Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc (Nghề: Kỹ thuật xây dựng - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 39 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG

GIÁO TRÌNH

Nguyên lý thiết kế kiến trúc
NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Trình độ trung cấp/cao đẳng
(Ban hành theo quyết định số: 568 /QĐ – CĐN ngày 21 tháng 5 năm 2018
của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề An Giang)

Năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU

Tác phẩm kiến trúc được tạo nên bởi nhu cầu sử dụng, từ các hình khối, bằng
các biện pháp kỹ thuật và vật liệu xây dựng. Bản chất sự sáng tạo kiến trúc bao gồm
sáng tạo kỹ thuật và sáng tạo nghệ thuật, giáo trình nguyên lý thiết kế kiến trúc giúp
cho học sinh sinh viên thiết kế sáng tạo phần kiến trúc các cơng trình dân dụng. Mỗi
học sinh cần phải biết tới các nguyên lý thiết kế - đó là những yêu cầu cơ bản nhằm
mục đích đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sử dụng, thỏa mãn nhu cầu vật chất ngày càng
cao của con người, đồng thời đảm bảo được vẻ đẹp cho cơng trình.


Giáo trình ngun lý thiết kế kiến trúc được giáo viên biên soạn đáp ứng nhu
cầu cần thiết để giảng dạy cho học sinh sinh viên trường cao đẳng nghề an giang.
Nội dung của cuốn sách giới thiệu những vấn đề chung về nguyên lý thiết kế
kiến trúc, đi sâu giới thiệu nguyên lý thiết kế cho hai loại cơng trình nhà ở và nhà cơng
cộng.
Giáo trình được viết theo phương châm: dễ hiểu, gắn bó chặt chẽ với các bộ
mơn liên quan như cấu tạo kiến trúc, sức bền vật liệu và kết cầu…
Quá trình biên soạn và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi rất
mong được sự đóng góp ý kiến nhận xét của các bạn đồng nghiệp và bạn đọc.

An Giang, ngày tháng năm 2018
Chủ biên: Nguyễn Thị Kim Dung

Trang 1


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU

1

MỤC LỤC

2

PHẦN LÝ THUYẾT

Chương I: Những vấn đề chung về khái niệm kiến trúc
Chương II: Nguyên lý thiết kế nhà ở

Chương III: Nguyên lý thiết kế cơng trình cơng cộng
PHẦN THỰC HÀNH
-

Thiết kế phần kiến trúc nhà biệt thự
Thiết kế trạm y tế
Thiết kế nhà trẻ mẫu giáo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

4

13
22

35


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC

Tên mơn học: NGUN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
Mã mơn học: MH

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị mơn học:
- Vị trí: Là một mơn học được bố trí giảng dạy sau khi học xong môn học vẽ

xây dụng, cấu tạo kiến trúc.
- Tıń h chấ t: Là môn ho ̣c chuyên ngành nhằ m trang bi ̣cho ho ̣c sinh các kiế n
thức về ngun lý thiết kế các cơng trình dân dụng , học sinh sau khi học môn này sẽ
thiết kế được phần kiến trúc các cơng trình xây dựng.
Mục tiêu mơn học:
- Về kiến thức: Trình bày được nguyên lý thiết kế kiến trúc các cơng trình dân
dụng.
- Về kỹ năng:Thiết kế phần kiến trúc đúng ngun lý các cơng trình dân dụng.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ và chính xác.
Nội dung môn học:
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÁI NIỆM KIẾN TRÚC

I. Kiến trúc nhập môn

II. Khái niệm về vật lý kiến trúc
III. Nguyên lý tổ họp kiến trúc:
* Câu hỏi hỏi kiểm tra :

Chương II: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ Ở

I. Những vấn đề chung:

II. Tổ chức mặt bằng và đặc điểm kiến trúc các loại nhà ở thơng dụng:
III. Tổ chức thơng gió tự nhiên trong nhà ở:
IV. Các chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật trong nhà ở
V. Bài tập Thiết kế nhà ở kiểu biệt thự

*Câu hỏi kiểm tra :
* Thực hành


Chương III : NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CƠNG TRÌNH
CƠNG CỘNG
I.Khái niệm -phân loại

II. Các bộ phận của cơng trình cơng cộng

III. Các hình thức thiết kế mặt bằng kiến trúc công cộng:
IV. Nguyên lý thiết kế nhà trẻ mẫu giáo

V. NGUYÊN LÍ THIẾT KẾ BỆNH XÁ, NHÀ HỘ SINH
VI , BÀI TẬP

1. Thiết kế nhà trẻ mẫu giáo

2. Thiết kế bệnh xá, nhà hộ sinh
* Câu hỏi kiểm tra

Trang 3


CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KIẾN TRÚC
Mục tiêu :
- Người học sẽ có các khái niệm về nguyên tắc thiết kế trong kiến trúc.
- Trình bày được các khái niệm về ánh sáng, cách âm, cách nhiệt trong kiến trúc
- Vẽ được bản vẽ thiết kế về kiến trúc

- Hình thành tính tư duy cho học sinh.
I. KIẾN TRÚC NHẬP MÔN
1. Khái niệm về kiến trúc: Kiến trúc là sự sản phẩm của sự kết hợp giữa khoa
học kỹ thuật và nghệ thuật nhằm tạo ra một môi trường sống thỏa mãn các nhu cầu vật

chất và tinh thần của con người.Trong kiến trúc người ta thường nói đến
Cơng năng là chức năng sử dụng của cơng trình nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, làm
việc, đi lại, giao tiếp v.v… của con người.
-Yếu tố công năng (hay chức năng sử dụng): Mục đích đầu tiên và quan trọng
nhất đối với một cơng trình kiến trúc địi hỏi chức năng, công dụng phải đáp ứng được
yêu cầu sử dụng của con người. Yếu tố này luôn thay đổi theo sự phát triển của xã hội
về cơ sở vật chất và trình độ văn hóa của con người.
-Yếu tố kỹ thuật – vật chất: Khả năng vật liệu, giải pháp kết cấu, phương pháp thi
công. Vật liệu tạo thành kết cấu và kết cấu tạo thành hình khối khơng gian. Vì vậy, kiến trúc
phải phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
-Yếu tố nghệ thuật: Cơng trình kiến trúc phải đẹp, có bộ mặt hấp dẫn, có tác động
tốt đến tâm lý và nhận thức của con người. Cách tổ chức không gian bên trong, bên ngoài,
màu sắc vật liệu và các thủ thuật trang trí phải đảm bảo mỹ quan.
a) Kiến trúc là sự tổng hợp của khoa học kỹ thuật và nghệ thuật
Một cơng trình kiến trúc được xây dựng lên phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng
của con người, phải ứng dụng tốt các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phải thỏa mãn yêu
cầu kinh tế, phải đạt được yêu cầu thẫm mỹ của số đông người.
b) Kiến trúc mang tính biểu tượng, chịu ảnh hưởng bởi tư tương của thời
đại.
Tác phẩm kiến trúc tạo nên một hình tượng khái quát, xúc tích về một xã hội nhất
định qua từng giai đoạn lịch sử. Kiến trúc phát triển và thay đổi theo sự thay đổi của xã hội.
Trong các chế độ khác nhau của lịch sử loài người đều có nền kiến trúc khác nhau, có
những đặc điểm hình tượng kiến trúc khác nhau biểu hiện.
c) Kiến trúc gắn bó với thiên nhiên, với vị trí cụ thể của mơi trường mà nó tồn tại.
Mơi trường xung quanh có ảnh hưởng đến điều kiện sống của con người. Kiến trúc
vì mục đích cơng năng và thẫm mỹ khơng thể thốt ly được khỏi ảnh hưởng của hồn cảnh
thiên nhiên, mơi trường địa lý và điều kiện khí hậu. Sự bố cục khơng gian kiến trúc, hình
khối, màu sắc, vật liệu… ở từng vùng, từng miền khác nhau.
d) Kiến trúc mang tính dân tộc
Tính dân tộc thường được phản ánh rõ nét qua cơng trình kiến trúc về nội dung

và hình thức:
-Về nội dung: Bố cục mặt bằng phải phù hợp với phong tục tập quán, tâm lý dân
tộc, phải tận dụn được các yếu tố thiên nhiên khí hậu, địa hình, vật liệu, v.v…
Trang 4


-Về hình thức: Tổ hợp hình khối mặt đứng, tỉ lệ, chi tiết trang trí, màu sắc, vật
liệu được phối hợp để thỏa mãn yêu cầu thẫm mỹ của các dân tộc.
2. Các yêu cầu của kiến trúc:
- Đạt được sự thích dụng
+ Phục vụ ai?
+ Vào mục đích gì?
Cơng năng: đòi hỏi thiết kế đặc biệt
- Đảm bảo bền vững
+ Cường độ đủ, khả năng chịu lực của từng cấu kiện phải đảm bảo
+ Độ ổn định các cấu kiện khi cấu thành với nhau phải đảm bảo ổn định riêng
rẽ và tổng thể khi tham gia chịu lực
+ Độ bền lâu: Khống chế độ mỏi vật liệu, theo thời gian vật liệu bị lão hoá nên
khi thiết kế phải tính đến khả năng làm việc lâu dài của các cấu kiện cơng trình
a) u cầu thích dụng
Bảo đảm thỏa mãn yêu cầu sử dụng tiện nghi cho một cơng trình là đáp ứng
được những nhu cầu thực tế do chức năng của cơng trình đề ra. u cầu thích dụng tùy
từng loại cơng trình cụ thể có khác nhau:
-Nhà ở thích dụng là phịng ở phải thỏa mãn diện tích tối thiểu, phải sáng sủa,
thống mát… Khơng gian bên trong thuận tiện cho việc bầy biện, phải đủ phương tiện
vệ sinh, điện, nước, đường đi lại, tạo cho cuộc sống của người ở được yên tĩnh, đầy đủ,
thoải mái.
-Nhà hát, rạp chiếu bóng đảm bảo cho người xem ra vào chỗ ngồi nhanh chóng,
thưởng thức âm thanh và hình ảnh với chất lượng cao, trong tư thế ngồi thoải mái…
Yêu cầu thích dụng thay đổi trong từng giai đoạn hồn cảnh lịch sử, khơng

ngừng phát triển theo sự phát triển của cơ sở vật chất và tinh thần của xã hội. Để đảm
bảo yêu cầu thích dụng khi thiết kế kiến trúc cần chú ý:
- Chọn hình thức – kích thước các phịng theo đặc điểm và u cầu sử dụng của
chúng, bố trí sắp xếp các phịng chặt chẽ, hợp lý.
- Bố trí các thiết bọ bên trong như máy móc, đồ đạc và các thiết bị kỹ thuật như
ánh sáng, thông hơi, cấp nhiệt, điện, vệ sinh một cách khoa học, thuận tiện cho quá
trình sử dụng.
- Giải quyết hợp lý cầu thang hành lang và các phương tiện giao thông khác.
-Tổ chức cửa đi, cửa sổ, các kết cấu bao che hợp lý để khắc phục các ảnh hưởng
khơng tốt của điều kiện khí hậu thiên nhiên như cách nhiệt, thơng thống, che mưa
nắng, chống ồn…
b)u cầu bền vững
Độ bền vững của cơng trình có nghĩa là kết cấu của cơng trình phải chịu được
sức nặng bản thân, tải trọng bên ngoài và sự xâm thực của mơi trường tác động lên nó
trong q trình thi cơng và sử dụng.
Độ bền vững của cơng trình bao gồm độ bền của cấu kiện, độ ổn định của kết
cấu, và độ bền lâu của cơng trình.
-Độ bền của cấu kiện: là khả năng cấu kiện chịu được tải trọng bản thân, tải
trọng khi sử dụng mà không sinh ra biến dạng vượt quá giới hạn cho phép.
-Độ ổn định của kết cấu: là khả năng chống lai được tác động của lực xô, lực
xoắn, các biến dạng lớn mà không dẫn đến điều kiện làm việc nguy hiểm của cấu kiện
hay cơng trình. Đảm bảo sự ổn định của nền móng, độ cứng của cấu kiện, kết cấu chịu
lực.
Trang 5


-Độ bền lâu của cơng trình: là khả năng tính bằng thời gian mà các kết cấu chịu
lực chính của cơng trình cũng như hệ thống kết cấu chung của nó vẫn giữ được những
điều kiện làm việc bình thường.
Thời gian sử dụng an tồn và có lợi nhất gọi là niên hạn sử dụng quy định của

cơng trình.
c) u cầu kinh tế
Yêu cầu kinh tế phải quán triệt ngay từ khâu thiết kế cho đến khi thi công và
quản lý. Để đảm bảo yêu cầu này cần chú trọng:
-Quy hoạch, kỹ thuật phục vụ trong q trình thi cơng và sử dụng phải hợp lý.
-Thiết kế cơng trình phải:
+ Có mặt bằng và hình khối kiến trúc phù hợp với yêu cầu sử dụng, hạn chế đến
tối thiểu diện tích và khơng gian khơng cần thiết.
+ Giải pháp kết cấu phải hợp lý, cấu kiện làm việc sát với thực tế, bằng các vật
liệu có tính năng làm việc cao, rẻ tiền, dễ kiếm, cấu kiện dễ thi công, dễ cấu tạo bằng
phương pháp cơng nghiệp hóa.
+ Các mặt khác phải đảm bảo sau này sử dụng và bảo quản ít tốn kém.
d)u cầu mỹ quan
Cơng trình xây dựng lên ngồi mục đích thỏa mãn nhu cầu sử dụng cịn địi hỏi
phải đẹp, phải có sức truyền cảm nghệ thuật. Vẻ đẹp của kiến trúc có thay đổi theo
quan niệm của con người qua từng giai đoạn lịch sử và có tính giai cấp rõ rệt.
Vẻ đẹp của kiến trúc là ở chỗ tổ hợp hình khối khơng gian phong phú về biến
hóa, tương phản. Giữa các bộ phận của nó phải đạt mức hồn thiện về nhịp điệu, chính
xác về tỉ lệ, có màu sắc chất liệu phong phú, nhã nhặn, biết kết hợp khéo léo các
phương tiện hội họa, điêu khắc, tạo nên một sự nhịp nhàng giữa cơng trình kiến trúc và
thiên nhiên xung quanh.
Mặt khác vẻ đẹp của kiến trúc còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật thi công cũng
như sự bảo quản và sử dụng cơng trình.
3. Các yếu tố tạo thành kiến trúc:
a) Hình tượng kiến trúc:
b) Cơng năng
c) Kết cấu
4. Kiến trúc nhập mơn :
a) Trình bày: trên mọi bảng vẽ đều có lề, tiêu đề và bảng chỉ dẫn.
b) Đường lề: cách mép trái ≥ 20. Lề có dấu đục lỗ và dấu xếp ở những mép

giấy
c) Khung tên: đặt ở góc phải dưới tờ giấy để giúp tham khảo khi bản in lưu hồ sơ .
Bao gồm tên công việc, tên bản vẽ, tỷ lệ, ngày vẽ, số công việc, tên kiến trúc sư. Khung tên
cịn có ghi thêm những chữ cái đầu tên người vẽ, kẻ và kiểm tra bản vẽ.
e) Bảng ghi chú: ghi chú tính chất và ngày tháng mỗi lần sửa chữa, với tên của
kiến trúc sư, mô tả các công việc từ dưới đi lên. Nếu các ghi chú thơng thường thì ghi
từ trên xuống.
f) Định phương hướng: ghi chú phương Bắc (N), trên mỗi bản vẽ nếu cần, tất
cả các bản vẽ đều sử dụng phương như vậy, ngoại trừ họa đồ định vị tại công trường.
Với bản vẽ này, chữ N trên đầu mỗi tờ là để tránh sự đồng hóa với các bản đồ chính
thức.
- Cầu thang:
Tương quan giữa chiều rộng và chiều cao bậc thang cho các loại cầu thang
thông thường là 2R: 1G, trong đó R là cao bậc thang (không được quá 190mm, hoặc
Trang 6


dối với người già, tàn tật không quá 170mm: bậc ngồi 145mm là thích hợp) và G =đi
tới (khơng nhỏ hơn 240, hoặc cho người già, tàn tật không nhỏ hơn 250: bậc ngồi 370
là thích hợp). Tốc độ đi trung bình trên cầu thang nhỏ hơn ở hành lang: thông thường
đi xuống nhanh hơn lên nhưng ở chổ đông người có thể chậm hơn.
-Hành lang và dốc:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ đi bộ ở đường đi bằng phẳng (trong hoặc
ngồi nhà)
Mục đích đi;
Tuổi và giới tính;
Một người hay một nhóm người;
Nhiệt độ khơng khí (trời lạnh đi nhanh hơn);
Bề mặt nền;
Có mang vác hay khơng;

Độ đơng người;
Kiểu lưu thông;
Tốc độ đi khác nhau ở đám đông, có một trị số trung bình giữa cao và thấp.
Giới hạn để có điều kiện lưu thơng thuận lợi ở hành lang: khoảng 0,3 người/m2;
nếu đông sẽ giới hạn khả năng đi của các nhân.
Ở mật độ 1.4 người/ m2 (thường là mức tối đa chấp nhận được) phần lớn mọi
người trong đám đông đi chậm hơn và cảm thấy khó chịu. Đường đi có khoảng dốc
ngắn khơng ảnh hưởng vận tốc đi bộ; cũng tương tự ở độ dốc nhỏ (≤ 5%). Dốc lớn có
thể giảm tốc độ đáng kể. Ví dụ giảm 20% với đọ dốc 10%, giảm 40% với độ dốc 15%.
Người già và tật nguyền ; thường đi xuống chậm hơn đi lên ở những dốc thoải (độ dốc
≤8%)..
-Cửa:
Với nhiều người, lượng lưu thông qua cửa, tùy theo cách sử dụng (già/trẻ, mang
nặng) và số người ở hai bên cửa. Đối với nhiều người đi hai chiều, 2 lối đi riêng thích
hợp hơn, chi tiết thiết kế .
- Thang máy:
Khả năng lưu thông được ấn định tùy theo lượng người lên xuống
II. Khái niệm về vật lý kiến trúc:
1. Vấn đề ánh sáng trong kiến trúc:
a) Các loại ánh sáng trong kiến trúc
Ánh sáng trong kiến trúc có hai loại: ánh sáng nhân tạo (đèn); ánh sáng thiên nhiên.
-Ánh sáng nhân tạo: có ưu điểm chủ động, bố trí dễ dàng trong các phịng lớn
giữa cơng trình. Song nhược điểm của trang thiết bị chiếu sáng nhân tạo là tương đối
tốn kém và chi phí quản lý tương đối cao.
- Ánh sáng thiên nhiên: chất lượng ánh sáng hạn chế không chủ động về thời
gian và khó bố trí trong phịng lớn, phịng sâu. Song ánh sáng thiên nhiên dễ giải quyết
kinh tế và dễ chịu.
Ánh sáng thiên nhiên chiếu vào cơng trình kiến trúc có hai loại:
+ Ánh sáng trực tiếp.
+ Ánh sáng tán xạ.

Ánh sáng tán xạ là ánh sáng mặt trời chiếu vào bầu khí quyển dày đặc xung
quanh quả đất rồi tán xạ vào cơng trình.
Ánh sáng sử dụng trong kiến trúc là ánh sáng tán xạ hay còn gọi là ánh sáng bầu
trời.
b) Thiết kế chiếu sáng thiên nhiên trong kiến trúc
Trang 7


-Đơn vị chiếu sáng: E (hay còn gọi là độ rọi). Đơn vin của độ rọi là lux.
-Mặt phẳng làm việc: Trong kiến trúc ở độ cao mà người ta thường làm việc gọi
là mặt phẳng làm việc. Thường thường mặt phẳng làm việc có độ cao trung bình là
80cm so với mặt nền tầng một hay mặt sàn các tầng trên. Khi tính tốn, bố trí ánh sáng
trong phịng chủ yếu là nghiên cứu ánh sáng trên mặt phẳng làm việc.
- Độ chiếu sáng tối thiểu: Trong phòng, vị trí gần cửa sổ thì ánh sáng nhiều và
ngược lại nơi xa cửa sổ nhất thì ánh sáng chiếu ít nhất, ở đó độ chiếu sáng tối
thiểu là Emin. Trong mỗi loại phịng có nội dung khác nhau có u cầu ánh sáng
khác nhau. Độ chiếu sáng tiêu chuẩn Etc là độ sáng cho từng loại phòng. Để
đảm bảo ánh sáng đầy đủ cả phòng, khi nghiên cứu thiết kế ánh sáng cần phải
đảm bảo Etc  Emin.
c)Tính tốn chiếu sáng: Tính tốn chiếu sáng thiên nhiên trong kiến trúc chủ
yếu là tính tốn diện tích cửa sổ cần thiết cho từng phịng.
Có hai phương pháp tính tốn:
-Phương pháp Đanhilúc: là phương pháp tính theo hệ số góc tỉ lệ giữa cửa sổ và
bầu trời. Phương pháp này chính xác song phức tạp, trong thực tế sản xuất ít
dùng.
-Phương pháp tính theo hệ số ánh sáng K:
K

Ss
S cs


Trong đó:
Scs là diện tích cửa sổ;
Ss là diện tích sàn.
K là hệ số chiếu sáng được quy định cho từng loại phòng.
+ Phòng ngủ:
K = 1/6 – 1/7
+ Phòng sinh hoạt:
K = 1/5 – 1/6
+ Phòng học:
Các trường hợp chiếu sáng: K = 1/4 – 1/5

- Ánh sáng trong phòng cần đầy đủ nhưng khơng cần thiết phải đều. Ví dụ:
Phịng ngủ - sinh hoạt – tiếp khách.
-Ánh sáng trong phòng cần đầy đủ và phân bố đều. Ví dụ: Phịng vẽ - lớp học –
nơi sản xuất.
-Ánh sáng trong phòng đầy đủ, ngồi ra ở những vị trí cần thiết u cầu cần
nhiều hơn. Ví dụ: Phịng triển lãm – phịng vẽ hội họa – viện bảo tàng.
-Chọn hệ thống ánh sáng: Chọn hệ thống chiếu sáng cho một cơng trình kiến
trúc phải căn cứ vào tính chất cơng dụng của cơng trình đó để quyết định. Căn
cứ vào 3 u cầu treenvaf dựa vào kết cấu của cơng trình ta có hai hệ thống
chiếu sáng thiên nhiên.
-Lấy ánh sáng cửa sổ trên tường: loại này thường dùng trong các công trình dân
dụng nhà ở và một số cơng trình cơng cộng. Lấy ánh sáng cửa sổ trên tường có
ưu điểm là thi công dễ, giá thành hạ và bảo quản thuận tiện nhưng trong cơng
trình có khẩu độ lớn thì ánh sáng không đều.
-Lấy ánh sáng trên mái: thường dùng trong các cơng trình dân dụng có khẩu độ
lớn và cần ánh sáng đầy đủ và đều.

Trang 8



-Quang thông lumen:
Khả năng tỏa sáng từ một nguồn phát được đo bằng tác dụng soi được gọi là
quang thông đo bằng lumen. Hiệu quả việc chuyển đổi từ nguồn năng lượng vào (đo
bằng watt) lumen được gọi là hiệu năng biểu diễn bằng lumen/watt.
chỉ sự ra hiệu quả tương đối và các loại đèn khác nhau.
-Độ chiếu sáng: lux
Lượng ánh sáng rọi xuống một đơn vị diện tích được gọi là độ chiếu sáng đo
bằng lux (1 lumen/m2) (ký hiệu E). Độ chiếu sáng không nhận được trực tiếp bằng mắt
mà chỉ thấy được qua đồ vật được sáng nhiều hay ít và khả năng phản chiếu của khu
vực.
-Độ sáng phản xạ:
-Năng xuất phản xạ được biểu thị bởi hệ số phản xạ (ký hiệu p) trên thang đo với
một trị số tối đa cho mặt phản xạ hoàn toàn: 0 là trị số của bề mặt hấp thụ hoàn toàn; 0,2 là
hệ số phản xạ cho màu xám trung bình. Bảng 4 cho hệ số phản xạ của một số bề mặt tiêu
biểu. Một số bề mặt phản xạ ánh sáng theo kiểu khuếch tán. Ví dụ giấy thấm; Một số bề mặt
khác ít khuếch tán hơn, ví dụ: gương soi. Hầu hết các bề mặt của căn phịng có trang trí đều
khuếch tán tùy theo độ bóng, vì vậy độ chói tùy thuộc sự tương quan giữa góc ánh sáng và
góc nhìn.
-Hệ số phản xạ của bề mặt trong nhà càng cao thì mức độ hấp thụ càng thấp và
ít tốn năng lượng cung cấp cho nguồn sáng.
Màu có màu lợt treo trên cửa sổ vào ban đêm hạn chế sự mất ánh sáng.
c: Hệ số sử dụng
M: Hệ số điều chỉnh vì độ dơ hay độ tuổi tuổi thọ của kính
B: Hệ số điều chỉnh cho những vật cản bên trong cửa sổ, kính cửa sổ, chẳng hạn như
các đà trên đầu để dỡ máy móc. Ở nơi mà chi tiết của khung không biết rõ giá trị điển
hình của B là 0,75.
G: Yếu tố điều chỉnh cho loại kính khơng trong suốt.
g/f: tỉ lệ của diện tích chiếu sáng đối diện tích sàn nhà.

Hệ số phị thuộc vào sự thiết trí nguồn sáng trên mái nhà, hình dáng và kích thước của
khoảng trống bên trong và độ phản chiếu cua trần, tường và sàn nhà.
Chỉ số được xác định: Rm 

1. W
(l  W ) h

Trong đó: l = chiều dài phịng, W = chiều rộng phòng và h = chiều cao của mặt
bằng làm việc so với tấm kính lấy ánh sáng. Để bảo đảm ánh sánh trãi đều tỉ số khoảng
cách/chiều cao phải trong giới hạn .
Những phương pháp từng điểm: hệ thống mái chiếu sáng.
Khi cần tính DF tại những điểm đã chọn với mức độchính xác nào đó, nghĩa là
thử lại sự phân bố của ánh sáng ngày, SC và thành phần ERC có thể tính được bằng
cách dùng các thước đo góc BRE. Thành phần có thể ước tính bằng biểu đồ III. (thư
mục 076).
2. Thơng gió và cách nhiệt trong kiến trúc:
a) Chống nắng cho cơng trình bằng các biện pháp:
* Chọn hướng của cơng trình: Ở Việt Nam nói chung nên tránh hướng Tây, tận
dụng hướng tốt Nam – Đông Nam.
*Trồng cây che nắng: Tận dụng sân vườn, thảm cỏ cây xanh, mặt nước trong và
ngoài nhà để hạ nhiệt độ và tạo cảnh đẹp cho cơng trình.
*Chống nắng bằng vỏ kiến trúc:
Trang 9


-Phần mái: Mái là bộ phận chịu nắng lớn nhất trong cơng trình, nhất là cơng
trình có diện tích mặt bằng lớn (hội trường, rạp hát, nhà ăn…).
Thơng thường có hai biện pháp cấu tạo má
+ Làm mái rỗng 2 lớp ở giữa có tầng khơng khí, để cách nhiệt tốt lớp khơng khí
này cần được lưu thơng. Loại mái ngói có trần cũng thuộc loại này.

+ Dùng vật liệu cách nhiệt: Trên mái có những lớp vật liệu có khả năng cách
nhiệt. Những vật liệu này có độ xốp cao (bêtông nhẹ, bêtông than xỉ, gạch chống thấm,
chống nhiệt…)

- Phần tường: Tường giải quyết cách nhiệt chủ yếu là những phần tường hướng
Tây và cho những phòng cần cách nhiệt. Biện pháp cách nhiệt cho tường có 2 cách
chính: dùng tường có lớp cách nhiệt; dùng tường rỗng cách nhiệt.
- Các hình thức che nắng cho cửa sổ ở trên tường: Trong cơng trình cửa sổ có
u cầu thơng gió và lấy ánh sáng nhưng cần được che chắn. Việc sử dụng các thiết bị
che nắng như thế nào cịn phụ thuộc vào hướng cửa sổ, cơng năng của phịng, đặc
điểm của khí hậu.
b)Thơng gió giảm nhiệt cho cơng trình
Thơng gió trong cơng trình kiến trúc có tác dụng giảm nhiệt, làm cho khơng khí
trịg sạch, giảm độ ẩm và độ bẩn trong cơng trình gây ra (hơi người, các khu vệ
sinh…). Khi thiết kế cơng trình thường sử dụng các hệ thống thơng gió sau:
*Thơng gió tự nhiên: là việc sử dụng gió thổi qua phịng để thay đổi khơng khí. Biện
pháp này có nhiều ưu điểm như thi công dễ, rẻ tiền, quản lý và sửa chữa dễ dàng, giải
quyết tốt, có hiệu quả giảm nhiệt cao, sử dụng thuận tiện. Thơng gió tự nhiên có 3 hình
thức:
-Thơng gió qua phịng: Hình thức này hiệu quả nhất.
-Thơng gió giao góc: Hình thức này tùy thuộc vào việc bố trí cửa trên tường giao góc
mà việc thơng gió trong phịng được thay đổi.
- Thơng gió một mặt: Trong trường hợp khơng gian khơng cho phép bố trí theo hai
hình thức trên thì bố trí hình thức thơng gió một mặt, loại này hiệu quả kém, tuy nhiên
ta có thể khắc phục bằng những lỗ thông hơi ở chân tường hay tường sát chân.
Trang 10


-Thơng gió qua đường thơng hơi: Trong những cơng trình có chiều sâu lớn hoặc trong
những cơng trình u cầu thông hơi tốt nhưng không được mở cửa sổ nhiều như nhà

kho… Người ta giải quyết thơng gió bằng đường thông hơi.
Khi đặt ống thông hơi cần chú ý:
+Không đặt đường ống thơng hơi ở ngồi tường.
+Khơng dùng chung một đường ống thông hơi cho nhiều tầng.
Để tiết kiệm và đơn giản, có thể dùng một đường ống chính, rồi dùng những đường
ống phụ thông từ các tầng đến đường ống chính. Nhưng đường ống phụ vượt lên 2
tầng rồi mới nối vào đường ống chính.
-Cửa thốt hơi khơng được đặt sau dưới trần quá 50cm. Cửa thoát hơi của khu vệ sinh
thì đặt ở phịng xí tiểu.
-Diện tích của cửa thông hơi phải lớn hơn hay bằng tiết diện đường ống. Để điều chỉnh
cửa thông hơi trong mùa lạnh ta có thể dùng các nan chớp. Mặt trong ống thơng hơi
phải trát nhẵn và lượn góc.
-Độ cao của đỉnh đường ống phải bảo đảm theo quy định.
*Thơng gió cơ giới:
Những cơng trình tập trung đơng người như rạp hát, chiếu bóng, hội trường, xí
nghiệp sản xuất… có nhiều nhiệt, hơi độc, bụi bặm… Giải quyết u cầu thơng gió tự
nhiên khơng đạt u cầu thì phải dùng thơng gió cơ giới.
Thơng gió cơ giới đơn giản là hệ thống quạt đặt ở chân tường và sát trần để hút hơi
bẩn và thổi hơi sạch vào. Loại hiện đại dùng cả một hệ thống bơm hút đặt ở vị trí riêng
trong cơng trình hoặc đặt bên ngồi, rồi dùng các đường ống để đẩy khơng khí sạch
vào và hút khí nóng bẩn ra ngồi, hoặc hiện đại hơn khơng khí trước khi được đưa vào
phòng được lọc sạch và điều chỉnh nhiệt độ.
Thông hơi cơ giới hiện đại đắt tiền, tốn nhiên liệu, phải có người quản lý.
III. Nguyên lý tổ họp kiến trúc:
1) Khái niệm tổ hợp kiến trúc:
Khái niệm: Tổ hợp kiến trúc là quá trình nghiên cứu bố trí, sắp xếp các diện tích,
khơng gian trong cơng trình, giải quyết kỹ thuật kết cấu cơng trình. Để đảm bảo cho
người sử dụng được tiện nghi, vệ sinh, an tồn, hình dáng bên trong và bên ngồi phải
đẹp, hợp lý, kết cấu vững chắc. Hình thức và nội dung là một thể thống nhất.
Tổ hợp kiến trúc là cơng việc sáng tạo, phức tạp địi hỏi người thiết kế phải có kiến

thức tồn diện (khoa học kỹ thuật – xã hội – nghệ thuật…). Tổ hợp kiến trúc thể hiện
trên các mặt:
-Tổ hợp mặt bằng.
-Tổ hợp hình khối.
-Tổ hợp kết cấu.
2)Tổ hợp mặt bằng
Là khâu quan trọng nhằm thỏa mãn dây chuyền công năng, tổ chức không gian bên
trong. Nhìn vào mặt bằng kiến trúc ta có thể thấy được giải pháp tổ chức không gian
bên trong của cơng trình hợp lý hay khơng. Khi thiết kế mặt bằng cần chú ý:
-Tính chân thực trong tổ chức dây chuyền chức năng sao cho khoa hoc, chặt chẽ, có
được sự gắn bó hữu cơ.
-Thể hiện rõ phần chính, phần phụ (trọng điểm – thứ yếu). Thường dùng các hệ trục tổ
hợp dùng làm cơ sở để tổ chức và phát triển mặt bằng.
-Thể hiện đặc điểm tính chất của cơng trình là trang trọng nghiêm túc hay tính linh
hoạt thoải mái.
Trang 11


Mặt bằng phải gắn bó với thiên nhiên địa hình, vận dụng nghệ thuật mượn cảnh và tạo
cảnh
-Để làm giảm cảm giác nặng nề đồ sộ của những hình khối lớn người ta dùng
biện pháp phân phối hay chia mặt nhà thành những khối có hình học đơn giản.
- Bản thân hình khối cần có tỉ lệ 3 chiều tốt, nhất là đối với các hình khối đơn
giản.
-Các khối của cơng trình phải gắn bó thành một thể thống nhất phải phù hợp với
địa hình thiên nhiên, tránh sự phối hợp cầu kì, lộn xộn giả tạo.
Những hình khối hình học đơn giản có sức truyền cảm cao
Bất cứ một mặt bằng nào cũng thường do 3 thành phần không gian tạo nên, đó là:
-Các phịng chính phục vụ cho u cầu sử dụng chính, nó quyết định chức năng
cơ bản của cơng trình.

-Các phịng phục vụ cho các phịng chính, các phịng này khơng quyết định
chức năng cơ bản của cơng trình.
-Các loại phịng liên hệ giao thơng phục vụ cho người đi lại khi sử dụng, cho
các luồng hàng hố xe cộ…
Tuỳ theo tính chất của cơng trình và đặc điểm chức năng cụ thể mà e thành phần trên
được tập hợp vận dụng theo một trong những cách sau đây:
-Tổ hợp kiểu khơng gian phịng lớn.
-Tổ hợp kiểu phịng thơng nhau (xun phịng).
-Tổ hợp kiểu hành lang bên hay hành lang giữa.
- Tổ hợp kiểu phân đoạn.
- Tổ hợp theo cách phân khu.
3. Tổ hợp hình khối kiến trúc
Nguyên tắc chính của tạo khối kiến trúc là phải bảo đảm sự phản ánh trung thực
không gian bên trong, bên ngồi của cơng trình làm cho hình dáng của cơng trình đẹp,
hợp lí giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngồi. Sức biểu hiện nghệ thuật của
cơng trình kiến trúc có thể đạt được nhờ hình dáng cơng trình hay ở bản thân hình khối
của cơng trình. Khi tạo khối cần chú ý:
- Hình khối kiến trúc càng cấu tạo bằng những khối hình học đơn giản bao
nhiêu càng mang lại hiệu quả nghệ thuật rõ ràng bấy nhiêu. Trong thiên nhiên ít khi
gặp những khối hình học đơn giản, vì thế vận dụng hình khối cơng trình mang hình
thức hình học đơn giản sẽ gây được ấn tượng tương phản nghệ thuật rõ ràng, mạnh mẽ
đối với mơi trường xung quanh.
- Muốn cho hình khối kiến trúc có sức truyền cảm mạnh mẽ cần tạo cho nó có
chiều hướng rõ ràng vì bản thân hình khối có thể động hoặc tĩnh. Thường hình khối
động là hình khối trong ba chiều của nó có một chiếu lớn hơn hẳn hai chiều kia.
4. Tổ hợp kết cấu
Hệ kết cấu trong kiến trúc là bộ phận cốt lõi để tạo thành hình khối khơng gian
của cơng trình kiến trúc. Bộ phận chủ yếu này phụ thuộc vào các đặc tính cơ lí, cũng
như phương thức cấu tạo hợp lí của các loại vật liệu ứng với mỗi loại vật liệu có dạng
cấu trúc tương ứng của nó. Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp vật liệu xây

dựng, thừa hưởng kết quả nghiên cứu của ngành hoá vật liệu mà ngày nay vật liệu xây
dựng rất phong phú, đa dạng. Vì thế cấu trúc và hình thức mĩ thuật theo đó cũng phong
phú, làm giàu thêm khả năng sáng tạo của kiến trúc.
Tổ hợp kết cấu là việc lựa chọn giải pháp kết cấu sao cho phù hợp với nội dung yêu
cầu, hình dáng và hình khối của cơng trình.
Trang 12


Các loại kết cấu của cơng trình kiến trúc thường có các dạng:
- Kết cấu tường chịu lực.
- Hệ kết cấu khung.
- Kết cấu vòm, vỏ.
- Hệ kết cấu dây treo.
- Hệ kết cấu hỗn hợp đặc biệt.
* Câu hỏi hỏi kiểm tra :
1. Hãy nêu các đặc điểm của kiến trúc
2. Hãy trình bày các khái niệm về vật lý kiến trúc
3. Trình bày các nguyên lý tổ họp kiến trúc

Trang 13


CHƯƠNG II: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ Ở
Mục tiêu :
- Người học sẽ có kiến thức về nguyên lý nhà ở và các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật trong nhà ở.
- Vẽ được phần kiến trúc các loại nhà ở thơng dụng.
- Hình thành tính tư duy cho học sinh.
I. Những vấn đề chung:
1.Đặc diểm phân loại nhà ở:

a) Đặc điểm : cơng trình chun dụng dùng để ở, nhà ở là nơi sinh hoạt gia
đình, là nhu cầu cần thiết khơng thể thiếu của con người. Vì vậy nhà ở rất là
quan trọng để tạo ra bộ mặt của đơ thị.
b) Phân loại:
Dựa vào tính chất, nội dung sử dụng để phân nhà ở ra thành 3 loại: nhà ở gia
đình; nhà ở tập thể; nhà ở khác (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ).
Nhà ở gia đình gồm:
-Nhà ở có sân vườn (biệt thự):

Trang 14


-Nhà ở nơng thơn;
-Nhà ở nhiều gia đình.
-Nhà ở tập thể:
Loại nhà này mang tính chất khơng lâu dài về mặt thời gian. Dùng cho hộ độc thân
như sinh viên, cơng nhân, cán bộ. Nhà ở tập thể có mặt bằng tương đối đơn giản bao
gồm nhiều phòng ở, thường là phòng ngủ và học tập, sinh hoạt cá nhân.
-Nhà ở khác:
Ngồi hai loại nhà trên cịn có nhiều nhà ở kiểu khách sạn – nhà nghỉ - nhà trọ. Đây là
loại nhà địi hỏi trình độ thiết kế cao. Tính chất quản lí và sử dụng phức tạp, yêu cầu
thẫm mĩ cao vì nó là một trong những cơng trình kiến trúc góp phần tơ điểm vẻ đẹp
của thành phố.
2. Các bộ phận họp thành nhà ở :
a) Bộ phận ở :
- Phòng ngủ
- Phòng khách
- Phòng ăn ,bếp
- Phòng sinh hoạt chung
- Phòng thờ ….

b) Bộ phận phục vụ: Bếp, khu vệ sinh, kho, sân nước (gia công), sân phơi, ban
công, lô gia nghỉ ngơi ( lô gia là khơng gian nghỉ ngơi chỉ có một mặt nhìn ra
ngồi )
c) Giao thơng:
- Giao thơng đứng: giống Cơng trình công cộng, cầu thang (bộ, cuốn)…
- Giao thông ngang: hành lang, nhà
cầu, băng chuyền, lối đi lộ thiên….
*Các loại phòng cơ bản trong nhà ở:

- Tiền phịng là khơng gian đầu mối nối tiếp → các không gian khác là nơi để
giày dép, mủ nón và áo khốc để chỉnh trang y phục
Trang 15


- Phịng ngủ: khơng gian nghỉ ngơi, học tập u cầu thơng thống và chiếu
sáng, tuyệt đối khơng được bố trí lối đi xun qua phịng ngủ để → phịng khá.
Thường bố trí cho hai người sử dụng
S = 12 ÷ 16m. Xu hướng làm phòng ngủ lớn do nhu cầu: phải trang trí màu sắc nhẹ
nhàng, lịch sự, dễ làm vệ sinh . Bố trí về hướng nam và đơng nam . Có vị trí kín đáo.
c) Phịng khách: sử dụng để giao tiếp, lễ tiệc, nuôi dạy con cái
u cầu: - Kín đáo, tế nhị. Là các khơng gian thể hiện phong cách của chủ nhà.
Thường thiết kế với S: 16 ÷ 20m2 (4 ÷ 5 người). Tổ chức thơng thống tốt.

Trang 16


- Phịng ăn và bếp : là khơng gian ăn uống, bồi dưỡng của gia đình
u cầu : phải thơng thống, vật liệu sử dụng có độ chịu lửa cao, dễ lau chùi
làm vệ sinh. Bếp nên đặt ở hướng tây và cuối gió.Cần đảm bảo hệ số chiếu sáng K =
1/7 – 1/8.


e)Phòng sinh hoạt chung:
Phòng sinh hoạt chung cịn gọi là phịng khách. Là nơi gặp gỡ đồn tụ hàng
ngày của gia đình và tiếp khách, cần đủ ánh sáng và mát mẻ, hệ số chiếu sáng
K = 1/6 – 1/7. Phòng sinh hoạt chung nhất thiết phải có sự liên hệ trực tiếp với tiền
phịng, bếp. Phịng sinh hoạt chung có thể bố trí 1 – 2 chỗ ngủ.

-Diện tích phịng sinh hoạt chung thường lớn hơn so với các phòng khác trong
nhà ở, thường từ 18 ÷ 24m2.
-Đồ đạc trong phịng có thể có đi văng, bàn ghế, kết hợp với giá sách, chỗ để
máy thu thanh, giàn âm thanh hoặc vô tuyến.
-Khi thiết kế trang trí nội thất phịng chung, cần đặc biệt chú ý đến việc tạo
khơng gian phịng sao cho phong phú, ấm cúng và thân mật.
f)Phòng làm việc
Trang 17


-Phịng làm việc chỉ bố trí đối với loại nhà có tiêu chuẩn cao, căn nhà hồn
chỉnh hoặc do u cầu nghề nghiệp của một số cán bộ chuyên ngành cần có điều kiện
làm việc ở nhà. Tùy theo điều kiện làm việc mà kích thước phịng và u cầu cụ thể có
thể khác nhau. Phịng làm việc thường quan hệ trực tiếp với phòng khách, phòng sinh
hoạt, hệ số chiếu sáng K = 1/6 – 1/7.

Bộ phận phục vụ
-Bếp:
Bếp trong nhà ở phải đáp ứng được yêu cầu của cơng việc nội trợ, thuận tiện, tốn ít
thời gian đi lại, có khoảng cách ngắn đến chỗ ăn, bảo đảm điều kiện vệ sinh (ánh sáng
– thống gió – thốt khói – thốt rác bẩn v.v…) dễ lau chùi, thiết bị bố trí gọn gàng,
phù hợp với trình tự cơng việc chuẩn bị thức ăn. Bếp thường gần khu vệ sinh để thuận
tiện trong việc dùng chung đường cấp nước.

Diện tích bếp phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Phương thức đun bếp, nguồn nhiên liệu (đun bếp dầu hay củi – điện hay ga…)
II. Tổ chức mặt bằng và đặc điểm kiến trúc các loại nhà ở thông dụng:
1. Nhà ở kiểu biệt thự:
-Nhà ở kiểu biệt thự thường có tiêu chuẩn cao, điều kiện tiện nghi đầy đủ.
Thường dùng cho 1 hay 2 gia đình, đơi khi 3 đến 4 gia đình. Số tầng từ 1 đến 3 tầng.
Nhà gồm các bộ phận sau:
-Bộ phận ở: phòng ngủ, phòng làm việc, phịng tiếp khách và sinh hoạt gia
đình.
-Bộ phận phục vụ: bếp, tắm, xí tiểu, chỗ để xe.
-Bộ phận trang trí: sân vườn, sân chơi, vườn cây, cây bóng mát.
-Bộ phận bảo vệ: cổng, tường, hàng rao bao quanh.
a)Tổ chức mặt bằng:

Trang 18


Trang 19


Nhà biệt thự thường có 2 cổng ra vào. Một cổng phía trước, cổng này dùng cho
người trong nhà ra vào thường xuyên và khách. Một cổng phía sau dùng cho nội trợ và
vệ sinh.
b)Mặt bằng nhà biệt thự thường có mấy giải pháp:
-Các phịng tập trung quanh tiền phịng, lấy tiền phịng làm đầu mối giao thơng.
-Các phịng liên hệ theo kiểu khơng gian liên tục, thường lấy phịng chung làm
đầu mối giao thông.
-Dùng hành lang giải quyết liên hệ giữa các phòng. Cách này phù hợp với tập
quán của ta, thơng thống gió tốt, song diện tích phụ tăng.
2.Nhà ghép khối

Ở ngoại vi những thành phố lớn, thành phố vừa và nhỏ, xây dựng nhà ghép khối
được xem là thích hợp vì nó kinh tế hơn loại nhà xây dựng riêng biệt. Đó là loại nhà
các căn hộ đặt cạnh nhau xếp thành từng dẫy, có thể xây dựng hàng hoạt.
Tùy theo điều kiện mĩ quan, tiện nghi, địa hình, mức độ chống cháy…mà một
dãy nhà ghép khối có số căn hộ ít hay nhiều. Hình dáng nhà ghép khối rất đa dạng, có
thể hình chữ nhật, hình chữ L…khiến cho dãy nhà có hình thức sinh động.
Nhà ghép khối tùy theo điều kiện hướng gió, địa hình, khí hậu, kết cấu…mà có
những cách hợp khối khác nhau: cách xếp thẳng hàng, cách xếp chéo, cách xếp so le…
Nhà ghép khối có ưu điểm sau:
-Chất lượng sử dụng tốt, có thể hoạt động ngồi trời, nghỉ ngơi, phơi nóng, bố
trí cây xanh tốt và dễ tổ chức thơng gió hợp lí, phù hợp cho sinh hoạt. Vệ sinh và yên
tĩnh, cách li và cách âm tốt.
Trang 20


kiếm.

-Kết cấu đơn giản và thi cơng nhanh. Có điều kiện sử dụng vật liệu rẻ tiền dễ

-Mỗi nhà có khu vườn riêng, nhà có thể 1 tầng hay 2 tầng cho một gia đình
cũng có một số trường hợp nhà cao 3 tầng.
3.Nhà ở nhiều căn, nhiều tầng
Đây là loại nhà xây dựng phổ biến nhất trong các thành phố vì nó giải quyết
được chỗ ở cho nhiều người, xây dựng nhanh hàng loạt và chiếm ít đất.
Đặc điểm chung của loại nhà này là:
-Ở được nhiều hộ, mỗi hộ cách li nhau tốt.
-Mỗi cầu thang phục vụ nhiều hộ.
-Mỗi hộ khơng có sân vườn riêng mà chỉ có phần cây xanh và đường sá công
cộng.
III. Tổ chức thông gió tự nhiên trong nhà ở:

1.Về qui hoạch:
-Chọn hướng cơng trình, hướng tốt , hướng nam – đơng nam, tránh nắng hướng
tây
-Trồng cây che nắng
2. Về mặt thiết kế công trình:
-Bố trí các phịng ngủ, sinh hoạt, làm việc, được đón gió trực tiếp. Hệ thống
cửa, hành lang bố trí sao cho dễ tổ chức thơng gió xun phịng.
-Dùng các loại cửa lật, cửa có nan chớp để hướng luồng gió.
-Dùng ban cơng, loogia để chắn nắng trực tiếp vào phòng.
3. Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật trong thiết kế nhà ở
Khi đánh giá một đề án thiết kế nhà ở, cần phải xét đến một số chỉ tiêu về giá
thành xây dựng như: Chỉ tiêu về chi phí lao động cho 1m2 diện tích ở hay 1m3 xây
dựng, chỉ tiêu về tiêu hao vật liệu (thép, xi măng, gỗ, gạch…) cho 1m2 diện tích ở, đó

-Hệ số K1
Diện tích ở
Diện tích các phịng ở
K1 =
=
Diện tích hữu ích
DT các phịng ở + DT phụ
Hệ số này được tính cho mỗi phân đoạn. Muốn tăng K 1 người ta phải giảm diện
tích phụ (diện tích hành lang, lối đi, bếp, kho, vệ sinh…). Hệ số này dùng để so sánh
các phương án cùng một nơi (địa phương hoặc khu vực).
-Đối với phương án thiết kế ở các nơi khác nhau người ta dùng hệ số K0, nói lên
mức độ sử dụng đất xây dựng.
Diện tích ở
K0 =
Diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng là diện tích mặt cắt ngang của nhà tính từ mép tường ngồi

ở mức cao hơn hệ cửa.
Hai hệ số này càng lớn càng kinh tế.
K1 thường bằng 0.55 – 0,48.
K0 thường bằng 0,45 – 0,40.
-Hệ số khối tích K2:

Trang 21


K2 =

Khối tích xây dựng

Diện tích ở tồn nhà
K2 càng nhỏ càng kinh tế, hệ số này đặt ra nhằm khống chế chiều cao của tầng
nhà (ở ta lấy K2 thường bằng 5,0 – 5,50 – 6,50).
-Hệ số thiết bị K3:
K3 =

Độ dai chu vi phân đoạn điển hình

Diện tích ở
Hệ số này thường dùng để nhằm mục đích rút ngắn độ dài phần ngoài và kiểm
tra mức độ sử dụng vật liệu. Vì vậy K3 càng bé càng tốt. Trong những hệ số nói trên,
K1 và K0 là những hệ số hay dùng nhất trong thiết kế nhà ở.
Tóm lại vấn đề kinh tế nhà ở là một vấn đề tổng hợp, cần phải nghiên cứu một
cách toàn diện, không nên coi nhẹ một mặt nào nhưng đồng thời cũng phải kết hợp với
yêu cầu sử dụng, điều kiện cụ thể để tìm ra giải pháp hợp lí nhất.
*Câu hỏi kiểm tra :
1. Hãy nêu các bộ phận hợp thành nhà ở

2. Hãy trình bày tổ chức mặt bằng và nêu đặc điểm của nhà ở kiểu biệt thự, nhà
ở phố.
* Thực hành : thiết kế kiến trúc nhà ở kiểu biệt thự.
Diện tích khu đất 1000m2, vị trí cơng trình tự chọn
Hãy thiết kế một biệt thự một trệt , một lầu.gồm các phòng sau:
- Phòng khách
- Phòng ngủ ( 3 phòng)
- Bếp + phòng ăn
- Phòng sinh hoạt chung
- Phịng giải trí
- Phịng làm việc
- Phịng gia nhân
- Nhà xe
- Sân vườn
Yêu cầu vẽ:
- Mặt bằng tỉ lệ : 1/100
- Mặt đứng tỉ lệ : 1/100
- Mặt cắt, mặt bên, mặt bằng mái, tỉ lệ : 1/100
- Mặt bằng tổng thể , tỉ lệ : 1/200

Trang 22


CHƯƠNG III: NGUN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CƠNG TRÌNH
CƠNG CỘNG
Mục tiêu :
- Người học sẽ trình bày được các phương án thiết kế phần kiến trúc của cơng
trình kiến trúc công cộng.
- Vẽ được phần kiến trúc cảu các cơng trình cộng cộng.
- Hình thành tính tư duy cho học sinh.

I.Khái niệm- phân loại
1. Khái niệm
-Kiến trúc công cộng là loại cơng trình sử dụng có tính chất rộng rãi cho nhiều
người thường xuyên hoặc định kì với nhiều mục đích khác nhau, rất đa dạng. Bao gồm
những cơng trình phục vụ cho đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần và các hoạt động
nghề nghiệp chuyên môn khác nhau trong xã hội. Hình thái kiến trúc cơng cộng luôn
luôn thay đổi theo thời đại nhằm thõa mãn nhu cầu sử dụng của con người.
-Khi thiết kế cần nghiên cứu kĩ về tính chất đặc thù và quy mơ của từng loại
cho thích hợp.
2. Phân loại
Để quản lí, khai thác và đầu tư xây dựng, để nghiên cứu thiết kế có tiêu chuẩn
và thống nhất hóa, xây dựng các cơng trình cơng cộng được phù hợp, việc phân loại
nhà cơng cộng thành từng nhóm mang đặc điểm giống nhau là cần thiết. Căn cứ vào
tính chất sử dụng của cơng trình người ta thường phân thành 10 loại sau:
1.Cơng trình giáo dục: Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học phổ thông, trường trung
học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường cao đẳng, đại học…
2.Cơng trình y tế: Trạm y tế, bệnh xá, nhà hộ sinh, bệnh viện, nhà điều
dưỡng,…
3.Cơng trình văn hóa: Câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp hát, thư viện, nhà triển
lãm, bảo tàng, trung tâm văn hóa, cơng viên…
4.Cơng trình thể dục thể thao: Sân vận động, các sân thể thao, bể bơi, nhà thi
đấu, các câu lạc bộ TDTT, các trường đua: xe đạp, mô tô, ô tơ, ngựa, bắn súng…
5.Cơng trình thương nghiệp: Nhà hàng ăn, giải khát, cửa hàng bách hóa, lương
thực, thực phẩm, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…
6.Cơng trình phục vụ giao thông, thông tin liên lạc: Nhà ga xe lửa, bến xe, bến
tàu, gara xe, trạm chờ xe, nhà bưu điện.
7.Công trình dịch vụ sinh hoạt cơng cộng: Nhà tắm, nhà vệ sinh cơng cộng, nhà
giặt là, hiệu cắt tóc, hiệu may, các xưởng sửa chữa nhỏ, trạm chữa cháy, nhà tang lễ,
nghĩa địa…
8.Cơng trình nhà làm viêc: Trụ sở cơ quan Đảng, chính quyền các chấp, trụ sở

các doanh nghiệp, ngân hàng, tịa án, nhà xuất bản, đại sứ qn…
9.Cơng trình nghiên cứu khoa học: Trạm, viện nghiên cứu khoa học, phịng thí
nghiệm, đài quan sát khí tượng, thiên văn, xưởng sáng tác, vườn thực vật…
10.Các cơng trình đặc biệt khác: Trụ sở Quốc hội, đài kỉ niệm, tháp vô tuyến
truyền hình, cơng trình tơn giáo…
Trang 23


II. Các bộ phận của cơng trình cơng cộng
1.Bộ phận chính ( nhóm các phịng chính )
Là những bộ phận quyết định tính chất (đặc thù) của cơng trình và chiếm phần
lớn về diện tích sử dụng của cơng trình.
Ví dụ: Trường học: các phòng học. Chợ: quầy, sạp. Bệnh viện: phịng khám,
phịng điều trị
2. Bộ phận phụ ( nhóm các phòng phụ )
Là những bộ phận hổ trợ cho hoạt động của các bộ phận chính. Có hai bộ phận
phụ, bộ phận phụ gián tiếp và bộ phận phụ trực tiếp
Ví dụ trong cơng trình trường học, Bộ phận phụ gián tiếp: Phòng hiệu bộ, trạm
điện, nước. Bộ phận phụ gián tiếp có thể đặt xa bộ phận chính.
- Bộ phận phụ trực tiếp: WC, phòng nghỉ, phòng dụng cụ trực quan. Bộ phận
phụ trực tiếp thường bố trí gần bộ phận chính,
3. Bộ phận giao thơng
Nối liền các khơng gian chức năng của cơng trình, theo phương ngang và
phương đứng→ giao thông ngang: hành lang, lối đi lộ thiên, nhà cầu, băng chuyền
ngang
III. Các hình thức thiết kế mặt bằng kiến trúc công cộng:
1. Thiết kế mặt bằng toàn thể
Mặt bằng toàn thể được lựa chọn để phản ánh ý đồ cơ bản của người thiết kế.
Xuất phát từ nhiều yếu tố, phân tích về quy mơ tính chất cơng trình, về điều kiện địa
hình, kích thước, vị trí khu đất, về mơi trường và các mối quan hệ của kiến trúc quy

hoạch trong khu vực, về khả năng vật liệu, kĩ thuật thi công và các điều kiện đầu tư
khác của cơng trình. Thường có một số hình thức bố cục thiết kế mặt bằng tồn thể
như sau: mặt bằng bố cục kiểu tập trung; mặt bằng bố cục kiểu phân tán; mặt bằng bố
cục kiểu kết hợp .
2. Thiết kế mặt bằng cơng trình:

Trang 24


×