Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.07 KB, 3 trang )
Hệ điều hành và Bộ xử lý 64-bit
Cả hai nhận thức trên đã lỗi thời. Linux và Windows hiện đang thách thức các
kiến trúc Unix độc quyền gắn liền một HĐH cá biệt với một BXL cá biệt. Động
lực chính tạo nên thách thức này không phải từ Microsoft hay cộng đồng nguồn
mở, tuy rằng cả hai đều vui lòng dự phần, mà từ các hãng sản xuất BXL Intel và
AMD. Với các BXL 64-bit mới của mình, hai hãng sản xuất BXL này hy vọng sẽ
làm cho các mày chủ cao cấp trở nên thông dụng giống như cách các PC kiến trúc
mở thay thế các máy vi tính độc quyền 20 năm trước đây.
Việc chuyển sang môi trường 64-bit đem đến cho người dùng máy chủ sự chọn
lựa thực sự, cả BXL và HĐH.
Unix… hãy đợi đấy!
Lộ trình cho các BXL 64-bit không bằng phẳng, kiến trúc 64 bit của Intel (IA-64)
không tương thích với mã lệnh x86 32-bit, gây khó khăn cho việc nâng cấp. x86-
64 của AMD tương thích với x86 32-bit nhưng lại không chạy mã lệnh IA-64. Đây
là lần đầu tiên Intel và AMD đi theo hai hướng khác nhau, và cũng không dùng
cùng kiến trúc của các BXL 64-bit hiện nay.
Sự không tương thích tạo nên lợi thế cho Linux. Nhờ nguồn mở và miễn phí, HĐH
Linux và các ứng dụng chạy trên nó tương đối dễ dàng chuyển đổi cho các hệ
thống khác nhau. Nếu không hài lòng với chi phí hay hiệu suất của máy chủ dùng
BXL Intel, bạn có thể chuyển sang hệ thống dùng BXL Sun Mircosystems,
Hewlett-Packard (HP) hay AMD, hay thậm chí máy tính lớn của IBM.
Hơn nữa, Linux còn được phân phối và hỗ trợ bởi nhiều công ty, vì vậy, nếu
không hài lòng bạn có thể dễ dàng thay đổi nhà cung cấp. Thị trường cạnh tranh
đến mức các nhà phân phối Linux thường tính phí hỗ trợ thấp hơn so với các hãng
phần mềm độc quyền, và mã nguồn mở còn có nghĩa bạn có thể tự hỗ trợ cho
mình. Tuy nhiên điểm đáng giá của Linux không phải ở giá thấp (hay miễn phí),
dù rằng điều này có ý nghĩa quan trọng trong tình hình kinh tế hiện nay. Ưu điểm