Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

12 cách chọn ISO thích hợp khi chụp ảnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.76 KB, 6 trang )

12 cách chọn ISO thích hợp khi chụp ảnh
ISO là đại lượng đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối với ánh
sáng. ISO càng cao, máy bắt ảnh càng tốt khi chụp ở những nơi có
điều kiện ánh sáng tồi. Tuy nhiên, không phải lúc nào ISO cao
cũng có lợi.
Độ nhạy sáng (ISO) là một con dao hai lưỡi. Khi ISO được điều chỉnh,
độ nhạy của cảm biến ảnh sẽ thay đổi theo. Với ISO cao hơn, cần tăng
tốc độ cửa trập và giảm khẩu độ nhằm hạn chế mức tiếp xúc của ánh
sáng với cảm biến trên máy. Ngược lại, ISO càng thấp, độ nhạy của
cảm biến ảnh càng thấp.
Như vậy, ISO linh hoạt khiến cho việc chụp hình ở những điều kiện
ánh sáng khác nhau dễ dàng hơn. Khi ánh sáng yếu và lo ngại đèn flash
có thể làm hỏng thần thái bức ảnh, ISO cao sẽ là lựa chọn thích hợp.
Tuy nhiên, ISO cao cũng đi kèm với nguy cơ "nhiễu" hay "hạt" cao.
ISO càng tăng, ảnh chụp càng dễ sần, rạn. Do đó, bí quyết để có một
nước ảnh thật mượt là chọn mức ISO thấp nhất có thể.
Sau đây là một số gợi ý giúp lựa chọn độ nhạy sáng thích hợp:
1. Nếu máy ảnh có chân cố định, hãy chọn tốc độ cửa trập nhỏ hơn, khi
đó có thể hạ thấp ISO.
2. Khi không cần phải chụp xa, có thể tăng khẩu độ, để ánh sáng đi vào
ống kính nhiều hơn và giảm bớt ISO.
3. Có thể sử dụng đèn flash thay vì tăng độ nhạy sáng.
4. Khi chụp những bức hình có tính trừu tượng, nên tăng ISO để tạo
một độ sần cần thiết, nhờ đó có thể khắc họa thần thái, cá tính của ảnh.
5. Đối với những ảnh chụp có kích cỡ vừa phải, không cần phải phóng
to, người chụp có thể thoải mái lựa chọn ISO.
6. Chỉ nên điều chỉnh ISO khi chụp thủ công hay bán tự động. Đối với
chế độ chụp tự động hay chế độ mặc định, độ nhạy sáng được thiết lập
sẵn trong máy là thích hợp nhất và không cần điều chỉnh thêm.
7. Trong trường hợp đã vừa ý với thần thái của ảnh chụp, nhưng nhiều
hạt quá mức, người chụp có thể khắc phục bằng phần mềm miễn phí có


tên ND Noise hoặc các phần mềm khác – tìm trên Google với từ khóa
"Noise Reduction Software."
8. Để ISO ở mức 3.200 khi chụp pháo hoa.

Chụp pháo hoa cần ISO cao.
9. Đôi khi sau nhiều lần chụp và điều chỉnh ISO, người chụp thường
quên thiết lập trở lại mặc định ban đầu của máy. Cách khắc phục kì
quặc nhưng lại rất hữu hiệu là dán một mẩu giấy ghi nhớ nhỏ dưới ống
ngắm máy ảnh, giúp tự nhắc nhở sau mỗi lần chụp. Hoặc thay vì sử
dụng các chế độ mặc định, có thể chụp hoàn toàn thủ công. Nhờ đó,
người chụp có thể dễ dàng điều chỉnh ISO mỗi khi thay đổi khẩu độ và
tốc độ cửa trập.
10. Một điều nên nhớ là luôn đặt ISO ở mức thấp nhất có thể. Bắt đầu
với ISO 80 cho ánh sáng rực rỡ và 100 hoặc 200 khi ánh sáng yếu hơn.
Người chụp có thể điều chỉnh ISO cao hơn nữa, nếu cần thiết, nhưng
thường không quá 400 bởi độ nhiễu hạt tăng cao. Với điều kiện ánh
sáng phức tạp, nên chọn chế độ chụp ưu tiên khẩu độ, sau đó điều chỉnh
ISO theo khẩu độ.

ISO 1250, Nikon D200
11. Ngoài ra, khi chụp nên thử trước với nhiều thiết lập ISO khác nhau.
Chụp nhiều bức hình với các độ nhạy sáng khác nhau, người chụp có
thể chọn ra được bức hình ưng ý nhất. Đây cũng là một cách thực hành
để cải thiện khả năng lựa chọn ISO thích hợp với những điều kiện ánh
sáng nhất định.
12. Sau khi chụp, việc điều chỉnh tăng độ tương phản cho hình có thể
phản tác dụng, khiến hình càng thêm sần, rạn. Để khắc phục, sử dụng
các phần mềm giảm nhiễu đã để cập ở mục trên.
Dưới đây là một số bộ ảnh tuyệt đẹp khi chụp ở ISO cao.


ISO 3200

ISO 1600

ISO 1200

ISO 2200

×