Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hướng dẫn một số dáng, thế cổ của Bonsai Việt Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.24 KB, 7 trang )

Hướng dẫn một số dáng, thế cổ của Bonsai Việt Nam

Xin giới thiệu một số kiểu dáng Bonsai chủ yếu trong nghệ thuật trồng
Bonsai:
Độ khó: Cực dễ
 1
Dáng ngũ nhạc
Dáng này trồng bằng năm cây cảnh trong một cái chậu hay cái khay to
làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết,
hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn
thủy mới đẹp. Cũng có thể xếp hình chữ ngũ. Xếp “ngũ lão giản đình”
năm ông già đàm đạo phải xếp vòng tròn nhưng xếp thể rừng là đẹp
nhất. Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ
tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp. Dáng ngũ nhạc
cũng uốn bằng năm cây cùng một loại như mai chiếu thủy, tùng, cần
thăng, kim quýt, đều đẹp.

 2
Dáng quần thụ tam sơn
Là ba cây cảnh nằm chung trong một chậu to. Còn gọi là tam tài, ba cây
cảnh trực thọ đứng gần ngay hàng, cây cao chính giữa, hai cây thấp hơn
ở hai bên, nhưng có thể so le một tý, cây to có 5 tàn, hai cây lùn chỉ cần
ba tàn, có thể giao cành với nhau làm thế nào ba cây cân đối mới đẹp
và ba cây cũng liên kết với nhau, nếu thiếu một trong ba cây là mất hết
vẻ đẹp. Cho nên dáng tam sơn biểu tượng cho sự đoàn kết. Dáng tam
sơn nên uốn với cây tùng, cây bách, xếp thành hình chữ sơn là núi rất
đẹp.

 3
Dáng lưỡng long tranh châu
Dáng này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối


xứng thành hai con rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở
giữa, là thế cảnh cổ thường thấy uốn với hai cây mai chiếu thủy hay cần
thăng kim quýt, ngày nay thường uốn với cùm nụm rô nhanh chóng
hơn với nòng bằng kẽm, trồng cây lên tới đâu, gài vô tới đó vài ba năm
là thành, thân hai con rồng uốn khúc, đấu đầu lại nhìn quả châu, các
nhánh làm chân và mây, đuôi ngẩng lên xòe ra như múa rất đẹp. Nếu
uốn với hai cây mai chiếu thủy thì rất quý.

Thế này còn nhân ra “sư tử hí cầu” là hai con sư tử giỡn với quả cầu,
cũng là hai cây uốn đối xứng với quả cầu rất đẹp. Cũng như thế (loan
phụng hòa minh), hai con loan và phượng múa quấn quýt lấy nhau như
cặp uyên ương duyên dáng

 4
Dáng long đàn phượng vũ

Dáng này bay bướm hơn, có nghĩa là chim phượng hoàng múa trên
mình rồng. Đây là thế có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung
một chậu. Phải cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng
lên làm đầu rồng. Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm
chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, cây thứ hai có hai rễ
chẻ ra làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các
cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe
ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây. Dáng này
uốn cho thật dịu dàng mềm mại như phượng đang múa, tàn nhánh xòe
ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng. Thế chim phượng múa trên
lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu tượng cho quyền uy của vua chúa, ngày
xưa chỉ có ở trong cung đình.




 5
Dáng long bàn hổ phục
Dáng này cũng có thể uốn với một cây cảnh to có hai thân hoặc với hai
cây trồng chung một chậu. Dáng long bàn hổ phục có nghĩa là rồng
nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ
nhân. Dáng này rất khó uốn, phải có bộ rễ thành hình chân thú nằm xòe
ra phía trước, tả thanh long, hữu bách hổ, hai chân hổ chồm ra, hai chân
rồng ngấu xuống: cây thanh long, gốc nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng
lên, thân uốn cong làm mình rồng, cành tả hữu uốn theo lối chiết chi
làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra, ngọn hồi đầu làm
đuôi, uốn dáng mềm dẻo, uyển chuyển. Cây bên phải, gốc thân bò
trường lên chậu, đầu cúi mọp xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân để
trang trí, ngọn vươn lên làm đuôi, tỉa theo tàn chổi nhỏ, Thế long bàn
hổ phục có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền hòa, nhưng không
kém phần uy nghi, biểu tượng cho quyền lực, rất hay rất đẹp.


 6
Dáng long mã hồi đầu

Dáng này gồm hai cây to riêng biệt hay cùng gốc, nhưng một cây cao
một cây thấp, rễ xòe ra theo chân thú, cây thấp thân to, ngắn nằm
ngang, ngọn làm đầu ngẩng lên, không tàn nhánh, tạo dáng con ngựa
nằm quay đầu trở lên. Cây cao uốn thân long, cong cong vặn vẹo, phân
chi theo lối tứ diện, xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn uốn tàn to
như bông sen rồi bẻ cúp xuống làm đầu rồng quay trở lại.

Dáng này rất khó uốn, mới đầu phải lựa những cây mềm dẻo như mai,
có nhiều rễ để uốn chân thú nằm xòe ra như chân ngựa, uốn làm sao

cho không phải giải thích mà người xem biết mới hay, cho hài hòa mới
đẹp.


×