Tải bản đầy đủ (.pdf) (770 trang)

CÂY GỖ Ở VIỆT NAM FULL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.58 MB, 770 trang )

Tai À


TRẦN HỢP

'àimyẽn câygỗ

IẸTNAM

NHÀ XUẤT BẢN NƠNG NGHIỆP
TP. HỒ Chí Minh ■2002


.

ị Ị ị / 1006.

cj~ ờ i n ổ i dciu
ề từ năm 1971, bộ sách “Cây gỗ rừng miền Bắc Việt N a m ”, sau đổi
thành Cây gỗ rừng Việt N a m ” ra đời, nhóm cây thăn gỗ trong các
loại hìnli rừng nước ta vẫn là đôi tượng được nhiều nhà khoa học, các nhà
sán xuât kinh doanh, các người làm nghề rừng quan tâm, tìm hiểu và kliảo
cứu. Đó là vì bộ sách đ ã đáp ứng được mục đích đề ra từ đầu là phục vụ
... Cac đơng chí làm nghê rừng, nhất là các đồng chí cán bộ, cơng nhân
làm cơng tác bảo vệ, tu bổ’ cải tạo và điều tra rừng”. (Nguyễn Tạo trong lời
giới thiệu “Cây gỗ rừng miền Bắc Việt N a m ” tập 1).

K

Bộ sách không những được các nhà thực vật học của V iệ n Đ iề u t r a
q u ỉ h o ạ c h r ừ n g khởi xướng, trực tiếp tham gia viết, mà còn được nhiều


nhà Phân loại học trong nước đóng góp, đặc biệt “T r u n g t â m k h o a h ọ c
t ự n h i ê n v à c ô n g n g h ệ q u ố c g i a ” thuộc “Viện S in h t h á i v à t à i n g u y ê n
s i n h v ậ t ”. Hơn nữa, nó đã được dịch ra tiêng Anh trong khuôn kh ổ hợp
tác giữa “Viện Điều tra qui hoạch rừng”, với “T ổ chức Hợp tác quốc tế
N h ậ t B ả n ” (JICA: hỗ trợ tài chính).
N h ư vậy, cây rừng, đặc biệt nhóm cây gỗ laủii có vai trị rất lớn về
ìnạt học thuạt (tư định loại, xác định kiêu rừng, tlìảììi thiic vật đèn Hgliièii
cưu vê môi trường, sinh quyên) và kinh tê (sản Xiiăt, ch ế biến, xuất nhập
khâu và đóng góp qut định đển cliỉ sơ GDP) cửci nước ta.
Sau trên 30 năm nghiên cứu, bổ sung của nhiều nhà khoa học thuộc
các trường Đại học, Viện nghiên cứu, nhiều loài cây gỗ trong rừng đã được
p h á t hiện thêm, đặc biệt việc nhập nội nhiều loài cây gỗ có g iá trị kinh tế
cao (cây ăn quả, cây làm cảnh, cây phục vụ trồng rừng), nhóm cây gỗ ngày
càng ph o n g phú, đa dạng và p h á t hu y mọi g iá trị to lớn.
Ngược lụi, nỉuêu năm gân dây, do lỉhai hoang làm rẫy, khai thác gỗ
bưa bai dân đèn diện tích rừng dẩn bị thu hẹp, nhiều lồi cây gỗ có nguy
ca bị hủy diệt.
Đ e g u t được tinh bèn vững cúữ rừìig, việc kiẽììi kê lại các loài cây gỗ
- thành viên chủ yếu của rừng Việt Nam, cần p h ải được đ ặ t ra đ ể đánh giá
đú n g mức độ phong p h ú và giá trị sử dụng, nliằm bảo tồn và tơn tạo lại
các khu rừng có giá trị của nước ta. Cuốn “T à i n g u y ê n c â y g ỗ V iệ t N a m ”
hy vọng sẽ góp một ph ần cho công việc này. Tác giả (thành viên khởi thảo
bộ sách “C â y g ỗ r ừ n g V iệ t N a m ”) đ ã sấp xếp các loài cây g ỗ theo các họ
3


thực vật trong một hệ thống sinh được nhiều nhà khoa học trong nước
đang sử dụng, với mục đích phục vụ học tập ngoài trời cho các học sinh
chuyền nghiệp, sinh viên đại học (theo các bài giáng lý thuyết) và các nhà
nghiên cứu (các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên đều sắp xếp

cây cỏ theo hệ thống tiến hóa), đặc biệt các cán bộ quản lý, bảo vệ và điều
tra rừng.
Mỗi một loài cây, tác giả sẽ trình bày theo thứ tự mơ tả các cơ quan
sinh dưỡng, sinh sản, ghi chép sự pliân bố, dặc tính sinh thái và cơng
dụng. Mỗi lồi đều có hình vẽ và bổ sung một số ánh màu phục vụ cho
việc tra cứu d ễ dàng.
Cây gỗ là nhóm cây ĩiết sức đ a dạng, phong phú và nhiều biên đổi,
do đó việc giới thiệu thật kỹ và đ ầy đủ về mọi m ặt là công việc của nhiều
nhà khoa học và trong nhiều năm nữa. Các thiếu sót trong cn sách này
hồn tồn khó tránh khỏi. Chúng tơi mong nhận được nhiều đóng góp của
độc g iả đ ể hoàn chỉnh hơn cho việc in lần sau.

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP


PHẨN MỘT

Phác thảo về tài nguyên
cây gỗ Việt Nam
ây th ân gỗ mọc th ẳn g (nhóm thực vật
tự dưỡng, độc lập về m ặt cơ giđi) ln
có tư cách là những sinh vật “lập quần”
(édiíìcateur) để kiến tạo ra các quần xã thực
vật đa dạng về tể th à n h và cấu trúc. Từ các
loài cây gỗ tiên phong trê n các diện tích đất
nhất định sẽ tạo dựng lên một mơi trường thích
hợp lơi kéo các lồi cây “tùy tùng” và cây “ngẫu
n h iên ” đến cùng sông, xây dựng nên những
sinh cảnh rừng (biotope) sau một thời gian dài
chọn lọc tự nhiên. Những cánh rừng nhiều tầng

phiên đó trở th àn h nơi ngụ cư lý tưởng cho các
lồi động vật, từ đó hình th àn h ra các Biom
(Quần xã sinh vật).

C

Con người nguyên thủy cũng sinh ra và
kiếm sống đầu tiên trong các cánh rừng già và
từ đó dần mở rộng khu vực tìm kiếm thức ăn
qua các đồi núi để lan trà n xuốhg dọc theo các
con sơng vùng đồng bằng phì nhiêu.
Trong sự ph át triển lâu dài của toàn bộ
hành tinh, vào thời đại Trung sinh (Mesozoic)
cách đây trê n 100 triệu năm , Sinh giới đã có
một bước tiến hóa quyết định, dó là sự ra đời
của động vật có vú và thực vật hạt k ín , hai
nguồn tài nguyên lớn n h ấ t cho con người được
sinh ra sau này (con người chỉ xuất hiện vào
cuôi Đại tân sinh - Cenozoic). Con người ngay
từ lúc bước ra khỏi cầm thú, đã thu lượm các
sản phẩm tài nguyên trên các cây gỗ lớn trong
rừng. Cây gỗ đặc biệt cây gỗ trong ngành thực
vật h ạ t kín cũng trả i qua q trìn h tiến hóa,
thích nghi với mơi trường sơng ln biến động
để đa dạng hóa, m ang nhiều đặc tính quí, phục
vụ lợi ích của cuộc sông con người. Mối quan
hệ giữa con người với cây cỏ, mà nguyên thủy

từ các loài cây gỗ đã được th iế t lập và ngày
càng có nhiều ràng buộc phức tạp.

ơ Việt Nam, tài nguyên cây gỗ lớn nh ất
tập trung vào hai ngành thực vật tiến hóa nhất:
Ngành thực vật hạt trần (cịn gọi là N gành
Thơng : Pinophyta) và Ngành thực vật hạt kín
(cịn gọi là N gành Ngọc Lan: M agnoliophyta)
hiện nay chiêm hầu hết các diện tích đất rừng
tự nhiên và gây trồng.
Các lồi cây gỗ trong ngành Thực vật hạt
trần được các nhà kinh doanh, làm nghề rừng
gọi là “Nhóm gỗ mềm” hay nhóm “cây lá kim ”;
cịn cây gỗ trong ngành Thực vật h ạt kín được
gọi là “nhóm gỗ cứng” hay nhóm “cây lá rộng”.
Nhìn chung tài ngun gỗ trong các loại
hình rừng đều có xu hướng giảm sút và tiến tới
sa mạc hóa nhiều vùng đất rộng lớn. Riêng
khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP)
hiện nay chỉ cịn 2 nước có tỷ lệ rừng lớn n h ấ t
là đảo Salomon (93%) và Papua Tân Ghi nê
(85%), còn lại 10 trong 29 nước, tỷ lệ rừng chỉ
còn trong phạm vi 50% và 4 nước có tỷ lệ rừng
th ấp nhất, ít hơn 5% (Afganistan, P akistan,
Maldiva và Vanuatu). Tổng diện tích rừng của
khu vực này chỉ cịn có 658 triệu Ha, phân bô
không đồng đều ở các nước: N hìn chung về
m ặt tài nguyên cây gỗ, tấ t cả các nước ESCAP
đều đang ở trong trạng thái bị phá hoại nghiêm
trọng, dẫn đến sự m ất dần tín h đa dạng và
giảm sút trữ lượng gỗ.
Rừng Việt Nam, theo thông kê của Ban
chỉ đạo kiểm kê rừng tự nhiên Trung ương

(tháng 3 năm 1993), diện tích rừng tự nhiên
chỉ chiêm 43% phân chia ra như sau (không
đồng đều cho các vùng lũ thường).

5


- Tây Nguyên chiếm :

39,35%

- Duyên hải m iền Trung :

18,08%

- Khu Bổn cũ :

16,53%

- Khu Trung tâm :

7,9%

- Khu Đông Bắc :

6,01%

- Khu Tây Bắc :

5,57%


- Miền Đông Nam Bộ :

5,29%

- Đồng bằng sông Cửu Long :

0,90%

- Đồng bằng sơng Hồng :

0,26%

Cùng với diện tích rừng đã thơng kê, trữ
gỗ toàn quốc là 657.3S3.700 m 3, trong
- Tây Nguyên chiếm :

44,01^

- Duvên hải miền Trung :

20.09^

- Khu Bôn cũ :

17,9Src

- Khu Trung tâm :

8,49*7


- Khu Đông Bắc :

3.29^

- Khu Tây Bắc :

2,79rr

- Miền Đông Nam Bộ :

2,S9rc

- Đồng bằng sông Cửu Long :

0,36^

- Đồng bằng sông Hồng :

0,04%

Trong quá trình sử dụng gỗ, các nhà kinh
doanh ln quan tâm đến các đặc tín h cơ học
- vật lý và các đặc điểm về th ẩm mỹ, trong đó
đặc biệt chú trọng đến chỉ tiêu “Tỷ trọng”. Tỷ
trọng càng lớn th ì gỗ càng tơt và dược đo ở
trạ n g th ái gỗ còn độ ẩm 15%, được chia th àn h
các bậc sau :
- Gỗ th ậ t nặng : Tỷ trọng từ 0,95 - 1,40
- Gỗ n ặng :


Tỷ trọng từ 0,80 - 0,95

- Gỗ nặng trung bình :
Tỷ trọng từ 0,65 - 0,80
- Gỗ nhẹ trung bình :
Tỷ trọng từ 0,50 - 0,65
- Gỗ nhẹ :

Tỷ trọng từ 0.20 - 0,50

- Gỗ th ậ t nhẹ : Tỷ trọng từ 0,04 - 0,20
(loại gỗ nhẹ n h ấ t th ế giới là gỗ của cây
B alsa lồi trong chi Tai thỏ : (Ochroma) có tỷ
trọng 0,12 và loại gỗ nặng n h ất gọi là “gỗ thép”
ở N am Mỹ (Krugiodendron íerreum), tỷ trọng
đến 1,30).
Ngồi tỷ trọng, các đặc tính vật lý khác
của gỗ cũng được quan tâm n h ư : sức rắn, sức
nén dọc thớ, sức kéo ngang thớ, sức oằn, sức
chịu đập...

Tuy nhiên với công nghệ chế biến gỗ
hiện đại, việc sử dụng gỗ không chỉ dùng
nguyên cả tấm , khôi như trước kia mà với việc
cắt lạng, ngâm tẩm và dùng hóa chất, các lồi
gỗ đều dược sử dụng r ấ t đa dạng và có lợi ích
lý tưởng.
Theo thơng kê sơ bộ của các n h à khoa
học Việt Nam, chỉ riêng nhóm Thực v ật bậc

cao có mạch (trong đó hai N gành Thơng và
N gành Ngọc Lan chiếm đa sơ") thì có khoảng
trên 12.000 lồi. Trong hệ thực vật này, nhóm
cây thân gỗ có đến 2.500 lồi (*), phân bố hoặc
trong các họ thực vật lớn như họ Cà phê
(Rubiaceae), họ Thàu dàu (Euphorbiaceae), họ
Đậu (Fabaceae)... hoặc trong các họ tuy số lồi
ít nhưng sơ" cá thế r ấ t lớn, tạo nên các kiểu
thảm thực vật tối ưu như các loài trong họ Dầu
(Dipteroearpaceae), họ Long não (Lauraceae),
họ
X oan
(M e lia c e a e ).
họ
Đ ưđc
(Rhizophoraceae)...
Trong ngành Thực vật h ạt trần , các họ
như họ Kim siao IPodocarpaceae), họ Thơng
(Pinaceae), họ Hồng đàn (Cupressaceae) đều
có các lồi cho gỗ q, vân đẹp, hương thơm,
rấ t bền (không bị môi mọt, mục), lại dễ gia
công chê biến. Nhiều loài mọc th àn h các quần
thụ thuần loại vùng núi cao, khí hậu thiên về
Á n h iệt đới.
N gành thực vật h ạ t kín, có nhiều họ
được các n h à Lâm học, các n hà kinh doanh,
chế biến quan tâm . Ví dụ như :
- Họ Ngọc Lan (Magnoliaceae) chỉ có 5
chi và trê n 25 loài, đều cho gỗ m ềm mại, vân
gỗ đẹp, có hương thơm, ít bị mơl mọt. Một sơ

lồi đã được gây trồng rộng rãi cho sản lượng
gỗ lớn, phục vụ kinh tế cao. Đa sơ" các lồi cây
trong họ này đều phân bô' ở vùng núi cao miền
Bắc Việt Nam.
- Họ Bồ Đề (Styracaceae) có 4 chi và trên
10 loài cho gỗ nhẹ, dễ chế biến, k há bền và
được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế
biến, các loài trong họ này đều mọc rộng rãi
từ vùng trung du đến vùng núi cao của các tỉnh
m iền Bắc và miền Trung. Một số loài đã được
gây trồng thành rừng thuần loại cho năng suất
cao, do mọc nhanh.
(*) Kể cả các lồi cây gỗ nhập nội có giá trị kinh tế
cao.


- Họ Sồi giẻ (Fagaceae) chỉ có 5 chi và
100 loài hoàn toàn là cây gỗ lớn, gỗ khá nặng,
cứng, dùng r ấ t phổ biến trong xây dựng, làm
cầu phà, đóng tàu thuyền và các sản phẩm
cơng nghiệp. Đây là một họ đặc trưng cho khí
hậu ẩm ướt, m át lạnh vùng núi cao m iền Bắc
và N am tru n g bộ.

- Nhóm I : Nhóm gỗ q nổi tiếng trê n
th ị trường (trong nước và quốc tế), có vân đẹp,
màu sắc óng ánh, bền và có hương thơm như
L át hoa, Cẩm lai, Gụ...

- Các họ như Họ Bồ hòn (Sapindaceae),

họ Xoan (Meliaceae), họ Đậu (Fabaceae) cũng
có rấ t nhiều chi, lồi đều là cây gỗ lớn, cho gỗ
có vân đẹp, nặng, bền rấ t thơng dụng trong
đời sơng nh ân dân như đóng đồ đạc trong gia
đình, làm nhà, làm đồ mỹ nghệ... Nhiều lồi
trong họ này đang trở th àn h lồi q hiếm cần
bảo vệ và p h át triển. Đa số các họ kể trên đặc
trưng cho rừng rậm ẩm thường xanh mưa mùa
n h iệt đới từ Bắc vào Nam.

- Nhóm III : Nhóm gỗ nặng nhưng mềm
hơn, sức bền cao, độ dẻo dai lởn, sức chịu lực
cao như Sao đen, Chị chỉ, Huỷnh...

- Họ Dầu (Dipterocarpaceae) chỉ có 7 chi
và 45 lồi, cùng với họ Đước (Rhizophoraceae)
có 5 chi và 9 loài, đều là những cây gỗ lớn, đặc
trưng cho các loại hình rừng (từ ngập mặn đến
rừng khộp vùng núi) các tỉn h phía N am Việt
Nam. Các lồi đặc trưng đều có sỗ”cá th ể lớn,
làm th à n h các rừng đặc biệt cho các vùng khí
hậu đất đai khắc nghiệt. Đặc biệt họ Đước cùng
với các loài trong họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae),
họ B ầ n ( S o n n e r a tia c e a e ) , họ M ắm
(Avicenniaceae) tạo th àn h các kiểu rừng ngập
m ặn ven biển k h á dộc đáo của nước ta.
Các họ có số chi loài lớn như họ Thàu
dàu (Euphorbiaceae), họ Dâu tầm (Moraceae),
họ Long não (Lauraceae) họ Cà phê (Rubiaceae)
cũng có số tỷ lệ cây gỗ k há cao, từ gỗ mềm,

nhẹ đến gỗ q cứng, nặng, khơng bị mối mọt,
và dễ chế biến, gia công. Chúng đặc trưng cho
các kiểu rừng thứ sinh n h iệt đới vùng đồi núi
th ấp lên núi cao, đôi khi là cây tiên phong, ưa
sáng mọc n h a n h có sản lượng gỗ lớn, rấ t q
cho sản xuất cơng nghiệp chế biến.
H iện nay với công nghệ chế biến và
hiện đại, các loài cây gỗ từ nhỏ đến lớn, từ gỗ
mềm, nhẹ, m àu n h ạ t đến gỗ cứng, nặng, màu
sắc đậm đều được xử lý ngâm tẩm , gia cơng
tót, nên giá trị sử dụng ngày càng được nâng
cao tạo ra nhiều sản phẩm quí và đẹp. Tuy
n h iên, theo các tiêu chuẩn tự n h iên về màu
sắc, hương vị, tỷ trọng, sức chịu đựng, độ bền,
m à các loài cây gỗ V iệt N am được phân ra
làm 8 nhóm :

- Nhóm II : Nhóm gỗ nặng, cứng bao
gồm các lồi có tỷ trọng lớn, sức chịu lực cao,
như Đinh, Lim, Nghiến, Táu, sến...

- Nhóm IV : Nhóm gỗ có màu tự nhiên,
thớ mịn, tương đối bền, dễ gia cơng chế biến,
như Gội, Mỡ, Re...
- Nhóm V : Nhóm gỗ tru n g bình, có tỷ
trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng,
đóng đồ đạc như sồi giẻ, Tràm , Thơng...
- Nhóm VI : Nhỏm gỗ nhẹ, sức chịu đựng
kém, dễ bị môi mọt, dễ chế biến như Ràng
ràng, Kháo, Chẹo...

- Nhóm VII : Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực
kém, sức chông mối m ọt th ấp như Cơm, sổ,
Ngát, Vạng...
- Nhóm VIII : Nhóm gỗ rấ t nhẹ, sức chịu
lực rấ t kém, khả năng bị mỗì mọt cao như
Sung, Cơi, Ba bét, Ba soi...
B ảng phân loại tạm thời các nhóm gỗ
đang được các n h à khoa học Lâm nghiệp
nghiên cứu, đóng góp dể chóng có sự sắp xếp
chuẩn hóa.
Tuy nhiên, cây gỗ về m ặt tà i nguyên
không chỉ cung câp gỗ cho nhu cầu xây dựng,
đóng đồ, làm các cơng trìn h cơng nghiệp m à
nhiều lồi cây ngồi việc cho gỗ cịn đóng góp
cho lồi người sử dụng nhiều sản phẩm quí
chứa trong các cơ quan của cây.
Trước hết, một số lồi cây th â n gỗ có
khả năng làm thuốc, như nhiều loài trong họ
Trúc đào (Apocynaceae), họ Đậu (Fabaceae),
họ Viễn chí (Polygalaceae), họ M ùng quân
(Flacourtiaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae),
ho Cà phê (Rubiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ
Hoàng liên (Berberidaceae)... Các bài thuổc
dân gian sử dụng vỏ rễ, vỏ th ân , cành lá, hoa,
quả làm thuôc đã có một lịch sử sử dụng lâu
đời, do đó sự thông kê cho h ế t các cây gỗ làm
thuốc cịn nhiều khó khăn.
Song song với tài ngun làm thuốc, các
cây th ân gỗ có th ể cho các sản phẩm bồi bổ


7


chất dinh dưỡng cho con người như cho bột,
cho đường, cho dầu, mỡ, cho nước giải khát...
Các quả, h ạ t của các loài trong họ sồi giẻ
(Fagaceae), họ Cau (Arecaceae) (kể cả th ân
cây) có khả năng cho lượng tin h bột lớn, thay
th ế cho cả các loại làm lương thực thân cỏ (lúa,
ngô, kê, sắn, các loại khoai...), đơi khi cịn cho
hương vị hấp dẫn hơn. Các lồi cây cho bột
này có th ể chuyển hóa th à n h đường và từ đó
lên m en cho rượu.

- Nhựa dầu, gôm : các cây gỗ trong rừng
nưđc ta cung cấp rấ t nhiều dạng nhựa dầu,
gôm, keo, q như gơm các loại keo (Acacia)
trong họ Đậu (Fabaceae), các lồi Trơm (Sterculia) trong họ Trơm (Stereuliaceae) và rải rác
các loài k h á c tro n g các họ C hùm n gây
(M o rin g a c e a e ),
họ
T hanh
th â 't
( S im a ro u b a c e a e ), họ Đ ào lộ n h ộ t
(Anacardiaceae), họ Hồng xiêm (Sapotaceae),
họ Bàng (Combretaceae)...

Cây cho quả ăn để bồi bổ sức khỏe, hoặc
cho nước giải kh át cũng có rất nhiều loài thân
gỗ, đáng kể n h ất là các loài trong chi cam (Cit­

rus) của họ Cam (Rutaceae), họ Hồng xiêm
(Sapotaceae), họ Bò hòn (Sapindaceae), họ Đào
lộn hột (Anacardiaceae), họ Bứa (Clusiaceae),
họ C hua me đ ấ t (O xalidaceae), họ Sim
(M yrtaceae), Họ Dâu tằm «Moraceae), họ Na
(Annonaceae), đặc biệt các loài cây th ân gỗ
cho lá, hoa, quả làm nước uồng có chất kích
thích như lá cây Chè (họ Chè: Theaceae), lá
cây Nhựa ruồi (Ilex), h ạ t cây Cà phê (họ Cà
phê : Rubiaceae), h ạ t cây Ca cao, cây Côla (họ
Trôm : Sterculiaceae), vỏ th ân các loài trong
chi Quế, Xá xị (họ Long não : Lauraceae)...

Các lồi cây th ân gỗ cịn cung cấp các
loại nhựa dầu trích ra từ thân, rễ cây đế phục
vụ cho sản xuất cơng nghiệp. Các lồi trong
chi Thơng (Pinus), trong họ Thơng (Pinaceae)
đều cho nhựa dầu q. Ngồi ra cịn có các chi
Sao (Hopea), Dầu (Dipterocarpus), Táu (Vatica)
trong họ Dầu (Dipterocarpaeeae), các chi sơn
(Rhus, M elanorrhea) trong họ Đào lộn hột
(Anacardiaceae)...

Ngồi các lồi cây làm thc, làm thực
phẩm , các sản phẩm của cây gỗ còn cung cấp
cho con người nhiều cách sử dụng khác nhau.
Các ông dẫn nhựa luyện và các mô dự
trữ trong cây cho ra r ấ t nhiều sản phẩm độc
đáo, đặc biệt các loại dầu thơm. Đây là các
hương liệu quí được con người khai thác từ lâu

đời, b ắt nguồn từ các dân tộc phương Đơng.
Từ nghìn năm trước, ơng cha ta đã biết cách
sử dụng các hương liệu này dể phục vụ cuộc
sông. Các dầu thơm trong các họ của N gành
Thực v ật h ạ t trầ n , và Thực vật h ạ t kín như
Thơng, Trắc Bách, Hoa Hồng, Cam, Chanh,
Keo, Long não, Đàn hương, Nhục đậu khấu
đều có giá trị lớn, khơng m ột loại hóa chất
nào th ay th ế được. Ngoài dầu thơm , các lồi
cây th ân gỗ cịn cho nhiều loại dịch nước khác,
như :

- Dầu béo, sáp, mờ là các sản phẩm do
cây gỗ cung cấp vừa làm thực phẩm , vừa phục
vụ cho sản xuất công nghiệp. Các dầu béo này
do cây tổng hợp được trong các 1Ĩ1Ôdự trữ. Các
dầu, mỡ trong các loại quả, h ạ t của nhiều loài
cây, như quả Dừa trong họ Cau dừa (Arecaceae),
các h ạ t trong họ Đậu (Fabaceae), họ Đào lộn
h ộ t (A n a c a r d ic a c e a e ) , họ T h à u d à u
(Euphorbiaceae)...
Các phần khô của cây gỗ (vách tế bào
đã chết) cũng cung cấp cho loài người các sản
phẩm độc đáo. Đó là các dạng sợi khác nhau
khai thác từ vỏ, gỗ hay các phần phụ của quả,
hạt. Các sợi này có th ể bện làm dây hoặc kéo
guồng th ành sợi để dệt. vỏ gỗ nhiều loại trong
họ Thàu dàu (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm
(Moraceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Đay
(Tiliaceae) và các loại quả, h ạ t trong họ Gạo

(Bombacaceae), họ Bơng (Malvaceae) đều cho
các dạng sợi tót cho công nghiệp dệt.

Vỏ gỗ, vỏ rễ và lá cây th ân gỗ còn cho
các chất Tanin đế thuộc da, làm thc nhuộm
màu các sản phẩm. Các lồi cây trong rừng
ngập mặn (Mangrove) như Vẹt, Sú, Bần, Đước
Nhựa mủ : dung dịoh ở dạng nước trong
đều chứa tỷ lệ Tanin cao. .Ngồi ra cịn có các
lồi trong họ Bàng (Combretaceae), họ Cà phê
hay đục như sữa có trong các cây gỗ thuộc họ
Thàu dàu (Euphorbiaceae) đặc biệt các loài của (Rubiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Đào lộn
hột (Anacardiaceae), cũng cung cấp nhiều chất
chi Cao su (Hevea), họ Hồng xiêm (Sapotaceae),
để làm thuốc (làm se khô vết thương), và sử
họ D âu tằ m (M o ra c ea e ), họ T rú c đào
dụng trong công nghiệp.
(Apocynaceae)...

8


Các chất màu trong cây (nhựa, quả, hạt)
dùng dể nhuộm thực phẩm hay các sản phẩm
dệt cũng r ấ t phong phú trong các loài cây gỗ.
Màu dỏ điều trong h ạ t Điều (Anacardium) h ạt
Điều nhuộm (Bixa); màu vàng trong quả cây
Dành dành (Gardenia) nhựa các loài trong chi
Vàng nhựa (Garcinia), màu xanh lam trong chi
C h à m ( S tr o b ila n th e s ) , chi Đ ậ u c h à m

(Indigofera)...
Tài nguyên các loài cây th ân gỗ ở Việt
Nam còn phục vụ rấ t nhiều m ặt trong đời sống
con người, trong khi giới thiệu cụ th ể các lồi
cây, chúng tơi sẽ cơ" gắng điểm qua các cơng

dụng chính để làm cơ sở cho các nghiên cứu
sâu về sau.
Ngày nay, mặc dù với sự phát triển vượt
bật của các ngành công nghiệp chếbiến khác,
phục vụ đời sông con người, nhưng nhu cầu về
sử dụng các sản phẩm của cây gỗ vẫn ngày
càng gia tăng. Do đó việc tìm hiểu tín h đa
dạng của nhóm cây này vẫn phải được đặt ra,
một m ặt phục vụ cho đời sông ngày càng cao
của nhân dân, m ặt khác để bảo vệ, tôn tạo
được nguồn tài nguyên cây gỗ đảm bảo cân
bằng sinh thái, cải tạo nuôi trồng, giữ cho rừng
luôn bền vững, cho năng suất cao.

iỊí íịí

9


m mm fssc


PHẨN HAI


Hệ thông sinh tài nguyên cây gỗ Việt Nam
Theo hệ thơng tiến hóa của Armen Takhtajan
vể các ngành Quyết thực vật, Thực vật hạt trần (1986)
và nganh Thực vật hạt kín (1987)

I. NGÀNH DƯƠNG x ỉ - POLYPODIOPHYTA
LỚP DƯƠNG XỈ - POLYPODIOPSIDA
PHÂN LỚP LÁ MÀNG - HYMENOPHYLLIDAE
Bộ CẨU TÍCH - DICKSONIALES
1. HỌ DƯƠNG XỈ GỖ - CYATHEACEAE

tròn dài, đầu tù, mép có khía răng, màu xanh
xám, cng nhỏ và gân có vảy nhỏ, dài.

1.1. DƯƠNG XỈ GỖ TÀU
CYATHEA CHINENSIS COPEL

Ố túi bào tử nhiều, xếp gần với gân giữa.
(Hình 1)

Cây gỗ, th â n cột thẳng, cao đến 5m.
T hân gồm nhiều vẩy do lá rụng, dài 3 - 4 cm
màu nâu đậm, bóng. Lá lởn tập trung ở đỉnh
th ân , xịe đều, kép lơng chim 3 lần, dài trên
lm , phiến nhỏ cấp 1 dài đến 0,5 m, cng có
rãn h màu nâu. Phiến nhỏ cấp 2, dài khoảng
5 cm, rộng 1,5 cm, xẻ thùy sâu dạng thn

Lồi phân bố từ Trung Quốc đến Việt
Nam.

Ớ Việt Nam, cây mọc chủ yếu ở các tỉnh
phía Bắc trê n vùng núi cao 1000 -1500m, nơi
ven rừng ẩm thường xanh nhiệt đới mưa mùa.
Cây đẹp, có thể trồng làm cây cảnh trong
các vườn thực vật, th â n cây xốp m ềm làm giá
th ể trồng Phong lan.

1.2. DƯƠNG XỈ GỖ MÙN
CYATHEA CONTAMINANS
(HOOK.) COPEL.
Cây gỗ, th ân cột cao từ 6 - 8 m vỏ th ân
xốp, màu nâu đen, bong ra như cám. Lá to,
mọc tập trung ở đầu th ân , cng chung dài
đến lm , có gai nhỏ, màu nâu xám ở gốc, màu
nâu vàng rơm ở ngọn, bóng, nhẵn. Phiến lá
dài 3-4 m, rộng 1,4 m, xẻ lông chim 3 lần,
cuống các phiến nhỏ màu rơm, bóng, nhẵn hay


có ít lơng. Gân trong các phiến nhỏ dạng lơng
chim chia đơi.
Ồ túi bào tử nhiều, xếp gần gân chính
của phiến nhỏ, dính nhau khi chín. Bào tử dạng
cầu 4 cạnh, nhẵn (Hình 2)

nhám, có nhiều vảy thon. Cuốn phiến cấp 1 có
lơng dày, màu nâu. Phiến cấp 2 dài 7-12 cm,
chia thùy sâu quá nưa phiến, mép có răng cưa.
o túi bào tử trên gân bên của phiến, xếp
đều đặn trên phiên, khi chín sát nhau th àn h

chữ V. (Hình 3)
Lồi phân bố từ Nam Trung Quổc đến
Việt Nam. ơ \ iệt Xam cây mọc chủ yếu ở vùng
núi cao từ Bắc đên miền Trung (Cao Bằng, Hà
Tây, Quảng Tiị, Lảm Đồng )trong các thung lũng
ẩm, ven suối cua rừng ẩm nhiệt đới thường xanh.
Cây có th ể cho th ân xốp mềm làm giá
th ể trồng Phong lan.
Lá cây làm thuổc trị phong thấp, đau
nhức khớp xương, địn ngã tổn thương.

Lồi phân bA nhiệt đới. ơ Việt Nam cây mọc rải rác trong
rừng ẩm thường xanh n h iệt đới từ miền Bắc
(Lào Cai, Thái Nguyên) đến các tỉn h miền
Trung (Quảng Trị, Quảng Nam, K hánh Hòa).
Thân cây xốp mềm, nhiều sợi dùng làm
giá thế trồng Phong lan (cắt khúc hay nghiền
thành sợi bột). Cây đặc trưng cho các kỷ trước,
cần bảo vệ.

1.3. DƯƠNG XỈ GỖ LỚN
CYATHEA GIGANTEA
(HOOK.) HOLTT.

1.4. DƯƠNG XỈ GỖ RỘNG
CYATHEA LATEBROSA
(HOOK.) COPEL.
Cây gỗ, thản cột khá cao: 10 - 15m, trên
th ân có nhiều vẩy do lá rụng, xốp màu nâu

đậm. Lá tập trung ở đính th ân , xếp tỏa rộng,
thưa. Lá lớn dài trên 2m, kép lông chim 3 lần.
Cuông chung mập màu nâu dậm, láng, có gai,
dài trên 2m. Phiến câp 1 dài 60 - 80 cm, và
phiên câp 2 mọc đơi, khơng có cuỗng, xẻ thùy
rấ t sâu gần sát với gân giữa, m ặt dưới phiến
màu nâu.
Ố túi bào tử xếp 2 dãy bên gân chính
(Hình 4)

Cây gỗ, th ân cột cao đến 5 IĨ1 . Lá tập
trung ở đỉnh, lớn, dài 2-3m, 3 lần kép lơng
chim. Cng chính mập, màu đen, bóng và

Hình 4
Lồi phân bơ" từ Nam Trung Qc đến
Việt Nam. Ớ Việt Nam, cây mọc ở các tỉnh
vùng núi miền Bắc, trong rừng rậm ẩm thường
xanh, nơi ven suôi, trong các thung lũng.

12


r
Cây có dáng đẹp có th ể trồng làm cây
cảnh cho các vườn thực vật vùng ẩm ướt, m át.
Thân cây làm giá th ể trồng Phong lan.

1.5. DƯƠNG XỈ GỖ CUỐNG
CYATHEA PODOPHYLLA

(HOOK.) COREL
Cây th â n gỗ, dạng cột cao 1 - 2 m. Lá
tập trung ở đầu th ân , xịe rộng đều đặn, có
phiến 1 - 2 lần kép lông chim dài khoảng 2 3m cuông chung mập, cứng, gốc có vảy dài.
Phiến cấp 1 màu nâu hơi sẫm ở gốc, phía trên
màu xanh đậm, có lơng ở m ặt trên. Phiên cấp
2 chia thùy trá i xoan tam giác, nhẵn. Gân phụ
hợp nhau th à n h các m ạng kín.

trung ở đỉnh, xếp tỏa trịn. Lá có phiến dài
2 - 3m, kép lơng chim 3 lần, cuông chung dài
80 cm màu đen pha hồng, gốc có nhiều vẩy to,
mỏng, dài đến 2 cm, nhẵn. Phiến cấp 1 dài
30 cm, gân chính có vảy ở m ặt dưới. Phiến cấp
2, gân chính cũng có vẩy to, trịn. Gân bên
7 - 8 đơi, đơn hay chẻ đơi.
Ơ túi bào tử ở m ặt dưới phiến, có 3 - 4
đơi ở mỗi thùy, trần. (Hình 6)

ơ túi bào tử ở gần gân giữa, trên các gân
phụ bên. Bào tử màu vàng sẫm, dạng cầu có 3
cạnh. (Hình 5)

Hình 6
Loài phân bố ở Việt Nam, trên vùng núi
cao m iền Trung, trong rừng rậm ẩm thường
xanh mưa mùa nhiệt đới, thường mọc nơi ven
khe có nước chảy, nhiều mùn và dưới các tán
cây gỗ lớn.
Cây cho th ân làm giá th ể trồng Phong

lan.

Lồi phân bơ' từ N am Trung Quôc đến
các nước Đông Dương, Thái Lan. ơ Việt Nam,
cây phân bố từ các tỉnh, vùng núi phía Bắc (Lào
Cai, Cao Bằng) qua vùng núi cao m iền Trung
(Đà Nang, Đà lạt) đến tận Nam bộ (Đồng Nai),
nơi ven suối, trong các thung lũng ẩm ướt vùng
núi cao 400 - 800m.
Đọt non làm rau hay muôi dưa. Thân
cây làm giá th ể trồng Phong lan.

1.6. DƯƠNG XỈ GỖ TRUNG
CYATHEA SALLETII
TARD. ET CHR.
Cây gỗ, dạng cột to, cao 3 - 4m, có nhiều
vẩy do lá rụng, xốp, màu nâu đậm. Lá tập

1.7. DƯƠNG XỈ GỖ GAI
CYATHEA SPINULOSA
WALL. EX HOOK.
Cây gỗ, th ân cột lớn, m ập, đường kính
th ân 15cm. Thân cao 2 - 3m. Lá tập trung ở
đỉnh th ân , có phiến dài 2 - 3m. Cng chung,
mập, màu nâu, gơc có gai dài 0,2 - 0,3 cm, và
có vẩy màu nâu nhẵn. Trên cng của phiên
cấp 1 cũng có gai nhỏ, phiến cấp 2 nhỏ, dài
7cm rộng 2cm xếp cách nhau. Gân có lơng thưa,
ngắn. Gân phụ của thùy đơn, chẻ đôi ở đỉnh,
đều nhau.

0
túi bào tử lúc non có áo bao phủ, sau
trầ n (Hình 7).
Lồi phân bô" từ nam Trung Quốc đến
miền Trung Việt Nam. ơ Việt Nam, cây mọc
trên vùng núi trong rừng rậm ẩm thường xanh,
nơi ven suối, đồi cỏ cao dưới tán các cây gỗ lớn.

13


T
Cây có th ân cây dùng làm thuốc trị
phong thấp, đau nhức xương, đòn ngã tổn
thương, làm thuốc về đường hơ hấp: Nóng phổi,
viêm khí quản, và chữa cảm cúm, viêm thận.
Cây còn trồng làm cây cảnh trong các
vườn thực vật và làm giá th ể trồng Phong lan.

Hình 7

14


II. NGÀNH THÔNG - PINOPHYTA
LỚP THÔNG - PINOPSIDA
BỘ PHỈ - CEPHALOTAXALES

2. HỌ PHỈ - CEPHALOTAXACEAE
2.1.

PHỈ LƯỢC THUỒN
CEPHALOTAXUS MAMNII HOOK.F.
!cEpHALOTAXUS HAINANENSiS H.LLÌ)
Cây gỗ thường xaiih, cao 20 - 30cm. Càiih
nhánh m ảnh, mọc gần dối xòe ngang, vỏ thân
màu nâu đỏ. Lá hìn h dải, mọc xoắn ốc, xếp
thành 2 dẫy, dài 2,5 - 4,5cm, rộng 0,3cm, thẳng,
m ặt dưới có 2 dải màu trắ n g nhạt.
Nón đực ở nách lá, gần hình cầu, đường
kính 0,3 - 0,4cm trê n một cng chung dài,
Nón cái đơn độc, hay chụm ở nách lá, mỗi vảy
có 2 nỗn.
H ạ t h ìn h trứ ng, dài 2 - 4cm, cứng
(Hình 8^
^
^

H ạt có dầu chê sơn, làm thc chơng
ung bướu, ung thư, siêu vi khuẩn, có tác dụng
cầm ho, tiêu ứ, sát trùng.
Lồi q hiếm đã có trong sách dỏ.

2.2.
PHỈ LƯỢC BÍ
CEPHALOTAXUS OLIVERI MASTERS
Cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao 5-8m,
đường kính 20cm. Cành con mọc đối hay mọc
vòng.
Lá xếp 2 hàng dạng răng lược sát nhau
nằm trê n một m ặt phẳng, hìn h dải, cứng, từ

giữa trở lên cong lên phía trên , dài 2-3,5cm,
rộng 3-4,5mm, đầu có mũi nhọn, gốc cắt ngang
hay gần dạng tim; m ặt trên lục sẫm, m ặt dưới
có 2 dải lỗ khí màu trắ n g lam; gân chính hơi
rõ hay chỉ th ấy rõ phần dưới và giữa. Cng
r ấ t ngắn.
Nón đực 5-7 chiếc mọc cụm dạng đầu,
đường kính 0,6-0,9cm, cuống dài khoảng 0,4cm,
mọc ở nách lá. Nón cái được tạo thành do một số
lá bắc hình trịn trứng dài, dài 0,5cm, có cuống
dài, gốc m ặt bụng mỗi lá bắc chứa 2 noãn, nhưng
sau khi thụ phâii chỉ phát triển một.
H ạt dạng hạch, hình trịn trứ ng ngược
hay hình trịn trứng, thường mọc riêng lẻ (ít
khi 2-3) ở đỉnh, dài 2,5-3,5 (4)cm, đường kính
1-1,5cm. (Hình 9)

Hình 8

II

Lồi phân bố rộng từ Đông An Độ, Thái
Lan, H ải N am và Việt Nam.
Ớ V iệt N am , cây mọc vùng núi cao từ
m iền Bắc (Ba Vì) đến m iền T rung (Quảng
Trị), tro n g rừng rậm n h iệ t đới thường xanh
núi cao (lOOOm) Nón cái xuất hiện từ th án g 4
- 5 và h ạ t th á n g 9 - 10 năm sau. Tái sinh h ạ t
kém .
Gỗ tố t, thớ thẳng, rấ t mịn, hơi cứng, dễ

gia cơng, ít mơi mọt, dễ đánh bóng, thường
dùng đóng đồ dùng cao cấp, đồ mỹ nghệ. Cây
có th ể trồng làm cảnh.

15


Cây mọc ở Việt Nam, Lào (?), Thái Lan,
Trung Quốc...
>

ở Việt Nam, cây phân bố trong rừng lá
rộng thường xanh, Á nhiệt đới, vùng núi, độ
cao 950-1000m (Lâm Đồng).
Cây tru n g tính, cây con địi hỏi che
bóng nhẹ mđi p h á t triển bình thường, cây
trưởng th à n h mọc trê n các dông, đỉnh núi,
hỗn giao với các loài cây lá rộng khác hay lá
kim tạo th à n h rừng lùn đỉnh núi hay dông
núi. Tái sinh h ạ t r ấ t kém, do khả năng ra
nón k ết h ạ t hàng năm ít và th â t thường, hạt
p h á t dục không dầy đủ.

Trên cây già, cành già và cành m ang
hạt, lá hình vẩy nhỏ, đầu nhọn, dài 0,2-0,3cm,
xếp cách vịng.
Nón đực mọc ở nách lá, dài lcm . Nón cái
màu đỏ, mọc lẻ hoặc từng đơi ở đầu cành, đê
mập.
H ạt hình trứng, dài 0,5-0,6cm, bóng, màu

đỏ, trê n đế nạc (Hình 10).

Cây địi hỏi đ â t khơng k h ắ t khe.
thường là đất vàng alít và đất vàng alít mùn
nhiều, tầng đất m ặt mong, chua, nghèo dinh
dưỡng hay trê n các sườn dông dôc đứng, đá
nổi nhiều.
Mùa nón tháng 4-5. Mùa hạt chín tháng
9-10 năm sau.
Gỗ thớ thảng, kết cấu rất mịn, đều, tính
dàn hồi cao, cường độ gỗ sớm và muộn như
nhau, hơi cứng, dễ gia công, sau khi khô không
nẻ, cũng không biến dạng, khó mối mọt, dễ
đánh bóng, dùng làm đồ mộc cao cấp, dụng cụ
văn phịng phẩm , chi cán công cụ, đồ mỹ
nghệ.
H ạt ép dầu dùng chế sơn, nến, dầu hóa
cứng; h ạ t dùng làm thc có tác dụng nhuận
phổi, cầm ho, tiêu ứ.

BỘ KIM GIAO PODOCARPALES

Cây mọc rải rác trong rừng thường xanh
ở : Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, N inh Bình,
Hịa Bình, Tun Quang, Sơn La, Lạng Sơn,
Quản Ninh...
Cây ưa sáng, cây non cần che bóng, ưa
đất ẩm, tốt, n h ấ t là đất cát pha, cũng có th ể
mọc trề n đất sét lẫn đá.
Tái sinh h ạ t m ạnh.

Gỗ màu vàng n h ạ t hay hơi nghệ, vịng
năm khó nhận, khơng có ống tiết, thớ th ẳn g
mịn, mềm, gỗ nhẹ, tỷ trọng 0,46-0,57.
Gỗ dễ làm nhưng không bền, thường dể
đóng đồ dùng gia đình, làm nhà, đóng hịm...

3. HỌ KIM GIAO-PODOCARPACEAE
3.1.

THƠNG LỒNG GÀ
(Thơng nàng)
DACRYCARPUS IMBRICATUS
(BLUME) DE LAUB.

3.2. HỒNG ĐÀN GIẢ
(Hồng tùng)
DACRYDIUM ELATUM
(ROXB.) WALL. EX HOOK.
(DACRYDIUM PIERREI HICKEL)

Cây gỗ cao 35m, đường kính 50-70cm.
T hân thẳng, trịn, cành nhiều xòe rộng, vỏ
th â n màu nâu đỏ, ghồ ghề, có nhựa m àu nâu
n h ạ t, th ịt vỏ màu da cam.

Cây gỗ cao tới 30m, dường k ính 80cm.
Vỏ màu nâu, có nhiều sơ. Cành mọc vịng lúc
non hơi rủ xuốhg.

Lá có hai loại : Trên cành non và cây

con, lá hình dải, xếp lơng chim, dài 0,6-l,2cm,
rộng 0,1 cm, hai bên có tuyến lỗ khí.

Lá có 2 loại: ở cây non và cành non hình
dùi cong, tiết diện hình tam giác, dài 0,8-2,lcm;
ở cây già và cành già lá ngắn và bớt cong; những

16


r

cành m ang nón, h ạt, lá thường hình vảy, hơi
cong, xếp lợp, đầu nhọn, dài ỡ,3-0,5cm, lưng
có rãn h dọc.

Nón đực đơn độc hay chụm 3 - 5 chiếc
trê n một cuông chung ở nách lá, dạng trụ dài
2 - 3 cm. Nón cái đơn độc ở nách lá, trê n một
cng dài 2 cm.

Nón đơn tín h khác gốc. Nón đực mọc lẻ
ơ đầu cành, hìn h trụ, dài 0,7-0,8cm. Nón cái
mọc lẻ hay th à n h bơng thưa, ở nách lá hoặc
đầu cành, chỉ có 1 lá nỗn và 1 nỗn phát triển.

H ạt trịn, đường kính 1,5 -1 ,8 cm, có đế
hóa gỗ, màu lam đậm (Hình 12)

H ạt hình trứng, dài 0,4cm, rộng 0,3cm,

có vỏ giả bọc kín 1/3 phía gốc. (Hình 11)

Lồi phân bô" ở Trung Quôc, Việt Nam ,
ở Việt Nam, cây mọc rộng rãi từ Bắc vào Nam
Trung bộ, trong rừng rậm n h iệt đới ẩm vùng
núi cao (500 - 1000m) (Lạng Sơn, Tun Quang,
Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quẳng Nam,
N inh Thuận, Lâm Đồng ...).

Cây mọc ở vùng Nghệ All, H à Tĩnh,
Tuyên Quang trê n núi đất, núi đá vơi hoặc đất
lẫn đá.

Nón cái có vào th á n g 5, h ạ t th á n g
1 0 - 11 .

Cây thường xanh, ưa sáng, ưa khí hậu
m át, đất vàng nhiều mùn, độ ẩm cao, tái sinh
h ạ t tốt.

Tái sinh h ạ t tốt
Cây cho gỗ nhẹ, th ân thẳng, m ịn, màu
n h ạ t dùng đóng đồ đạc trong nhà, làm nhạc
cụ, làm đũa.

Nón th án g 3. H ạt tháng 10-11.
Gỗ màu vàng nhạt, thớ thẳng, mịn, vân
đẹp. Gỗ nhẹ tỷ trọng 0,60-0,66 lực kéo ngang
thớ 19kg/cm2; lực kéo dọc thớ 504kg/cm2, oằn
1150kg/cm2, hệ số co rút 0,33, mềm ít co giãn.

Gỗ dẻo, chịu uốn và nén tót, dùng để làm cầu,
đóng thuyền, xây dựng và làm đồ mỹ nghệ.

N hân h ạ t có dầu (50%). Lá làm thuốc
giải độc, chữa ho.
Cây q hiếm , cần bảo vệ. Có ghi trong
sách đỏ.

Gỗ còn dùng cất dầu thơm, tán bột làm
hương trầm , làm thuốc.

3.3.
KIM GIAO LÁ DÀI
DECUSSOCARPUS FLEURYI (HICK.)
DE LAUB EN F.
(PODOCARPUS FLEURYI HICKEL)
Cây gỗ lớn, cao 15 - 20m phân cành
nhiều, mọc ngang và rủ xuông. Lá mọc đối,
dạng thuôn rộng, dài 15 -1 8 cm, rộng 4 - 5 cm,
dầy, đầu nhọn có mũi, gốc hình nêm. Cng
dẹp, ngắn (0,5cm).

.

3.4.
KIM GIAO TRÀNG ĐỊNH
NAGEIA NAGI (THUNB.)
KTZE
(PODOCARPUS NAGI (THUNB.)
ZOLL. ET MOR.


o.

Cây thường xanh, cao 20-30m, đường
kính 60-80cm. vỏ màu tím nâu, nhẵn, th ịt màu
nâu sẫm , mịn. Cành con màu xám.
Lá đơn, mọc dối, h ình lưỡi mác dạng
bầu dục dài đến hình lưỡi mác dạng trịn trứng,
dài 4-6cm, rộng lcm, đầu lồi, góc hẹp dần thành

17


cuống ngắn, nhiều gân song song, m ặt trên có
ánh bóng, m ặt dưới màu tương đối nhạt.
Nón đơn tính, nón đực dạng bơng, phân
n h án h , dài khoảng 2cm, nhị nhiều, bao phấn
2 ơ. Nón cái ở nách lá của cành con năm trước.
H ạt hình cầu, dường kính l,3cm, vỏ màu
lục chất th ịt, phủ phấn trắng, lúc chín chuyển
th à n h m àu tím tỗì; vỏ h ạ t màu trắ n g (Hình
13).


3.5.
KIM GIAO
NAGEIA VVALLỈCHIANA (PRESL.)
o. KTZE.
(PODOCARPUS VVALLICHIANUS
c. PRESL.)

Cây gỗ cao 20-25m, thân thẳng, tán hình
trụ, cành mọc ngang độ 1/3 chiều dài rồi rủ
xuống. Gốc có đế nhỏ. vỏ bong th à n h m ảng.
Lá hình trái xoan dạng mác, đầu nhọn,
gốc hình nêm, dài 5-7cm, rộng l,6-2cm , mọc
đối hoặc gần đơi, nhẵn bóng, dàv, cứng, nhiều
gân hình cang song song.
Cụm nón đực hình viên trụ, 3-4 chiếc
mọc ở nách lá, dài 2cm.
Nón cái mọc đơn lẻ ở nách lá.
H ạt hình cầu, đường kính l-2cm , đế
m ập, cuống dài khoảng 2cm, đường kính đế
và cng dài gần bằng nhau. (Hình 14)

Cây phân bơ" ở N h ậ t Bản, Trung Quốc,
Việt Nam ...
Ở Việt Nam, cây mọc trong rừng lá rộng
thường xanh n h iệt đới; địa hình đồi và núi
vùng Lạng Sơn và các tỉn h thuộc Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ.
Cây tru n g tính, lúc nhỏ địi hỏi tàn che
tương đơi lớn, lớn lên trở th àn h những cây ưa
sáng. Tái sinh h ạ t kém. Cây đòi hỏi dất tương
đối k h ắ t khe, ưa đ ất feralit có tần g sâu dày,
tơi xốp, m àu mỡ, hơi chua, chất đ ất th ịt pha
cát, th à n h phần cơ giới nhẹ đến trung bình,
ẩm, th o át nưđc.
Gỗ nâu vàng n h ạt, m ặt cắt dọc tương
đối n h ạt, ra n h giới gỗ sớm và muộn rõ rệt, tỉ
lệ muộn rất thấp, tìửig phần tới 1/10, thớ thẳng,

k ết cấu r ấ t m ịn, chất gỗ tương đối mềm, nhẹ,
dễ gia công, sau khi khô không nẻ, khơng biến
dạng, m ặt cát nhẵn, có ánh bóng, vòng sinh
trưởng hơi hiện vân hoa, sắc gỗ nh ạt tươi, đồng
đểu, đẹp, dùng làm cửa, ván sàn, xe cộ, phụ
tùng máy, dồ mộc cao cấp, đồ dùng văn phòng
phẩm , nhạc cụ, dồ mỹ nghệ.

18

Ớ Việt Nam, cây rnọc rải rác ở các tỉn h
: H à Tĩnh, Nghệ An, T hanh Hóa, N inh Bình,
Hịa Bình, n Bái, Tuyên Quang, Bắc Thái,
Lạng Sơn, Quảng N inh.
Cây ưa sáng, đòi hỏi đ ất sâu, tốt, th o át
nước. Thường thây nhiều ở vùng núi đá vơi.
Nón tháng 5. H ạt vào tháng 11-12.
Gỗ nhẹ, tỷ trọng 0,508, thớ m ịn, nhiều
vân đẹp, màu hồng nâu n h ạt, hơi vàng xám,
khơng thơm , vịng năm khơng rõ, nhưng có
vân cả 2 m ặt cắt ngang, dọc, thường dùng làm
đồ mỹ nghệ.
Lá dùng làm thuổc.


3.6.
KIM GIAO TRUNG
PODOCARPUS ANNAMENSIS
GRAY
Cây gỗ lớn, cao 15 - 25 m, Phân cành

. "lêu, lúc non có cạnh, vỏ phần cành già màu
? ::i. Lá mọc cách chụm đầu cành, dày, cứng,
:: :;g thuôn dài hẹp, cứng, hơi cong, dài 8 rộng 0,8 - 1,2 cm. Đầu và gốc lá thn
- - ;n. Cng lá ngắn.
Nón đực ở đầu cành. Nón cái đơn độc
én một cuốn dài 1 cm.

Lá mọc cách, chụm th à n h vịng giả đầu
cành, hình bầu dục dài dạng lưỡi mác; dài 1,3
- 3,5cm, rộng 0,3 - 0,5cm, đầu có mũi tù, gốc
h ình nêm, mép hơi uốh xuống phía dưới, m ặt
trên màu lục, m ặt dưới màu lục nhạt, gân chính
nổi lên 2 m ặt, cng lá ngắn.
Cây đơn tín h khác gốic. Nón đực dạng
bơng, mọc riêng lẻ hay mọc cụm 2 - 3 bông ở
nách lá, dài khoảng 1,5 - 3cm. Nón cái mọc
riêng lẻ ở nách lá. H ạt h ình cầu, trê n một đê
dạng cột tròn rộng, chất nạc, đường kính 0,7 lcm , cuống hạt, dài khoảng 0,5cm. (Hình 16).

H ạt hìn h cầu lệch, dài 0,8 - lem trê n 1
ír rộng, dài bằng h ạ t (Hình 15)

Cây phân bổ ở Việt Nam, Trung Quốc,
Philippin, Indônêxia...

ơ Việt Nam , cây phân bô" chủ yếu ở các
::::h miền Trung và vùng núi phía Nam, trê n
: : cao 180Ü1II, trong rừng rậm ẩm n h iệt dới
*---uừng xanh mưa mùa. Cây mọc rải rác, ít khi
:r.:êm ưu th ế trong các kiểu rừng.


Ớ Việt Nam, cây mọc trong rừng lá rộng
thường xanh nhiệt đới và á nhiệt đới, địa hình
đất hay núi đá, các tỉn h Quảng Ninh, H à Tây,
Hịa Bình.

Cây cho gỗ mịn, thẳng, đẹp ít bị mơì
nứt nẻ, dùng đóng đồ đạc và trong xây
i-iig. Cây đẹp, có th ể làm cây cảnh, cây xanh
i ^ n g phơ".

Cây trung tính, lúc nhỏ chịu bóng. Tái
sinh h ạ t tương đối tốt. Cây địi hỏi đ ất khơng
khắt khe, núi đất hay núi đá có tầng đất mỏng.
Cây mọc tốíc độ chậm.
H ạt chín 1 năm 2 lần.

3.7.

THƠNG TRE LÁ NGẮN
(La hán tùng)
PODOCARPUS BREVIFOLIUS
(THUNB.) D. DON
Cây thường xanh, cao 10-15m, đường
20-30cm. C ành con dày đặc, xếp vòng,
cây mỏng, màu vàng xám, nhẵn, bong thành
: -in g sợi, vỏ trong màu nâu tối.

Gỗ màu nâu đỏ n h ạ t tối, thớ thẳng, kết
cấu đồng đều, mịn, cường độ gỗ sớm, muộn

như nhau' chất gỗ hơi cứng, nặng, tỷ trọng
0,68 - 0,76 lực kéo ngang thớ 22kg/cm2; nén
dọc thớ 445kg/cm2, oằn l,171kg/cm 2. Gỗ khó
mục, ăn sơn, m ặt cắt dọc bóng, vịng sinh
trưởng hiện vân hoa, k há đẹp, dùng làm cửa,
trần nhà, ván sàn, hòm tủ, báng súng, làm cầu
cống, tàu thuyền, xe cộ, ván phòng phẩm, nhạc
cụ, điêu khắc, đồ tiện.


3.8.
THÔNG TRE TÀU
PODOCARPUS CHINENSIS (ROXB.)
WALL.EX FORBES
Câv gỗ nhỏ thường xanh, phân cành sớm
có dạng bụi, cành non màu lục. Lá h ình dải,
dài 2,5 - 7cm rộng 0,35cm, màu xanh bóng,
đầu tù, gốc thn hẹp, gân chính nổi rõ cả 2
m ặt.

Nón đực dạng bơng khơng cuống, thường
3 bơng mọc chụm ở nách lá gần đầu cành, khi
non hình trứng, khi già hình trụ, dài 2-5cm.
Nón cái đơn độc, có cng dài 0,5-lcm ,
đ ế nạc, dẹt phía dưới. Có 2 lá bắc sớm rụng,
dài l,5cm , rộng lcrn. H ạt hình trứng, dài 1,2l,6cm, rộng 1,lcm; dưới có đế mập, đường kính
gần bằng đường kính hạt.
H ạt màu tím. (Hình 18)

Nón đực đơn độc hay tập trung ở nách

lá, gần đầu cành. Nón cái dơn độc ở nách lá,
trê n một đ ế mập.
H ạt dạng trứ ng hay hình cầu, đường
kính 0,5cm có cng dài 1 cm, khi chín màu
tím (Hình 17)

Cây mọc rải rác trong rừng ngun sinh
các tỉn h Nghệ An, H à Tĩnh, Yên Bái, Tun
Quang...

Hình 17

»

Lồi có nguồn gốc từ Trung Quốc, được
nhậr) trồng rộng rãi trê n nhiều nước. Ớ Việt
Nam, cây nhập trồng làm cây cảnh trong đình
chùa, nơi cơng viên, sân vườn gia đình.

Cây ưa bóng, ưa đất tốt, độ ẩm cao, mùn
nhiều, cây tái sinh từ h ạ t dưới tá n rừng rậm
rạp.
Gỗ tốt tỷ trọng 0,605, lực kéo ngang thớ
22kg/cm2, lực nén dọc thớ 445kg/cm2, oằn
1171kg/cm2, hệ số co rú t 0,45-0,58 dùng để
xây dựng và đóng thuyển.

Nón th án g 1 - 2 . h ạ t th án g 6 - 7 .
Cây có dáng đẹp, xanh quanh nám trồng
làm cây cảnh, cây thế, bonsai. Cây cịn làm

thc: vỏ th ân , vỏ rễ, cành, lá trị phong thấp,
mụn ghe, nấm ngoài da. Quả trị bệnh tim (hồi
hộp, loạn nhịp) và làm dễ ngủ.

3.9.
THỒNG TRE
PODOCARPUS NERIỈFOLIUS D. DON.
Cây gỗ cao 20-25m, th ân thẳng, tròn.
Cành mọc vịng, vỏ màu nâu vàng.
Lá mọc cách, hình mác dài, đầu nhọn
dần, dài 7-15cm, rộng 0,9-l,9cm ; gân chính ở
giữa nổi rõ cả 2 m ặt; mép lá cong xuống phía
dưới. Cuống là dài 0,3-0,5cm, phía dưới có rãnh.

20

BỘ THƠNG Đỏ - TAXALES
4. HỌ THÔNG Đ ỏ - TAXACEAE
4.1.
DỀ TÙNG
AMENTOTAXUS ÂRGOTAENIA
(HANCE) PILGE
Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 5 - lOm, phân
cành nhiều mọc gần đồi, tiế t diện 4 cạnh hay
hình trụ, dài, tán rộng. Lá mọc đối, xếp th àn h
2 dải, hình dải thn hẹp, hơi cong, dài 5 10cm, rộng 0,6 - lem, m ặt trên màu xanh đậm,
m ặt dưới có 2 dải màu xám bạc, (phấn trắng)
song song với gân giữa, mép lá uôn xuống.



Cây khác gốc. Nón đực dạng bơng ở nách
gần đầu cành., dài 5 - 7cm, nhị đực m ang 3
túi phân. Nón cái mọc đơn độc ở nách lá
T 1 cuống ngắn, mập.

Nón cái đơn độc (H ình 20)

H ạt hìn h trứ ng dài 2 - 2,5 cm, đường
h l,3cm ., Khi chín màu cam rồi đỏ thẫm .
-ìh 19)

Hình 20
Lồi đặc hữu của Việt Nam, mọc chủ
yếu ở vùng cao Kon-Tum (Ngọc Pan) rả i rác
trong rừng tre vùng núi cao ẩm ướt (2000 2300m).
- 19
Lồi phân bơ chủ yếu ở Trung Qc và
• lệt Nam. ơ Việt Nam , cây mọc ở vùng
:ao các tỉn h Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn,
r.g N inh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình... Trong
' rậm nhiệt đới thường xanh, ẩm ướt có độ
'CO - 1500m.
Xón cái th án g 4. H ạt th án g 9.
Cây cho gỗ tốt, mềm dễ gia cơng, thường
: í óng đồ trong gia đình. H ạt có dầu (tới
¿ùng chế xà phịng cây có dáng đẹp làm
ir.h.
lo à i quí hiếm , đã ghi trong sách dỏ.

4.2. DỀ TÙNG NGỌC PAN

AMENTOTAXUS PLANEI
-ERRÉ ET ROUANE) FERGUSON

Gỗ tốt, dễ gia cơng thường dùng đóng
đơ đạc gia đình. Lồi quí hiếm , đã ghi trong
sách dỏ, cần bảo vệ nguồn gen đặc hữu này.

4.3.
DỀ TÙNG VÂN NAM
AMENTOTAXUS YUNNANENSIS LI
Cây gỗ cao 15-20m, đường kính 25cm.
Cành xịe rộng và chêch về phía trên , moc
đơi. Cành một năm màu lục hoặc màu lục n h ạt
sau 2-3 năm màu vàng, vàng n h ạ t hoặc xám
vàng.
Lá mọc gần đối xếp 2 hàng, dài 3,5-10cm,
rộng 0,8-l,5cm , hình lưỡi mác hẹp hoặc hình
dài, thăng hoặc phần trên hơi cong đầu tù hoặc
nhọn, gốc gần trịn hoặc hình nêm rộng. Mép
lá hơi cong xng phía dưới. Gân giữa nổi rõ ở

Cây gỗ lớn cao đến 20m, phân nh án h
mọc đôi hình trụ, hay gần vng, nhẵn,
r.ii liền các cuống lá. Lá thn hình
: dối cách xa nhau 0,5 - lcm . Lá dài 4
rin g 0,5 - 0,8cm, th ẳn g hay hơi cong,
zjc nhọn, mép lá cong xuống dưới. Gân
: m ặt dưới lá, có 2 dải màu xanh n h ạt.
ĩ lá ngán 0,2cm.


r.
~
-

Cum nón đực dài 2 - 5cm, gồm 3 - 4 nón
- 2 ;m trê n 1 cng ngắn. N hị đực có 4 -

Hình 21


m ặt trê n , m ặt dưới có 2 dải lỗ*khí, màu tră n g
hoặc máu xám.

ít khí 2, khơng cng, m ang 1 nỗn đứng
thẳng.

Nón đực dạng bơng, thường 4-6 bông ở
gần đỉnh, dài 10-15cm. Môi nhị đực có 4-8 bao
phấn.

H ạt khi chín hình trứng bao bọc bởi một
áo h ạ t màu đỏ, nạc. (Hình 22)

H ạt riêng lẻ ở các cành hàng năm, cong
xng, hình trá i xoan màu tím dỏ, hơi có phấn
trắn g , cuông thô, dài l,5cm , phần dưới dẹt,
phần trê n 4 cạnh. (Hình 21).
Cây phân bơ"ở Việt Nam, Trung Quôc...
ở Việt Nam , cây mọc rải rác trong các
rừng ngun sinh ở một sơ tỉnh phía Bắc như

n Bái, N ghĩa Lộ, Quảng Ninh...
Nón th án g 4. H ạt chín tháng 10.
Cây ưa ẩm, khi nhỏ chịu bóng, có khả
năng chịu được lạnh.
Gỗ k há tốt, dùng để đóng đồ.
H ạt có dầu.

4.4.
THƠNG Đ ỏ
TAXUS BACCATA L VAR.
WALLICHIANA (ZUCC.) HOOK.
Cây thường xanh, vỏ ngoài nâu đỏ nhạt,
hơi dày, bong vảy; th ịt nâu dỏ. Cành xòe rộng,
non màu lục.
Lá mọc cách, xếp hai dãy, phẳng, dài
0,2-0,3cm, rộng 0,2-0,3cm, m ặt trê n màu lục
sẫm, có gân giữa nổi, m ặt dưới màu lục vàng
có 2 dải lỗ khí màu lục vàng hay lục nhạt. Cuống
lá ngắn 0,2cm.
Nón đơn tính, khác gốc. Nón dực mọc ở
nách lá, hìn h cầu hay trứng, màu lục vàng, có
cuống ngắn m ang 6-14 nhị. Nón cái đơn dộc,

Cây phân bố ở Việt Nam , Trung Quốc,
Ân Độ, M alaixia...
ở Việt Nam, cây mọc ỏ Lào Cai, Yên
Bái, Nghĩa Lộ, Sơn la, Nghệ All, H à Tình, Phú
n, K hánh Hịa, Lâm Đồng... Trong rừng á
n h iệt đới thường xanh, vùng núi đá vơi.
Câv ưa sáng tốc độ mọc trung bình.

Gỗ có dác lõi phân biệt: dác hẹp màu
trắng vàng, lõi nâu đỏ nhạt. Gỗ có tính co giãn,
ít nứt nẻ khơng cong vênh. Có th ể dùng đóng
đồ đạc, gỗ xây dựng, cơng trìn h thủy lợi.

4.5. ĐÀO TÙNG
(Thanh tùng)
TAXUS FORTUNEI (HOOK. F.)
RAVENS.
(CEPHALOTAXUS FORTUNEI HOOK. F.)
Cây gỗ, cao tới 20m, đường kính 40-50cm.
Vỏ màu nâu hoặc nâu hồng, nứt dọc và bong
từng m ảnh. Cành nhỏ mềm, mọc đối, hơi rủ
xuống.
Lá hình dải, hơi cong, dài 3-4,5cm, nhỏ
dần về phía đầu, gơc hơi hẹp hìn h nêm hoặc
nêm rộng, m ặt trê n màu lục sẫm, m ặt dưới có
hai dải khí khổng màu trắ n g ồ hai bên gân
giữa.
Cụm nón đực gồm 8-10 hoa, mọc cụm
th à n h hình đầu, đường kính lcm , ở nách lá.
Cuống thơ, dài 0,6-0,8cm. Mỗi cụm nón có 6­
16 nhị đực.
Nón cái thường ở phía gốc các cành nhỏ,
ít khi ở đỉnh, có cng. Mỗi cụm nón cái
thường chỉ có 4-8 nỗn p h át triể n th àn h hạt.
H ạt có cuống ngắn, 4-8 đính trên 1 cuống
dài, hình trái xoan, dài 2,5cm, vỏ h ạ t khi chín
m àu tím hoặc tím dỏ. (Hình 23)
Cây con có 2 lá mầm, h ìn h dải, dài 2,2­

3,8cm, rộng 0,2cm, đầu tròn hoặc hơi lõm.
Cây phân bố rộng rã i ở các tỉn h phía
nam Trung Quốc.
ở Việt Nam cây mọc ở vùng núi các tỉnh
phía Bắc, độ cao trê n 1000m.

22




H ạt nhỏ, chín trong 2 năm (hình 24)
Lồi có nguồn gốíc từ các đảo Thái Bình
Dương (Tân Calêđơni, Tân Di lân ...) nhập nội
vào nước ta (chủ yếu ở các tỉn h phía nam ) làm
cây cảnh, cây cho bóng m át. Cây mọc khỏe, ưa
khí hậu nóng ẩm mọc nhanh, chóng cho tán
rộng.
Cây cho gỗ dùng nhiều trong xây dựng
và đóng đồ đạc gia đình. Cây trồng làm cây
bóng m át, cây tran g trí hay có th ể trồng rừng.

Gỗ màu vàng, có vân, cứng, nặng trung
::nh. Tỷ trọ n g 0,59-0,77. Dùng dóng đồ gia
linh, xây dựng. Cũng có th ể trồng làm cây
;h cn g cảnh.
H ạt có chứa 30% dầu, dầu có nhiều cơng
ìụng trong công nghiệp và dược liệu.

BỘ BÁCH TÁN - ARAƯCARIALES

5. HỌ BÁCH TÁN - ARAUCARIACEAE
5.1.
KAO- RI
AGATHIS AUSTRALIS SALISB.

5.2.
BÁCH TÁN
ARAUCARIA COLUMNARIS
(G. FORST.) HOOK.
Cây gỗ lớn cao đến 25 m, th â n th ẳn g
dạng cột, mang nhiều cành mọc vòng (mỗi vòng
6 cành) nhỏ dần lên ngọn, làm th à n h nhiều
tần , mọc ngang. Lá hẹp dạng kim hay tam
giác nhọn, dài khoảng 1 cm có 4 cạnh, mọc áp
sát lên cành.
Nón đực dạng chùy ở ngọn cành. Nón
cái dạng nón dài 10 - 15 cm, gồm nhiều vẩy
xêp lên nhau, dạng tam giác có mũi nhọn.
H ạt có cánh (hình 25)

Cây gỗ lớn, cao 25 - 35m, th â n thẳng,
;h â n cành nhiều, dài, tán cây lớn, trả i rộng.
Lá mọc cách, dạng thn hình dải, dài 2 - 12cm,
màu lục bóng, đầu nhọn, gốc tù, cuống lá ngắn,
l á già có th ể rộng hơn, dạng bầu dục dài.
Nón đực thn dài, mọc ở nách lá, đầu
:à:ih. Nón cái hìn h trứ ng rộng, có nhiều vẩy
rhảng, rộng dai, hóa gỗ m ột phần, rụng khi
“ at chín.


Lồi có nguồn gốc từ Tân Calêđơni và
các đảo lân cận, nhập nội vào nhiều nơi trê n
th ế giới làm cây cảnh, ở Việt Nam , cây được
nhập trồng từ rấ t lâu trong các công viên, dinh
th ự và vườn nhà. Cây mọc chậm, khỏe, dáng
đẹp, xanh quanh năm.
Cây chủ yếu được trồ n g làm cảnh,
(Trồng ỗ chậu làm cây thế) có th ể chiết cành ở
các cây già để cho các cây bách tán trồng ở
chậu.

23


Nhựa cây dùng làm thuốc chữa sưng tấy,
trị mụn nhọt.
Ngoài loài được trồng phổ biến ở trên,
hiện nay ở các tỉn h phía N am cịn nhập trồng
m ột số lồi khác có dáng đẹp làm cảnh.

5.3.
BÁCH TÁN VAY
ARAUCARIA CUNNINGHAMII
AITON EX D.DON
Cây gỗ lớn, cao đến 40m, phân nhiều
cành ngang làm th à n h tán dạng tháp, màu
xanh đậm quanh năm. Lá hình kim coitg có 3
cạnh, dài 0,5 - l,5cm rộng 0,lcm đầu*ihọn,
mọc áp sá t vào cành.
Nón cái dạng trúlig, dài 6 -10 cm gồm nhiều

vẩy và đầu vẩy có mũi nhọn dài.
H ạt có cánh dẹt (Hình 26a)

5.4.
BÁCH TÁN GAI
ARAUCARIA KLINKII LAUBENF.
Cây gỗ lớn cao 15 - 25m, phân cành tập
trung ở đỉnh, mọc ngang hay hơi cong xuống.
Lá dạng kim cứng, bóng, dài 3 - 4cm, rộng
lcm , đầu nhọn như gai (Hình 26b)

BỘ THƠNG - PINALES
6. HỌ THÔNG - PINACEAE
6.1. VÂN SAM
ABIES DELAVAYI FRANCH.
VAR.NUKIANGENSIS
(W.c. CHENG ET L.K.FU)
FARJON ET SILBA
Cây gỗ lớn, cao đến 35m, phân cành
nhiều, nhỏ, nhẵn hay có lơng, màu vàng nâu
với sẹo của lá rụng. Lá mọc xoắn ốc, dạng thuôn
dài hẹp, dài 1,2 - 4,3cm, rộng 0,15 - 0,3 cm,
thẳng, đầu lá hơi lõm nơng, mép hơi có răng
cưa. Mặt trên lá xanh bóng, m ặt dưới có 2 rãnh
dọc màu xanh mốc.
Nón dực đơn độc, hình trụ dài 2cm, màu
đỏ nhạt. Nón cái dạng trứng, lớn dài 6 - lOcm,
đường kính 3 - 5 cm, mọc th ẳn g đứng, m ang
nhiều vẩy dạng xoan rộng, mỏng, đầu có mũi
nhọn, dễ rụng.


Hình 26a

H ạt có 2 chiếc trong mỗi vẩy, dài 0,5 - 1
cm dài 1,2 - l,6cm, màu nâu (Hình 27)

Lồi có nguồn gốc từ A ustralia và Tân
caliđoni, được nhập trồng làm cảnh ở nước ta.
Cây ưa khí hậu nóng ẩm.

Hình 26b

24

Lồi phân bố từ Ấn, Độ, M ianma, Trung
Quốc đến Việt Nam. ở Việt N am cây mọc chủ
yếu ở tỉn h Lào Cai, (Hoàng Liên Sơn) rải rác

V.


trong rừng rậm á n h iệt đới thường xanh vùng
núi cao (2200 - 2600m)
Nón cái có vào th án g 4 - 5 . H ạt chín
tháng 12
Cây cho gỗ mềm dùng nhiều trong đóng
đồ dùng gia đình, h ạ t làm thuốc.
Lồi q hiếm đã ghi trong sách dỏ, cần
bảo vệ.


6.2.
DU SAM
KETELEERIA EVELYNIANA ,
MASTERS.
(KETELEERIA DAVIDIANNA AUCT.
NON. BEISSN.)
Cây gỗ lớn, cao tới 40m, th ân thẳng,
đường kính có khi đ ạt tới 2m. vỏ màu xám,
nứt dọc. C ành non màu vàng n h ạ t hay màu
gio, tán trịn.
Lá trên cành non và cây con có dạng mác,
trên cành già hình dải hẹp, đầu tù thường có
lõm nơng ở đỉnh, dài 2,5-5cm, rộng 0,3-0,4cm,
m ặt dưới có 2 dải lỗ khí, m ặt trên nhẵn khơng
có lỗ khí hay chỉ có ít ở phía đầu lá. Khi mới
mọc cây chỉ có 7-10 lá dạng vảy xếp xoắn ốc.
Nón h ạ t hình trụ, dài 12-20cm, khi non
màu xanh, lúc già chuyển sang màu h ạ t giẻ.
Vảy hình trứ ng rộng, mỏng, mép ở phía đỉnh
hơi cong ra ngồi, vảy ngun hoặc hơi xẻ.
H ạt dài 0,6cm có cánh màu vàng, phía giữa
hạt rộng ra. (Hình 28)

Cây thường mọc ở những vùng khí hậu
ẩm và m át (600m trở lên) trê n đ ất trung tín h
hoặc trê n đ ất đá vôi.
Cây ưa sáng, tái sinh h ạ t tốt ở cả nơi có
ánh sáng nhiều.
Gỗ có dác, lõi không phân biệt rõ, màu
vàng nhạt, (non màu trắn g vàng, mềm) có vân

rõ. Gỗ cứng trung bình, tỷ trọng 0,67, bền, ít
mối mọt, dùng trong xây dựng, làm tà vẹt, trụ
mỏ và dụng cụ gia đình.
H ạt có thể ép dầu, tỷ lệ dầu cao (52,5%),
dầu lâu khơ, thường dùng để đốt, chê xà phịng
và đánh bóng đồ gỗ. Ngồi ra cịn dùng làm
thuốc ho, tiêu đờm và sá t trùng.

6.3.
THÔNG CARIBÊ
PINUS CARIBAEA MORELET
Cây gỗ ở nơi nguyên sản, cao tới 36m,
đường kính 0,9-lm . vỏ màu nâu đỏ hoặc màu
lửa đỏ. Cành 1 năm thô màu nâu hoặc màu
vàng đất, khơng có lơng nhưng có phấn trắng.
Các lá dạng vẩy tồn tại tới 7-8 năm. Chồi màu
nâu xám.
Lá hình kim, 2-3 lá làm thành 1 bó, thông
thường 3, dài 12-30cm, m ảnh, m ềm và rủ
xuông, bẹ lá cứng, dài 1-1,2cm, màu nâu sau
trở th àn h đen.
Nón đực ở gần đầu cành. Nón cái khơng
cng mọc tập trung.
Nón h ạt hình trứng dài, hơi cong, dài 5­
12cm, vẩy màu nâu đỏ, giữa dày lên, có gai
ngắn. H ạt dài 6mm, rộng 3mm màu lửa hoặc
nâu nhạt, có chấm, có cánh dài 2,5cm. Lá mầm
6-7, ít khi 4-9 (Hình 29)

Ớ Việt Nam, cây phân bơ" chủ yếu ở Tây

Bắc (miền Bắc) mọc lẫn với thông hoặc với các
cây lá rộng họ: Giẻ, Re...

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×