh


nghiệp/phương tiện vận tải, thông tin liên lạc, tài thổ.
chính, bảo hiểm, bất động sản.

- Kiến thức tổng hợp địa lí:

+ Dịch vụ tiêu dùng: buôn bán, du lịch, y tế, giáo địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế-xã
dục,…
+ Dịch vụ công: quy hoạch và phát triển các

hội, địa lí môi trường.
- Kĩ năng sử dụng các công

vùng; nghiên cứu, đánh giá, quản lí các vấn đề kinh cụ địa lí học: bản đồ, bảng số
tế, xã hội, môi trường; trắc địa bản đồ.
d) Tổ chức thực hiện:

liệu thống kê, biểu đồ, sơ đồ,…

5


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết
của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện vai trị của mơn Địa lí với đời sống hoặc việc định
hướng nghề nghiệp của học sinh?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Vai trò của mơn Địa lí trong định hướng nghề nghiệp

Giúp HS có những hiểu biết
về thế giới xung quanh bằng
việc đánh giá, phân tích
được ảnh hưởng của các yếu
tố vị trí địa lí, điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế-xã
hội đến từng đối đượng địa
lí cụ thể,…

Giúp HS định hướng và
điều chỉnh hành vi phù hợp
với sự thay đổi của môi
trường tự nhiên và văn hóa,
xã hội của từng quốc gia,

khu vực cụ thể,…

Giúp HS hình thành các kĩ
năng, sử dụng hiệu quả các
phương tiện như tranh ảnh,
bản đồ, biểu đồ, bảng số
liệu thống kê,… để giải
quyết các vấn đề thực tiễn.

Địa lí cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội và mơi
trường; tình hình phát triển và phân bố của các đối tượng địa lí,…

Gợi ý:
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
6


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức
có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: Vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, trao đổi với bạn, trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu và trao đổi với bạn về một số công việc cụ thể của ngành
nghề mà em yêu thích và cho biết cơng việc đó gắn với kiến thức, kĩ năng mơn Địa lí như
thế nào?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Gợi ý:
- Học sinh lựa chọn ngành nghề và đưa ra những lí giải thích hợp.
- Ví dụ tham khảo:
+ Giáo viên dạy địa lí: cần nắm chắc các kiến thức về địa lí để giải thích và hướng dẫn
cho học sinh
+ Hướng dẫn viên du lịch: nắm chắc kiến thức địa lí để giới thiệu và trả lời câu hỏi cho
du khách
+ Ngành nghiên cứu địa lí: biết được đặc điểm, tính chất... của các hiện tượng thiên
nhiên, trái đất... để đáp ứng cho việc nghiên cứu tốt hơn.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và nêu suy nghĩ của bản thân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn
mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 1. Một số phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ.
Nội dung:
(I). Phương pháp kí hiệu.
7



Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

(II). Phương pháp đường chuyển động.
(III). Phương pháp chấm điểm.
(IV). Phương pháp khoanh vùng.
(V). Phương pháp bản đồ-biểu đồ.

8


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

CHƯƠNG I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
BÀI 1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ
TRÊN BẢN ĐỒ
(Số tiết: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu,
đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ-biểu đồ.
2. Năng lực:

* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá
nhân/nhóm.
+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ
giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá
nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn
thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Sử dụng được bản đồ để xác định được một phương pháp thể hiện đối tượng địa lí
trên bản đồ (thông qua hệ thống ký hiệu, chú giải,…)
+ Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí.
+ Phát hiện và giải thích được khả năng thể hiện của một số phương pháp biểu hiện các
đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Tìm hiểu địa lí:
+ Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thơng tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ, Atlat,…
+ Biết đọc và sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
+ Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
9


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)


+ Tìm kiếm được các thơng tin và nguồn số liệu tin cậy về khả năng thể hiện của một số
phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan
đến việc biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hịa với người khác. Tôn trọng khả năng nhận thức của
mỗi người.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và
khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hồn
thành các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản
thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt
động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, Atlat.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

2. Kiểm tra bài cũ:

* Câu hỏi: Xác định một số ngành nghề liên quan đến kiến thức địa lí.
Gợi ý:
NHĨM NGÀNH NGHỀ
KIẾN THỨC ĐỊA LÍ
- Nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (trồng trọt, chăn - Vai trò, đặc điểm của ngành.
nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản).

- Các nhân tố ảnh hưởng đến

- Công nghiệp (luyện kim, cơ khí, hóa chất, điện tử sản phát triển và phân bố của ngành.
xuất hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm, dệt-may, - Tình hình phát triển và phân
…).

bố.
10


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

- Dịch vụ:
+

Dịch

vụ


kinh

doanh:

điều

hành

doanh - Tổ chức không gian lãnh thổ.

nghiệp/phương tiện vận tải, thông tin liên lạc, tài - Kiến thức tổng hợp địa lí: địa lí
chính, bảo hiểm, bất động sản.

tự nhiên, địa lí kinh tế-xã hội,

+ Dịch vụ tiêu dùng: buôn bán, du lịch, y tế, giáo dục, địa lí môi trường.


- Kĩ năng sử dụng các công cụ

+ Dịch vụ công: quy hoạch và phát triển các vùng; địa lí học: bản đồ, bảng số liệu
nghiên cứu, đánh giá, quản lí các vấn đề kinh tế, xã thống kê, biểu đồ, sơ đồ,…
hội, môi trường; trắc địa bản đồ.
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về vai trò của bản đồ, phương pháp biểu hiện trên
bản đồ đã được học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Quan sát bản đồ khí hậu Việt Nam và cho biết các đối tượng sau được biểu
hiện bằng phương pháp nào?

1. Các luồng gió, bão
2. Chế độ nhiệt, mưa tại các trạm khí tượng
3. Chế độ nhiệt, mưa của cả nước
4. Các vùng khí hậu
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo bản đồ khí hậu Việt Nam, yêu cầu HS quan
sát và trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS
vào bài học mới.
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng. Trên
bản đồ thể hiện nhiều đối tượng địa lí khác nhau. Vậy, các đối tượng này được thể hiện trên
bản đồ bằng những phương pháp nào? Bài học này sẽ phần nào giúp chúng ta đọc bản đồ
hiệu quả hơn, nhờ việc phân biệt được các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên
bản đồ.
11


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động. Tìm hiểu một số phương pháp biểu hiện các đối tượng đia lí trên bản đồ
a) Mục đích: HS biết được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ:
kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ-biểu đồ.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu một số
phương pháp biểu hiện các đối tượng đia lí trên bản đồ.
* Nhóm 1: Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thơng tin trong bài, em hãy:
+ Cho biết các đối tượng địa lí nào trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp kí
hiệu?
+ Chứng minh phương pháp kí hiệu không chỉ thể hiện được vị trí mà còn thể hiện được
số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng?
* Nhóm 2: Dựa vào hình 1.3 và thông tin trong bài, em hãy cho biết:
+ Những đối tượng địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động?
+ Phương pháp đường chuyển động thể hiện những đặc điểm nào của các đối tượng địa
lí?
* Nhóm 3: Dựa vào hình 1.4 và thơng tin trong bài, em hãy cho biết những đối tượng
địa lí nào được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm?
* Nhóm 4: Dựa vào hình 1.5, em hãy cho biết phương pháp khoanh vùng biểu hiện
được những đặc điểm gì của đối tượng địa lí?
* Nhóm 5: Dựa vào hình 1.6 và thơng tin trong bài, em háy cho biết:
> Sản lượng thủy sản của các tỉnh ở nước ta được thể hiện trên hình 1.6 bằng phương
pháp nào?
> Phương pháp bản đồ-biểu đồ thể hiện được những đặc điểm nào của đối tượng địa lí?

12


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:

I. PHƯƠNG PHÁP KÍ HIỆU
- Dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: các sân
bay, nhà máy điện, mỏ khoáng sản, các loại cây trồng,…
- Người ta đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Có 3
loại dạng kí hiệu:
a) Kí hiệu hình học
b) Kí hiệu chữ
c) Kí hiệu tượng hình
- Biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí.
II. PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHUYỂN ĐỘNG
- Dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí di chuyển trong khơng gian như các loại gió,
dịng biển, các luồng di dân, sự trao đổi hàng hóa,…
- Thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,… của các đối tượng địa lí trên
bản đồ bằng các mũi tên có độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau.
III. PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM
- Biểu hiện các đối tượng phân bố không đều trong không gian như: các điểm dân cư,
cơ sở chăn ni,… bằng các điểm chấm có giá trị nhất định.
- Thể hiện được giá trị, số lượng, mức độ phân bố,… của đối tượng địa lí.
IV. PHƯƠNG PHÁP KHOANH VÙNG
- Thể hiện không gian phân bố của các đối tượng địa lí.
13


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

- VD: vùng phân bố các diện tích, vùng trồng lúa, vùng chăn ni bị,…

- Sử dụng các đường viền, tơ màu, chải nét (kẻ vạch) hay bố trí một cách đều đặn các
kí hiệu trong phạm vi vùng phân bố,…
V. PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ-BIỂU ĐỒ
- Thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ, đồng
thời còn thể hiện được sự phân bố của các đối tượng đó trong khơng gian bằng cách dùng
các dạng biểu đồ khác nhau đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, u cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hồn thành u cầu.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Em hãy phân biệt những phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản
đồ theo bảng gợi ý sau:
Phương pháp
Phương pháp kí hiệu
Phương pháp đường chuyển động
Phương pháp chấm điểm
Phương pháp khoanh vùng
Phương pháp bản đồ-biểu đồ
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.


Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Gợi ý:
Phương pháp
Đối tượng biểu hiện
Cách thức biểu hiện
Phương pháp kí - Phân bố theo những điểm cụ thể: - Đặt các kí hiệu chính xác vào vị
hiệu

các sân bay, nhà máy điện, trung trí phân bố của đối tượng trên bản
14


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

tâm cơng nghiệp, mỏ khoáng sản, đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ,

Phương
đường

pháp
chuyển

động

Phương

pháp

chấm điểm

Phương

loại cây trồng,...
kí hiệu tượng hình.
- Sự di chuyển trong khơng gian
như các loại gió, dịng biển, các - Thể hiện bằng các mũi tên có độ
luồng di ân, sự trao đổi hàng hóa, dài ngắn, dày, mảnh khác nhau.

- Phân bố không đều trong không
gian như: các điểm dân cư, cơ sở
chăn nuôi,…
- Không gian phân bố của các đối

pháp

khoanh vùng

tượng địa lí.
- VD: vùng phân bố các dân tộc,
vùng trồng lúa, vùng chăn ni
bị,…
- Giá trị tổng cộng của các đối

Phương


pháp

bản đồ-biểu đồ

- Thể hiện bằng các điểm chấm có
giá trị nhất định.
- Dùng các đường viên, tô màu,
chả nét (kẻ vạch), hay bố trí một
cách đều đặn các kí hiệu trong
phạm vi vùng phân bố,…

tượng địa lí trên một đơn vị lãnh - Sử dụng các loại biểu đồ khác
thổ, đồng thời thể hiện sự phân bố nhau đặt vào phạm vi của đơn vị
của các đối tượng đó trong khơng lãnh thổ đó.

gian..
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức
có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: Vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, vận dụng kiến thức, trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Theo em, để thể hiện tổng diện tích lúa và tổng sản lượng lúa của một đơn vị
hành chính trên bản đồ, ta nên sử dụng phương pháp nào? Vì sao?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Gợi ý:


15


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

* Để thể hiện tổng diện tích và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính trên bản
đồ, ta nên sử dụng phương pháp bản đồ- biểu đồ.
 Giải thích: phương pháp bản đồ- biểu đồ thể hiện tổng giá trị của các đối tượng địa lí
trên một đơn vị lãnh thổ, sự phân bố các đối tượng trong không gian gồm tổng diện tích của
một đơn vị hành chính và tổng sản lượng lúa của một đơn vị hành chính.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và nêu suy nghĩ của bản thân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn
mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 2. Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời
sống.
Nội dung:
(I). Sử dụng bản đồ trong học tập địa lí.

(II). Sử dụng bản đồ trong đời sống.

16


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

BÀI 2. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ
VÀ TRONG ĐỜI SỐNG
(Số tiết: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Có khả năng giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thơng qua các
hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ
giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá
nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn
thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian:
> Biết lựa chọn và sử dụng các bản đồ phù hợp với mục đích sử dụng.
> Phân tích được ý nghĩa của bản đồ đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc
phòng.
> Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí thơng qua bản đồ.
- Tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng các cơng cụ địa lí:
> Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thơng tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ, Atlat…
> Biết đọc và sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
> Biết thực hiện được một số tính toán đơn giản: hệ thống kinh vĩ tuyến, tỉ lệ bản đồ…
+ Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
17


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

+ Cập nhật thơng tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu
tin cậy về các nội dung được thể hiện trên các bản đồ cụ thể.
+ Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các kiến
thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến lựa chọn và sử dụng bản
đồ phù hợp với từng mục đích sử dụng.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hịa với người khác. Tôn trọng khả năng nhận thức của
mỗi người.

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và
khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hồn
thành các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản
thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt
động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
SGK, tranh ảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Trình bày về phương pháp ký hiệu trong thể hiện các đối tượng địa lí trên
bản đồ.
Gợi ý:
- Dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: các sân
bay, nhà máy điện, mỏ khoáng sản, các loại cây trồng,…

18



Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

- Người ta đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Có 3
loại dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu hình học
+ Kí hiệu chữ
+ Kí hiệu tượng hình
- Biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí.
3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về bản đồ đã được học.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Hãy kể tên một số ứng dụng của bản đồ trong học tập và đời sống mà em
biết?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS
vào bài học mới.
Bản đồ là phương tiện trực quan sinh động của mơn Địa lí. Việc sử dụng tốt các loại
bản đồ giúp học sinh chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng địa lí,
đồng thời cịn giúp hình thành và phát triển năng lực địa lí. Ngồi ra, bản đồ cịn được sử
dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Vây, làm thế nào để sử dụng được các loại bản đồ

trong học tập địa lí và đời sống?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu sử dụng bản đồ trong học tập địa lí
a) Mục đích: HS biết sử dụng bản đồ trong học tập địa lí.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu sử dụng
bản đồ trong học tập địa lí.
* Câu hỏi: Dựa vào hình 2, em hãy:
+ Kể tên một số dãy núi có hướng tây bắc-đông nam ở nước ta?
+ Xác định các khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m?
19


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
I. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ
Việc sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh
tế-xã hội và rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét,
phân tích,… Để sử dụng hiệu quả bản đồ, ta cần phải tiến hành:
- Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.
- Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.
- Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ, sau đó lần lượt khai thác
từng nội dung. Để khai thác tốt từng nội dung, chúng ta cần tìm hiểu hệ thống kí hiệu
bản đồ, tỉ lệ bản đồ; xích đạo vĩ độ, kinh độ và phương hướng trên bản đồ; phân tích
các số liệu và biểu đồ trên bản đồ (nếu có).
Ngồi ra, khi sử dụng bản đồ cần phải hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả

giữa các đối tượng địa lí, đồng thời phải biết phát triển tư duy không gian.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết
của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
20


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu sử dụng bản đồ trong đời sống
a) Mục đích: HS biết sử dụng bản đồ trong đời sống.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu sử
dụng bản đồ trong đời sống.
* Nhóm 1, 3: Em hãy sử dụng bản đồ số trên thiết bị điện tử có kết nối internet để xác
định vị trí hiện tại của bản thân và chia sẻ vị trí đó với bạn của em?
* Nhóm 2, 4: Dựa vào thơng tin trong bài em hãy trình bày cách tìm đường đi trên bản
đồ truyền thống?
* Nhóm 3, 6: Em hãy tính khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B (theo đường chim

bay), biêt khoảng cách đo được trên bản đồ là 5 cm và bản đồ có tỉ lệ 1:200000?
c) Sản phẩm: HS hồn thành tìm hiểu kiến thức:
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG ĐỜI SỐNG
- Bản đồ được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động và lĩnh vực của đời sống xã
hội.
- Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để xác định vị trí; tìm đường đi; tính
khoảng cách; xem dự báo thời tiết,…
- Trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ hay các dự án, quy hoạch phát triển vùng,
việc xây dựng các cơng trình thủy lợi, các trung tâm cơng nghiệp, các tuyến đường
giao thông hay thiết kế các chương trình du lịch,…
- Đối với lĩnh vực quân sự, để xây dựng các phương án tác chiến, lợi dụng địa
hình, địa vật trong phịng thủ và tấn cơng,…
1. Xác định vị trí
- Việc xác định vị trí địa lí của một người, một vật hay một địa điểm trên bản đồ
chủ yếu dựa vào hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến, từ đó xác định được tọa độ địa lí và chỉ
ra vị trí.
- Đối với các bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào hệ thống định vị tồn cầu
(GPS).
2. Tìm đường đi
- Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thơng có địa danh bạn cần tìm.
- Bước 2: xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.
21


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)


- Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất
phát và điểm đến.
 Ngày nay, việc tìm đường đi trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhờ các bản đồ
số được cài đặt trên thiết bị điện tử.
3. Tính khoảng cách địa lí
- Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ.
- Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực tế.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, u cầu HS tìm hiểu
SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành yêu cầu.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc,
kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Em hãy trình bày cách tìm đường đi từ nhà em đến trường bằng bản đồ
truyền thống hoặc bản đồ số?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Gợi ý:
Sử dụng điện thoại, laptop, máy tính bảng,… có kết nối internet, vào hệ thống định vị
GPS để xác định đường đi.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

22


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức
có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: Vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
* Câu hỏi: Em hãy sưu tầm một bản đồ du lịch Việt Nam, xác định quãng đường đi từ
bãi biển Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đến Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) và vẽ lại thành một
bản đồ mô phỏng thể hiện một số điểm du lịch trên đường đi?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Gợi ý:
- Học sinh sưu tầm và thực hiện theo yêu cầu.
- Ví dụ trên bản đồ số:

d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và nêu suy nghĩ của bản thân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn
mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

23


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

BÀI 3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG
(Số tiết: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Xác định và sử dụng được một số ứng dụng GPS và bản đồ số trong đời sống.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Có khả năng và sẵn sàng giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập
thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.
+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ
giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá
nhân/cặp/nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn

thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ Nhận thức thế giới theo quan điểm khơng gian: Biết ứng dụng GPS và bản đồ số.
- Tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng các cơng cụ địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thơng tin GPS và bản
đồ số…
+ Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thơng tin và nguồn số liệu
tin cậy về GPS và bản đồ số.
+ Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các kiến
thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến sử dụng GPS và bản đồ
số.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.
24


Giáo GGiao1Giá

G

Giáo án Địa Lí 10 (chân trời sáng tạo)

- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hịa với người khác. Tôn trọng khả năng nhận thức của
mỗi người.
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và
khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hồn
thành các nhiệm vụ học tập.

- Trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản
thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt
động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
SGK, tranh ảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Nêu những vấn đề cần chú ý khi sử dụng bản đồ trong học tập.
Gợi ý:
Việc sử dụng bản đồ trong học tập địa lí giúp tìm hiểu kiến thức về tự nhiên, kinh tế-xã
hội và rèn luyện các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ lược đồ, tính toán, so sánh, nhận xét, phân tích,
… Để sử dụng hiệu quả bản đồ, ta cần phải tiến hành:
- Xác định yêu cầu và mục đích của việc sử dụng bản đồ.
- Lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung hay mục đích cần tìm hiểu.
- Định hướng những nội dung cần khai thác từ bản đồ, sau đó lần lượt khai thác từng nội
dung. Để khai thác tốt từng nội dung, chúng ta cần tìm hiểu hệ thống kí hiệu bản đồ, tỉ lệ
bản đồ; xích đạo vĩ độ, kinh độ và phương hướng trên bản đồ; phân tích các số liệu và biểu
đồ trên bản đồ (nếu có).

Ngồi ra, khi sử dụng bản đồ cần phải hiểu rõ mối quan hệ tương hỗ và nhân quả giữa
các đối tượng địa lí, đồng thời phải biết phát triển tư duy không gian.
25


×