Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BÀI 3: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG. ThS. Kiều Thị Thùy Linh. Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.98 KB, 19 trang )

BÀI 3
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
ThS. Kiều Thị Thùy Linh
Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội

1


MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Trình bày được khái niệm và đặc điểm của hợp đồng.
• Khái quát được các căn cứ phân loại hợp đồng và các đặc điểm đặc trưng của từng loại hợp đồng tương
ứng theo từng căn cứ phân loại.

• Phân tích được q trình giao kết hợp đồng: Bước đề nghị giao kết hợp đồng; Quy định pháp luật về thay
đổi, rút lại, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết; Chấp nhận đề nghị giao kết; Các quy định riêng về hiệu lực
của chấp nhận đề nghị giao kết.

• Trình bày được việc thực hiện hợp đồng: Nguyên tắc thực hiện đúng đối tượng, đúng thời gian, đúng địa
điểm và đúng cách thức.

• Phân biệt được việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng và hậu quả pháp lí của việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
• Trình bày được việc chấm dứt hợp đồng và hậu quả pháp lí của việc chấm dứt.

2


CẤU TRÚC BÀI HỌC

3.1


Khái niệm hợp đồng

3.2

Phân loại hợp đồng

3.3

Giao kết hợp đồng

3.4

Thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng

3


3.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG

3.1.1

Khái niệm hợp đồng

3.1.2

Đặc điểm hợp đồng

4



3.1.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỜNG

• Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
• Ví dụ: Những quan hệ sau, dựa vào định nghĩa hợp đồng, hãy cho biết tình huống nào là hợp đồng, tình
huống nào khơng phải là hợp đồng?
1. A và B kí một thỏa thuận để A bán cho B chiếc xe máy thuộc sở hữu của mình.
2. A tự hứa với mình sẽ đạt chiến thắng cho kì thi olimpic về Luật dân sự.
3. A và B cùng cam kết sẽ nỗ lực để đạt học bổng cho kì học đầu tiên của cuộc đời sinh viên của mình.
4. A cam kết cho B th nhà của mình trong vịng 2 năm với giá thuê 2 triệu/tháng. Tiền thuê trả theo kì,
mỗi kì là 6 tháng.
Đáp án là: (1) và (4).

5


3.1.2. ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỜNG

Cơ sở hình thành
hợp đồng

Hậu quả pháp lí
của hợp đồng

Hợp đồng ln được hình thành trên cơ sở
thỏa thuận giữa các bên.

Làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền
và nghĩa vụ dân sự.

6



3.2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG

Căn cứ theo mối quan hệ giữa quyền
3.2.1

và nghĩa vụ của các chủ thể trong
hợp đồng

3.2.2

3.2.3

Căn cứ theo lợi ích của các bên trong
hợp đồng

Căn cứ theo thời điểm phát sinh
hiệu lực của hợp đồng

7


3.2.1. CĂN CỨ THEO MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC
CHỦ THỂ TRONG HỢP ĐỜNG

• Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau (Khoản 1 Điều 402 Bộ luật
Dân sự 2015).
Ví dụ: Hợp đồng mua bán, bên bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản bán, nhận tiền do bên mua trả. Bên
mua có nghĩa vụ tiếp nhận tài sản từ bên bán và trả tiền.


• Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ (Khoản 2 Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015).
Ví dụ: A đồng ý cho B chiếc ti vi với điều kiện B phải dọn dẹp lại toàn bộ căn hộ thuộc sở hữu chung của
hai người. A đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tài sản và tài sản cho B. Kể từ thời điểm hợp
đồng tặng cho có hiệu lực, chỉ có B có nghĩa vụ thực hiện công việc đã cam kết với A là dọn dẹp lại căn hộ
của A và B.

8


3.2.2. CĂN CỨ THEO LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỜNG

• Hợp đồng đền bù: là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi
ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng th tài sản…

• Hợp đồng khơng đền bù: là loại hợp đồng mà trong đó bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng
khơng phải giao lại một lợi ích nào.
Ví dụ: Hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay không lãi suất, hợp đồng mượn tài sản…

9


3.2.3. CĂN CỨ THEO THỜI ĐIỂM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỜNG

• Hợp đồng ưng thuận:


Là những hợp đồng mà theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay
sau khi các bên đã thỏa thuận với nhau xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng.




Nguyên tắc xác định hợp đồng ưng thuận: Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên
có thỏa thuận khác, về cơ bản các hợp đồng đều là hợp đồng ưng thuận.

• Hợp đồng thực tế: là những hợp đồng sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm khi
các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.

10


3.3. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

3.3.1

Đề nghị giao kết

3.3.2

Chấp nhận đề nghị giao kết

11


3.3.1. ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT

• Khái niệm: là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề
nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.


• Hình thức biểu thị của lời đề nghị giao kết hợp đồng: Hình thức rất đa dạng như trao đổi trực tiếp bằng lời
nói, gửi bằng văn bản, telex, email…

• Điều kiện được coi là lời đề nghị giao kết hợp đồng: Điều kiện người được đề nghị phải xác định cụ thể.
• Nội dung của lời đề nghị: Cụ thể, rõ ràng và ghi nhận các nội dung chính để tạo nên cơ sở cho việc xem
xét và quyết định của bên được đề nghị.

• Thay đổi, rút lại đề nghị trong các trường hợp sau:


Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị;



Bên đề nghị nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc là chấm dứt khi các bên nhận được đề nghị trả lời
không chấp nhận hoặc chậm trả lời chấp nhận.

12


3.3.2. CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT

• Khái niệm: là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của
đề nghị. Do đó, nếu chấp nhận một phần nội dung được đề nghị và yêu cầu sửa đổi phần nội dung cịn lại
thì bên được đề nghị lại trở thành người đề nghị mới. Bên đề nghị lúc này lại trở thành bên được đề nghị.

• Điều kiện được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:


Trả lời trong thời hạn ấn định do bên đề nghị đưa ra;




Chấp nhận toàn bộ nội dung được đề nghị.

13


3.3.2. CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT (tiếp theo)

• Rút lại lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Chỉ được rút lại lời chấp nhận nếu thông báo rút lại đến
trước hoặc cùng thời điểm với bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

• Hiệu lực của lời chấp nhận giao kết hợp đồng khi người được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất
năng lực hành vi dân sự:


Về nguyên tắc: Lời đề nghị vẫn có giá trị pháp lí, hợp đồng vẫn được giao kết;



Ngoại lệ: Những hợp đồng buộc bên được đề nghị phải thực hiện. (Ví dụ: A chấp nhận vẽ chân dung
cho B nhưng sau đó A chết thì hợp đồng giữa A và B sẽ chấm dứt).

14


3.4. THỰC HIỆN, SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

3.4.1


Thực hiện hợp đồng

3.4.2

Sửa đổi hợp đồng

3.4.3

Chấm dứt hợp đồng

15


3.4.1. THỰC HIỆN HỢP ĐỜNG

• Thực hiện hợp đồng vẫn kế thừa toàn bộ các nguyên tắc về giao dịch dân sự: Đúng đối tượng, đúng thời
gian, đúng địa điểm, đúng phương thức.

• Quy định về hợp đồng hồn tồn phù hợp với nội dung được quy định về thực hiện giao dịch dân sự. Các
bên phải thực hiện đúng đối tượng, đúng thời gian được quy định trong hợp đồng, đúng địa điểm để
chuyển giao tài sản.

• Nội dung thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên khơng có sự
thỏa thuận, phải tuân thủ theo các quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.

16


3.4.2. SỬA ĐỔI HỢP ĐỜNG


• Khái niệm: là việc các bên thỏa thuận để thay đổi một phần nội dung hợp đồng.
• Hậu quả pháp lí của việc sửa đổi: Làm cho phần nội dung bị sửa đổi khơng cịn giá trị pháp lí, nội dung
sửa đổi sẽ phát sinh giá trị pháp lí.

• Điều kiện hình thức sửa đổi: Phần nội dung sửa đổi phải có hình thức tương đương với hợp đồng hoặc
hình thức cao hơn so với hợp đồng.

• Cần phân biệt giữa sửa đổi và bổ sung hợp đồng: Bổ sung là việc các bên thỏa thuận và thêm một phần
nội dung vào hợp đồng. Toàn bộ phần nội dung trước đó của hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật.

17


3.4.3. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:

• Hợp đồng đã được hồn thành;
• Theo thỏa thuận của các bên;
• Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do
chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;

• Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
• Hợp đồng khơng thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng khơng cịn và các bên có thể thỏa thuận
thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;

• Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

18



TỔNG KẾT BÀI HỌC

• Bản chất của hợp đồng và có thể nhận diện được các
thỏa thuận hình thành nên hợp đồng;

• Các căn cứ phân loại hợp đồng và áp dụng từng loại
hợp đồng vào trong các quan hệ cụ thể;

• Q trình giao kết hợp đồng và áp dụng vào trong thực
tiễn đời sống;

• Việc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng dân sự và áp dụng vào
trong thực tiễn các quan hệ hợp đồng.

19



×